Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 25/03/2014-15:55:00 PM
Giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

(MPI Portal) - Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo Nghịquyết các Bộ, cơquan vàđịa phương cần tập trung thực hiện cóhiệu quả3 đột pháchiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyểnđổi môhình tăng trưởng. Bên cạnh đó, tiếp tụcđẩy mạnh việc hoàn thiện thểchếkinh tếthịtrường định hướng xãhội chủnghĩa, trọng tâm làxây dựng, sửađổi, bổsung các quy định của pháp luật, các cơchếchính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi vàbình đẳng cho mọi tổchức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơchế, chính sách vềquyền sở hữu tài sản, bảo vệquyền sởhữu trí tuệ, bảo vệnhàđầu tư, bảo vệquyền lợi của cổđông thiểu số, các quy định về phásản, giải thể, cạnh tranh…. Xây dựng cơ chếvận hành đồng bộ, thông suốt các thịtrường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bấtđộng sản, khoa học công nghệvàcác loại thịtrường khác, bảođảm phân bổvàsửdụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Đồng thời, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triển mới, đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thực hiệnđồng bộcác giải phápđể nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạođại học vàdạy nghề. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao; kỹnăng quản lýđáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo theo hướng đẩy mạnh xãhội hóa, hội nhập quốc tếvới lộtrình phù hợp; tiếp tụcđổi mới cơchếquản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghềđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội, thịtrường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tiếp tục hoàn thiện cơchếchính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tưcho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ vàđào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lýbảo hộsởhữu trí tuệ. Hỗtrợphát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủtục hành chính, rút ngắn quy trình xửlý, giảm thời gian thực hiện thủtục hành chính, giảm chi phíhành chính, bảo đảm công khai, minh bạch vànâng cao trách nhiệm của các cơquan hành chính nhànước. Phấnđấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6, trong đó một sốtiêu chí cụ thể là: Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp; cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (là 171 giờ/năm); Tạo thuận lợi, đảm bảo bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế…
Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
Nghịquyết yêu cầu các Bộ, cơquan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụđược giao ràsoát thủ tục hành chính, đặc biệt làthủtục hành chính cóliên quan đến các chỉsốxếp hạng năng lực cạnh tranh để sửađổi hoặc kiến nghị sửađổi gửi BộTưpháp, Văn phòng Chính phủtổng hợp, theo dõi vàbáo cáo Chính phủ.
Bên cạnh đó, công khai minh bạch trên Internet vềthủtục hành chính vàniêm yết công khai tại trụsởcơquan, đơn vịnơi trực tiếp giải quyết thủtục hành chính. Chủđộng, bố trí, sắp xếp cán bộcónăng lực, cótrách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bịhồsơ, tiếp nhận, xửlýcác thủtục hành chính bảo đảm đúng tiếnđộ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dựánđầu tư tại các cấp chính quyềnđịa phương; phát hiện và xửlýnghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trởcho tổchức, cánhân khi thi hành công vụ.
Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng ngành, lĩnh vực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá theo đề án đã được phê duyệt.
BộKếhoạch vàĐầu tưchủtrì, phối hợp với các Bộ, cơquan, địa phương rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luậtđể cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung hoàn thiện Luậtđầu tư(sửa đổi) vàLuật Doanh nghiệp (sửađổi). Hoàn thiện các quy định chi tiết, thực hiện cóhiệu quả Luật phásản. Ràsoát các quy định liên quan đến hoạtđộng đầu tưcógắn với sửdụng đất vàxây dựng, tổng hợp những bất cập, vướng mắcđể sửađổi, bổsung, hoàn thiện hệ thống pháp luậtđầu tư.
Đồng thời, thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực bảo vệ quyền và lợi ích của nhàđầu tư; Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục khởi sự kinh doanh; đơn giản hóa và giảm chi phí thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, bổ sung đăng ký kinh doanh. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn 6 ngày; Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong các dựán đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề tiến hành khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra khuyến nghị với Chính phủ; Tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng các nhà đầu tư nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính; Tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về phản biện chính sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo về Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp báo cáo.
Nghịquyết yêu cầu các BộnhưBộ Tài chính, BộGiáo dục vàĐào tạo, BộLao động –Thương binh vàXãhội, BộNội vụ, BộTài nguyên vàMôi trường, BộTư pháp, BộCông thương, BộNông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông…chủ trì, xây dựng và phối hợp với các cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Về tổ chức thực hiện, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng Bộ, cơ quan và địa phương. Đến hết 30 tháng 4 năm 2014 báo cáo Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Định kỳ 6 tháng và 01 năm tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và thực hiện Chương trình hành động, Chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ, cơ quan và địa phương gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước 31 tháng 12 hàng năm, báo cáo và đánh giá về năng lực cạnh tranh của Bộ, cơ quan và địa phương gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ phủ để tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo Chính phủ./.

File đính kèm:
NQ19.PDF
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 3221
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)