Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC)
HỘI
NGHỊ BỘ TRƯỞNG LẦN THỨ XX
Lima,
Pêru,
19-20
tháng 11 năm 2008
Tuyên bố Chung
Chúng tôi, các Bộ trưởng APEC, họp
mặt tại Lima từ ngày 19- 20/11 để tham dự Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 20.
Ngài Jose Antonio Garcia-Belaunde, Bộ trưởng Ngoại giao và Ngài Mercedes Araoz,
Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch của Pê-ru đã đồng chủ trì cuộc họp này. Chúng
tôi hoan nghênh Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Ban Thư ký APEC và các
Quan sát viên Chính thức của APEC đã tham gia cuộc họp này.
Với chủ đề APEC 2008 về “Một Cam kết mới đối với sự phát triển của khu vực châu
Á-Thái Bình Dương”, chúng tôi đã thảo luận những thách thức lớn về kinh tế, an
ninh con người, môi trường và xã hội mà khu vực đang phải đối phó. Chúng tôi đã
rà soát những tiến bộ đã đạt được trong năm nay trên các lĩnh vực ưu tiên chính
của APEC và tìm kiếm phương hướng tiếp tục hợp tác để cùng nhau đem lại thịnh
vượng, an ninh và ổn định tốt hơn trong khu vực.
Chúng tôi họp mặt trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn nhất kể từ khi APEC
được thành lập vào năm 1989. Tất cả các nền kinh tế thành viên APEC đang chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tốc độ tăng trưởng cao mà
khu vực đã đạt được trong một thập niên qua có thể sẽ suy giảm mạnh. Giá hàng
hóa và lương thực biến động phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng tới cán cân vãng
lai và gây sức ép lạm phát. Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác khu vực thông
qua APEC nhằm đối phó với tình hình kinh tế và tài chính đầy thách thức, tiếp
tục thúc đẩy thương mại và đầu tư mở và tự do, hỗ trợ cải cách cơ cấu kinh tế,
cải thiện an ninh con người, và đảm bảo rằng tất cả các nền kinh tế thành viên
có được cơ hội và sự huấn luyện cần thiết để hưởng lợi từ toàn cầu hóa.
Khủng hoảng tài
chính toàn cầu
Bảo đảm sự ứng phó nhanh, mang tính phối hợp và hiệu quả đối với khủng hoảng
tài chính toàn cầu hiện nay là ưu tiên cao nhất của các nền kinh tế APEC và sẽ
là vấn đề thảo luận trọng tâm khi các Nhà Lãnh đạo của các nền kinh tế APEC họp
mặt vào cuối tuần này. Vào đầu tháng này, các Bộ trưởng Tài chính APEC đã họp
để thảo luận về một cách tiếp cận chung đối phó với tình hình bất ổn trên các
thị trường tín dụng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nền kinh
tế APEC sẽ duy trì mối liên hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng các biện pháp đang
được triển khai nhằm ứng phó với các thách thức này là nhất quán và hiệu quả.
Các nền kinh tế APEC cam kết thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm củng cố nền
kinh tế thực và thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng ở khu vực. Chúng tôi công nhận tầm
quan trọng của việc đảm bảo các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể tiếp cận
nguồn tài chính nhằm tiếp tục buôn bán và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ.
Chúng tôi hoan nghênh các Tổ chức Tín dụng Xuất khẩu của chúng tôi đã nỗ lực
phối hợp và hợp tác với nhau để hỗ trợ thương mại và đầu tư ở khu vực. Chúng
tôi cũng ghi nhận công việc mà các cơ quan hữu quan tại các nền kinh tế thành viên
đã thực hiện nhằm tăng cường tính minh bạch tại các thị trường hàng hóa cơ bản
có kỳ hạn, cũng như tăng cường hợp tác giữa các thị trường này.
Chúng tôi sẽ kiên quyết chống lại bất kỳ tâm lý bảo hộ nào phát sinh từ cuộc
khủng hoảng này và sẽ duy trì quá trình cải cách và tự do hóa và thuận lợi hóa
thương mại và đầu tư. Qua đó, chúng tôi sẽ thể hiện đầy đủ vai trò của mình
trong việc thúc đẩy hồi phục kinh tế, tăng trưởng và phát triển. Chúng tôi sẽ
duy trì các chính sách thương mại và đầu tư mở nhằm hỗ trợ cho những đối sách
kinh tế và tài chính khác đã được áp dụng. Chúng tôi khuyến nghị các nhà Lãnh
đạo ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố Washington của nhóm G20 và nhấn mạnh cam kết không
dựng lên các rào cản mới đối với thương mại và đầu tư.
Hỗ trợ WTO và
hệ thống thương mại đa phương
Các nền kinh tế APEC nằm trong số các đối tượng thụ hưởng lớn nhất của hệ thống
thương mại mở, đa phương dựa trên luật lệ trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Cuộc họp các Bộ trưởng phụ trách Thương mại (MRT) năm nay đã
ủng hộ mạnh mẽ việc hoàn tất nhanh chóng và thành công vòng đàm phán Chương
trình Nghị sự Phát triển Doha (DDA) của WTO trong năm nay. Chúng tôi hoan
nghênh tiến bộ đạt được tại Geneva, gồm cả những tiến bộ tại hội nghị Bộ trưởng
vào tháng 7. Chúng tôi nhất trí rằng không nên để mất các tiến bộ đàm phán thực
sự mà chúng ta đã đạt được cho đến thời điểm này.
Để hưởng ứng lời kêu gọi của các Nhà Lãnh đạo nhóm G20 về hoàn tất các phương
thức vào cuối năm, chúng tôi, các Bộ trưởng APEC, sẽ tăng cường tham gia cùng
với các đối tác để khẩn trương thúc đẩy các cuộc đàm phán, bao gồm cả việc
chuẩn bị để tham dự hội nghị tại Geneva. Chúng tôi chỉ đạo các quan chức cao
cấp có mặt tại Geneva cuối tuần này để nhanh chóng thực hiện công tác chuẩn bị
cần thiết và chúng tôi kêu gọi các thành viên WTO khác cùng tham gia. Chúng tôi
đề nghị tất cả các đối tác, cả thông qua các nhóm của họ, hãy linh hoạt và góp
phần đạt được một kết quả tham vọng và cân bằng và chúng tôi cũng sẽ làm như
vậy. Chúng tôi cho rằng điều này càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Một cam kết mạnh mẽ sẽ cho thấy
khả năng của cộng đồng quốc tế hợp tác với nhau nhằm vực dậy nền kinh tế toàn
cầu đang suy yếu.
Chúng tôi khẳng định ủng hộ Liên Bang Nga gia nhập WTO và hoan nghênh những
tiến bộ trong đàm phán gia nhập WTO của Liên Bang Nga.
Chương trình
Nghị sự Hội nhập Kinh tế Khu vực APEC
Chúng tôi đã hoàn tất và trình bản báo cáo tiến độ lên các Nhà Lãnh đạo về các
bước đã triển khai trong năm nay nhằm tăng cường hội nhập kinh tế tại khu vực
Châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi vui mừng thông báo rằng phần lớn trong số 53
hành động trong Báo cáo năm 2007 được các Nhà Lãnh đạo thông qua tại Sydney đã
được hoàn thành, và phần lớn những hành động chưa hoàn thành đều đang tiến
triển tốt. Nhằm tiếp tục phát huy những thành công của năm 2008, chúng tôi đã
đề xuất một chương trình nghị sự cụ thể cho hội nhập kinh tế khu vực cho năm
2009 và xa hơn để đẩy nhanh nỗ lực của APEC trong lĩnh vực quan trọng và biến
đổi nhanh chóng này.
Tiến độ thực
hiện các mục tiêu Bogor
Chúng tôi khẳng định lại cam kết của chúng tôi đối với các Mục tiêu Bogor, coi
đó là nguyên tắc tổ chức và động lực chủ chốt của APEC. Củng cố và tăng cường
cam kết về thương mại và đầu tư mở và tự do sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong bối
cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Chúng tôi cũng tái khẳng định tầm quan trọng
của các Chương trình Hành động của từng Nền Kinh tế của APEC (IAP) như một động
lực nhằm đạt được các Mục tiêu Bogor và đánh giá cao các biện pháp tự do hóa và
thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của mỗi nền kinh tế thành viên. Chúng tôi
hoan nghênh Báo cáo Tổng hợp IAP năm 2008 của Chủ tịch SOM và việc hoàn tất rà
soát thành công sáu IAP năm 2008 (của Canađa, Chilê, Mêxicô, Pêru, Singapore và
Hoa Kỳ). Chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực nhằm tăng cường tiến trình rà
soát thông qua sự tham gia tích cực của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC),
Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) và các diễn đàn có liên quan, đã góp phần làm
hoạt động của các nền kinh tế thành viên minh bạch hơn.
Tìm kiếm một
Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP)
Trong năm nay, chúng tôi đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc khảo sát về
khả năng và triển vọng hình thành một Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình
Dương (FTAAP) thông qua một loạt những biện pháp thiết thực và hợp lí. Chúng
tôi ghi nhận việc xây dựng một danh mục sơ bộ các vấn đề liên quan tới một
FTAAP và coi đây là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình chuẩn bị. Chúng tôi
hoan nghênh nghiên cứu về Xác định điểm hội tụ và khác biệt giữa các Hiệp định
Thương mại Khu vực APEC (RTAs) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giúp có
được một công cụ hữu ích để xem xét sâu hơn khả năng xây dựng một FTAAP. Chúng
tôi cũng ghi nhận các kết quả nghiên cứu về công tác phân tích hiện nay liên
quan đến FTAAP và các khuyến nghị cần nghiên cứu bổ sung về vấn đề này. Bên
cạnh đó, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề mở rộng, kết nối và hợp nhất các Hiệp
định FTA trong khu vực APEC.
Chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng một FTAAP cần bổ sung và hỗ trợ các yếu tố
khác của Chương trình Nghị sự Hội nhập Kinh tế Khu vực, đặc biệt là hoàn thành
các mục tiêu Bogor. FTAAP cần phải góp phần giải quyết những phức tạp bắt nguồn
từ số lượng lớn các hiệp định FTA và RTA trong khu vực. FTAAP cần nhất quán với
WTO và thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu và rộng hơn những gì đạt được thông qua hệ
thống đa phương. FTAAP sẽ có tác động đến các tiến trình của APEC hiện nay và
đòi hỏi phải tăng cường xây dựng năng lực hơn nữa. Phân tích hiện nay về FTAAP
cho thấy nó có thể đem lại nhiều lợi ích về kinh tế đối với khu vực và thúc đẩy
tự do thương mại toàn cầu. Chúng tôi đã chỉ đạo các quan chức trong năm sau cần
tiến hành phân tích sâu hơn về khản năng tác động về mặt kinh tế cũng như những
lợi ích và thách thức mà FTAAP mang lại.
Ủng hộ Cải cách
Cơ cấu
Chúng tôi đã thảo luận các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng về Cải cách Cơ cấu
được tổ chức tại Melbourne đầu năm nay và nhất trí về tầm quan trọng căn bản
phải giải quyết những rào cản sau biên giới đối với thương mại và đầu tư nhằm
tạo ra những nền kinh tế vận hành tốt, vững chắc và tăng trưởng mạnh giúp nâng
cao lợi ích của người tiêu dùng. Chúng tôi thảo luận thách thức chính trị và
lợi ích của cải cách cơ cấu và các khuôn khổ cải cách pháp quy sẽ hỗ trợ cải
cách cơ cấu như thế nào. Chúng tôi nhất trí rằng cải cách cơ cấu kinh tế hiện
đang là nhân tố quan trọng của chương trình nghị sự APEC, kết hợp cả ba trụ cột
là tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh và hỗ trợ và hợp
tác kinh tế và kĩ thuật. Chúng tôi hoan nghênh quyết định khởi động quá trình
rà soát tự nguyện hay tự rà soát các khuôn khổ thể chế của các nền kinh tế
thành viên hỗ trợ cho cải cách cơ cấu. Chúng tôi cũng ủng hộ cung cấp hỗ trợ
thiết thực cho các nền kinh tế thành viên nhằm thực hiện thành công cải cách cơ
cấu.
Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Ủy ban Kinh tế tăng cường công tác đang
được tiến hành trong 5 lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình Nghị sự của các Nhà
Lãnh đạo về thực hiện cải cách cơ cấu (LAISR). LAISR giải quyết các vấn đề liên
quan tới trách nhiệm của các chính phủ đối với phát triển thực thi pháp luật
minh bạch nhằm điều tiết doanh nghiệp một cách hiệu quả vì lợi ích của các công
dân. Chúng tôi ghi nhận công sức của Ủy Ban thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt,
bao gồm việc khẳng định “Các Nguyên Tắc Quản trị doanh nghiệp của OECD” và xây
dựng kế hoạch đảm bảo APEC tiếp tục áp dụng những Nguyên tắc đó phù hợp với
hoàn cảnh của APEC. Chúng tôi thông qua Báo cáo Chính sách Kinh tế APEC 2008 và
hoan nghênh báo cáo này đã tập trung vào chính sách cạnh tranh.
Củng cố các thị
trường tài chính
Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của các Bộ trưởng Tài chính APEC trong năm qua
nhằm củng cố các thị trường tài chính trong khu vực. Các Bộ trưởng Tài chính và
các quan chức đã nghiên cứu những chiến lược nhằm củng cố hơn nữa các thị
trường vốn, bao gồm việc triển khai một sáng kiến chính sách mới hỗ trợ phát
triển một nền tảng đầu tư tổ chức vững chãi và đa dạng. Điều này sẽ giúp các
nền kinh tế hình thành các cách tiếp cận chính sách tốt hơn để tháo bỏ những
hạn chế và các luật lệ đầu tư vốn cản trở sự tham gia của các nhà đầu tư. Đồng
thời, việc làm trên sẽ giúp các nền kinh tế cải thiện khung pháp quy và các quá
trình thực thi nhằm khuyến khích quản trị doanh nghiệp, việc công bố thông tin
và tính minh bạch tốt hơn trong các thị trường tài chính. Chúng tôi hoan nghênh
hiệp định của các Bộ trưởng Tài chính để thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn
trong các quan hệ đối tác công-tư (PPPs) vốn có thể được tận dụng để đáp ứng
các yêu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng của các nền kinh tế APEC. Chúng tôi thừa
nhận vai trò quan trọng của Trung Tâm Tài chính và Phát triển Châu Á Thái Bình
Dương trong việc nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin và thúc đẩy hợp tác trong
khu vực.
Tự do hóa và
thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong APEC
Chúng tôi hoan nghênh APEC xây dựng Chương trình Tự do hóa và Thuận lợi hóa
Thương mại và Đầu tư của APEC (TILF) nhằm đưa chúng tôi tiến gần hơn tới các
Mục tiêu Bogor và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Chúng tôi ủng hộ Báo cáo
Thường niên lên các Bộ trưởng CTI năm 2008 về các hoạt động APEC trong TILF và
dưới đây ghi nhận những tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực này:
Hỗ trợ hội nhập
kinh tế khu vực thông qua RTA/FTA
Nhiều thành viên APEC đã tiếp tục theo đuổi RTA và FTA như một phần trong chiến
lược tổng thể về tự do hóa thương mại và đầu tư. APEC tiếp tục duy trì vai trò
tích cực thúc đẩy các hiệp định RTA/FTA chất lượng cao, nhất quán và toàn diện
nhằm tăng cường hội nhập kinh tế ở khu vực và đạt được các Mục tiêu Bogor. Một
khía cạnh chính của nỗ lực này là việc phát triển các biện pháp mẫu cho các
chương hiêp định RTA/FTA thành những công cụ nâng cao năng lực và tư liệu tham
khảo không ràng buộc nhằm hỗ trợ các nền kinh tế APEC thúc đẩy các hiệp định
RTA/FTA có chất lượng cao, nhất quán và toàn diện. Chúng tôi nhất trí về một
biện pháp mẫu mới về các biện pháp tự vệ giúp hình thành một bộ biện pháp mẫu
cho 15 chương. Đa số các nền kinh tế nhất trí đối với các biện pháp mẩu về đầu
tư; chống phá giá; trợ cấp và các biện pháp đối kháng; thương mại dịch vụ; và
hợp tác lao động. Chúng tôi đề nghị các nền kinh tế nỗ lực thu hẹp những khác
biệt trong vấn đề này trong năm tới. Công việc này sẽ là một tư liệu tham khảo
quan trọng cho các nền kinh tế để tiến hành đàm phán trong tương lai..
Chúng tôi hài lòng vì APEC tiếp tục gắn kết khu vực tư nhân khi giải quyết
những phức tạp do số lượng ngày càng tăng các hiệp định RTA/FTA trong khu vực,
đặc biệt liên quan đến các quy tắc ưu đãi về xuất xứ (ROO). Do đó, chúng tôi
chỉ đạo các quan chức tiếp tục kiểm tra các cách tiếp cận về quy tắc ưu đãi về
xuất xứ theo từng ngành trong năm 2009.
Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thông qua chương trình nghị sự mở rộng
về thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
Chúng tôi hoan nghênh tiến bộ đạt được trong việc tạo thuận lợi thương mại của
APEC, và tái khẳng định tầm quan trọng của công tác này đối với cộng đồng doanh
nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và hợp chuẩn,
thương mại điện tử và đi lại của doanh nhân. Chúng tôi chỉ đạo các quan chức
tăng cường triển khai Chương trình Hành động Tạo thuận lợi Thương mại giai đoạn
2 (TFAP II) nhằm giảm thêm được 5% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2010.
Chúng tôi ghi nhận tiến bộ trong việc xây dựng các Chỉ số Đánh giá Thực hiện
Chính (KPIs) và các phương pháp báo cáo nhằm tính toán tiến độ thực hiện các
hành động tập thể và các sáng kiến “người tìm đường” để thực hiện TFAP II.
Chúng tôi hoan nghênh việc đưa các vấn đề logistics thương mại vào chương trình
nghị sự tạo thuận lợi thương mại và chỉ đạo các quan chức đưa vấn đề này thành
trọng tâm trong năm 2009. Chúng tôi giao các quan chức xây dựng các sáng kiến
tạo thuận lợi thương mại và logistics thương mại mới. Chúng tôi cũng chỉ đạo
các quan chức hợp tác hướng tới thực hiện cơ chế thương mại quốc tế “Một Cửa”
trong toàn khối APEC thông qua các văn kiện và tiêu chuẩn quốc tế được công
nhận nhằm tăng cường khả năng vận hành liên thông của các hệ thống thương mại.
Chúng tôi công nhận rằng việc các tiêu chuẩn trong nước thống nhất với các tiêu
chuẩn quốc tế liên quan, ở những nơi phù hợp, sẽ ghóp phần quan trọng giúp quá
trình thuận lợi hóa thương mại ở khu vực APEC và khuyến khích nhiều nỗ lực hơn
nữa trong vấn đề này.
Chúng tôi hoan nghênh các thông báo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và
Singapore về việc tham gia Sáng kiến người tìm đường về Bảo mật dữ liệu trong
APEC, nâng tổng số nền kinh tế thành viên tham gia lên con số 16. Chúng tôi
hoan nghênh Mexico triển khai đầy đủ chương trình Thẻ đi lại Doanh nhân APEC
(ABTC). Chúng tôi cũng hoan nghênh Canada trở thành thành viên chuyển tiếp của
ABTC và những tiến bộ Hoa Kỳ đạt được với tư cách thành viên chuyển tiếp của
ABTC.
Tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực. Chúng tôi tái khẳng định
yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư trong khu vực. Chúng tôi ghi nhận 3 lĩnh
vực ưu tiên ban đầu trong triển khai Chương trình Hành động Thuận lợi hoá Đầu
tư (IFAP) giai đoạn 2008-2010: minh bạch điện tử, giảm rủi ro cho nhà đầu tư và
đơn giản hóa quy định kinh doanh. Chúng tôi chỉ đạo các quan chức xây dựng kế
hoạch triển khai cho IFAP, bao gồm các chỉ số KPIs và các phương pháp luận báo
cáo để các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại thông qua tại cuộc họp năm 2009.
Chúng tôi hoan nghênh các quan chức tiếp tục nghiên cứu về các hiệp định đầu tư
song phương và các yếu tố chính liên quan đến đầu tư của các hiệp định FTA hiện
hành trong khu vực. Chúng tôi mong muốn các công việc này sẽ được tiếp tục thực
hiện vào năm 2009 và tạo nền tảng cho một bộ nguyên tắc dành cho các hiệp định
đầu tư.
Quyền Sở hữu
Trí tuệ và nền Kinh tế số
Một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ mạnh là một công cụ quan trọng đối với sự
phát triển công nghệ, kinh tế và xã hội. Chúng tôi khẳng định lại tầm quan
trọng của một hệ thống sở hữu trí tuệ toàn diện và cân bằng giúp đề ra và bảo
vệ các biện pháp khuyến khích sáng tạo và cách tân, và cung cấp những công cụ
giúp quản lí và khai thác thành công Quyền sở hữu trí tuệ. Những nỗ lực này rât
quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển những nền kinh tế tri thức, mở rộng cơ hội
đầu tư, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục hành động nhằm chấm dứt
việc phổ biến hàng giả và hàng nhái thông qua hợp tác quốc tế và chia sẻ thông
tin giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền, cơ quan thực thi pháp
luật và khu vực tư nhân. Do đó, chúng tôi khuyến khích các quan chức tiếp tục
thực hiện Bản hướng dẫn về Quyền sở hữu trí tuệ được thông qua theo Sáng kiến
về Chống hàng giả, hàng nhái năm 2005, và tiếp tục nỗ lực giải quyết nạn trộm
tín hiệu cáp và vệ tinh ở khu vực như đã đề ra trong tuyên bố AMM 2007 trong
năm tiếp theo.
Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của các cuộc thảo luận quốc tế hiện có,
đặc biệt trong khuôn khổ WTO, gồm mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và Công ước
Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học, liên quan đến nguồn gen, bảo vệ các kiến
thức truyền thống và văn hóa dân gian. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công
tác nâng cao nhận thức và thúc đẩy các mục tiêu chung liên quan đến các vấn đề
này.
Chúng tôi hoan nghênh tiến bộ đạt được trong Sáng kiến Hợp tác APEC về Thủ tục
Cấp bằng Sáng chế, gồm các thỏa thuận về nội dung Khảo sát về các Thực tiễn Hợp
tác Kiểm tra giữa các nền kinh tế APEC. Chúng tôi hoan nghênh APEC tiếp tục
tăng cường giáo dục về Quyền Sở hữu Trí tuệ nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và
nhỏ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của họ.
Chúng tôi hoan nghênh APEC tiếp tục thúc đẩy thương mại và kinh tế số giúp duy
trì tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chúng tôi ủng hộ Bản liệt kê Thịnh vượng
Số đã hỗ trợ quan trọng cho các nền kinh tế thúc đẩy việc sử dụng và phát triển
công nghệ thông tin và liên lạc giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tính minh bạch,
khuyến khích cạnh tranh và đẩy mạnh sáng tạo. Chúng tôi giao các quan chức tiếp
tục phát huy Bản liệt kê Thịnh vượng Số bằng cách tham gia thúc đẩy hơn nữa
thương mại và nền kinh tế số trong năm 2009.
Chúng tôi khẳng định lại vai trò quan trọng của Hiệp định Công nghệ Thông tin
(ITA) giúp thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh
tế APEC trong 10 năm qua. Chúng tôi bày tỏ lo ngại về các sản phẩm trong phạm
vi Hiệp định ITA không còn được hưởng miễn thuế do đã được cải tiến về công
nghệ. Chúng tôi bày tỏ quan ngại rằng những sự thay đổi trên sẽ làm suy yếu
ITA, và nhất trí hợp tác với nhau để đảm bảo duy trì tính thống nhất của ITA.
Hàng hoá và
dịch vụ môi trường
Chúng tôi đánh giá cao tầm quan trọng của nghiên cứu và phát triển thường
xuyên, cũng như ứng dụng, các hàng hoá và dịch vụ môi trường nhằm đạt được các
ưu tiên phát triển bền vững và thân thiện với môi trường của khu vực. Chúng tôi
hoan nghênh tiến bộ mà APEC đạt được trong lĩnh vực này trong năm 2008. Chúng
tôi hoan nghênh các khung chương trình làm việc Hàng hoá và Dịch vụ Môi trường
(EGS) như cơ sở cho việc phát triển một chương trình EGS cụ thể được các Bộ
trưởng phụ trách Thương mại xem xét tại cuộc họp vào năm 2009. Chúng tôi cũng
ủng hộ tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy trao đổi thông tin trong lĩnh vực quan
trọng này.
Chúng tôi đã kiểm điểm tiến bộ trong đàm phán WTO nhằm tăng khả năng tiếp cận
thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường, và chúng tôi khẳng định lại
rằng một hệ thống thương mại và đầu tư toàn cầu mở là cốt lõi đối với mục tiêu
phát triển sạch của chúng tôi và việc mở cửa thị trường trong WTO sẽ giúp thúc
đẩy các mục tiêu khí hậu và an ninh năng lượng của chúng tôi.
Tham gia của
khu vực Tư nhân
Chúng tôi ủng hộ các cuộc đối thoại ngành hiện nay của APEC nhằm thúc đẩy đối
thoại công-tư về các thách thức chủ yếu mà lĩnh vực tự động hoá, hoá chất, và
khoa học đời sống đang phải đối mặt. Chúng tôi hoan nghênh cuộc Đối thoại Tự
động hoá, gồm cả những nỗ lực làm đơn giản hoá các quy định về nguồn gốc xuất
xứ đối với các sản phẩm tự động hoá trong các thoả thuận tự do hoá thương mại
song phương và khu vực. Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp của Đối thoại Tự động
Hóa với Nhóm Đặc trách Nhiên liệu Sinh học của Nhóm Công tác Năng lượng nhằm
xây dựng một kế hoạch làm việc xem xét các vấn đề liên quan tới nguồn nhiên
liệu sinh học, các loại xe sử dụng linh hoạt các nguồn nhiên liệu, cơ sở hạ
tầng, và thương mại và kinh tế liên quan tới nhiên liệu sinh học.
Chúng tôi hoan nghênh cuộc Đối thoại Hoá học, gồm những nỗ lực làm rõ các khía
cạnh của quy định REACH của EU, hài hóa hóa các quy định dán nhãn hóa chất và
hợp lí hóa các quy định về xuất xứ. Chúng tôi cũng hoan nghênh nỗ lực cũng Đối
thoại Hóa học thông báo cho các tổ chức liên chính phủ chuyên xem xét quy định
hóa chất, bao gồm thông qua những hướng dẫn về các thực tiễn pháp quy tốt nhất
trong ngành hóa chất.
Nhận thức tầm quan trọng của việc cho phép thương mại và đầu tư trong những cải
tiến y tế, chúng tôi ủng hộ Bản Liệt kê Đầu tư của Diễn đàn sáng chế khoa học
cuộc sống (LSIF) có giá trị như một công cụ hướng dẫn tự nguyện cho các nền
kinh tế. Chúng tôi hoan nghênh phân tích kinh tế sâu sắc về tỉ suất lợi nhuận
trên đầu tư trong cải tiến lĩnh vực y tế theo lời kêu gọi của chúng tôi năm
ngoái, và khuyến nghị thiết lập một nhóm nhỏ các nền kinh tế bàn luận và thử
nghiệm những kết quả phân tích trên. Nhắc lại cam kết thúc đẩy cải cách và hài
hòa hóa pháp quy, chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ thành lập Trung tâm Hài hòa
hóa LSIF của APEC tại Seoul và coi đó là một bước tiến quan trọng.
Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp có giá trị của ABAC trong năm nay về các
nội dung chủ chốt của chương trình nghị sự APEC trong các vấn đề khủng hoảng
tài chính toàn cầu, đàm phán DDA của WTO, chương trình nghị sự hội nhập kinh tế
khu vực, CSR, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giá lương thực tăng cao
– những vấn đề mà chúng tôi đã nhìn nhận thấy ở khu vực. Chúng tôi khuyến khích
tiếp tục đối thoại giữa APEC, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan khác
về các vấn đề thương mại và đầu tư khu vực. Chúng tôi ghi nhận nghiên cứu của
PECC và ABAC về di chuyển lao động quốc tế ở khu vực.
Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp (CSR)
Cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện CRS một cách tự nguyện là một phần không thể
thiếu của chiến lược kinh doanh lâu dài bền vững và quản trị doanh nghiệp. Các
tổ chức tư nhân có trách nhiệm theo đuổi các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường vì lợi ích của tất cả các bên liên quan có thể bị ảnh hưởng do các hoạt động
kinh doanh. Hoạt động và mối quan tâm mạnh mẽ về CSR đang hiện hữu trên khắp
khu vực. Trong những năm gần đây, CSR đã và đang phát triển với những tốc độ và
theo các chiều hướng khác nhau trong tất cả các nền kinh tế thành viêc APEC,
phản ánh những yếu tố địa phương, nét văn hóa kinh doanh và cấu trúc kinh tế
riêng biệt. Các hoạt động CSR tự nguyện cần tính tới sự khác biệt về kinh tế,
xã hội và văn hóa của mỗi nền kinh tế. Khu vực công có thể thúc đẩy sự phát
triển của CSR bằng cách tạo ra những động lực rõ ràng hoặc phát triển những mục
tiêu sâu rộng để lồng ghép các hoạt động CSR vào những chiến lược phát triển
bền vững, rộng lớn hơn. Chúng tôi khuyến khích các công ty trong khu vực xem
xét các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Chúng tôi hoan nghênh việc xây dựng các sáng kiến CSR để nâng cao nhận thức và
tăng cường áp dụng các nguyên tắc CSR trong khu vực theo quy mô và hoạt động
của công ty. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực này (bao gồm cả những nỗ lực thông qua
ABAC) nhằm nâng cao nhận thức và năng lực CSR ở cả lĩnh vực Công và Tư. Chúng
tôi cũng ghi nhận những nỗ lực của các Bộ trưởng Du lịch APEC trong việc thúc
đẩy nhu cầu về du lịch mang tính trách nhiệm tại khu vực và công tác của các Bộ
trưởng SME trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của CSR với cộng đồng doanh
nghiệp SME. Chúng tôi khuyến nghị rằng các nhà Lãnh đạo nên nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc thúc đẩy CSR tại khu vưc.
Các Vấn đề
Ngành và Hội nghị Bộ trưởng APEC
Chúng tôi hoan nghênh kết quả của hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 5
được tổ chức tại Lima vào tháng 4/2008 bao gồm việc thông qua Tuyên bố
Pachacamac về Du lịch có Trách nhiệm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các Bộ
trưởng đã tái khẳng định cam kết của các thành viên nhằm bảo đảm sự tăng trưởng
bền vững của ngành công nghiệp du lịch nhằm tạo thu nhập và việc làm và giảm
nghèo tại các cộng đồng địa phương, ghóp phần xóa đói nghèo. Các Bộ trưởng cũng
đã nhất trí thúc đẩy bảo vệ và gìn giữ môi trường, bao gồm cả khía cạnh văn hoá
và xã hội khi đi du lịch.
Các Bộ trưởng APEC phụ trách Công nghiệp Thông tin và Viễn thông đã nhóm họp
tại Băng-cốc, Thái Lan tháng 4 năm 2008. Các Bộ trưởng hài lòng nhận thấy Mục
tiêu Tăng gấp 3 lần lượng truy cập Internet ở khu vực châu Á Thái Bình Dương mà
các nhà Lãnh đạo đặt ra tại Brunei năm 2000 đã trở thành hiện thực. Chúng tôi
hoan nghênh cam kết của các Bộ trưởng tiếp tục mở rộng mạng lưới viễn thông
bằng cách đặt ra mục tiêu tham vọng hướng tới mọi người đều được tiếp cận băng
thông rộng vào năm 2015. Chúng tôi cũng hoan nghênh “Hướng dẫn triển khai Điều
VI GATS WTO – Các quy định trong nước áp dụng cho Lĩnh vực Viễn thông” đã được
hoàn thành.
Các Bộ trưởng hoan nghênh kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục APEC diễn ra
tại Lima tháng 6/2008 với chủ đề Năng lực và Kỹ năng cho Tất cả mọi người trong
thế kỷ 21. Công tác về giáo dục của APEC trong vấn đề Phát triển Nguồn Nhân lực
(HRD) tập trung vào việc đạt được nền giáo dục có chất lượng cho mọi người và
đảm bảo rằng lực lượng lao động của APEC có các kỹ năng để có thể thành công
khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Các Bộ trưởng hoan nghênh Hội nghị Bộ
trưởng Giáo dục APEC đã tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên hướng vào nghiên cứu
như toán và khoa học, hướng nghiệp và giáo dục kĩ thuật, đào tạo ngôn ngữ, công
nghệ thông tin và cải cách hệ thống. Chúng tôi thấy được khích lệ bởi những nỗ
lực trong APEC tăng cường sự tham gia của thanh niên vào khu vực và phát triển
kĩ năng cho họ trong các lĩnh vực chính liên quan đến phát triển bền vững. Chúng
tôi công nhận tầm nhìn của các Bộ trưởng Giáo dục APEC khi thông qua Wiki của
APEC, một nền tảng phối hợp giúp tạo ra cơ sở kiến thức giáo dục chung. Chúng
tôi ủng hộ khuyến nghị của các Bộ trưởng Giáo dục tạo thuận lợi cho giao lưu
quốc tế, hướng tới tăng cường trao đổi có đi có lại các sinh viên, các sinh
viên đã tốt nghiệp và nhà nghiên cứu tài năng. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến
của Trung Quốc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng về Phát triển Nguồn Nhân lực APEC lần
5 vào năm 2010 và hoan nghênh việc xây dựng Kế hoạch Chiến lược về Đào tạo
Tiếng Anh và các Ngôn ngữ khác của APEC.
Chúng tôi hoan nghênh các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ diễn ra tại Peru vào tháng 8 vừa qua với việc thông qua “Tuyên bố chung
của các Bộ trưởng về Phát triển Địa phương bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng
SME”. Các Bộ trưởng thảo luận những chính sách hỗ trợ phát triển SME và xoá đói
giảm nghèo trong các cộng đồng địa phương trên nhiều lĩnh vực như trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (CSR) hội nhập kinh tế khu vực và quản lí cải cách. Các
Bộ trưởng đã nhất trí một chương trình làm việc chiến lược tập thể SME mới kéo
dài bốn năm để hướng dẫn công tác của APEC trong 6 lĩnh vực ưu tiên cho giai
đoạn 2009-2012 bao gồm: môi trường kinh doanh, xây dựng năng lực quản lý và
thúc đẩy mối quan hệ doanh nghiệp; quốc tế hoá và tiếp cận thị trường; đổi mới;
thu xếp tài chính; và nâng cao nhận thức về các thực tiễn kinh doanh bền vững.
Chúng tôi cũng hoan nghênh kế hoạch công tác sửa đổi để thúc đẩy các hoạt động
theo chương trình Nghị sự Phát triển Kinh tế tư nhân nhằm mục đích cải thiện
môi trường kinh doanh của các nền kinh tế thành viên APEC.
Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng đi lại và thịnh
vượng kinh tế bằng việc phát triển các hệ thống vận tải an toàn và hiệu quả
hơn. Chúng tôi ghi nhận công tác của Nhóm Công tác Vận tải (TPTWG) và hoan
nghênh việc khánh thành Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN). Chúng tôi khuyến
khích sự tham gia tích cực của các nền kinh tế thành viên vào việc tạo điều
kiện thuận lợi cho hợp tác và mối liên lạc giữa các cảng biển cũng như các lĩnh
vực có liên quan trong khu vực thông qua APSN. Chúng tôi hoan nghênh việc thành
lập Nhóm Đặc trách về Phát thải Hàng không và công nhận tầm quan trọng của tăng
cường hợp tác giữa các nền kinh tế APEC nhằm thúc đẩy và tối ưu hóa việc đi lại
bằng đường hàng không. Chúng tôi hoan nghênh TPTWG và Nhóm Công tác Năng lượng
tiếp tục hợp tác để đưa ra những chính sách và thực tiễn tiết kiệm năng lượng,
bao gồm sử dụng nhiên liệu thay thế cho vận tải.
Chúng tôi ghi nhận nỗ lực Nhóm Đặc trách về Khai khoáng thúc đẩy phát triển bền
vững trong lĩnh vực khai khoáng và ý định của Nhóm muốn phân tích những thực
tiễn tốt nhất nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực của mình.
Chúng tôi hoan nghênh công tác của Nhóm Bảo tồn Tài nguyên Biển (MRCWG) và Nhóm
Phụ trách đánh bắt cá (FWG) trong việc giải quyết các thách thức và những ưu
tiên được xác định trong sáng kiến kiểm điểm Chương trình hành động Bali, bao
gồm việc triển khai các cách tiếp cận quản lý dựa trên cơ sở hệ sinh thái và sự
cần thiết để tăng cường hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu tới các hệ
thống sinh thái biển. Chúng tôi ghi nhận nhiều sáng kiến quốc tế đang được
triển khai nhằm chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, bừa bãi và không có
báo cáo và đảm bảo một nguồn cung hải sản bền vững cho các thị trường của chúng
tôi. Chúng tôi cũng hoan nghênh những sáng kiến nâng cao năng lực được thực
hiện trong năm 2008 hướng tới bảo tồn và quản lí các nguồn lợi thủy sản và ven biển.
Chúng tôi nhận thức rằng ô nhiễm biển đang đe dọa ảnh hưởng tới những cơ hội
kinh tế của các cộng đồng ven biển và chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ
trong vấn đề cấp bách này. Chúng tôi khuyến khích FWG và MRCWG phát triển các
chương trình đánh giá mức độ sẵn sàng và nhu cầu của các nền kinh tế thành viên
APEC đối với những vấn đề này và các ưu tiên quốc tế khác đang nổi lên để chuẩn
bị cho Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách Đại dương tổ chức tại Pêru năm 2010.
Chúng tôi ghi nhận rằng phân biệt giới tính khiến các nền kinh tế ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương mất khoảng 80 tỉ USD mỗi năm. Chúng tôi tái khẳng định
cam kết nâng cao năng lực cho các thành viên APEC nhằm lồng ghép các cân nhắc
về giới vào các chính sách kinh tế và thương mại. Chúng tôi cũng tái khẳng định
các cam kết hướng tới những mục tiêu về lồng ghép vấn đề giới vào các quá trình
của APEC và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong APEC ở mọi cấp độ đưa ra
quyết định và loại bỏ các rào cản đối với việc tham gia đầy đủ của phụ nữ vào
nền kinh tế xã hội toàn cầu.
Tăng Cường An
Ninh Lương Thực ở Châu Á Thái Bình Dương
Giá lương thực biến động phức tạp trong thời gian gần đây đặt ra những thách
thức nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người nghèo và dễ tổn thương nhất
ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Tình hình này cũng đe
dọa phá hoại cuộc chiến chống đói nghèo, thổi bùng các vấn đề kinh tế và xã hội
trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh các bất ổn trên thị trường tài chính
đang đe dọa làm giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Chúng tôi hoan
nghênh công tác APEC thực hiện trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp, và ủng
hộ kế hoạch công tác toàn diện do các quan chức đề xuất nhằm chắt lọc và tăng
cường chương trình nghị sự về an ninh lương thực APEC trên phạm vi rộng.
Chúng tôi nhất trí cần phát huy tuyên bố MRT năm 2008 nhằm giải quyết nhu cầu
đạt được tiến bộ thực chất trong vấn đề tiếp cận thị trường và giảm các biện
pháp bóp méo thị trường trong thương mại nông nghiệp toàn cầu, và ghi nhận tầm
quan trọng của việc đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng và cân bằng trong đàm
phán Chương trình nghị sự Phát triển Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Chúng tôi công nhận việc phát triển và phổ biến công nghệ có vai trò rất
quan trọng giúp đối phó với các thách thức về an ninh lương thực. Chúng tôi
nhất trí rằng APEC cần cải thiện môi trường thu hút đầu tư và khuyến khích tiến
bộ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, và giúp các nền kinh tế
tận dụng các công nghệ và phương pháp canh tác nông nghiệp mới, bao gồm các nỗ
lực tự nguyện giúp các nền kinh tế thành viên thu lợi từ tiềm năng công nghệ
sinh học trong nông nghiệp. Chúng tôi cũng chỉ đạo APEC tăng cường hợp tác để
tạo điều kiện nhanh chóng phát triển và thương mại hóa các thế hệ nhiên liệu sinh
học tiếp theo được sản xuất từ vật liệu không dùng làm lương thực, bao gồm xem
xét những vấn đề kinh tế, môi trường hay các vấn đề nào khác ảnh hưởng tới việc
phát triển loại công nghệ này.
Chúng tôi đề nghị APEC tăng hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng năng lực trong các lĩnh
vực giúp thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp, và chấp thuận APEC thúc đẩy
xây dựng các thị trường vận hành tốt, các thể chế quản lý và các thực tiễn tốt
nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này bao gồm hợp tác phát triển và khuyến khích
các thực tiễn tốt nhất nhằm làm cho các hệ thống dự trữ, vận chuyển và phân
phối lương thực trở nên hiệu quả hơn, và thúc đẩy các thực tiễn tốt nhất về sử
dụng bền vững tài nguyên đất, nước và các loại tài nguyên khác. Chúng tôi
khuyến khích các diễn đàn APEC liên quan tìm kiếm khả năng hợp tác chia sẻ
những sáng chế và thực tiễn tốt nhất về giáo dục bậc đại học về nông nghiệp.
Chúng tôi khuyến khích tăng cường hỗ trợ cho các chương trình viện trợ lương
thực và nhấn mạnh cần đảm bảo rằng các chương trình này được quản lí sao cho
không bóp méo thị trường hay giảm động lực sản xuất tại địa phương, trong khi
vẫn đảm bảo rằng những người cần lương thực nhất sẽ nhận được viện trợ. Chúng
tôi cũng ủng hộ xem xét các hệ thống an sinh xã hội được lựa chọn kĩ nhằm giúp
đỡ những người dễ bị tổn thương nhất do giá lương thực tăng cao, nhưng không
cản trở hiệu ứng điều tiết của giá cả đối với người sản xuất nông nghiệp. Chúng
tôi công nhận ABAC lâu nay có vai trò tích cực giúp nâng tầm quan trọng của vấn
đề lương thực và nông nghiệp trong chương trình nghị sự APEC, bao gồm đề xuất
ABAC đưa ra năm 1998 về một Hệ thống Lương thực APEC. Chúng tôi đề nghị tiếp
tục thu hút sự tham gia và tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư
về an ninh lương thực.
Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực ở cấp độ toàn cầu giải quyết an ninh lương
thực, và đề nghị APEC mở các kênh đối thoại và phối hợp với các tổ chức đa
phương hiện đang tham gia vào vấn đề này. Chúng tôi công nhận nỗ lực của Liên
Hợp Quốc, bao gồm việc Nhóm Đặc trách Cấp cao của Liên Hợp Quốc phụ trách An
ninh Lương thực Toàn cầu xây dựng một Khung Phối hợp Toàn diện. Chúng tôi cũng
công nhận nỗ lực của Ngân hàng Thế giới và Nhóm chuyên gia G8 về Lương thực và
Nông nghiệp.
Hợp tác Kỹ
thuật và Kinh tế (ECOTECH) - Cách tiếp cận chiến lược đối với vấn đề xây dựng
năng lực
Chúng tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của cách tiếp cận mang tính chiến lược,
có định hướng và kéo dài nhiều năm đối với vấn đề nâng cao năng lực giúp các
nền kinh tế APEC đạt được các Mục tiêu Bogor. Chúng tôi ủng hộ các chiến lược
tăng cường hợp tác giữa APEC và các tổ chức đa phương khác và xây dựng các
chiến lược tương tự với khu vực tư nhân trong năm sau, và thống nhất rằng kết
hợp 2 loại chiến lược trên là một mô hình hiệu quả cho các diễn đàn tham khảo.
Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong củng cố chương trình nghị sự chính
sách và nỗ lực của Ủy Ban Chỉ đạo SOM về Hợp tác Kinh tế và Kĩ thuật (SCE) nhằm
đánh giá các hoạt động nâng cao năng lực.
Chúng tôi hoan nghênh gia hạn nhiệm vụ của Nhóm Đặc trách về đối phó với tình
trạng khẩn cấp và nhóm đặc trách về chống khủng bố, đồng thời ghi nhận việc
hoàn thành rà soát độc lập của Nhóm Công tác Du lịch, Mạng lưới Tiêu điểm Giới
tính và MRCWG, và 77 dự án hợp tác kỹ thuật kinh tế do APEC tài trợ năm 2008.
Chúng tôi ghi nhận SCE đã giao cho các diễn đàn con thực hiện kiểm điểm các
hoạt động nâng cao năng lực nhằm đưa ra một bức tranh rõ rệt về hoạt động nâng
cao năng lực hiện nay và làm cơ sở xây dựng kế hoạch làm việc về ECOTECH. Chúng
tôi hoan nghênh những đóng góp tài chính tự nguyện trị giá 500 nghìn USD của
Nga và 500 nghìn USD của Hồng Kông, Trung Quốc cho Quỹ Hỗ trợ APEC. Chúng tôi
công nhận tiến bộ của Trung tâm Cơ hội Số APEC (ADOC) và hoan nghênh các nền
kinh tế có liên quan gia tăng nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển kĩ
thuật số.
Chống tham
nhũng và tính minh bạch
Chúng tôi nhắc lại cam kết chống tham nhũng ở khu vực. Chúng tôi nhất trí thúc
đẩy hơn nữa hợp tác quốc tế nhằm chống tham nhũng và rửa tiền phù hợp với các
tiêu chuẩn do Nhóm Đặc trách Phối hợp Tài chính đề ra.. Hợp tác pháp lý quốc tế
là rất cần thiết trong việc phòng chống, điều tra, xét xử và các biện pháp
trừng phạt đối với các vụ tham nhũng nghiêm trọng và tội phạm tài chính cũng
như việc thu hồi và hoàn trả tài sản do tham nhũng mà có. Chúng tôi khuyến
khích tất cả các nền kinh tế hợp tác cùng nhau thúc đẩy trách nhiệm cao hơn và
giải quyết những thách thức về quản lý có liên quan tới các quan chức lạm dụng
quyền hạn.
Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc triển
khai các chiến lược chống tham nhũng toàn diện bao gồm nỗ lực khôi phục niềm
tin của công chúng, đảm bảo sự quản lý thống nhất thị trường. Chúng tôi cam kết
gỡ bỏ các mạng lưới phi pháp xuyên quốc gia và bảo về nền kinh tế của chúng tôi
chống lại hành vi của những cá nhân tha hóa hoặc các nhóm tội phạm có tổ chức
lạm dụng hệ thống tài chính của chúng tôi thông qua hợp tác thực thi pháp luật
và tình báo tài chính có liên quan đến những khoản chi trả cho tham nhũng và những
luồng tài chính trái phép. Chúng tôi hoan nghênh triển khai chương trình thí
điểm tại Úc, Chilê, Thái Lan và Việt Nam trong năm 2009 nhằm giới thiệu Bộ quy
tắc ứng xử trong kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi nhất trí
với Tuyên bố Lima Chống tham nhũng về Thị trường Tài chính thống nhất và Bản
hướng dẫn APEC về Phối hợp Công-Tư chống tham nhũng. Chúng tôi một lần nữa
khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ việc những nền kinh tế thành viên hiện chưa phê
chuẩn hiệu quả và triển khai Công ước chống Tham nhũng của Liên Hợp Quốc thực
hiện hoạt động này khi thích hợp.
Thúc đẩy an
ninh con nguời
Khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tiếp tục thách thức tầm nhìn của
APEC hướng tới những nền kinh tế tự do, mở và thịnh vượng nơi an ninh con người
được đảm bảo và chúng tôi khẳng định lại cam kết đối phó với những thách thức
này. Chúng tôi nhất trí rằng các thành viên APEC cần phải làm tất cả những gì
có thể để ngăn chặn những thiệt hại về kinh tế và con người do khủng bố, phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những phương thức vận chuyển các loại vũ khí
hủy diệt đó, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các loại sản phẩm, thực
phẩm không an toàn gây ra. Việc ngăn chặn những tình trạng trên đối với các nền
kinh tế và phục hồi nhanh chóng khi những tình trạng trên xảy ra đóng vai trò
then chốt nhằm bảo vệ công dân của chúng tôi và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh
tế bền vững và thịnh vượng
Chống khủng bố
và đảm bảo thương mại
Chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe doạ đến sự thịnh vượng, an ninh và các giá trị
cơ bản mà các nền kinh tế APEC đề cao. Chúng tôi tái khẳng định cam kết của
mình trong việc đảm bảo các hệ thống tài chính, đầu tư, thương mại và kinh tế
của khu vực, tránh những vụ tấn công khủng bốvà/hoặc bị những kẻ phổ biến vũ
khí lợi dụng, và ghi nhận rằng doanh nghiệp có lợi ích dáng kể từ việc giảm
thiểu những nguy cơ này. Chúng tôi hoan nghênh sự gia hạn nhiệm vụ của Nhóm Đặc
trách chống khủng bố (CTTF). Điều này sẽ cho phép APEC tiếp tục công việc quan
trọng của mình trong các lĩnh vực như ngăn chặn việc cung cấp tài chính cho
khủng bố và hoạt động phổ biến, thúc đẩy an ninh hàng không, an ninh trên bộ và
an ninh biển, và hỗ trợ phục hồi thương mại sau khi bị tấn công. Chúng tôi đặc
biệt đánh giá cao CTTF đã nỗ lực xây dựng Chương trình Phục hồi Thương mại và
hoan nghênh sáng kiến của một nhóm các nền kinh tế do Singapore dẫn đầu tiến
hành thử nghiệm Chương trình Phục hồi Thương mại vào năm 2009.
Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Nhóm Đặc trách về quản lý hiện trường sau các
vụ nổ, khủng bố ảo, quan hệ đối tác công-tư, bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng
thiết yếu cũng như sự kiểm điểm thường niên về các nhu cầu xây dựng năng lực
trong khu vực. Chúng tôi hoan nghênh các Bộ trưởng Vận tải đã thúc đẩy xây dựng
một môi trường vận tải an toàn cho người và hàng hóa.
Chúng tôi tái khẳng định nhu cầu cấp thiết của việc triển khai đầy đủ, ở những
nơi thích hợp, các biện pháp chống khủng bố của Liên Hợp Quốc và những tiêu
chuẩn quốc tế hiện có, bao gồm các Khuyến nghị Đặc biệt về Tài trợ Khủng bố của
Nhóm Đặc trách hoạt động tài chính (FATF). Chúng tôi cam kết tăng cường các nỗ
lực triển khai mọi Khuyến nghị Đặc biệt của FATF, đặc biệt là các Khuyến nghị
VI, VIII và IX nhằm chống việc bọn khủng bố khai thác và lợi dụng các khoản
tiền gửi thanh toán thay thế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chuyển
tiền vào mục đích tài trợ khủng bố, và hoan nghênh các hội thảo đào tạo và xây
dựng năng lực trong lĩnh vực này. Chúng tôi hoan nghênh việc FATF quyết định
nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề tài trợ cho phổ biến.
Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực đảm bảo an ninh thương mại trong khu vực bao
gồm các kết quả của Hội nghị Bảo đảm An ninh Thương mại châu Á-Thái Bình Dương
(STAR) lần thứ 6 tổ chức tại Lima năm nay, và khuyến khích các quan chức theo
đuổi hợp tác thực chất với khu vực tư nhân. Chúng tôi hoan nghênh việc triển
khai chương trình thí điểm bảo vệ thực phẩm tại Pêru giúp ngăn ngừa hành vi gây
ô nhiễm có chủ ý trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm và hi vọng các dự án
thí điểm tại một hoặc hai nền kinh tế APEC khác sẽ giúp tiếp tục phát triển
năng lực trên toàn APEC. Những nỗ lực hiện nay của APEC nhằm tăng cường an ninh
cho các sân bay, hải cảng và hệ thống giao thông đường bộ của khu vực, kiểm tra
hệ thống thông tin, tạo ra một hệ thống cảnh báo di chuyển khu vực và thúc đẩy
các biện pháp an ninh nhất quán đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Chúng tôi xác
định an ninh hàng hoá là một lĩnh vực quan trọng cần thúc đẩy nâng cao năng
lực. An toàn và an ninh của các tuyến đường biển trên toàn thế giới có ý nghĩa
thiết yếu với thương mại khu vực và toàn cầu. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những
nỗ lực hiện có của cộng đồng quốc tế chống lại nạn cướp biển và cướp có vũ
trang trên biển.
Chúng tôi tái khẳng định quyết tâm triệt phá các nhóm khủng bố, ngăn chặn phổ
biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và các hệ thống phổ biến của những nhóm khủng
bố, chống các tư tưởng cực đoan ủng hộ bạo lực và giảm thiểu việc sử dụng
internet nhằm mục đích khủng bố. Khủng bố là mối đe dọa nghiêm trọng đối với
người dân, các nền văn hóa và đức tin của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúng
tôi lên án mọi hành động khủng bố, coi đó là các hành động tội phạm và không
thể biện minh, đặc biệt là các hành động đánh bom tự sát và bắt cóc con tin
không thể dung thứ.
Ứng phó Tình
trạng Khẩn cấp
Các thảm hoạ ở khu vực trong năm 2008 bao gồm trận động đất tàn phá nặng nề ở
tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 5 khiến 90.000 người chết hoặc mất tích
lnhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng sẵn sang ứng phó của cộng
đồng và các doanh nghiệp trước những thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác,
và làm gia tăng tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Công- Tư. Chúng tôi hoan
nghênh các kết quả của việc kiểm tra tiến hành một năm hai lần về những cách
làm tốt nhất đối phó với tình trạng khẩn cấp và về các nhu cầu xây dựng năng
lực, đồng thời ủng hộ quan điểm về tổ chức Hội thảo thường niên các Lãnh đạo cơ
quan quản lí về đối phó với tình trạng khẩn cấp từ nay tới năm 2013. Chúng tôi
hoan nghênh Hội thảo về Khắc phục Thiên tai quy mô lớn do Đài Bắc Trung Quốc tổ
chức tháng 9 năm 2008 cũng như việc Việt Nam đề xuất tổ chức Hội thảo lần 3 tại
Việt Nam vào năm 2009.
Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Chiến lược của Nhóm Đặc trách Đối phó với
Tình trạng Khẩn cấp vể giảm thiểu nguy cơ, sẵn sàng ứng phó thiên tai, cũng như
việc thông qua Các Nguyên tắc APEC về Ứng phó và Phối hợp Thiên tai. Chúng tôi
cũng hoan nghênh những thực tiễn tốt nhất và các khuyến nghị thiết thực do các
bên tham gia Hội thảo về Khắc phục Thiên tai Quy mô Lớn tổ chức tại Đài Bắc Trung
Quốc đề xuất. Chúng tôi đồng thời hoan nghênh đề xuất của Nhóm Đặc trách triển
khai các dự án kéo dài nhiều năm nhằm tạo thuận lợi và đẩy nhanh quá trình hồi
phục tại những khu vực ảnh hưởng bởi thiên tai tại các nền kinh tế thành viên;
lồng ghép giảng dạy về thiên tai vào chương trình dạy học; và những nỗ lực của
Mạng lưới Tiêu Điểm Giới đưa vấn đề giới vào trong quản lí thiên tai. Chúng tôi
khuyến nghị các Nhà Lãnh đạo thảo luận về cơ chế sẵn sàng ứng phó và quản lí
thiên tai của khu vực, tập trung nhiều hơn vào các vấn đề giảm thiểu nguy cơ
thiên tai và nâng cao năng lực quản lí thiên tai của các nền kinh tế, và việc
tăng cường phối hợp và gắn kết theo Khung Phối hợp Hyogo 2005-2015: Xây dựng
Khả năng Kiên cường của các Quốc gia và Cộng đồng đối phó với Thiên tai.
Y tế
Chúng tôi nhất trí rằng có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa y tế, phát triển kinh
tế và an ninh. Chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Điều khoản tham chiếu và Kế
hoạch Làm việc Trung hạn của Nhóm Công tác về Y tế, ủng hộ nguyện vọng và những
nỗ lực tăng cường năng lực của khu vực, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát
triển nhằm lập kế hoạch chuẩn bị và đối phó với các tình huống khẩn cấp và các
thách thức y tế cộng đồng. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực nhằm phòng chống và
giảm thiểu tác động của các loại bệnh cúm ở người và gia cầm, các bệnh truyền
nghiễm qua côn trùng, HIV/AIDS cũng như chia sẻ các tiến bộ công nghệ thông tin
y tế. Chúng tôi ủng hộ công tác nghiên cứu về tác động của sức khỏe động vật và
môi trường tới sức khỏe con người và nhất trí tiếp tục xem xét vấn đề này để
xây dựng năng lực khu vực nhằm đối phó với các bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi tái
khẳng định ủng hộ các tiến trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai và
nhất trí rằng, các hoạt động cuả APEC nên hỗ trợ và bổ sung cho các nỗ lực của
WHO.
An toàn Thực
phẩm và An toàn các Sản phẩm khác
Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ Diễn đàn Hợp tác An toàn Thực phẩm APEC (FSCF) và hoan
nghênh những nỗ lực của diễn đàn nhằm nâng cao năng lực cho các nền kinh tế
thành viên. Chúng tôi ghi nhận lo ngại của người tiêu dung về vấn đề tiếp cận
thực phẩm an toàn và giá cả hợp lí, và khuyến khích các quan chức APEC tiếp tục
nỗ lực hài hòa các quy định và tiêu chuẩn. Chúng tôi ủng hộ thành lập một Mạng
lưới các Viện Đào tạo Đối tác của FSCF (FSCF PTIN) về an toàn thực phẩm để nhận
được chỉ dẫn và hỗ trợ từ khu vực tư nhân và các chuyên gia học thuật trong
lĩnh vực quan trọng này, và chỉ đạo các quan chức báo cáo về các hoạt động ban
đầu của FSCF PTIN và kết quả của Diễn đàn FSCF lần 2 tổ chức vào năm 2009. APEC
FSCF PTIN sẽ tận dụng các nguồn lực và chuyên môn về học thuật và về lĩnh vực
này để phát triển một mạng lưới các viện đào tạo và chuyên gia đào tạo trên
khắp thế giới nhằm nâng cao năng lực của nhà quản lý, nhà chế biến và sản xuất
trong việc áp dụng các thực tiễn quốc tế tốt nhất về an toàn thực phẩm và nhờ
đó sẽ đảm bảo tốt hơn an toàn cho chuỗi cung lương thực trong khu vực APEC.
Chúng tôi cũng khẳng định lại quyết tâm tăng cường hợp tác về an toàn sản phẩm.
Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc nâng cao các tiêu chuẩn hiện hành
và cải tiến các cách làm hiện nay trong lĩnh vực này, và chỉ đạo các quan chức
đưa ra các biện pháp trong lĩnh vực an toàn sản phẩm này, bao gồm nỗ lực đảm
bảo an toàn đồ chơi trong năm 2009.
Biến đổi khí
hậu
Chúng tôi khuyến nghị Các Nhà lãnh đạo đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ các
tiến trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu quốc tế.
Chúng tôi hoan nghênh việc thiết lập Mạng lưới châu Á-Thái Bình Dương về Quản
lý và Phục hồi Rừng Bền vững (APFNet) và đánh giá cao hỗ trợ tài chính hiện nay
từ phía Trung Quốc cho sáng kiến này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác giảm thiểu
khí thải do phá rừng và xuống cấp rừng ở khu vực và có những biện pháp thích đáng
chống khai thác gỗ trái phép trong khi giải quyết những động cơ kinh tế xã hội
chủ chốt. Chúng tôi nhận thức rằng giá trị của việc bảo tồn, quản lý rừng bền
vững và việc tăng cường nguồn dự trữ các-bon rừng để phục vụ cho việc thu hồi
các-bon trong nỗ lực toàn cầu đối phó với biến đổi khí hậu.
Chúng tôi bày tỏ ủng hộ hợp tác và xây dựng năng lực giúp giảm tác hại và thích
nghi với biến đổi khí hậu, bao gồm việc thúc đẩy phát triển, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ sạch và đánh giá cao hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ đối với Quỹ
Công nghệ Sạch và cũng đánh giá cao hỗ trợ tài chính từ Úc, Nhật Bản và Mỹ dành
cho các Quỹ Đầu tư Khí hậu.
Chúng tôi cũng công nhận vai trò của đại dương điều hòa khí hậu trái đất cũng
như những tác động đáng kể của biến đổi khí hậu đối với đại dương và các nguồn
tài nguyên biển. Chúng tôi ủng hộ tăng cường các nỗ lực chung để hiểu rõ hơn về
nguy cơ tổn thương và xây dựng các chiến lược thích ứng. Với thách thức mới
này, điều cấp thiết hiện nay là chúng tôi phải có những hành động cụ thể và
thiết thực, như đề ra trong bản Kế hoạch Hành Động Bali, để sử dụng bền vững
các tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển. Chúng tôi kêu gọi các Bộ trưởng
phụ trách các vấn đề Biển hợp tác thúc đẩy những mục tiêu này để chuẩn bị cho
cuộc họp tại Pêru năm 2010.
An ninh và tính
Bền vững Năng lượng
Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của thương mại năng lượng tự do và mở nhằm
đảm bảo các nền kinh tế khu vực có được sự tiếp cận đầy đủ, đáng tin cậy với
mức giá hợp lí đối với các nguồn cung năng lượng. Nhằm thúc đẩy đầu tư và giao
thương năng lượng xuyên biên giới, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái
sinh, và phát triển và ứng dụng công nghệ và sản phẩm sử dụng năng lượng thay
thế có lượng phát thải thấp, chúng tôi khuyến khích các thành viên APEC đáp lại
các kết quả của Hội thảo bàn tròn và Nghiên cứu Đầu tư và Thương mại Năng lượng
APEC. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc triển khai Rà soát tự nguyện trong APEC
về Tiết kiệm Năng lượng và khuyến khích các nền kinh tế APEC xem xét tham gia
và tiếp tục tìm kiếm sự hiệu quả năng lượng cao hơn giúp tăng cường an ninh
năng lượng, khả năng cạnh tranh kinh tế và giảm thiểu các tác động môi trường.
Cải cách thể
chế APEC và các vấn đề Hành chính
Chúng tôi khẳng định lại quyết tâm cải cách thể chế APEC nhằm nắm bắt các cơ
hội của thế kỷ 21 một cách hiệu quả hơn và vượt qua các thách thức. Chúng tôi
thông qua một loạt cải cách về quản lý dự án, bao gồm việc đề cao các dự án
nâng cao năng lực và quy hoạch mang tính dài hạn, chiến lược và phối hợp tốt hơn.
Chúng tôi giao việc phê duyện các dự án cho Hội nghị Các quan chức Cao cấp
(SOM) và Ủy Ban Quản lý và Ngân sách (BMC), đồng thời ủng hộ đề xuất về một
giai đoạn chuyển tiếp trước khi tiến tới một hệ thống các cuộc họp phê duyệt dự
án theo quý từ năm 2010 và giải ngân các quỹ nhanh hơn. Chúng tôi đã giao các
quan chức rà soát việc đánh giá các dự án của APEC, các hệ thống đánh giá và
xếp hạng cũng như khả năng chuyển giao trách nhiệm quản lý dự án cho các nền
kinh tế thành viên nhằm đảm bảo cung cấp tài chính cho các dự án có chất lượng
cao giúp đạt được các mục tiêu APEC.
Chúng tôi ủng hộ đề xuất của SOM bổ nhiệm của một Giám đốc Điều hành theo nhiệm
kì cố định và chỉ đạo các quan chức bắt đầu tiến hành giai đoạn lựa chọn và
hoàn tất việc bổ nhiệm trong năm 2009. Chúng tôi hoan nghênh đề xuất thay đổi
chương trình họp của APEC, coi đó là một phần của quá trình hiện nay nhằm nâng
cao hiệu quả và giảm chi phí. Chúng tôi hoan nghênh việc thiết lập Cơ quan Hỗ
trợ Chính sách APEC và ghi nhận rằng, chương triình làm việc hiện tại sẽ tăng
thêm năng lực phân tích cho cải cách cơ cấu, đầu tư và thương mại của chúng tôi
cũng như các hoạt động khác có liên quan đến ECOTECH. Chúng tôi hoan nghênh
thành lập Cơ sở Hỗ trợ và Đào tạo kỹ thuật Hoa Kỳ-APEC tại Singapore, một cơ
chế linh hoạt để Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực cho Ban thư ký APEC
và các nền kinh tế thành viên, và hỗ trợ cho chương trình nghị sự cải cách quản
lí dự án của APEC.
Chúng tôi ủng hộ Báo cáo SOM 2008 về chương trình làm việc của APEC gồm cả
những khuyến nghị trong đó, và ghi nhận Báo cáo Thường niên 2008 của Giám đốc
Điều hành Ban Thư ký APEC. Chúng tôi thông qua Ngân sách APEC 2009 và ủng hộ
nghiên cứu một cơ chế giúp giảm rủi ro về thay đổi tỷ giá đối với Ban Thư ký.
Chúng tôi hoan nghênh sự chuẩn bị cho APEC 2009 diễn ra tại Singapore.