Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 11/12/2016-11:10:00 AM
Tọa đàm đầu tư Việt Nam - Ma-lai-xi-a (Xem tin ảnh)
(MPI) – Ngày 09/12/2016, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra Tọa đàm đầu tư Việt Nam - Ma-lai-xi-a. Tham dự Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Ma-lai-xi-a Mustapa, Đại sứ Ma-lai-xi-a Zamruni Khalid cùng đại diện các đơn vị có liên quan.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn.
Ảnh: Minh Trang (MPI)

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam - Ma-lai-xi-a, đồng thời bày tỏ tin tưởng quan hệ hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại sẽ ngày được nâng cao hơn nữa trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập tròn 1 năm cũng như một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà hai nước là thành viên đã bước đầu được thực hiện.

Việt Nam là thị trường lớn với 93 triệu dân, là điểm đến hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ 3. Việt Nam là nền kinh tế có quy mô trên 200 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2015 là trên 2.100 USD. Hiện nay, có hơn 22.000 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 292,7 tỷ USD, trong đó có các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông - thủy sản, hàng dệt may và những năm gần đây nổi lên thành công xưởng sản xuất các sản phẩm điện - điện tử và đang từng bước nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị sản xuất các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

Việt Nam là nền kinh tế mở với giá trị kim ngạch thương mại hơn 1,6 lần quy mô GDP, đã ký 12 FTA, trong đó có FTA với EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho sự phát triển và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, sẽ kiên định thực hiện chính sách chủ động, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng GPD bình quân 6,5 - 7%/năm, theo hướng nâng cao phát triển bền vững, với 03 động lực chính là xuất khẩu, mở rộng đầu tư và phát triển thị trường nội địa. Chính phủ đặt mục tiêu nâng quy mô GDP lên 350 tỷ USD và bình quân thu nhập đầu người gấp hơn 1,5 lần hiện nay vào năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI là động lực để phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện kiên định, quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút mọi nguồn lực, sáng tạo phát triển kinh tế theo hướng đơn giản hóa thủ tục và minh bạch phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.

Trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn và khuyến khích doanh nghiệp Ma-lai-xi-a đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, chế biến nông-lâm-thủy sản, năng lượng, hóa dầu, cơ sở hạ tầng, vật liệu xây dựng, dịch vụ - du lịch và các dự án khởi nghiệp...

Tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung đã thông báo về tình hình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo đó, về kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam tập trung thực hiện nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô; Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; Quy hoạch phát triển các vùng và khu kinh tế; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị; Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học, công nghệ; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Về chiến lược, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách về ưu đãi đầu tư, quy hoạch xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, khu kinh tế. Tăng cường bảo vệ môi trường và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tập trung phát triển một số mô hình mới của Khu công nghiệp, Khu kinh tế, xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển khu công nghiệp như: Khu công nghiệp sinh thái; Liên kết ngành; Hỗ trợ; Chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực tại một số địa phương có điều kiện thuận lợi để tăng cường tính liên kết ngành, lĩnh vực, tính chuyên môn hóa.

Về định hướng thu hút FDI, Việt Nam thực hiện thu hút có chọn lọc các dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, lựa chọn các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, thu hút theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế từng địa phương và phù hợp với kế hoạch phát triển bền vững của đất nước.

Về chính sách thu hút FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng, đến năm 2020, Đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 75 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông. Trong bối cảnh nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, Việt Nam định hướng chú trọng thu hút FDI vào các dự án ưu tiên. Trong đó tập trung kêu gọi nguồn vốn vào 3 ngành chính là Đường bộ, Đường sắt và các tuyến đường giao thông đô thị.

Đối với lĩnh vực năng lượng, tổng nhu cầu vốn đầu tư của phát triển nguồn và lưới điện, không tính các nguồn điện được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT giai đoạn 2016 - 2030 khoảng 148 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 40 tỷ USD, 2021 - 2030 khoảng 108 tỷ USD.

Tại Tọa đàm, Bộ trưởng Datuk Seri Mustapa Mohamed đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông nhấn mạnh, đạt được những thành tựu trên là do những nỗ lực cải cách không ngừng và rất mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, trong đó có đóng góp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu đề ra. Bộ trưởng Datuk Seri Mustapa Mohamed cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Ông đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN năm 2016 và Lễ ra mắt Ngân hàng CIMB tại Việt Nam./.

Đến nay, Ma-lai-xi-a đã đầu tư vào Việt Nam 545 dự án, vốn đăng ký 12,02 tỷ USD, xếp thứ 7/114 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN sau Xinh-ga-po. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Ma-lai-xi-a là kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế

Mai Phương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 2331
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)