1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tháng Năm năm 2023diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các địa phươngtập trung chăm sóc lúa và các loại cây màu trong vụ; phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi; triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân Hè năm 2023 đạt hiệu quả; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản.
1.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân năm 2023 ước đạt 39,6 nghìn ha, giảm 0,4% so với cùng vụ năm trước, năng suất ước đạt 66,71 tạ/ha, tăng 0,3% (+0,2 tạ/ha). Tính đến ngày 24/5, diện tích lúa đã trỗ đạt 39,6 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch gieo cấy lúa;diện tích lúa thu hoạch toàn tỉnh đạt 5,2 nghìn ha, bằng 13,1% diện tích lúa đã cấy.
Tình hình sâu bệnh: Công tác bảo vệ thực vật cho cây trồng luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, qua đó giảm thiểu tới mức thấp nhất tác hại của sâu bệnh và nạn chuột phá.Đến ngày 24/5, toàn tỉnh có 6,3 nghìn ha bị khô vằn; 45,7 ha bị đạo ôn cổ bông; 50,0 ha bị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.
Hiện nay, các huyện Nho Quan, Gia Viễn tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa ngoài đê còn lại để tránh lũ tiểu mãn; các địa phương trong tỉnh tiếp tục chăm sóc lúa và cây màu trong vụ.
b) Chăn nuôi
Tại thời điểm báo cáo,tổng đàn trâu, bò ước đạt gần 48,2 nghìn con, tăng 0,5% (+ 0,24 nghìn con) so với cùng thời điểm năm trước, trong đó: đàn trâu tăng 0,2% (+ 0,02 nghìn con); đàn bò tăng 0,6% (+ 0,22 nghìn con). Tổng đàn lợn ước đạt 274,5 nghìn con, tăng 1,9% (+ 5,0 nghìn con); đàn gia cầm ước đạt 6,2 triệu con, tăng 2,1% (+ 0,1 triệu con), trong đó đàn gà ước đạt 4,2 triệu con, tăng 1,3% (+ 0,06 triệu con).
Tình hình dịch bệnh: Dịch tả lợn châu Phi có những diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi trong công tác tái đàn tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Gia Viễn là địa phương có ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện sớm tại xã Gia Hòa vào ngày 30/3/2023 đến nay dịch đã lây lan ra 16 xã khác trong huyện với 1.501 con lợn phải tiêu hủy, tổng trọng lượng là 68,9 tấn. Tính đến ngày 23/5/2023, đã có 51 xã của 7/8 huyện, thành phố có lợn nhiễm bệnh, số lượng lợn tiêu hủy trên địa bàn toàn tỉnh là 4.381 con với trọng lượng tiêu hủy 188,7 tấn.
Công tác khoanh vùng, dập dịch vẫn đang được tiến hành khẩn trương, các cấp, các ngành hướng dẫn các địa phương có dịch thực hiện vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, ngăn chặn dịch bệnh lây lanvà phát sinh ra diện rộng.
1.2. Lâm nghiệp
Công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm nên trong tháng trên địa bàn tỉnh không có vụ chặt phá hay cháy rừng nào xảy ra.
Trong tháng, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 13 ha, tăng 30,0% so với cùng kỳ năm trước (+ 3,0 ha); sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2,2 nghìn m3, tăng 2,0% (+ 0,04 nghìn m3); sản lượng củi khai thác đạt 2,0 nghìn ste, giảm 1,8% (- 0,04 nghìn ste). Số cây trồng phân tán trong tháng ước đạt 37,8 nghìn cây, tăng 3,2% (+ 1,2 nghìn cây). Tính chung lại, trong 5 tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới ước đạt 80 ha, tăng 17,5% (+ 12,0 ha); sản lượng gỗ khai thác ước đạt 10,4 nghìn m3, tăng 1,1% (+ 0,1 nghìn m3); sản lượng củi khai thác đạt 9,6 nghìn ste, giảm 1,9% (- 0,2 nghìn ste). Số cây trồng phân tán ước đạt 384,3 nghìn cây, tăng 2,2% (+ 8,3 nghìn cây).
1.3. Thủy sản
Sản xuất thủy sản trong tháng phát triển ổn định, thời tiết thuận lợi, không có dịch bệnh xảy ra.Các hộ sản xuất thủy sản tập trung chăm sóc các diện tích đangđược thả nuôi, đồng thời tiến hành thu hoạch các con nuôi đạt kích cỡ thương phẩm.
Sản lượng thủy sản tháng Năm ước đạt 5,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng tháng năm trước. Trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5,1 nghìn tấn,tăng 3,6%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 1,7%.
Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 27,3 nghìn tấn, tăng 3,8% (+ 1,0 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 24,6 nghìn tấn, tăng 3,8% (+ 0,9 nghìn tấn); sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 3,7% (+ 0,1 nghìn tấn).
2. Sản xuất công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)toàn tỉnh tháng Năm ước tính giảm 2,11% so với tháng trước do tác động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,07%; các ngành còn lại đều có chỉ số IIP tăng, cụ thể: khai khoáng tăng 0,87%; sản xuất và phân phối điện tăng 33,97% (chủ yếu do Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình sau thời gian đầu năm tạm ngừng phát điện đã phát điện trở lại từ ngày 19/4/2023); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,39%.
So với cùng tháng năm trước (tháng 5/2022), chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 5,70%. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,22%; sản xuất và phân phối điện tăng 22,38%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,70%; duy nhất ngành khai khoáng giảm 0,87%.
Tính chung lại 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 1,55%. Trong đó: khai khoáng tăng 7,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,34%; cung cấp nước, hoạtđộng quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,91%; sản xuất và phân phối điện giảm 25,71%.
Giá trị sản xuất: Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng Năm ước đạt 9.028,1 tỷ đồng, tăng 8,5% so với tháng 5/2022. Trong đó: khai khoáng ước đạt 52,2 tỷ đồng, tăng 2,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo 8.850,5 tỷ đồng, tăng 8,4%; sản xuất và phân phối điện 98,2 tỷ đồng, tăng 23,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 27,2 tỷ đồng, tăng 11,4%.
Tính chung lại, giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh ước đạt 40.865,0 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khai khoáng ước đạt 243,3 tỷ đồng, tăng 7,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo 40.173,4 tỷ đồng, tăng 5,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 133,5 tỷ đồng, tăng 10,3%; riêng sản xuất và phân phối điện đạt 314,8 tỷ đồng, giảm 21,1%.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu:Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước thực hiện tháng Năm năm 2023 tăng khá so với cùng kỳ như: ngô ngọt đóng hộp 0,4 nghìn tấn, tăng 82,6%; hàng thêu 96,3 nghìn m2, tăng 52,1%; phân Ure 35,0 nghìn tấn, tăng 73,3%; phân lân nung chảy 12,1 nghìn tấn, tăng 23,5%; linh kiện điện tử 11,0 triệu cái, tăng 14,6%; modul camera 21,5 triệu cái, tăng 15,0%; kính máy ảnh 150,0 nghìn cái, tăng 22,1%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 4,5 nghìn chiếc, tăng 32,3%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 19,2 nghìn chiếc, tăng 24,7%; điện sản xuất 50,1 triệu Kwh, tăng 43,1%... Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút như: dứa đóng hộp 0,8 nghìn tấn, giảm 50,9%; nước dứa tươi 0,5 triệu lít, giảm 50,0%; thức ăn gia súc 1,8 nghìn tấn, giảm 26,8%; quần áo các loại 5,2 triệu cái, giảm 31,5%; giày dép các loại 4,8 triệu đôi, giảm 21,9%; phân NPK 6,0 nghìn tấn, giảm 45,9%; xi măng và clanke 0,6 triệu tấn, giảm 22,4%; tai nghe điện thoại di động 40,0 nghìn cái, giảm 82,1%; xe ô tô chở hàng 0,7 nghìn chiếc, giảm 22,0%; cần gạt nước ô tô 0,3 triệu cái, giảm 50,7%; búp bê 25,0 triệu con, giảm 36,0%; đồ chơi hình con vật 1,3 triệu con, giảm 27,9%...
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ là: đá các loại 1,4 triệu m3, tăng 7,2%; ngô ngọt đóng hộp 1,3 nghìn tấn, tăng 90,2%; thức ăn gia súc 10,4 nghìn tấn, tăng 16,5%; linh kiện điện tử 48,9 triệu cái, tăng 9,9%; kính máy ảnh 0,6 triệu cái, tăng 12,1%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 21,3 nghìn chiếc, tăng 17,8%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 98,6 nghìn chiếc, tăng 19,2%; búp bê 105,1 triệu con, tăng 14,7%; nước máy thương phẩm 11,8 triệu m3, tăng 12,0%… Tuy nhiên, một số sản phẩm lại có mức sản xuất giảm như: dứa đóng hộp 3,3 nghìn tấn, giảm 29,2%; nước dứa tươi 1,5 triệu lít, giảm 22,1%; hàng thêu 0,5 triệu m2, giảm 30,0%; quần áo các loại 23,6 triệu cái, giảm 42,4%; giày dép các loại 23,2 triệu đôi, giảm 14,2%; phân Ure 125,7 nghìn tấn, giảm 27,6%; phân NPK 30,8 nghìn tấn, giảm 27,0%; phân lân nung chảy 58,6 nghìn tấn, giảm 23,4%; xi măng và clanke 3,0 triệu tấn, giảm 33,0%; modul camera 99,9 triệu cái, giảm 35,5%; tai nghe điện thoại di động 1,2 triệu cái, giảm 20,8%; xe ô tô chở hàng hóa 3,6 nghìn chiếc, giảm 18,7%; cần gạt nước ô tô 2,0 triệu cái, giảm 55,3%; đồ chơi hình con vật 5,8 triệu con, giảm 19,7%; điện sản xuất 140,5 triệu Kwh, giảm 39,2%...
Sản lượng tồn kho một số sản phẩm chủ yếu đến 30/4/2023: giày, dép 2,0 triệu đôi; đạm urê 22,9 nghìn tấn; phân NPK 36,1 nghìn tấn; phân lân nung chảy 16,1 nghìn tấn; kính xây dựng 67,2 nghìn tấn; xi măng 32,6 nghìn tấn;thép cán 16,9 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử19,6 triệu chiếc; modul camera 18,1 triệu cái; xe ô tô lắp ráp 3,8 nghìn chiếc...
3. Vốn đầu tư phát triển
Tổng số vốn đầu tư phát triển tháng Năm năm 2023 toàn tỉnh ước đạt 2.431,8 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng tháng năm trước. Trong đó: vốn Nhà nước đạt 470,8 tỷ đồng, tăng 6,7%; vốn ngoài Nhà nước đạt 1.865,7 tỷ đồng, tăng 11,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 95,3 tỷ đồng, giảm 68,9%.
Tính chung lại, tổng vốn đầu tư phát triển 5 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh ước đạt 11.625,4 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: vốn Nhà nước đạt 2.206,5 tỷ đồng, tăng 7,6%; vốn ngoài Nhà nước đạt 9.010,0 tỷ đồng, tăng 7,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 408,9 tỷ đồng, giảm 79,0%.
Một số dự án, công trình có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn trong tháng Năm năm 2023 là:
-Khu vực đầu tư công:Dự án xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 và kết nối quốc lộ 10 với quốc lộ 12B ước đạt 40,0 tỷ đồng; dự án cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An và các dự án thành phần ước đạt 12,8 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 1) ước đạt 10,2 tỷ đồng; dự án xây dựng Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Ninh Bình ước đạt 10,0 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đê Bình Minh 4, huyện Kim Sơn ước đạt 10,0 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình ước đạt 10,0 tỷ đồng; dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa Trụ sở HĐND - UBND huyện Nho Quan ước đạt 5,1 tỷ đồng; dự án xây dựng đường Quyết Thắng , huyện Yên Khánh (Giai đoạn 1) ước đạt 5,1 tỷ đồng; dự án xây dựng mở rộng đường Tôn Đức Thắng, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình ước đạt 5,1 tỷ đồng; dự án xây dựng khu Trung tâm công viên văn hóa cộng đồng huyện Kim Sơn ước đạt 5,0 tỷ đồng…
- Dự án sử dụng vốn ODA: Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ - Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn ước đạt 10,0 tỷ đồng.
- Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất, mua sắm tài sản, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất camera module của Công ty TNHH MCNEX Vina ước đạt 44,6 tỷ đồng;dự án mua sắm máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Huyndai Thành Công Thương mạiước đạt 9,7 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất đồng bộ kết hợp với trung tâmnghiên cứu phát triển giày da (Giai đoạn II) của Công ty TNHH Ever GreatInternational ước đạt 6,5 tỷ đồng; dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sảnxuất của Công ty TNHH Sejung Việt Nam ước đạt 4,5 tỷ đồng…
Một số dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khởi công mới trong tháng như: Dự án xây dựng tuyến đường gom Quốc lộ 10 qua xã Lưu Phương huyện Kim Sơn với tổng mức đầu tư 78,0 tỷ đồng; dự án cải tạo, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi - giao thông nội đồng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư với tổng mức đầu tư 63,0 tỷ đồng; dự án xây dựng vỉa hè và hệ thống thoát nước tuyến đường từ nút giao đường quốc lộ tránh thành phố Ninh Bình đến bến xe Đồng Gừng, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư với tổng mức đầu tư 55,0 tỷ đồng; dự án xây dựng Trung tâm hành chính công huyện Nho Quan và hạ tầng chuyển đổi số với tổng mức đầu tư 30,0 tỷ đồng…
Trong tháng Dự án thành phần cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 được khởi công từ tháng 9 năm 2020 có tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng với tổng chiều dài toàn tuyến 63,37 km, trong đó đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình là 14,35km chính thức được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng. Dự án hoàn thành có ý nghĩa to lớn trong việc rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị từ Hà Nội với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương; giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa các khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, cũng như từ Bắc vào Nam; tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến.
4. Thương mại, dịch vụ và giá cả
Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023, thị trường, giá cả hàng hoá ổn định, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Du lịch tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng cao là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đối với các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch. Riêng hoạt động xuất, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, thách thức khinhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoãn hủy, nhiều doanh nghiệp không ký được đơn hàng mới.
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng Năm ước đạt gần 5.314,2 tỷ đồng, tăng 48,3% so với tháng 5/2022. Tính chung lại 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng hoá toàn tỉnh ước đạt gần 26.045,6 tỷ đồng, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các nhóm hàng hoá đều có doanh thu bán lẻ tăng, trong đó các nhóm hàng có tốc độ tăng cao là: lương thực, thực phẩm ước đạt 7.357,5 tỷ đồng, tăng 65,8%; hàng may mặc 1.774,5 tỷ đồng, tăng 57,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 2.517,8 tỷ đồng, tăng 41,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục 285,0 tỷ đồng, tăng 48,5%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 225,0 tỷ đồng, tăng 43,1%; dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 784,0 tỷ đồng, tăng 49,8%; hàng hoá khác 567,9 tỷ đồng, tăng 46,9%...
Trong tháng Năm, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống toàn tỉnh ước đạt trên 787,2 tỷ đồng tăng 95,4% so với tháng 5/2022; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt gần 1,0 tỷ đồng, tăng 55,2%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt 525,2 tỷ đồng, tăng 66,3%. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống thực hiện trên toàn tỉnh ước đạt gần 3.546,0 tỷ đồng gấp 2,0 lần so với cùng kỳ năm trước (doanh thu dịch vụ lưu trú 571,2 tỷ đồng, gấp 2,7 lần; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.974,8 tỷ đồng, tăng 94,7%); doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành 4,0 tỷ đồng, gấp 2,5 lần; doanh thu một số ngành dịch vụ khác 2.519,7 tỷ đồng, tăng 66,1%.
4.2. Chỉ số giá
Sau 02 tháng giảm liên tiếp (tháng Ba và tháng Tư), chỉ số giá tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chung trên địa bàn tỉnh trong tháng Năm ghi nhận mức tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tăng 0,27% và so với cùng tháng năm trước tăng 2,44%. Bình quân 5 tháng năm 2023, CPI tăng 3,15% so với cùng kỳ năm 2022.
So với tháng trước, trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có 05 nhóm có chỉ số giá tăng, 05 nhóm giữ chỉ số ổn định, duy nhất có 01 nhóm có chỉ số giá giảm. Năm nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với 0,73%, trong đó: nhóm lương thực tăng 0,36%, nhóm thực phẩm tăng 1,06%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ 0,01%; tiếp theo nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,67%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,23%; hai nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác lần lượt tăng nhẹ ở mức tăng 0,02% và 0,01%. Các nguyên nhân chủ yếu làm tăng chỉ số CPI của tháng này là: giá thịt lợn hơi và các sản phẩm liên quan tăng khi dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp trở lại trên địa bàn tỉnh gây khó khăn cho việc tái đàn của các hộ chăn nuôi dẫn đến nguồn cung thịt lợn giảm, theo đó giá thịt lợn hơi đã tăng 2,62%, giá nội tạng động vật tăng 2,11% kéo theo giá nhóm thịt gia súc tăng 2,07%; giá nhóm thịt chế biến tăng 1,21%; nhóm thủy sản tươi sống cũng tăng giá (tăng 1,73%), nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 1,73%. Cùng với đó giá điện bình quân trong tháng tăng 1,66% do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023, hơn nữa đầu tháng Năm có nhiều đợt nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao góp phần tác động làm tăng giá điện.Năm nhóm giữ chỉ số ổn định là: nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép, nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. Duy nhất nhóm giao thông giảm 3,01% do giá xăng, dầu diezel được điều chỉnh giảm trong tháng (giá xăng đã giảm 7,85%; giá dầu diezel đã giảm 7,87% tác động làm giá nhóm nhiên liệu giảm 7,67%).
CPI bình quân 5 tháng năm 2023 tăng 3,15% so với bình quân 5 tháng năm 2022. Trong đó, có đến 09/11 nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng cao nhất 5,61%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,6% (lương thực tăng 4,8%; thực phẩm tăng 5,29%; ăn uống ngoài gia đình tăng 6,77%); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,27%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,97%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,5%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 1,27%; nhóm giáo dục tăng 1,2% và nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng nhẹ 0,02%. Chỉ có 02 nhóm có chỉ số giá giảm là: nhóm giao thông giảm 3,41% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,13%.
Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ:Chỉ số giá vàng tháng Năm tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 5,11% so với tháng 12/2022 và tăng 2,78% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng này giảm 0,35% so với tháng 4/2023, bằng chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 năm trước và tăng 3,55% so với tháng 5/2022. Bình quân 5 tháng năm 2023, chỉ số giá vàng tăng 0,75%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,05% so với bình quân 5 tháng năm 2022.
4.3. Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu:Giá trị xuất khẩu tháng Năm năm 2023 ước đạt 292,8 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng tháng năm trước. Tổng giá trị xuất khẩu5tháng đầu năm ước đạt 1.291,8 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: quần áo các loại 124,0 triệu USD; xi măng, clanke 313,0 triệu USD; giàydép các loại đạt 337,2 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại 288,2 triệu USD; linh kiện điện tử 37,7 triệu USD; phôi nhôm 25,3 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 29,7 triệu USD.
Trong 5 tháng đầu năm nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sụt giảm so với cùng kỳ như: dứa, dưa chuột đóng hộp 3,7 nghìn tấn, giảm 54,3%; nước dứa cô đặc 0,4 nghìn tấn, giảm 48,4%; quần áo các loại 27,9 triệu chiếc, giảm 25,2%; giày dép các loại 26,2 triệu đôi, giảm 21,6%; camera và linh kiện 99,9 triệu sản phẩm, giảm 39,9%; phôi nhôm 9,2 nghìn tấn, giảm 8,8%... Tuy nhiên, một số mặt hàng vẫn tăng khá so với cùng kỳ như: xi măng, clanke 7,3 triệu tấn, tăng 43,4%; hàng thêu ren 68,9 nghìn chiếc, tăng 58,9%; phân ure 34,7 nghìn tấn, gấp 38,6 lần; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 29,7 triệu USD, tăng 45,9%; kính quang học 0,7 triệu chiếc, tăng 40,4%...
Nhập khẩu:Giá trị nhập khẩu trong tháng ước đạt 201,2 triệu USD, giảm 32,9% so với tháng Năm năm 2022. Tổng giá trị nhập khẩu 5 tháng năm nay ước đạt gần 1.078,2 triệu USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá trị các mặt hàng chủ yếu là: vải may mặc 44,7 triệu USD; ô tô 54,5 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày dép 182,6 triệu USD; linh kiện điện tử 293,5 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 354,0 triệu USD.
4.4. Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách:ước thực hiện trong tháng Năm đạt gần 3,6 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 2,0 lần so với tháng 5/2022 và luân chuyển trên 173,1 triệu lượt khách.km, gấp 2,0 lần. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện toàn tỉnh ước đạt gần 18,3 triệu lượt khách, tăng 96,2% và luân chuyển gần 879,9 triệu lượt khách.km, tăng 84,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vận tải đường bộ ước đạt 14,4 triệu lượt khách, tăng 75,9% và 864,5 triệu lượt khách.km, tăng 82,6%; vận tải đường thủy nội địa 3,9 triệu lượt khách, gấp 3,4 lần và 15,4 triệu lượt khách.km, gấp 3,6 lần.
Vận tải hàng hóa:trong tháng Năm, khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn tỉnh ước thực hiện trên 11,3 triệu tấn, tăng 70,1% so với tháng 5/2022 và luân chuyển gần 1.495,1 triệu tấn.km, tăng 30,9%. Tính chung cả 5 tháng, khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn tỉnh ước đạt gần 58,2 triệu tấn, tăng 64,7% và luân chuyển trên 7.766,9 triệu tấn.km, tăng 33,7% so với 5 tháng đầu năm 2022. Trong đó: vận tải đường bộ ước đạt 21,3 triệu tấn, tăng 61,1% và 954,4 triệu tấn.km, tăng 31,9%; vận tải đường thủy nội địa 33,8 triệu tấn, tăng 72,4% và 5.144,5 triệu tấn.km, tăng 37,8%; vận tải biển 3,0 triệu tấn, tăng 23,3% và 1.607,2 triệu tấn.km, tăng 24,1%.
Doanh thu vận tải:Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải toàn tỉnh thực hiện trong tháng ước đạt trên 1.354,5 tỷ đồng, tăng 43,9% so với cùng tháng năm trước. Tính trong 5 tháng, doanh thu hoạt động vận tải ước đạt gần 6.987,8 tỷ đồng, tăng 44,5% so với 5 tháng 2022. Trong đó phân theo loại hình vận tải: vận tải hành khách ước thực hiện 872,2 tỷ đồng, gấp 2,1 lần; vận tải hàng hóa 5.507,0 tỷ đồng, tăng 42,7%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải 603,2 tỷ đồng, tăng 6,5%; bưu chính chuyển phát 5,4 tỷ đồng, tăng 52,1%.
4.5. Hoạt động du lịch
Tổng số lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng Năm ước đạt trên 453,8 nghìn lượt khách, tăng 14,3% so với cùng tháng năm trước, chia ra: khách trong nước 426,5 nghìn lượt khách, tăng 10%; khách quốc tế 27,3 nghìn lượt khách, gấp gần 3,0 lần;số lượt khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú đạt gần 80,1 nghìn lượt, tăng 24,9%; số ngày khách lưu trú ước đạt 111,7 nghìn ngày.khách, tăng 21,6%. Doanh thu du lịch ước đạt 427,6 tỷ đồng, tăng 50,9%, trong đó: doanh thu lưu trú58,5 tỷ đồng, tăng 37,5%; doanh thu ăn uống 177,9tỷ đồng, tăng 43,3%.
Tính chung lại, 5thángnăm nay tổng số khách đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 4.140,7 nghìn lượt khách, gấp 2,8 lần so với5 tháng năm2022, trong đó khách trong nước 3.943,8 nghìn lượt, gấp 2,7 lần; khách quốc tế 196,9 nghìn lượt gấp 8,2 lần. Tổng số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú ước đạt trên 547,4 nghìn lượt khách, gấp 2,4 lần; số ngày khách lưu trú ước đạt gần 761,3 nghìn ngày.khách, gấp 2,4 lần. Doanh thu du lịch ước thực hiện gần 3.376,4 tỷ đồng, gấp 3,4 lần, trong đó: doanh thu lưu trú 255,9 tỷ đồng, tăng 71,6%; doanh thu ăn uống 1.593,3 tỷ đồng, gấp 3,6 lần.
5. Một số vấn đề xã hội
5.1. Giáo dục, dào tạo
Trong tháng, ngành giáo dục tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm, xét công nhận hoàn thành cấp Tiểu học, tốt nghiệp THCS; tổ chức tổng kết năm học và lễ ra trường cho học sinh cuối cấp; tập trung chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và tổ chức ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi THPT quốc gia năm 2023…. Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023, ngành giáo dục tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, ban hành các hướng dẫn về tổ chức kỳ thi, xây dựng kế hoạch ôn tập, bám sát đề tham khảo của Bộ Giáo dục vàĐào tạo; tổ chức thi thử đánh giá năng lực năm học 2022-2023 cho học sinh khối THPT; tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh lớp 9 THCS năm học 2022-2023. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023-2024 là năm đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình thực hiện đổi mới công tác đăng ký dự thi và nộp phí dịch vụ tuyển sinh theo phương thức trực tuyến. Việc đăng ký dự thi tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến góp phần tăng cường tính minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4, thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực GDĐT; tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, công sức cho phụ huynh, học sinh.
Ngoài ra, phối hợp tổ chức thành công Hội thi Đình cấp quốc gia Trạng Nguyên Tiếng Việt. Tỉnh Ninh Bình có 40/40 học sinh tham dự đạt giải gồm: 06 giải Nhất, 06 giải Nhì, 10 giải Ba và 18 giải Khuyến khích. Tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng thành tích học sinh giỏi năm học 2022- 2023.
5.2. Hoạt động y tế
Trong tháng, trước tình hình các ca bệnh Covid-19 tiếp tục gia tăng, ngành y tếchủđộng giám sát các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện vàcộngđồng; chuẩn bịđầyđủcơsốthuốc, trang thiết bị, máy móc phục vụcông tác phòng, chống dịch bệnh;đồng thời tăng cường quản lý, cách ly ca bệnh Covid-19 vàngười tiếp xúc gần theođúng quyđịnh của BộY tế. Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh tăng quy mô giường bệnh và địa điểm hoạt động của cơ sở thu dung điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tại một số đơn vị y tế tuyến huyện như: Bệnh viện Đa khoa Nho Quan, Trung tâm Y tế Yên Mô... với quy mô hàng trăm giường bệnh nhằm chủ động về cơ sở vật chất điều trị khi gia tăng bệnh nhân mắc Covid-19. Tính đến ngày 23/5/2023, trên địa bàn toàn tỉnh hiện đang điều trị 72 ca bệnh Covid-19; tổng số ca tử vong lũy kế là 109 trường hợp (trong đó có 03 ca của tỉnh khác).
Trong tháng Tư, trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 ca ngộđộc thực phẩm lẻtẻ, không cótửvong do ngộđộc thực phẩm; 281 ca mắc tiêu chảy; 1.000 ca mắc cúm; 24 ca mắc thủyđậu; 03 ca chân tay miệng…
Công tác khám chữa bệnh luônđược quan tâm thực hiện: tại các cơsởy tếtrênđịa bàn toàn tỉnh trong tháng Tưđãkhám bệnh cho 128,5 nghìn lượt bệnh nhân;điều trịnội trúcho 16,6 nghìn lượt bệnh nhân; khám phụkhoa 4,1 nghìn lượt; khám thai 5,2 nghìn lượt;đặt dụng cụ tử cung 254 ca, triệt sản 06 ca.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: trong tháng Tưkhông phát hiện mới người nhiễm HIV, có01 trường hợp tửvong do AIDS.
5.3. Văn hoá thông tin
Hoạt động Văn hóa - Thông tin trong tháng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương như:chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5; kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2023),Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023…
Nhà hát Chèo đã tổ chức 19 buổi biểu diễn nghệ thuật và chương trình ca múa nhạc phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ Nhân dân. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng đã tổ chức 36 buổi chiếu phim lưu động phục vụ khán giả. Thư viện tổ chức luân chuyển 100,2 nghìn lượt sách báo, tạp chí phục vụ người đọc. Bảo tàng tỉnh hướng dẫn và đón tiếp 4,8 nghìn lượt khách tham quan.
Tổ chức thành công Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2023 với sự tham gia của 10 đơn vị đến từ 8 huyện, thành phố và hai cơ quan, đơn vị là Công an tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình.
5.4. Thể dục thể thao
Trong tháng,tiếp tục duy trì đào tạo, huấn luyện nâng cao thành tích cho vận động viên các tuyến tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, đồng thời thành lập các đoàn vận động viên tham gia thi đấu các giải, đạt một số kết quả như: tham dự giải Vô địch Cờ vua đồng đội quốc gia năm 2023 tại tỉnh Bắc Giang đạt 01 HCĐ;tham dự giải Vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc năm 2023 tại tỉnh Đắk Lắk đạt 02 HCB và 02 HCĐ; tham dự giải Vật dân tộc toàn quốc tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ II năm 2023 tại thành phố Hà Nội đạt 01 HCV, 01 HCB và 02 HCĐ; tham dự giải Vật dân tộc toàn quốc tranh Cúp Hoa Lư năm 2023 tại tỉnh Ninh Bình đạt 03 HCV, 01 HCB và xếp hạng Nhất toàn đoàn; tham dự giải toàn quốc “Vật tự do - Cúp 15/5 lần thứ II” dành cho thanh thiếu nhi năm 2023 tại tỉnh Hà Nam đạt 01 HCV và 02 HCB.
Tại SEA Games 32, tỉnh Ninh Bình có12 vậnđộng viên và 6 huấn luyện viên tham gia thi đấu ở các bộmôn: Karate, Judo và bóng chuyền. Kết quả, đạt được08 huy chương các loại, gồm: 04 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ.
Thể thao quần chúng: tổ chức thành công Giải bơi học sinh phổ thông năm học 2022-2023, tham gia giải có gần 450 vận động viên là học sinh các trường Tiểu học, THCS của 8 huyện, thành phố và 25 trường THPT trong tỉnh tranh tài ở các nội dung bơi cá nhân và bơi tiếp sức theo các nhóm tuổi.
5.5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trong tháng, lực lượng công an trong tỉnh đã chủ động nắm và kiểm soát tốt tình hình, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; huy động tối đa lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trong dịp nghỉ lễ 30/4- 01/5; Lễ hội Hoa Lư năm 2023, gắn với Lễ kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt; Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023... Bên cạnhđó, chỉđạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xửlýcác hành vi vi phạm pháp luật vềgiao thông, nhất làvi phạm nồngđộcồn, tốcđộ; tập trungđấu tranh, xửlýmạnh các nhóm thanh, thiếu niênđiều khiển xe phóng nhanh, vượtẩu, lạng lách,đánh võng có biểu hiệnđua xe trái phép trênđịa bàn thành phốNinh Bình; tổchức lực lượngứng trực, phân luồng,điều tiết giao thông tại các nút giao thông vàcác tuyếnđường trọngđiểm nhưQL1A, QL10, Tràng An…,nhằmđảm bảo giao thông luônđược thông suốt, hạn chếthấp nhất tai nạn giao thông. Công an tỉnh mở đợt cao điểm cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thành lập 03 tổ công tác đi thu nhận hồ sơ cấp CCCD tại các tỉnh phía Nam (gồm các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước) và phía Bắc (gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên).
Trong tháng, toàn tỉnh đã xảy ra 07 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 01 người và 09 người bị thương; đã xảy ra 29 vụ phạm pháp hình sự với 66 đối tượng; phát hiện 27 vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý với 56 đối tượng; xảy ra 01 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể./.
Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình