Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 06/10/2011-08:51:00 AM
Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011
Báo cáo của Vụ Quản lý các Khu kinh tế ngày 05/10/2011
I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCN, KKT
1. Về tình hình phát triển các KCN
Trong 9 tháng đầu năm 2011, cả nước có 8 KCN được đầu tư mở rộng diện tích, với tổng diện tích được mở rộng là 978 ha, trong đó Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 6 KCN (745 ha),vùng Đồng bằng sông Hồngcó 01 KCN (121 ha), vùng Trung du miền núi phía Bắc có 01 KCN (112 ha).
Tính đến hết tháng 9/2011, cả nước đã có 260 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 72.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha. Trong đó, 174 KCN đã đi vào hoạt động và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN được phân bổ trên 57 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó,vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 124 KCN, chiếm gần 48% tổng số KCN trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 52 KCN (chiếm 20%); và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 23 KCN (chiếm xấp xỉ 10%).
Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 21 KCN vào Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020, với tổng diện tích tăng thêm là 3.696 ha, trong đó có 9 CCN được chuyển đổi sang mô hình KCN. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có thêm 250 KCN được thành lập mới với tổng diện tích 66.482 ha.
2. Về tình hình thành lập KKT
Trong 9 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định đồng ý bổ sung thêm02 KKT vào Quy hoạch phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến 2020: KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định và KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình nâng tổng số KKT trong Quy hoạch phát triển KKT của cả nước đến năm 2020 theo Quyết định 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ lên 18 KKT, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT là 730.553 ha. Trong đó, 15 KKT đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của 15 KKT này là hơn 662.000 ha.
3. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KKT.
3.1. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN.
- Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN
Trong 9 tháng đầu năm 2011, cácKCN của cả nước đã thu hút được 204 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2.800 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 187 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 1.350triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng FDI vào KCN đạt 4.150 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010). Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng là những khu vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 2.450 và 980 triệu USD, tương đương 60% và 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN cả nước trong 9 thángđầu năm 2011.
Lũy kế đến cuối tháng 9/2011 các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.166 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 58 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 22 tỷ USD, bằng 40 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có hơn 3.100 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tình hình thu hút đầu tư trong nước vào các KCN:
Về tình hình thu hút đầu tư trong nước, trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN đã thu hút được 200 dự án với tổng vốn đăng ký 22.350tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 63 dự án với tổng vốn tăng thêm 6.020tỷ đồng.Như vậy, trong gần 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 28.370 tỷ đồng.
Tính lũy kế đến hết tháng 9/2011, các KCN cả nước đã thu hút được 4.580 dự án đầu tư trong nướcvới tổng vốn đăng ký gần 365.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 177.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký.
3.2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KKT
Trong 9 tháng đầu năm 2011, các KKT ven biển thu hút được 35 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 700 triệu USD; và 90 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 85.000 tỷ đồng.
3.3. Tình hình cho thuê đất công nghiệp
Tính đến hết tháng 9 năm 2011, các KCN trên cả nước đã cho thuê được hơn 25.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 50%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 65%.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu phát triển KCN ở Việt Nam (tính đến tháng 9/2011)

STT
Vùng
Tỷ suất ĐT hạ tầng/ha đất TN (tr.USD)
Tỷ suất ĐT 1 dự án/ha đất CN đã cho thuê
Tổng sốlao động/ha đất CN đã cho thuê
Dự án FDI (tr.USD)
Dự án DDI (tỷ đồng)
1
Trung du MN phía Bắc
0,13
0,83
22,72
59,65
2
Đồng bằng sông Hồng
0,17
3,29
16,97
82,81
3
Duyên hải miền Trung
0,11
0,89
15,76
62,00
4
Tây Nguyên
0,06
0,29
22,05
35,48
5
Đông Nam Bộ
0,10
3,22
13,82
87,28
6
Đồng bằng sông Cửu Long
0,13
0,91
20,28
48,88
Bình quân cả n­ước
0,12
2,55
15,97
76,76

4. Tình hình sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của các KCN, KKT cả nước trong năm 9 tháng đầu năm 2011 đã đạt mức tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng doanh thu 27 tỷ USD và 91.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp đạt13 tỷ USD và 13,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.600 tỷ đồng và 455 triệu USD.
Doanh thu của các KKT đạt hơn 77.000 tỷ đồng và 370 triệu USD (tăng 50% lần so với cùng kỳ năm 2010). Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu lần lượt là 565 triệu USD và 400 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 5734 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 9 năm 2011, các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp.
5. Tình hình xử lý nước thải
Hiện có 107 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 62% tổng số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Từ nay đến hết tháng 12/2011, ước tính sẽ có 65% các KCN đã vận hành có Nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động và được vận hành liên tục..
6. Đánh giá tình hình xây dựng các KCN, KKT 9 tháng đầu năm.
6.1. Thuận lợi:
- Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam dần hồi phục sau suy thoái kinh tế, để tăng cường thu hút đầu tư các doanh nghiệp đã tích cực chủ động trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư tìm kiếm khách hàng; hệ thống hạ tầng tại các KCN dần hoàn chỉnh, mặt bằng sạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thứ cấp triển khai nhanh dự án.
- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào các KCN đã được các cấp ban ngành Trung ương, địa phương quan tâm, các cơ chế chính sách thu hút đầu tư được ban hành kịp thời, thủ tục hành chính ngày càng được cải cách, tiết kiệm về thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư.
- Ý thức của doanh nghiệp trong KCN chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, môi trường được nâng cao, người lao động được quan tâm hơn.
6.2. Khó khăn
- Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ đã thắt chặt việc cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng KCN vay vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, đã dẫn đến một số KCN đang xây dựng dở dang, do thiếu vốn chủ đầu tư phải tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thi công, do vậy dự án không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
- Các quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ với các quy định về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao cũng ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN.
- Việc không còn ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước...đã làm giảm sức hút của các KCN đối với các nhà đầu tư.
7. Định hướng, giải pháp phát triển KCN, KKT
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, để đảm bảo tính bền vững.
- Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động địa phương.
- Xây dựng một số KCN chuyên sâu thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, hình thành các KCN phụ trợ có tính liến kết ngành cao, phát triển mô hình KCN sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững...
- Quy hoạch KCN gắn với quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư và các quy hoạch ngành đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư, điều kiện sinh hoạt, ăn ở và dịch vụ khác phục vụ cho doanh nghiệp KCN và người lao động trong KCN.
- Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN.
- Việc xem xét bổ sung thêm các KKT ven biển vào Quy hoạch cũng như việc thành lập các KKT ven biển cần được cân nhắc về thời điểm cũng như các điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương.
- Xem xét, sửa đổi chính sách phát triển KKT hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KKT, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KCN, KKT CẢ NĂM 2011.
Dự kiến từ nay đến cuối năm cả nước sẽ thành lập mới và mở rộng 5 KCN với tổng diện tích khoảng 1.000 ha, nâng tổng số KCN được thành lập mới và mở rộng trong năm 2011 là 13 KCN với tổng diện tích dự kiến khoảng 2.000ha.
Tiếp đà tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm, tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KCX, KKT có nhiều tín hiệu khả quan trong những tháng còn lại của năm 2011, dự kiến từ nay đến cuối năm, các KCN cả nước sẽ thu hút 2-2,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 10-15 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng số dự án trong KCN đến cuối 2011 đạt 8.900 dự án trong đó có 4.200 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 4.700 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 60 tỷ USD và 400 ngàn tỷ đồng. Các KKT dự kiến thu hút được khoảng 800-1.000 triệu USD và 60-62 nghìn tỷ đồng.
Dự kiến doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) trong năm 2011 ước đạt 40-42 tỷ USD; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 19 - 21 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt khoảng 18-20 tỷ USD; nộp ngân sách đạt khoảng 22-24 nghìn tỷ đồng và thu hút khoảng 1,6-1,8 triệu lao động trực tiếp. Trong năm 2011, doanh thu các KKT ước đạt 8-8,5 tỷ USD, xuất khẩu 600-800 triệu USD, nhập khẩu 700-900 triệu USD và đóng góp NSNN khoảng 16-18 nghìn tỷ đồng./.
Vụ Quản lý các Khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 2820
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)