Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 22/07/2010-18:32:00 PM
Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT 7 tháng đầu năm 2010
Báo cáo của Vụ Quản lý các Khu kinh tế ngày 22/7/2010
I. Tình hình xây dựng và phát triển các KCN
1. Về tình hình thành lập KCN
Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có 17 KCN được thành lập mới và mở rộng với tổng diện tích đất tự nhiên tăng thêm là 3.255 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký của17 dự án phát triển kết cấu hạ tầng đạt trên 5.000 tỷ đồng.
- Tính đến cuối tháng 7/2010, cả nước đã có 253 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 68.541 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 45.000 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 43.375 ha và 82 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 25.165 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 57 tỉnh, thành phố trên cả nước.
2. Về tình hình thu hút đầu tư vào KCN
- Trong 7 tháng đầu năm 2010, các KCN trên cả nước đã thu hút được tổng cộng 3.447 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 129dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 2.542,7 triệu USD và 142 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 904,3 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được trong các KCN trong 7 tháng đầu năm chiếm khoảng 35% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được trên phạm vi cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai là những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm 40% cả nước.
- Trong 7 đầu năm 2010, các KCN đã thu hút được 158 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 23.600 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 56 dự án với tổng vốn tăng thêm 3.528 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được trong 7 tháng đầu năm đạt gần 2.000 nghìn tỷ đồng.
- Tính đến nay, các KCN cả nước đã thu hút được 3.841 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 52 tỷ USD và 4.617 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 305 nghìn tỷ đồng.
- Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt khoảng 48%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 62%.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh:
- Đến cuối tháng 7/2010, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đạt 16.065 triệu USD, chiếm 31% tổng vốn đầu tư đăng ký; vốn thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trong KCN đạt 124,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có 3.285 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 2.500 dự án đầu tư trong nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến cuối tháng 7/2010 đạt 896 triệu USD (dự án có vốn đầu tư nước ngoài) và hơn 43 nghìn tỷ đồng (dự án đầu tư trong nước), chiếm tương ứng 34% và 42% so với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước.
- Trong 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp KCN đạt doanh thu 13.610 triệu USD, giá trị nhập khẩu 8.133 triệu USD, giá trị xuất khẩu 7.538 triệu USD và nộp ngân sách khoảng 8.666 tỷ đồng.
II. Tình hình xây dựng và phát triển các KKT
Đến nay đã có 14 KKT được thành lập, gồm: 2 KKT ở vùng Đồng bằng sông Hồng là Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng; 10 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung là Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An; Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế; Chu Lai, tỉnh Quảng Nam; Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa; Hòn La, tỉnh Quảng Bình và Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên và 2 KKT ở đồng bằng sông Cửu Long là KKT Đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang và KKT Định An, tỉnh Trà Vinh. Tổng diện tích của 14 KKT là 627.633 ha.
Các KKT cả nước hiện thu hút được khoảng 600 dự án trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ USD và 300.000 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án lớn và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, KKT Vũng Áng, KKT Dung Quất gồm nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà mỏy thộp Quảng Liên, Khu liên hợp giang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, nhà máy cơ khí nặng Doosan, các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn và Vũng Áng, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong...
III. Một số đánh giá, nhận xét
1. Kết quả
- Trong 7 tháng đầu năm, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT đã đạt được những kết quả khả quan, dần phục hồi tốc độ tăng trưởng so với giai đoạn trước khủng hoảng.
- Cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT đã dần được hoàn thiện theo hướng tăng cường phân cấp cho các Ban quản lý KCN, KKT thực hiện quản lý Nhà nước KCN, KKT trên các lĩnh vực.
- Ban quản lý các KCN, KKT đã dần ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự và nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới được phân cấp.
- Các KCN, KKT đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế – xã hội địa phương, góp phần tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế-lao động theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm.
2. Hạn chế
- Vấn đề bảo vệ môi trường KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số KCN, doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường. Việc phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN, KKT của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ.
- Cơ cấu đầu tư, lao động trong các KCN, KKT chưa thực sự hợp lý, hàm lượng công nghệ, lao động tri thức trong các KCN, KKT còn hạn chế.
- Công tác quy hoạch KCN và tuân thủ các điều kiện quy hoạch, thành lập KCN của các địa phương còn hạn chế.
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của một số KCN còn gặp khó khăn, không hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
- Vấn đề nhà ở, điều kiện sống, làm việc của người lao động trong KCN vẫn chưa có giải pháp thực sự hữu hiệu.
- Công tác xây dựng hạ tầng KKT còn chậm; huy động các nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KKT còn gặp nhiều khó khăn.
IV. Một số nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới
- Rà soát lại các dự án đầu tư hạ tầng KCN và cỏc doanh nghiệp KCN để đôn đốc, hỗ trợ các dự án gặp khó khăn và thu hồi đất và Giấy chứng nhận đầu tư đối với cỏc dự ỏn khụng cú khả năng triển khai.
- Triển khai đánh giá tình hình và các điều kiện cụ thể của các địa phương làm căn cứ để xây dựng phương án phân bổ vốn hỗ trợ ngân sách trung ương cho KCN, KKT Kế hoạch 2011.
- Xây dựng và thực hiện Đề án quản lý hệ thống thụng tin toàn quốc về KCN, KKT.
- Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban quản lý KCN, KKT.
- Tổ chức nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách hiện hành về KCN, KKT nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đẩy mạnh phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư vào KCN, KKT.
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Đề xuất cơ chế chuyển đổi công ty phát triển hạ tầng KCN hoạt động theo mô hỡnh đơn vị sự nghiệp có thu sang loại hình doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả hơn vốn ngân sách và huy động thêm các nguồn vốn khác đầu tư hạ tầng KCN.
- Tổ chức các Hôi thảo chuyên đề phục vụ tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KKT để đánh giá toàn diện những kết quả, hạn chế và xây dựng các giải pháp phát triển KCN, KKT trong giai đoạn tới.
- Giải quyết các vướng mắc, hướng dẫn thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý KCN, KKT./.
Vụ Quản lý các Khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1682
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)