Viện Stratfor của Mỹ mới đưa ra một phân tích đánh giá ảnh hưởng của kinh tế Việt Nam trong khu vực và dự báo một tương lai hứa hẹn cho Việt Nam khi các nhà đầu tư đang có xu hướng đa dạng hoá các khoản đầu tư sau sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Trung Quốc được coi là miền đất hứa với nhiều cơ hội đầu tư nhưng cơ hội đầu tư ở Việt Nam cũng được đánh giá là rất hứa hẹn sau sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Thêm vào đó, đầu tư vào Việt Nam lại tránh được một số thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cụ thể là, khả năng dễ tổn thương quá mức của nền kinh tế Trung Quốc khi bị tác động bởi sự lên xuống thất thường của kinh tế toàn cầu và khu vực tài chính đang phải mang gánh nặng rất lớn của những khoản cho vay không hiệu quả.
Với các nhà đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư tại Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi giống Trung Quốc. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2006 được dự báo là 8,2%, trong khi Trung Quốc là 10,5%. Việt Nam có một nền kinh tế mở cửa cùng với việc gia nhập WTO, nguồn nhân công với chi phí thấp, dồi dào và có trình độ tương đối đồng đều.
Nhưng không giống như Trung Quốc, Việt Nam tương đối tách biệt với biến động kinh tế toàn cầu và không phải chịu gánh nặng của khoản nợ lớn trong khu vực tài chính. Chỉ có khoảng 3% trong số 15% các khoản cho vay của Việt Nam được coi là không hiệu quả. Ngân hàng nhà nước Việt Nam ước lượng các khoản nợ xấu vào khoảng 3,18% các khoản cho vaytính đến cuối năm 2005. Trong khi những con số này không thỏa mãn các tiêu chuẩn của phương Tây, thì tại châu Á, đó lại là những con số rất tốt. Có thể so sánh với Trung Quốc, những ước lượng độc lập cho thấy tỉ lệ nợ xấu của Trung Quốc nằm trong khoảng từ 35 đến 50% GDP.
Các ngân hàng không phải là nơi duy nhất phải gánh phiền toái với những khoản nợ xấu, mà có rất nhiều khu vực của nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm đã phụ thuộc vào các khoản cho vay trợ cấp, vốn là biện pháp giải quyết vấn đề công ăn việc làm và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Việt Nam vẫn có một số lượng không nhiều các doanh nghiệp nhận được những khoản cho vay trợ cấp và trở nên phụ thuộc vào lượng ngân sách nhà nước. Do vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một vài vấn đề với các khoản vay không hiệu quả nhưng Việt Nam có thể dễ dàng chuyển hướng những dòng tiền này hơn nhiều so với Trung Quốc.
Tỉ lệ các khoản cho vay không hiệu quả của Trung Quốc đang tạo nên áp lực bắt đất nước này tiếp tục tăng trưởng để nền kinh tế không bị suy thoái và xuất khẩu cao để duy trì tốc độ tăng trưởng. Xuất khẩu của Trung Quốc đạt 583 tỉ USD trong năm 2004, xấp xỉ 37% GDP, trong khi xuất khẩu Việt Nam đạt 26,5 tỉ USD cùng năm, khoảng 63% GDP.
Trung Quốc cóxu hướng gia tăng từ việc sản xuất các hàng hóa đơn giản như may mặc, giày và các sản phẩm nhựasang các đồ điện tử tinh vi và thiết bị cơ khí. Các sản phẩm điện tử và cơ khí xuất khẩu đạt 244 tỉ USD trong nửa đầu năm 2006, hơn 2,5 lần so với 91,5 tỉ USD so với các sản phẩm tiêu tốn nhân công dựa vào sức lao động như các sản phẩm may mặc và thêu ren. Ba khu vực tăng trưởng cao nhất là thiết bị vận tải (68%), thiết bị viễn thông (40%) và phụ tùng ô tô (37%). Việt Nam lại chủ yếu phụ thuộc vào các hàng hóa công nghiệp nhẹ, hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có từ dầu thô, dệt may, dày giép, thủy sản, đồ gỗ và gạo. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – Trung Quốc khoảng 10 tỉ USD như hiện nay, Trung Quốc với dân số 1,3 tỉ người xứng đáng là bạn hàng lớn của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hoá.
Dân số khoảng 84 triệu người, môi trường kinh tế chính trị ổn định, an toàn mang lại cho Việt Nam một vị trí sáng sủa hơn khi các nhà đầu tư có xu hướng đa dạng hóa các khoản đầu tư ở châu Á. Việt
Nam đang xuất hiện trong nền kinh tế thế giới ở một vị thế tương đối thuận lợi trong việc gia tăng đầu tư nước ngoài và góp phần nạp thêm nguồn năng lượng tươi mới cho hệ thống thương mại toàn cầu./.