Toàn cảnh buổi tọa đàm thục hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh Ngày 5/4, cuộc tọa đàm với sự tham dự của lãnh đạo UBND 4 tỉnh, thành phố phía Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP Chính phủ được tổ chức tại trụ sở Cơ quan thường trú Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24/2/2011, Chính phủđã ban hành Nghịquyết số 11/NQ-CP vềnhững giải pháp chủyếu tập trung kiềm chếlạm phát, ổnđịnh kinh tếvĩmô,đảm bảo an sinh xã hội.
Sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, với sự vào cuộc nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có những chuyển biến bước đầu tích cực.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với một số đơn vị chức năng thuộc Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm giữa lãnh đạo UBND 4 tỉnh, thành phố phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Sóc Trăng về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 11 tại địa phương, những kết quả đã đạt được, những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết, nhất là sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết quan trọng này.
Tham dự tọa đàm có:
- BàNguyễn ThịHồng, Phó Chủtịch UBND thành phố Hồ Chí Minh
- Ông Đinh Quốc Thái, PhóBíthư, PhóChủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
- Ông Bùi Văn Thạch, Phó Chủtịch UBND tỉnh Bình Phước.
- Ông Lê Thành Trí, Phó Chủtịch UBND tỉnh Sóc Trăng.
Tham gia buổi tọa đàm còn có lãnh đạo một số cơ quan đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ, ngành ở phía Nam; lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương; đại diện một số doanh nghiệp thuộc 4 tỉnh, thành nói trên.
MC: Thưa bà Nguyễn Thị Hồng, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nền kinh tế có thể nói là phát triển năng động nhất nước. Điều đó đã cho thấy vai trò quan trọng của Thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP. Xin bà cho biết, Thành phố đã có chương trình hành động như thế nào để thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ?
Bà Nguyễn Thị Hồng: Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và quyết liệt phải thực hiện xuyên suốt trong năm 2011. Sau khi Chính phủ triển khai NQ 11, Thành ủy đã có chương trình hành động, UBND thành phố đã có chỉ trị, trên cơ sở đó triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Sau đó, thành phố đã tổ chức 2 cuộc họp với cán bộ chủ chốt để triển khai, quán triệt trên tinh thần quyết liệt đến nay, đã hình thành Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND là Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND là Phó Trưởng ban, để có điều kiện tập trung chỉ đạo xuyên suốt.
|
BàNguyễn ThịHồng, Phó Chủtịch UBND thành phố Hồ Chí Minh
|
Đến nay, Chương trình hành động và chỉ thị đã được triển khai cho các quận huyện, các sở ngành với 5 giải pháp.
Thứ nhất, phối hợp với NHNN thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng của Chính phủ.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý ngân sách, chi tiêu công có hiệu quả.
Thứ ba, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ tiêu dùng của người dân.
Thứ tư, tập trung đảm bảo an sinh xã hội.
Nhóm giải pháp thứ năm rất quan trọng là tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân và các cấp, các ngành chức năng hiểu rõ về tính chất, nội dung NQ 11 để cùng thực hiện.
Với các giải pháp nói trên, qua 1 tháng triển khai, bước đầu đã có một số kết quả, đặc biệt là trong phong trào toàn xã hội hưởng ứng NQ 11, đã có nhiều việc làm hay, nhiều việc làm hết sức tích cực.
Chúng tôi xin chia sẻ về một số phong trào. Việc chia sẻ khó khăn ở trong dân xuất phát từ Thủ Đức, tới ngày 31/3 đã được triển khai toàn thành phố. Cụ thể, huy động 35.500 chủ nhà trọ đã hỗ trợ trên 700 ngàn người thu nhập thấp và học sinh, sinh viên bằng việc không tăng tiền nhà, tiền điện nước. Đây là một hỗ trợ hết sức tích cực, cụ thể.
Ngoài ra, MTTQ đã phát động phong trào “3 tiết kiệm, 3 tương trợ”. Cụ thể, 3 tiết kiệm tập trung vào tiết kiệm điện, tiết kiệm trong tiêu dùng và không tiêu dùng hàng xa xỉ. 3 tương trợ hướng tới người nghèo, gia đình chính sách, công nhân, nông dân, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tương trợ người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn THÀNH PHố.
Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ đã triển khai phong trào tiết kiệm điện đối với hơn 200 ngàn hộ gia đình.
Tổng công ty Điện lực thành phố đã phát hành cẩm nang đến từng hộ, hướng dẫn cách sử dụng điện tiết kiệm điện. Theo đó, quý I đã tiết kiệm được 69 triệu kWh điện. Hi vọng trong năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần thiết thực vào chương trình tiết kiệm điện của Chính phủ.
Phải nói đó là những phong trào chúng tôi đã làm và đang làm quyết liệt, nhân rộng để tất cả mọi người tham gia.
UBND thành phố cũng đã giao nhiệm vụ cho từng sở, ngành, doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể để sử dụng năng lượng tiết kiệm. Nhiều đơn vị đã thực hiện tích cực như Sài Gòn Corp đã chuyển sang sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã dùng nước trà thay nước suối. Đây là việc làm tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
|
Ông Đinh Quốc Thái
|
MC: Được biết hơn mộttháng qua, thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về những giải pháp mà thành phố đã triển khai trong thực hiện chính sách tiền tệ theo tinh thần của Nghị quyết ?
BàNguyễn ThịHồng: Xin nói rằng, hiện nay sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng, lãi suất cao. Trong bối cảnh đó, thành phố quan tâm đến nhóm giải pháp này.
Giải pháp đầu tiên là phối hợp với NHNN thực hiện triển khai đồng bộ chỉ đạo của Chính phủ trong quản lý tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch đồng bộ, cụ thể hướng dẫn các NHTM thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ với các chỉ tiêu cụ thể như năm 2011, giảm dư nợ tín dụng còn không quá 20%. Thành phố giao NHNN chi nhánh thành phố sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn, theo hướng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên cơ sở đó, giảm chi cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên, khi làm việc với NHNN chi nhánh thành phố, chúng tôi cũng đặt vấn đề, trong lĩnh vực bất động sản thì không giảm vốn đối với các dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà tái định cư nhằm tạo điều kiện cho đối tượng thu nhập thấp có điều kiện ổn định nhà ở.
Đối với lĩnh vực Ngân hàng, mới hôm qua (4/4), UBND thành phố tổ chức hội nghị, mời Thống đốc NHNN, lãnh đạo Bộ Công Thương, Tài chính, cùng dự để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các bộ, ngành, Thống đốc NHNN nắm bắt tình hình thực tế, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có quyết sách, điều chỉnh cơ chế kịp thời giúp đỡ, như lộ trình giảm lãi suất.
Tại hội nghị, Bộ Tài chính cũng đã ghi nhận kiến nghị giảm nợ thuế, thu thuế trong 2011 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thua lỗ 2 năm liền. Theo tôi, qua đây sẽ có cơ chế không phải chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà còn triển khai cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
Đối với tỉnh Bình Phước, ông Bùi Văn Thạch cho biết thêm: Có thể nói sau khi Chính phủ ban hành NQ 11, UBND tỉnh Bình Phước đã triển khai tích cực và cuối tháng 2 chúng tôi đã cụ thể hóa toàn bộ chương trình NQ bằng các kế hoạch chương trình của tỉnh với 5 nhóm giải pháp tương đương như thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Bình Phước có đặc thù nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên UBND tỉnh đã phối hợp với NHNN quán triệt tới các tổ chức tín dụng, đặc biệt giao cho NHNN chi nhánh tỉnh, tổ chức họp với các ngân hàng trên địa bàn để ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu.
Trước đây, các điều kiện để có thể vay vốn của các doanh nghiệp làm nông nghiệp, xuất nhập khẩu rất khó khăn. Tuy nhiên, hơn 1 tháng vừa qua, các ngân hàng đã linh động hơn trong hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này.
Bình Phước đang vào mùa điều, các doanh nghiệp xuất khẩu đang tiến hành thu mua, chúng tôi cũng đã làm việc với các doanh nghiệp này. Chỉ trong 1 tháng, tổng dư nợ cho nông nghiệp nông thôn đạt 65,8% của toàn tỉnh, tăng gần 10% trong 1 tháng. Đây cũng là bước đột phá giúp doanh nghiệp, hỗ trợ cho các lĩnh vưc nông nghiệp, xuất khẩu.
Về phía tỉnh Đồng Nai, ông Đinh Quốc Thái cho biết: Sau khi có NQ của Chính phủ, ngày 11/3, tỉnh đã ban hành chương trình hành động quán triệt tư tưởng chỉ đạo của NQ11.
Tất cả các nhóm giải pháp cũng dựa trên NQ 11 đã được triển khai thành các chương trình hành động cũng như kế hoạch của các ban ngành, địa phương. Một mục tiêu rất quan trọng đối với tỉnh là quyết tâm tiếp tục giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu NQ 01 của tỉnh ủy về phát triển KT-XH 2011.
Về phía Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí cho biết, cũng như các tỉnh bạn, triển khai thực hiện NQ 11, tỉnh ủy có chương trình hành động, UBND ban hành kế hoạch triển khai. Tỉnh đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh với sự tham gia của khoảng 600-700 đại biểu. Với đặc diểm của Sóc Trăng, chúng tôi xác định quán triệt thực hiện NQ 11 của Chính phủ, giải pháp tập trung nhất là đẩy mạnh phát triển sản xuất, chủ yếu là lúa và tôm.
Đối với lúa, phấn đấu năm 2011, sản lượng đạt 2 triệu tấn, tăng thêm trên dưới 100.000 tấn.
Đối với tôm, chúng tôi cố gắng hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
MC: Xin các vị đại biểu cho biết các địa phương đã phối hợp với các bộ ngành như thế nào để triển khai thực hiện NQ 11 đem lại hiệu quả thiết thực?
Bà Nguyễn Thị Hồng: Như tôi vừa báo cáo, không phải tại thời điểm này mà trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh rất cám ơn các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ với thành phố trong việc thực hiện các chương trình hành động. Lúc thành phố gặp khó khăn thì các bộ ngành đều sẵn sàng hỗ trợ.
Riêng với việc thực hiện NQ11, trước tiên chúng tôi đã gửi chương trình hành động cụ thể tới các bộ ngành chức năng. Hàng tháng, NHNN đều ngồi lại với thành phố Hồ Chí Minh nắm bắt tình hình, để triển khai giải pháp phù hợp với hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố.
Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với thành phố trong thời gian qua, giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ ngân sách, quản lý thu chi. Có những điểm chính sách chưa phù hợp thì chúng tôi nắm bắt, báo cáo, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh. Tại cuộc gặp hôm qua, Bộ Tài chính đã ghi nhận nhiều đề xuất từ phía thành phố như giảm nợ thuế, nộp thuế phân kỳ đối với các doanh nghiệp thua lỗ trong 2 năm 2009 – 2010. Chúng tôi cũng đề xuất xem xét nâng mức thực hiện thuế thu nhập cá nhân…
Chương trình bình ổn giá của thành phố được phối hợp rất tốt với Bộ Công Thương. Có thể nói các bộ đều hết sức hỗ trợ thành phố. Cũng trong hội nghị hôm qua, các Bộ đã đồng tình ủng hộ, góp ý, giới thiệu nhiều cách làm hay để giúp chúng tôi thực hiện tốt hơn NQ 11.
MC: Như vậy, chúng ta có thể thấy sự gắn kết khá rõ giữa các bộ ngành và các địa phương trong việc thực hiện NQ 11. Thưa ông Lê Thành Trí, Sóc Trăng là một tỉnh còn khó khăn nhưng đã đặt ra mục tiêu tăng thu ngân sách khoảng 53 tỷ đồng so với dự toán ngân sách đầu năm, và tăng thêm mức tiết kiệm chi thường xuyên trong 9 tháng còn lại là 28,8 tỷ đồng. Vậy tỉnh đã có sự chuẩn bị như thế nào để hoàn thành tốt các mục tiêu này?
Ông Lê Thành Trí: Về tăng thu ngân sách, bên cạnh biện pháp như là quản lý, khai thác tốt các nguồn thu thì Sóc Trăng rất quan tâm làm sao giảm thiệt hại của diện tích tôm nuôi đến mức thấp nhất. Vì với Sóc Trăng, nguồn thu qua các dịch vụ quanh con tôm là rất lớn. Nếu chúng tôi chỉ đạo chăm sóc tốt vụ tôm thì khả năng tăng thu 7-8% không khó.
Về tiết kiệm chi, chúng tôi đã triển khai. Ngoài những nội dung mà NQ 11 đã chỉ ra như tạm dừng mua sắm xe hơi, trang thiết bị đắt tiền… thì chúng tôi quan tâm hạn chế hội họp, lễ hội không cần thiết.
Về vấn đề này, ông Võ Đức Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương, Văn phòng Chính phủ cho biết thêm: Vừa qua, đoàn liên ngành giữa Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra 13 địa phương ĐBSCL, thấy rằng tất cả đều triển khai nghiêm túc NQ 11. Tỉnh ủy có Nghị quyết, UBND có chương trình hành động tới cấp huyện, cấp xã, tới các xí nghiệp.
Qua thực tế tại các địa phương, chúng tôi kiến nghị rà soát đến tận quận, huyện về các công trình sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ để đình hoãn, giãn tiến độ. Ngoài ra, có một số vướng mắc như theo các chương trình quốc gia thì việc kiên cố hóa trường lớp tới 2015 phải xong, việc kiên cố hóa trụ sở xã, phường tới 2012 phải xong. Về vấn đề này, các địa phương phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, đồng thời có ý kiến giải trình với Thủ tướng bởi tinh thần NQ 11 là không cắt giảm những công trình này mà chỉ tạm dừng, chuyển vốn sang cho các công trình có thể hoàn thành trong năm 2011 để đưa vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
Khi kiến nghị với Chính phủ, các kiến nghị phải thật cụ thể với từng công trình. Chẳng hạn, tại một số tỉnh miền Tây, những công trình gần biển nếu đình hoãn thì sắt thép han gỉ sẽ lãng phí hơn, vậy thì giải quyết ra sao…
MC: Việc điều chuyển cơ cấu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho nông nghiệp, nông thôn, cho xuất khẩu, cho công nghiệp phụ trợ đang được các địa phương thực hiện như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Hồng: Phải nói rằng, với thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề quản lý để ngân sách phát huy hiệu quả luôn là nhiệm vụ được quan tâm xuyên suốt trong thời gian qua.
Với nguồn thu, năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ giao trên 177 ngàn tỷ đồng. Đây cũng là một khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh chi phí đầu vào khó khăn, các doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất rất khó.
Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch khai thông nguồn lực để trên cơ sở đó có nguồn thu phù hợp, thay thế những khoản giảm thu… Trong đó, tập trung cho cải cách hành chính, từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách. Những cơ chế các bộ ban hành còn vướng thì thành phố sẽ làm việc với bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính để đảm bảo cơ chế cho địa phương triển khai có kết quả.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ có giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, giáo dục, phúc lợi công cộng để huy động nguồn lực từ trong dân.
Đặc biệt, chúng tôi cũng sắp xếp, bán các tài sản dôi dư để tạo nguồn thu.
Về chi, chúng tôi triển khai quyết liệt và nghiêm túc việc tiết giảm 10% chi thường xuyên và dừng mua sắm ô tô, giảm hội họp không cần thiết… Đến giờ này, chúng tôi đã xác định con số tiết kiệm trên 408 tỷ đồng.
Về xây dựng cơ bản, thành phố chi cho đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng mỗi năm, từ nhiều nguồn vốn. Để sử dụng có hiệu quả cao nhất, ngay từ đầu năm, thành phố xác định chỉ đầu tư những dự án chuyển tiếp từ năm 2010 và những dự án hoàn thành trong năm 2011. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành NQ 11, thành phố đã giao các sở, ngành xem xét về tiến độ, khối lượng, trước mắt tiếp tục tạm dừng 89 dự án với số vốn 440 tỷ đồng.
Số tiền tiết giảm này được Thành ủy thông qua dành cho đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, thành phố tập trung trợ cấp cho hộ nghèo, cho đối tượng chính sách, cho cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp…
Thành phố cũng đã có cơ chế tăng 40% mức trợ cấp với cán bộ, viên chức công tác tại trạm y tế xã, thị trấn, cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác tại xã, tăng 50% mức trợ cấp cán bộ, nhân viên tại trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện… Chúng tôi thấy rằng đây là những đối tượng cần quan tâm để qua đó đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe nhân dân…
MC: Một trong những nhiệm vụquan trọng được nêu trong nghịquyết 11 làcắt giảm đầu tưcông. Thực hiện nhiệm vụnày, các địa phương đã cósựkiểm tra, ràsoát các công trình, dựánđượcđầu tưbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ để xác định các công trình cần giãn, hoãn tiến độ thực hiện trong năm 2011 và thực hiện điều chuyển vốn của các công trình, dự án này cho các công trình, dự án khác cấp bách hơn. Tại các địa phương, kết quả của việc làm này ra sao?
Đối với Bình Phước, ông Bùi Văn Thạch cho biết: Sau khi có NQ 11, Bình Phước đã tiến hành rà soát tất cả các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, qua đó cắt giảm 29 công trình với tổng số tiền trên 65 tỷ đồng. Tất cả số tiền tiết giảm này sẽ chuyển sang các công trình khác hoàn thành trong năm 2011. Việc này được thực hiện rất quyết liệt, nhanh chóng, giao cho tất cả các huyện rà soát các công trình trên địa bàn cũng như công trình thuộc danh mục của tỉnh. Trong thời gian vừa qua, các chủ đầu tư có ý kiến, nhưng chúng tôi khẳng định vẫn phải làm quyết liệt, không thể khác. Cho tới thời điểm này, phần việc này của chúng tôi xem như đã thực hiện xong. Kết thúc, cuối năm nay, số tiền 65 tỷ đồng này sẽ được khẳng định tính hiệu quả.
Về mục tiêu tăng thu ngân sách, giảm chi thường xuyên, chúng tôi quyết định tăng thu từ 7-8% với mức khoảng 170 tỷ đồng, tiết kiệm chi thường xuyên 9 tháng còn lại khoảng 40 tỷ đồng. Nếu quyết tâm thu tăng được 170 tỷ đồng thì đây cũng là mức cũng cao, tỉnh đã thành lập ngay tổ chỉ đạo thu nợ và chống thất thu thuế trên địa bàn, tăng cường công tác tăng thu ngân sách, chống thất thu thuế, thu thuế tồn đọng. Số nợ đọng còn khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu được 180 tỷ đồng. Đây sẽ là khoản tăng thu nhanh.
Đối với tiết kiệm chi thường xuyên, chúng tôi cũng làm quyết liệt. Sau khi có chương trình hành động, cả tỉnh đã tổ chức 2 cuộc họp triển khai, các huyện thị cũng tổ chức họp quán triệt, dừng mua sắm ô tô, thiết bị văn phòng... Tới thời điểm này, có thể nói mức độ các hội thảo, hội nghị, đi công tác nước ngoài đã cắt giảm tối đa. Trong điều kiện cái nào thật sự cần thiết mới thực hiện.
Tới bây giờ các ban ngành, huyện thị của Bình Phước đã thực hiện tương đối tốt NQ 11 của Chính phủ.
Xin nói thêm, Bình Phước là tỉnh dân tộc miền núi Đông Nam Bộ, vì vậy đảm bảo an sinh xã hội rất quan trọng. Chúng tôi đã thực hiện ngay từ đầu sau khi có NQ11 như có kế hoạch cụ thể để thực hiện ngay hỗ trợ nhà ở cho người nghèo 8 tỷ đồng, bảo trợ xã hội theo NĐ 67 của Chính phủ là 25 tỷ đồng, hỗ trợ các đối tượng nghèo vay thêm 5 tỷ đồng. Trong thời gian ngắn, chúng tôi đã có quyết tâm hỗ trợ các đối tượng nghèo để đảm bảo an sinh xa hội.
|
Ông Lê Thành Trí
|
Về phía tỉnh Đồng Nai, ông Đinh Quốc Thái cho biết: Sau 1 tháng thực hiện NQ 11, tỉnh đã xây dựng, rà soát lại, phấn đấu đạt mục tiêu thu ngân sách 2011 tăng 10-12%, tương đương khoảng 2.000-2.500 tỷ đồng. Giảm chi thường xuyên 10% trong 9 tháng tương đương trên 60 tỷ đồng. Ngoài ra, sau khi rà soát các công trình xây dựng cơ bản có vốn đầu tư từ ngân sách, đối với các công trình do UBND tỉnh phân bổ vốn, cho tới thời điểm này, đã cắt giảm 125,5 tỷ đồng. Trong đó đình hoãn 14 dự án, với tổng số vốn 82,9 tỷ đồng, giãn 34 dự án với 42,7 tỷ đồng. Đối với các dự án cấp cho cấp huyện thực hiện thì giảm được 49,221 tỷ đồng, trong đó đình hoãn 24,470 tỷ đồng, giãn 24,481 tỷ đồng.
Tỉnh cũng có chủ trương đối với các dự án quan trọng, liên quan tới an sinh xã hội như xây dựng nông thôn mới, nâng cấp trường lớp… vẫn tiếp tục cho thực hiện. Ngoài ra, các chương trình như cấp nước sạch vẫn được tiếp tục. Tôi đồng tình với ý kiến của đại diện Vụ Địa phương là khi rà soát, nếu dự án thiết thực đối với phát triển KT-XH, liên quan tới an sinh, cần báo cáo Chính phủ xin cho thực hiện bởi khi chúng ta giãn, đình hoãn sẽ ảnh hưởng tới đời sống cấp thiết của nhân dân.
Đối với Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí cho biết: Là tỉnh rất khó khăn, kết cấu hạ tầng yếu kém, nhưng quán triệt NQ 11, chúng tôi thực hiện kiên quyết, đến nay, công việc rà soát các công trình, đình hoãn, giãn tiến độ đã thực hiện xong. Kết quả, dừng thực hiện 7 dự án với số vốn 39 tỷ đồng, hoãn khởi công 6 dự án với hơn 30 tỷ đồng, giãn tiến độ thực hiện đối với 8 công trình khác. Bên cạnh đó, chúng tôi điều chỉnh để tập trung nguồn vốn, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân để hoàn thành dứt điểm những công trình năm 2011.
MC: Nghị quyết 11 đưa ra chủ trương không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách. Sóc Trăng và Bình Phước là những tỉnh còn khó khăn, việc thực hiện chủ trương này được tiến hành như thế nào?
|
Ông Bùi Văn Thạch
|
Ông Bùi Văn Thạch: Bình Phước là tỉnh rất khó khăn, song UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo nói trên của Chính phủ.
Tuy nhiên, để làm được như thế, ngay từ trước, UBND tỉnh đã triển khai chủ trương xã hội hóa các công trình, nhất là các công trình giao thông cần nguồn vốn rất lớn. Hầu hết các dự án như Quốc lộ 14, 13 qua Bình Phước cũng như các tỉnh lộ đều được thực hiện theo hình thức BT hoặc BOT nên hầu như không bị ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi cũng cảm thấy đỡ căng thẳng hơn.
Đối với Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí cho biết: Tương tự như Bình Phước, chúng tôi cũng hướng vào các giải pháp huy động nguồn lực của xã hội.
MC: Thắt chặt chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề đa dạng, vậy việc hỗ trợ các doanh nghiệp được thực hiện như thế nào để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần giảm nhập siêu như mục tiêu Nghị quyết 11 đã đề ra?
Bà Nguyễn Thị Hồng: thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt trong thời gian qua. Hàng tháng, thành phố giao cho Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tổ chức gặp gỡ, giao lưu, trả lời các doanh nghiệp. Đến giờ phút này, chúng tôi đã huy động được 42 sở ngành chức năng cùng UBND các quận huyện tham gia các buổi gặp gỡ này, để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền các chủ trương cơ chế, chính sách của Nhà nước để doanh nghiệp thực hiện.
Từ năm 2008, thành phố giao cho chủ tịch UBND quận, huyện gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn theo từng quý, vì chúng tôi nghĩ rằng, không ai khác hơn có thể tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn. Các sở ngành cũng phải tham gia các buổi đối thoại này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn giải pháp này. Ngoài ra, lãnh đạo thành phố cũng trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp. Qua đó, nắm bắt, báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách. Nếu trong tầm tay, trong phạm vi phân cấp, sẽ trực tiếp tháo gỡ. Ví dụ, tại hội nghị hôm qua, từ ý kiến của doanh nghiệp, chúng tôi đã mời lãnh đạo NHNN và các bộ gặp gỡ các doanh nghiệp.
Ngoài ra, chúng tôi có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư hiện đại hóa để thay thế sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm có chất lượng cao, giảm giá thành hoặc các dự án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất cao, các dự án phát triển bền vững. Thành phố đã triển khai cơ chế này trong nhiều năm qua và sẽ mở rộng đối tượng được hỗ trợ.
Ngoài ra, thành phố thực hiện hỗ trợ, quảng bá xúc tiến để tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Đặc biệt, với chương trình người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo do Phó Bí thư Thành ủy làm trưởng ban, qua đó có điều kiện giúp các doanh nghiệp, đưa hàng Việt thâm nhập thị trường.
Chúng tôi cũng xây dựng Cổng thông tin thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cả trong và ngoài nước. Tại đây, hàng ngày, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin liên quan đến các thị trường, từ đó hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch sản xuất.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã xây dựng Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ với 2 chức năng, hoạt động rất tốt. Chức năng thứ nhất của Quỹ là xem xét các dự án khả thi để bảo lãnh, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. 2 năm qua, Quỹ đã bảo lãnh 480 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã tiếp nhận gần 900 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân hàng.
Ngoài ra, Quỹ còn có chức năng tư vấn. Như chúng ta đã biết, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường thì các hồ sơ thủ tục không đầy đủ nên khó tiếp cận vốn ngân hàng. Quỹ giúp các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục, giúp các doanh nghiệp vay 200 tỷ đồng từ ngân hàng trong năm qua.
Tôi nghĩ rằng, đó là những phần việc thành phố đã làm và tiếp tục làm tốt hơn để doanh nghiệp vượt khó Đặc biệt, những khó khăn vướng mắc sẽ được chúng tôi báo cáo Chính phủ, các bộ ngành để tháo gỡ.
MC: Vềvấnđề này, được biết tỉnh Đồng Nai cũng đang tiến hành rất khẩn trương. Ông Đinh Quốc Thái có thể cho biết cụ thể hơn về những giải pháp đã được triển khai?
Ông Đinh Quốc Thái: Chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn xác định phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp. Hiện tỉnh có hàng vạn doanh nghiệp, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội. Trong tình hình hiện nay, Đồng Nai đã tập trung cả hệ thống chính trị để làm việc này.
Hàng năm, chúng tôi đều có các cuộc gặp các doanh nghiệp, nhưng riêng trong năm 2011 có nhiều khó khăn, ngày 12/3 vừa qua, chúng tôi đã mời các doanh nghiệp đến để triển khai NQ 11 và chương trình hành động của tỉnh. Đồng thời, mời lãnh đạo NHNN và các bộ để triển khai các cơ chế, chính sách, đồng thời lắng nghe, trả lời và tháo gỡ những kiến nghị của doanh nghiệp, những vấn đề nằm ngoài khả năng sẽ có kiến nghị kịp thời với Trung ương. Tỉnh cũng đã lập một ban hành động để hỗ trợ doanh nghiệp.
Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn. Chủ trương của NHNN là trong tăng trưởng tín dụng dưới 20% phải tập trung cho sản xuất. Chúng tôi đã yêu cầu chi nhánh NHNN cùng các cơ quan liên quan lập đoàn công tác làm việc với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, để các ngân hàng có kế hoạch cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp, cho vay đúng đối tượng.
Các ngân hàng cũng phải cải cách hành chính liên tục để giảm phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Khi doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như các mục tiêu khác như tăng thu, đảm bảo an sinh xã hội. Tại Đồng Nai, chỉ tính riêng các doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng lao động lên tới nửa triệu người.
Theo chúng tôi, có kế hoạch rồi, điều quan trọng là phải kiểm tra, giám sát để đảm bảo chủ trương và đạt hiệu quả, mục tiêu mong muốn.
MC: Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ cũng đã đến một địa phương thuộc huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai đó là huyện Xuân Lộc, ở đây chúng tôi đã chứng kiến việc thực hiện NQ 11 của Chính phủ đang được thực hiện khá tích cực, nhiều con đường bê tông giao cho nhân dân địa phương tự thi công và giám sát tiết kiệm chỉ bằng ½ so với hình thức đấu thầu, nhiều câu lạc bộ năng suất cao được ra đời đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tham gia buổi Tọa đàm có lãnh đạo huyện Xuân Lộc. Xin ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện cho biết về việc này?
|
Ông Trần Anh Tuấn
|
Ông Trần Anh Tuấn:Tỉnh Đồng Nai đã chọn Xuân Lộc để phát triển tam nông. Chúng tôi có 5 xã điểm về thực hiện tam nông theo Quyết định 491/QĐ-TTg. Về vấn đềđườngngõ ngách tới nhà dân, chúng tôi có khoảng 1.300 km và dựa vào thiết kế kỹ thuật, chúng tôi thấy thực hiện rất tốn kém. Từ đó sau khi đưa ra để dân bàn bạc và dựa vào Thông tư 75/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, chúng tôi thiết kế con đường 318km trị giá 476 triệu đồng. Người dân đồng tình tự làm. Trong quá trình người dân tự làm, do thiết kế đường dày 18cm bê tông, người dân nói chỉ cần 12 cm bê tông là đủ cho đường đi cho ngõ xóm. Từ đó, xây dựng 318 km đường chỉ mất 205 triệu đồng. Người thi công là nhân dân trong xã.
Thứ 2, về câu lạc bộ năng suất cao, mục tiêu chung của chúng tôi là làm cho dân giàu lên, vì vậy câu lạc bộ đã giúp năng suất cây trồng tăng lên. Từ đó, chúng tôi thay đổi cơ cấu cây trồng và thấy rằng đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Trước đây sản xuất 3 vụ lúa, sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng, chúng tôi giảm được lượng nước.
Như vậy, xuất hiện những cánh đồng bắp như ở xã Xuân Phú có 879 ha, ở Lang Minh 421 ha, Suối Cát 165 ha đạt trên 11 tấn. Còn các cánh đồng khác đạt từ 10 – 11 tấn. Rõ ràng năm nay, giá bắp khoảng 7.100đ/kg, thì 11 tấn bán được 78 triệu đồng, trừ chi phí, dân đã thu về hơn 61,6 triệu đ/ha bắp. Đây là điều chúng tôi đã làm giúp dân có thu nhập cao hơn, từ đó thấy rằng cần nhân rộng hơn nữa. Hiện nay, chúng tôi đã đưa điện xuống các cánh đồng để thực hiện tăng vụ.
MC: Đối với tỉnh Bình Phước, xuất khẩu một sốmặt hàng nông sảnnhư câyđiều làthếmạnh củađịa phương, vậy tỉnh đã cóchính sách hỗtrợnhưthế nàođối với doanh nghiệp vàngười dânđể thúcđẩy phát triển sản xuất ?
Ông Bùi Văn Thạch: Có thể nói, Bình Phước là vùng đất phù hợp với cây công nghiệp nói chung, trong đó có 2 cây thế mạnh là cao su và điều. Bình Phước là thủ phủ của điều với diện tích điều trước đây là khoảng 160.000 ha, nhưng đã giảm dần do lợi ích cây cao su quá cao, làm tăng nhanh diện tích cao su, dẫn tới diện tích điều giảm.
Nếu như trước đây Bình Phước có khoảng 140.000 ha cao su thì sau 2 năm, hiện có khoảng 160.000 ha. Có thể nói, đây là diện tíchlớn nhất nước theo thống kê của Tổng công ty cao su Việt Nam.
Diện tíchđiều cũng còn tương đối lớn, khoảng 152.000 ha. Đây là cây thuộc thế mạnh tương đối “độc đắc” của tỉnh. Vừa qua, sau khi thực hiện NQ 11, tỉnh đã phối hợp với Hội Điều Bình Phước tổ chứchọp tất cả các doanh nghiệp trong ngành để tháo gỡ khó khăn về vốn trong thu mua điều. Hiện, hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều tạo điều kiện linh hoạt cho các doanh nghiệp điều của tỉnh có điều kiện thu mua với khối lượng tương đối lớn.
Như các bạn biết, giá đầu vào của điều hiện có thể tăng lên 2 lần so với năm ngoái.Đây là tín hiệukhó khăn cho doanh nghiệp thu mua nhưng làtín hiệu tốt cho nông dân. Với tỉnh mà diện tích cây công nghiệp lớn, đặc biệt trong đó cây cao su khoảng 80.000 ha thuộc công ty, còn lại thuộc tiểu điền thì thu nhập từ 2 loại cây này rất cao.
Theo tôi,bình quân thu nhập 1ha cao su là 1 triệu/ngày. Một gia đình có khoảng 3-5 ha cao su thì cho thu nhập đều đặn (1 năm thu hoạch 9 tháng).
Bình Phước là tỉnh tỷ lệ người có đất trồng cây công nghiệp là tương đối cao, khoảng 50% các hộ đều có đất từ 2-3 ha trở lên. Đây cũng là điều kiện ổn định an sinh xã hội tốt. Tỉnh rất chăm lo từ khuyến nông đến các hoạt động hỗ trợ khác.
MC: Một vấn đề khác là tăng cường đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù trong điều kiện ngân sách rất khó khăn nhưng Nghị quyết 11 đã nêu rõ: “ Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với Bộ KHĐT và các Bộ, cơ quan, địa phương bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn nghèo mới…”.
Đối với các địa phương, đặc biệt là Bình Phước, Sóc Trăng là những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã được hưởng ưu đãi như thế nào theo tinh thần của Nghị quyết 11 và về phía tỉnh phải làm gì để đạt các mục tiêu về an sinh xã hội đã được nêu trong Nghị quyết ?
Ông Lê Thành Trí: Để đảm bảo an sinh xã hội, Sóc Trăng xác định việc thứ nhất, phải tập trung triển khai thực hiện thật tốt các chính sách Chính phủ đã có nhằm đảm bảo các đối tượng thụ hưởng đều được hưởng.
Thứ hai là kêu gọi cộng đồng xã hội tham gia cùng chăm lo an sinh xã hội.
Thứ ba và cũng là quan trọng nhất là làm sao ổn định và phát triển sản xuất. Có ổn định phát triển sản xuất mới ổn định đời sống nhân dân.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất ở Nam Bộ. Chúng tôi có chính sách theo Quyết định số 74 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là chủ trương chung và Sóc Trăng đang thực hiện.
Sóc Trăng cũng bố trí 231 tỷ đồng hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng khó khăn (hộ nghèo theo chuẩn mới, đối tượng chính sách, người cao tuổi, hỗ trợ hộ cận nghèo, HSSV…), đồng thời trích ngân sách 3 tỷ đồng ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội của tỉnh cho hộ nghèo vay vốn sản xuất.
MC: Tôi được biết tỉnh Sóc Trăng đã đề ra mục tiêu đến cuối năm 2011 sẽ hoàn thành dứt điểm việc hỗ trợ nhà ở cho khoảng 13.000 hộ nghèo còn lại. Để thực hiện được điều này tỉnh đang làm những gì?
Ông Lê Thành Trí: Sóc Trăng dang triển khai tích cực Quyết định 167 của Thủ tướng hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Bên cạnh đó, chúng tôi huy động sự đóng góp của xã hội. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vừa hỗ trợ chúng tôi 15 tỷ đồng để xây 500 căn nhà cho hộ nghèo. Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam hỗ trợ 500 triệu đồng và nhiều tổ chức, cá nhân khác cũng đã hỗ trợ cho Sóc Trăng...
Đối với Bình Phước, ông Bùi Văn Thạch cho biết: Bình Phước là tỉnh miền núi của Đông Nam bộ với 41 dân tộc anh em trên địa bàn, trong đó 40 dân tộc thiểu số (chiếm 20% dân số). Trước đây, tỉnh cũng đã rất quan tâm đến đời sống đồng bào, đảm bảo nâng cao chất lượng sống.
Sau khi có NQ 11, tỉnh còn đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình dự án định canh định cư. Chúng tôi đã họp thống nhất đưa bà con về 11 dự án định canh định cư trên toàn tỉnh. Bình Phước đã cơ bản hoàn thành theo mục tiêu của chương trình 134.
Sắp tới, chúng tôi sẽ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho thêm khoảng 1.000 hộ nữa.
Chúng tôi cũng đầu tư 8 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, chủ yếu cho đồng bào dân tộc - đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong số hộ nghèo.
Chúng tôi đã cho vay từ Quỹ xóa đói giảm nghèo để bà con sản xuất. Trong năm 2010 và đầu năm nay, đã chi 2 tỷ đồng cho việc tập trung đào tạo nghề cho bà con…
Đây là những hoạt động thường xuyên nhưng có NQ 11 thì thực hiện mạnh hơn.
MC: Trong bối cảnh hiện nay việc chăm lo tới đời sống người làm công ăn lương, công nhân tại các khu công nghiệp đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai là vấn đề cần được chú trọng hơn bao giờ hết, vậy các địa phương đã làm thế nào?
Ông Đinh Quốc Thái: Thực tế, tại Đồng Nai, lực lượng làm công ăn lương, công nhân tại các khu công nghiệp là khoảng 400.000 người. Trong đó, khoảng 60% là từ các địa phương khác đến, cho nên việc quan tâm chăm sóc đời sống công nhân tại các khu công nghiệp là chủ trương xuyên suốt của tỉnh ủy, UBND tỉnh từ nhiều năm qua từ khi hình thành, phát triển các khu công nghiệp. Nhất là trong tình hình hiện nay, giá cả tăng, thu nhập của công nhân chưa tăng theo kịp, đời sống sẽ gặp khó khăn.
Chúng tôi cho rằng, điều đầu tiên, chúng ta tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất. Đây là điều căn bản. Thứ 2, chính sách chung của Chính phủ đề ra và được tỉnh áp dụng là bình ổn giá cả. Tỉnh cũng hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp góp phần bình ổn giá cả trong thời gian qua.
Thêm nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các dịch vụ cung cấp mặt hàng thiết yếu tới các địa bàn dân cư, dịch vụ trong khu công nghiệp như xe đưa rước công nhân, dịch vụ suất ăn...
Ngoài ra, thường xuyên làm việc với doanh nghiệp lớn và có điều kiện cùng với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, hỗ trợ các chủ nhà trọ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức điều kiện sống cho công nhân tốt hơn như đảm bảo cung cấp điện theo giá nhà nước, kiên quyết kiểm tra, xử lý các chủ nhà trọ không thực hiện đúng quy định.
Đối với các tổ chức đoàn thể, vào các dịp như tết, hỗ trợ cho công nhân khó khăn, tổ chức các buổi sinh hoạt để công nhân phấn khởi, có điều kiện tiếp cận thông tin, thể hiện chính sách luôn chăm lo tới đời sống công nhân của Đảng, Nhà nước.
MC: Tôi được biết, tại Đồng Nai có địa phương thực hiện tốt việc này là huyện Long Thành. Huyện đã thành lập Quỹ vận động để hỗ trợ nhân dân, công nhân ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn như tình trạng tăng giá điện…Xin ông Lê Văn Ý, Chủ tịch UBND huyện nói cụ thể hơn về cách làm này?
Ông Lê Văn Ý: Huyện Long Thành có 1.671 hộ nghèo, khi giá điện tăng, lãnh đạo huyện thống nhất hỗ trợ mỗi hộ nghèo 30.000đ/tháng trong 6 tháng, từ tháng đến tháng 9. Tổng chi phí là trên 300 triệuđồngtừ nguồn quỹ người nghèo. Đối với huyện, các nguồn quỹ lúc nào cũng thường xuyên chuẩn bị để giải quyết.
Thêm nữa, Long Thành có hơn 300 hộ kinh doanh nhà trọ với 1.800 phòng, do Long Thành có nhiều khu công nghiệp gắn với khu Nhơn Trạch-Đồng Nam. Hiện có 23.000 nhân khẩu tạm trú trên địa bàn. Chủ trương là các nhà trọ không tăng giá phòng, giá điện.
MC: Nhưvậy cóthểthấy, Nghịquyết 11/NQ-CP đang được triển khai rất quyết liệt và đều khắp ở các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiều địa phương còn gặp những khó khăn nhất định. Vậy xin các vị khách mời chia sẻ những kinh nghiệm của địa phương trong việc khắc phục khó khăn và cho biết những đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian tới.
BàNguyễn ThịHồng: Về vấn đề này, đối với thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có mấy suy nghĩ, thực hiện NQ 11, đối với từng địa phương tôi nghĩ tới giờ phút này, đã xây dựng kế hoạch triển khai. Đặc biệt, đối với thành phố Hồ Chí Minh, quán triệt tinh thần nghiêm túc, thực hiện quyết tâm, thành phố cũng đã có các chương trình hành động, chỉ thị, giải pháp cụ thể. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, không chỉ thành phố xây dựng các giải pháp mà còn tiếp tục kiểm tra, đôn đốc để các giải pháp thực sự triển khai đồng bộ xuyên suốt của các cấp các ngành trên địa bàn.
Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ có nêu, trong thời điểm khó khăn này, chúng ta phải chung sức chung lòng vượt qua khó khăn. Quán triệt tinh thần này, quan điểm của thành phố là không chỉ các cấp các ngành mà phải làm sao phát động cho toàn dân, toàn xã hội tham gia. Đó là mục đích yêu cầu của Chính phủ đặt ra trong NQ11.
Khi người dân đã hiểu, đồng tình, chung lòng thì tôi nghĩ những vấn đề khó khăn nhất cũng có thể vượt qua, thực hiện
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, tôi nghĩ rằng, tinh thần trách nhiệm, thực hiện quyết tâm, xem đây là những nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2011.
Tuy nhiên,để địa phương thực hiện hiệu quả NQ 11, các bộ, ngành chức năng sớm có các văn bản hướng dẫn đồng bộ, triển khai đặc biệt từng lĩnh vực mà Chính phủ đã giao nhiệm vụ. Như vậy, địa phương có thể căn cứ vào lộ trình, giải pháp của các bộ, ngành chức năng để phối hợp triển khai đồng bộ.
Theo tôi, thực hiện NQ11, tinh thần địa phương là quyết liệt nhưng cũng trông chờ các chủ trương, chính sách đồng bộ của các bộ, ngành chức năng để thực hiện tốt hơn, xây dựng kế hoạch cụ thể hơn, sát hơn, đạt kết quả cao hơn.
Ông Bùi Văn Thạch: Chúng tôi cho rằng, để thực hiện NQ 11 có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải triển khai kịp thời, khẩn trương, bên cạnh đó là tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát từ huyện đến tỉnh. Trên cơ sở đó, nắm bắt những khó khăn để tháo gỡ cho cơ sở, cho doanh nghiệp.
Về đề xuất, chúng tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng tăng trưởng theo chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Chính phủ, việc phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết trong điều kiện Việt Nam đi lên từ nước nông nghiệp. Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, qua đó đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn.
Ông Đinh Quang Thái: Điều quan trọng, như đã thể hiện trong NQ 11 và trong hầu hết chương trình hành động của các địa phương, là việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới tất cả các đối tượng, từ đảng viên, công nhân viên chức tới người dân để tạo sự đồng thuận.
Thứ hai, quá trình triển khai phải hết sức cụ thể, rõ ràng như mục tiêu này là gì, ai làm gì, thời gian nào, cơ quan nào thực hiện?
Điều thứ ba hết sức quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra, đồng thời rút ra kinh nghiệm, phát huy mặt tốt. Với những vấn đề phát sinh, nếu thuộc trách nhiệm cấp nào thì cấp đó xử lý ngay, nếu không, phải kịp thời kiến nghị.
Chúng tôi cũng thống nhất với chị Nguyễn Thị Hồng là cần phải ban hành ngay các văn bản pháp luật để địa phương chủ động thực hiện, nhưng khi thực tế phát sinh vướng mắc, chúng tôi có đề xuất, đề nghị các cơ quan liên quan có xử lý, hỗ trợ kịp thời.
|
Ông Nguyễn Văn Lý
|
Về vấn đề thực hiện NQ 11, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Được sự chỉ đạo của EVN và Thành ủy, UBND thành phố, chúng tôi đã đưa ra những chương trình cụ thể với 6 nội dung quan trọng. Qua một tháng thực hiện, những nội dung này đã có tác dụng tốt.
Nội dung đầu tiên là đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn thành phố trong phạm vi đã được EVN phân bổ. Qua cân đối, về sản lượng thì chúng tôi thiếu từ 350 ngàn đến 2 triệu kWh so với nhu cầu, trong các tháng từ tháng 3 – 6/2011. Về công suất thì thiếu từ 120 - 150 MW.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi trình UBND thành phố phê duyệt phương án cung cấp điện hợp lý. Trong tháng 3, dù dự báo thiếu 1,5 triệu kWh, nhưng nhờ có chương trình này, thành phố Hồ Chí Minh không phải cắt giảm do thiếu điện. Cụ thể, phụ tải hàng ngày của thành phố chỉ từ 43,5 - 45 triệu kWh, trong khi sản lượng cho phép là 46 triệu kWh.
Nội dung thứ hai là tiết kiệm điện. Phải nói đây là giải pháp tích cực nhất trong bối cảnh hiện nay, được chúng tôi triển khai rất mạnh từ năm 2008. Tới năm 2011, cả hệ thống chính trị thành phố đã vào cuộc vấn đề này. Với việc tuyên truyền rất mạnh, nhận thức của người dân và khách hàng sử dụng điện đã nâng lên đáng kể. Cụ thể, việc tiết kiệm điện trong tháng 3 đã cao hơn 30% so với cùng kỳ năm 2010. Trong quý I, thành phố Hồ Chí Minh đã tiết kiệm được 6,9 triệu kWh.
Thứ ba, giá điện là một vấn đề lớn. Từ 1/3, chúng tôi đã đảm bảo cấp điện đúng giá, đúng đối tượng cho doanh nghiệp, đồng thời rất quan tâm tới giá điện cho công nhân, sinh viên phải thuê nhà. Trong số hơn 1 triệu công nhân, học sinh sinh viên phải thuê nhà, 850 ngàn người đã được mua điện đúng giá, số còn lại chúng tôi đang tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để họ được mua điện giá hợp lý.
Về việc cấp điện cho hộ thu nhập thấp dùng dưới 50kWh/tháng, hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, chúng tôi đã triển khai, đưa mẫu đăng ký tới từng khách hàng.
Vấn đề thứ tư là tiết kiệm chi phí. Chúng tôi đã rà lại định mức thu chi, cắt giảm 10% chi phí thường xuyên, tương đương khoảng 30 – 50 tỷ đồng.
Thứ năm là giãn tiến độ đầu tư. Chúng tôi rà soát lại các công trình đầu tư, chỉ tiếp tục thực hiện các công trình đã khởi công, hoàn tất thủ tục có khả năng hoàn thành và phát huy hiệu quả trong năm 2011. Qua đó, đã kéo giãn khoảng 125 tỷ đồng trong tổng số 1.200 tỷ dự kiến cho năm 2011.
Vấn đề cuối cùng là đẩy mạnh thi đua, tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận và chia sẻ với khó khăn của ngành điện. Chúng tôi đã cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm tới từng khách hàng, rất được người dân đồng tình.
Định kỳ hàng tháng, chúng tôi đều có báo cáo về UBND thành phố về việc thực hiện các nội dung này.
|
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Sóc Trăng
trong buổi tọa đàm
|
MC: Càng trao đổi, chúng ta càng thấy rằng các địa phương đã thực hiện NQ 11 một cách quyết liệt, đồng bộ và có thể nói là sáng tạo nữa. Thay mặt các vị đại biểu, bà Nguyễn Thị Hồng có thể nói ngắn gọn, khái quát về điều mà bà ấn tượng, tâm đắc nhất trong quá trình thực hiện NQ 11?
Bà Nguyễn Thị Hồng: Chính phủ đã nhiều lần khẳng định, tất cả chúng ta phải chung sức chung lòng để vượt qua khó khăn. Theo tôi, đây là điều có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vì nếu chung sức chung lòng thì mọi khó khăn chúng ta đều vượt qua được.
Càng triển khai NQ 11, chúng tôi càng thấy rằng, ngoài sự tích cực nỗ lực của Đảng, Nhà nước, thì vấn đề quan trọng là làm sao cho dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân tin. Nếu làm được điều này thì chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện có hiệu quả NQ 11 của Chính phủ.
MC: Thưa quívịvàcác bạn, sau hơn một tháng thực hiện Nghịquyết 11/NQ - CP, cácđịa phương trong cảnước đãđạt được những kết quả bước đầu rất đáng trân trọng, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Sóc Trăng. Những kết quả trên khẳng định hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thể hiện nỗ lực của các địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
Với sự nỗ lực đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng những giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra sẽ đem lại những kết quả to lớn hơn nữa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Chương trình hôm nay xin được kết thúc tại đây, xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ