Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2018 diễn ra trong bối cảnh bên cạnh những thời cơ và thuận lợi mới, vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Giá dầu tăng cao, đồng đô la Mỹ biến động mạnh dẫn đến giá một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng trở lại. Căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, nhất là chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp, cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước lớn, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ đã tác động đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam…
Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực đạt được trong năm 2017, kinh tế nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát luôn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; ngành công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng chậm lại; diễn biến của thời tiết, dịch bệnh, tình trạng cháy nổ và tai nạn giao thông còn phức tạp…
Tại Quảng Trị, trong năm qua giá một số nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu…xuống thấp, làm cho một bộ phận nông dân gặp khó khăn; giá bán thịt lợn hơi đã tăng trở lại nhưng tổng đàn lợn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tốc độ tăng trưởng chậm lại; thu ngân sách trên địa bàn và thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn; môi trương kinh doanh tuy có cải thiện, nhưng số doanh nghiệp thành lập mới chưa nhiều…
Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động số 111/CTHĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, Kết luận số 78-KL/TU ngày 05/12/2017 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện trong từng tháng, từng quý. Nhờ vậy, tình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Kết quả cụ thể các ngành và lĩnh vực trong năm 2018 đạt được như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (GSS2010) ước tính đạt 19.501,5 tỷ đồng, tăng 7,12% so với năm 2017 (Năm 2016 tăng 6,35%, Năm 2017 tăng 7,02%); đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính đạt 3.927,7 tỷ đồng, tăng 5,56%, đóng góp 1,14 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính đạt 4.623 tỷ đồng, tăng 9,14%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước tính đạt 10.186,6 tỷ đồng, tăng 6,77%, đóng góp 3,55 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính đạt 764,2 tỷ đồng, tăng 8,01%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,56%, Khu vực này năm 2018 cây lâu năm, chăn nuôi và thủy sản gặp một số khó khăn nên sản lượng tăng chậm; tuy nhiên, cây hàng năm sản lượng lương thực có hạt đạt 28,98 vạn tấn, tăng 12,59% cao nhất từ trước đến nay; ngành lâm nghiệp sản lượng gỗ khai thác đạt 850 nghìn m3, tăng 22,10%...đã làm cho khu vực này tăng khá cao.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,14%. Ngành công nghiệp tăng 9,88%, đóng góp 1,24% thấp hơn nhiều so với năm 2017; nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp 8,10% (Năm 2017 tăng 15,50%). Năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn; một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu; một số doanh nghiệp sản xuất đã gần hết công suất nên tốc độ tăng chậm lại; một số doanh nghiệp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hơn nữa, năm nay số dự án sản xuất công nghiệp hoàn thành đi vào hoạt động không nhiều, quy mô nhỏ nên tốc độ tăng thấp. Ngành xây dựng tăng 8,26%, đóng góp 0,88 điểm phần trăm (Năm 2017 tăng 6,80%); nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư thực hiện tăng khá. Tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chế…nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, xã hội hóa trong đầu tư…đặc biệt năm nay, kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh quản lý tăng gần 56% so với năm 2017 nên vốn đầu tư phát triển thực hiện năm 2018 tăng khá.
Khu vực dịch vụ tăng 6,77%. Năm 2018 kinh tế phát triển khá, sức mua của người dân tăng lên nên một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn có tốc độ tăng trưởng khá như: bán buôn, bán lẻ tăng 7,04%; thông tin truyền thông tăng 8,07%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,67%; hoạt động hành chính và dịch vụ hổ trợ tăng 8,24%...Tuy nhiên, các ngành dịch vụ không kinh doanh như: quản lý nhà nước chỉ tăng 6,59%, giáo dục đào tạo tăng 6,04%…do biên chế ổn định, tiết kiệm chi thường xuyên...làm cho khu vực này tăng thấp hơn năm 2017 (Năm 2017 tăng 7,01%).
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 27.503,1 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,15%; khu vực dịch vụ chiếm 51,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,92% (Cơ cấu tương ứng của năm 2017 là: 20,77%; 24,11%; 51,23%; 3,89%).
GRDP bình quân đầu người năm 2018 theo giá hiện hành ước tính đạt 43,60 triệu đồng, tăng 8,7% so với năm 2017.
2. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
2.1. Tài chính
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tỉnh đã thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết…Tích cực tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, nuôi dưỡng và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đẩy mạnh công tác thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; hạn chế tình trạng nợ đọng thuế.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/12/2018 đạt 2.450,84 tỷ đồng, bằng 94,37% dự toán địa phương; trong đó: thu nội địa 2.176,71 tỷ đồng, bằng 94,85% dự toán; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 274,14 tỷ đồng, bằng 90,77% dự toán.
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/12/2018 đạt 6.680,45 tỷ đồng, bằng 87,95% dự toán địa phương; trong đó: chi đầu tư 713,18 tỷ đồng, bằng 85,02% dự toán; chi thường xuyên 4.075,56 tỷ đồng, bằng 91,67% dự toán.
2.2. Ngân hàng
Các tổ chức tín dụng đã triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ Ngân hàng năm 2018. Lãi suất cho vay trên địa bàn Quảng Trị trong năm 2018 cơ bản ổn định; hoạt động ngoại hối, vàng diễn biến bình thường.
Huy động vốn trên địa bàn đến 15/12/2018 đạt 19.914 tỷ đồng, tăng 10,71% (+1.927 tỷ đồng) so với cuối năm 2017. Tiền gửi tiết kiệm 14.922 tỷ đồng, chiếm 74,93%, tăng 8,93% (+1.224 tỷ đồng) so với cuối năm 2017; tiền gửi thanh toán 2.691 tỷ đồng, chiếm 13,51%, tăng 4,38% (+113 tỷ đồng); huy động khác 1.908 tỷ đồng, chiếm 9,58%, tăng 32,83% (+472 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 393 tỷ đồng, chiếm 1,97%, tăng 42,98% (+118 tỷ đồng).
Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 15/12/2018 đạt 31.032 tỷ đồng, tăng 18,42% (+4.828 tỷ đồng) so với cuối năm 2017. Dư nợ cho vay ngắn hạn 13.557 tỷ đồng, chiếm 43,69% tổng dư nợ, tăng 25,04% (+2.715 tỷ đồng) so với cuối năm 2017; dư nợ cho vay trung và dài hạn 17.475 tỷ đồng, chiếm 56,31%, tăng 13,75% (+2.113 tỷ đồng).
Nợ xấu đến 15/12/2018 trên địa bàn là 688 tỷ đồng, chiếm 2,22% tổng dư nợ.
2.3. Bảo hiểm
Tổng thu bảo hiểm xã hội năm 2018 ước tính đạt 686 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và tăng 7,19% so với năm trước. Tổng chi bảo hiểm xã hội ước tính đạt 917 tỷ đồng, bằng 102,57% kế hoạch và tăng 12,65% so với năm trước.
Tổng thu bảo hiểm y tế năm 2018 ước tính đạt 522 tỷ đồng, bằng 103,78% kế hoạch và tăng 8,98% so với năm trước. Tổng chi bảo hiểm y tế ước tính đạt 637 tỷ đồng, bằng 103,24% kế hoạch và tăng 6,17% so với năm trước.
Tổng thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 ước tính đạt 45 tỷ đồng, bằng 102,27% kế hoạch và tăng 12,50% so với năm trước. Tổng chi bảo hiểm thất nghiệp ước tính đạt 32 tỷ đồng, bằng 152,38% kế hoạch và tăng 45,45% so với năm trước.
3.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng thấp hơn mức tăng năm 2017. Giá một số nhóm hàng tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng như: nhóm giáo dục tăng khá cao (do học phí tăng từ đầu năm học 2017-2018); nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao (do giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng); nhóm dịch vụ giao thông tăng (do giá xăng dầu điều chỉnh tăng); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng (do giá vật liệu xây dựng tăng)…Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm hàng giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chậm lại như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông; văn hóa, giải trí và du lịch…
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2018 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 1,73% so với tháng 12 năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng quý IV/2018 tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018, tăng 2,29% so với bình quân năm trước (Năm 2017 tăng 4,33%). Các nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,01% (lương thực tăng 2,09%, thực phẩm giảm 2,04%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,77%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,03%; bưu chính viễn thông giảm 0,82%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,29%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,46%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,88%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,99%; giao thông tăng 5,61%; giáo dục tăng 16,29%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,20%.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2018 tăng 0,42% so với tháng trước; giảm 0,03% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá vàng quý IV/2018 giảm 1,11% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân năm 2018 tăng 2,84% so với bình quân năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2018 giảm 0,01% so với tháng trước; tăng 2,67% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ quý IV/2018 tăng 2,70% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2018 tăng 1,28% so với bình quân năm trước.
4. Đầu tư và xây dựng
4.1. Đầu tư
Tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chế…nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, xã hội hóa trong đầu tư…nên vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn trong năm 2018 tăng khá so với năm trước.
Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn quý IV/2018 (giá hiện hành) ước tính đạt 3.532 tỷ đồng, tăng 13,02% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn ngân sách nhà nước 870,53 tỷ đồng, tăng 40,33%; vốn trái phiếu chính phủ 117,07 tỷ đồng, giảm 19,61%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 84,69 tỷ đồng, tăng 94,14%; vốn vay từ các nguồn khác 49,38 tỷ đồng, giảm 9,77%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 59,61 tỷ đồng, tăng 199%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 2.279,50 tỷ đồng, tăng 3,86%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 71,22 tỷ đồng, tăng 54,38%.
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước quý IV/2018, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 577,90 tỷ đồng, tăng 78,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn ngân sách tỉnh 474,88 tỷ đồng, tăng 75,31%; vốn ngân sách huyện 85,62 tỷ đồng, tăng 105,99%; vốn ngân sách xã 17,40 tỷ đồng, tăng 48,67%.
Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn năm 2018 (giá hiện hành) ước tính đạt 12.887,76 tỷ đồng, tăng 12,20% so với năm trước; trong đó: vốn ngân sách nhà nước 3.380,44 tỷ đồng, tăng 37,42%; vốn trái phiếu chính phủ 281,37 tỷ đồng, giảm 47,94%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 224,97 tỷ đồng, tăng 6,48%; vốn vay từ các nguồn khác 107,53 tỷ đồng, giảm 52,65%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 157,25 tỷ đồng, giảm 23,61%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 8.555,77 tỷ đồng, tăng 11,07%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 180,43 tỷ đồng, tăng 29,67%.
Trong vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn năm 2018, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9.643,65 tỷ đồng, tăng 13,42% so với năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 1.584,17 tỷ đồng, giảm 2,17%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 1.381,15 tỷ đồng, tăng 22,89%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 199,18 tỷ đồng, tăng 20,63%; vốn đầu tư phát triển khác 79,61 tỷ đồng, tăng 5,27%.
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước năm 2018, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 2.414,97 tỷ đồng, bằng 100,29% kế hoạch năm 2018 và tăng 55,75% so với năm trước, trong đó: vốn ngân sách tỉnh 1.982,90 tỷ đồng, bằng 100,34% kế hoạch và tăng 50,45%; vốn ngân sách huyện 357,97 tỷ đồng, bằng 100,03% kế hoạch và tăng 98,80%; vốn ngân sách xã 74,10 tỷ đồng, bằng 100,14% kế hoạch và tăng 41,01%. Nguyên nhân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm 2018 tăng khá cao là do kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh quản lý tăng gần 56% so với năm 2017.
Vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu kinh tế:Năm 2018, đã cấp chủ trương đầu tư cho 9 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1.337,82 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 166 dự án đầu tư váo các KCN, KKT với tổng vốn đăng ký 162,72 nghìn tỷ đồng; trong đó có 89 dự án đã đi vào hoạt động, 55 dự án đang triển khai xây dựng và 22 dự án đang làm thủ tục đầu tư.
Vốn FDI:Năm 2018, không có dự án FDI đăng ký đầu tư mới. Hiện nay trên địa bàn có 13 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 52,53 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI năm 2018 ước đạt 7,98 triệu USD, tăng 29,55% so với năm 2017.
Vốn ODA:Năm 2018, có 02 dự án được ký Hiệp định vay với nhà tài trợ với tổng số vốn là 1417,05 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn có 23 dự án ODA đang thực hiện được bố trí vốn là 1.293,50 tỷ đồng (vốn nước ngoài 1.082,92 tỷ đồng, vốn đối ứng 210,58 tỷ đồng).
Vốn NGO:Năm 2018, đã vận động được 25 chương trình, dự án, khoản viện trợ NGO với tổng giá trị vốn cam kết là 15,2 triệu USD.
Về tiến độ giải ngân vốn:đến 30/11/2018, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 2.551,84 tỷ đồng, đạt 57,85% kế hoạch năm 2018; trong đó, nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 2.163,05 tỷ đồng, đạt 55,72% kế hoạch…
4.2. Xây dựng
Năm 2018, ngành xây dựng gặp một số khó khăn, do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; thị trường bất động sản trên địa bàn đã hình thành nhưng chưa rỏ nét; khó khăn lớn nhất của các đơn vị xây lắp là thiếu vốn…nhưng với sự nổ lực của địa phương trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; các đơn vị xây lắp nâng cao năng lực đấu thầu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ nguồn nhân lực…nên đã thu hút được nhiều công trình trong và ngoài tỉnh, góp phần đưa giá trị sản xuất xây dựng năm 2018 tăng trưởng khá.
Giá trị sản xuất xây dựng quý IV/2018 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 2.109,11 tỷ đồng, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 884,96 tỷ đồng, tăng 2,93%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở 231,60 tỷ đồng, tăng 23,10%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng 890,05 tỷ đồng, tăng 40,94%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng 102,50 tỷ đồng, giảm 54,64%.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2018 (giá hiện hành) ước tính đạt 10.651,72 tỷ đồng, các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện chiếm đến 99,91%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 4.983,19 tỷ đồng, chiếm 46,78%; công trình nhà không để ở 899,45 tỷ đồng, chiếm 8,44%; công trình kỹ thuật dân dụng 4.487,70 tỷ đồng, chiếm 42,13%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 281,38 tỷ đồng, chiếm 2,64%.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2018 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 7.318,44 tỷ đồng, tăng 8,26% so với kỳ năm trước (Năm 2017 tăng 6,79%). Trong tổng giá trị sản xuất xây dựng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 3.420,88 tỷ đồng, tăng 13,10%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở 617,46 tỷ đồng, tăng 6,92%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng 3.080,73 tỷ đồng, tăng 6,97%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng 199,37 tỷ đồng, giảm 28,34%.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong quý IV/2018, toàn tỉnh có 98 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 844 tỷ đồng, tăng 71,93% về số doanh nghiệp và giảm 12,08% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 8,61 tỷ đồng, giảm 48,87%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 11 doanh nghiệp, giảm 31,25%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là20doanh nghiệp, giảm 20%.
Tính chung năm 2018, có 359 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 2.569 tỷ đồng, tăng 21,28% về số doanh nghiệp và giảm 5,10% về số vốn đăng ký so với năm 2017; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,16 tỷ đồng, giảm 20,27%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 129 doanh nghiệp, giảm 2,27%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là94doanh nghiệp, tăng 10,59%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn kinh doanh, kinh doanh kém hiệu quả; một số doanh nghiệp nằm trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trước đây được ưu đãi về thuế nay không còn nên gặp khó khăn phải giải thể…
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
6.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
a1. Cây hàng năm
* Tiến độ sản xuất
Đến ngày 15/12/2018 Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, cây lúa chưa gieo cấy; cây ngô gieo trồng 450 ha, bằng 187,50% cùng kỳ năm trước; cây khoai lang gieo trồng 840 ha, bằng 96%; rau các loại 1.860 ha, bằng 100,54%; hoa các loại 29,5 ha, bằng 101,03%.
* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm năm 2018
Sản xuất cây hàng năm năm 2018 có nhiều thuận lợi. Vụ Đông Xuân 2017-2018, mặc dù đầu vụ thời tiết mưa rét kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa và một số cây trồng khác; tuy nhiên, trong vụ thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nguồn nước tưới đảm bảo và sâu bệnh phát sinh ít hơn các năm trước. Vụ Hè Thu thời tiết thuận lợi, hạn hán có xảy ra cục bộ không ảnh hưởng nhiều; lịch thời vụ đảm bảo nên không có thiệt hại do bão lụt. Năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều khá cao; đặc biệt, cây lúa cho năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay.
Về diện tích:Năm 2018, toàn tỉnh đã gieo cấy được 50.708,3 ha lúa, tăng 0,81% (+406 ha) so với năm trước; cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất chất lượng cao như: HN6, TL6, AC5, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 4.164,9 ha, giảm 1,98% (-84,2 ha); khoai lang 2.282,4 ha, giảm 8,41% (-209,7 ha); sắn 11.884,3 ha, giảm 3,34% (-410,7 ha); cây chất bột khác 1.806 ha, giảm 3,89% (-73,1 ha); lạc 3.579,1 ha, giảm 6,94% (-267,1 ha); rau các loại 5.222,8 ha, giảm 1,18% (-62,6 ha); đậu các loại 1.696 ha, giảm 3,72% (-65,5 ha); cây ớt cay 456,2 ha, tăng 24,58% (+90 ha)...năm nay, thời tiết thuận lợi, đủ nguồn nước tưới nên diện tích cây lúa tăng; diện tích cây ớt cay tăng do các địa phương triển khai dự án trồng ớt cay theo hợp đồng để bán cho các Doanh nghiệp. Một số cây trồng khác như: ngô, khoai lang, sắn, lạc, rau các loại, đậu các loại…giảm do đầu vụ Đông Xuân mưa rét kéo dài một số diện tích ở vùng trũng, đất ướt không gieo trồng kịp thời vụ…
Về năng suất:Năm 2018 là nămđược mùa toàn diện đối với cây hàng năm do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh. Năng suất lúa cả năm ước đạt 54,3 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm trước; cây ngô năng suất đạt 34,5 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 80,1 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha; cây sắn năng suất đạt 169,1 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; cây chất bột khác năng suất đạt 116,6 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 20,5 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 101,5 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 9,9 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 57 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha…
Về sản lượng:Tính chung năm nay, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 289.839,6 tấn, tăng 12,59% (+32.418,1 tấn) so với năm 2017; trong đó: sản lượng lúa ước đạt 275.483,2 tấn, tăng 13,19% (+32.101,4 tấn). Sản lượng một số cây trồng khác như: ngô đạt 14.356,4 tấn, tăng 2,26% (+255,3 tấn); khoai lang đạt 18.290,2 tấn, giảm 4,71% (-904,7 tấn); sắn 200.970,9 tấn, giảm 3,1% (-6.424,8 tấn); cây chất bột khác đạt 21.059,6 tấn, giảm 3,11% (-675,5 tấn); lạc đạt 7.330,1 tấn, giảm 2,64% (-198,9 tấn); rau các loại đạt 53.028,1 tấn, tăng 1,52% (+795,9 tấn); đậu các loại đạt 1.683,2 tấn, giảm 8,39% (-154,2 tấn); ớt cay đạt 2.599,1 tấn, tăng 28,27% (+572,9 tấn)…Sản lượng một số cây trồng như: khoai lang, sắn, cây chất bột khác, lạc…giảm chủ yếu là do diện tích giảm.
a2. Cây lâu năm
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có 34.444,8 ha, tăng 0,03% (+9,5 ha) so với cùng thời điểm năm 2017. Một số cây lâu năm chủ yếu như:
Cây cà phê: diện tích hiện có 4.905,3 ha, giảm 4% so với năm 2017; diện tích thu hoạch 4.587 ha, giảm 3,1%; năng suất ước đạt 11,9 tạ/ha, giảm 2,6 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 5.441,6 tấn, giảm 20,88% (-1.435,7 tấn). Cây cà phê diện tích tập trung tại huyện miền núi Hướng Hóa. Sản lượng cà phê trong năm giảm mạnh do thực hiện Đề án tái canh cây cà phê trên những diện tích già cổi cho chất lượng sản phẩm kém nên diện tích thu hoạch giảm; hơn nữa, do nhiều diện tích cà phê đã già cổi nên cho năng suất thấp.
Cây cao su: diện tích hiện có 18.998,1 ha, giảm 2,63% so với năm 2017; diện tích thu hoạch 12.163,8 ha, tăng 11,05%; năng suất ước đạt 13,2 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 16.047,4 tấn, tăng 8,44% (+1.249,1 tấn). Giá mủ cao su năm nay có tăng lên đã khuyến khích người trồng cao su đầu tư, chăm sóc; sản lượng cao su tăng chủ yếu do diện tích thu hoạch tăng.
Cây hồ tiêu: diện tích hiện có 2.503,1 ha, giảm 0,67% so với năm 2017; diện tích thu hoạch 2.042 ha, tăng 6,44%; năng suất ước đạt 7,3 tạ/ha, giảm 5,5 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 1.482,2 tấn, giảm 39,45% (-965,8 tấn). Cây hồ tiêu năm nay một số diện tích ở vùng đồng bằng do ảnh hưởng của đợt rét cuối năm 2017 và nhiễm bệnh chết chậm, vàng lá, tuyến trùng rễ nên năng suất và sản lượng đạt thấp.
Cây chuối: diện tích hiện có 4.370 ha, giảm 3,77% so với năm 2017; diện tích thu hoạch 3.912,1 ha, giảm 7,29%; năng suất ước đạt 163,1 tạ/ha, bằng năm 2017; sản lượng thu hoạch ước đạt 63.820 tấn, giảm 7,28% (-5.012,2 tấn). Cây chuối tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Hướng hóa, chiếm 81% diện tích chuối toàn tỉnh, phù hợp với đất đai và khí hậu vùng này, chi phí thấp, cho thu nhập ổn định quanh năm nên bà con tập trung đầu tư. Năm nay, do giá chuối giảm nên một số xã phía Nam huyện Hướng Hóa chặt bỏ cây chuối chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn nên diện tích giảm đã làm cho sản lượng giảm.
b. Chăn nuôi
Theo kết quả điều tra chăn nuôi đến 01/10/2018, đàn trâu có 24.597 con, giảm 6,69% so với cùng thời điểm năm 2017; đàn bò có 62.923 con, giảm 6,76%; đàn lợn có 243.191 con, giảm 2,20%; đàn gia cầm có 2.968 nghìn con, tăng 12,74%; trong đó: đàn gà có 2.315 nghìn con, tăng 20,81%. Hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu lấy thịt nên người chăn nuôi chú trọng nâng cao chất lượng đàn nên tổng đàn giảm nhưng chất lượng đàn tăng lên. Đàn lợn giảm chủ yếu là do giá thịt lợn hơi giảm sâu nên người chăn nuôi giảm đàn hoặc bỏ chuồng; từ tháng 5/2018 giá bán thịt lợn hơi đã tăng trở lại có lợi cho người chăn nuôi, nhiều trang trại, gia trại và người chăn nuôi đã tăng quy mô đàn nhưng đàn lợn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn so với 01/10/2017. Chăn nuôi gia cầm do giá bán ổn định, dịch bệnh trong thời gian qua ít xảy ra nên phát triển mạnh; nhiều mô hình trang trại, gia trại đa dạng về đối tượng; quy mô và chất lượng đàn ngày càng tăng lên.
Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theo chuổi khép kín, ứng dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đang được phổ biến, nhân rộng…
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý IV/2018 ước tính đạt 10.260 tấn, tăng 9,99% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 7.700 tấn, tăng 11,59%. Tính chung năm 2018, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 40.670 tấn, tăng 6,15% so với năm 2017; trong đó: thịt lợn hơi 29.650 tấn, tăng 7,41%.
Tình hình dịch bệnh:Năm 2018, trên địa bàn tỉnh dịch LMLM đã xảy ra tại 14 xã, phường, thị trấn của 07 huyện, thành phố Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và TP Đông Hà với tổng số gia súc mắc bệnh 382 con (33 con trâu, 311 con bò, 38 con lợn); chết và tiêu hủy 53 con (03 con bò, 50 con lợn). Ngay khi nhận được tin báo dịch bệnh, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng bao vây kịp thời, vì vậy dịch bệnh nhanh chóng được bao vây và không lây lan trên diện rộng.
Tình hình tiêm phòng: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cung ứng các loại vắc xin tiêm phòng định kỳ vụ Xuân và vụ Thu 2018 cho đàn gia súc, gia cầm.
Tiêm phòng vụ Xuân: Vắc xin THT trâu bò 31.434 con, đạt 52% kế hoạch; Vắc xin Kép lợn 46.820 con, đạt 52,9 % kế hoạch; Vắc xin Dại chó 38.476 con, đạt 99,7 % kế hoạch; Vắc xin LMLM trâu bò 41.925 con, đạt 66,2 % kế hoạch; Vắc xin LMLM lợn 1.700 con (Tiêm bao vây chống dịch); Vắc xin cúm gia cầm188.545 lượt con.
Tiêm phòng vụ Thu: Vắc xin THT trâu bò bổ sung 8.145 con; Vắc xin Dại chó bổ sung 1.506 con; Vắc xin Kép lợn 46.066 con, đạt 52% kế hoạch; Vắc xin LMLM trâu bò 54.386 con, đạt 72,4 % kế hoạch; Vắc xin cúm gia cầm273.125 lượt con.
6.2. Lâm nghiệp
Quý IV/2018, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 8.200 ha, giảm 7,90% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 1.690 nghìn cây, giảm 7,75%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 3.800 ha, giảm 35,59%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 1.500 ha, tăng 6,99%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 34.755 ha, tăng 163,08%; sản lượng gỗ khai thác 102.000 m3, tăng 22,20%; sản lượng củi khai thác 27.600 ste, bằng cùng kỳ năm trước…
Tính chung năm 2018, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 8.200 ha, giảm 7,9% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 2.540 nghìn cây, giảm 6%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 29.000 ha, tăng 3,25%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 4.250 ha, giảm 0,05%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 98.748 ha, tăng 86,63%. Năm nay, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ rừng tăng mạnh do huyện Hướng Hóa và Đakrông giao khoán thêm 40 nghìn ha. Quảng Trị được đánh giá là tỉnh đi đầu trong cả nước về công tác xây dựng chứng chỉ rừng FSC với tổng diện tích được cấp 22.158,7 ha.
Sản lượng gỗ khai thác năm 2018 ước tính đạt 850.000 m3, tăng 22,10%; sản lượng củi khai thác 230.000 ste, giảm 0,10%. Trong những năm gần đây, do chất lượng rừng trồng được nâng cao và nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy gỗ ván ép, dăm gỗ xuất khẩu tăng cao nên sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh.
Thiệt hại rừng:Năm 2018, các đơn vị tăng cường kiểm tra, theo dỏi, dự báo tình hình sâu bệnh trên địa bàn, đặc biệt là sâu róm thông nên tình hình sâu bệnh được kiểm soát; công tác bảo vệ rừng được tăng cường, tuy nhiên do nắng nóng kéo dài và gió Tây Nam tăng cường nên trong năm đã xảy ra 05 vụ cháy rừng tại huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và TP Đông Hà, diện tích rừng bị cháy 14,05 ha, giá trị thiệt hại 341,5 triệu đồng.
Về kiểm soát vi phạm lâm luật:Từ đầu năm đến nay đã phát hiện và bắt giữ 270 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 255 vụ; lâm sản tịch thu 387,98 m3gỗ các loại, 249,2 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.
6.3. Thủy sản
Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản và triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
Đến nay, số tàu thuyền khai thác biển có động cơ toàn tỉnh có 2.269 chiếc, tăng 7,38% (+156 chiếc) với tổng công suất 112.760 CV, tăng 7,29% (+7.660 CV) so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 192 chiếc từ 90 CV trở lên với tổng công suất 85.426 CV.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 169 hộ nuôi cá lồng bè, tăng 3% (+05 hộ) so với cùng thời điểm năm trước với 301 lồng, tăng 6,7% (+19 lồng); thể tích lồng nuôi 6.855 m3, tăng 32,8% (+1.692 m3).
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 ước tính đạt 3.412,37 ha, tăng 3,65% so với năm trước; trong đó: nuôi cá 2.153,41 ha, tăng 2,58%; nuôi tôm 1.249,26 ha, tăng 5,46%.
Tổng sản lượng thủy sản quý IV/2018 ước tính đạt 6.778 tấn, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 4.527 tấn, giảm 3,06%; tôm 1.261 tấn, tăng 10,36%; thủy sản khác 990 tấn, tăng 81,25%. Trong tổng sản lượng thủy sản Quý IV/2018, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.948 tấn, giảm 2,47% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 4.830 tấn, tăng 10,74%.
Tính chung cả năm 2018, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 32.210 tấn, tăng 2,16% so với năm trước; trong đó: cá 23.403 tấn, giảm 3,03%; tôm 4.853 tấn, tăng 20,27%; thủy sản khác 3.954 tấn, tăng 17,63%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 8.019 tấn, tăng 9,05% so với năm trước; trong đó: cá 3.460 tấn, giảm 4,91%; tôm 4.532 tấn, tăng 22,52%; thủy sản khác 27 tấn, tăng 68,75%. Sản lượng tôm nuôi tăng khá do diện tích nuôi tăng; dịch bệnh trên tôm nuôi ít xảy ra, được khống chế kịp thời; mô hình nuôi tôm công nghệ cao được áp dụng nên cho năng suất cao.
Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 24.191 tấn, tăng 0,06% so với năm trước; trong đó: cá 19.943 tấn, giảm 2,69%; tôm 321 tấn, giảm 4,52%; thủy sản khác 3.927 tấn, tăng 17,39%. Năm nay thời tiết, ngư trường thuận lợi cho hoạt động đánh bắt; năng lực đánh bắt tăng, nhưng luồng cá ít xuất hiện nên sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm.
Dịch bệnh nuôi trồng thủy sản:Từ đầu năm đến nay đã xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh Đốm trắng trên diện tích 97,62 ha tại 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Tp Đông Hà. Ngành chức năng đã kịp thời dập dịch, không để lây lan sang các vùng nuôi khác nên thiệt hại không đáng kể.
7. Sản xuất công nghiệp
Năm 2018, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tăng chậm hơn nhiều so với năm 2017 do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm lại. Năm nay, một số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu (Các DN sản xuất tinh bột sắn, gỗ xẻ…); một số doanh nghiệp sản xuất đã gần hết công suất nên tốc độ tăng chậm lại (Nhà máy gỗ MDF-VRG Quảng Trị…); một số doanh nghiệp sản phẩm sản xuất khó khăn về thị trường tiêu thụ (Công ty CP bia Hà Nội – Quảng Trị…); Hơn nữa, năm nay số dự án sản xuất công nghiệp hoàn thành đi vào hoạt động chưa nhiều, quy mô sản xuất không lớn nên chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2018 ước tính tăng 3,59% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 10,73%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,62%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,18%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,36%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2018 ước tính tăng 111,27% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 2,56%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,15%; sản xuất và phân phối điện tăng 22,85%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,07%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2018 ước tính tăng 9,46% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 7,37%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,71%; sản xuất và phân phối điện tăng 21,70%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,77%.
Tính chung năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,28% so với năm trước (Năm 2017 tăng 15,01%); trong đó: ngành khai khoáng tăng 11,30%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,45%; sản xuất và phân phối điện tăng 17,82%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,59%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao do Nhà máy điện gió Hướng Linh đưa vào hoạt động sản xuất.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất năm 2018 so với năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 22,89%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 20,72%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 18,76%; sản xuất và phân phối điện tăng 17,82%; khai thác quặng kim loại tăng 17,54%; sản xuất trang phục tăng 15,02%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 13,88%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 13,83%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,43%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 3,40%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 3,11%; khai khoáng khác tăng 2,70%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 1,73%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất đồ uống giảm 0,41%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 0,72%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 1,15%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 3,46%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,77%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 25,17%; dệt giảm 26,69%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong quý IV/2018 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: dăm gỗ tăng 100,46%; gạch và gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 98,20%; điện sản xuất tăng 41,48%; dầu nhựa thông tăng 35,51%; nước hoa quả, tăng lực tăng 17,02%; nước máy tăng 16,29%; đá xây dựng tăng 15,44%...Một số sản phẩm tăng thấp là: quặng titan và tinh quặng titan tăng 11,18%; bộ com lê, quần áo tăng 10,24%; điện thương phẩm tăng 8,71%; quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 5,73%; xi măng tăng 4,94%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 2,28%; ván ép tăng 1,77%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 0,12%...Một số sản phẩm giảm là: gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 0,96%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 1,68%; phân hóa học giảm 10,87%; tấm lợp proximăng giảm 15,51%; tinh bột sắn giảm 17,77%; thủy, hải sản chế biến giảm 19,95%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 22,03%; bia lon giảm 37,08%...
Một số sản phẩm chủ yếu trong năm 2018 so với năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 36,21%; dăm gỗ tăng 34,68%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 29,14%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 28,03%; gạch và gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 25,26%; bộ com lê, quần áo tăng 20,10%... Một số sản phẩm tăng thấp là: nước máy tăng 14,92%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 13,47%; quặng titan và tinh quặng titan tăng 12,08%; nước hoa quả, tăng lực tăng 11,98%; điện thương phẩm tăng 8,73%; thủy hải sản chế biến tăng 7,54%; quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 6,41%; xi măng tăng 1,57%; đá xây dựng tăng 1,18%; ván ép tăng 1,15%; dầu nhựa thông tăng 0,24%...Một số sản phẩm giảm: gỗ cưa hoặc xẻ giảm 3,40%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 4,44%; phân hóa học giảm 6,29%; bia lon giảm 19,38%; tấm lợp proximăng giảm 21,98%; tinh bột sắn giảm 23,64%...
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2018 trên địa bàn tỉnh khá sôi động. Hàng hóa phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hàng sản xuất trong nước chất lượng cao ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng; giá cả tương đối ổn định; môi trường biển đã phục hồi, hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch biển nhộn nhịp hơn…nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm qua ngành Công Thương đã tổ chức nhiều hội chợ thu hút khách đến mua sắm: Hội chợ Lễ hội mua sắm Xuân Quảng Trị 2018, Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch Hướng Hóa 2018, Hội chợ Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên – Nhịp cầu Xuyên Á – Quảng Trị 2018…Ngoài ra, vào các dịp Lễ, Tết các doanh nghiệp đã mở rộng mạng lưới bán lẻ về các vùng nông thôn, miền núi phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tăng cường công tác quản lý thị trường; tổ chức các đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2018 ước tính đạt 2.366,86 tỷ đồng, tăng 0,66% so với tháng trước và tăng 9,31% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.058,16 tỷ đồng, tăng 0,44% so với tháng trước và tăng 9,33% so với tháng cùng kỳ năm trước; doanh thu lưu trú và ăn uống 221,90 tỷ đồng, tăng 2,45% và tăng 8,32%; doanh thu du lịch lữ hành 2,1 tỷ đồng, tăng 2,54% và tăng 8,32%; doanh thu dịch vụ khác 84,70 tỷ đồng, tăng 1,31% và tăng 8,58%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2018 ước tính đạt 7.044,12 tỷ đồng, tăng 10,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6.125,11 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu lưu trú và ăn uống 659,61 tỷ đồng, tăng 10,27%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,67 tỷ đồng, tăng 9,35%; doanh thu dịch vụ khác 252,73 tỷ đồng, tăng 9,46%.
Tính chung năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 26.909,60 tỷ đồng, tăng 10,66% so với năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2018 ước tính đạt 22.990,72 tỷ đồng, chiếm 85,44% tổng mức và tăng 10,59% so với năm trước. Trong đó: nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,69%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 11,58%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 11,51%; hàng may mặc tăng 10,19%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 9,85%; xăng dầu các loại tăng 8,05%; phương tiện đi lại tăng 6,93%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.860,87 tỷ đồng, chiếm 10,63% tổng mức và tăng 11,76% so với năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 81,44 tỷ đồng, tăng 8,82%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.779,43 tỷ đồng, tăng 11,85%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 32,24 tỷ đồng, chiếm 0,12% tổng mức và tăng 9,86% so với năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.025,77 tỷ đồng, chiếm 3,81% tổng mức và tăng 9,15% so với năm trước.
8.2. Hoạt động vận tải
Trong điều kiện kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, số lượng và chất lượng phương tiện vận tải được nâng lên, nhiều tuyến vận tải mới được mở rộng…đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân nên vận tải hành khách và hàng hóa duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với năm trước; đặc biệt là vận tải hàng hóa tăng trưởng khá cao.
Doanh thu vận tải tháng 12/2018 ước tính đạt 133,03 tỷ đồng, tăng 4,97% so với tháng trước và tăng 40,23% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 40,06 tỷ đồng, tăng 4,65% và tăng 4,90%; doanh thu vận tải hàng hóa 90,92 tỷ đồng, tăng 5,15% và tăng 64,11%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 2,05 tỷ đồng, tăng 3,64% và tăng 60,74%. Doanh thu vận tải quý IV/2018 ước tính đạt 379,09 tỷ đồng, tăng 14,09% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 116,33 tỷ đồng, giảm 0,15%; doanh thu vận tải hàng hóa 256,50 tỷ đồng, tăng 21,81%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 6,26 tỷ đồng, tăng 20,79%. Tính chung năm 2018, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.362,52 tỷ đồng, tăng 12,82% so với năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 475,99 tỷ đồng, tăng 6,72%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 859,50 tỷ đồng, tăng 15,76%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 27,03 tỷ đồng, tăng 41,11%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 12/2018 ước tính đạt 793 nghìn HK, tăng 1,91% so với tháng trước và tăng 12,71% so với tháng cùng kỳ năm trước, tất cả đều do vận tải đường bộ thực hiện; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 57,32 triệu HK.km, tăng 3,52% và tăng 6,43%. Số lượt hành khách vận chuyển quý IV/2018 ước tính đạt 2.327,83 nghìn HK, tăng 5,44% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 168,06 triệu HK.km, tăng 14,30%. Tính chung năm 2018, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 7.494,84 nghìn HK, tăng 5,55% so với năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 651,84 triệu HK.km, tăng 6,41%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 12/2018 ước tính đạt 877,98 nghìn tấn, tăng 7,40% so với tháng trước và tăng 38,22% so với tháng cùng kỳ năm trước; chủ yếu do vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 81,92 triệu tấn.km, tăng 4,83% và tăng 133,06%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển quý IV/2018 ước tính đạt 2.551,82 nghìn tấn, tăng 14,57% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 242,36 triệu tấn.km, tăng 9,26%. Tính chung năm 2018, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 9.184,52 nghìn tấn, tăng 5,52% so với năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 692,02 triệu tấn.km, tăng 13,97%.
8.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các địa phương khác trong vùng, các địa phương trên Hành lang kinh tế Đông Tây tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch. Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của tỉnh như du lịch lịch sử cách mạng, du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, biển, đảo, mua sắm, từng bước hình thành một số tuyến, địa bàn, khu du lịch trọng điểm…Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành của tỉnh có những chuyển biến tích cực.
Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 12/2018 ước tính đạt 32.958 lượt, tăng 1,14% so với tháng trước và tăng 10,42% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ 34584 ngày khách, tăng 0,92% và tăng 10,51%; lượt khách du lịch theo tour 843 lượt, tăng 1,93% và tăng 9,20%; ngày khách du lịch theo tour 3.263 ngày khách, tăng 0,90% và tăng 10,49%.
Tính chung năm 2018, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 416.718 lượt, tăng 9,53% so với năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ 428.569 ngày khách, tăng 9,47%; lượt khách du lịch theo tour 16.078 lượt, tăng 8,64%; ngày khách du lịch theo tour 45.665 ngày khách, tăng 10,49%.
8.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 167 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 43 bưu cục cấp 2 và 3, 01 bưu cục hệ 1, có 109 bưu điện văn hóa xã, 6 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.
Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 2.236 trạm (811 trạm 2G, 956 trạm 3G, 469 trạm 4G).
Ước tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh có 635.000 thuê bao điện thoại, tăng 9,02% so với cùng thời điểm năm trước. Trong tổng số thuê bao điện thoại hiện có, số thuê bao cố định 14.000 thuê bao, giảm 16,98%; số thuê bao di động 621.000 thuê bao, tăng 9,80%. Số thuê bao Internet hiện có là 73.500 thuê bao, tăng 16,68% so với cùng thời điểm năm trước.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Dấn số, lao động, việc làm
Dự ước dân số trung bình năm 2018 là 630.845 người, tăng 0,57% so với năm 2017; trong đó: nam 309.703 người, chiếm 49,09%, tăng 0,48%; nữ 321.142 người, chiếm 50,81%, tăng 0,66%; thành thị 190.793 người, chiếm 30,24%, tăng 1,49%; nông thôn 440.052 người, chiếm 69,76%, tăng 0,17%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được tăng cường. Năm 2018 ước tỷ lệ sinh 17,72%0, giảm 0,1%0 so với năm 2017; tỷ lệ chết 8%0, giảm 0,04%0; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 9,72%0, giảm 0,06%0.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 31/12/2018 là 348.750 người, giảm 0,28% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: nam 177.180 người, chiếm 50,80%, giảm 0,34%; nử 171.570 người, chiếm 49,20%, giảm 0,21%. Lực lượng lao động khu vực thành thị 97.415 người, chiếm 27,93%, giảm 0,18%; khu vực nông thôn 251.335 người, chiếm 72,07%, giảm 0,31%.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 338.880 người, chiếm 97,17% lực lượng lao động của tỉnh; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 149.362 người, chiếm 44,08%, giảm 8,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng 62.250 người, chiếm 18,37%, tăng 8,70%; khu vực dịch vụ 127.268 người, chiếm 37,55%, tăng 7,05%. Như vậy, cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ do thu nhập khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp và không ổn định.
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2018 ước tính 2,83%; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 3,17% (Năm 2017 tỷ lệ này là 2,87% và 3,20%). Nhìn chung năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng có giảm so với năm 2017; nguyên nhân chủ yếu là do các ngành kinh tế phát triển khá (GRDP tăng 7,12%), công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm.
Năm 2018, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 12.188 người (Cao đẳng 601 người, Trung cấp 819 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 10.766 người). Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,43%, qua đào tạo nghề đạt 39,36%, qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 29,1%.
Trong năm 2018, toàn tỉnh có 11.318 lượt lao động được tạo việc làm mới (6.200 lao động làm việc trong tỉnh, 3.300 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.818 lao động xuất khẩu).
Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho 2.062 lao động và giải quyết hồ sơ, ban hành Quyết định cho 1.951 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trợ cấp hơn 20,7 tỷ đồng.
2. Tình hình đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
2.1. Đời sống dân cư
Năm 2018, tình hình kinh tế của tỉnh đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,12%. Sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực có hạt đạt gần 29 vạn tấn, tăng 12,59% so với năm trước; ngành lâm nghệp, sản lượng gỗ khai thác đạt 850 nghìn m3, tăng 22,10%; ngành thủy sản, sản lượng đạt 32.210 tấn, tăng 2,16%; công tác chi trả bồi thường sự cố môi trường biển đã cơ bản hoàn thành với hơn 1.000 tỷ đồng; đến nay toàn tỉnh đã có 42 xã đạt tiêu chí về nông thôn mới…
Hơn nữa, ngay từ đầu năm Tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo...bảo đảm không để hộ nghèo nào thiếu đói. Vì vậy, trong năm 2018 đời sống dân cư nói chung ổn định, tình hình thiếu đói trong khu vực nông thôn không xảy ra.
Đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp: Theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức… tăng từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng; Theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2018 mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong các doanh nghiệp tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng, đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động.
2.2. Công tác an sinh xã hội
a, Công tác giảm nghèo
Trong thời qua, Tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, được chăm sóc sức khỏe và được giáo dục nghề nghiệp qua đó tạo được sinh kế và giúp các đối tượng này cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2018 ước tính giảm 1,75% (-2.940 hộ); đến cuối năm 2018 hộ nghèo toàn tỉnh còn lại 9,77% (16.601 hộ). Trong đó: Hộ nghèo của huyện nghèo Đakrông giảm 5% (-480 hộ); đến cuối năm 2018 hộ nghèo của huyện Đakrông còn 40,64% (4.006 hộ).
Trong năm tỉnh đã thực hiện cấp 162.342 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 113 tỷ đồng. Thực hiện miễn giảm học phí cho 22.754 học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ về chi phí học tập cho 26.812 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 18,547 tỷ đồng.
Đến nay “Quỹ vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã huy động được 21.283 triệu đồng và đã hỗ trợ xây dựng 315 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá 11.846 triệu đồng; hỗ trợ sữa chữa nhà ở cho 129 hộ nghèo trị giá 1.469,5 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 161 hộ gia đình nghèo trị giá 1.092,3 triệu đồng; hỗ trợ khám chữa bệnh cho 380 người trị giá 326,1 triệu đồng; các khoản hổ trợ khác trị giá 6.236,8 triệu đồng.
Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều thành tựu to lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư; hộ nghèo, người nghèo tiếp cận đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin...; đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo từng bước được cải thiện.
b, Bảo trợ xã hội
Trong thời gian qua tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình nhằm trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội vượt qua khó khăn sống hòa nhập hơn với cộng động và xã hội. Công tác bảo trợ xã hội luôn được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân…quan tâm kịp thời và đúng lúc về vật chất và tinh thần đã phần nào giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội vượt qua khó khăn, ổn đinh kinh tế và cải thiện được cuộc sống của mình.
Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có công cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Tổng số quà tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội là 74.704 suất quà, tổng kinh phí 30.079,1 triệu đồng. Trong đó: Quà của Chủ tịch Nước 31.693 suất với kinh phí 6.461,4 triệu đồng; Quà từ ngân sách địa phương (tỉnh/huyện) 4.236 suất với kinh phí 1.973,7 triệu đồng; Quà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp 38.775 suất với trị giá 21.644 triệu đồng. Tỉnh đã phân bổ 500 tấn gạo (của Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ) cho 6.125 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” đã huy động vào Quỹ của Chương trình trên 4,2 tỷ đồng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 33.275 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; trong đó: 13.989 người khuyết tật; 1.337 đối tượng đơn thân nuôi con nhỏ, hộ nghèo; 190 trẻ em không nguồn nuôi dưỡng; 899 người cao tuổi cô đơn; 13.505 người từ đủ 80 tuổi trở lên; 19 người bị nhiễm HIV không có khả năng lao động; 3.276 hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; 37 gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa; 23 người nhận nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng.
b, Thực hiện chính sách người có công
Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và Kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sỹ; Tỉnh đã tổ chức trao quà Chủ tịch nước và vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công; vận động các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh…
Riêng trong dịpKỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, có26.584 lượt người có côngvà thân nhân được nhận quà Chủ tịch nước với tổng kinh phí trên5.412,2 triệu đồng;lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu 18 suất quà với kinh phí 21,6 triệu đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trao 6.002 suất quà với kinh phí 2.937,885 triệu đồng cho các đối tượng người có công với cách mạng; hỗ trợ xây dựng 8 nhà tình nghĩa đối với người có công với cách mạng với kinh phí 380 triệu đồng; tặng 56 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng, trong đó: có 02 sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu/sổ và 54 sổ tiết kiệm trị giá 3 triệu đồng/sổ.
3. Giáo dục, đào tạo
Năm học 2017-2018, là năm thứ Tư ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định và có bước phát triển mới: Cấp tiểu học có 57.334 học sinh, trong đó: số học sinh hoàn thành chương trình lớp học là 56.394 em, chiếm 98,36%; số học sinh chưa hoàn thành chương trình là 758 em, chiếm 1,32%; 182 học sinh không đánh giá, xếp loại. Cấp trung học cơ sở có 42.383 học sinh, trong đó: giỏi 23,08%, khá 38,24%, trung bình 35,58%, yếu 2,58%, kém 0,08% (năm học trước tương ứng là: 22,38%, 37,42%, 36,40%, 3,14%, 0,11%). Trung học phổ thông có 22.631 học sinh, trong đó: giỏi 11,7%, khá 50,85%, trung bình 33,12%, yếu 3,97%, kém 0,37% (năm học trước tương ứng là: 11,79%, 50,04%, 33,9%, 4,04%, 0,22%).
Năm nay có 11.591 học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 99,62%, giảm 0,18% so với năm học trước; có 10.387 học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp THCS, đạt 99,81%, tăng 0,11%; có 6.749 học sinh tốt nghiệp THPT, đạt 95,15%, giảm 0,75%; có 209 học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT, đạt 86,01%, tăng 3,35%.
Kỳ thi học sinh giỏi văn hoá THPT cấp quốc gia năm 2018, tỉnh Quảng Trị đạt 16 giải, trong đó: 01 giải nhất, 06 giải nhì, 03 giải ba và 06 giải khuyến khích; Có 01 em học sinh được chọn vào đội tuyển dự thi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có 3 đề tài khoa học kỹ thuật dự thi cấp quốc gia đạt 01 giải nhì chung cuộc và 02 giải khuyến khích do các trường đại học trao tặng.
Tổ chức tốt kỳ thi khảo sát năng lực giáo viên ở tất cả các cấp học. Kết quả: Cấp học mầm non có 823 GV dự thi, 815 GV đạt điểm từ trung bình trở lên (tỷ lệ 99,03%). Cấp Tiểu học có 950 GV tham gia khảo sát, 927 GV đạt 5 điểm trở lên môn tiếng Việt (tỷ lệ 97,58%), 932 GV đạt 5 điểm trở lên môn tiếng Toán (tỷ lệ 98,11%). Cấp THCS và THPT có 638 GV THCS và 436 GVTHPT tham gia khảo sát, 580 GVTHCS đạt điểm trung bình trở lên (tỷ lệ 90,9%), 421 GVTHPT đạt điểm trung bình trở lên (tỷ lệ 96,56%). Khối GDTX có 5 GV tham gia khảo sát, có 4 GV đạt trung bình trở lên (tỷ lệ 80%).
Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 647 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,52%, giảm 0,17% so với năm học 2016-2017; trong đó cấp tiểu học có 31 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,05%; cấp THCS có 246 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,58%; cấp THPT có 370 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,58%.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp, các ngành và các trường học quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 280 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 35 trường so với năm học 2016 – 2017), trong đó: mầm non 89 trường, tỷ lệ 52,66%; tiểu học 120 trường, tỷ lệ 77,92%; trung học cơ sở 62 trường, tỷ lệ 47,69%; trung học phổ thông 9 trường, tỷ lệ 29,03%.
Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì vững chắc với nhiều giải pháp hiệu quả từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học. Kết quả có 10/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 1. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện phổ cập bậc trung học theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND và Kế hoạch số 1531/KH-UBND.
Năm học 2018-2019, Ngành giáo dục đào tạo tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy và Đề án của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Số liệu đầu năm học 2018-2019, giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 244 trường học, giảm 72 trường so với năm học trước (Tiểu học 86 trường, giảm 69 trường; THCS 60 trường, giảm 52 trường; PTCS 67 trường, tăng 49 trường; THPT 25 trường, giảm 2 trường; TH 5 trường, tăng 2 trường; Phổ thông 01 trường, bằng năm học trước). Số lớp học có 4.413 lớp học, giảm 62 lớp so với năm học trước (Tiểu học 2.504 lớp, giảm 29 lớp; THCS 1.262 lớp, giảm 35 lớp; THPT 647 lớp, tăng 02 lớp). Số học sinh phổ thông có 126.602 em, tăng 2,49% (Tiểu học 59.345 em, tăng 3,25%; THCS 43.170 em, tăng 1,16%; THPT 24.087 em, tăng 3,06%). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 7.675 GV, giảm 4,72% (Tiểu học 3.550 GV, giảm 6,06%; THCS 2.615 GV, giảm 5,18%; THPT 1.510 GV, giảm 0,53%). Giáo dục mầm non có 168 trường mẫu giáo và mầm non; nhà trẻ có 6.008 cháu, tăng 3,37% so với năm học trước; 615 cô nuôi dạy trẻ, giảm 1,60%; mẫu giáo có 1.291 lớp, tăng 2,95%; 34.355 học sinh, giảm 0,46%; 2.362 giáo viên, tăng 1,94%.
Năm học 2018-2019, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ ước tính đạt 28,3%, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 96%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp tiểu học (6-10 tuổi) đạt 99,8%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp THCS (11-14 tuổi) đạt 95%.
4.Y tế
4.1. Tình hình khám, chữa bệnh
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 19 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 03 cơ sở y tế khác.
Toàn tỉnh có 2.025 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 16,71% so với năm trước. Đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh khu vực nhà nước ngày càng được tăng cường về chất lượng chuyên môn; có 2.564 cán bộ ngành y, tăng 0,47% so với năm trước (Trong đó có 575 bác sĩ trở lên, tăng 0,70%); có 184 cán bộ ngành dược, tăng 0,55% (Trong đó có 57 dược sỹ cao cấp trở lên, tăng 3,64%).
Công tác khám, chữa bệnh được duy trì tốt và có chất lượng. Năm 2018 ước tính có 1.229.862 lượt người khám bệnh, tăng 5,4% so với năm trước; 140.297 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 5,05%. Trong dịp Lễ Tết, Tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Lễ, Tết. Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trong dịp Tết, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chât và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 93,5%, tăng 0,8% so với năm 2017. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưởng là 13,9%, giảm 0,4% so với năm 2017.
4.2. Tình hình dịch bệnh
Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh chung và các bệnh như: Sốt xuất huyết Dengue, Zika, Cúm A/H5N1, A/H7N9, Tay chân miệng, Sởi – Rubella, Dại, phòng chống dịch bệnh trong mùa Đông Xuân và Hè Thu… Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường giám sát dịch tể tại tuyến xã, phường, các cửa khẩu, các ổ dịch cũ, các khu vực đông dân cư để phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để bùng phát thành dịch; tổ chức tốt công tác xử lý môi trường, làm sạch và khử khuẩn nguồn nước uống, nước sinh hoạt trong vùng hạn hán; tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm công tác phòng chống dịch có hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở thuốc, hóa chất để đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và phòng, chống dịch tại cộng đồng…
Tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh có 1.240 trường hợp mắc bệnh cúm, 18 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, 42 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, 08 trường hợp mắc bệnh quai bị, 04 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, 174 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 32 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut…
Tính chung năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 11.556 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 16,67% so với năm trước; 325 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 11,68%; 640 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 10,61%; 245 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 36,53%; 521 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 30,58%; 1.862 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 13,56%; 155 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 37,25%. Không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
Nhìn chung, năm 2018 các loại dịch bệnh có số ca mắc hầu hết đều giảm so với năm trước; riêng dịch Tay Chân Miệng,Sốt xuất huyết, Sốt rét có chiều hướng gia tăng. Năm 2018, toàn tỉnh đã ghi nhận 343 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 894 trường hợp mắc bệnh Sốt xuất huyết và 98 trường hợp mắc bệnh Sốt rét.
4.3.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018, với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!”. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động truyền thông như: Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ướng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS...Ngoài ra, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như: quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV; điểm cấp phát thuốc Methadone; bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV…
Trong tháng phát hiện thêm 01 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 221 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ); trong đó có 65 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 95 người.
4.4.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP; Tỉnh đã làm tốt công tác quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; giám sát nguy cơ và phòng chống ngộ độc thực phẩm; đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đề cao vai trò trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phát hiện đề xuất xữ lý nghiêm các trường hợp vi phạm với mục tiêu cuối cùng là hạn chế không để xãy ra ngộ độc thực phẩm và tử vong do ngộ độc thực phẩm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Trong tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh làm 05 người bị ngộ độc phải nhập viện, nguyên nhân nghi do ăn nấm độc. Tính chung năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm làm 54 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
Năm 2018, các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức vào dịp: Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mừng Xuân Mậu Tuất – 2018; Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; 50 năm cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968; 46 năm ngày giải phóng Quảng Trị; 43 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa; 71 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ; 73 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 45 năm ngày Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam…Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác khánh tiết, thông tin, tuyên truyền; phối hợp với các địa phương trong toàn tỉnh tiến hành trang trí tại các trục đường trung tâm; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị xây dựng chuyên mục phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; thường xuyên cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời các hoạt động của các địa phương trong tỉnh.
Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức hết sức chu đáo với nhiều hình thức phong phú và đa dạng: Hội chợ Hoa xuân, Chương trình nghệ thuật đặc biệt, bắn pháo hoa đón giao thừa Mừng Xuân Mậu Tuất – 2018; Chương trình giao lưu nghệ thuật “Khúc ca hòa bình” – Kỷ niệm 45 năm ngày Hiệp định Paris được ký kết; Lễ hội "Thống nhất non sông – 2018” với các hoạt động chính: Lễ Thượng cờ, Hội Bài chòi, Giải đua thuyền truyền thống; Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa; Lễ tôn vinh Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Tổ chức Kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị (1973-2018) với các hoạt động như: Lễkỷ niệm 45 năm ngày Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam; trưng bày hìnhảnh về Chủ tịch Fidel Castro và chuyến thăm Quảng Trị; tổ chức lễ khánh thành Công viên Fideltại TP. Đông Hà; Tổ chức Triển lãm trưng bày lưu động về chủ đề: “Hoàng sa, Trường Sa là của Việt Nam – những bằng chứng khoa học và pháp lý”.
Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, toàn tỉnh có: 148.908 gia đình đạt gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90,5%; 1039/1082 làng, bản, khu phố được công nhận làng, bản, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 96,03%; 974/1045 cơ quan, đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 93,2%; 05/24 phường, thị trấn được công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị...
Thể thao quần chúng được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động. Tính đến nay, tỉ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 31,1%; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 25,9%; có 775 câu lạc bộ và điểm tập TDTT trên địa bàn tỉnh, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt…
Tổ chức thành công các giải thể thao như: Giải Bóng chuyền, Cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; Giải Bóng đá nam U11 Cúp QRTV Quảng Trị lần thứ IV, năm 2018; Hội thi Thể thao học đường tỉnh Quảng Trị năm 2018;Giải Bóng đá Báo Quảng Trị năm 2018 - Cúp Trường Sơn, Giải Bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở toàn quốc Cúp Milo năm 2018; Giải Võ cổ truyền trẻ tỉnh Quảng Trị năm 2018...
Tham gia Hội thi Thể thao Người khuyết tật toàn quốc năm 2018 tại TP Đà Nẵng, xếp thứ 4 trên tổng số 30 đoàn tham gia với 26 huy chương các loại (09 HCV, 12 HCB, 05 HCĐ).
Thể thao thành tích cao được quan tâm. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh là 104 VĐV (31 VĐV tuyến tỉnh, 21 VĐV tuyến trẻ và 52 VĐV tuyến năng khiếu) với 08 bộ môn.
Năm 2018, các đội tuyển đã tham gia thi đấu 23 giải thể thao toàn quốc và 03 giải quốc tế; đạt 67 huy chương các loại, gồm: 20 HCV, 16 HCB và 31 HCĐ. Đặc biệt, môn Rowing tham gia giải Quốc tế vô địch Châu Á và Vô địch Cúp Châu Á đạt: 06 HCV, 01 HCB; Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD 2018) đạt 01 HCV, 01 HCB góp phần cùng đoàn thể thao VN đem vinh quang về cho Tổ quốc.
Tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ VII, năm 2018: với 10/10 môn thi đấu cùng 70 bộ huy chương với hơn 1.000 VĐV đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố và 03 ngành Công an, Quân đội, Giáo dục và Đào tạo. Kết quả Khối các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Đông Hà đạt giải Nhất toàn đoàn, huyện Vĩnh Linh đạt giải Nhì toàn đoàn, huyện Triệu Phong đạt giải Ba toàn đoàn; Khối các sở, ban, ngành: Công an tỉnh đạt giải Nhất toàn đoàn.
6. Tai nạn giao thông
Tháng 12/2018 (Từ 16/11 đến 15/12/2018), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 03 người, bị thương 11 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông không tăng, số người chết giảm 66,7% (-06 người), số người bị thương tăng 22,2% (+02 người).
Quý IV/2018 (Từ 16/9 đến 15/12/2018), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 43 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 42 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 18,87% (- 10 vụ), số người chết giảm 44,74% (-17 người), số người bị thương tăng 2,44% (+01 người).
Tính chung năm 2018 (Từ 16/12/2017 đến 15/12/2018) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 191 vụ tai nạn giao thông, làm chết 119 người, bị thương 146 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 7,7% (-16 vụ), số người chết giảm 0,8% (-01 người), số người bị thương giảm 20,7% (-38 người).
Trong số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong năm 2018; đường bộ xảy ra 188 vụ, làm chết 116 người, bị thương 146 người; đường sắt xảy ra 3 vụ, làm chết 3 người.
7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
7.1. Tình hình cháy nổ
Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng cháy và chữa cháy, nhất là trong tình hình hiện nay; Tỉnh đã tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quán triệt nguyên tắc cơ bản của công tác PCCC là “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia PCCC”, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo những đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp cũng đã quan tâm, đầu tư trang bị phương tiện PCCC theo quy định; chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC…
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ cháy dây điện, nguyên nhân do chập điện; giá trị tài sản thiệt hại 01 triệu đồng.
Tính chung năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 67 vụ cháy, tăng 14 vụ so với năm trước; làm 05 người bị thương; tổng giá trị tài sản thiệt hại 5.170,58 triệu đồng.
7.2. Bảo vệ môi trường
Trong năm 2018, Ngày môi trường thế giới 05/6 là sự kiện thường niên được Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Trị hưởng ứng từ nhiều năm nay. Hoạt động ra quân làm sạch biển đã thể hiện được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần“Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2018, UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh các phong trào BVMT, đặc biệt là khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh bằng các hành động cụ thể với phương châm hiệu quả, thiết thực, đảm bảo phong trào được duy trì thường xuyên, tạo bước chuyển biến mới trong công tác BVMT…
Thực hiện đề án “Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, theo đó tỉnh đã ưu tiên xử lý 59 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đến nay, đã xử lý được 27 điểm.
Trong tháng 12/2018 không phát hiện vụ vi phạm môi trường nào xảy ra. Tính chung năm 2018 đã phát hiện và xử lý 09 vụ vi phạm môi trường, giảm 01 vụ so với năm 2017; số tiền xử phạt 377 triệu đồng.
8. Tình hình thiệt hại do thiên tai
Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh không có thiên tai, bảo lụt lớn xảy ra; nhưng hiện tượng thời tiết cực đoan như: lốc xoáy, mưa lũ đã làm thiệt hại về người và tài sản của người dân một số địa bàn trong tỉnh.
Lốc xoáy và mưa lũ trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã làm 02 người chết, 03 người bị thương; trên 752 nhà bị tốc mái, ngập nước; 456 ha hoa màu bị thiệt hại, 07 ha cây lâm nghiệp bị gãy đỗ; gia súc bị chết trên 28 con, trên 7.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên 255,3 ha nuôi cá và trên 37 ha nuôi tôm…cùng nhiều tài sản, công trình giao thông, thủy lợi và phúc lợi xã hội khác bị thiệt hại. Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 111,92 tỷ đồng.
Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tỉnh Quảng Trị./.
File đính kèm: Quang_Tri_Solieu.pdf
Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị