I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Tính đến ngày 15/5/2013 toàn tỉnh đã gieo cấy xong diện tích vụ xuân đang chăm sóc và triển khai làm đất gieo trồng vụ mùa
+ Lúa vụ xuân: Diện tích lúa xuân toàn tỉnh ước tính gieo cấy đạt 9.885 ha, bằng 101,46% so kế hoạch và bằng 101,27 % so cùng kỳ. Hiện nay cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, trà sớm đang ở giai đoạn: chắc xanh - đỏ đuôi; trà muộn + trung đang ở giai đoạn trỗ.
+ Lúa vụ mùa: Các địa phương đang tranh thủ thời tiết thuận lợi tháo nước vào ngâm ruộng cày ải được 4812 ha và đẩy nhanh tiến độ gieo mạ đảm bảo thời vụ, số lượng giống đã gieo 212 tấn (trong tháng 178 tấn) và cấy được 537,6 ha, bằng156,5% so cùng kỳ.
Nhu cầu giống phục vụ cho sản xuất vụ mùa khoảng 400 tấn lúa lai các loại, trong đó vụ mùa sớm vùng cao cần khoảng 180 tấn. Lượng giống đã chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa trên 400 tấn lúa lai các loại. Toàn bộ lượng giống có đủ đảm bảo cung ứng cho sản xuất vụ mùa.
+ Ngô xuân - chính vụ
Nhân dân đang tập trung chăm sóc ngô xuân và ngô chính vụ vùng cao: Hiện nay cây sinh trưởng, phát triển tốt, ngô xuân đang ở giai đoạn xoáy nón - trỗ cờ, ngô chính vụ vươn lóng, diện tích thực hiện đã gieo trồng được 23.012, trong đó: Diện tích ngô đông xuân 10665 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,81%; ngô chính vụ vùng cao 12.347 ha, tăng 0,61% so với cùng kỳ.
+ Đậu tương xuân
Tổng diện tích trồng được 1.851 ha bằng 98,56% so cùng kỳ. Cây sinh trưởng phát triển tốt, nhân dân tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại, hiện nay cây đang trong thời kỳ phân cành - quả non
+ Cây thuốc lá xuâ
Diện tích thực hiện là 243 ha, đạt 43,01% kế hoạch, diện tích trồng đầu vụ (trước tết) cây đạt 20 - 24 lá; diện tích trồng trong tháng 3 bình quân 14-16 lá sinh trưởng khá; trà sớm đã cho thu hoạch, hiện nay các huyện đang tích cực thu hái và sấy được 163 lò, năng suất, chất lượng qua kiểm tra của tổng Công ty thuốc lá Ngân Sơn và Công ty Thuốc lá Ngân Hạnh năng suất ước đạt từ 1,7-2,2 tấn/ha, chất lượng tốt; trà muộn đang trong giai đoạn chăm sóc ngắt ngọn và diệt trồi, bẻ hoa.
- Chăn nuôi: Trong tháng nhìn chung tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, tính đến ngày 01/4/2013 đàn trâu 123,736 nghìn con, so với 01/10/2012 giảm 0,01%; bò 16,313 nghìn con, so với 01/10/2012 giảm 0,23%; đàn lợn 441,729 nghìn con, so với 01/10/2012 giảm 2,28%; đàn gia cầm là 2.590 nghìn con.
Công tác tiêm phòng: Trong tháng, các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức tiêm phòng văc xin kỳ I cho đàn gia súc được 165.439 liều, lũy kế 375.358 liều vắc xin các loại, cụ thể: Vắc xin THT trâu bò: 41.397 liều, lũy kế: 94.307 liều; vắc xin LMLM: 41.988 liều liều, lũy kế: 95.618 liều; vắc xin THT lợn: 33.580 liều, lũy kế: 63.030 liều; vắc xin Dịch tả lợn: 43.415 liều, lũy kế: 86.800 liều; vắc xin Dại chó: 5.059 liều, lũy kế: 35.589 liều.
Công tác Kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển: Tăng cường công tác KSGM và KDVC, trong tháng đã kiểm soát giết mổ được 9.170 con gia súc, lũy kế 44.910 con, xử lý 5 con, lũy kế 24 con bằng biện pháp chôn hủy; KDVC xuất tỉnh trong tháng được 1.094 con, lũy kế 21.179 con gia súc gia cầm và 244.900 con thủycầm.
b. Sản xuất Lâm nghiệp
Phát triển rừng: Chuẩn bị cây giống trồng rừng: Cây ươm có bầu, lũy kế đạt 1.029 vạn cây giống các loại, ước trồng được khoảng 4.510 ha, còn 766 ha tương ứng 1,75 vạn cây đang tiếp tục gieo ươm đảm bảo đủ cung cấp đủ cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng năm 2013 và 13 tấn hạt trẩu, ước trồng được khoảng 624 ha.
Khảo sát thiết kế trồng rừng tập trung: Lũy kế 3.649,8 ha (trong tháng 827,1 ha), đạt 61,9 % KH, trong đó: Rừng phòng hộ 340 ha, rừng sản xuất 3.309,8 ha
Trồng rừng tập trung: Lũy kế đạt 1.340,4 ha (trong tháng tăng 1.085,5 ha) bằng 22,7% so KH, bằng 256,7% so cùng kỳ. Trong đó trồng rừng phòng hộ trong tháng tăng thêm 30 ha lũy kế đạt 149 ha bằng 43,8% so KH; trồng rừng sản xuất trong tháng tăng thêm 1.055,5 ha, lũy kế đạt 1.191,4 ha bằng 21,4% so KH.
Trồng cây phân tán: Lũy kế đạt 244,5 nghìn cây, hiện nay Sở Nông nghiệp & PTNT các địa phương tiếp tục chỉ đạo trồng cây lâm nghiệp phân tán, cây cảnh quan tại các trụ sơ, cơ quan trên địa bàn.
Quản lý bảo vệ rừng: Theo dõi các diễn biến về thời tiết để phục vụ công tác cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong mùa khô hanh; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại cơ sở. Trong tháng kiểm tra, phát hiện lập hồ sơ xử lý 21 vụ, lũy kế 85 vụ vi phạm quy định quản lý BVR. Tang vật tịch thu: 59,35m3 gỗ các loại và 03 chiếc xe máy; Tổng số tiền thu do xử lý vi phạm đã nộp ngân sách: 459.759.000 đồng.
Khai thác chế biến lâm sản: Khối lượngkhai thác gỗ lũy kế 5.159,64 m3 gồm gỗ rừng tự nhiên 90,64 m3, gỗ rừng trồng tập trung 5.069 m3 gỗ; chế biến nguyên liệu giấy, trong tháng không tăng thêm, lũy kế 1.157,07 tấn; sản xuất giấy đế: Trong tháng tăng 202,15 tấn, lũy kế 604,87 tấn bằng 102 % so cùng kỳ. Tiêu thụ sản phẩm 2.700,12 m3 gỗ trong đó rừng trồng 2.609,5 m3 và gỗ rừng tự nhiên 90,6m3. Tổng doanh thu trong tháng: 3.555,91 triệu đồng; nộp ngân sách trong tháng không tăng thêm, lũy kế 199,3 triệu đồng.
c. Thuỷ sản
Tập trung tu sửa, nạo vét ao, khử trùng đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cho việc nuôi thả mới. Tổng số con giống đã sản xuất đang ương nuôi tại các Trại lũy kế từ đầu năm đạt 3,9 triệu con, bằng 120,% so với kế hoạch, (trong tháng tăng thêm 0,04 triệu con), trong đó: Trại giống thủy sản cấp I sản xuất đạt 2,3 triệu con, Trại giống Quang Kim đạt 1,6 triệu con.
Số lượng giống đã xuất bán được 1,4 triệu con, đạt 44% kế hoạch (trong tháng đã bán được 0,25 triệu con giống cá các loại). Trong đó: Trại giống thủy sản cấp I bán 1,1 triệu con; Trại giống thủy sản Quang Kim bán 0,3 triệu con.
Tích cực chăm sóc và quản lý các mô hình nuôi khảo nghiệm và dự án phát triển thủy đặc sản theo kế hoạch. Đối với khảo nghiệm sinh sản đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá rô đầu vuông, dự kiến trong thời gian tới cho sinh sản nhân tạo cá trắm đen; đối với khảo nghiệm nuôi thương phẩm cá lăng nha: trọng lượng tới thời điểm đạt yêu cầu (tăng trưởng bình quân đạt 70-80 g/tháng)
Tình hình thiên tai: Trong tháng do có những đợt mưa to cục bộ kèm theo lốc xoáy xảy ra trên địa bàn các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Yên và Bảo Thắng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, hoa màu của Nhà nước và nhân dân. Cụ thể: Chết, mất tích: 4 người (Bảo Yên: 04), bị thương 22 người ( Bảo Yên: 19, Bắc Hà: 2, Bảo Thắng: 1); Nhà bị sập đổ, cuốn trôi: 145 ngôi nhà; Nhà bị tốc mái, hư hại: 5.433 ngôi nhà; 47 điểm trường bị ảnh hưởng; 15 phòng học bị hư hỏng; Trạm y tế bị ảnh hưởng: 1 (Bảo Yên 1); Trụ sở cơ quan bị hư hỏng: 36 (Bảo Yên 9, Bát Xát 8, Bắc Hà 8, Si Ma Cai 2, TP Lào Cai 9); Chợ sập đổ: 2 (Sa Pa 2); Cột điện hạ thế bị gẫy đổ: 18 (Bảo Yên 10, Sa Pa 5, Bát Xát 3); 10 m ống thép ở huyện Bảo Yên bị gãy; Thiệt hại về sản xuất: Diện tích lúa hoa mầu bị hư hại: 323 ha; Diện tích cây công nghiệp dài ngày bị hư hại: 193 ha ( Bảo Yên: 193ha); Diện tích cây công nghiệp ngắn bị thiệt hại: 5 ha ( Văn Bàn: 5ha); Gia súc bị chết: 12 con ở Bảo Yên gồm (2 con trâu và 10 con lợn)..
Ước tính tổng thiệt hại: 60 tỷ đồng.
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tính tăng 15,68% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất và phân phối điện tăng 47,87%; Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 11,01%; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,39%; Ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải tăng 7,89%...
Dự ước tháng 5 năm nay các sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là do công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung đã có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu quặng sắt, dự tính tháng 5 sản lượng quặng sắt của đơn vị khai thác ước đạt 52 nghìn tấn, sản phẩm quặng sắt khai thác toàn tỉnh ước đạt 71,6 nghìn tấn; Quặng đồng ước đạt 4,4 nghìn tấn.
Trong tháng các đơn vị lớn như Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền duy trì tốt mức sản xuất tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp nhiều khó khăn; Ước thực hiện tháng 5 sản phẩm quặng Apatít các loại đạt 251 nghìn tấn, giảm 1,21% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 5 tháng đạt 1.100 nghìn tấn, tăng 12,81% so với cùng kỳ năm trước; quặng sắt ước đạt 71,6 nghìn tấn, bằng 1.032,04% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 5 tháng đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 580,5% so với cùng kỳ năm trước; Phân NPK đạt 2,58 nghìn tấn, tăng 30,54%; Axits sunfuric đạt 7,1 nghìn tấn, tăng 135,67% so với cùng kỳ năm trước; Phân lân nung chảy ước đạt 7,7 nghìn tấn, lũy kế 5 tháng đạt 36,1, tăng 92,37% so với cùng kỳ năm trước; Xi măng Portland đen ước đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 123,64% so với cùng kỳ năm trước; Gạch xây bằng đất nung đạt 19,6 triệu viên tăng 64,82% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 5 tháng đạt 89,1 triệu viên. Nguyên nhân là do năm nay nhà máy sản xuất gạch tuy nen của công ty Cổ phần Thương mại Thành Công; Công ty Cổ phần Hóa chất Phúc lâm đã đi vào hoạt động ổn định; Điện sản xuất ước đạt 59 triệu kwh, tăng 183,18% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là mới đưa vào hoạt động nhà máy thủy điện Cốc Ly thuộc Công ty Cổ phần Thủy điện Bắc Hà (công suất lắp máy 90 MW), Nhà máy thủy điện Sùng Vui thuộc Công ty Cổ phần Nam Tiến Lào Cai (công suất 18 MW); nước thương phẩm đạt 903 nghìn m3, tăng 8,93% so với cùng kỳ năm trước...
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 tháng 5 năm 2013 ước đạt 792,2 tỷ đồng, tăng 26,59% so với cùng kỳ năm trước; dự tính 5 tháng/2013 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 3.774,4 tỷ đồng, tăng 25,20% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 4/2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 8,35%. Các sản phẩm có chỉ số tiêu thụ tháng 4 tăng cao là: Phân lân nung chảy tăng 53,22%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 81,02%; Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa 3 nguyên tố: Nitơ, photpho và kali chỉ tăng 16,81%; Lát, tấm, mảng bằng đồng dày hơn 0,15mm tăng 33,95%; Tăng mạnh nhất là Xi măng Portland đen tăng 177,11%...Ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là Phôt pho vàng giảm 11,55%.
Chỉ số tồn kho chung ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2013 giảm 14,48% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tính riêng từng ngành thì một số ngành vẫn có chỉ số tồn kho tăng cao đó là: Gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 92,52%; Xi măng portland đen tăng 30,85%. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm đó là: Photpho vàng, giảm 17,69%; Phân lân nung chảy giảm 44,9%...
Tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp như sau: Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm 01/5/2013 tăng 4,11% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 3,13%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 25,51%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,39%. Điều này phần nào nói lên sức thu hút lao động vào làm việc của doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao. Tại thời điểm trên, lao động trong các doanh nghiệp khai khoáng giảm 0,6% so với cùng thời điểm năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,50%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 13,61%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 13,27%.
3. Vốn đầu tư và xây dựng
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2013 ước đạt 224,48 tỷ đồng, bằng 87,86% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:
Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước thực hiện đạt 90,273 tỷ đồng, bằng 61,45% cùng kỳ năm trước.
Vốn ngân sách địa phương ước thực hiện đạt 82,71 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sở dĩ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tháng 5/2013 đạt thấp là do một số công trình thực hiện không đảm bảo tiến độ yêu cầu, bên cạnh đó một số công trình khởi công mới đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục đầu tư để thực hiện nên chưa có khối lượng và giải ngân.
Hiện tại tỉnh Lào Cai có 19 chương trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện. Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có 04 dự án; Giao thông, công nghiệp có 03 chương trình dự án; Y tế có 06 dự án; thông tin, truyền thông có 01 dự án; Giáo dục và đào tạo có 03 dự án; phát triển đô thị có 02 dự án.
4. Thương mại, dịch vụ và giá cả
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 5 năm 2013 ước đạt 835,86 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, tăng ở tất cả các loại hình kinh tế. Nguyên tăng là do các cơ sở kinh doanh ổn định và nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân tăng, mặt khác do một số nhóm mặt hàng đã được các cơ sở kinh doanh tăng cường để phục vụ cho mùa hè. Trong tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ, kinh doanh thương nghiệp ước đạt 666,3 tỷ đồng, tăng 11,89% so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động lưu trú và ăn uống ước đạt 88,2 tỷ đồng, tăng 11,41%so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 7,89 tỷ đồng, tăng 10,99% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ước đạt 73,4 tỷ đồng, tăng 28,29% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 5 phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước ước đạt 87,29 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế tập thể ước đạt 0,36 tỷ đồng, tăng 25,69% so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể ước đạt 462,8 tỷ đồng, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân ước đạt 244,25250,63 tỷ đồng, tăng 14,81% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sắt Lào Cai tháng 5 ước đạt 163,63 triệu USD, tăng 39,62% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 110,75 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 52,88 triệu USD. Các mặt hàng xuất nhập khẩu trong tháng chủ yếu là quặng các loại, đường kính, phân bón, hoá chất, chè, điện, cao su, rau quả và các mặt hàng nông sản...
Dự ước kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào Cai tháng 5 năm 2013 đạt 40,68 triệu USD, tăng so với cùng kỳ năm trước là 43,21%, cụ thể như sau:
Xuất khẩu: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2013 ước đạt 22,962 triệu USD, tăng 1,05% so với tháng trước, trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 2,84 triệu USD, tăng 1,46% so với tháng trước; kinh tế tư nhân ước đạt 18,59 triệu USD, tăng 0,83% so với tháng trước; kinh tế cá thể ước đạt 1,53 triệu USD, tăng 3,1% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2013 tăng 171,3%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng gấp 10 lần, kinh tế tư nhân tăng 153,61%, kinh tế cá thể tăng 64,87%.
Nguyên nhân tăng của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là do Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xuất khẩu quặng trở lại nên các công ty đã xuất được số lượng lớn...Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn đó là quặng Apatit (25 nghìn tấn); quặng sắt (19 nghìn tấn), photpho (1,4 nghìn tấn), đường (15,97 nghìn tấn), cao su...
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu tháng 5 là Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhập khẩu: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5 ước đạt 17,719 triệu USD, giảm 1,38% so với tháng trước, trong đó kinh tế nhà nước tăng 1,73%, kinh tế tư nhân giảm 2,53%( đây là loại hình kinh tế có giá trị hàng hóa nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, chính vì vậy khi giá trị nhập khẩu của loại hình kinh tế này giảm dẫn tới giá trị hàng hóa nhập khẩu chung của tỉnh giảm), kinh tế cá thể tăng 4,29%...Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao là sắt thép, rau quả, thực phẩm chế biên, điện. Tuy nhiên một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm đó là hóa chất, máy móc thiết bị phụ tùng.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5 giảm 11,11% . Nguyên nhân giá trị nhập khẩu giảm là do thành phần kinh tế tư nhân các đơn vị chưa được ký hợp đồng nên đã giảm số lượng đơn vị nhập khẩu và lượng hàng nhập khẩu.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tháng này là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến như: Điện, phân bón, hoá chất các loại, máy móc thiết bị, hàng rau củ quả, thực phẩm chế biến… chủ yếu là nhập khẩu về từ Trung Quốc.
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tại Lào Cai giảm 0,1% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 1,77%; so với cùng kỳ năm trước tăng 7,53%; Bình quân cùng kỳ tăng 8,93%.
CPI tháng 5 giảm so với tháng 4 do giá một số mặt hàng thực phẩm giảm vì thời tiết đã vào mùa nắng nóng và ảnh hưởng của dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc, dịch cúm H1N1 tại tỉnh, dịch lợn tai xanh tại một số tỉnh... đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng. (Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ giảm 0,64%, trong đó: thực phẩm giảm 1,03%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,65%).
Giá vàng tháng 5 so với tháng trước giảm 6,12%, là do ảnh hưởng của giá vàng thế giới và tiêu thụ trong nước giảm. Giá USD tăng nhẹ (tăng 0,09%). Bình quân vàng 99,99% có giá 3.817.000 đ/chỉ, USD giá 20.952 đ/USD. Hai mặt hàng này biến động theo giá vàng và USD trong nước và thế giới
Tóm lại: Tình hình hoạt động Thương mại trong tháng 5 năm 2013 của tỉnh Lào Cai có kết quả khả quan, chỉ số giá tiêu dùng giảm nhẹ, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt kết quả do doanh nghiệp được phép xuất khẩu trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ổn định nên nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng.
5. Hoạt động vận tải
Tổng doanh thu vận tải tháng 5 dự ước đạt 64,49 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,88% và tăng 3,20% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh thu vận tải tháng 5 tăng so với tháng 4 là do nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng, nhu cầu đi lại vì mục đích tham quan, du lịch, làm ăn buôn bán tăng cao.
Về vận tải hành khách (HK) của địa phương: Vận chuyển HK tháng 5 ước đạt 381,37 nghìn lượt HK so với cùng kỳ năm trước bằng 92,02%. Về luân chuyển HK tháng 5/2013 ước đạt 12.161,32 nghìn HK.Km, so với cùng kỳ năm trước bằng 85,8%
Về vận tải hàng hoá của địa phương: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 5/2013 ước đạt 174,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước đạt 97,21%. Về luân chuyển hàng hoá tháng 5/2013 ước đạt 5.132,93 nghìn tấn.km tăng 7,03% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hoá vận chuyển chủ yếu là hàng hoá xuất nhập khẩu (phân bón, hoá chất các loại, hàng hóa xuất nhập khẩu…) vật liệu xây dựng và các loại hàng hoá khác.
6. Bưu chính viễn thông: Trong tháng, ngành Bưu chính viễn thông tỉnh đã tăng cường chỉ đạo điều hành mạng lưới thông tin bưu chính, viễn thông, thực hiện phương án phân tải, lưu thoát phân lượng, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng nghẽn mạng, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Kết quả tổng thuê bao điện thoại của tỉnh hiện có đến 31/4/2013 là 404.279 thuê bao; số thuê bao internet là 33.572 thuê bao, giảm 2.860 thuê bao so với thời điểm 31/3/2013, nguyên nhân là do số thuê bao D-com 3G giảm.
7. Tài chính, ngân hàng tín dụng
a. Tài chính
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 5/2013 ước thực hiện 420 tỷ đồng, lũy kế ước thực hiện 1.620 tỷ đồng, bằng 46,29% KH dự toán năm, bằng 143,36% so với cùng kỳ ; trong đó một số lĩnh vực thu đạt khá như: Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 64,84%, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 55,84%, thu từ tiền sử dụng đất, bán trụ sở, san tạo 54,55%, thu phí và lệ phí ước đạt 56%....Tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực thu đạt thấp như tiền cho thuê mặt đất chỉ đạt 23,48%, thu hoa lợi công sản...đạt 10,13%, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa thu…
Về chi: Trong tháng 4, tháng 5 số thu từ nội địa đạt khá và UBND tỉnh đã có Quyết định số 751/QDD-UBND ngày 29/3/2013 về việc chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm 2012 sang năm 2013 nên tình hình chi ngân sách của địa phương cơ bản đã đảm bảo nguồn đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu theo dự toán chi.
b. Ngân hàng, tín dụng
Các ngân hàng trên địa bàn đã bám sát chủ trương, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế, thực hiện nghiêm túc quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, thực hiện tốt công tác điều hòa tiền mặt, cung ứng đầy đủ kịp thời tiền mặt chi ra lưu thông với cơ cấu hợp lý.
Hoạt động tín dụng : Trong tháng các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư như: Thực hiện đa dạng hoá các hình thức gửi tiền cùng với các chương trình "Tiết kiệm dự thưởng ", chương trình khuyễn mãi bằng tiền cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm,..
Do vậy nguồn vốn huy động tại địa phương tiếp tục tăng. Ước tính tháng 5/2013, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 9.150 tỷ đồng, bằng 84,02% kế hoạch năm.
Tổng nguồn vốn của tỉnh đạt 16.000 tỷ đồng, bằng 85,76% kế hoạch năm.
Công tác cho vay tiếp tục cải tiến và đổi mới. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn ước tháng 5/2013 đạt 14.200 tỷ đồng, bằng 84,61% kế hoạch năm. Trong đó dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh: 2.200 tỷ đồng; kinh tế ngoài quốc doanh: 12.000 tỷ đồng.
II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Tình hình đời sống dân cư
a. Giải quyết việc làm và đào tạo nghề
- Công tác giải quyết việc làm:
Công tác tư vấn: Tư vấn 100 lượt người, trong đó: 84 lao động đăng ký tìm việc làm; 17 lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; 1 cá nhân, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm; 5 lượt người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; tư vấn qua website cho 11 lao động, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.
Công tác giới thiệu việc làm: Đôn đốc 40 lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm hoàn thiện hồ sơ dự tuyển lao động; tổ chức 20 buổi phỏng vấn, bàn giao 27 hồ sơ người lao động cho 12 nhà tuyển dụng; Giới thiệu việc làm miễn phí cho 01 đơn vị. 08 lao động đã được tuyển dụng; Tư vấn cho 05 lượt người về làm tại một số thị trường Cộng hoà Ship; Nhật Bản, Newdilan, Đức
Tổng số lượng người truy cập vào Website việc làm của Trung tâm là 7.403 lượt. Tổng số tin tuyên truyền về lao động việc làm, học nghề... trên Website việc làm: 35 tin.
- Công tác dạy nghề: Tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm năm 2013 cho 170 cán bộ Hội Nông dân tại các huyện, thành phố.
Chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh lần thứ IV năm 2013. Lũy kế 5 tháng/2013 toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề mới cho 633 lao động. Tổ chức hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề, đề xuất nghề trọng điểm cấp độ quốc gia , khu vực và quốc tế.
b. Đời sống dân cư: Tháng 5/2013 đời sống các tầng lớp dân cư nhìn chung ổn định. Tuy nhiên, do trong tháng có những đợt mưa to cục bộ kèm theo lốc xoáy xảy ra trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, hoa màu của nhân dân. Trước tình hình đó, các cấp các ngành trong tỉnh đã đã huy động các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan trong tỉnh ủng hộ tiền mặt, hiện vật để kịp thời giúp đỡ những gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai được ổn định đời sống, không để hộ nào bị đói và không có nhà ở sau thiên tai.
Với những hộ thiếu đói trong tháng 4, tỉnh đã trình Chính phủ phê duyệt trợ cấp cứu đói.
Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, Công tác chăm sóc người có công được chú trọng:
Kết quả vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2012 (tổng Quỹ thu được: 3.484, 082 triệu đồng; trong đó cấp tỉnh: 813.907 triệu đồng; huyện: 2.670,175 triệu đồng), giao chỉ tiêu vận động Quỹ năm 2013 cho 108 đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng vận động và chỉ tiêu vận động quỹ của các huyện, thành phố.
Thực hiện đầy đủ các thủ tục quy đình, công tác chi trả kịp thời, đầy: Giải quyết trợ cấp mai táng phí cho 38 người có công và thân nhân người có công thuộc huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà. Cấp kinh phí 09 hồ sơ do quân đội chuyển về theo quyết định số 62/2011/QĐ – TTg ngày 9/11/2011; đưa 63 người có công đến niên hạn đi điều dưỡng tập trung; thẩm định hồ sơ và thông báo trợ cấp ưu đãi học sinh cho 72 con người có công thuộc huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Mường Khương....
Hoàn thiện Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao theo QĐ 293/QĐ-TTg tại các huyện Sa Pa, Văn Bàn, Bát Xát
Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo cho 175 cán bộ là trưởng thôn, bản của các huyện, thành phố tại huyện Sa Pa
Hỗ trợ nhà ở cho 05 hộ gia đình, chính sách hộ nghèo do Tổng công ty lương thực miền Bắc tài trợ.
2. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Đã xảy ra dịch cúm A(H1N1) tại 3/9 huyện, thành phố trong tỉnh: Thành phố Lào Cai, Bắc Hà và Bát Xát; tính đến ngày 12/5/2013 có 101 ca mắc (trong đó: Tại Bát Xát 05 ca (04 ca (+) với cúm A(H1N1); tại TP.Lào Cai dịch xuất hiện từ ngày 24/4 đến ngày 02/5 tại Trường dân tộc nội trú tỉnh, với tổng số 48 ca mắc hội chứng cúm (03 ca (+) với cúm A(H1N1), ngày 06/5 xuất hiện thêm 5 trường hợp mắc cúm rải rác ở các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Bắc Cường; tại huyện Bắc Hà dịch xuất hiện từ ngày 26/4 ở xã Nậm Mòn, đến ngày 12/5 có 43 ca mắc cúm (03 ca (+) với cúm A(H1N1). Không có trường hợp tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn tỉnh tháng 5:
STT
|
Tên bệnh
|
Tháng 5/2013
|
Lũy kế 5 tháng
|
Mắc
|
Chết
|
Mắc
|
Chết
|
3
|
Lỵ trực trùng
|
11
|
0
|
118
|
0
|
4
|
Lỵ A míp
|
10
|
0
|
17
|
0
|
5
|
Tiêu chảy
|
1.202
|
0
|
5.456
|
0
|
6
|
Viêm não Virut
|
3
|
0
|
7
|
0
|
9
|
Viêm gan vi rut
|
23
|
0
|
70
|
0
|
12
|
Thủy đậu
|
65
|
0
|
326
|
0
|
18
|
Sốt phát ban
|
47
|
0
|
134
|
0
|
19
|
Quai bị
|
14
|
0
|
293
|
0
|
21
|
Cúm
|
2.310
|
0
|
12.440
|
0
|
22
|
Cúm A (H1N1)
|
101
|
0
|
101
|
0
|
24
|
APC (Andeno)
|
247
|
0
|
494
|
0
|
28
|
Tay chân miệng
|
8
|
0
|
84
|
0
|
Tình hình dịch HIV trên địa bàn tỉnh:
Toàn tỉnh có 1.756 người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống được báo cáo (Nhiễm mới: 21; lũy tích: 2.441 người), trong đó: có 456 bệnh nhân AIDS còn sống (mắc mới 21; luỹ tích: 1.141); tổng số người chết do AIDS là 13 (lũy tích 685 người).
Trong tháng xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại thôn Bản Khai B - xã Điện Quang - huyện Bảo Yên làm 02 người mắc, không có trường hợp tử vong, nguyên nhân của vụ ngộ độc là bữa ăn gia đình, thức ăn là ăn quả rừng.
3. Văn hóa thông tin và thể dục thể thao
a. Công tác văn hoá thông tin: Các đội thông tin lưu động (Trung tâm văn hoá tỉnh) đã thực hiện 66 buổi tuyên truyền; các đội chiếu bóng lưu động đã thực hiện 71 buổi chiếu tại cơ sở. Các thư viện trên địa bàn tỉnh thực hiện cấp mới 400 thẻ bạn đọc, lũy kế 1.420 thẻ, phục vụ 3.850 nghìn lượt bạn đọc với 19.250 lượt sách báo luân chuyển.
b. Hoạt động thể dục thể thao: Trong tháng ngành Thể dục thể thao đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cán bộ, cộng tác viên thể thao cơ sở.
Tổ chức giải Vô địch Bóng bàn tỉnh Lào Cai mở rộng năm 2013 trong đó có vận động viên của các tỉnh: Yên Bái, Hà Nội, Thái Nguyên.
Các môn thể thao thành tích cao tiếp tục được luyện tập. Ổn định, tăng cường công tác huấn luyện, tập huấn chuyên môn cho các lớp năng khiếu chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia thi đấu các giải khu vực, toàn quốc năm 2013.
4. Môi trường
Theo số liệu tổng hợp của Công an tỉnh, tính từ thời điểm 15/4/2013 đến 15/5/2013 xảy ra 05 vụ cháy trên toàn tỉnh không thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản là 0,29 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm xảy ra 12 vụ, không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản khoảng 2,16 tỷ đồng. Cũng trong 5 tháng cơ quan chức năng đã phát hiện 03 vụ vi phạm môi trường tại thành phố Lào Cai; Thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên.
5. Trật tự, an toàn giao thông
Hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Trong kỳ các ngành chức năng đã tiếp tục thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; mở đợt cao điểm tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT trong các dịp cao điểm; theo báo cáo của Ban an toàn giao thông tỉnh trong tháng 5, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện lập biên bản xử lý 2.354 trường hợp vi phạm, tạm giữ 405 phương tiện, tước giấy phép lái xe có thời hạn 184 trường hợp, xử phạt hành chính nộp Kho bạc Nhà nước 1,597 tỷ đồng.
Tai nạn giao thông: Trong tháng 5/2013 tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bản tỉnh là 11 vụ, số người bị chết 14 người, số người bị thương 09 người, (đường sắt và đường thủy không xảy ra vụ nào). Tổng thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ước tính 0,072 tỷ đồng.
An ninh chính trị: Nhìn chung trong quí tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định và giữ vững.
Tình hình phạm pháp hình sự vẫn xảy ra, chủ yếu là trộm cắp tài sản công dân, tài sản tập thể , cố ý gây thương tích./.