Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 15/07/2008-10:13:00 AM
Sáu tháng đầu năm 2008: Giải ngân hơn 1 tỷ USD vốn ODA
Nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam tiếp tục được khơi thông. Sáu tháng qua, tổng gia trị giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn cả nước đạt 1,1 tỷ USD. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, để đạt được mức giải ngân trên 2 tỷ USD cho năm 2008, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.

Vụ Kinh tế Đối ngoại (Bộ Kế hoạch- Đầu tư) cho biết, 6 tháng đầu năm 2008, tổng giá trị cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) ký kết đạt 1,281 tỷ USD trong đó vốn vay là 1,216 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 65 triệu USD. Tình hình giải ngân các dự án ODA trong 6 tháng đầu năm về cơ bản là tốt, dự kiến mức giải ngân vốn ODA cả năm 2008 sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ ký kết những hiệp định ODA có giá trị lớn. Nhiều chương trình, dự án ODA quan trọng đã được ký kết như: Dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội có số vốn 245,27 triệu USD; Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế có số vốn 182,48 triệu USD; Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn TP.Hồ Chí Minh - Dầu Giây có số vốn 145,43 triệu USD" …

Tổng giá trị giải ngân vốn ODA trên địa bàn cả nước đạt 1,1 tỷ USD, bằng 58% kế hoạch gi ải nân n ăm 2008, trong đó vốn vay đạt 970 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 130 triệu USD. Các dự án vốn vay ngành điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có mức giải ngân tương đối cao. Một số dự án vốn vay trong lĩnh vực phát triển đô thị, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng chưa đạt mức đề ra.

Bộ Kế hoạch- Đầu tư dự báo tổng giá trị ODA ký kết trong các tháng cuối năm 2008 ước đạt 1,342 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt khoảng 1,19 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 152 triệu USD. Trong thời gian tới, nhiều hiệp định có giá trị vốn ODA lớn dự kiến được ký kết như: Hiệp định khung Việt Nam - Thụy Điển về hợp tác phát triển (100 triệu USD); Hiệp định khung về kế hoạch chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và 6 tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam (218 triệu USD); Thể thức vay giảm nghèo (PRSC 6) của WB và một số nước đồng tài trợ: 170 triệu USD; Dự án “Phát triển giao thông đô thị Hà Nội” (100 triệu USD); Dự án “Giao thông đồng bằng sông Cửu Long” (150 triệu USD)... Mặt khác, 6 tháng cuối năm 2008 cũng là thời gian tăng cường công tác vận động ODA cho năm 2009, trong đó đặc biệt là những công trình quy mô lớn như 3 dự án hạ tầng của Nhật Bản (đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM; đường bộ cao tốc Hà Nội - TP.HCM và Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc); một số dự án hạ tầng cơ sở quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và phát triển đô thị của WB, ADB và một số nhà tài trợ song phương khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn ODA có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành linh hoạt và các chính sách mềm dẻo của Chính phủ cụ thể các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ và của phía Việt Nam ph ải đồng nhất, hài hòa, các quy định về đấu thầu, chính sách đền bù và tái định cư c ũng được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đúng tiến độ của dự án.

Nhật Bản là nước có nhiều chương trình, dự án ODA lớn nhất cho Việt Nam (chiếm 35% trong tổng số). Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo cho biết: ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên là: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn; hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; hỗ trợ bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực này, đặc biệt là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… Và cùng với các dự án quy mô lớn Nhật Bản và Việt Nam sẽ thực hiện các dự án quy mô vừa và nhỏ. Đại sứ Sakaba Mitsuo nhấn mạnh : “Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA, hai nước cần lập ra quy hoạch tổng thể xem Việt Nam cần làm gì để phát triển; cần chọn ra thực hiện những dự án có mức độ ưu tiên cao nhất… Việt Nam cần phải bàn bạc với các nhà đầu tư để đưa ra phương án tốt nhất. Cùng với đó, Nhật Bản cũng cần có những nỗ lực để tăng cường hiệu quả, đánh giá trước và sau khi thực hiện dự án”

Ông Hồ Quang Minh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại cho rằng: triển vọng thu hút vốn ODA 6 tháng cuối năm 2008 là rất khả quan. Tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cản trở tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA:

Thứ nhất: Một số địa phương việc triển khai thực hiện dự án còn thụ động, thiếu cơ chế phối hợp trong việc xử lý, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Thứ hai: Thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án quá lâu, thường mất từ 2-3 năm dẫn đến hậu quả là chi phí thực hiện dự án tăng do yếu tố lạm phát.

Thứ ba: Quy trình, thủ tục của nhà tài trợ của phía Việt Nam còn thiếu hài hoà gây trở ngại lớn cho các cơ quan thực hiện.

Để khắc phục những tồn tại trên, theo ông Minh trong thời gian tới , Bộ Kế hoạch - Đầu tư cần triển khai chủ trương phân cấp thẩm quyền phê duyệt vốn ODA, nhằm tạo ra động lực thi đua giữa các địa phương, theo hướng tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA./.

Khánh Lan
Đảng Cộng sản Việt Nam

    Tổng số lượt xem: 1242
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)