Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 8/2015 tiếp tục ổn định và phát triển. Sản xuất nông nghiệp gieo trồng vụ Mùa tiến độ xấp xỉ như cùng kỳ, nhưng khá chậm ở một số cây trồng chính, nhất là cây lúa, chủ yếu do thu hoạch vụ trước chậm, không kịp giải phóng đất, ảnh hưởng đến vụ này.Chăn nuôi đàn gia súc giảm (riêng bò sữa tăng), đàn gia cầm ổn định và phát triển mạnh ở đàn gà mô hình nuôi tập trung. Tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu so với cùng kỳ tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển tốt; Giá cả của hầu hết hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng đều ổn định, giá xăng dầu giảm liên tục, riêng giá USD và giá vàng có biến động nhẹ, do ảnh hưởng của thị trường thế giới; Hoạt động ngân hàng ổn định và phát triển, nợ xấu được kéo giảm; Hoạt động văn hoá sôi nổi, duy trì thường xuyên; An ninh quốc phòng được đảm bảo
1. Sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
1.1 Nông nghiệp:
a) Trồng trọt:
+Gieo trồng vụ Mùa: đến ngày 15/8/2015 toàn tỉnh đã xuống giống được khoảng 12.473 ha cây trồng các loại, giảm 2,62% so cùng kỳ; trong đó các loại cây trồng và thu hoạch trong vụ đạt 8.978 ha, giảm 12,11% so cùng kỳ; trong đó cây lúa mới đạt diện tích 6.127ha giảm 19,31% so cùng kỳ , nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa lớn bất thường không đều giữa các huyện thông thời gian qua, chân ruộng cao không có nước để làm đất, mặt khác việc 1 số diện tích thu hoạch hè thu chậm, không kịp giải phóng đất, phần nào cũng ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng vụ Mùa. Các cây hàng năm khác như Ngô đạt 190ha, giảm 7,77%; đậu phọng 142ha cũng giảm 14,47%... Tuy vậy, bên cạnh đó một số cây rau, đậu, hoa cây cảnh, vụ này lại có xu hướng tăng diện tích khá nhanh, đến nay đã gieo trồng được 1.392ha, tăng 13,04% so cùng kỳ, những mô hình HTX, tổ hợp tác chuyên canh rau đã hình thành đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động ở nông thôn, diện tích gieo trồng được ổn định, tập trung và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên cây rau phát triển tốt, giá cả tương đối ổn định, và đạt hiệu quả cao.
Đối với các cây trồng thu hoạch năm sau (mía, mì): diện tích mì tiếp tục tăng mạnh, trồng mới trong vụ 3.490 ha, tăng 35,43% so cùng kỳ. Nhờ giá cả hợp lý người trồng mì có lãi hơn các cây trồng khác, tranh thủ thời tiết thuận lợi đầu mùa mưa nên nhiều nơi đã tranh thủ xuống giống cây mì. Ngược lại, cây mía trồng mới vụ mùa chỉ bằng 31,25% so cùng kỳ, do tình hình giá cả thu mua thấp trong vụ thu hoạch trước đã tác động tiêu cực đến sản xuất mía vụ này.
+Thu hoạch vụ Hè thu:
Tính đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được 32.423 ha cây trồng các loại, đạt 52,42% tổng diện tích gieo trồng (không tính cây mía, cây mì), giảm 3,91% so với cùng kỳ. Trong đó, cây lúa thu hoạch được 23.820ha, bằng 94,67% so cùng kỳ; cây ngô thu hoạch 667ha bằng 77,56% so cùng kỳ; rau các loại thu hoạch 6.340ha cũng bằng 94% so với cùng kỳ. Nhìn chung, tiến độ thu hoạch vụ Hè thu năm nay chậm hơn so với cùng kỳ là do ảnh hưởng từ vụ Đông Xuân trước thu hoạch chậm, dự báo năng suất một số cây trồng có khả năng tăng khá, như cây lúa ước đạt 51,39 tạ/ha, tăng 2,14%; ngô 50,37 tạ/ha, tăng 3,37%; đậu phọng 32,39 tạ/ha, tăng 1,36%; rau các loại 169,83 tạ/ha, tăng 1,96% so cùng kỳ năm trước, do đa số các hộ dân đã biết áp dụng các giống mới cho năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và có sự đầu tư chăm sóc tốt hơn. Mặc dù trong vụ có ảnh hưởng một phần vế thời tiết, nhưng yếu tố giá cả đã tác động mạnh đến tình hình tăng về diện tích cũng như năng suất từng loại cây trồng.
Thu hoạch cây trồng vụ trước: Cây mì trong vụ đã thu hoạch ước đạt 26.029 ha tăng 1,35% so cùng kỳ, năng suất ước đạt 324.31 tạ/ha tăng 2,1%; cây mía mới thu hoạch ước đạt 520 ha năng suất ước đạt 734,28 tạ/ha giảm 3,1% so cùng kỳ năm trước.
+Tình hình sâu bệnh:tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng vụ Hè Thu phát sinh gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất cây trồng; trên cây lúa có rầy nâu nhiễm nhẹ 1.559 ha, tăng 13,6%; sâu uốn lá 625ha, bệnh đạo ôn là 888ha… Trên cây rau các loại sây xanh nhiễm nhẹ 264 ha, tăng 76,0%; rầy mềm nhiễm nhẹ 194ha, bệnh thán thư 306ha, tăng 101,30% so cùng kỳ…..; Riêng cây mì không phát hiện diện tích nhiễm mới rệp sáp hồng; Các dịch hại khác phát sinh gây cục bộ, diện tích nhiễm ít, mật độ thấp. Đã phát hiện bệnh thối củ trên cây mì. Ngành BVTV đã phối hợp và hướng dẫn Nông dân tổ chức phòng trị kịp thời.
b) Chăn nuôi:
Trong tháng, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, dịch bệnh không xảy ra. Kết quả điều tra tháng trước, đàn trâu 21.470 con so cùng kỳ giảm 10,56%; đàn bò 87.664 con, giảm 9,23%, trong đó đàn bò sữa 3.412 con tăng 28,75%, tập trung chủ yếu tại huyện Trảng Bàng; đàn lợn 199.200con, tăng 0,48% ; đàn gà 4,75 triệu con tăng 8,04%; và đàn vịt 0,55 triệu con, giảm 9,82% so cùng kỳ. Giá thu mua gia súc, gia cầm và các sản phẩm của chúng ổn định, riêng giá gà thịt giảm và có xu hướng giảm tiếp trong thời gian tới do có sự cạnh tranh với gà nhập ngoại, tạo tâm lý bất an cho người chăn nuôi, nhất là loại hình chăn nuôi trang trại, và doanh nghiệp.
Trong tháng không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm một số bệnh truyền nhiễm khác xảy ra lẻ tẻ nhưng đã được phát hiện và xử lý kịp thời; các ngành chức năng đã chủ động tăng cường kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật – sản phẩm động vật; đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm hạn chế xảy ra dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi; thực hiện công tác tiêu độc khử trùng thường xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm dịch tại gốc, chủ động tăng cường kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
1.2 Lâm nghiệp:
Hiện nay đang vào mùa mưa nên thuận lợi cho công tác phát triển lâm nghiệp, các dự án đã trồng mới 102,90ha, đạt 32,66% KH năm, các đơn vị được giao đang thực hiện kế hoạch trồng rừng đề ra. Các BQL dự án rừng đã bàn gaio 172,63 ngàn cây giống lâm nghiệp đạt 73% KH, phục vụ cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng cây phân tán trên địa bàn năm 2015. Công tác chăm sóc rừng trồng được triển khai thực hiện chăm sóc lần 1 với 1.604 ha, đạt 98% so với kế hoạch năm.
Trong tháng, các dự án tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, đã phát hiện 20 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tăng 03 vụ so với tháng trước), trong đó vi phạm về các quy định chung 01 vụ, khia thác trái phép lâm sản 02 vụ, vận chuyển- mua bán lâm sản 15 vụ và vận chuyển mua bán vận chuyển động vật hoang dã 02 vụ, đã được các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý.
1.3 Thủy sản:
Tình hình nuôi trồng thủy sản vẫn được duy trì và phát triển ổn định, mô hình nuôi các tra năng suất cao tập trung tại huyện Dương Minh Châu và Trảng Bàng do các doanh nghiệp đầu tư và phát triển, do từ tháng trước và đầu tháng này giá các tra có xu hướng giảm gây hoang mang cho người chăn nuôi. Trong tháng diện tích nuô thả ước đạt 38,5ha. Luỹ kế từ đầu năm đạt 8890ha tăng 0,56% so cùng kỳ; Nuôi cá lồng bè trên sông Vàm Cỏ Đông vẫn được duy trì, tuy nhiên do ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước nên số lượng lồng bè giảm nhẹ so với năm trước.
Trong tháng, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt ước đạt 2.470,5 tấn, luỹ kế 8 tháng cả tỉnh đã thu hoạch 12.075 tấn tăng 16,82% so cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 9.726 tấn tăng 20,%; Khai thác thủy sản đạt 2.254 tấn, tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước, hiện khai thác vẫn tập trung chủ yếu trên sông Vàm Cỏ Đông và hồ Dầu Tiếng do hàng năm tỉnh đều thả giống bổ sung nhằm đảm bảo nguồn sinh thái, còn đánh bắt tự túc giảm.
3. Vốn đầu tư phát triển:
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tháng 8/2015 đạt 198 tỷ đồng, tăng 5,77% so tháng trước. Bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 78,34 tỷ đồng (+ 7,94%); ngân sách cấp huyện đạt 116 tỷ đồng (+ 8,6%), ngân sách cấp xã đạt 4,15 tỷ đồng bằng 50,1% so với tháng trước. Một số đơn vị cấp tỉnh có Vốn đầu tư tăng khá như: Ban quản lý khu kinh tế tăng 156%, Ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh đạt 13,38 tỷ đồng tăng 127%, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tăng 53% so với tháng trước; Vốn đầu tư thực hiện các công trình cấp huyện quản lý đạt khá như huyện Tân Châu đạt 21,2 tỷ đồng, tăng 93%; công trình thuộc huyện Trảng Bàng 8,48 tỷ đồng tăng 21%; công trình huyện Bến Cầu, cũng tăng 9,21% so tháng 7/2015.
Cộng dồn 8 tháng, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.311 tỷ đồng, bằng 61,42% kế hoạch năm, và tăng 17,84% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 709 tỷ đồng, tăng 26,06%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 587,79 tỷ đồng, tăng 12,07%; ngân sách cấp xã đạt 14,11 tỷ đồng, bằng 55,38% so với cùng kỳ.
2. Sản xuất Công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2015 của tỉnh ước thực hiện tăng 5,97% so với tháng trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng (+ 19,43%), do sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột của các nhà máy chế biến củ mì tăng công suất; sản xuất trang phục tăng 14,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 11,49%; công nghiệp dệt tăng 1,08%; sản xuất từ cao su và plastic tăng 3,49%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 0,1%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu tăng 1,91%; trong khi đó ngành khai khoáng giảm 14,38% so với tháng trước.
Cộng dồn đến cuối tháng 8/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 12,20% so cùng kỳ. Trong đó, tăng mạnh nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 55,0%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+26,08%). Một số ngành tiếp tục duy trì nhịp độ tăng khá như: sản xuất trang phục tăng 8,80%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy duy trì bằng 100,47%; sản xuất, phân phối điện tăng 15,87% và ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước, cũng tăng 9,69% so cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cũng có ngành giảm hơn cùng kỳ như: Công nghiệp dệt giảm 8,66% chủ yếu là do doanh nghiệp có kế hoạch duy tu, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng nên sản suất chậm lại (Cty TNHH Ichihidro Việt Nam); Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác, tái chế phế liệu giảm 24,89%, do giá giảm nên DN sản xuất cầm chừng…
Hầu hết các sản phẩm sản xuất chủ yếu của tỉnh đều có sản lượng sản xuất 8 tháng đầu năm tăng khá so cùng kỳ, cụ thể: bột mì tăng 10,39%; đường các loại tăng 0,75%; quần áo tăng 14,41%; giày các loại tăng 19,26%; vỏ ruột xe các loại tăng 21,36%; điện thương phẩm tăng 28,19%; gạch các loại tăng 6,83%;nước máy sản xuất tăng 6,89%; sản lượng clanke cũng xấp xỉ (= 100,06%), sản lượng xi măng sản xuất tăng 2,47% so cùng kỳ năm trước.
4. Giao thông vận tải:
Vận tải hành khách tháng 8/2015 hoạt động ổn định, ước thực hiện đạt 1.435 nghìn lượt khách, tăng 0,63 % và 99.106 nghìn lượt khách.km, tăng 0,45% so tháng trước. Tám tháng đầu năm, vận tải hành khách đạt 11.042 nghìn lượt khách, tăng 6,27% và luân chuyển 765.479 nghìn lượt khách.km, tăng 7,32% so cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hóa trong tháng tiếp tục phát triển ổn định; khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 671 nghìn tấn, tăng 0,90% và luân chuyển được 41.188 nghìn tấn.km, tăng 0,84% so tháng trước. Tám tháng đầu năm, vận chuyển hàng hóa ước tính đạt 5.159 nghìn tấn, tăng 4,82% và luân chuyển 317.787 nghìn tấn.km, tăng 6,08%. Vận tải hàng hóa của tỉnh hoàn toàn do khu vực ngoài Nhà nước đảm nhận và chủ yếu tập trung ở vận tải đường bộ với khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 5.122 nghìn tấn, tăng 4,94%, luân chuyển 311.029 nghìn tấn.km, cũng tăng 6,08% so cùng kỳ; Vận tải hàng hóa đường sông trên địa bàn tỉnh 08 tháng đạt 37 nghìn tấn tăng 2,29% và luân chuyển đạt 6.758 nghìn tấn.km cũng tăng 3,60% so cùng kỳ năm trước.
5. Thương mại – Xuất nhập khẩu:
a) Thương mại:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tháng 8/2015 đạt 4.728 tỷ đồng, tăng 0,28% so tháng trước. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 367 tỷ đồng, giảm 11,48%; kinh tế ngoài nhà nước 4.351 tỷ đồng, tăng 1,42%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,34 tỷ đồng tăng 1,69% so với tháng trước. Xét theo ngành kinh tế, thương nghiệp đạt 3.719 tỷ đồng, tăng 1,04%; khách sạn, nhà hàng đạt 570 tỷ đồng, tăng 3,64%; ngành dịch vụ đạt 435 tỷ đồng, giảm 9,3%; du lịch lữ hành ước đạt 3,4 tỷ đồng, cũng giảm 6,6% so với tháng trước.
Cộng dồn 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 35.785 tỷ đồng, tăng 10,58% so cùng kỳ. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 08 tháng đầu năm, kinh doanh thương nghiệp đạt 27.735 tỷ đồng, tăng 10,59%; doanh thu thương nghiệp tăng ở các nhóm hàng chủ yếu sau: lương thực, thực phẩm tăng 22,28%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 11,81%; hàng may mặc tăng 42,75%....; Bên cạnh đó thì cũng có nhóm hàng giảm so với cùng kỳ như đồ dùng , dụng cụ trang thiết bị gia đình giảm 0,87%, xăng dầu các loại 12,88%; …. Ngành khách sạn,nhà hàng đạt 4.337 tỷ đồng, tăng 10,44%; dịch vụ đạt 3.697 tỷ đồng, cũng tăng 10,86% so 8 tháng 2014.
b) Xuất Nhập khẩu:
+ Xuất khẩu:ước kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2015 đạt 251 triệu USD, tăng 1,65% so tháng trước. Trong đó, kinh tế có vốn ĐTNN xuất 203 triệu USD, tăng 1,20%; kinh tế tư nhân đạt 46 triệu USD, tăng 3,68%; kinh tế nhà nước đạt 1,8 triệu USD cũng tăng 1,97% so tháng trước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng như: Giày dép các loại đạt 43,1 triệu USD (+3,39%); cao su đạt 27,3 triệu USD (+3,81%); hạt điều nhân đạt 12,0 triệu USD (+2,98%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 9,4 triệu USD (+ 2,08%), Riêng mặt hàng dệt may đạt 67,2 triệu USD giảm 3,88% so với tháng trước.
Cộng dồn tám tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 1.637 triệu USD, tăng 24,42% so cùng kỳ. Trong đó, tăng chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ước đạt 1.327 triệu USD, tăng 27,35% so với cùng kỳ; riêng mặt hàng dệt may của khu vực này đạt 427 triệu USD (+ 6,14%), giày dép các loại đạt 325,5 triệu USD (+ 8,32%); kinh tế nhà nước đạt 15,2 triệu USD, giảm 17,65%; kinh tế tư nhân đạt 293 triệu USD, cũng tăng 15,56%, do xuất khẩu mặt hàng cao su tăng khá đạt 99,8 nghìn tấn, tương đương 152,8 triệu USD, tăng 85,8% về lượng và 55,24% giá trị; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 71,27 triệu USD tăng 9,81%; hạt điều đạt 73,6 triệu USD cũng tăng 8,51% so với cùng kỳ.
+ Nhập khẩu:kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tháng này ước đạt 176 triệu USD, giảm 6,68% so tháng trước. Trong đó, kinh tế có vốn ĐTNN nhập 162,5 triệu USD, giảm 4,45%; kinh tế tư nhân ước đạt 13 triệu USD, tăng 6,75% so tháng 7/2015, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh như: vải may mặc 39 triệu USD (-16,19%); phụ liệu dệt, may, da, giày 28 triệu USD (+1,54%), hạt điều 7,2 triệu USD (+13,02%) so với tháng trước.
Lũy kế tám tháng đầu năm, nhập khẩu đạt 1.117 triệu USD, tăng 30,60% so cùng kỳ năm trước. Trong đó kinh tế có vốn ĐTNN đạt 993 triệu USD tăng 33,92%, kinh tế tư nhân 121 triệu USD (+12,17%). Mặt hàng nhập khẩu trong kỳ của tỉnh chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, đó là: vải may mặc đạt 197,4 triệu USD, tăng 24,77%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 147,5 triệu USD, tăng 55,70%; Xơ sợi dệt các loại đạt 42,7 triệu USD, tăng 20,81% so cùng kỳ năm trước.
6. Chỉ số giá tiêu dùng:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2015 giảm 0,26% so với tháng trước nhưng tăng 0,55% so với tháng 12 năm trước. Giá bán các mặt hàng, nhóm hàng trong tháng biến động, cụ thể như sau:
Nhóm lương thực giảm 0,94%, chủ yếu do giá một số mặt hàng như ngô hạt giảm 4,39%, khoai lang giảm 5,25% … so với tháng trước nguyên nhân do giá ngô nhập khẩu từ Campuchia và các nước khác nhập vào giảm làm cho giá ngô hạt trong nước cũng giảm xuống, giá khoai lang giảm do lượng cung khoai lang tăng đã làm cho giá bán mặt hàng này giảm xuống.
Chỉ số nhóm thực phẩm tháng này giảm 0,03% trong đó thịt lợn giảm 1,34%, cụ thể như sau: thịt lợn mông sấn heo đùi giảm 1,92%, thịt lợn nạc thăn giảm 0,59%, thịt lợn ba chỉ giảm 1,27%, sườn lợn giảm 1,87% nguyên nhân do tháng tám năm nay là tháng bảy (âm lịch) theo phong tục tập quán của người dân là tháng báo hiếu (tháng ăn chay) nên nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng này giảm xuống đã làm cho cho giá bán giảm xuống so với tháng trước. Nhóm gia cầm tươi sống giảm 1,86% trong đó giá thịt gà giảm 2,65% so với tháng trước nguyên nhân mặt hàng thịt gà trong thời gian qua được nhập khẩu với khối lượng lớn làm cho giá bán mặt hàng này giảm xuống.
Nhóm rau tươi các loại tăng 1,02%, trong đó một số mặt hàng có chỉ số tăng như: Bắp cải tăng 2,18%, bí xanh tăng 2,04%, củ cải trắng tăng 2,87%, măng tươi tăng 2,35%, rau cải xanh tăng 2,34%, hành lá tươi tăng 2,26%... so với tháng trước nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng tăng mặt hàng rau tươi các loại được người dân sử dụng nhiều để thay thế cho những mặt hàng thịt gà, thịt heo (tháng ăn chay) làm cho giá những mặt hàng này tăng lên so với tháng trước.
Nhóm quả tươi và chế biến tăng 1,81% so với tháng trước do tính chất mùa vụ một số trái cây đã hết vụ thu hoạch rộ và một số do thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhu cầu xuất khẩu tăng đã làm cho giá bán một số mặt hàng trong nhóm này tăng lên so với tháng trước.
Chỉ số giá các mặt hàng, nhóm hàng phi lương thực, thực phẩm biến động cụ thể như sau: Nhóm may mặc mũ nón, giày dép tăng 0,51%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,73%, trong đó giá gas giảm 1,84% và giá dầu hoả giảm 9,20% so với tháng trước; nhóm giao thông giảm 2,51%, trong đó giá xăng dầu các loại giảm 5,41% (trong tháng, với ảnh hưởng của 3 lần giảm giá liên tục, tổng mức giảm giá từ 1.410 đồng/lít – 2.210 đồng/lít tuỳ từng loại); nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,80% chủ yếu do giá tua trong nước và ngoài nước tăng do nhu cầu đi tham quan du lịch dịp hè tăng mặt khác do tỷ giá USD tăng nên các phí dịch vụ du lịch nước ngoài (tính bằng tiền đô la) cũng tăng lên nên đã làm cho giá Tour du lịch trọn gói tăng lên. Các nhóm còn lại tương đối ổn định so với tháng trước.
Giá vàng và đôla Mỹ:Do ảnh hưởng của giá vàng, giá Đô la Mỹ trên thị trường thế giới, giá vàng bình quân tháng 8/2015 là 3.334.000 đồng/chỉ, giảm 12.000đ/chỉ (-0,36%); giá Đô la Mỹ tháng này là 22.085 đ/USD, tăng 180 đồng/USD (+0,82%) so với tháng 7/2015.
7. Thu, chi ngân sách:
a) Thu ngân sách:
Ước tổng thu ngân sách trên địa bàn tháng 8/2015 đạt 465 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng 3.955tỷ đồng, đạt 73,24% dự toán năm, tăng 15,56% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 2.196 tỷ đồng, đạt 62,77% dự toán, tăng 12,26% so cùng kỳ năm trước.
Một số nguồn thu nội địa trong 08 tháng đầu năm nay chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, trong đó khoản thu đạt cao nhất là thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh với 722 tỷ đồng, bằng 69,80% dự toán, giảm (-1,34%) so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 318tỷ đạt 50,45% dự toán, giảm (-13,82%) so cùng kỳ, chủ yếu do thu từ các công ty cao su ảnh hưởng giá giảm; thu thu lệ phí trước bạ tăng (+37,01%); thuế thu nhập cá nhân tăng (+11,47%); Thu thuế XNK, TTĐB, VAT hàng NK đạt 728 tỷ đồng vượt 15,71% dự toán năm, tăng 88,06% so cùng kỳ; và các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN đạt 1.029 tỷ đồng, đạt 81,05% dự toán năm và giảm (-4,51%) so cùng kỳ; thu từ Doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 161,9 tỉ tăng (+24,59%) so với cùng kỳ.
b) Chi ngân sách:
Chi ngân sách ước tháng 8/2015 đạt 520 tỷ đồng,nâng mức chi 8 tháng đầu năm đạt 3.687 tỷ đồng bằng 59,43% dự toán năm,và bằng 97,94% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu là chi thường xuyên với 2.539 tỷ đồng bằng 64,77% dự toán năm, và tăng 3,11% so cùng kỳ; Riêng chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết ước đạt 575 tỷ đồng, đạt 46,03% dự toán năm, và bằng 74,52% so cùng kỳ; Chi đầu tư phát triển 511 tỷ đồng bằng 61,62% dự toán cả năm và tăng 48,02% so với 8 tháng năm 2014.
8. Hoạt động ngân hàng:
Trong tháng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và phát triển. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đến cuối tháng 08/2015 ước đạt 26.451 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 1,5%. Trong đó vốn huy động ngắn hạn (dưới 12 tháng) là chủ yếu, đạt 17.774 tỷ đồng(Chiếm 67%)tăng 1,29% so tháng trước;Vốn huy động trung và dài hạn đạt 8.676 tỷ đồng tăng 1,94% so tháng trước; Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi trong dân cư đạt 20.962 tỉ đồng chiếm 79% trong tổng số, tăng 1,63% so với tháng trước; tiền gửi của các tổ chức kinh tế ước đạt 5.483 tỷ đồng, tăng 1,0% so tháng trước;
Hoạt động cho vay: Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 08 ước đạt 25.156 tỷ đồng, tăng 1,0% so tháng trước. Trong đó dư nợ ngắn hạn 16.231 tỷ chiếm 64,52% tổng số. Nợ xấu 239 tỷ đồng chiếm 0,95% so với tổng dư nợ giảm (-11,89%) so với tháng trước.
9. Tình hình văn xã:
a) Lao động, dạy nghề và giải quyết việc làm:
Trong tháng 8/2015, thông qua các phiên giao dịch việc làm của tỉnh đã tư vấn việc làm và học nghề cho 1.962 lao động; giới thiệu cung ứng lao động trong nước cho 366 lao động. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã cho vay 83 dự án với số tiền 1.716 triệu đồng, tạo điều kiện việc làm cho 494 lao động. Tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được 15 lao động.
Cấp mới và cấp lại giấy phép lao động cho 117 lao động là người nước ngoài làm việc tại tỉnh. Lũy kế từ đầu năm, cấp mới và cấp lại cho 583 lao động, tỉnh đã chấp thuận cho 05 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 31 lao động là người nước ngoài.
Công tác dạy nghề: Trong tháng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo mới cho 1.414người, trong đó đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn 825 người, các cơ sở tuyển mới 589 người (Trình độ cao đẳng 69 hv; trung cấp 501hv; và s sơ cấp 19hv). Lũy kế, đào tạo 15.104 người, đạt 70,25% so kế hoạch năm (21.500 người).
Về đình công, lãn công: trong tháng không xảy ra.Lũy kế, 8 tháng đã xảy ra 09 vụ ngừng việc tập thể. Trong đó, do tranh chấp lao động 07 vụ tại 07 công ty với 6.475 lao động tham gia, do nguyên nhân khác 02 vụ tại 02 công ty (không nhất trí Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 01/01/2016, với 21.400 lao động tham gia)
b) Hoạt động y tế:
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh ghi nhận có 78 ca mắc chân tay miệng tăng 81,39% so với tháng trước và giảm 49,68% so với cùng kỳ. Các huyện có số ca mắc bệnh mới trong tháng cao là Tân Châu 33ca; Thành Phố 08ca; Trảng Bàng 08 ca và Gò Dầu 08ca, không có ca tử vong;
Ngoài ra trong tháng có phát sinh 104 ca sốt xuất huyết tăng 235,48% so với tháng trước và so với cùng kỳ giảm 25,71% , không có ca tử vong. Số ca mắc tiêu chảy trong tháng 189 ca, thuỷ đậu 10 ca, cúm 112 ca. Nhìn chung trong tháng không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng Ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt Mers-CoV, sốt xuất huyết, tay chân miệng; tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè, quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện; Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đến từ vùng dịch, đảm bảo bố trí cán bộ trực 24/24 tại các cửa khẩu đúng theo qui định.
c) An toàn giao thông:
Trong tháng 8/2015 (từ ngày 16/7/2015-15/8/2015) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 5 người và bị thương 12 người. So với tháng trước tăng 4 vụ, số người chết tăng 2 người; so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 3 vụ, số người chết cũng giảm 05 người nhưng số người bị thương tăng 10 người . Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do người điều khiển xe đi không đúng phần đường, chuyển hướng, sang đường, tránh vượt thiếu quan sát, và đặc biệt là tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
d) Hoạt động văn hoá:
Trong tháng 8/2015, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn như: Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh-liệt sĩ (27/7), Cách mạng tháng 8-Quốc khánh 02/9, Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8; Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7); Tuyên truyền thực hiện phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền giáo dục pháp luật, Chương trình mục tiêu quốc gia, An toàn giao thông, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,…
Ngành đã thực hiện 129 lượt băng ron, 14 buổi xe loa, 24 m2panô, 1.430 cờ các loại, cung cấp 49 đĩa CD tuyên truyền, tờ tin ảnh thời sự, 30 buổi văn nghệ của các Đội tuyên truyền lưu động, văn nghệ quần chúng phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tổ chức 02 cuộc triển lãm chủ đề về tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng: Thực hiện Chương trình văn nghệ quần chúng phục vụ Hội thi Hoa Phượng đỏ tỉnh Tây Ninh năm 2015. Xây dựng kế hoạch tham gia Liên hoan “Tuyên truyền ca khúc cách mạng” tại tỉnh Bình Phước, tham gia Liên hoan “Tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc dân Đại hội Tân Trào” tại tỉnh Tuyên Quang. Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động các câu lạc bộ: Âm nhạc truyền thống, Thơ ca người cao tuổi, CNVC-LLVT, Hoa Hướng Dương, Sân khấu cải lương, Hôn nhân gia đình, CLB Búp chồi xanh… Phát triển các lớp năng khiếu: khiêu vũ, Đờn ca tài tử- Cải lương, võ thuật, thể dục thẩm mỹ… Tổ chức các buổi văn nghệ tại chỗ và lưu động phục vụ quần chúng nhân dân.
Hệ thống Thư viện: Trưng bày tài liệu tuyên truyền, giới thiệu và phổ biến pháp luật thường xuyên: 169 tài liệu. Trưng bày giới thiệu sách, báo, tài liệu tuyên truyền phục vụ các ngày lễ trong tháng với 131 tài liệu. Tổng số sách hiện có 213.295 bản/57.885 tên sách. Bổ sung 995 bản/394 tên sách. Phục vụ 9.328 lượt bạn đọc (tại chỗ: 4.214 lượt; cơ sở: 4.804 lượt), tài liệu phục vụ 38.177 lượt. Tổ chức phục vụ lưu động tại TTVHTTHTCĐ xã Long Khánh (Bến Cầu) thu hút 310 bạn đọc.
Công tác quản lý, thanh, kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trên phạm vi toàn tỉnh được tăng cường. Trong tháng, Đội kiểm tra liên ngành văn hóa-xã hội các cấp tổ chức kiểm tra 55 cuộc với 131 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá và hoạt động văn hoá, cơ sở lưu trú. Kết quả: nhắc nhở 26 cơ sở ban hành 04 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt là 5,25 triệu đồng.
e) Thiệt hại do thiên tai:
Từ ngày 16/07/2015 đến 15/8/2015, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh không xảy ra đợt thiên tai nào.
f) Tình hình cháy, nổ; bảo vệ môi trường:
Trong tháng 08/2015 (từ ngày 16/7/2015 đến 15/8/2015), không xảy ra vụ cháy nào.
Vi phạm về môi trường: Trong tháng số vụ vi phạm môi trường đã phát hiện 05 vụ vi phạm xả thải vượt chuẩn ra môi trường, xảy ra tại các huyện Châu Thành 01 vụ; Trảng Bàng 01 vụ; Hoà thành 01 vụ; Dương Minh Châu 01 vụ; và Thành phố Tây Ninh 01vụ và đã xử phạt Hành chính số tiền 838,5 triệu đồng.
Website Cục thống kê tỉnh Tây Ninh