Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 19/11/2009-09:53:00 AM
Ngành cơ khí hướng vào nông nghiệp, nông thôn
Trong giai đoạn 2011-2020, một trong những định hướng phát triển ngành Cơ khí cần chú trọng là phát triển các công nghệ chế tạo và chế biến tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Việt Nam có khoảng 7.225 doanh nghiệp sản xuất cơ khí.

Ngày 18/11/2009, Hội nghị Khoa học công nghệ Cơ khí chế tạo toàn quốc lần thứ 2 diễn ratại Hà Nội. Hội nghị do Tổng Hội Cơ khí Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cơ khí phối hợp với Chương trình KHCN KC.05/06-10 (Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 về Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo) tổ chức.
Trong phiên thảo luận về“Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành cơ khí chế tạo Việt Nam”, TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Hội Cơ khí Việt Nam đánh giá, chủ trương của Nhà nướcthành lập các Tổng Công ty, các Tập đoàn cơ khí mạnh và xã hội hóa đối với sự phát triển ngành Cơ khí đã tạo ra những chuyển biến tích cực, giúp phát triển nhanh và bền vững.
Về định hướng phát triển ngành Cơ khí, TS Trần Việt Hùng cho biết: Giai đoạn 2011-2020, một số nội dung lớn cũng cần được chú trọng như: phát triển các công nghệ chế tạo và chế biến tiên tiến phục vụ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu chế tạo các thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị thân thiện với môi trường; khai thác năng lượng mới, vật liệu mới…
Một số giải pháp phát triển cũng được nêu ra khá chi tiết như: đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư sản xuất, đẩy nhanh quá trình “tích tụ vốn” đối với doanh nghiệp cơ khí chế tạo; tiếp tục Chương trình Sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia với cơ chế mới.
Đặc biệt, vấn đề đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cơ khí chế tạo được các đại biểu rất quan tâm.
TheoGS.TSKH Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần tạo bước chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo ngành Cơ khí. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2012, các cơ sở đào tạo sẽ cung cấp 65% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn; năm 2015 là 80% và đào tạo nhân lực cơ khí đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Đặc biệt, cần tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo nhu cầu, ưu tiên chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở ở xa, chú trọng khu vực miền Trung và miền Nam./.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Việt Nam có khoảng 7.225 doanh nghiệp sản xuất cơ khí, thu hút 668.720 lao động, sản xuất ra lượng hàng hóa trị giá gần 400.000 tỉ đồng. Cơ khí chế tạo Việt Nam đã từng bước hội nhập với thế giới, xuất khẩu một số công nghệ và sản phẩm như: dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hạt điều; dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất tấm lợp Fibro ximăng không dùng amiang; hệ thống thiết bị xay xát, chế biến gạo…

Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 920
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)