Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/11/2016-09:51:00 AM
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Nguồn: MPI
(MPI) - Ngày 08/11/2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Căn cứ góp ý tại cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tiếp thu, điều chỉnh tại dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV để trình Quốc hội. Chính phủ cũng đã có các giải trình chi tiết đối với các góp ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các ý kiến liên quan đến mối quan hệ giữa luật này và các luật khác có liên quan để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nói chung.

Việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về chính sách và tổ chức thực hiện hỗ trợ DNNVV. Một số chính sách hỗ trợ đã được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV nhưng chỉ mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể, không quy định nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện, ngoài ra còn chịu sự điều chỉnh của các luật trong các ngành, lĩnh vực khác. Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV còn chậm; Nội dung nhiều chương trình trợ giúp DNNVV mang tính chất phát triển ngành, còn dàn trải, chưa tập trung hoặc chưa gắn kết với nhau làm cho các DNNVV chưa tiếp cận hay nhận được sự hỗ trợ một cách thuận lợi. Đồng thời, cụ thể hoá chủ trương tại các Nghị quyết Đại hội Đảng; Học tập kinh nghiệm của các nước trong hỗ trợ DNNVV, đáp ứng nhu cầu và giúp khu vực DNNVV phát huy tốt nhất vai trò của mình trong nền kinh tế.

Mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật là cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV. Thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ DNNVV có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ.

Đồng thời, hỗ trợ DNNVV không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật và thông qua thiết lập cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực và hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV; Nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Tạo khung pháp lý để huy động kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ DNNVV.

Hiện một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung đã được quy định nhưng không dành riêng cho DNNVV hoặc không thể xác định được số DNNVV được hưởng lợi trong quá trình thực hiện. Thực chất, hỗ trợ DNNVV chính là hỗ trợ phát triển khu vực trung lưu, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, góp phần tạo ra nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả và bền vững.

Dự thảo Luật gồm 6 chương với 45 điều, cụ thể: Chương I: Những quy định chung, gồm 6 điều; Chương II: Các nội dung hỗ trợ cơ bản DNNVV, gồm 12 điều; Chương III: Chương trình hỗ trợ trọng tâm DNNVV, gồm 14 điều; Chương IV: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm hỗ trợ DNNVV của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gồm 4 điều; Chương V: Ngân sách, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá hỗ trợ DNNVV, gồm 6 điều; Chương VI: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều./.

Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1688
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)