Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 04/10/2015-14:48:00 PM
Tình hình kinh - tế xã hội 9 tháng đầu năm 2015 tỉnh Kon Tum

Kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự giám sát, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả tích cực. Trong 9 tháng năm 2015, kinh tế tỉnh ta tiếp tục phát triển ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 12,95% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 6.406,79 tỷ đồng, tăng 12,95% so cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng ước đạt 1.393,3 tỷ đồng, đạt 64,8% dự toán địa phương giao.

- Chi ngân sách địa phương 8 tháng ước thực hiện 3.367,86 tỷ đồng, đạt 57,4% nhiệm vụ chi.

- Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,68% so cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh 2010 ước đạt 2.754.312 triệu đồng, tăng 12,09% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 8.986.457 triệu đồng, tăng 18,40% so cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 34.031,4 ngàn USD giảm 3,48 % so cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 8.378,99 ngàn USD, tăng 14,69 % so cùng kỳ.

- Chỉ số chung giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2015 giảm 0,1% so với tháng trước; tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,24% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,92%.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế

Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh năm 2010 đạt 6.406,08 tỷ đồng, tăng 12,95%([1]) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,79%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,05% và khu vực Dịch vụ tăng 14,42%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 2,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 3,97 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 6,31 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng GRDP 9 tháng năm 2015

GRDP 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2015 so với 9 tháng năm 2014 (%)

Điểm % đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng (%)

Tổng số

6.406,79

12,95

12,95

1. Nông, lâm và thủy sản

1.321,35

6,79

2,67

2. Công nghiệp và xây dựng

1.965,92

15,05

3,97

3. Dịch vụ

3.119,52

14,42

6,31

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng 6,79%, đạt được mức tăng trưởng như trên là do sản lượng, sản phẩm của nhiều ngành tăng lên. Cụ thể một số sản lượng, sản phẩm có mức tăng cao như sau: sản lượng lúa tăng 6,94%, cao su tăng 6,14%; gỗ khai thác tăng 40,81%, sản lượng sản phẩm thuỷ sản tăng 10,53% so với cùng kỳ năm trước...

- Khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng 15,05%, chủ yếu nhờ vào mức tăng cao của ngành công nghiệp chế biến với chỉ số sản xuất tăng 14,55% và ngành xây dựng với giá trị tăng thêm tăng 18,02%, cụ thể một số sản phẩm có mức tăng cao như sau: Tinh bột sắn sản xuất 137.531 tấn, tăng 110,90% so cùng kỳ năm trước; lượng đường sản xuất 11.664 tấn, tăng 21,45% so cùng kỳ năm trước..., một số sản phẩm khác tương đối ổn định, có mức tăng, giảm không cao.

- Khu vực Dịch vụ có mức tăng 14,24%, trong đó các hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng cao như: Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 869.700,19 triệu đồng, tăng 12,5 %, Tổng mức hàng hoá bán lẻ, doanh thu dịch vụ ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 8.986.456,8 triệu đồng, tăng 18,40% so với cùng kỳ năm trước...

2. Thu chi ngân sách

Trong 8 tháng năm 2015: Tổng thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn ước đạt 1.393,3 tỷ đồng, đạt 64,8% dự toán địa phương giao (trong đó, thu các khoản cân đối ngân sách 1.332,2 tỷ đồng, các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước 61,1 tỷ đồng). Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 3.367,86 tỷ đồng, đạt 57,4% nhiệm vụ chi (trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương 3.258,38 tỷ đồng, chi nguồn xổ số kiến thiết, tiền quyền sử dụng rừng quản lý qua ngân sách 109,48 tỷ đồng).

3. Đầu tư và xây dựng

3.1. Vốn đầu tư: Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng năm 2015 là: 5.567.497 triệu đồng, tăng 9,24% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể chia theo nguồn vốn như sau:

- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là: 2.840.690 triệu đồng, chiếm 51,02% trong tổng số nguồn vốn. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước: 1.112.391 triệu đồng, chiếm 39,16%; Trái phiếu chính phủ: 857.683 triệu đồng, chiếm 30,19% trong tổng số vốn nhà nước trên địa bàn. Trong tổng số vốn nhà nước trên địa bàn chia ra:

+ Vốn trung ương quản lý là: 987.125 triệu đồng, chiếm 49,40% trong tổng số, trong đó: vốn ngân sách nhà nước đạt 243.630 triệu đồng, chiếm 14,80%; Trái phiếu chính phủ: 704.289 triệu đồng, chiếm 42,79% trong tổng nguồn vốn trung ương quản lý.

+ Vốn địa phương quản lý: 1.194.773 triệu đồng, chiếm 50,60% trong tổng số, trong đó: vốn ngân sách nhà nước đạt 868.761 triệu đồng, chiếm 72,71%; Trái phiếu chính phủ: 153.394 triệu đồng, chiếm 12,84% trong tổng nguồn vốn. Trong tổng số nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý , Chia ra:

Vốn Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt: 654.452 triệu đồng, chiếm 75,33% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.... Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách tỉnh đạt 221.402 triệu đồng, chiếm 33,83%; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 363.578 triệu đồng, chiếm 55,55%; Vốn ODA đạt 11.760 triệu đồng, chiếm 1,80%; Vốn Xổ số kiến thiết đạt 45.707 triệu đồng, chiếm 6,98%; Vốn khác đạt 12.005 triệu đồng, chiếm 1,83% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.

Vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt: 212.046 triệu đồng, chiếm 24,41 % trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách huyện đạt 82.466 triệu đồng, chiếm 38,89%; Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 128.470 triệu đồng, chiếm 60,59%; Vốn khác đạt 1.110 triệu đồng, chiếm 0,52% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện.

Vốn Ngân sách Nhà nước cấp xã ước đạt: 2.263 triệu đồng, chiếm 0,26% trên tổng số nguồn vốn, trong đó toàn bộ là vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu.

- Vốn ngoài nhà nước thực hiện là: 2.726.134 triệu đồng, chiếm 48,97% trong tổng số nguồn vốn, chia ra: Vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước: 923.084 triệu đồng, chiếm 33,86 % trong tổng số; Vốn đầu tư của dân cư: 1.083.050 triệu đồng, chiếm 66,14% tổng nguồn vốn.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là: 673 triệu đồng, chiếm 0,02% trong tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển và chủ yếu vốn tự có của doanh nghiệp FDI.

Trong 9 tháng năm 2015 nguồn vốn đầu tư phát triển chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh như : chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi (Thủy lợi Đăk Pim, ĐăkPxy-Đăk Hà, Thủy lợi Đăk Pheng Đăk phía Ngọc Réo...), giao thông (Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh - Kon Tum , Tuyến đường Măng Bút-Tu Mơ Rông -Ngọc Linh, Đường giao thông từ Trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía tây...); giáo dục (Trường TH Võ Thị Sáu xã Đăkmar, Trường THPT xã Đăk Choong –ĐăkGlei, Trường THCS bán trú dân tộc thiểu số huyện Tu Mơ Rông, trường Mầm non các xã...); y tế (Nâng cấp bệnh viện đa khoa Kon Tum từ 400 lên 500 giường...); cấp nước sinh hoạt nông thôn (Cấp nước SH thị trấn Kon Rẫy - huyện Kon Rẫy...); Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, Đầu tư hạ tầng để phát triển quỹ đất khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla...; Môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn...và một số công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; dự án đầu tư tại các địa bàn huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a, các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư phục vụ mục tiêu an sinh xã hội; dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất, dân sinh, như: kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi, trụ sở HĐND-UBND các xã, sửa chữa nâng cấp và xây mới các hồ chứa nước, các công trình cấp nước sinh hoạt xây nhà ở dân cư, bê tông hoá một số đường liên thôn…

3.2. Xây dựng

Ước giá trị sản xuất 9 tháng năm 2015 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo giá hiện hành đạt: 3.740.177 triệu đồng, tăng 12,11% so cùng kỳ năm trước, chia ra: kinh tế nhà nước đạt 150.365 triệu đồng, tăng 12,56% so cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.198.713 triệu đồng, tăng 4,68% so cùng kỳ năm trước; Các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn) đạt 1.391.099 triệu đồng, tăng 26,24% so với cùng kỳ năm trước.

Ước giá trị sản xuất 9 tháng năm 2015 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo giá so sánh 2010 đạt: 2.754.312 triệu đồng, tăng 12,09% so cùng kỳ năm trước, chia ra: kinh tế nhà nước đạt 110.731 triệu đồng tăng 12,54% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.619.153 triệu đồng, tăng 4,66% so cùng kỳ năm trước; các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn) đạt 1.024.428 triệu đồng, tăng 26,21% so với cùng kỳ năm trước.

Ước giá trị sản xuất 9 tháng năm 2015 tăng 12,09% so cùng kỳ năm trước là do các đơn vị hoạt động xây lắp đã tập trung triển khai thi công các công trình trọng điểm được chuyển tiếp từ năm 2014 có vốn đầu tư cao và triển khai thi công các công trình mới khởi công trong năm 2015 như :

Công trình kỷ thuật dân dụng: Đường Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh (đoạn từ Km 9.165- Km 21), Quốc lộ 24C (giai đoạn 2), đường Nam Quảng Nam qua tỉnh Kon Tum (đoạn tránh đèo Văn Rơi), đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum, Quốc lộ 24 đoạn qua thành phố Kon Tum, mở rộng Tỉnh lộ 672 (đoạn qua trung tâm huyện Tu Mơ Rông), nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) Kon Tum – PleiKu, Đường ra biên giới xã Đăk Long- Đăk Nhoong- ĐăkGLei, QL 14C (bao gồm cả đoạn kéo dài xuống Tây Ninh) đoạn qua Kon Tum, QL 24 đoạn qua TP Kon Tum, Đường giao thông Quốc lộ 24- Đăk Côi (Km0- Km 28), Đường xã Ya Tăng đi Sê San 3, Đường Sê San 3 đi QL 14C... xây dựng công trình thuỷ lợi (Thủy lợi Đăkprét xã Pờ Ê, Thủy lợi Đăk Rơ Ne, xã Hiếu, Thủy lợi Đăk Pim xã Đăk Pờ Xy, Thủy Lợi Bâu ve xã Đăk Na, sửa chữa nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nước Đăk Uy, sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Tân Điền, Thuỷ lợi Kon Chênh xã Măng Cành, ...). Thi công một số tuyến đường giao thông từ trung tâm các huyện đi các xã, thi công các đường giao thông nông thôn...sửa chữa thường xuyên các Quốc lộ (Quốc lộ 24, 40, 14C), các Tỉnh lộ (Tỉnh lộ 671, 672 , 673, 674, 675, 676 , 677 , 678)...

Xây dựng công trình nhà không để ở: Công trình trụ sở nhà làm việc (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, BHXH huyện Đăk Hà và huyện Kon Rẫy, Sở chỉ huy Biên phòng Tỉnh, Doanh trại ban chỉ huy QS Huyện Ngọc hồi và Kon Rẫy...); Công trình giáo dục (Trường THCS bán trú dân tộc thiểu số huyện Tu Mơ Rông, Trường THPT Xã Đăk Tăng huyện KonPlong, Trường THPT Phan Bội Châu TP Kon Tum, Trường THPT xã Đăk Choong huyện ĐăkGlei, Trường THCS xã Ia Tơi - huyện Ia H’Drai, Trung tâm dạy nghề huyện Tu Mơ Rông...); Công trình y tế (Trụ sở làm việc trung tâm y tế TP Kon Tum, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Kon Tum từ 400 giường lên 500 giường ...); Công trình văn hoá (Trung tâm VHTT huyện Đăk Hà, Nhà Văn Hóa xã Ngọc Réo, Sân vận động tỉnh Kon Tum, Nhà Văn hóa trung tâm xã Ya xiêr, Dự án Phục dựng, tôn tạo Khu di tích Lịch sử Ngục Đăk Glei, Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum...). Và một số công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Dự án đầu tư tại các địa bàn huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a, các xã biên giới, vùng xâu, vùng xa, các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư phục vụ mục tiêu an sinh xã hội; Dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất, dân sinh, như: kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi, trụ sở HĐND-UBND các xã, sửa chữa nâng cấp và xây mới các hồ chứa nước, các công trình cấp nước sinh hoạt xây nhà ở dân cư, bê tông hoá một số đường liên thôn…

Các loại hình kinh tế khác (xã/phường và hộ dân cư) trong năm 2015 hoạt động xây dựng chủ yếu do hộ dân cư đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan (sân, tường rào, nhà kho, các công trình khác…). Các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, trường học mẫu giáo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…, bê tông hoá các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số xã… .

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

4.1. Nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa 2015: Tổng DTGT cây hàng năm vụ mùa 2015 tỉnh Kon Tum ước đạt là: 62.942 ha, tăng 0,97% (+605 ha) so vụ mùa năm 2014.

Cây lúa DTGT: 16.478 ha, tăng 0,60% (+98 ha) so vụ mùa năm 2014. Trong đó: Cây lúa ruộng DTGT: 11.902 ha, tăng 3,9% (+443 ha) so với vụ mùa năm 2014; Cây lúa rẫy DTGT: 4.576 ha, giảm 7,0% (-345 ha) so với vụ mùa năm 2014. Diện tích gieo trồng cây lúa rẫy giảm do hiệu quả kinh tế không cao.

Cây ngô DTGT: 5.572 ha, giảm 4,78% (-280 ha) so với vụ mùa năm trước. Diện tích ngô giảm chủ yếu do diện tích trồng ngô ven sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum nay đã được quy hoạch đất khu đô thị.

Cây sắn DTGT: 38.857 ha, tăng 2,14% (+813 ha) so với vụ mùa năm 2014.

Rau các loại DTGT: 1.133 ha, tăng 1,80% (+21 ha) so với vụ mùa năm 2014.

Đậu các loại DTGT: 418 ha, giảm 0,48% (-2 ha) so vụ Mùa năm 2014.

Cây lạc DTGT: 191 ha, giảm 6,83% (-14 ha) so vụ Mùa năm 2014.

Đến nay cây trồng vụ Mùa sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng cũng đã xuất hiện hiện tượng sâu bệnh trên cây lúa. Tuy nhiên, các trạm Bảo vệ thực vật và UBND các xã, phường đã chủ động hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho bà con nông dân ngay từ khi bệnh mới xuất hiện nên hầu hết các loại sâu, bệnh hại phát sinh đều được phòng trừ kịp thời.

+ Diện tích, sản lượng thu hoạch cây lâu năm

Ước đến ngày 30/9/2015, tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 93.267 ha, tăng 1,11% (+1.028 ha) so với cùng kỳ năm 2014. Diện tích cà phê ước đạt 14.780 ha, tăng 4,77% (+673 ha) so với cùng kỳ năm 2014; Trong đó, diện tích trồng mới là 749 ha. Diện tích cây cao su ước đạt 75.212 ha, tăng 0,39% (+295 ha) so với cùng kỳ năm 2014; Trong đó, diện tích trồng mới là 449 ha.

Trong 9 tháng năm 2015, cây cà phê chưa cho sản lượng thu hoạch, sản lượng thu hoạch cây cao su 9 tháng năm ước đạt 27.930 tấn, tăng 6,14% (+1.615 tấn) so cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch tăng chủ yếu do diện tích cho sản phẩm tăng.

- Chăn nuôi

Trong tháng 7/2015, dịch bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, có 08 con bò mắc bệnh, đã điều trị khỏi bệnh về triệu chứng lâm sàng; đến nay không phát sinh gia súc mắc bệnh mới.

4.2. Lâm nghiệp

Ước tính đến ngày 30/9/2015, công tác trồng rừng tập trung đạt 1.480 ha, giảm 20% (-370 ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do chương trình Dự án phát triển lâm nghiệp (Flitch) trên địa bàn tỉnh năm 2015 đã kết thúc.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 8 vụ cháy rừng, với tổng diện tích thiệt hại là 34,29 ha, tăng 8 vụ (+34,29 ha) so với cùng kỳ năm trước. Số vụ cháy rừng tăng là do người dân thiếu ý thức trong việc phát nương làm rẫy.

Từ đầu năm đến nay xảy ra 42 vụ vi phạm phá rừng với diện tích thiệt hại là 3,67 ha, giảm 68 vụ (-51,13 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Công tác khai thác lâm sản: tính đến thời điểm 30/9/2015, sản lượng gỗ khai thác được 20.645 m3, tăng 40,8% (+5.983 m3) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do công tác khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy và khai thác tận dụng tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng khác tăng so với cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác là: 203.488 Ste, tăng 8% (+15.073 Ste) so với cùng kỳ năm trước.

4.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đến thời điểm 30/9/2015 là 570 ha, tăng 5,17% (+28 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng sản phẩm thuỷ sản ước tính là 2.445 tấn, tăng 10,53% (+233 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản lượng nuôi trồng nước ngọt ước tính là 1.467 tấn, tăng 10,72% (+142 tấn), so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác nước ngọt ước tính là 978 tấn, tăng 10,26% (+91 tấn), so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng sản phẩm thuỷ sản ước tính tăng so với cùng kỳ năm trước do diện tích nuôi trồng tăng 5,17% (+28 ha) và số lồng bè nuôi trồng thủy sản trong kỳ tăng 17,2% (+11 lồng) so với cùng kỳ năm trước.

5. Sản xuất công nghiệp

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2015

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2015 ước tính tăng 2,22% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 9 năm 2015 tăng so cùng kỳ năm trước chủ yếu do chỉ số ở ngành công nghiệp chế biến tăng (tăng 11,02%), nguyên nhân năm nay nguồn cung cấp nguyên liệu sắn tương đối dồi dào, sản phẩm tinh bột sắn sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định nên sản lượng sản xuất tăng; ngành sản xuất cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 4,59% so cùng kỳ. Riêng 2 ngành sản xuất có chỉ số sản xuất giảm là ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và ngành sản xuất và phân phối điện; cụ thể ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có chỉ số sản xuất giảm 31,97%, nguyên nhân do Công ty TNHH MTV khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai - Kon Tum ngừng khai thác quặng sắt, bên cạnh, lượng đá xây dựng hiện nay còn tồn kho tương đối nhiều nên các đơn vị hạn chế sản lượng khai thác; Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 8,24% do các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất các nhà máy nhằm ổn định lượng nước trên các hồ chứa để duy trì hoạt động.

So với tháng trước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2015 ước tính tăng 9,17%, nguyên nhân chủ yếu do chỉ số ngành công nghiệp chế biến tăng. Đến tháng 9 tất cả các nhà máy tinh bột sắn đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định, sản phẩm tinh bột sắn sản xuất tăng đã làm cho chỉ số ngành công nghiệp chế biến tăng.

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2015

Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2015 tăng 6,68% so cùng kỳ năm trước; trong đó tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến (tăng 14,55%), nguyên nhân là do sản phẩm đường, tinh bột sắn sản xuất tăng; ngành khai thác cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 3,14%; ngành sản xuất điện giảm nhẹ so cùng kỳ (giảm 3,72%), nguyên nhân là do năm nay tình hình nắng hạn kéo dài hơn so với năm trước nên các đơn vị đã chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất trong mùa khô; ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ước tính chỉ số sản xuất giảm 14,18% do Công ty TNHH MTV khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai - Kon Tum ngừng khai thác quặng sắt trên địa bàn tỉnh.

Ước tính một số sản phẩm sản xuất trong 9 tháng năm 2015 như sau: Đá xây dựng khai thác 421.047 m3, giảm 8,34% so cùng kỳ năm trước; Tinh bột sắn sản xuất 137.531 tấn, tăng 110,90% so cùng kỳ năm trước; lượng đường sản xuất 11.664 tấn, tăng 21,45% so cùng kỳ năm trước; bàn, ghế sản xuất 141.279 chiếc, bằng 83,58% so cùng kỳ, điện sản xuất 557,78 triệu Kwh, bằng 93,21% so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp trong 9 tháng năm 2015 của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường, một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng cao. Đánh giá chung toàn ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến hoạt động ổn định và có mức tăng trưởng cao nhất, nguyên nhân trong những tháng đầu năm nguồn nguyên liệu sắn tương đối dồi dào, sản phẩm tinh bột sắn sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, các đơn vị đã tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất nên sản phẩm tinh bột sắn sản xuất tăng cao; Ngoài ra Công ty cổ phần Đường Kon Tum có thời gian hoạt động sản xuất dài hơn so với năm trước nên sản phẩm đường sản xuất cũng tăng. Tuy nhiên, ngành sản xuất sản phẩm bàn, ghế đến nay vẫn còn gặp khó khăn, nguyên nhân là do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất và khó khăn về nguồn tài chính, chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra nên các đơn vị hạn chế sản xuất. Bên cạnh, ngành khai thác khoáng sản có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ, nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai - Kon Tum đã ngừng khai thác quặng sắt; một mặt đến nay lượng đá xây dựng khai thác còn tồn kho tương đối lớn nên các đơn vị khai thác đá xây dựng giảm dần sản lượng khai thác. Đối với ngành sản xuất điện, sản lượng điện sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2015 giảm nhẹ so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do năm nay tình hình nắng hạn kéo dài hơn so năm trước nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết công suất nhằm ổn định sản xuất.

Đánh giá riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo qua kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh các tháng cuối năm 2015 có xu hướng tốt hơn so các tháng đầu năm; trong đó có 50% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn, trong đó phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất tinh bột sắn, sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại; 40% đánh giá tình hình sản xuất ổn định và chỉ có 10% số doanh nghiệp đánh giá tình hình khó khăn hơn mà phần lớn các doanh nghiệp này thuộc ngành sản xuất bàn, ghế.

Về tình hình sản xuất kinh doanh trong các tháng còn lại của năm, các doanh nghiệp cũng đánh giá tình hình sản xuất sẽ tốt hơn; Có 40% các doanh nghiệp đánh giá hình sản xuất các tháng cuối năm sẽ tốt hơn, trong đó các nhóm ngành có xu hướng tăng như chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, riêng ngành sản xuất hóa chất đánh giá vẫn còn khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn nguyên liệu đầu vào; ngành sản xuất bàn, ghế cơ bản sẽ hoạt động sản xuất ổn định trong các tháng cuối năm.

6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong 9 tháng năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 151 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 635.205 triệu đồng, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 77 doanh nghiệp. Nhìn chung trong 9 tháng năm 2015 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động tương đối ổn định và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

7. Thương mại, dịch vụ

7.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 9 năm 2015 đạt 979.324 triệu đồng, tăng 1,15% so với tháng trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 809.853 triệu đồng, chiếm 82,70% trong tổng mức và tăng 1,13% so với tháng trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 105.367,5 triệu đồng, chiếm 10,76% trong tổng mức và tăng 1,32% so với tháng trước; Ngành dịch vụ đạt 64.103 triệu đồng, chiếm 6,54% trong tổng mức và tăng 1,15% so với tháng trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng so với tháng trước là do: tháng 9 là tháng vào đầu năm học mới nên nhu cầu mua sắm các mặt hàng đồ dùng học tập, sách, vở ... và quần áo của học sinh tăng. Hơn nữa, trong tháng có Lễ ngày 2/9 và Tết Trung thu nên sức mua hàng hoá của người dân cũng tăng so tháng trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 8.986.457 triệu đồng, tăng 18,40% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 7.431.374 triệu đồng, chiếm 82,70% trong tổng mức và tăng 19,36% so với cùng kỳ năm trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 973.518 triệu đồng, chiếm 10,83% trong tổng mức và tăng 20,32% so với cùng kỳ năm trước; Ngành dịch vụ đạt 581.566 triệu đồng, chiếm 6,47% trong tổng mức và tăng 4,80% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm trước là do: số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước đăng ký mới đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã trở lại hoạt động và các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể trên địa bàn tỉnh tăng; một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành nghề. Hơn nữa, trong những tháng đầu năm một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã, chất lượng các mặt hàng nhằm kích thích lượng tiêu dùng cũng như sức mua của người dân đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng.

7.2. Xuất, nhập khẩu

a) Xuất khẩu

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 9 năm 2015 đạt 4.789,5 ngàn USD, giảm 4,75 % so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cà phê nhân 19,2 tấn; Cao su thô 2.589 tấn; Dây thun cao su 80 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 8.520 cái; Tinh bột sắn 1.200 tấn.

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 34.031,4 ngàn USD giảm 3,48 % so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cà phê nhân 1194,18 tấn; Sắn và các sản phẩm từ sắn 11.921 tấn; Cao su thô 14.474 tấn; Dây thun cao su 1.187,8 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn ghế các loại) 84.359 cái; gỗ ván 835,3 m3.

b) Nhập khẩu

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tháng 9 năm 2015 đạt 1.083 ngàn USD gấp 2,62 lần so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 1.921 m3; Khoá thẻ Adel các loại 1.500 cái.

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 8.378,99 ngàn USD, tăng 14,69 % so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Chất dẻo nguyên liệu (Precipitated Silica) 245,8 tấn; Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 17.756,7 m3; Khoá thẻ Adel các loại 3.843 cái.

Nguyên nhân: Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm trước là do: các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang các thị trường khác; mặc khác các doanh nghiệp đã tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu thực hiện nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước.

7.3. Vận tải

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 9 năm 2015

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 9 năm 2015 đạt 97.784,92 triệu đồng, tăng 0,14 % so với tháng trước, cụ thể như sau:

+ Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 36.970,58 triệu đồng, tăng 0,03 % so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 725,11 nghìn lượt khách, tăng 0,03 %; Luân chuyển ước tính đạt 93.041,63 nghìn lượt khách.km, tăng 0,06 % so với tháng trước.

+ Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 60.485,56 triệu đồng, tăng 0,21 % so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 722,32 nghìn tấn, tăng 0,14 %; Luân chuyển ước tính đạt 35.374,75 nghìn tấn.km, tăng 0,2 % so với tháng trước.

+ Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 318,78 triệu đồng, giảm 2,35 % so với tháng trước.

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính 9 tháng năm 2015

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 9 tháng năm 2015 đạt 869.700,19 triệu đồng, tăng 12,5 % so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

+ Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 326.457,29 triệu đồng, tăng 12,43 % so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 6.406,37 nghìn lượt khách, tăng 10,58 % so với cùng kỳ năm trước; Luân chuyển ước tính đạt 826.003,7 nghìn lượt khách.km, tăng 11,23 % so với cùng kỳ năm trước.

+ Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 540.157,08 triệu đồng, tăng 12,56 % so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 6.365,32 nghìn tấn, tăng 10,16 % so với cùng kỳ năm trước; Luân chuyển ước tính đạt 313.797,61 nghìn tấn.km, tăng 11,91 % so với cùng kỳ năm trước.

+ Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 3.085,82 triệu đồng, tăng 10,48 % so với cùng kỳ năm trước.

8. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,1% so với tháng trước; tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,24% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,92%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 5 nhóm tăng là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,35%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,3%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; Giáo dục tăng 0,15% và hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%. Có 3 nhóm hàng ổn định: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và Dịch vụ y tế và Bưu chính viễn thông. Có 3 nhóm hàng giảm: Nhóm giao thông có mức giảm cao nhất 3,12%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,74% và văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,07%.

Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với xu hướng tăng hơn tháng trước, hiện giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 9/2015 được bán với giá khoảng là 3.321.000 đồng/chỉ tăng 3,36% so với tháng trước, tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch tại mức 23.217 đồng/USD tăng 2,68% so với tháng trước.

9. Các vấn đề xã hội

9.1. Đời sống dân cư

- Đánh giá chung về tình hình biến động đời sống của dân cư

Trong 9 tháng năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum tương đối ổn định, tuy giá cả thị trường có tăng nhẹ ở một số mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, đã làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư nhưng không lớn. Ngoài ra, do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh trên cây lúa đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, gieo trồng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, cùng các ngành, các cấp đã thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Tỉnh Kon Tum đã trích từ ngân sách 20 tỷ đồng hỗ trợ 5 doanh nghiệp dự trữ hàng. Với 20 tỷ đồng từ ngân sách, mỗi doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá được hỗ trợ từ 3 đến 5,5 tỷ đồng cho các mặt hàng tiêu thụ mạnh trong dịp Tết nhưgạo, đường, muối, sữa, dầu ăn… đồng thời cam kết sẽ bán giá thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 5 đến 10%. Để cho người dân tiếp cận được các mặt hàng này, các điểm bán hàng ghi rõ hàng bình ổn để cho người dân dễ phân biệt, tạo thuận tiện cho Nhân dân mua cũng như đơn vị kiểm tra. Tỉnh Kon Tum đã bố trí bán hàng tập trung ở 10 điểm, tại huyện có một điểm ở trung tâm huyện.

Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương: Những năm qua, các cơ chế, chính sách lao động, tiền lương áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước luôn được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có bước phát triển đáng kể, theo đó cơ chế tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động đã có nhiều thay đổi, dần dần ổn định. Thu nhập của công nhân, người lao động trong doanh nghiệp hưởng lương có tăng hơn so với năm trước. Thu nhập bình quân/tháng của lao động khu vực nhà nước ước đạt trên 3,9 triệu đồng, trong đó thu nhập bình quân của người lao động khu vực Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 3,8 triệu đồng và của người lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý đạt 4,0 triệu đồng. Mức thu nhập giữa các ngành, các khu vực sản xuất có chênh lệch nhưng không đáng kể.

Thực trạng đời sống dân cư nông thôn: Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã phát động ra quân đồng loạt xây dựng nông thôn mới, đã hỗ trợ trực tiếp và lồng ghép từ các chương trình, dự án với tổng nguồn vốn 184,6 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp là 113 tỷ đồng, lồng ghép 71,6 tỷ đồng); tổ chức thực hiện Đề án chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình Kinh tế - Xã hội thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đối với 22 xã điểm, đến nay đã có 03 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới (xã Hà Mòn, xã Đăk Mar huyện Đăk Hà và xã Đoàn Kết thành phố Kon Tum). Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển, giá trị sản lượng nông nghiệp của tỉnh liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế như: sắn, ngô, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân trên địa bàn tỉnh được cải thiện hơn so với năm trước.

- An sinh xã hội

+ Công tác đào tạo nghề:

Đào tạo hệ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề: Liên kết với Trường Cao đẳng nghề Nông Lâm Nam bộ tỉnh Bình Dương đào tạo hệ cao đẳng nghề lâm sinh cho 16 học viên (Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên hệ cao đẳng nghề, trong đó học sinh DTTS: 06 học viên). Duy trì đào tạo các lớp hệ trung cấp nghề cho 295 học viên (257 học viên là DTTS). Trong đó: Trường Trung cấp nghề đào tạo theo nguồn kinh phí của tỉnh giao: 226 học viên (171 học viên DTTS); Các lớp liên kết với Trường Cao đẳng nghề Nông Lâm Nam bộ, với tổng số 69 học viên, có 34 học viên tốt nghiệp lớp Trung cấp trồng rau – hoa xứ lạnh.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tổ chức đào tạo nghề cho 1.846/3.300 lao động (đạt 55,94%). Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.455/2.435 lao động (đạt 59,75% KH); Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 391/865 lao động (đạt 45,20% KH).

Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi được đào tạo nghề chiếm trên 76%. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

+ Giải quyết việc làm

Kết quả triển khai nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm TW: Tính đến ngày 15/9/2015 đã giải ngân cho vay số tiền 14.019/19.000 triệu đồng, đạt 73,78% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 716/1.400 lao động, đạt 51,14% kế hoạch năm 2015.

Tổng số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm tính đến ngày 15/9/2015 là 1.028 lao động (Trong đó, XKLĐ: 39 lao động; Thông qua nguồn vốn cho vay: 716 lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp: 273 lao động).

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, từ đầu năm đến nay có 650 người đăng ký thất nghiệp, trong đó DTTS 115 người; số lao động có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 602 người, tổng kinh phí trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là: 5.199,1 triệu đồng.

+ Công tác giảm nghèo

Trong 9 tháng năm 2015 các ngành, các cấp của tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, tỉnh Kon Tum có 02 huyện Kon Plong và Tu Mơ Rông.

+ Bảo trợ xã hội

Thường xuyên quan tâm đến các đối tượng hộ nghèo, hộ thiếu đói giáp hạt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn...cụ thể:

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, để Nhân dân trên toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng khó khăn… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, đầm ấm.

UBND tỉnh tổ chức thăm và tặng quà cho 23 cụ tròn 100 tuổi, với tổng số tiền 23 triệu đồng; ủy quyền cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thăm, tặng quà cho 226 cụ tròn 90 tuổi, với số tiền 90,4 triệu đồng.

Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngân sách của các huyện, thành phố hỗ trợ, đóng góp, ủng hộ người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội 23.270 xuất quà, trị giá 7.500,34 triệu đồng (trong đó: bằng tiền mặt:2.899,8 triệu đồng; bằng hiện vật quy ra tiền trị giá: 4.600,54 triệu đồng). Cụ thể: Quỹ an sinh xã hội tỉnh hỗ trợ cho 26.011 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh([2]) với tổng kinh phí hỗ trợ là: 5.202,2 triệu đồng ([3]); Thực hiện Quyết định số 75/QĐ-UBND, ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh về việc phân bổ gạo hỗ trợ của Chính phủ cho các hộ nghèo, hộ khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, Sở Lao động TB&XH phối hợp với Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên tổ chức giao, nhận 279 tấn gạo cho các huyện, thành phố([4]) để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ khó khăn (gồm 4.403 hộ/18.600 khẩu)([5]).

Ngoài ra, huyện Đăk Glei, Đăk Hà xuất kinh phí dự phòng mua 9,075 tấn gạo cứu đói cho Nhân dân trên địa bàn huyện (gồm 763hộ/2.748 khẩu), trị giá 361,975 triệu đồng.

Huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông xuất kinh phí dự phòng cứu rét cho 1.211 hộ, với tổng số tiền là: 652,123 triệu đồng.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh thăm, tặng quà cho 210 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy; tặng 405 xuất quà cho trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum với tổng kinh phí 62,5 triệu đồng.

Quỹ Bảo trợ trẻ em các huyện, thành phố tổ chức thăm và tặng 2.038 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 201,5 triệu đồng.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 40 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Sa Thầy, Đăk Tô, trị giá 20 triệu đồng.

Ngoài ra, các sở, ngành đoàn thể, lực lượng vũ trang và các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh tặng 1.654 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các huyện, thành phố, trị giá 237,5 triệu đồng.

Các huyện, thành phố đã thực hiện cấp 191.582 thẻ BHYT cho các đối tượng xã hội([6]). Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp 3.039 thẻ BHYT cho người thuộc diện hộ cận nghèo theo Quyết định số 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các huyện: Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà và thành phố Kon Tum từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Y tế.

+ Thực hiện chính sách với người có công

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, UBND tỉnh đã tổ chức thăm, tặng 80 xuất quà, trị giá 120 triệu đồng cho người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, mỗi xuất trị giá 1.500.000 đồng (trong đó: hiện vật bằng 500.000đ, tiền mặt 1.000.000đ); chuyển 5.797 xuất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 theo Quyết định số 81/QĐ-CTN, ngày 15/02/2015 của Chủ tịch nước, với tổng kinh phí 1.177 triệu đồng([7]) từ nguồn kinh phí Trung ương ủy quyền năm 2015; UBND các huyện, thành phố đã chủ động xuất ngân sách tổ chức thăm và tặng 1.315 xuất quà cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, trị giá 239 triệu đồng; Các sở, ngành và đoàn thể trong tỉnh tặng 2.156 xuất quà cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, trị giá 437, triệu đồng. (trong đó: bằng tiền mặt: trị giá 20,9 triệu đồng, bằng hiện vật quy ra tiền trị giá 416,42 triệu đồng).

Tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 6.149 người có công với cách mạng, với tổng kinh phí thực hiện 11.034 triệu đồng/tháng; trợ cấp lần đầu, một lần cho 882 người có công với cách mạng, với tổng kinh phí thực hiện 4.635,3 triệu đồng; Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận TQVN các cấp vận động xây dựng Quỹ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: được số tiền 1.635.236.000 đồng (trong đó cấp tỉnh: 245.017.000 đồng; cấp huyện, thành phố: 1.177.595.000 đồng; cấp xã, phường, thị trấn: 212.624.000 đồng.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở. Đã xây mới 37 nhà với kinh phí 1,48 tỷ đồng; sửa chữa 197 nhà với kinh phí 1,94 tỷ đồng. Kết quả đến 31/8/2015, đã giải ngân được 5.114 triệu đồng /5.420 triệu đồng, đạt 94,35% kế hoạch được giao (TrongđóNgân sách trungương hỗ trợ 4.858,3 triệu đồng; Ngân sáchđốiứng tỉnh là 255,7 triệu đồng)([8])

- Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta. Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/2015) các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa, thể hiện nét đẹp truyền thống, tính nhân văn, tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.

9.2. Y tế

- Tình hình dịch bệnh:

Bệnh tay - chân - miệng: Ghi nhận 5 ca mắc mới, tăng 3 ca so với tháng trước và giảm 15 ca so với tháng 8/2014. Lũy tích đến 31/8/2015, ghi nhận 57 ca mắc, giảm 161 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Bệnh thủy đậu: Ghi nhận 18 ca mắc mới, giảm 2 ca so với tháng trước và giảm 10 ca so với tháng 8/2014. Lũy tích đến 31/8/2015, ghi nhận 564 ca mắc, giảm 194 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Bệnh quai bị: Ghi nhận 35 ca mắc mới, giảm 18 ca so với tháng trước và giảm 4 ca so với tháng 8/2014. Lũy tích đến 31/8/2015, ghi nhận 427 ca mắc, tăng 118 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết: Ghi nhận 14 ca mắc mới, giảm 19 ca so với tháng trước và tăng 10 ca so với tháng 8/2014. Luỹ tích đến 31/8/2015, ghi nhận 58 ca mắc, tăng 38 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Sốt rét: Ghi nhận 24 ca mắc mới, giảm 15 ca so với tháng trước và giảm 24 ca so với tháng 8/2014. Lũy tích đến 31/8/2015, ghi nhận 294 ca mắc, giảm 203 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Tổng số bệnh nhân lao mới thu nhận trong tháng 25 người (AFB (+): 11; AFB(-): 8; lao ngoài phổi: 6), tăng 12 bệnh nhân so với tháng trước. Tổng số bệnh nhân tâm thần mới phát hiện 8 người (tâm thần phân liệt: 2; động kinh: 6).

- Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng không phát hiện bệnh nhân mới. Tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV 76 người (người lớn: 71 và trẻ em: 5); điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 34 bệnh nhân và tư vấn điều trị 20 người.

- An toàn thực phẩm:

Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, nhà hàng tiệc cưới. Kết quả: tổng số cơ sở được kiểm tra 286 cơ sở, số cơ sở đạt 215 cơ sở, chiếm tỷ lệ 75,2%; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở.

-Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em:

Tổ chức giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại 9 huyện, thành phố; tư vấn điều trị suy dinh dưỡng nặng tại 4 xã thuộc 2 huyện Đăk Tô và Ngọc Hồi. Tổ chức các lớp tập huấn về dinh dưỡng “Người đỡ đẻ có kỹ năng” cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện và xã trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 31/8/2015, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ đạt 61,6%; tiêm phòng uốn ván UV2+ (02 mũi trở lên) cho phụ nữ có thai đạt 54,7%; tiêm phòng uốn ván UV2+ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt 45,7%; tiêm vắc xin sởi cho trẻ 18 tháng đạt 62,6%; tiêm vắc xin DPT cho trẻ 18 tháng đạt 64,2%. Nhìn chung, tính đến cuối tháng 8/2015, công tác tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ tiến độ đạt còn thấp.

9.3. Giáo dục

- Tình hình học sinh bỏ học: Năm học 2014-2015, được sự quan tâm, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đến các thôn (làng), các bậc phụ huynh đưa con em đến lớp, đến trường nên tỷ lệ bỏ học giảm so với năm học 2013-2014. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học vẫn còn khá cao. Nguyên nhân bỏ học của các em chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số do học lực yếu kém không theo kịp chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xa trường điều kiện đi lại khó khăn, bệnh tật, lớn tuổi, một số khác do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ bố mẹ. Tỷ lệ bỏ học cụ thể như sau: Bậc Tiểu học có 28 em bỏ học chiếm 0,05%, giảm 0,04% so với năm học trước; Bậc Trung học cơ sở có 82 em bỏ học chiếm 0,22%, giảm 0,19% so với năm học trước; Bậc Trung học phổ thông có 253 em bỏ học chiếm 1,93%, giảm 0,1% so với năm học trước.

- Học sinh tốt nghiệp phổ thông và giáo dục thường xuyên cuối năm học 2014-2015

Tiểu học: Tổng số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 10.630 học sinh đạt 98,68%. Trong đó: Nữ 5.209 học sinh đạt 99,29%, dân tộc thiểu số 6.668 học sinh đạt 97,91%.

Trung học cơ sở: Tổng số học sinh được công nhận tốt nghiệp là 8.989 em đạt 98,61%. Trong đó: Nữ 4.833 học sinh đạt 99,32%; dân tộc thiểu số 4.935 học sinh đạt 98,84%.

Trung học phổ thông: Tổng số thí sinh dự thi là 3.658 thí sinh. Trong đó nữ 2.139 thí sinh chiếm 80,47%, dân tộc thiểu số 1.134 thí sinh chiếm 31,00% so với tổng số thí sinh dự thi.

Thí sinh tốt nghiệp 3.431 thí sinh đạt 93,79%. Trong đó: Nữ 2.035 thí sinh đạt 95,13%, dân tộc thiểu số 971 thí sinh đạt 85,62%.

Bổ túc trung học phổ thông: Tổng số thí sinh dự thi là 360 thí sinh. Trong đó nữ 152 thí sinh chiếm 42,22%, dân tộc thiểu số 241 em chiếm 66,94% so với tổng số thí sinh dự thi.

Thí sinh tốt nghiệp 152 thí sinh đạt 42,22%. Trong đó: Nữ 75 thí sinh đạt 49,34%, dân tộc thiểu số 99 thí sinh đạt 41,07% .

9.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

- Lĩnh vực văn hóa:

Tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền văn hóa, văn nghệ diễn ra ở hầu hết các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh, các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị. Qua đó quảng bá được hình ảnh các thành tựu vừa duy trì được văn hóa truyền thống của địa phương như:

Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/2/2015).

Tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới” đêm 03/2/2015 tại quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum.

Tổ chức Hội Báo Xuân Ất Mùi tỉnh Kon Tum năm 2015 từ ngày 11-13/02/2015 tại thư viện tỉnh Kon Tum.

Các huyện, thành phố tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; triển khai đợt chiếu phim chào mừng kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng, trong đó có một số chương trình văn nghệ tiêu biểu như: Tổ chức Lễ hội hoa Xuân năm 2015 tại thành phố Kon Tum; Lễ hội bắn pháo hoa và chương trình biểu diễn nghệ thuật đón giao thừa xuân Ất Mùi năm 2015, tại 5 điểm trong đó: Thành phố Kon Tum 2 điểm, huyện Đăk Hà 01 điểm, huyện Ngọc Hồi 01 điểm, huyện Sa Thầy 01 điểm.

Tổ chức kỷ niệm: Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3); 62 năm Ngày truyền thống ngành Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2015); 69 năm ngày truyền thống thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2015); 84 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2015). Đặc biệt tổ chức các Chương trình nghệ thuật: kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2015.

Xuất bản Tạp chí VHTTDL số chuyên đề Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum.

Phát hành sách “Ngữ văn dân gian của người Bah Nar ở Kon Tum”; xuất bản Hồi ký cách mạng “Sống giữa lòng dân” tập 4 - 5 và đưa nghệ nhân tham gia tạc tượng tại Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột năm 2015.

Trưng bày chuyên đề giới thiệu các loại sách, tài liệu nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và tổ chức luân chuyển sách, tài liệu đến các đồn Biên phòng 663, 665 nhân Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/2015).

Đưa đoàn nghệ nhân dân tộc Bah nar (18 người) của tỉnh tham gia trình diễn các hoạt động văn hóa tại Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột, từ ngày 09 - 11/3/2015.

- Lĩnh vực Thể dục - thể thao:

Tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều hoạt động thi đấu thể thao quần chúng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc truyền thống vào ngày 24/2/2015 (nhằm mùng 06 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại cầu ĐăkBLa, thành phố Kon Tum, có 40 thuyền của 08 đơn vị thuộc thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy tham gia.

Tổ chức giải cờ tướng (cờ người), có gần 50 đấu thủ tham gia (từ ngày 02-06 Tết) tại cầu ĐăkBLa, thành phố Kon Tum.

Đưa đội tuyển điền kinh của tỉnh tham gia giải Vô địch điền kinh các lứa tuổi toàn quốc năm 2015 tại tỉnh Đồng Nai (từ ngày 6-13/3/2015) với thành tích đạt được: 2 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ.

Tổ chức giải bóng đá tranh cúp bia Larue (từ ngày 07-09/5/2015) tại quảng trường 16/3, với 250 vận động viên tham gia.

Tổ chức Hội thao người cao tuổi với 269 vận động viên tham gia (thời gian từ ngày 03-04/6 tại nhà thi đấu của tỉnh.

Tham gia giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc, có 12 vận động viên (từ ngày 13-24 tháng 5 năm 2015), tại Quảng Bình, xếp thứ 7/9 đội.

Tham gia Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc từ ngày 03-15/6/2015, xếp thứ 4/4 đội vòng bảng, thi đấu tại tỉnh Đăk Lắk.

9.5. Tình hình an ninh trật tự - an toàn giao thông

- Tình hình An ninh trật tự – An toàn giao thông tháng 8/2015

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 22 vụ (giảm 25 vụ so với tháng trước). Giết người 01 vụ, Cố ý gây thương tích 07 vụ, Chống người thi hành công vụ 01 vụ, Hiếp dâm trẻ em 01 vụ, Trộm cắp tài sản 09 vụ, Cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ, Cướp giật tài sản 01 vụ, Tàng trữ trái phép chất ma túy 01 vụ. Hậu quả: 01 người chết, 08 người bị thương. Thiệt hại: mất mất 01 máy tính xách tay, 01 mô-tô, 9.000.000 đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 580 triệu đồng.

Tai nạn giao thông: Xảy ra 05 vụ (giảm 02 vụ so với tháng trước). Hậu quả: Chết 02 người (giảm 04 người so với tháng trước), bị thương 04 người (giảm 01 người so với tháng trước), hư hỏng 01 xe ô tô, 07 xe mô tô.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 1.421 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, tạm giữ 345 phương tiện, 919 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 1.554 trường hợp, thu 798.820.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

- Tình hình ANTT – ATGT 8 tháng năm 2015

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 266 vụ. Trong đó: Giết người 10 vụ; trộm cắp tài sản 99 vụ; cướp tài sản 11 vụ; cướp giật tài sản 05 vụ; trộm cắp tài sản + cưỡng đoạt tài sản 01 vụ; cưỡng đoạt tài sản 01 vụ; cố ý làm hư hỏng tài sản 05 vụ; cố ý gây thương tích dẫn đến chết người 02 vụ; cố ý gây thương tích 60 vụ; làm chết người trong khi thi hành công vụ 01 vụ; hiếp dâm 09 vụ (trong đó hiếp dâm trẻ em 06 vụ); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 01 vụ; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy 23 vụ; gây rối trật tự công cộng 01 vụ; xúc phạm quốc kỳ 01 vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 02 vụ; chống người thi hành công vụ 03 vụ; hủy hoại tài sản 06 vụ; công nhiên chiếm đoạt tài sản 01 vụ; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới 01 vụ; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm 01 vụ; đánh bạc 16 vụ; khủng bố 01 vụ; vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng 01 vụ; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm 01 vụ; vận chuyển lâm sản trái phép 01 vụ; tàng trữ động vật hoang dã trái phép 01 vụ. Hậu quả: Chết 14 người, bị thương 69 người. Thiệt hại: Mất 27 xe mô tô, 01 xe đạp, 04 ti vi, 21 ĐTDĐ, 08 máy tính xách tay, khoảng 02 tấn gỗ trắc, 2.400 USD, 180.000đ tiền Đài Loan, 945.587.800 đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 1.450 triệu đồng.

- Tai nạn giao thông: Xảy ra 61 vụ. Hậu quả: Chết 53 người, bị thương 49 người, hư hỏng 26 xe ô tô, 77 xe mô tô, 01 xe máy điện.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 21.240 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, tạm giữ 4.358 phương tiện, 14.682 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 20.720 trường hợp, thu 10.842.746.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

9.6. Tình hình cháy, nổ

Trong tháng xảy ra 02 vụ cháy (không tăng, giảm so với tháng trước). Trong đó: cháy nhà dân 01 vụ, cháy tổ hợp công tơ điện 01 vụ, thiệt hại về tài sản khoảng 15 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện. Lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 18 vụ cháy, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 3.100 triệu đồng.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong 9 tháng năm 2015, với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum tiếp tục phát triển ổn định, đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,95% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,68% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân vượt kế hoạch; sản phẩm chủ lực của tỉnh được chú trọng đầu tư phát triển; chỉ số giá tiêu dùng ổn định; công tác chống phá rừng, chống cháy, chống khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, phòng chống các dịch bệnh gây hại... được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi; lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển; công tác an sinh xã hội được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách còn thấp... Để kinh tế tỉnh ta phát triển nhanh và bền vững, đạt kế hoạch đề ra trong 3 tháng cuối năm cần có một số giải pháp cụ thể như sau:

1. Những tháng cuối năm là thời điểm thường xảy ra bão lũ do vậy cần tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Cần hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ, đập trọng điểm, những nơi có hiện tượng xuống cấp trước mùa mưa bão. Xây dựng các phương án nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả khi có mưa bão xảy ra. Các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tăng cường gia cố các hồ nuôi trồng và khai thác đúng thời điểm nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại khi bão lũ xảy ra.

2. Theo dõi, chỉ đạo tình hình sản xuất vụ mùa 2015; tăng cường công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh hại cây trồng; tập trung chăm sóc cây trồng vụ chính và cây xen vụ của vụ mùa.

3. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu ngân sách, nắm chắc các nguồn thu, chủ động phân tích, dự báo nhằm phát hiện và đánh giá kịp thời những yếu tố tác động làm ảnh hưởng tăng, giảm đến nguồn thu ngân sách nhà nước theo từng địa bàn.

4. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh: Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp đang triển khai trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Đẩy mạnh các giải pháp giải quyết hàng tồn kho; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa (bao gồm việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới); thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý hàng giả, lậu, kém chất lượng, tạo điều kiện cho hàng Việt có đủ tiêu chuẩn xâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, kích thích mua sắm tài sản khu vực dân cư. Tăng cường thu hút; nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án tại các vùng kinh tế động lực.

6. Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án lớn vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3 sớm được triển khai (gồm Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du dịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Công ty CP Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen; Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai; Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco Kon Tum-Măng Đen của Công ty CP Tập đoàn VinGroup).

7. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách đã có để thúc đẩy phát triển kinh tế; phát triển kinh tế hộ gắn với xây dựng chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp về địa bàn nông thôn với các hình thức liên kết, liên doanh phù hợp; đồng thời đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và có giải pháp thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2015. Cục Thống kê tổng hợp báo cáo Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh biết chỉ đạo./.


([1]) Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ( Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 5/8/2014, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, tính theo giá cơ bản) ước đạt 6.175,59 tỷ đồng, tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực Nông, lâm, thủy sản đạt 1.006,24 tỷ đồng, tăng 4,89%; khu vực Công nghiệp – Xây dựng đạt 1.575,12 tỷ đồng, tăng 9,8%; khu vực Dịch vụ đạt 3.019,26 tỷ đồng, tăng 7,01%.

([2]) Hỗ trợ 18.422 hộ nghèo (trong đó có 17.071 hộ nghèo dân tộc thiểu số), với mức 200.000đ/hộ.

Hỗ trợ 7.589 hộ cận nghèo (trong đó có 6.591 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số), với mức 200.000đ/hộ.

([3]) Theo Quyết định số: 05/QĐ-BVĐ, ngày 09/02/2015 của Ban vận động “Ngày vì người nghèo” tỉnh Kon Tum.

([4]) Thành phố Kon Tum: 42 tấn; huyện Đăk Hà: 40,5 tấn; huyện Đăk Tô: 18 tấn; huyện Tu Mơ Rông: 33 tấn; huyện Ngọc Hồi: 28,5 tấn; huyện Đăk GLei: 21 tấn; huyện Sa Thầy 52,5 tấn; huyện Kon Rẫy: 33 tấn; huyện Kon PLong: 10,5 tấn.

([5]) Thành phố Kon Tum: 2.800 khẩu; huyện Đăk Hà: 2.700 khẩu; huyện Đăk Tô: 1.200 khẩu; huyện Tu Mơ Rông: 2.200 khẩu; huyện Ngọc Hồi: 1.900 khẩu; huyện Đăk GLei: 1.400 khẩu; huyện Sa Thầy 3.500 khẩu; huyện Kon Rẫy: 2.200 khẩu; huyện Kon PLong: 700 khẩu.

([6])+ Số người nghèo đã được cấp thẻ BHYT: 62.574 người, chiếm tỷ lệ 81,% so với tổng số người nghèo.

+ Số người dân tộc thiểu số không nghèo sinh sống ở các xã khó khăn của tỉnh: 116.526 người.

+ Số người thuộc diện hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 100% kinh phí mua thẻ BHYT là: 9.412 người.

+ Số người thuộc diện hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 70% kinh phí kinh mua thẻ BHYT là: 3.050 người

([7]) Trong đó: Mức 400.000 đồng: 88 xuất; Mức 200.000 đồng: 5.709 xuất.

([8])- Xây mới : 31/37 căn chiếm 83,78%; Sửa chữa: 184/197 căn chiếm 93,40%.


Website Cục thống kê tỉnh Kon Tum

    Tổng số lượt xem: 2293
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)