Năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong các báo cáo đầu năm 2023. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 01/2023, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% năm 2023, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022. Trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới tháng 02/2023, UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022. Tại khu vực Đông Nam Á, WB nhận định phục hồi kinh tế của các quốc gia sau suy thoái do đại dịch khá khác nhau. Tăng trưởng GDP của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan dự báo đạt 4,8%, 4,0% và 3,6% năm 2023, lần lượt giảm 0,5, 0,5 và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022. WB điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phi-li-pin và Việt Nam ở mức 5,4% và 6,3%, đều giảm 0,2 điểm phần trăm, do được hưởng lợi từ tăng tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh xác định tại các Nghị quyết (Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 02-12-2022; Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 09-12-2022). Ngay từ những ngày đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2023 Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, khơi thông nguồn vốn đầu tư, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính...Trên tinh thần đó, các cấp, các ngành, các đơn vị đã khẩn trương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo chương trình, kế hoạch đề ra. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhờ vào những nỗ lực đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong tháng 3 và quý I năm 2023 đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể của các ngành, lĩnh vực như sau:
I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
- Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện quý I năm 2023 (tính đến 15/3) đạt 715 tỷ đồng, đạt 22,0% dự toán Trung ương và đạt 15,9% dự toán địa phương giao
- Tổng chi ngân sách nhà nước thực hiện hiện quý I năm 2023 (tính đến 15/3) đạt 2.578 tỷ đồng, đạt 21,6% dự toán giao
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 6.047,69 tỷ đồng, tăng 20,9%.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,52%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 8.509,1 tỷ đồng, tăng 16,01%.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 6,34% so với cùng kỳ năm trước.
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện quý I là 715 tỷ đồng, đạt 22% dự toán Trung ương và đạt 15,9% dự toán địa phương giao; trong đó thu nội địa 664 tỷ đồng đạt 15,8% so dự toán địa phương giao (thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, XSKT và thu cổ tức lợi nhuận sau thuế, số thu còn lại 588 tỷ đồng, đạt 23,8% dự toán), thu xuất nhập khẩu 51 tỷ đồng đạt 17,4% so dự toán.
Tổng chi ngân sách nhà nước thực hiện hiện quý I năm 2023 (tính đến 15/3) đạt 2.578 tỷ đồng, đạt 21,6% dự toán giao. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.500 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán giao; Chi thường xuyên 1.078 tỷ đồng, đạt 12,8% dự toán giao.
2.2. Kết quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng[1]
(1) Tình hình thực hiện lãi suất
- Về thực hiện lãi suất huy động: Các TCTD trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất huy động tại các TCTD trong quý tương đối ổn định so với cuối năm trước. Hiện mặt bằng lại lãi suất huy động phổ biến từ 5-5,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; mức 6-7,2%/năm đối với kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng; mức 7,2-7,8%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất huy động bằng USD thực hiện theo mức quy định tối đa 0% đối với tiền gửi cá nhân và tổ chức.
- Về thực hiện lãi suất cho vay: Mặt bằng chung lãi suất cho vay trong quý tiếp tục duy trì ổn định. Mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường duy trì ở mức từ 9,5-10,5%/năm; cho vay trung và dài hạn ở mức từ 11-14%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,5%/năm. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 3%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn và một số nhóm đối tượng ưu tiên; cho vay trung và dài hạn phổ biến ở mức 5,0-6,8%/năm.
(2) Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng
- Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/3/2023 ước đạt 20.400 tỷ đồng[2], so với tháng trước tăng 0,8% (+159 tỷ đồng), so với cùng kỳ năm trước tăng 4,8% (+ 933 tỷ đồng), so với cuối năm 2022 tăng 2,6% (+525 tỷ đồng), trong đó tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng ước đạt 2.000 tỷ đồng (chiếm 9,8% tổng nguồn vốn huy động), giảm 1,8% (-37 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2022. Phân theo loại tiền tệ, nguồn vốn huy động bằng VND ước đạt 20.041 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn huy động bằng tiền gửi ngoại tệ ước đạt 150 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 16.741 tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng nguồn vốn huy động, tăng 6,9% (+1.081 tỷ đồng) so với đầu năm, tiền gửi thanh toán ước đạt 3.450 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng nguồn vốn huy động, giảm 13,9% (-556 tỷ đồng) so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá ước đạt 209 tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng nguồn vốn huy động, không có sự biến động so với thời điểm 31/12/2022.
Trong quý, lãi suất huy động tiếp tục được duy trì ổn định và ở mức cao so với năm 2022, đồng thời, các TCTD trên địa bàn tích cực, đẩy mạnh thực hiện nhiều biện pháp, chương trình khuyến mại để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế, nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tiếp tục có mức tăng trưởng khá tốt, góp phần đáp ứng được một phần nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn.
- Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đến 31/3/2023 ước đạt 42.800 tỷ đồng, so với cuối năm 2022 giảm 0,3% (-127 tỷ đồng)[3]. Trong đó, dư nợ ngắn hạn ước đạt 26.000 tỷ đồng, chiếm 60,7% tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn ước đạt 16.800 tỷ đồng, chiếm 39,3% tổng dư nợ; Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ được duy trì tương đối ổn định, dư nợ cấp tín dụng bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, ước đạt 42.685 tỷ đồng, chiếm 99,7% tổng dư nợ, dư nợ bằng ngoại tệ không đáng kể. Cơ cấu tín dụng tiếp tục được tập trung vào sản xuất kinh doanh, các ngành nghề là thế mạnh của địa phương, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
- Tình hình triển khai một số chương trình tín dụng:
Tín dụng theo các chương trình, chính sách của Nhà nước: Đến 31/3/2023, tổng dư nợ cho vay các chương trình chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Kon Tum ước đạt 3.830 tỷ đồng, tăng 1,8% (+69 tỷ đồng) so với 31/12/2022. Nợ xấu ước khoảng 6,0 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,2% tổng dư nợ[4].
Trong quý I, NHCSXH chi nhánh tỉnh Kon Tum tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP Chính phủ, kết quả đến ngày 28/02/2023, đã triển khai cho vay với số tiền là 299,4 tỷ đồng/358,7 tỷ đồng, đạt 83,4% kế hoạch giao.
Cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg: Đến cuối tháng 02/2023, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg (do Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum thực hiện) đạt 6 tỷ đồng, giảm 35,5% (-3,3 tỷ đồng) so với 31/12/2022. Ước đến 31/03/2023, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định số 68 không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2022.
3. Chỉ số giá, lạm phát
Nhìn chung, tháng Ba năm 2023 chỉ số giá tiêu dùng của nhiều nhóm hàng hóa giảm so với tháng trước, là do tháng sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tiêu dùng Tết tăng do tác động quy luật giá cả thị trường Tết, nay giá các mặt hàng tăng trước Tết đã giảm ổn định trở lại, làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,61% so với tháng trước, tăng 0,86% so với tháng 12/2022 và tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung quý I/2023, CPI tăng 6,34% so với cùng kỳ năm trước.
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2023 giảm 0,61% so với tháng trước; tăng 5,68% so với cùng tháng năm trước; tăng 0,86% so với tháng 12 năm trước, tăng 11,53% so với kỳ gốc 2019; CPI bình quân 3 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng 6,34%.
Trong mức giảm 0,61% của CPI tháng 3/2023 so với tháng trước có 04 nhóm tăng là nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,18%; nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,93%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Có 05 nhóm giảm là nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,75%; nhóm Đồ uống và thuốc lá giảm 0,53%; nhóm Giao thông giảm 0,42%; nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,83%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,19%. Có 02 nhóm không biến động giá là nhóm Giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
Cụ thể chỉ số các nhóm hàng so với tháng trước như sau:
- Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
(1) Chỉ số nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,18%, trong đó nhóm quần áo may sẵn tăng 0,39%, nhóm may mặc khác tăng 2,34%, nhóm mũ nón tăng 1,75%. Nguyên nhân là do trong tháng có ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 nên nhu cầu mua sắm tăng làm cho giá tăng theo.
(2) Chỉ số nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,93%, tác động chính là do nhà ở thuê tăng 1,46%, trong đó tiền thuê nhà tăng 1,05%. Điện sinh hoạt tăng 1,68% là do nhu cầu tiêu dùng tăng làm cho giá bình quân tăng. Riêng giá dầu hỏa qua ba đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào các ngày 01,13,21 tháng 3/2023, tính bình quân giảm 7,52%; giá gas giảm 3,34%, giảm 16.000 đồng/bình 12 kg từ ngày 01/3/2023. Riêng vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,41%, trong đó vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 0,79%, tăng chủ yếu là các mặt hàng sắt thép.
(3) Chỉ số nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%, tăng chủ yếu là do đồ điện tăng 0,14%; nhóm đồ dùng bằng kim loại tăng 0,21%; vật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,81%, nguyên nhân là do tháng trước các cơ sở kinh doanh triển khai nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá kích cầu mua sắm hàng hóa sau Tết nay giá ổn định trở lại.
(4) Chỉ số nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24% là do nhóm về hỉ tăng 2%, trong đó dịch vụ về hỉ tăng 3,01%.
- Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:
(1) Chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,75%, trong đó:
+ Nhóm lương thực: Chỉ số nhóm lương thực giảm 0,13%, riêng chỉ số nhóm gạo tăng 0,16%, trong đó gạo tẻ thường tăng 0,23%, gạo tẻ ngon tăng 0,07%, gạo nếp giảm 1,03%, nguyên nhân chủ yếu là do giá ổn định trở lại sau các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán tăng mạnh. Nhóm bột mì và ngũ cốc khác giảm 1,13%, trong đó khoai giảm 1,48%, ngô giảm 1,58% là do sản phẩm đang mùa thu hoạch. Nhóm lương thực chế biến giảm 0,58%, trong đó bún, bánh phở, bánh đa giảm 1,84%, miến giảm 1,42%.
+ Nhóm thực phẩm: Chỉ số nhóm thực phẩm giảm 2,68%, cụ thể: nhóm thịt gia súc tươi sống giảm 2,76%, trong đó thịt lợn giảm 2,88%, thịt bò giảm 2,71%, nguyên nhân là do nguồn cung tăng nên làm cho giá giảm. Nhóm thịt gia cầm giảm 2,79%, trong đó thịt gà giảm 2,82%, thịt gia cầm khác giảm 2,66%. Nhóm thịt chế biến giảm 2,04%, trong đó thịt quay, giò chả giảm 2,41%. Nhóm trứng các loại giảm 3,22%, trong đó trứng tươi các loại giảm 3,27%. Nhóm dầu, mỡ ăn và chất béo khác giảm 0,99%, trong đó dầu thực vật giảm 0,65%, mỡ động vật giảm 3,66% là giảm theo giá thịt lợn.
Nhóm thủy sản tươi sống giảm 4,07% là do nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh giảm 4,47%, tôm tươi hoặc ướp lạnh giảm 3,51%, nguyên nhân chủ yếu là do lượng cung dồi dào và nhu cầu tiêu dùng giảm nên làm cho giá giảm.
Nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 6,47%, trong đó bắp cải giảm 4,57%, cà chua giảm 11,22%, rau dạng quả, củ giảm 10,22%, đỗ quả tươi giảm 17,25%, rau chế biến các loại giảm 4,35%, rau tươi khác giảm 5,0%, rau gia vị tươi khô các loại giảm 6,25%. Nguyên nhân chủ yếu là các sản phẩm đang mùa thu hoạch và thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng các loại rau trên nên có năng suất cao nên lượng cung cho thị trường tăng mạnh do đó làm cho giá giảm theo quy luật cung cầu thị trường.
Nhóm quả tươi, chế biến giảm 2,07%, trong đó chuối giảm 2,54%, quả có múi giảm 3,71%, táo giảm 4,13%, xoài giảm 2,31%, nguyên nhân là do lượng cung thị trường tăng nên làm cho giá giảm.
Nhóm đồ gia vị giảm 0,94%, trong đó mì chính (bột ngọt) giảm 3,09%; Nhóm đường mật giảm 1,47%, trong đó đường giảm 2,56%. Nhóm sữa, bơ, pho mai giảm 0,53%, trong đó sữa tươi giảm 1,91%, sữa bột người lớn giảm 0,58%, nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá khuyến mãi để kích cầu.
(2) Chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,53%, là do nhóm rượu bia giảm 0,8%, trong đó bia các loại giảm 1,17%, rượu các loại giảm 0,21%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng giảm nên làm cho giá giảm theo.
(3) Chỉ số nhóm giao thông giảm 0,42%, nguyên nhân chủ yếu là do nhóm nhiên liệu giảm 0,6%, do trong tháng có các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu các ngày 01,13,21 tháng 3/2023, tính bình quân so với tháng trước thì chỉ số giá xăng giảm 0,38%, dầu diezel giảm 8,22%.
(4) Chỉ số nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,83% là do thiết bị điện thoại giảm 2,39%, trong đó máy điện thoại di động thông thường giảm 2,62%, máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1,28%, nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh giảm giá khuyến mãi nhiều dòng điện thoại di động để kích cầu.
(5) Chỉ số nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,19% là do nhóm thiết bị văn hóa giảm 1,08%, trong đó ti vi màu giảm 1,13%; nhóm thiết bị dụng cụ thể thao giảm 0,29%, trong đó thiết bị thể dục thể thao giảm 1,48%, nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở kinh doanh giảm giá kích cầu.
- Có 02 nhóm không biến động giá: là nhóm Giáo dục và nhóm Thuốc và dịch vụ y tế.
3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh
Giá vàng biến động theo giá vàng thế giới và trong nước với xu hướng giảm so với tháng trước, giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 3/2023 được bán với giá bình quân khoảng 6.354.000 đồng/chỉ, giảm 0,8% so với tháng trước; tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch ở mức 23.891 đồng/USD, tăng 0,46%.
Chỉ số giá vàng tháng Ba năm 2023 giảm 0,80% so với tháng trước; giảm 1,55% so với cùng kỳ năm trước; giảm 0,38% so với tháng 12 năm trước; bình quân quý I năm 2023 tăng 4,85% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng Ba năm 2023 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 3,56% so với cùng kỳ năm trước; giảm 1,52% so với tháng 12 năm trước; bình quân quý I năm 2023 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.
3.3. Chỉ số giá sản xuất
a) Giá sản xuất nông lâm thuỷ sản
Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Quý I năm 2023 tăng 0,45% so với quý trước. Chỉ số giá các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng (giảm) chủ yếu theo quy luật cung cầu trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm 2023 đến nay, việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương trên cả nước khá thuận lợi nên tình hình biến động giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng có phần ảnh hưởng bởi sự biến động giá chung của một số mặt hàng trên cả nước và các tỉnh lân cận.
Tình hình diễn biến giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của một số nhóm hàng chính trong quý I năm 2023, cụ thể:
(1) Nhóm sản phẩm từ cây hàng năm: tăng 2,38% so với quý trước. Trong đó: Nhóm thóc tăng 1,78%, nhóm ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 8,9% do ảnh hưởng chung cả nước, nhóm sản phẩm cây lấy củ có chất bột tăng 1,59%; Nhóm mía cây tươi tăng 0,57%; Nhóm hạt chứa dầu tăng 0,33%; Nhóm rau, đậu, hoa cây cảnh tăng 2,95%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tăng trong dịp tết Nguyên đán nên giá tăng.
(2) Nhóm sản phẩm từ cây lâu năm: giảm 0,76% so với quý trước. Trong đó: Nhóm sản phẩm cây ăn quả tăng 4,36% chủ yếu do sản lượng thu hoạch tăng, nguồn cung ra thị trường lớn và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vào Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng; Nhóm hồ tiêu giảm 3,72%; Nhóm mủ cao su khô giảm 2,96%; Nhóm cà phê tăng 1,39%, giá các sản phẩm hồ tiêu, cao su, cà phê biến động phần lớn do ảnh hưởng giá chung của cả nước; Nhóm cây chè tăng 1,95%.
(3) Nhóm sản phẩm từ chăn nuôi: tăng 0,9% so với quý trước. Trong đó: Nhóm sản phẩm chăn nuôi trâu, bò tăng 0,4%; Nhóm sản phẩm chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai tăng 3,04% so với quý trước; Nhóm sản phẩm chăn nuôi lợn tăng 1,33%; Nhóm sản phẩm chăn nuôi gia cầm tăng 0,66%; Nhóm sản phẩm chăn nuôi khác tăng 0,53%.
(4) Nhóm dịch vụ nông nghiệp: tăng 0,48% so với quý trước; dịch vụ trồng trọt tăng 0,46%; dịch vụ chăn nuôi tăng 2,29%, nhóm dịch vụ chăn nuôi tăng do các hộ kinh doanh tăng giá dịch vụ.
(5) Nhóm lâm nghiệp: Các sản phẩm lâm nghiệp tăng nhẹ (tăng 0,24%) so với quý trước do phần lớn các sản phẩm giữ ổn định giá so với quý trước.
(6) Nhóm thủy sản: Nhóm thủy sản tăng 3,01% với quý trước, nguyên nhân chủ yếu do sản lượng khai thác, đánh bắt đều tăng, lượng cung ra thị trường lớn, do nhu cầu tiêu dùng mạnh vào tháng Tết, cùng với thời tiết lạnh rét đã ảnh hưởng tới hoạt động đánh bắt thủy hải sản của địa phương.
b) Giá sản xuất công nghiệp
Giá sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nhu cầu thị trường; giá nguyên liệu đầu vào; mùa vụ sản xuất; tình hình lưu thông hàng hóa; tình hình xuất nhập khẩu cũng như các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước... Trong quý I năm 2023 các yếu tố trên ảnh hưởng tương đối lớn đến giá sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các tháng trong dịp tết Nguyên đán. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý I năm 2023 tăng 2,73% so với quý trước, tình hình tăng giảm cụ thể ở các nhóm ngành như sau:
(1) Nhóm ngành khai khoáng: Chỉ số giá sản phẩm thuộc nhóm ngành khai khoáng tăng 1,33% so với quý trước, nguyên nhân chủ yều do giá vật liệu đầu vào có tăng nhẹ so với quý trước.
(2) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến và chế tạo giảm nhẹ so với quý trước (giảm 0,05%). Trong đó giảm nhiều nhất là sản phẩm thuộc ngành chế biến thực phẩm (sản phẩm tinh bột sắn), nguyên nhân chủ yếu do đang chính vụ sản xuất tinh bột, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn có đủ nguyên liệu và đang hoạt động hết công suất, sản lượng sản xuất tăng nên giá bán có giảm; một mặt, phần lớn các sản phẩm tinh bột sắn đều xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả giảm theo tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Nhóm đồ uống tăng 1,15% do sản phẩm rượu vang tăng. Nhóm sản phẩm chế biến gỗ tăng 2,20%, chủ yếu do nguyên liệu đầu vào tăng. Nhóm sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 1,09% do giá sắt, thép nguyên liệu các doanh nghiệp nhập về tăng. Nhóm sản phẩm sản xuất giường tủ, bàn ghế tăng 3,60% do nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa các tháng cuối năm tăng cao, một mặt nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng.
(3) Nhóm ngành điện: Chỉ số giá điện sản xuất giảm 17,78% so với quý trước, nguyên nhân chủ yếu do trong quý trước sản lượng điện tăng cao, bên cạnh đó quý I/2023 là mùa khô ở Tây Nguyên nên sản lượng điện giảm.
(4) Nhóm ngành khai thác nước; dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Chỉ số giá nước tự nhiên khai thác dùng cho sinh hoạt tăng 2,42% so với quý trước; giá nước sinh hoạt được tính theo giá bậc thang, do nhu cầu sử dụng tăng nên giá tăng theo.
Chỉ số giá hoạt động thu gom, xử lý rác thải ổn định so với quý trước.
4. Đầu tư và xây dựng
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan triển khai đồng loạt các giải pháp quyết liệt, đồng bộ ngay từ những tháng đầu năm. Trong đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình và các biện pháp để giải ngân vốn đầu tư, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động đầu tư nói chung trên địa bàn tỉnh cơ bản được duy trì ổn định, có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I năm 2023 ước tính tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tăng 66,08% so với cùng kỳ năm trước.
4.1. Vốn đầu tư
a) Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum quý I năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 6.047,69 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 1.626,64 tỷ đồng, tăng 52,44% so với cùng kỳ và chiếm 26,90% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do trung ương quản lý là 617,56 tỷ đồng, nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý là 1.009.080 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, ...
Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước là 4.421,05 tỷ đồng, tăng 12,61% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 73,10% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 2.689,61 tỷ đồng, vốn đầu tư của các hộ gia đình là 1.731,44 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà, chăn nuôi, ...
Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I năm 2023 không có phát sinh.
- Phân theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư XDCB đạt 4.375,23 tỷ đồng, chiếm 72,35% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB đạt 766,30 tỷ đồng, chiếm 12,67% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ đạt 748,06 tỷ đồng, chiếm 12,37% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 156,85 tỷ đồng, chiếm 2,59% trong tổng nguồn vốn;Vốn đầu tư khác: 1,25 tỷ đồng, chiếm 0,02% trong tổng nguồn vốn.
b) Tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn quý I năm 2023 ước đạt 724,65 tỷ đồng, tăng 66,08% so với cùng kỳ năm trước, theo cấp quản lý:
Vốn Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước là 516,2 tỷ đồng, tăng 63,29% so với cùng kỳ và chiếm 77,23% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn... Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách tỉnh là 201,13 tỷ đồng, chiếm 38,96%; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu là 293,62 tỷ đồng, chiếm 56,88%; Vốn Xổ số kiến thiết là 9,37 tỷ đồng, chiếm 1,81%; Vốn khác là 12,09 tỷ đồng, chiếm 2,34% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.
Vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện là 208,45 tỷ đồng, tăng 73,47% so với cùng kỳ và chiếm 28,77% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách huyện là 84.631 tỷ đồng.
Trong quý I năm 2023 nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông, kiên cố hóa các kênh mương, công trình cấp nước sinh hoạt; công trình giáo dục; y tế… Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do Các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tháo gở khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.
4.2. Xây dựng
Trong quý I/2023, cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, ngay từ đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhất là các công trình trọng điểm. Thời tiết trong các tháng đầu năm 2023 cũng thuận lợi cho việc triển khai hoạt động xây dựng, đặc biệt là các công trình giao thông đường bộ.
Giá trị sản xuất quý I năm 2023 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh (giá so sánh 2010) đạt 2.469,28 tỷ đồng, tăng 9,60% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công trình nhà ở đạt 685,36 tỷ đồng, chiếm 27,76% trong tổng số và tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước; Công trình nhà không để ở đạt 108,89 tỷ đồng, chiếm 4,41% trong tổng số và giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trước; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1.632,38 tỷ đồng, chiếm 66,11% trong tổng số và tăng 12,69% so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 42,66 tỷ đồng, chiếm 1,73% trong tổng số và tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất quý I năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước với các công trình trọng điểm về kỹ thuật dân dụng và nhà không để ở. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ Quốc lộ 14, 24, các tỉnh lộ...; thực hiện công trình đầu tư phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, sửa chữa trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc trên địa bàn các huyện, thành phố... Các loại hình kinh tế khác (hộ dân cư, xã/phường/ thị trấn) hoạt động xây dựng chủ yếu do hộ dân cư đầu tư xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan (sân, tường rào, nhà kho, các công trình khác…); các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, bê tông hóa các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới...
Trong quý I năm 2023, các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thi công các công trình trọng điểm chuyển tiếp từ năm 2022 có vốn đầu tư cao như:
- Công trình kỹ thuật dân dụng: Đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum; Mở rộng, nâng cấp đường Trường Chinh, thành phố Kon Tum; Kè chống sạt lở dọc sông Đăk Bla; các công trình chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum; Cơ sở hạ tầng khu Du lịch văn hóa Ngục Kon Tum, Nâng cấp tỉnh lộ 675, Đường từ trung tâm huyện Sa Thầy đi Nhà máy thủy điện Ialy; các công trình đường giao thông liên xã huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum. Công trình thủy điện: Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng; Thủy điện Plei kần hạ; Thủy điện Nước Long 1; Xây lắp đường dây 22KV cấp điện thi công và điện truyền tải đấu nối Nhà máy thủy điện BoKo2 vào lưới điện Quốc gia ...
- Xây dựng công trình nhà không để ở: Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum; Hội trường Tỉnh ủy, các phòng họp và Trụ sở làm việc các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành và các hạng mục phụ trợ; Trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Trụ sở Công an huyện Sa Thầy; Xây dựng trường Lương Thế Vinh huyện Đăk Glei; Sửa chữa trường THPT dân tộc nội trú tỉnh ...
5. Doanh nghiệp
5.1.Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng 3 năm 2023 (tính đến ngày 20/3/2023) toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 204,9 tỷ đồng, giảm 35% về số doanh nghiệp và giảm 63,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 01 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 05 doanh nghiệp đã giải thể; 02 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023 (tính đến ngày 20/3/2023) có 57 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 15,8% kế hoạch và giảm 40% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký khoảng 378,63 tỷ đồng, đạt 5,2% kế hoạch và giảm 67,6% so với cùng kỳ. Có 30 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước; 11 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước; 99 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giảm 9,17% so với cùng kỳ năm trước.
5.2. Tình hình sản xuất và xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
(1) Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý I năm 2023: Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2023 cho thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I năm 2022 nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, chỉ có 34,38% đơn vị có đánh giá tình hình tốt hơn; 37,50% đánh giá giữ nguyên và vẫn còn 28,13% đơn vị đánh giá tình hình có khó khăn hơn so quý trước. Trong đó các đơn vị đánh giá khó khăn hơn chủ yếu ở một số nhóm ngành như sản xuất trang phục, chế biến gỗ. Trong quý tiếp theo, phần lớn các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất sẽ tốt hơn, cụ thể tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất tốt hơn tăng lên và chiếm đến 46,88%, tỷ lệ đánh giá tình hình sản xuất giữ nguyên chiếm 43,75%, số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất khó khăn hơn giảm còn 9,38%, các doanh nghiệp này chủ yếu ở các ngành sản xuất thực phẩm.
(2) Xu hướng sản xuất ngành xây dựng Quý I năm 2023: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng quý I năm 2023 nhìn chung tương đối ổn định, trong đó số doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi chiếm 16,3%. Doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi chủ yếu là các doanh nghiệp đang có các công trình lớn trên địa bàn thực hiện chuyển tiếp của năm 2022. Doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh không thay đổi chiếm 51,0%. Doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn chiếm tỷ lệ 32,7%.
Nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý tiếp theo, phần lớn các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất ngành xây dựng không thay đổi so với quý trước. Cụ thể tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động xây dựng thuận lợi hơn chiếm 26,5%, số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất không đổi chiếm tỷ lệ 42,9%, tỷ lệ đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn chiếm 30,6%.
Các đơn vị doanh nghiệp xây dựng đánh giá tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý tiếp theo dựa trên cơ sở nhiều yếu tố. Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng là yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quý tiếp theo có 91,8% số doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí không đổi hoặc tăng lên so với quý trước, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chi mua nguyên vật liệu xây dựng không đổi hoặc tăng lên chiếm 93,9% và chi phí nhân công không đổi hoặc tăng lên chiếm tỷ lệ 91,8%.
Tình hình sử dụng lao động: trong quý tiếp theo có 26,5% số doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động tăng hơn so với quý trước. Doanh nghiệp nhận định số lao động thường xuyên tăng chiếm 4,1% và nhận định lao động thời vụ tăng chiếm 36,7%. Số doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động không thay đổi so với quý trước chiếm tỷ lệ 63,3%; tỷ lệ doanh nghiệp nhận định số lao động thường xuyên không thay đổi chiếm 91,8% và số doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ không thay đổi chiếm 44,9%. Số doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động giảm so với quý trước chiếm 10,2%; tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động thường xuyên giảm chiếm 4,1% và số doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ giảm chiếm 18,4%.
Có 69,4% doanh nghiệp nhận định hợp đồng xây dựng mới tăng lên hoặc không đổi so với quý trước. Về mong muốn được nhận hỗ trợ của doanh nghiệp: 63,3% doanh nghiệp mong muốn thông tin đấu thầu công khai, minh bạch; 59,1% doanh nghiệp muốn được hỗ trợ nguyên vật liệu; 44,9% cần hỗ trợ về vay vốn
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Trong quý I năm 2023, ngành nông nghiệp tập trung theo dõi sản xuất cây trồng vụ đông xuân; Nông dân khai thông mương dẫn nước, dự trữ nước để chuẩn bị cho việc tưới vào cuối mùa khô. Hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, tập trung công tác tăng đàn, tái đàn vật nuôi nhằm chủ động nguồn cung cấp thực phẩm ra thị trường. Hoạt động lâm nghiệp duy trì ổn định, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường.
6.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tình hình sản xuất cây trồng vụ đông xuân 2022-2023 được giám sát chặt chẽ đúng quy trình, ngành Nông nghiệp đã đưa ra các kế hoạch và giải pháp hiệu quả như: gieo sạ đúng lịch thời vụ; chọn giống tốt có chất lượng và năng suất cao phù hợp với từng địa phương; tăng cường công tác phòng ngừa sâu bệnh và hướng dẫn các địa phương ứng dụng tổng hợp nhiều giải pháp kỹ thuật trong canh tác; khuyến cáo các địa phương chú trọng tu sửa, gia cố, nâng cấp các hồ, đập để nâng cao khả năng tích trữ nguồn nước, hạn chế những khó khăn, thiệt hại do khô hạn, thiếu nước gây ra.
Tổng DTGT cây hàng năm vụ đông xuân tỉnh Kon Tum tính đến thời điểm ngày 15/3/2023 đạt 9.619 ha, tăng 2,13% (+201 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích gieo trồng của một số cây trồng so với cùng kỳ năm trước như sau:
Cây lúa DTGT: 7.233 ha, tăng 0,77% (+54,7 ha) so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng nhanh và mạnh. Với thời tiết như hiện nay, một số sinh vật gây hại đã xuất hiện, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng khuyến cáo nông dân chủ động triển khai, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, bảo đảm năng suất mùa vụ.
Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương trên toàn tỉnh đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Tính đến 15/3/2023 đã gieo trồng được: 694 ha cây ngô, tăng 4,2% (+28,3 ha); 1.148 ha rau các loại, tăng 4,94% (+53,6 ha). Diện tích rau tăng là do thời tiết thuận lợi và nhu cầu thị trường tăng các loại rau quả sau tết Nguyên đán nên người dân mở rộng diện tích gieo trồng.
Các loại cây khác DTGT biến động không nhiều so với cùng kỳ năm trước như: Đậu các loại ước đạt 90 ha; hoa các loại ước đạt 135 ha; lạc ước đạt 25 ha.
- Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum ước tính đến thời điểm 31/3/2023 đạt 122.524 ha, tăng 5,55% (+6.444 ha) so với cùng kỳ năm trước.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cây trồng chủ lực, trọng điểm là cây cao su, cây cà phê, Sâm Ngọc Linh... Diện tích cây ăn quả trên địa bàn không nhiều, chiếm tỷ trọng thấp trong nhóm cây lâu năm. Khí hậu, thổ nhưỡng ở đây không phù hợp để phát triển các loại cây ăn quả với quy mô lớn. Vì vậy, diện tích được trồng với quy mô nhỏ và rải rác ở các khu vườn hộ dân, sản lượng thu hoạch chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Cụ thể một số cây trồng chủ yếu như sau:
Diện tích cây ăn quả hiện có 9.595 ha, tăng 52,59% (+3.307 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cây Mắc ca khoảng 2.314 ha. Cây ăn quả có diện tích tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư trồng cây ăn quả kết hợp du lịch trang trại; đồng thời, có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã triển khai trồng cây ăn quả chất lượng cao trong dân cư, đặc biệt là cây mắc ca, sầu riêng, mít...
Diện tích cây cà phê hiện có 29.127 ha, tăng 0,49% (+141 ha) so với cùng kỳ năm trước chủ yếu tập trung ở huyện Đắk Hà (12.031 ha); Ngọc Hồi (5.298 ha); Sa Thầy (2.881 ha).
Diện tích cây cao su hiện có 77.541 ha, tăng 0,91% (+700 ha) so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung ở huyện Ia H’drai (24.992 ha); Sa Thầy (12.687 ha); Ngọc Hồi (9.236 ha).
Hiện tại cây cà phê trong giai đoạn sinh trưởng. Sản lượng cao su ước đến 31/3/2023 đạt 5.562 tấn, tăng 7,5% (+388 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tăng là do diện tích cho sản phẩm tăng.
b) Chăn nuôi
Trong quý I năm 2023, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh cơ bản phát triển ổn định. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên thực hiện tốt phương án phòng chống dịch bệnh trên động vật; tăng cường công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường vệ sinh an toàn trong hoạt động chăn nuôi. Bên cạnh đó, ngành chức năng luôn duy trì công tác giám sát, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát hoạt động giết mổ, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên toàn tỉnh.
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum ước tính đến thời điểm 31/3/2023 so với cùng kỳ năm trước như sau:
- Tổng đàn trâu 23.922 con, giảm 1% (-230 con). Số con xuất chuồng là 720 con, tăng 2,6% (+18 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 187 tấn, tăng 1,63% (+3 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn bò 84.650 con, tăng 0,7% (+630 con). Số con xuất chuồng là 7.190 con, tăng 2,1% (+150 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 1.258 tấn, tăng 2,11% (+26 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn lợn 155.210 con, tăng 4,5% (+6.744 con). Số con xuất chuồng là 58.059 con, tăng 4,2% (+2.361 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 4.567 tấn, tăng 4,68% (+204 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn gia cầm 1.942.400 con, tăng 4,1% (+76.400 con). Trong đó: đàn gà 1.705.000 con, tăng 5,2% (+84.000 con). Tổng đàn tăng do giá cả ổn định, nên người dân tăng đàn. Sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng 1.608 tấn, tăng 5,58% (+85 tấn) so với năm trước. Trong đó: sản lượng thịt hơi gà xuất chuồng 1.405 tấn, tăng 6,4% (+84 tấn).
c) Quản lý sâu bệnh hại cây trồng và dịch bệnh gia súc, gia cầm[5]:
(1) Công tác quản lý sâu bệnh hại cây trồng:
Tăng cường công tác điều tra, nắm bắt, dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng; hướng dẫn các địa phương biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại nhằm hạn chế lây lan ra diện rộng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng. Cụ thể, trong quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh không có loại sâu bệnh nào phát sinh gây hại nặng ảnh hưởng đến cây trồng, tuy nhiên có một số đối tượng sinh vật gây hại ở mức thấp như: Cây lúa: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, dòi đục nõn, bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá, vàng lá khô đầu lá; Cây sắn: Bệnh khảm lá rải rác, cục bộ trên một số vườn sắn lưu vụ, sắn trái vụ tại các huyện: Đăk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Hà, Tp Kon Tum; Cây dược liệu: Một loại số sâu, bệnh hại thông thường (bệnh gỉ sắt) hại nhẹ, rải rác trên một số vườn Sâm Ngọc Linh; bệnh thối củ hại rải rác, cục bộ trên một số vườn sâm dây tại huyện Đăk Glei.
(2) Công tác quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm:
- Trong quý I năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã phát sinh và dập tắt 01 ổ bệnh dịch tả lợn Châu phi tại xã Kon Đào, huyện Đăk Tô[6], các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi không xảy ra. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh an toàn với dịch bệnh động vật; trên địa bàn tỉnh không phát sinh gia súc bị chết do đói rét.
- Các biện pháp chống dịch đã triển khai: Triển khai thực hiện Thông báo số 43/TB-SNN, ngày 17/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phân công công chức phụ trách địa bàn 03 huyện Tu Mơ Rông, ĐăkGlei và Kon Plông đi kiểm tra thực tế tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống đói rét gia súc tại các địa phương; kiểm tra và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống tiến tới xử lý dứt điểm ổ bệnh dịch tả lợn Châu phi tại huyện Đăk Tô; thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật tại huyện Kon Rẫy theo Kế hoạch số 05/KH-CCCNTY, ngày 01/02/2023; Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, đói rét trên đàn vật nuôi, triển khai kịp thời, quyết liệt các biện pháp phòng, chống theo quy định; kiểm tra, giám sát và đôn đốc các địa phương triển khai tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt 3 năm 2022.
6.2. Lâm nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang là mùa khô, công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh được các ngành chức năng tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng trong thời gian mùa khô. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân địa phương về phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường.
- Công tác trồng rừng: Hiện nay đang là thời điểm mùa khô ở Tây Nguyên nên công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh chưa tiến hành.
- Công tác khai thác lâm sản: ước tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh khai thác gỗ là 32.585 m3, tăng 1,08% (+347 m3) so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng củi khai thác ước đạt 67.815 ster, tăng 1,39% (+933 ster) so với cùng kỳ năm trước.
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng[7]: Thường xuyên chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt là tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm cháy rừng, kết hợp với theo dõi các điểm cháy trên vệ tinh, thực hiện ứng dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng, theo dõi cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện các điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các đám cháy ngay từ ban đầu. Mọi diễn biến về tình hình PCCCR trên địa bàn tỉnh đã được theo dõi, cập nhật, xử lý kịp thời, đầy đủ và báo cáo theo quy định tới cấp có thẩm quyền.
- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy rừng, trong đó: 02 vụ (xã Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) có khả năng gây thiệt hại về rừng, hiện đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh; 01 vụ không gây thiệt hại về rừng, có thiệt hại về người[8]. Ngoài ra, có một số đám cháy đã được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời không có thiệt hại người và tài nguyên rừng.
Tính đến ngày 15/3/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích thiệt hại là 0,06 ha, giảm 1,38ha so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
6.3. Thuỷ sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đến 31/3/2023 đạt 841 ha, tăng 8,40 % (+65,2 ha) so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng thủy sản ước tính quý I/2023 đạt 1.397 tấn, tăng 7,79% (+101 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 916 tấn, tăng 7,39% (+63 tấn).
Sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt là 481 tấn, tăng 8,58% (+38 tấn).
Nhìn chung sản lượng thủy sản trong kỳ tăng do diện tích nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước, cùng với khai thác đánh bắt của các hộ trên các hồ thủy lợi, thủy điện, sông suối tăng.
7. Sản xuất công nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong tháng 3 và quý I năm 2023 tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất bàn ghế...do tình hình tiêu thụ sản xuất thuận lợi hơn. Ngành sản xuất, phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng do thời tiết trên địa bàn tỉnh trong các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 tương đối thuận lợi, lượng mưa lớn và mùa mưa kết thúc chậm hơn, hiện tại lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định nên sản lượng điện sản xuất tăng cao so cùng kỳ. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải hoạt động ổn định so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I năm 2023 ước tính tăng 11,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,71%; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định tăng 12,30%; ngành khai khoáng tăng 19,82%.
7.1. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 3 năm 2023 ước tính tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung trong tháng 3 các ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh đều hoạt động ổn định và có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ, cụ thể: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 10,49%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,03%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,44%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,16%.
Tính chung chỉ số sản xuất công nghiệp quý I năm 2023 ước tính tăng 11,52% so cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng cao nhất ở ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (tăng 19,82%), nguyên nhân ngay từ đầu năm trên địa bàn tỉnh nhiều công trình xây dựng đã và đang triển khai thi công, nhu cầu tiêu thụ đá, cát sỏi tăng cao, các đơn vị tăng sản lượng khai thác; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,71%, trong đó tăng chủ yếu ở một số ngành như sản xuất tinh bột sắn, sản xuất hóa chất (sản phẩm cồn sinh học) do năm nay việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh, lượng hàng tồn kho thấp nên các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,30% do năm nay thời tiết trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi, mùa mưa kết thúc chậm hơn, mặt dù hiện tại đang trong thời gian cao điểm của mùa khô nhưng lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định, sản lượng điện sản xuất tăng cao; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,28%.
Chỉ số sản xuất quý I năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II điều tăng so với cùng kỳ năm trước: Khai khoáng khác (+19,82%); Sản xuất chế biến thực phẩm (+11,80%); Sản xuất trang phục (+024%); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+13,13%); Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (+2,43%); In, sao chép bản ghi các loại (+4,97%); Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+11,00%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+6,27%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+5,34%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (+5,61%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+13,40%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (+12,30%); Khai thác, xử lý và cung cấp nước (+7,96%).
7.2. Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Ước tính một số sản phẩm sản xuất tháng 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước như sau: Đá xây dựng khai thác 34.469 m3 (+8,83%); Tinh bột sắn ước tính sản xuất 29.301 tấn (-6,29%); Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 13,39 triệu viên (-5,62%); điện sản xuất 215 triệu Kwh (+14,51%).
Tính chung quý I năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có sản lượng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất đạt 749,5 triệu Kwh (+12,77%); Đá xây dựng khác đạt 105.935 m3 (+19,76%); Tinh bột sắn đạt 83.210,8 tấn (+11,32%); Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt) đạt 6.753,4 m3 (+2,43%); Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) đạt 43,8 triệu trang (+ 4,97%); Cồn béo công nghiệp đạt 1.834 tấn (+10,64%); Phân vi sinh đạt 305 tấn (+13,81%); Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 37,28 triệu viên (+11,37%); Ngói, phiến đá lát đường và các sản phẩm tương tự bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo đạt 81,1 nghìn viên (26,07%); Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo đạt 5.355 tấn (+1,81%); Ghế khác có khung bằng gỗ đạt 53.721 chiếc (+17,18%); Bàn bằng gỗ các loại đạt 20.632 chiếc (+6,67%)... Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước: Đường RE đạt 7.132 tấn (-0,78%).
7.3. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Ba năm 2023 ước tính tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước tăng 22,68%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 6,84%. Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành Khai khoáng tăng 15,49%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,93%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 5,27%; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,09% so với cùng kỳ năm trước.
7.4. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 năm 2022 tăng 10,52% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ tháng 3 tăng cao chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm tồn trong các tháng trước.
7.5. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính đến thời điểm 31/3/2022 giảm 21,93% so với cùng thời điểm năm trước; qua đó đánh giá chung được tình hình tiêu thụ sản phẩm sản xuất vẫn ổn định; đa số các ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng thời điểm năm trước.
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Ba khá sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 0,96% so với tháng trước và tăng 17,1% so cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16,01% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý có các hoạt động Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều sự kiện với quy mô lớn, hoành tráng đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách gần xa nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ tiêu dùng tăng cao.
6.1. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính tháng Ba năm 2023 đạt 2.823,3 tỷ đồng, tăng 0,96% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.376,08 tỷ đồng, chiếm 84,16% trong tổng số, tăng 0,36% so với tháng trước và tăng 14,77% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 288,58 tỷ đồng, chiếm 10,22% trong tổng số, tăng 5,14% so với tháng trước và tăng 37,66% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 158,64 tỷ đồng, chiếm 5,62% trong tổng số, tăng 2,86% so với tháng trước và tăng 21,05% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quý I năm 2023 ước tính đạt 8.509,08 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I năm 2023 ước đạt 7.154,52 tỷ đồng, chiếm 84,08% trong tổng số, tăng 15,04% so với cùng kỳ năm trước. Đa số các nhóm hàng hóa có doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm (+14,60%); hàng may mặc (+7,31%); đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (+15,98%); Vật phẩm văn hóa, giáo dục (+23,87%); Gỗ và vật liệu xây dựng (+9,09%); Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) (+14,88%); Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) (+25,17%); Xăng, dầu các loại (+23,74%); Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (+15,44%); Hàng hoá khác (+15,34%); Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+19,965%). Bên cạnh đó một số nhóm hàng hoá có doanh thu giảm là: Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) (-51,28%).
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch quý I năm 2023 ước đạt 830,7 tỷ đồng, chiếm 9,76% trong tổng số, tăng 15,04% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 47,25 tỷ đồng, tăng 45,24%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 782,79 tỷ đồng, tăng 21,79%; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ đạt 0,66 tỷ đồng, tăng 19,31% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác quý I năm 2023 ước đạt 523,85 tỷ đồng, chiếm 6,16% trong tổng số tăng 19,24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số dịch vụ có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: dịch vụ giáo dục và đào tạo (+16,90%); dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (+21,22%); dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí (+33,17%); dịch vụ hành chính và dịch vụ hổ trợ (+14,60%); dịch vụ khác (+11,41%)...
Quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, so với cùng kỳ năm trước là tình hình thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình trong giai đoạn chuyển mùa. Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi. Các hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng mạnh trong quý I năm 2023 là do nhân dịp chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều sự kiện với quy mô lớn, hoành tráng đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách gần xa như: “Phiên chợ Sâm Ngọc linh, các dược liệu khác gắn với du lịch”, tổ chức Giải dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám Phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”, liên hoan sắc màu thổ cẩm và ra mắt làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri và các chương trình chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum lên đô thị loại II…
6.2 Hoạt động xuất nhập khẩu[9]
(1) Xuất khẩu: Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 24,1 triệu USD đưa tổng kim ngạch quý I năm 2023 ước đạt 72 triệu USD tăng 3,15% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 24,07% kế hoạch năm đề ra (290 triệu USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
Mặt hàng cao su thô: Quý I năm 2023 ước đạt 51,7 nghìn tấn tương ứng 57,31 triệu USD, tăng 3,15% so với giá trị mặt hàng cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng 79,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia.
Mặt hàng tinh bột sắn: Dự kiến quý I xuất hơn 5.260 tấn tinh bột sắn tương ứng 12,485 triệu USD, tăng 3,18% so với giá trị mặt hàng cùng kỳ năm 2022; chiếm tỷ trọng 17,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc.
Mặt hàng cà phê: Ước đạt 105 tấn tương ứng giá trị 0,145 triệu USD, tăng 3,57% so với giá trị cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Mặt hàng dây thun khoanh: Dự kiến đạt 702 tấn tương ứng giá trị là 1,57 triệu USD, tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm tỷ trọng khoảng 2,18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Colombia, Đài Loan,….
Bàn ghế gỗ các loại: ước đạt 54 nghìn sản phẩm tương ứng giá trị đạt 0,49 triệu USD tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hoa Kỳ.
(2) Nhập khẩu: Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 3 đạt 0,38 triệu USD đưa tổng kim ngạch quý I năm 2023 ước đạt 0,98 triệu USD tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 13% kế hoạch năm đề ra (6,9 triệu USD). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa chất, chất dẻo nguyên liệu.
6.3. Hoạt động vận tải, kho bãi
Tháng Ba nhu cầu đi lại của người dân ổn định, mặt khác tháng 3 trên địa bàn tỉnh là tháng mùa khô nên hoạt động vận chuyển hàng hóa thuận lợi nhất là vận chuyển hàng hóa phục vụ ngành xây dựng. Hoạt động vận tải tháng 3 năm 2023 tăng 23,25% về lượng khách vận chuyển và tăng 8,24% lượng hàng hóa vận chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023 tăng 12,38% về lượng khách vận chuyển và tăng 6,04% lượng hàng hóa vận chuyển so với cùng kỳ năm trước.
(1) Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 3 năm 2023:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 3 năm 2023 đạt 194.799 triệu đồng, tăng 3,82% so với tháng trước và tăng 12,1% so cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 51.940 triệu đồng (so với tháng trước tăng 4,09%), so với cùng kỳ năm trước tăng 28,31%; Vận chuyển ước đạt 906 nghìn lượt khách, tăng 23,25%; Luân chuyển ước đạt 117.044 nghìn lượt khách.km, tăng 20,17%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 141.757 triệu đồng (so với tháng trước tăng 3,69%), so với cùng kỳ năm trước tăng 7,04%; Vận chuyển ước đạt 1.508 nghìn tấn, tăng 8,24%; Luân chuyển ước đạt 75.082 nghìn tấn.km, tăng 8,51%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 1.020 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 28,14%.
(2) Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính quý I năm 2023:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính quý I năm 2023 đạt 571.555 triệu đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 155.240 triệu đồng, tăng 22,66%; Vận chuyển ước đạt 2.759 nghìn lượt khách, tăng 12,83%; Luân chuyển ước đạt 352.032 nghìn lượt khách.km, tăng 12,53%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 413.147 triệu đồng, tăng 5,87%; Vận chuyển ước đạt 4.480 nghìn tấn, tăng 6,04%; Luân chuyển ước đạt 221.906 nghìn tấn.km, tăng 5,79%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 3.168 triệu đồng, tăng 29,15%.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Tình hình đời sống dân cư
1.1. Tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động
a) Đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động
Quý I năm 2023, tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức không có nhiều biến động. Tình hình kinh tế cơ bản ổn định, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động hưởng lương trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, đời sống cán bộ, công chức - viên chức, công nhân người lao động hưởng lương trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức thấp.
b) Giải quyết việc làm
Trong Quí I, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.435 người[10]; giải quyết việc làm thông qua các chương trình cho 95 lao động[11].
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025[12]. Mục tiêu của kế hoạch là hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn; góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là đào tạo nghề cho 14.800 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, bình quân đào tạo 3.700 người/năm.
1.2. Tình hình đời sống nông dân tại địa phương
Ngay sau Tết Nguyên đán, đã tổ chức tốt Lễ ra quân đầu năm 2023 phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại 102/102 xã, phường, thị trấn với khoảng 45.623 lượt người dân tham gia và đóng góp được 657 triệu đồng để xây dựng các công trình; UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã lựa chọn công trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, huy động nhân lực của địa phương để đồng loạt ra quân xây dựng nông thôn mới, với sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các Sở, ngành, trong quá trình thực hiện đã đạt được những thành quả nhất định như: Hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt; diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi, nhờ đó phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được Nhân dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện; đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.
Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 42 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó có 36 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới), 10 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 32 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 01 xã đạt 07 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 7 tiêu chí). Bình quân đạt 15,82 tiêu chí trên xã; ngoài ra toàn tỉnh có 205 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao.
Tình hình kinh tế - xã hội của các xã đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng khởi sắc và theo hướng phát triển bền vững, giá trị sản lượng nông nghiệp của toàn tỉnh liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh dần được cải thiện đáng kể. Song, kinh tế ở nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, nguồn lực lao động, tài nguyên khai thác, sử dụng còn hạn chế. Thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi hộ nghèo, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo không đáng kể.
Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình dịch bệnh trên cây trồng ít xuất hiện, các loại cây trồng vụ đông xuân sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh tình hình thời tiết diễn biến bất thường, trời nắng nóng, gió lốc và khô, lượng mưa không đáng kể, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, trong thời gian đến nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, không có mưa, có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước ở cuối vụ đông xuân, sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân. Để chủ động triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, mùa khô năm 2023, đảm bảo nguồn nước, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum[13].
Công tác quản lý dịch bệnh, đói rét trên đàn vật nuôi được triển khai hiệu quả; tình hình sâu, bệnh hại trên các loại cây trồng được chủ động nắm bắt và triển khai phòng trừ kịp thời[14].
Ngành Y tế đã tổ chức tốt việc phân công cán bộ, nhân viên y tế công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh trong dịp Tết. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Nhìn chung, trong dịp Tết đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh.
Công tác đào tạo nghề được quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì đào tạo các lớp trung cấp nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với mục tiêu đào tạo phải gắn với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải gắn với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
2. An sinh xã hội
2.1. Công tác giảm nghèo
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Đã triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, dự án cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện đầy đủ chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất) cho các đối tượng đủ điều kiện, bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân nào bị đói, rét. Triển khai lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án của Đề án giảm nghèo tỉnh Kon Tum.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022[15], cụ thể: Hộ nghèo: 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 15.215 hộ nghèo dân tộc thiểu số; Hộ cận nghèo: 8.857 hộ, chiếm tỷ lệ 6,03% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 7.936 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, từ nguồn ngân sách trung ương, cấp tỉnh và các nguồn xã hội hóa khác đã hỗ trợ 15.943 hộ nghèo theo định suất 600.000 đồng với tổng kinh phí 9.565,8 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ 8.857 hộ cận nghèo theo định suất 300.000 đồng với tổng kinh phí 2.657,1 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ Thiện Tâm đã hỗ trợ 1.000 suất quà, trị giá 600.000 đồng/suất/hộ (bằng tiền mặt) để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 300 triệu đồng/huyện. Nhóm “Chia sẻ-Sharing” của Bà Mai Thị Hạnh - phu nhân Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tập đoàn TTC tại Thành phố Hồ Chí Minh tặng 300 phần quà và 150 triệu đồng cho 300 hộ tại 02 xã Mường Hoong, Ngọc Linh. Ngân sách cấp xã, phường và vận động xã hội hóa thăm tặng 41 suất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 37,5 triệu đồng.
2.2. Bảo trợ xã hội
Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời; đặc biệt là công tác chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão cho Nhân dân theo chủ trương “mọi người, mọi nhà đều được vui tết, đón xuân, bảo đảm an sinh xã hội”. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng yếu thế… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui tươi, đầm ấm, bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể như sau:
Chi trả trợ cấp thường xuyên: Chi trả kịp thời cho các đối tượng đang hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh đầy đủ, kịp thời.
Công tác hỗ trợ cứu đói: Đã tiếp nhận và bàn giao hỗ trợ 91,410 tấn gạo cho 1.750 hộ/6.094 khẩu có nguy cơ thiếu đói dịp Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn 4 huyện: Đăk Hà, Đăk Glei, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông; rà soát nhu cầu hỗ trợ 90,405 tấn gạo cho 1.655 hộ/6.007 khẩu có nguy cơ thiếu đói dịp giáp hạt năm 2023 trên địa bàn 5 huyện: Đăk Hà, Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông.
Thực hiện chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi: Thực hiện quyền của người cao tuổi theo Luật, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Nước gửi thiếp chúc thọ và tổ chức thăm mừng thọ cho 253 người cao tuổi tròn 100 và 90 tuổi, với tổng 352 triệu đồng theo qui định[16]; triển khai cấp huyện, thành phố thực hiện kế hoạch tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi cho 554 người với tổng số tiền là 231,950 triệu đồng đảm bảo theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh thăm hỏi và tặng quà cho các Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập, ngoài công lập của tỉnh và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đăk Lắk (đối tượng tâm thần của tỉnh Kon Tum gửi chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị) tổng kinh phí 52 triệu đồng.
2.3. Thực hiện chính sách với người có công
Các cấp, các ngành đã triển khai chi trả trợ cấp và tiền quà của Chủ tịch nước cho đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn các huyện, thành phố. Trước Tết Nguyên đán Quý Mão đã tặng 8.062 suất quà với tổng số 2.692 triệu đồng[17].
Tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Thành lập tỉnh Kon Tum (vào ngày 09/02/2023); tổ chức đưa đón anh hùng lực lượng vũ trang tham dự Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh.
Phối hợp với thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm gửi Cục Người có công để giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ; đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ cho 5 trường hợp; giải quyết, xác nhận thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ, cấp giấy Báo tin mộ liệt sĩ cho thân nhân; giải quyết di chuyển 04 mộ liệt sĩ về an táng tại quê hương.
Chuyển kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Sa Thầy thực hiện Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Hà Nội, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; chuyển kinh phí của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hỗ trợ nhà ở cho người có công thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đính chính thông tin trên bia mộ 01 liệt sĩ; báo tin 02 mộ liệt sĩ. Tổng hợp danh sách 226 liệt sĩ Trung đoàn 16 đề nghị xây Bia ghi tên liệt sĩ trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiến hành kiểm tra, khảo sát về công tác Mộ - Nghĩa trang liệt sĩ tại các huyện để đề xuất Ban Chỉ đạo 515 Quốc gia hỗ trợ vật chất đảm bảo cho công tác an táng hài cốt liệt sĩ (tiểu, Quách an táng hài cốt liệt sĩ, võ mộ liệt sĩ...).
Thực hiện cắt giảm đối tượng từ trần: 42 người; giải quyết tăng: 50 đối tượng; trợ cấp một lần và mai táng phí: 29 người.
3. Giáo dục, đào tạo
Trong tháng 02 năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Công văn về việc triển khai thực hiện học phí đối với cơ sở GD&ĐT công lập năm học 2022-2023.
Nhằm tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học, góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh. Ngày 11/3/2023 tại Trường THPT Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn công tác giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Tại lớp tập huấn, Báo cáo viên đã truyền đạt các nội dung về việc tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh về sức khỏe tâm thần; rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh; nhận biết, đánh giá sàng lọc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần; quản lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, học sinh trong trường học.
Ngày 11/3/2023 tại Trường PTTH DTNT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Tài năng tiếng Anh cấp tỉnh lần thứ VIII dành cho học sinh phổ thông, năm học 2022-2023. Tham gia cuộc thi có 158 thí sinh tiêu biểu đến từ các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Các thí sinh phải trải qua 2 Vòng thi, Vòng sơ khảo và Vòng chung kết. Tại Cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao 06 giải Nhất, 09 giải Nhì, 26 giải Ba và 47 giải Khuyến khích cho các thí sinh xuất sắc. Cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” cấp tỉnh được Sở GDĐT tổ chức hàng năm, đã tạo sân chơi bổ ích để học sinh các trường thể hiện tài năng tiếng Anh và là cơ hội trải nghiệm, gợi mở về cách học tập tiếng Anh hiệu quả, đưa tiếng Anh đến gần hơn với đời sống thường ngày. Thông qua đó khuyến khích giáo viên và học sinh thực hành sử dụng tiếng Anh tại các nhà trường, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Sáng ngày 14/3/2023 Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum tổ chức Hội nghị công tác tuyển sinh năm học 2023 – 2024 theo hình thức trực tuyến. Hội nghị đã đánh giá những ưu, nhược điểm của công tác tuyển sinh năm học 2022 - 2023, dự kiến những nội dung thay đổi trong công tác tuyển sinh năm học 2023 - 2024 và những khó khăn khi triển khai thực hiện. Theo đó, dự kiến năm học 2023 - 2024 sẽ tổ chức cho học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến vào lớp 10 THPT; tổ chức một kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chung cho tất cả các trường THPT, thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành nếu không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào các trường THPT còn lại.
Sáng ngày 15/3/2023, Báo Người Lao Động phối hợp với tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” và Chương trình trao “Học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS, học sinh nghèo” tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi). Nhân dịp này, chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số - học sinh nghèo” do đồng chí Trương Hòa Bình - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch danh dự Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” sáng lập, Báo Người Lao Động quản lý, đã trao 100 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho 100 em học sinh là con em chiến sĩ, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Kon Tum.
4. Hoạt động y tế
(1) Tình hình dịch bệnh trong tháng
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19): Trong tháng, ghi nhận 01 ca mắc mới (Đăk Tô), tăng 01 ca so với tháng trước, giảm 4.657 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích từ đầu năm đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 01 ca mắc, giảm 6.542 ca so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc biến thể mới của SARS-CoV-2.
Tay - Chân - Miệng: Trong tháng, ghi nhận 01 ca mắc mới tại huyện Đăk Tô, tăng 01 ca so với tháng trước và bằng so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 01 ca mắc, giảm 02 ca so với cùng kỳ năm trước.
Thủy đậu: Trong tháng, ghi nhận 14 ca mắc mới (Đăk Tô 03, Đăk Glei 01, Tu Mơ Rông 04, Kon Rẫy 05, Sa Thầy 01), tăng 03 ca so với tháng trước và giảm 13 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 25 ca mắc, giảm 19 ca so với cùng kỳ năm trước.
Quai bị: Trong tháng, ghi nhận 03 ca mắc mới (Tu Mơ Rông 01, Kon Rẫy 02), tăng 02 ca so với tháng trước và tăng 01 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 04 ca mắc (Tu Mơ Rông 02, Kon Rẫy 02), giảm 01 ca so với cùng kỳ năm trước.
Sốt xuất huyết Dengue: Trong tháng, ghi nhận 01 ca mắc mới (Đăk Glei), giảm 01 ca so với tháng trước và giảm 05 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 03 ca mắc, giảm 10 ca so với cùng kỳ năm trước.
Bệnh viêm gan vi rút A: Trong tháng, ghi nhận 01 ca mắc mới (Sa Thầy), tăng 01 ca so với tháng trước và tăng 01 ca so với cùng kỳ năm trước. Lũy tích đến 28/02/2023, không có ca tử vong, ghi nhận 01 ca mắc, tăng 01 ca so với cùng kỳ năm trước.
Trong 02 tháng đầu năm 2023, không ghi nhận mắc mới các bệnh: Cúm A (H5N1, H7N9...), Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), Đậu mùa khỉ, Cúm A(H1N1), Bệnh do vi rút Zika, Viêm não Nhật Bản, Bạch hầu, Dại, Ho gà, Sởi, Sốt rét …
Phòng chống lao, phong: Tổng số bệnh nhân lao đăng ký điều trị 28 người, trong đó lao phổi AFB (+) 20, lao phổi AFB (-) 02, ngoài phổi 06. Không phát hiện bệnh nhân phong mới; tổng số bệnh nhân phong đang quản lý 151 người; quản lý và điều trị bệnh nhân phong tại khu điều trị phong Đăk Kia (là trại viên) đang quản lý 53 người.
(2) Tiêm chủng mở rộng: Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch về triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023[18]; Công văn về việc tiêm bù mũi các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng cho đối tượng năm 2022[19].
Triển khai các đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, kết quả đến 28/02/2023:
- Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,59%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 98,62%; tỷ lệ tiêm liều bổ sung đạt 96,65%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 1 đạt 92,12%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 2 đạt 99,71% (tỷ lệ tiêm tính theo số đối tượng đã điều chỉnh tăng lên so với tháng trước).
- Nhóm đối tượng từ 12 đến 17 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,89%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 97,23%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại đạt 94,02% (tỷ lệ tiêm tính theo số đối tượng đã điều chỉnh tăng lên so với tháng trước).
- Nhóm đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 96,36%.
(3) Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng, ghi nhận 04 ca nhiễm HIV mới; không có bệnh nhân HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; bệnh nhân tử vong 01 người. Lũy tích đến ngày 28/02/2023, tổng số nhiễm HIV/AIDS 563 người, trong đó tử vong 202 người và còn sống 361 người (quản lý được 204); tổng số nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 302/361 người. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV 166 người (9 trẻ em), đang điều trị dự phòng lao bằng Isoniazid 04 người. Số bệnh nhân đang điều trị Methadone 43 người, số lượt uống thuốc 1.047 lượt.
(4) Truyền thông, giáo dục sức khỏe: Sở Y tế phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 02 phóng sự (tuyên truyền ngành Y tế vượt khó sau đại dịch Covid-19 và phòng chống sốt xuất huyết Dengue). Thực hiện 01 bài viết tuyên truyền với chủ đề ”ngành Y tế vượt khó sau đại dịch Covid-19” trên Báo Kon Tum. Xuất bản Bản tin sức khỏe Kon Tum quý I/2023 và 18 bài viết về kết quả hoạt động năm 2022 của ngành Y tế, ngành Y tế vượt khó sau đại dịch Covid-19. Phối hợp với UBND các xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổ chức 27 buổi truyền thông nhóm (18 buổi cho học sinh và giáo viên, 09 với UBND nhân dân xã) về phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Tuyên truyền ngày Thế giới phòng, chống Ung thư (04/02), ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), phòng chống sốt xuất huyết Dengue.
(5) An toàn vệ sinh thực phẩm: Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm ban hành Chương trình công tác trọng tâm bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2023. Tiếp tục triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm mùa Lễ hội Xuân năm 2023. Giám sát chất lượng thực phẩm và tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với nhà hàng, dịch vụ nấu ăn, dịch vụ tiệc cưới; giám sát an toàn thực phẩm phục vụ Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum. Tiếp nhận bản tự công bố của 21 sản phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Kon Tum đợt 01 năm 2023, kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra 87, 100% đạt yêu cầu. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai; nước đá dùng liền và các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế năm 2023.
Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng, xảy ra 08 trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn uống không bảo đảm vệ sinh.
Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21-10-2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"[20].
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn về việc tiếp tục các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh[21]; Công văn về việc tăng cường rà soát, cập nhật dữ liệu tiêm chủng Covid-19[22]; Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2023[23].
5. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
Các sự kiện, hoạt động chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 - 09/02/2023) được tổ chức thành công tốt đẹp (Nổi bật là các sự kiện như: Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật vào ngày 09/02/2023; Cuộc thi tìm hiểu “Kon Tum - 110 năm xây dựng và phát triển”; Hội chợ Công Thương và giới thiệu sản phẩm OCOP - Kon Tum; Thành phố Kon Tum tổ chức giải đua thuyền độc mộc; Giải dù lượn và Giải Việt dã địa hình mở rộng tại huyện Sa Thầy; Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và các dược liệu, du lịch lần 2 huyện Tu Mơ Rông; Tuần Văn hoá - Du lịch Măng Đen…); thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân và du khách; qua đó góp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh Kon Tum.
Ngày 02/3/2023, tại thành phố Kon Tum, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thao Sở TT&TT 10 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung năm 2023. Về dự Hội thao có 10 đoàn của các sở TT&TT các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đăk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Các vận động viên tham gia Hội thao tranh tài ở 3 môn thi gồm: bóng đá mini, bóng bàn và cầu lông.
Sáng 11/3/2023, Ngân hàng Vietcombank Kon Tum phối hợp cùng Vietcombank Gia Lai và Vietcombank Bắc Gia Lai tổ chức Giải chạy bộ phong trào với thông điệp “Vạn trái tim - Một niềm tin”. Giải chạy bộ thu hút sự tham gia đông đảo của 500 vận động viên là cán bộ, nhân viên Vietcombank cùng các khách hàng, đối tác, thành viên của các câu lạc bộ chạy bộ của Kon Tum và Gia Lai. Qua đó tạo sân chơi nhằm kết nối, giao lưu, nâng cao thể chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên, các khách hàng của Vietcombank.
Chiều 11/3/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ bế mạc Giải thể thao học sinh tỉnh Kon Tum năm 2023. Giải thể thao học sinh tỉnh Kon Tum năm 2023 có 37 đơn vị, chia thành 51 đoàn, tranh tài ở 11 môn thể thao (bóng bàn, cầu lông, cờ vua, cờ tướng, điền kinh, cà kheo, bóng đá, bơi, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co) với sự tham gia của 1.902 vận động viên.
6. Tình hình trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý các loại tội phạm tiếp tục được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; triển khai có hiệu quả các kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm ma túy. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trong 02 tháng đầu năm 2023 có chiều hướng gia tăng trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động của tội phạm theo băng, nhóm, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” được đấu tranh, triệt xóa, không có băng, nhóm hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, cụ thể:
Phạm tội về trật tự xã hội: Phát hiện 39 vụ (tăng 01 vụ so với tháng trước); hậu quả, thiệt hại: 03 người chết, 14 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 150 triệu đồng.
Phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ: Phát hiện 02 vụ (tăng 02 vụ so với tháng trước), gồm: Vận chuyển hàng cấm 01 vụ; Buôn bán hàng cấm 01 vụ.
Phạm tội về ma túy: Phát hiện 05 vụ (tăng 01 vụ so với tháng trước), gồm: Tàng trữ trái phép chất ma túy 04 vụ; Vận chuyển trái phép chất ma túy 01 vụ. Thu giữ: 987,446g ma túy tổng hợp, 0,203g Heroin.
Tình hình trật tự, an toàn giao thông: Xảy ra 07 vụ tai nạn giao thông làm 08 người chết, 11 người bị thương (so với tháng trước giảm 03 vụ, 03 người chết, tăng 04 người bị thương). Thiệt hại về tài sản: Hư hỏng 03 ô tô, 07 mô tô, ước tính khoảng 112 triệu đồng.
Tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn: Xảy ra 02 vụ sự cố (tăng 02 vụ so với tháng trước), 01 vụ sự cố vỡ hồ, 01 vụ sự cố cháy thiết bị điện trên cột điện. Thiệt hại: 01 người chết.
Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023[24]
UBND tỉnh đã ban hành Công văn về việc triển khai thực hiện các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh[25].
7. Tình hình môi trường: Trong tháng không phát hiện vụ Vi phạm môi trường (không tăng, giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước).
8.Tình hình thiên tai
- Diễn biến thiên tai: Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh.Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 19/3/2023 tỉnh Kon Tum không xảy ra thiệt hại do thiên tai.
- Tình hình thiệt hại: Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 19/3/2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum không xảy ra thiệt hại do thiên tai, không biến động so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Khái quát lại, tháng 3 và quý I năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả nhưng không cao; các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Sản xuất nông, lâm, thủy sản cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Thương mại, dịch vụ và du lịch phục hồi nhanh, tăng trưởng so với cùng kỳ. Thành phố Kon Tum được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Tỉnh Kon Tum đã tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum; để lại nhiều ấn tượng đẹp trong nhân dân và du khách. Công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh được đảm bảo. Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum quý I năm 2023 đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, sát sao các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Với địa hình của tỉnh rộng, chia cắt, dân cư thưa; kết cấu hạ tầng tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; năng lực cạnh tranh của hầu hết doanh nhiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao; Quy mô nền kinh tế nhìn chung còn nhỏ; chưa có nhiều đột phá; năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn hạn chế; nguồn thu ngân sách nhà nước thấp nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư từ bên ngoài; việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh còn hạn chế do các quy định về giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,...Thu ngân sách nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; hoạt động thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án quan trọng của tỉnh còn chậm; Một số loại nông sản gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, làm hạn chế khả năng đầu tư thâm canh của người dân vào sản xuất trồng trọt. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh tăng không đáng kể. Sản lượng một số sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản chủ yếu trong quý tăng không cao so với cùng kỳ...
[1] Nguồn: Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum
[2] Nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 28/02/2023 đạt 20.241 tỷ đồng, tăng 1,8% (+367 tỷ đồng) so với 31/12/2022.
[3] Tổng dư nợ tín dụng đến 28/02/2023 đạt 42.507 tỷ đồng, giảm 1,0% (-420 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2022.
[4] Đến 28/02/2023, tổng dư nợ cho vay các chương trình chính sách đạt 3.807 tỷ đồng, tăng 1,2% (+46,3 tỷ đồng) so với 31/12/2022. Nợ xấu 5,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,2% tổng dư nợ.
[5] Nguồn: Báo cáo số 129/BC/SNN của Sở NN và PTNT tỉnh Kon Tum ngày 20/3/2023
[6] KQXN tại Thông báo số 166/TYV5-TH ngày 13/02/2023 của Chi cục Thú y Vùng V ban hành kết luận mẫu bệnh phẩm dương tính với DTLCP; Đã tiêu hủy 09 con lợn của 01 hộ chăn nuôi.
[7] Nguồn: Báo cáo số 129/BC/SNN của Sở NN và PTNT tỉnh Kon Tum ngày 20/3/2023
[8] Vụ cháy ngày 09/3/2022, tại Tiểu khu 596, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, không gây thiệt hại về rừng. Có thiệt hại về người (02 người chết).
[9] Nguồn: Báo cáo số 121/BC/SCT của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum ngày 21/3/2023
[10] Trong đó: Trình độ cao đẳng: Thực hiện duy trì đào tạo cho 401 sinh viên; trình độ trung cấp: Duy trì đào tạo 807 học sinh, tốt nghiệp 10 học sinh; trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng (tuyển sinh đào tạo theo nhu cầu): Tuyển sinh mới: 140 người; cấp chứng chỉ tốt nghiệp trình độ sơ cấp cho 217 người.
[11] Cung úng, giới thiệu việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh cho 90 lao động; đưa 5 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
[12] Kế hoạch số 353/KH-UBND, ngày 13/02/2023.
[13] Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 19/01/2023.
[14] Đối với cây lúa một số đối tượng sinh vật gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, dòi đục nõn, bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá,… phát sinh gây hại nhẹ, rải rác; đối với cây sắn bệnh khảm lá rải rác, cục bộ trên diện tích sắn lưu vụ, sắn trái vụ; cây dược liệu một loại số sâu, bệnh hại thông thường như rệp, bệnh gỉ sắt, bệnh thối củ hại nhẹ, rải rác. Các loại cây trồng khác như ngô, cà phê, cao su, cây ăn quả các loại, cây lâm nghiệp,... phát sinh sâu, bệnh hại thông thường và ở mức thấp.
[15] Quyết định số 763/QĐ-UBND ngày 22/12/2022.
[16] Trong đó có 33 người cao tuổi tròn 100 tuổi (định mức 1.500.000 đ/người và 5m vải), kinh phí 99 triệu đồng; cho 220 người cao tuổi thọ tròn 90 tuổi định mức 900.000 đồng tiền mặt và 250.000 quà tặng), kinh phí 253 triệu đồng.
[17] Quà Chủ tịch nước 4.989 suất, với kinh phí 1.508 triệu đồng; Quà của tỉnh tặng 100 suất, mỗi suất 1.500.000 đồng/suất (trong đó 1.200.000đ tiền mặt và 300.000đ bằng hiện vật). Thăm tặng cho các đối tượng Tiền khởi nghĩa, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thương binh, bệnh binh, Người có công giúp đỡ cách mạng, Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, Thân nhân hưởng trợ cấp tuất 02 liệt sỹ trở lên, Thân nhân liệt sỹ hưởng trợ cấp định suất nuôi dưỡng; Quà từ ngân sách cấp huyện thăm và tặng 2.357 đối tượng với kinh phí 803 triệu đồng; Quà từ ngân sách cấp xã thăm và tặng 316 đối tượng với kinh phí 56 triệu đồng; Quà của các tổ chức, cá nhân thăm và tặng cho đối tượng 300 suất với kinh phí 174 triệu đồng.
[18] Kế hoạch số 469/KH-SYT ngày 20/02/2023.
[19] Công văn số 387/SYT-NVYD ngày 15/02/2023.
[20] Kế hoạch số 82-KH/TU, ngày 08-02-2023.
[21] Công văn số 675/UBND-KGVX, ngày 15/3/2023.
[22] Công văn số 669/UBND-KGVX, ngày 14/3/2023.
[23] Kế hoạch số 653/KH-UBND, ngày 13/3/2023.
[24] Kế hoạch số 439/KH-BCĐ ngày 22/02/2023.
[25] Công văn số 409/UBND-NC, ngày 20/02/2023.
File đính kèm: 62__Bao_cao_so_lieu_thang_3-2023_Kon_Tum.pdf
Cục Thống kê tỉnh Kon Tum