1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2019-2020
Tỉnh Quảng Trị bước vào sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, trong điều kiện không được thuận lợi: lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ hạn hán rất cao; tình hình dịch bệnh gây hại trên cây trồng diễn biến phức tạp; một số đối tượng sâu bệnh gây hại mới xuất hiện, chưa có giải pháp phòng trừ hữu hiệu như: bệnh khảm lá sắn, sâu keo mùa thu... Để chủ động ứng phó với điều kiện bất lợi do thiên tai và dịch bệnh gây ra, đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân năm 2019-2020; ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Phương án tổ chức sản xuất, kịp thời có các văn bản chỉ đạo, cử cán bộ về các địa phương thực hiện công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh; nhất là công tác tập huấn, hướng dẫn khoa học kỷ thuật…
Tính đến ngày 15/4/2020, cây lúa gieo cấy 26.077 ha, tăng 0,13% so với cùng kỳ năm trước; cây ngô gieo trồng 2.930,5 ha, giảm 0,03%; khoai lang 1.369,6 ha, giảm 15,14%; sắn 10.166 ha, tăng 3,03%; lạc 2.996 ha, giảm 3,36%; rau các loại 3.618 ha, tăng 1,19%; đậu các loại 579,1 ha, tăng 2,17%; hoa các loại 41,3 ha, tăng 6,44%; cây ớt 370,1 ha, tăng 7,06%...
Hiện nay, các địa phương đang thu hoạch lúa. Trong tháng Tư, do ảnh hưởng của gió mùa trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn, gió mạnh; làm rạp đổ gần 4.000 ha lúa, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Cây ngô, một số vùng đã cho thu hoạch. Cây khoai lang, lạc do giá bán thấp nên một số vùng chuyển sang trồng lúa, rau các loại…
Tình hình dịch bệnh gây hại trên cây hàng năm:
Trên cây lúa: các đối tượng dịch bệnh gây hại như chuột, bệnh đạo ôn lá, khô vằn, đốm nâu, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhiều nơi, hầu hết diện tích nhiễm (DTN) tăng so với tháng trước, cụ thể: Chuột DTN 1.342 ha, tăng 142 ha so với tháng trước, trong đó hại nặng 110 ha; bệnh khô vằn DTN 1.812 ha, tăng 1.709 ha, trong đó DTN nặng 224 ha; bệnh đốm sọc vi khuẩn DTN 223 ha, tăng 36 ha; bệnh đốm nâu DTN 522 ha, tăng 464 ha, trong đó nặng 50 ha; bệnh đạo ôn lá DTN 796 ha, giảm 33 ha, trong đó DTN nặng 34 ha; Rầy các loại DTN 289 ha, trong đó hại nặng 09 ha; Bệnh lem lép hạt DTN 258 ha; Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ trên lúa trà muộn DTN 135 ha, tăng 10 ha…
Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu DTN 63 ha, giảm 48 ha so với tháng trước; mật độ phổ biến 2-4 con/m2, sâu gây hại chủ yếu trên giống HN88.
Trên cây sắn: Giai đoạn phát triển thân, lá, củ. Bệnh khảm lá virus DTN 423,35 ha, tăng 79,59 ha so với tháng trước. Bệnh hại trên giống KM 94, KM 140. Nhện đỏ DTN 315 ha, trong đó nặng 51 ha, tỷ lệ phổ biến 5-15%, cao trên 50%.
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Ước thực hiện đến ngày 15/4/2020 (Ha)
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
- Lúa
|
26.077,0
|
100,13
|
- Ngô
|
2.930,5
|
99,97
|
- Khoai lang
|
1.369,6
|
84,86
|
- Sắn
|
10.166,0
|
103,03
|
- Lạc
|
2.996,0
|
96,64
|
- Rau các loại
|
3.618,0
|
101,19
|
- Đậu các loại
|
579,1
|
102,17
|
b. Chăn nuôi
Ước tính đến 30/4/2020, đàn trâu có 22.401 con, giảm 0,43% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò có 56.522 con, giảm 4,29%; đàn lợn thịt có 126.000 con, giảm 29,31%; đàn gia cầm có 3.450 nghìn con, tăng 7,88%; trong đó: đàn gà 2.489 nghìn con, tăng 3,92%. Đàn trâu, bò giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp; phong trào nuôi bò thịt, nhốt chuồng phát triển chưa mạnh. Đàn lợn thịt giảm do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi, đàn lợn thịt phục hồi chậm do lợn giống giá cao. Chăn nuôi gia cầm sau một thời gian phát triển mạnh đến nay do giá thức ăn chăn nuôi cao, giá bán giảm sút nên đàn gia cầm có xu hướng chững lại.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Ước tháng 4/2020
(Tấn)
|
Ước 4 tháng
năm 2020
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng
năm 2020
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
3.129,0
|
11.381,0
|
90,15
|
75,08
|
- Thịt trâu
|
84,0
|
344,0
|
101,20
|
102,99
|
- Thịt bò
|
236,0
|
981,0
|
101,72
|
101,03
|
- Thịt lợn
|
1.958,0
|
6.482,0
|
81,89
|
59,76
|
- Thịt gia cầm
|
851,0
|
3.574,0
|
111,24
|
118,90
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Tư ước tính đạt 3.129 tấn, giảm 9,85% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 1.958 tấn, giảm 18,11%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 11.381 tấn, giảm 24,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 6.482 tấn, giảm 40,24%.
Tình hình dịch bệnh: Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được khống chế lây lan nhưng vẫn phát sinh rải rác ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng. Tính đến ngày 14/3/2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã tiêu hủy 651 con với trọng lượng 27,6 tấn.
1.2. Lâm nghiệp
Tháng Tư, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tình hình xuất khẩu dăm gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ giảm, giá thu mua gỗ nguyên liệu giảm nên sản lượng gỗ khai thác trong tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng gỗ khai thác tháng Tư ước tính đạt 67.905 m3, giảm 43,84% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 9.890 ster, tăng 15,11%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính đạt 695 nghìn cây, giảm 0,40% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 309.915 m3, giảm 13,96%; sản lượng củi khai thác 41.477 ster, tăng 0,31%.
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ước tháng 4/2020
|
Ước 4 tháng
năm 2020
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng
năm 2020
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
2. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán (Nghìn cây)
|
-
|
695
|
-
|
99,60
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
67.905
|
309.915
|
56,16
|
86,04
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
9.890
|
41.477
|
84,89
|
100,31
|
Thiệt hại rừng: Trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.
Về kiểm soát vi phạm lâm luật: Trong tháng, đã phát hiện và bắt giữ 19 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 20 vụ; lâm sản tịch thu 34,60 m3 gỗ các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và bắt giữ 52 vụ vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hành chính 50 vụ; lâm sản tịch thu 102,79 m3 gỗ các loại.
1.3. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng Tư ước tính đạt 627 ha, bằng cùng kỳ năm trước; trong đó nuôi cá 289 ha, tăng 0,35%; nuôi tôm 337 ha, giảm 0,30%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 2.162,6 ha, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nuôi cá 1.719 ha, tăng 0,23%; nuôi tôm 440 ha, bằng cùng kỳ năm trước. tích cua 1ha. Tháng này, bắt đầu thả nuôi tôm sú trong năm 2020. Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh hiện tượng tôm chết do bị bệnh đốm trắng, gan tụy xuất hiện...nguyên nhân do bà con thả nuôi sớm, thời tiết chưa ổn định, môi trường ao nuôi chưa được xử lý triệt để.
Tổng sản lượng thủy sản tháng Tư ước tính đạt 2.632,7 tấn, tăng 0,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 1.800,2 tấn, tăng 1,37%; tôm 398,5 tấn,giảm 0,37%; thủy sản khác 434 tấn, tăng 0,23%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 12.092,3 tấn, tăng 21,43% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 8.271,8 tấn, tăng 13,52%; tôm 909,5 tấn, giảm 6,24%; thủy sản khác 2.911 tấn, tăng 71,03%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Tư ước tính đạt 502,2 tấn, tăng 1,50% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 159,2 tấn, tăng 2,84%; tôm 343 tấn, tăng 0,88%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2.060,8 tấn, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 1.305,8 tấn, tăng 2,46%; tôm 755 tấn, tăng 1,34%. Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị còn manh mún, quy mô nhỏ; sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm không lớn và tương đối ổn định.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng Tư ước tính đạt 2.130,5 tấn, tăng 0,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 1.641 tấn, tăng 1,23%; tôm 55,5 tấn, giảm 7,50%; thủy sản khác 434 tấn, tăng 0,23%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng khai thác ước tính đạt 10.031,5 tấn, tăng 26,36% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 6.966 tấn, tăng 15,87%; tôm 154,5 tấn, giảm 31,33%; thủy sản khác 2.911 tấn, tăng 71,03%. Trong 4 tháng đầu năm nay, thời tiết khá thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển khai thác thủy sản; ngư dân Quảng Trị được mùa cá cơm, mực, khuyếc… nên sản lượng khai thác tăng khá.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 4/2020
(Tấn)
|
Ước 4 tháng
năm 2020
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng
năm 2020
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
2.632,7
|
12.092,3
|
100,92
|
121,43
|
1. Sản lượng nuôi trồng
|
502,2
|
2.060,8
|
101,50
|
102,05
|
TĐ: - Cá
|
159,2
|
1.305,8
|
102,84
|
102,46
|
- Tôm
|
343,0
|
755,0
|
100,88
|
101,34
|
2. Sản lượng khai thác
|
2.130,5
|
10.031,5
|
100,78
|
126,36
|
TĐ: - Cá
|
1.641,0
|
6.966,0
|
101,23
|
115,87
|
- Thủy sản khác
|
434,0
|
2.911,0
|
100,23
|
171,03
|
2. Sản xuất công nghiệp và hoạt động doanh nghiệp
2.1. Sản xuất công nghiệp
Ngành công nghiệp tháng Tư do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài bị ảnh hưởng nên tình hình sản xuất giảm sút như: sản xuất đồ uống; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tư ước tính tăng 5,54% so với tháng trước và giảm 0,24% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước ngành khai khoáng tăng 9,16%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,85%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,01%; cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải tăng 2,24%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 5,67% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 17,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,15%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,51%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,47%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 02/2020 so với tháng 01/2020
(%)
|
Tháng 02/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
2 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
89,65
|
118,06
|
111,46
|
- Khai khoáng
|
71,33
|
118,84
|
117,82
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
88,79
|
120,59
|
110,77
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
97,72
|
111,29
|
113,62
|
- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
|
116,86
|
101,70
|
102,57
|
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất da và sản phẩm có liên quan bằng 46,1 lần cùng kỳ năm trước; dệt hơn 18,7 lần; khai thác quặng kim loại tăng 30,85%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,13%; sản xuất trang phục tăng 14,46%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,45%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 11,64%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,66%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 6,33%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 4,51%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 3,08%; khai khoáng khác tăng 0,04%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 1,68%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,09%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 5,52%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 9,29%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 10,53%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 12,36%; sản xuất đồ uống giảm 20,27%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 43,77%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: xi măng tăng 26,81%; tấm lợp proximăng tăng 18,14%; thủy hải sản chế biến tăng 14,78%... Một số sản phẩm tăng thấp: quần áo tăng 12,59%; tinh bột sắn tăng 8,75%; điện thương phẩm tăng 8,26%; dăm gỗ tăng 7,99%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 6,45%; nước máy tăng 3,08%; đá xây dựng tăng 1,83%; điện sản xuất tăng 1,39%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 0,69%...Một số sản phẩm giảm: dầu nhựa thông giảm 2,41%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 7,04%; phân hóa học giảm 14,38%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 18,73%; gạch khối bằng bê tông giảm 19,04%; nước hoa quả, tăng lực giảm 19,10%; ván ép giảm 18,84%; bia lon giảm 53,03%...
Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại thời điểm 01/4/2020 giảm so với cùng thời điểm tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; tuy nhiên, so với cùng thời điểm năm trước thì số lao động tăng khá do năm nay có một số doanh nghiệp các ngành dệt, may, sản xuất giấy…mới đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/4/2020 giảm 0,97% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,82% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 5,62%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 5,14%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 149,51%. Tại thời điểm trên so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 25,06%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24,62%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,32%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,19%.
2.2. Hoạt động doanh nghiệp
Tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng Tư (Từ 01-16/4), toàn tỉnh có 5 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 64,29% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 174,36 tỷ đồng, bằng 6,5 lần cùng kỳ; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 34,87 tỷ đồng, bằng 18 lần cùng kỳ. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 11 doanh nghiệp, tăng 120%; không có doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020 (Từ 01/01-16/4/2020), toàn tỉnh có 107 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,71% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 2.101,8 tỷ đồng, giảm 34,77%; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 19,64 tỷ đồng, giảm 24,41%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 89 doanh nghiệp, tăng 36,92% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là15doanh nghiệp, giảm 37,5%.
3. Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước do vốn kế hoạch được phân bổ năm 2020 tăng gần 50% so với năm 2019; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiến bộ giải ngân vốn đầu tư công khá tích cực. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt thấp so với kế hoạch đề ra.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư ước tính đạt 218,50 tỷ đồng, tăng 36,81% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 172,70 tỷ đồng, tăng 64,21%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 39,70 tỷ đồng, giảm 16,89%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 6,10 tỷ đồng, giảm 9,96%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 785,66 tỷ đồng, bằng 24,30% kế hoạch năm 2020 và tăng 49,52% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 610,48 tỷ đồng, bằng 23,44% kế hoạch và tăng 59,67%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 151,43 tỷ đồng, bằng 27,75% kế hoạch và tăng 24,15%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 23,75 tỷ đồng, bằng 28,59% kế hoạch và tăng 12,37%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tính tháng 4/2020
(Tỷ đồng)
|
Ước tính 4 tháng năm 2020
(Tỷ đồng)
|
Tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm trước
(%)
|
4 tháng
năm 2020 so với kế hoạch năm 2020 (%)
|
4 tháng
năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
218,50
|
785,66
|
136,81
|
24,30
|
149,52
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
172,70
|
610,48
|
164,21
|
23,44
|
159,67
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
39,70
|
151,43
|
83,11
|
27,75
|
124,15
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
6,10
|
23,75
|
90,04
|
28,59
|
112,37
|
Vốn đầu tư thực hiện trong 4 tháng đầu năm 2020 một số Chương trình/Dự án lớn từ nguồn ngân sách nhà nước: Dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông 28,52 tỷ đồng; Khu tái định cư xã Hải Khê và đường vào KTC 27,50 tỷ đồng; Nâng cấp hệ thống giao thông đô thị thị xã Quảng Trị 15 tỷ đồng; Cầu vượt Hồ Nước Chè (Tuyến đường 3/2) 15,01 tỷ đồng; Đường nối các xã miền Tây và Đông huyện Vĩnh Linh 14,20 tỷ đồng; Đường giao thông từ Thị trấn Gio Linh đến các xã phía Nam huyện Gio Linh 14,15 tỷ đồng; Cơ sở hạ tầng khu vực Bắc sông Hiếu 13,60 tỷ đồng…
Tiến độ giải ngân vốn: Từ đầu năm đến 31/3/2020, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 460,86 tỷ đồng, đạt 16,89% kế hoạch năm 2020; trong đó nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 387,33 tỷ đồng, đạt 14,87% KH năm.
4. Thương mại và dịch vụ
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 và thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch nên trong nữa đầu tháng Tư, chỉ có các cơ sở bán các loại hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh…không bị đóng cửa, ngừng hoạt động; hoạt động du lịch, lưu trú và ăn uống ngoài gia đình ngừng hoạt động nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; nhất là lưu trú và ăn uống giảm rất mạnh, du lịch lữ hành ngừng hoạt động hoàn toàn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 4/2020
( Tỷ đồng)
|
Ước 4 tháng
năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng năm 2020
|
Tổng số
|
1.909,24
|
9.648,68
|
100,00
|
76,13
|
97,40
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
1.780,16
|
8.585,40
|
88,98
|
83,26
|
100,88
|
- Lưu trú và ăn uống
|
83,10
|
727,60
|
7,54
|
30,87
|
73,07
|
- Du lịch lữ hành
|
-
|
2.37
|
0,02
|
-
|
20,87
|
- Dịch vụ khác
|
45,98
|
333,31
|
3,46
|
47,19
|
85,68
|
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư ước tính đạt 1.909,24 tỷ đồng, giảm 21,02% so với tháng trước và giảm 23,87% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.780,16 tỷ đồng, giảm 17,34% và giảm 16,74%; doanh thu lưu trú và ăn uống 83,10 tỷ đồng, giảm 55% và giảm 69,13%; du lịch lữ hành không phát sinh doanh thu; doanh thu dịch vụ khác 45,98 tỷ đồng, giảm 41,97% và giảm 52,81%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 9.648,68 tỷ đồng, giảm 2,60% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 8.585,40 tỷ đồng, chiếm 88,98% tổng mức và tăng 0,88% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng như: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 18,48%; ô tô con tăng 9,56%; lương thực, thực phẩm tăng 4,28%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 727,60 tỷ đồng, chiếm 7,54% tổng mức và giảm 26,93% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 17,22 tỷ đồng, giảm 37,23%; doanh thu dịch vụ ăn uống 710,38 tỷ đồng, giảm 26,64%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,37 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và giảm 79,13% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 333,31 tỷ đồng, chiếm 3,46% tổng mức và giảm 14,32% so với cùng kỳ năm trước.
4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng Tư, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 và thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch nên vận tải hành khách giảm mạnh do vận chuyển hành khách công cộng bị tạm dừng hoạt động; vận tải hàng hóa có tăng do tiến độ các công trình xây dựng được đẩy nhanh trong điều kiện thời tiết thuận lợi; vận tải cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết; xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất được hoạt động...
Doanh thu vận tải tháng Tư ước tính đạt 139,68 tỷ đồng, giảm 10,99% so với tháng trước và giảm 4,17% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 6,05 tỷ đồng, giảm 70,75% và giảm 78,45%; doanh thu vận tải hàng hóa 112,20 tỷ đồng, tăng 14,26% và tăng 15,23%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 21,43 tỷ đồng, tăng 9,92% và tăng 10,31%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải ước tính đạt 582,99 tỷ đồng, tăng 5,40% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 83,96 tỷ đồng, giảm 28,15%; doanh thu vận tải hàng hóa 417,12 tỷ đồng, tăng 15,23%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 81,91 tỷ đồng, tăng 10,31%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 4/2020
|
Ước 4 tháng năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng năm 2020
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
121,05
|
1.606,55
|
19,15
|
60,68
|
- Luân chuyển (Triệu HK.Km)
|
11,90
|
151,17
|
21,14
|
64,77
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
1.090,64
|
3.761,68
|
137,56
|
123,75
|
- Luân chuyển (Triệu tấn.Km)
|
62,64
|
221,32
|
102,99
|
100,75
|
Số lượt hành khách vận chuyển tháng Tư ước tính đạt 121,05 nghìn HK, giảm 66,94% so với tháng trước và giảm 80,85% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 11,90 triệu HK.km, giảm 66,38% và giảm 78,86%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 1.606,55 nghìn HK, giảm 39,32% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 151,17 triệu HK.km, giảm 35,23%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng Tư ước tính đạt 1.090,64 nghìn tấn, tăng 5,88% so với tháng trước và tăng 37,56% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 62,64 triệu tấn.km, tăng 0,44% và tăng 2,99%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.761,68 nghìn tấn, tăng 23,75% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 221,32 triệu tấn.km, tăng 0,75%.
4.3.Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19; tháng Tư, hoạt động du lịch lữ hành tạm ngừng hoạt động; hoạt động lưu trú đón khách trở lại vào nữa cuối tháng Tư…nên khách lưu trú tháng Tư giảm mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, riêng khách du lịch lữ hành tháng Tư không phát sinh.
Số lượt khách lưu trú tháng Tư ước tính đạt 17.877 lượt, giảm 31,34% so với tháng trước và giảm 43,43% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 17.383 ngày khách (chỉ tính khách ngũ qua đêm), giảm 30,34% và giảm 48,84%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 73.827 lượt, giảm 21,97% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 70.864 ngày khách, giảm 25,66%.
Số lượt khách du lịch theo tour tháng Tư không phát sinh. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 586 lượt, giảm 74,28% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 1.366 ngày khách, giảm 79,25%.
Khách lưu trú và du lịch lữ hành
|
Ước tháng 4/2020
|
Ước 4 tháng năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 4/2020
|
4 tháng năm 2020
|
1. Dịch vụ lưu trú
|
|
|
|
|
- Lượt khách (Lượt khách)
|
17.877
|
73.827
|
56,57
|
78,03
|
- Ngày khách (Ngày khách)
|
17.383
|
70.864
|
51,16
|
74,34
|
2. Dịch vụ du lịch lữ hành
|
|
|
|
|
- Lượt khách (Lượt khách)
|
-
|
586
|
-
|
25,72
|
- Ngày khách (Ngày khách)
|
-
|
1.366
|
-
|
20,75
|
5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và cách ly xã hội, việc đi lại của dân cư bị hạn chế, giá xăng dầu giảm mạnh làm cho giá dịch vụ giao thông giảm nên chỉ chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư giảm so với tháng trước; tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước chỉ số giá tiêu dùng tăng, chủ yếu là do giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng, giá dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 4 năm 2020 so với
|
BQ 4 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 4/2019
(%)
|
Tháng 12/2019
(%)
|
Tháng 3/2020
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
102,86
|
98,46
|
98,32
|
105,12
|
2. Chỉ số giá vàng
|
131,11
|
115,33
|
102,16
|
123,52
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
100,72
|
100,77
|
100,49
|
99,94
|
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư giảm 1,68% so với tháng trước; tăng 1,54% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức giảm 1,68% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2020 so với tháng trước có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: nhóm giao thông giảm 12,56%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 1,88%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,27%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,28%; may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,23%; giáo dục giảm 0,04%. Có 4/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,12% (lương thực tăng 0,57%, thực phẩm giảm 0,63%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,38%); bưu chính viễn thông tăng 0,20%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,44%. Có 1/11 nhóm hàng có chỉ số giá ổn định là: đồ uống và thuốc lá.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 5,12% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng Tư tăng 2,16% so với tháng trước, tăng 15,33% so với tháng 12 năm trước và tăng 31,11% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 23,52% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Tư tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 0,77% so với tháng 12 năm trước và giảm 0,72% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 4 tháng đầu năm 2020 giảm 0,06% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước trong 4 tháng đầu năm 2020 có tăng so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, tăng chủ yếu là thu từ thuế bảo vệ môi trường, thu tiền sử dụng đất; riêng thu thuế từ sản xuất, kinh doanh giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chi ngân sách nhà nước tương đối ổn định.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/4/2020 đạt 881,40 tỷ đồng, bằng 25,92% dự toán năm 2020 và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 763,67 tỷ đồng, bằng 25,89% dự toán và tăng 23,46%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 114,14 tỷ đồng, bằng 25,36% dự toán và giảm 35,04%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 279,41 tỷ đồng, bằng 30,37% dự toán và tăng 55,84% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 177,06 tỷ đồng, bằng 21,78% dự toán và giảm 8,27%; thuế bảo vệ môi trường 87,06 tỷ đồng, bằng 24,18% dự toán và tăng 303,17%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 67,15 tỷ đồng, bằng 22,76% dự toán và giảm 2,45%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/4/2020 đạt 2.464,84 tỷ đồng, bằng 25,93% dự toán năm 2020 và tăng 12,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 212,59 tỷ đồng, bằng 14,04% dự toán và giảm 57,09%; chi thường xuyên 1.466,30 tỷ đồng, bằng 29,70% dự toán và tăng 8,35%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 601,64 tỷ đồng, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 350,55 tỷ đồng, tăng 1,34%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 185,22 tỷ đồng, tăng 35,92%; chi sự nghiệp kinh tế 124,57 tỷ đồng, giảm 4,60%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 92,03 tỷ đồng, tăng 25,56%...
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/4/2020
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/4/2020 so với dự toán
năm 2020 (%)
|
Thực hiện đến 18/4/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
881,40
|
25,92
|
110,00
|
TĐ: - Thu nội địa
|
763,67
|
25,89
|
123,46
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
114,14
|
25,36
|
64,96
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
2.464,84
|
25,93
|
112,66
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
212,59
|
14,04
|
42,91
|
- Chi thường xuyên
|
1.466,30
|
29,70
|
108,35
|
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Thiếu đói trong dân
Tháng Tư, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch nên một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, lao động tự do bị mất việc làm hoặc tạm nghĩ nên thu nhập giảm sút, đời sống có khó khăn. Chính quyền đã có chính sách hổ trợ người dân vùng khó khăn, các nhóm đối tượng yếu thế tại địa phương; các đoàn thể, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã có những việc làm thiết thực, kịp thời hổ trợ, tặng quà cho các đối tượng gặp khó khăn để vượt qua trong giai đoạn dịch COVID-19. Nhìn chung, tháng Tư tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.
7.2. Tình hình lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thực hiện cách ly xã hội một bộ phận người lao động bị mất việc làm, tạm nghỉ hoặc giãn việc, nghỉ luân phiên…
Theo báo cáo của các Sở, Ban ngành số lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 khoảng 50.573 người; trong đó: số lao động khu vực doanh nghiệp và hợp tác xã bị ảnh hưởng 11.930 người, chiếm 23,58% (số lao động mất việc/bỏ việc 651 người, số lao động tạm nghỉ việc 2.072 người, số lao động giãn việc/nghỉ luân phiên 9.207 người); lao động khu vực kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng 38.643 người, chiếm 76,42%. Theo ngành kinh tế, bán buôn và bán lẻ ảnh hưởng nhiều nhất 15.855 người, chiếm 31,35%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 12.833 người, chiếm 25,37%; công nghiệp chế biến chế tạo 7.565 người, chiếm 14,95%; xây dựng 7.128 người, chiếm 14,09%...
Đến 15/4/2020, số lao động đăng ký hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc là 999 người; số lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc là 594 người với tổng số tiền chi trợ cấp thôi việc, mất việc là 3,41 tỷ đồng.
Hiện nay, các địa phương đang tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng được hưởng trợ cấp từ gói hổ trợ của Chính phủ; dự kiến cuối tháng Tư, đầu tháng Năm sẽ chi trả trợ cấp.
7.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Trước diễn biến xấu, phức tạp của dịch COVID-19, Tỉnh đã quán triệt và triển khai kịp thời các Chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng chống dịch. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, chủ động, quyết liệt nên đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã và đang làm tốt công tác phòng, chống dịch nên chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm bệnh COVID-19 và là địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp sau 14 ngày thực hiện cách lý xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh đã tổ chức tiếp nhận, cách ly số lượng khá lớn công dân về địa phương và về nước qua các cửa khẩu; hoàn thành cách ly tập trung cho hơn 2.100 người và còn hơn 2.200 người đang được cách ly. Đã lấy hơn 7.000 mẫu xét nghiệm, trong đó gần 3.900 mẫu cho kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 725 trường hợp mắc bệnh cúm; 15 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 26 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 04 trường hợp mắc bệnh quai bị; 36 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu; 144 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 24 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 01 trường hợp mắc bệnh sốt rét; 64 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết...Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.221 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 14,01% so với cùng kỳ năm trước; 44 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 18,52%; 106 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 15,20%; 19 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 29,63%; 106 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 8,16%; 368 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 7,30%; 36 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 38,98%; 01 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 87,50%; 342 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 119,23%; 04 trường hợp mắc tay chân miệng, bằng cùng kỳ...Nhìn chung, hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm; riêng bệnh sốt xuất huyết có xu hướng tăng mạnh; không có trường hợp tử vong.
Trong tháng, phát sinh 02 trường hợp nhiễm mới HIV và 01 bệnh nhân HIV/AIDS tử vong. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 242 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ). Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 97 người.
Trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn nào xảy ra; chỉ xảy ra một số vụ ngộ độc thức ăn nhẹ đã được kịp thời cứu chữa.
7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; các điểm di tích, cơ sở lưu trú tạm ngừng hoạt động. Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú…thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, chủ động xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để phòng, chống dịch…Các đơn vị, doanh nghiệp đã chấp hành tốt, thực hiện kịp thời, nghiêm túc.
Tổ chức tốt công tác trang trí, cổ động trực quan phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong tháng như: Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị…phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hướng dẫn, triển khai kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Quảng Trị lần thứ Ba - năm 2021. Triển khai công tác xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ II - năm 2020. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, các hoạt động tập trung đông người trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tiếp tục triển khai lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2019 – 2026. Tiếp tục hướng dẫn, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên tạm hoãn đón Đoàn đua Xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; tạm dừng tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh năm 2020.
7.5. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường
Tháng Tư, do ảnh hưởng của gió mùa trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn và lốc xoáy làm 3 nhà dân bị sập, 34 nhà bị hư hại và gần 4.000 ha lúa bị đổ rạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy; ước tính giá trị thiệt hại 174 triệu đồng; không có thiệt hại về người. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 25 vụ cháy, giảm 26,48% (-09 vụ) so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị thiệt hại 2.141 triệu đồng; không có thiệt hại về người.
Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 02 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 08 triệu đồng; nguyên nhân do khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Tính chung, từ đầu năm đến nay phát hiện và xử lý 64 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 169,4 triệu đồng.
7.6. Tai nạn giao thông
Theo Báo cáo của Ban ATGT tỉnh, Tháng Tư (Từ 15/3 đến 14/4/2020), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 05 người, bị thương 07 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 57,14% (+04 vụ), số người chết giảm 16,67 (-01 người), số người bị thương tăng 40% (+02 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông tháng Tư đều xảy ra trên đường bộ.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020 (Từ 15/12/2019 đến 14/3/2020) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 40 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tăng 6,38% (+03 vụ), số người chết giảm 30% (-12 người), số người bị thương tăng 33,33% (+10 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 4 tháng đầu năm 2020, đường bộ xảy ra 49 vụ làm chết 27 người, bị thương 40 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.
Website Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị