Trang fibre2fashion.com nhận định xuất khẩu dệt may của Việt Nam thành công bởi các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế mở, chi phí lao động thấp, thương mại xuyên biên giới ổn định.
|
Xưởng may gia công hàng xuất khẩu qua thị trường Mỹ, Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN) |
Theo trang fibre2fashion.com, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới.
Xuất khẩu hàng dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 12,52%kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của ngành này đối với hoạt động thương mại của Việt Nam.
Những thập kỷ gần đây, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng cao trong ngành dệt may và trở thành nhà cung cấp lớn về hàng may mặc. Ngoài mặt hàng này, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều loại hàng hóa khác.
Mỹ là thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dệt may, điện tử và nông sản.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Việt Nam và là đối tác thương mại quan trọng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Anh cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Bất chấp tình hình khó khăn và thách thức, Việt Nam dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao về chi tiêu vốn nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Chính phủ Việt Nam đã xác định cần phải đầu tư cho hạ tầng trong nước. Đầu tư vào hạ tầng điện thể hiện cam kết của Việt Nam nhằm phát triển hạ tầng chung.
Ngànhdệt may, bao gồm cả dệt tổng hợp, đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cũng đã nỗ lực cải thiệnmôi trường kinh doanhvà thúc đẩy các hoạt động bền vững trong ngành dệt may.
Với sự phát triển kinh tế không ngừng, Việt Nam tiếp tục thu hút cácnhà đầu tưvà tăng cường sự hiện diện trong thương mại toàn cầu.
Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động bền vững trong ngành dệt may. Chính phủ đã khởi xướng các kế hoạch cải thiện các tiêu chuẩn môi trường, hiệu quả năng lượng và quản lý chất thải.
Các vật liệu bền vững ngày càng được chú trọng phát triển như bông hữu cơ và sợi tái chế để giảm tác động đến môi trường.
Khách hàng, đặc biệt là những người đại diện cho các thương hiệu lớn và chuỗi thương hiệu quốc tế, đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững nghiêm ngặt liên quan đến hiệu suất môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô hữu cơ hoặc bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên không tái tạo như nước và nhiên liệu hóa thạch.
Trang fibre2fashion.com nhận định Việt Nam thực sự trở thành một trong những nhà cung cấp hàng dệt may hàng đầu trên thế giới.
Thành công của Việt Nam trong ngành này có thể do nhiều yếu tố như tài nguyên thiên nhiên (có điều kiện khí hậu thích hợp để trồng bông và các loại sợi tự nhiên); nền kinh tế mở (đã thực hiện cải cách kinh tế và tham gia tích cực vào thương mại quốc tế); chi phí lao động thấp (giúp thu hút FDI); thương mại xuyên biên giới ổn định (đã thúc đẩy thương mại xuyên biên giới ổn định thông qua nhiều hiệp định).
Những yếu tố này cùng với việc đầu tư vào hạ tầng, phát triển kỹ năng và năng lực sản xuất đã thúc đẩy ngành dệt may của Việt Nam phát triển.
Việt Nam đã thu hút các thương hiệu, các nhà bán lẻ quốc tế lớn và trở thành nguồn cung ứng quan trọng./.