1. Sản xuất công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên sản xuất kinh doanh gặp khó khăn lớn, tăng trưởng thấp; đặc biệt một số ngành có chỉ số tăng trưởng âm so cùng kỳ như: điện tử, chế biến gỗ, sản xuất kim loại.v.v. Tuy nhiên với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của chính phủ và sự tích cực chủ động của cả hệ thống chính trị, dịch bệnh Covid–19 đến nay cơ bản được kiểm soát, tình hình sản xuất công nghiệp có những chuyển biến tích cực hơn, các doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, tìm kiếm hợp đồng để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu … Sau đây là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020 như sau:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tháng 7 năm 2020 tăng 6,44% so tháng trước. Trong đó: Khai khoáng tăng 2,21%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,8%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 16,13%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 4,87%. Trong các ngành công nghiệp cấp II có một số ngành tăng so tháng trước như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,66%; ngành dệt tăng 7,61%; sản xuất kim loại tăng 7,33%; Sản xuất trang phục tăng 6,08%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 5,58%; sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học tăng 4,29%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,13%; sản xuất gường tủ, bàn ghế tăng 2,47%... nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước tăng; mặt khác thị trường tiêu thụ có dấu hiệu ổn định; một số doanh nghiệp đã bố trí cho công nhân đi làm lại sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh, tái khởi động hợp đồng đã ký do vậy tình hình sản xuất tăng so tháng trước.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2020 tăng 5,33% so cùng kỳ. Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 6,71%; chế biến, chế tạo tăng 5,75%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, giảm 0,33%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 6,59%. Trong các ngành công nghiệp cấp II các ngành có sự tăng, giảm như sau: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,2% do các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn gia súc ký được hợp đồng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khá ổn định nên ít bị ảnh hưởng; Ngành dệt tăng 2,47%, đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19, tuy nhiên qua tháng 7 tình hình sản xuất kinh doanh của ngành này đã khá hơn do có hợp đồng trở lại; Ngành sản xuất trang phục tăng 3,33% do một số doanh nghiệp đã cho công nhân đi làm lại, ký được hợp đồng mới, tuy nhiên thị trường xuất khẩu vẫn khó khăn; Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11%, ngành này vẫn giữ được tăng trưởng khá bởi các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất từ trước, một số nước EU nhập hàng trở lại sau thời kỳ dịch Covid bùng phát như: Công ty giày da Changshin, Pousung, Taekwang Vina, Dona Standar có mức tăng 5-10% so cùng kỳ, đặc biệt công ty Dona Pacific Việt Nam trong tháng 7 ký được hợp đồng xuất khẩu nên dự kiến mức tăng 32,7% so cùng kỳ; Ngành sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học giảm 5,56%, đây là ngành chịu sự ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh covid – 19, nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh phải hủy bỏ, một số doanh nghiệp khác sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng; Ngành sản xuất gường, tủ, bàn ghế giảm 8,32%, nguyên nhân giảm mạnh do thị trường xuất khẩu sản phẩm gặp nhiều khó khăn, các nhà nhập khẩu chủ yếu là Mỹ và các nước EU ngừng nhập hàng, tồn kho không tiêu thụ được.
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 0,34% do lượng khí cấp bị sụt giảm nên nhà máy điện Nhơn Trạch phải vận hành bằng nhiên liệu dầu DO, mặt khác do sự điều phối của tập đoàn điện lực Việt Nam nên công suất phát điện giảm do đó chỉ số sản xuất của ngành này 7 tháng giảm so cùng kỳ.
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 7 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch bệnh Covid – 19 nên tăng trưởng thấp; đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh có chuyển biến tích cực, song sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid – 19 ở nhiều quốc gia chưa được khống chế đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Trong 7 tháng/2020 có 9/27 ngành có mức tăng trưởng âm, trong đó ngành sản xuất đồ gỗ (-8,32%), tiếp đến là điện tử (-5,56%), sản xuất thiết bị điện (-4,23%); có 18/27 ngành có chỉ số tăng, trong đó có 8/27 ngành có chỉ số tăng 1-5%; 11/27 ngành có mức tăng trưởng 6-14%, như vậy so tháng trước và cùng kỳ tháng 7 đã có sự chuyển biến tích cực đáng kể về số ngành sản xuất có mức tăng trưởng khá.
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp ước tháng 7 năm 2020 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Thuốc bảo vệ thực vật 350,9 tấn, tăng 3,45%; nước uống 13,4 triệu m3, tăng 18,56%; cà phê các loại 42 nghìn tấn, tăng 24,08%; sợi các loại 138 nghìn tấn, tăng 7,16%; bột ngọt 24,6 nghìn tấn, tăng 14,53%; quần áo các loại 17.810,7 nghìn cái, tăng 19,18%; thuốc lá sợi 2.369 tấn, tăng 10,49%; điện sản xuất 1.124,9 triệu Kwh, tăng 15,86%; bê tông trộn sẵn 222,8 nghìn m3, tăng 9,29%; bao bì các loại 19,7 nghìn tấn, tăng 13,32%; đá xây dựng các loại 1.864,3 nghìn m3, tăng 11,87%; thức ăn gia súc, thủy sản 400,4 nghìn tấn, tăng 7,12%; gường,tủ,bàn ghế 1.212,1 nghìn chiếc, giảm 2,59%.
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp 7 tháng đầu năm 2020 các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Cà phê các loại (+17,7%); Bột ngọt (+12,68%); Quần áo các loại (+6,69%);Thuốc lá sợi (+9,13%); Sợi các loại (+2,48%); đá xây dựng (+6,71%); nước uống (+6,37%); giầy dép các loại (+1,75%). Các sản phẩm giảm như: thức ăn gia súc (-1,26%); Vải các loại (-1,13%); máy giặt (-29,1%); gường, tủ, bàn ghế (-7,02%); thuốc bảo vệ thực vật (-8,27%).v.v.
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7/2020 tăng 0,39% so với tháng 6/2020 và tăng 10,9% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm tăng 6,14% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 7 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như: Ngành sản xuất thuốc lá (+26,53%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+12,47%); Ngành chế biến thực phẩm (+16,42%); Dệt (+3,7%); sản xuất sản phẩm cao su và plastic (+10,97%); sản xuất trang phục (+7,5); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (+7,13%);sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+6,39%); sản xuất xe có động cơ (-28,71%); sản xuất sản phẩm điện tử (-15,79%); sản xuất thiết bị điện (-2,53%)…
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/7/2020 dự tính tăng 0,23% so với tháng trước và giảm 10,64% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ như: công nghiệp chế biến, chế tạo khác (+34,4%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+37,54%); sản xuất đồ uống (+18,68%); sản xuất sản phẩm điện tử (+21,52%); sản xuất kim loại (+7,58%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+6,18%)… một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu (-13,64%); sản xuất chế biến thực phẩm (-26,94%); sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (-56,45%); sản xuất thiết bị điện (-55,4%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-18,16%); Dệt (-39,05%)…
- Chỉ số sử dụng lao động: Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có sự biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid -19. Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 7 tăng 1,45% so với tháng 6 và giảm 2,99% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,13% so tháng trước và tăng 9,67% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng giảm 0,72% và giảm 9,23%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,68% và giảm 2,91% so cùng kỳ. Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng tương ứng tháng trước và giảm 1,32% so cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,48% và giảm 3,56%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 0,19% so tháng trước và giảm 2,02%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,05% so tháng trước và giảm 1,2% so cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động 7 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm 1,49% so cùng kỳ. Chia theo loại hình,doanh nghiệp nhà nước tăng 3,24%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,48%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 1,64%. Chia theo ngành kinh tế cấp I: ngành khai khoáng giảm 0,55%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,67%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 4,06%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,72% so cùng kỳ.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
2.1. Nông nghiệp
a. Cây hàng năm:
Tình hình sản xuất cây hàng năm trong tháng 7/2020 thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển; một số diện tích lúa gieo trồng vụ Hè thu sớm đến nay đã bước vào thu hoạch. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng hàng năm có phát sinh, nhưng được kiểm soát nên xẩy ra ở mức nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Công tác chuẩn bị phân bón, thuốc trừ sâu được chú trọng ngay từ đầu các vụ.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/7/2020 đạt 102.431 ha, giảm 2.746 ha (-2,61%) so cùng kỳ, trong đó: cây lúa đạt 37.408 ha, giảm 244 ha (-0,65%); cây ngô đạt 26.413 ha, giảm 27 ha, (-0,1%); cây rau các loại 10.091 ha, tăng 34 ha (+0,34%); đậu các loại đạt 2.890 ha, tăng 84 ha (+2,99%), nguyên nhân diện tích cây hàng năm giảm là do diện tích vụ Đông xuân giảm mạnh vì thiếu nước nên các hộ dân không chủ động được khâu làm đất, diện tích giảm chủ yếu ở cây lúa, bắp, cây củ có bột, mía... Tuy nhiên bước sang vụ Hè thu thời tiết thuận lợi hơn vì trong tháng lượng mưa tương đối đều và đủ nên diện tích gieo trồng tăng so cùng kỳ, tính đến 15/7/2020 toàn tỉnh đã gieo trồng được 62.069 ha, tăng 0,3% so với vụ Hè thu năm 2019. Trong đó: nhóm cây lương thực đạt 37.830 ha (+0,67%); nhóm cây củ có bột đạt 10.573 ha (-0,37%); nhóm cây thực phẩm đạt 6.613 ha (+0,39%); nhóm cây công nhiệp hàng năm đạt 4.641 ha (-0,26%); nhóm cây hàng năm khác đạt 2.413 ha (-1,73%) so cùng kỳ.
- Ước sản lượng: Dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng hàng năm tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Cây lúa đạt 102.241 tấn, giảm 1.069 tấn (-1,03%); bắp đạt 111.529 tấn, tăng 3.954 tấn (+3,68%); khoai lang đạt 103.473 tấn, giảm 798 tấn (-31,36%); mía đạt 19.973 tấn, giảm 96.830 tấn (-82,9%); đậu tương đạt 387 tấn, tăng 14 tấn (+3,91%); đậu phộng đạt 1.149 tấn, giảm 54 tấn (-4,46%); rau các loại đạt 105.607 tấn, tăng 8.645 tấn (+8,92%); đậu các đạt 2.292 tấn, tăng 177 tấn (+8,35%) so với cùng kỳ.
b. Cây lâu năm
Trong tháng 7 năm 2020, tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn diễn biến bình thường, hiện nay đã vào mùa mưa, nên người dân chủ yếu chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng và tiếp tục xuống giống một số cây trồng như: sầu riêng, chuối, tiêu, thơm, cam, bưởi, xoài, mãng cầu xiêm, bơ và một số cây ăn quả khác.v.v..
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 169.891,54 ha, giảm 0,14%, (-236,2 ha) so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 63.725,47 ha, tăng 5,73% (+3.454,7 ha), cây công nghiệp lâu năm là 106.166,07 ha, giảm 3,36% (-3.690,72 ha) so cùng kỳ; Diện tích cây công nghiệp lâu năm có xu hướng giảm mạnh, vì hiện nay có một số sản phẩm của nhóm cây này giá tiêu thụ giảm mạnh như tiêu, điều, cao su, cà phê làm tác động đến diện tích gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất.
Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng chính trong 7 tháng đầu năm 2020 như sau: Xoài đạt 61.584 tấn, tăng 6,44%; Chuối đạt 74.995 tấn, tăng 12,24%; Thanh long đạt 5.007 tấn, tăng 3,51%; Cam 5.168 tấn, tăng 1,68%; Bưởi 27.932 tấn, tăng 17,31%; Chôm chôm 155.115 tấn, giảm 1,97%; Điều đạt 41.801 tấn, tăng 0,11%; Hồ tiêu đạt 30.606 tấn, giảm 0,94%; Cao su đạt 16.608 tấn, tăng 3,13% so với cùng kỳ. Sản lượng cây ăn quả tăng là do hiện nay nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao nên hầu hết các hộ mạnh dạn đầu tư về giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công tác phòng bệnh tốt, bên cạnh đó nhiều hộ còn tham gia các buổi tâp huấn, tọa đàm về kỹ thuật cây trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng và năng suất đạt khá.
c. Chăn nuôi
Tháng 7 năm 2020 tình hình chăn nuôi trên địa bàn cơ bản đã ổn định, các cơ sở chăn nuôi đã tăng cường tái đàn, phát triển đàn heo, tuy nhiên việc tái đàn chỉ đạt khoảng 80% tổng đàn so với trước Dịch tả heo Châu Phi. Tuy có khuyến khích tăng đàn nhưng tỉnh cũng kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn khi đạt điều kiện an toàn dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, công tác phòng chống dịch đã được ngành chăn nuôi và các địa phương triển khai có hiệu quả. Công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, phúc kiểm động vật được kiểm tra chặt chẽ tại các chốt, các cơ sở giết mổ. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 7/2020 như sau:
|
Đơn vị tính
|
Chính thức cùng kỳ
|
Thực hiện kỳ báo cáo
|
So sánh cùng kỳ (%)
|
I. Gia súc
|
Con
|
2.356.779
|
2.167.738
|
91,98
|
1. Trâu
|
Con
|
3.384
|
3.396
|
100,35
|
2. Bò
|
Con
|
81.900
|
81.985
|
100,10
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
441
|
433
|
98,19
|
3. Heo (Không tính heo con chưa tách mẹ)
|
Con
|
2.271.495
|
2.082.357
|
91,67
|
II. Gia cầm
|
1000 con
|
26.751,14
|
27.598,85
|
103,17
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
24.786,02
|
25.521,69
|
102,97
|
- Số lượng đàn: Tổng đàn gia súc hiện có là 2.167.738 con, giảm 189.041 con (-8,02%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.384 con tăng 0,35%, bò đạt 81.985 con tăng 0,1%; heo đạt 2.082.357 con (không tính heo con chưa tách mẹ), giảm 8,33% tương đương giảm 189.138 con. Nguyên nhân tổng đàn heo giảm là do sau khi hết dịch đến nay việc tái đàn còn chậm, vì chủ trương của Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo cơ sở nào đủ điều kiện an toàn dịch bệnh mới được tái đàn. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua heo giống vì giá heo giống cao. Hiện nay tỉnh đang làm việc với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện an toàn dịch bệnh, tăng cường phát triển đàn giống để có nguồn cung cấp cho các hộ chăn nuôi, đồng thời liên kết với hộ chăn nuôi để cung cấp con giống, kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn. Giá heo hơi tiếp tục tăng do nguồn cung vẫn thiếu hụt, giá heo hơi xuất tại trại đến ngày 16/7/2020 dao động từ 90.000 đến 92.000 đồng/kg.
Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 7/2020 là 27.598,85 ngàn con, tăng 3,17% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 25.521,69 ngàn con, tăng 2,97% và chiếm 92,47% tổng đàn gia cầm. Giá các sản phẩm gia cầm hiện đang tăng trở lại, tăng cao nhất là sản phẩm gà công nghiệp, hiện giá bán tại trại đang dao động từ 31.000 – 33.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với thời điểm giá mặt hàng này chạm đáy vào vài tháng trước đó. Nguyên nhân là sau dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ khôi phục trở lại, nhất là hàng loạt trường học, các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp hoạt động ổn định trở lại khiến nhu cầu tăng cao.
- Sản lượng sản phẩm: Dự ước sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh trong tháng 7/2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước 18,24 tấn, tăng 5,8%; thịt bò dự ước 283,08 tấn, tăng 4,35%; thịt heo 29.421,89 tấn, tăng 1,86%; thịt gia cầm 11.776,35 tấn, tăng 10,05% so cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm đạt 107.073,06 ngàn quả, tăng 2,88% so cùng kỳ.
Lũy kế 7 tháng sản lượng thịt trâu ước đạt 133,98 tấn, tăng 4,88%; thịt bò 2.435,03 tấn, tăng 2,48%; thịt heo 236.973,1 tấn, tăng 2,94%; thịt gia cầm đạt 95.575,32 tấn, tăng 6,58% so cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm đạt 702.626,77 ngàn quả, tăng 4,07% so với cùng kỳ.
2.2. Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng: Trong tháng 7/2020 đã có nhiều cơn mưa với lượng mưa tương đối nên các đơn vị lâm nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai trồng mới diện tích rừng đã thu hoạch để đảm bảo kế hoạch trồng rừng năm 2020. Ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 7 đạt 908,45 ha, tăng 1,23% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng thấp là do năm nay diện tích trồng mới của các đơn vị lâm nghiệp gần như đã kín, chỉ trồng phần diện tích đã khai thác. Trong tháng, các đơn vị cá nhân tiến hành trồng phân tán để góp phần tăng cường cây xanh tại những nơi đất trống, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 111,4 ngàn cây, tăng 1,27% so cùng kỳ.
- Khai thác gỗ và lâm sản: Trong tháng 7 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục khai thác rừng: Sản lượng gỗ khai thác dự ước đạt 35.124 m3,tăng 3,88% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 7 tháng đạt 155.525 m3, tăng 5,88% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là sau thời gian các đơn vị lâm nghiệp tạm hoãn việc khai thác để thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch CoVid-19 nên sau khi hoạt động trở lại các đơn vị lâm nghiệp tiến hành khai thác để đảm bảo nguồn cung của gỗ.
Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 7 đạt 152,4 ste, tăng 0,93% so tháng cùng kỳ, lũy kế 7 tháng đạt 1.332,47 ste, tăng 1,73% so cùng kỳ.
- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Công tác phòng chống cháy rừng mùa khô được Chi cục Kiểm Lâm cũng như các đơn vị lâm nghiệp đặc biệt chú trọng đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và khai thác rừng trái phép; Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nên đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong tháng 7/2020 không xảy ra vụ cháy rừng nào. Luỹ kế 7 tháng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 5 vụ cháy rừng gây thiệt hại 5,2 ha rừng trồng.
Công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm: Qua kiểm tra trong tháng 7 lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và tiếp nhận 14 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (giảm 5 vụ so với tháng trước, tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm 2019), gồm: 02 vụ phá rừng trái phép (với 0,1 ha rừng phòng hộ); 04 vụ khai thác rừng trái phép; 01 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật; 01 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định Nhà nước và 02 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng. Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 14 vụ, thu nộp ngân sách 87,5 triệu đồng.
2.3. Thủy sản
Tình hình sản xuất thủy sản trong tháng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ở mức ổn định, hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn được người dân quan tâm, từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng, công tác phòng chống dịch bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống. Các hộ nuôi trồng thủy sản chủ động cải thiện đầu tư ao, hồ, con giống vật nuôi, thay đổi cách nuôi nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế đặc biệt là các loại thủy sản có giá bán ổn định và thị trường tiêu thụ tốt như tôm sú, cá chép, cá mè...
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 7/2020 đạt 5.674,3 tấn, tăng 1,05% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng sản lượng thủy sản đạt 38.664,57 tấn, tăng 4,18% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 33.896,25 tấn, tăng 4,38%; tôm đạt 3.960,38 tấn, tăng 3,24%; thuỷ sản khác đạt 807,94 tấn, tăng 0,74% so với cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản tăng cao là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP, hình thức nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước theo hướng chuyển mạnh từ phương thức nuôi quản canh, quản canh cải tiến sang nuôi thâm canh, bán thâm canh đối với một số loại thủy sản có chất lượng và giá bán ổn định trên thị trường.
a, Sản lượng thủy sản khai thác:
Sản lượng khai thác trong tháng 7/2020 ước đạt 598,3 tấn, giảm 3,93% so với cùng kỳ, luỹ kế 7 tháng đạt 4.657,8 tấn, giảm 3,54% so với cùng kỳ. Trong đó: cá đạt 4.067,09 tấn, giảm 3,93%; tôm đạt 278,81 tấn, giảm 1,89%; thủy sản khác đạt 311,89 tấn, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng khai thác giảm là do việc đánh bắt thủy sản tự nhiên cạn kiệt dần, thu nhập không ổn định, một số hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác đánh bắt thủy sản dọc Sông Đồng Nai, sông La Ngà đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.
b, Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng:
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tháng 7/2020 ước đạt 5.076 tấn, tăng 1,67% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 7 tháng ước đạt 34.006,77 tấn, tăng 5,34% so với cùng kỳ. Trong đó: sản luợng cá đạt 29.829,16 tấn, tăng 5,63%; sản lượng tôm đạt 3.681,57 tấn, tăng 3,65%; sản lượng thủy sản khác đạt 496,04 tấn, tăng 1,01% so với cùng kỳ.
3. Thương mại, giá cả, xuất nhập khẩu, vận tải và du lịch
Bước sang tháng 7 tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, dần đi vào ổn định. Ngành thương mại đã có tăng trưởng đáng kể, sức mua xã hội tăng do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tiếp tục tăng; Ngành dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí và dịch vụ lưu trú, ăn uống vẫn còn nhiều khó khăn do một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, lữ hành từng bước khôi phục và hoạt động có chuyển biến tích cực hơn. Tình hình thương mại, Vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các ngành dịch vụ khác tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020 như sau:
a. Thương mại
* Tháng 7 năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 15.808,2 tỷ đồng, tăng 0,73% so tháng trước và tăng 11,14% so cùng tháng năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 957,3 tỷ đồng, tăng 0,93% so tháng trước và giảm 2,5% so cùng tháng năm trước; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 14.489,2 tỷ đồng, tăng 0,71% so tháng trước và tăng 12,44% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 361,7 tỷ đồng, tăng 1,14% so tháng trước và tăng 1,64% so cùng tháng năm trước. Tình hình cụ thể ở các ngành hoạt động như sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 7/2020ước đạt 12.240,42 tỷ đồng, tăng 0,66% so tháng trước và tăng 14,64% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do tình hình dịch bệnh covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được khôi phục, các hoạt động kinh doanh trở lại sôi động hơn, nhu cầu mua sắm các mặt hàng lương thực phẩm, vật phẩm, văn hóa, giáo dục, vật liệu xây dựng, xăng dầu… Trên thị trường nguồn cung hàng hóa dồi dào, các trung tâm siêu thị có nhiều chương trình khuyến mãi đã tác động kích cầu tiêu dùng góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 7 tăng so với tháng trước và so cùng kỳ. Cụ thể ở một số nhóm ngành tăng so tháng trước như: Lương thực, thực phẩm đạt 3.049,6 tỷ đồng (+0,61%); May mặc đạt 478,4 tỷ đồng (+0,47%); Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 1.363,3 tỷ đồng (+0,55%); Vật phẩm văn hóa giáo dục đạt 104 tỷ đồng (+0,39%); Gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.697,5 tỷ đồng (+0,87%); Phương tiện đi lại, trừ ô tô đạt 1.234,6 tỷ đồng đồng (+0,46%); Xăng, dầu đạt 1.527,5 tỷ đồng (+0,68%)…
Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 7/2020 ước đạt 1.358 tỷ đồng, tăng 1,12% so tháng trước và tăng 0,11% so tháng cùng kỳ năm trước. Trong tháng 7 tình hình sản xuất, kinh doanh được lưu thông trở lại, kinh tế - xã hội từng bước được khôi phục. Các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, lữ hành đã từng bước hoạt động ổn định nên doanh thu ngành lưu trú, ăn uống, lữ hành tăng so tháng trước. Cụ thể:
+ Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 21,29 tỷ đồng, tăng 0,71% so tháng trước và giảm 20,3% so tháng cùng kỳ năm trước; Lượt khách phục vụ ước đạt 197.256 lượt khách, tăng 0,66% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 28,98%; Ngày khách phục vụ ước đạt 120.816 ngày khách, tăng 0,72% so tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 41,37%.
+ Dịch vụ ăn uống ước đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 1,13% so tháng trước và tăng 0,88% so tháng cùng kỳ.
+ Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 3,69 tỷ đồng, tăng 2,04% so tháng trước và giảm 55,56% so tháng cùng kỳ năm trước. Lượt khách du lịch theo tour ước đạt 4.151 lượt, tăng 1,89% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 69,48%; Ngày khách du lịch theo tour ước đạt 9.967 ngày, tăng 1,92% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 66,82%. Đã hơn 3 tháng không có ca nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng nên nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức đi du lịch trong dịp nghỉ hè, do đó doanh thu dịch vụ lữ hành tăng so tháng trước, tuy nhiên mức tăng còn chậm.
Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 7/2020 ước đạt 2.209,83 tỷ đồng, tăng 0,87% so tháng trước và tăng 0,92% so tháng cùng kỳ.
* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 7 tháng/2020 đạt 105.815,54 tỷ đồng, tăng 4,68% so cùng kỳ và đạt 54,8% so kế hoạch năm. Trong đó:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 83.446,4 tỷ đồng, tăng 9,16% so cùng kỳ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng sau thời gian giãn cách xã hội; những tháng gần đây hoạt động kinh doanh từng bước ổn định trở lại nên tổng mức bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn tăng khá so cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với các năm trước. Một số nhóm có tăng trưởng cao so sùng kỳ là: Vàng, bạc, đá quý, kim loại quý tăng 14,06%; Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 13,15%; Lương thực, thực phẩm tăng 11,47%; Phương tiện đi lại, trừ ô tô tăng 10,39%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 8,5%; Xăng dầu các loại tăng 6,27%; Hàng may mặc tăng 5,42%; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,33% so cùng kỳ …
+ Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành 7 tháng đầu năm 2020, ước đạt 8.474,73 tỷ đồng, giảm 10,79% so cùng kỳ, nguyên nhân 7 tháng giảm do 4 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch nên giảm mạnh. Cụ thể:
Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 130,68 tỷ đồng, giảm 30,88% so cùng kỳ; Lượt khách phục vụ ước đạt 1.264.520 lượt khách, giảm 35,11%; Ngày khách phục vụ ước đạt 848.277 ngày, giảm 41,44%.
Dịch vụ ăn uống ước đạt 8.317,18 tỷ đồng, giảm 10,1% so với cùng kỳ.
Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 23,87 tỷ đồng, giảm 54,02% so cùng kỳ; Lượt khách du lịch theo tour 38.818 lượt, giảm 59,98%; Ngày khách du lịch theo tour 86.183 ngày, giảm 59%. Do dịch Covid -19 xảy ra vào thời điểm bước vào mùa du lịch đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch của tỉnh; lượng khách đến thăm quan và lưu trú giảm, các doanh nghiệp bị khách hàng hủy tuor du lịch. Để kích cầu cho ngành du lịch những tháng cuối năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa thể thao – du lịch lên kế hoạch tổ chức khảo sát sản phẩm du lịch Đồng Nai cho các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông của tỉnh Bà rịa Vũng tàu, đồng thời xây dựng kế hoạch hợp tác phát triển du lịch với Sở Du lịch tỉnh Bà rịa Vũng tàu giai đoạn 2020 – 2025.
+ Doanh thu dịch vụ khác dự ước 7 tháng đạt 12.146,68tỷ đồng, giảm 9,67% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm cho việc kinh doanh của các đơn vị hoạt động ngành dịch vụ chịu nhiều thiệt hại. Ngành giáo dục 4 tháng đầu năm các trung tâm giáo dục và Trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học dài hạn dẫn đến doanh thu ngành giáo dục giảm mạnh; Ngành dịch vụ vui chơi, giải trí do tâm lý e ngại tới những nơi đông người trong thời gian dịch bệnh nên doanh thu giảm. Một số cơ sở kinh doanh do không có doanh thu phải phá sản, chuyển nhượng kinh doanh. Một số đơn vị khác hoạt động cầm chừng nhưng doanh thu không cao. Cụ thể ở một số ngành: Kinh doanh bất động sản giảm 12,57%; Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 1,34%; Giáo dục và đào tạo giảm 16,96%; Nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 16,99%...
b. Giá cả thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 7 năm 2020 tăng 0,37% so tháng trước, tăng 3,39% so cùng tháng năm trước và tăng 0,56% so tháng 12/2019. CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 3,92% so cùng kỳ.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, so với tháng trước có 7 nhóm tăng, 4 nhóm bằng và 1 nhóm giảm; so tháng 12 năm trước thì có 6 nhóm tăng và 5 nhóm giảm; so bình quân cùng kỳ thì có 9 nhóm tăng và 3 nhóm giảm.
Tình hình giá cả các loại hàng hóa tăng, giảm như sau:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước giảm 0,45%; tăng 11,3% so cùng tháng năm trước; tăng 6,44% so tháng 12 năm trước và tăng 10,93% so bình quân cùng kỳ. Trong đó:
Nhóm hàng lương thực so tháng trước giảm 0,48%; so cùng tháng năm trước tăng 5,28% và bình quân cùng kỳ tăng 3,6%. Do mới vừa kết thúc vụ thu hoạch nên sản lượng dồi dào, bên cạnh đó hiện nay nhu cầu về lương thực của người dân không cao nên giá các mặt hàng lương thực giảm như gạo tẻ thường giảm 0,6%; gạo tẻ ngon giảm 0,57%.
Nhóm hàng thực phẩm giảm 0,67% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 14,02%; so tháng 12 năm trước tăng 6,43% và so bình quân cùng kỳ tăng 13,13%. Trong tháng nhiều mặt hàng thực phẩm có xu hướng giảm giá, như mặt hàng thịt heo giảm bình quân 4,13% do hiện nay giá heo hơi đã giảm bởi nguồn cung trên thị trường nhiều hơn trước, các chủ trang trại tái đàn trước đây nay đã tới kỳ xuất bán, thị trường bớt khan hiếm nguồn thịt; …giá các mặt hàng thịt gà giảm 0,68%; thủy hải sản giảm 0,28% so tháng trước do hiện nay nguồn cung của các mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng do sau đợt dịch tả heo Châu Phi nhiều hộ dân chuyển sang nuôi gà nên nguồn cung dồi dào; vì ảnh hưởng của dịch covid nên nhiều mặt hàng thủy sản khó xuất khẩu cũng làm cho nguồn cung trong nước tăng.
Giá các mặt hàng rau tươi, khô và chế biến tăng bình quân 0,46%; Bên cạnh một số mặt hàng giá vẫn tăng như su hào, đỗ quả tươi tăng 4,62%… thì một số mặt hàng giá lại giảm như rau muống giảm 2,77%, bắp cải, khoai tây…
- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép: Chỉ số giá tháng này so với tháng trước giảm 0,05%; so tháng 12 năm trước tăng 0,25% và so bình quân cùng kỳ tăng 1,49%. Do tháng 7 học sinh đã kết thúc năm học nên nhu cầu về mua sắm các mặt hàng này không cao, bên cạnh đó để thu hút khách hàng nhiều cửa hàng thời trang đã thực hiện các chương trình giảm giá làm cho giá các mặt hàng vải và quần áo giảm.
- Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,35% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,1%, so tháng 12 năm trước giảm 1,09% và so bình quân cùng kỳ tăng 1,85%. Trong tháng giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt tăng 2,46%, mặc dù đã vào mùa mưa nhưng thời tiết vẫn còn nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện vẫn cao; Giá gas và chất đốt tăng bình quân 1,21% là do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho giá gas trong nước tăng.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình: Chỉ số giá nhóm này tăng 0,02% so tháng trước, tăng 0,12% so cùng tháng năm trước và tăng 0,36% bình quân cùng kỳ.
- Nhóm giao thông: Chỉ số giá nhóm này tăng 4,26% so tháng trước; so cùng tháng năm trước giảm 15,21%; so tháng 12 năm trước giảm 14,49% và bình quân cùng kỳ giảm 10,93%. Đây là nhóm có nhiều biến động do ảnh hưởng của giá thế giới nên trong tháng 7 giá các mặt hàng xăng, dầu điều chỉnh tăng làm cho chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 8,51%. Cụ thể: Xăng A95 từ 13.796 đồng/lít tăng lên 15.070 đồng/lít (tăng 9,2%); Xăng E5 từ 12.994 đồng/lít tăng lên 14.250 đồng/lít (tăng 9,7%); Dầu diezen từ 11.202 đồng/lít tăng lên 12.110 đồng/lít (tăng 8,1%).
- Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm này tăng 0,6% so tháng trước; giảm 0,63% so cùng tháng năm trước; giảm 0,76% so tháng 12 năm trước; bình quân cùng kỳ giảm 0,32%.
- Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, tăng giảm không nhiều.
* Giá vàng: Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động mạnh, giá vàng tăng 4,34% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 28,95%; so tháng 12 năm trước tăng 23,31% và bình quân cùng kỳ tăng 25,31%.
* Giá Đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này giảm 0,11% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 0,75%; so tháng 12 năm trước tăng 0,98% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,59%.
c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu những tháng gần đây có phần khởi sắc hơn do thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tích cực hơn. Tuy nhiên do diễn biến của đại dịch Covid-19 kéo dài và lan rộng hầu hết các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU... đều thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly, phong tỏa dẫn tới các doanh nghiệp, tập đoàn có giao thương với doanh nghiệp tại Việt Nam hầu hết ngừng hoạt động và đóng cửa dẫn đến các hoạt động liên quan tới các cơ quan, tổ chức ở nước ngoài đều tạm ngưng hoạt động, dẫn tới thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do đó kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn có nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu với các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều giảm mạnh. Đặc biệt là các ngành dệt, may mặc, giày da, gỗ,... dẫn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so cùng kỳ. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2020 như sau:
- Ước kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 10.256,98 triệu USD, giảm 6,71% so cùng kỳ, trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 280,89 triệu USD, giảm 4,83%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.023,89 triệu USD, giảm 8,09%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.952,19 triệu USD, giảm 6,42% so cùng kỳ. Cụ thể, một số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Hạt điều ước đạt 152,28 triệu USD (-12,77%); Cà phê ước đạt 290,97 triệu USD (+18%); Hạt tiêu ước đạt 24,38 triệu USD (+7,74%); Cao su ước đạt 26,36 triệu USD (-16,52%); Sản phẩm gỗ đạt 815,54 triệu USD (+1,95%); Hàng dệt may đạt 933,46 triệu USD (-18,62%); Giày dép các loại ước đạt 2.384,9 triệu USD (+0,21%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 395,92 triệu USD (+15,15%); Máy móc thiết bị ước đạt 1.009,06 triệu USD (+7,42%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 451,9 triệu USD (-14,79%); Xơ, sợi dệt đạt 590,95 triệu USD (-30,59%); Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 198,58 triệu USD (-3,81%); Sản phẩm sắt thép đạt 292,64 triệu USD (-30,86%) so cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường chủ lực truyền thống 7 tháng/2020 như: Hoa Kỳ: ước đạt 2.833,3 triệu USD, giảm 6,79% so cùng kỳ và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản: 1.129,8 triệu USD, giảm 2,76% và chiếm 12%; Trung Quốc: 1.161,5 triệu USD, giảm 0,41% và chiếm 12,3%; Hàn Quốc: 559,8 triệu USD, giảm 0,19% và chiếm 6,3%; Đức: 310,7 triệu USD, tăng 3,19%, chiếm 3,3%; Đài Loan: 198,2 triệu USD, giảm 19,19%, chiếm 2,1%… Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như Hong Kong, Bỉ, Úc, Thái Lan.
- Ước kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đạt 8.127,71 triệu USD, giảm 11,04% so cùng kỳ. Đây là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên các thị trường cung cấp nguyên liệu giảm mạnh làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm. Cụ thể, một số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 556,42 triệu USD (+39,56%); Chất dẻo nguyên liệu ước đạt 668,07 triệu USD (-22,69%); Vải các loại 432,99 triệu USD (-19,79%); Nguyên phụ liệu dệt, may ước đạt 435,26 triệu USD (-8,84%); Bông ước đạt 376,46 triệu USD (-10,66%); Sắt thép các loại ước đạt 531,05 triệu USD (-24,85%); Máy móc thiết bị ước đạt 887,97 triệu USD (-14,7%)…
Thị trường nhập khẩu chủ lực trong 7 tháng/2020 là: Trung Quốc ước đạt 1.744,9 triệu USD, chiếm 22,6% và giảm 6,6%; Hàn Quốc ước đạt 1.160,3 triệu USD, chiếm 15%, giảm 21,75%; Đài Loan ước đạt 858,7 triệu USD, chiếm 11,1%, giảm 2,95%; Nhật Bản ước đạt 699,8 triệu USD, chiếm 9,1%, tăng 36,1%; Hoa kỳ ước đạt 711,3 triệu USD, chiếm 9,2%, giảm 18,15% so cùng kỳ. Các thị trường khác có kim ngạch nhập khẩu khá cao như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2,8% đến 5,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
d. Giao thông vận tải
Vận tải, kho bãi ước tháng 07/2020: Doanh thu vận tải kho bãi ước đạt 1.554,7 tỷ đồng, tăng 1,42% so tháng trước, tăng 5,83% so cùng kỳ năm trước là dohoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã hoạt động ổn định sau thời gian hạn chế hoạt động do dịch COVID-19, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách. Các tuyến vận tải ngoại tỉnh cũng đã hoạt động trở lại. Do đó, ước tháng 7/2020 tăng so tháng trước cả về doanh thu và sản lượng. Cụ thể:
Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 205,2 tỷ đồng, tăng 0,76% so tháng trước và tăng 6,21% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 6.014 nghìnHK, tăng 0,51% so tháng trước và tăng 1,86% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 254.810 nghìnHK.km, tăng 0,59% so tháng trước và tăng 2,32% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do học sinh bắt đầu nghỉ hè giữa tháng 7/2020 nhưng các dịch vụ vui chơi giải trí và du lịch tăng cao so tháng trước nên doanh thu và sản lượng vận chuyển hành khách tăng nhẹ so tháng trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 853,9 tỷ đồng, tăng 1,02% so tháng trước và tăng 3,07% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 5.053 nghìnTấn tăng 0,81% so tháng trước và tăng 1,73% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 374.278 nghìnTấn.km tăng 0,93% so tháng trước và tăng 1,98% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tháng 7/2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai các tuyến hoạt động vận tải hàng hóa trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như vật liệu xây dựng tăng nên doanh thu và sản lượng tăng so tháng trước.
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 485,6 tỷ đồng, tăng 2,41% so tháng trước và tăng 10,95% so cùng tháng năm trước. Nguyên nhân là do trong tháng 7/2020 các hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa hoạt động trở lại bình thường kể cả các tuyến ngoại tuyến nên doanh thu của ngành thu phí đường bộ tăng lên đáng kể (ngành thu phí đường bộ chiếm tỷ trọng 42% trong nhóm kho bãi) nên làm cho doanh thu của nhóm kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng này tăng so tháng trước.
Hoạt động vận tải, kho bãi 7 tháng đầu năm 2020: Dự ước doanh thu đạt 9.846,4 tỷ đồng, giảm 3,71% so cùng kỳ. Nguyên nhân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên một số đơn vị của ngành vận tải hành khách và hàng hóa hạn chế hoạt động từ tháng 2 đến đầu tháng 5 mới hoạt động trở lại. Làm cho doanh thu và sản lượng của 7 tháng đầu năm 2020 giảm so cùng kỳ.
Vận tải hành khách ước đạt 1.202,4 tỷ đồng, giảm 10,69%; Sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 34.208 nghìn HK, giảm 12,95% và luân chuyển ước đạt 1.516.906 nghìn HK.Km, giảm 15,77% so cùng kỳ.Trong đó: Đường bộ đạt 33.539 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 13,02% và 1.516.514 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 15,77%; đường sông đạt 688,5 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 9,34% và 392,7 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 10,61%.
Vận tải hàng hóa ước doanh thu 7 tháng/2020 ước đạt 5.528,1 tỷ đồng, giảm 2,43% so cùng kỳ. Ước sản lượng vận tải hàng hóa ước đạt 34.469 nghìn tấn vận chuyển và 2.517.199 nghìn tấn - km luân chuyển, so cùng kỳ giảm 4,62% về vận chuyển và 4,85% về luân chuyển. Trong đó: Đường bộ đạt 33.619 ngàn tấn vận chuyển, giảm 4,64% và 2.373.702 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 4,91%; đường sông đạt 849,6 ngàn tấn vận chuyển, giảm 3,87% và 143.496,4 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 3,78%.
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 7 tháng/2020 ước đạt 3.115,9 tỷ đồng, giảm 3,18% so cùng kỳ.
4. Đầu tư phát triển
Từ đầu năm đến nay nhiều dự án công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tình hình thực hiện vốn đầu tư và giải ngân chậm lại do điều chỉnh chính sách xây dựng theo nghị định 68/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó các chủ đầu tư tập trung vào khâu lập kế hoạch trình cơ quan có thẩm quyền, duyệt bản vẽ thiết kế thi công, lựa chọn nhà đầu tư, tư vấn giám sát do đó dẫn đến việc thực hiện vốn đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch.
Dự ước thực hiện vốn đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 7 năm 2020 thực hiện 392,15 tỷ đồng, tăng 9,2% so tháng trước, ước 7 tháng 2.294,93 tỷ đồng và bằng 71,02% và giảm 29% so cùng kỳ. Kết quả giải ngân tính đến thời điểm báo cáo ước đạt 2.090,11 tỷ đồng, bằng 24,95% so kế hoạch năm 2020. Tình hình dịch bệnh covid -19 diễn biến phức tạp. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đầu tư của các dự án công trình, sau đây là tình hình thực hiện vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh:
Ước tháng 7 năm 2020 thực hiện 283,68 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng 6/2020, ước 7 tháng năm 2020 thực hiện 1.507 tỷ đồng, giảm 26,95% so cùng kỳ và đạt 32,11% so kế hoạch năm 2020.
Tình hình thực hiện các công trình trọng điểm: Trong tháng 7/2020 mới có 3 dự án trọng điểm đi vào đầu tư gồm Dự án mở rộng, tu bổ tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh: Vốn kế hoạch năm 2020 là 57 tỷ đồng. Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 7/2020 là 1,2 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng 9 tỷ đồng; Dự án Đường kết nối vào cảng Phước An (đoạn từ đường 319 đến nút giao cắt với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành), Vốn kế hoạch 2020 là 38,20 tỷ đồng. Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 7/2020 là 12 tỷ đồng, dự ước lũy kế 7 tháng năm 2020 là 49 tỷ đồng; Dự án Cải tạo nâng cấp đường ĐT,768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT,767, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, vốn kế hoạch 2020 là 70 tỷ đồng. Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 7/2020 là 102 triệu đồng.
Bên cạnh đó một số các công trình đang đầu tư như: Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500 với tổng vốn kế hoạch năm 2020 là 70 tỷ đồng, dự ước tháng 7/2020 thực hiện 1,3 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng 2020 là 51,98 tỷ đồng; Dự án kè gia cố bờ sông Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông rạch cát phường Thống nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp thành phố Biên Hòa-dự án đối ứng theo cam kết với JICA khi triển khai dự án TNXLNT tp BH giai đoạn 1 từ vốn ODA. Vốn kế hoạch năm 2020 là 112 tỷ đồng, dự ước tháng 7/2020 thực hiện 10 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng năm 2020 là 30 tỷ đồng; Dự án Xây dựng mới cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai Vốn kế hoạch năm 2020 là 93,8 tỷ đồng. Dự ước thực hiện 4,5 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng 14,89 tỷ đồng.
* Đặc biệt dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đây là công trình trọng điểm quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm còn chậm. Mới chỉ thực hiện giải ngân được 224 tỷ/6.705 tỷ nguyên nhân chủ yếu là việc thẩm định hồ sơ bồi thường di dân tái định cư còn chậm dẫn đến tiến độ giải ngân còn thấp.
Các dự án khác: Dự án xây dựng nâng cấp mở rộng đường Đỗ Văn Thi, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa: Dự ước tháng 7/2020 thực hiện 300 triệu đồng; Dự án xây dựng hồ chứa nước Cầu Dầu – TP. Long Khánh: Dự ước thực hiện tháng 7/2020 là 600 triệu đồng; Dự án xây dựng nâng cấp đường vào khu hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 7/2020 là 1,5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý:
Dự ước tháng 7 năm 2020 thực hiện 87 tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng 6/2020, dự ước 7 tháng năm 2020 thực hiện 629,70 tỷ đồng, giảm 32,64% so cùng kỳ. Tình hình thực hiện các công trình như sau: Dự án xây dựng trung tâm hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 7/2020 là 1,4 tỷ đồng; Dự án xây dựng đường vào khu TĐC ấp 3 xã Phú Lợi tháng 7/2020 ước thực hiện 410 triệu đồn; Dự án làm đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn song hành QL1A từ đường đinh tiên hoàng đến ngã ba cây gáo H.Trảng Bom tháng 7/2020 ước thực hiện 362 triệu đồng; Dự án xây dựng đường Cây Khế - Bưng Môn. Huyện Long Thành tháng 7/2020 ước thực hiện 383 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý:
Dự ước tháng 7 năm 2020 thực hiện 21,46 tỷ đồng, tăng 8% so tháng 6/2020, ước 7 tháng năm 2020 thực hiện 158,23 tỷ đồng và giảm 32,17% so với cùng kỳ.
5. Thu hút đầu tư (tính đến ngày 20/7/2020)
Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu tư trực tiếp ngoài (FDI) ước đạt khoảng 743 triệu USD, bằng 67,88% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 đạt 1.094,6 triệu USD). Trong đó: cấp mới 46 dự án với tổng vốn đăng ký 197,8 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2019, bằng 90% về số dự án và bằng 38,3% về vốn đăng ký cấp mới) và 70 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 545,2 triệu USD.Giải ngân 7 tháng đầu năm dự ước đạt 700,46 triệu USD, đạt 70% kế hoạch năm.Lũy kế đến ngày 20/7/2020 số dự án còn hiệu lực là 1.518 dự án với số vốn là 30,76 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn tính đạt 21.729,4 tỷ đồng, tăng 176% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 là 7.868 tỷ đồng). Trong đó: cấp mới 73 dự án với tổng vốn đăng ký là 18.614 tỷ đồng (so với cùng 2019, tăng gấp 1,7 lần về số dự án cấp mới và tăng 158% về vốn đăng ký cấp mới). Lũy kế đến 20/7/2020, số dự án còn hiệu lực là 1.000 dự án với số vốn là 274.677 tỷ đồng.
Tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốn là 26.335,8 tỷ đồng, bằng 97,14% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 là 27.110,7 tỷ đồng), trong đó số đăng ký thành lập mới là 2.120 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 2.214 tỷ đồng và 193 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là 4.842,7 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2019, tương đương về số doanh nghiệp và bằng 95,4 % số vốn đối với thành lập mới. Lũy kế đến hết ngày 20/7/2020, toàn tỉnh có 39.601 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính đến ngày 20/7/2020, có 207 doanh nghiệp giải thể với số vốn 3.363 tỷ đồng và 199 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, 480 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Nguyên nhân giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
6. Tài chính – Ngân hàng
a. Tài chính
Công tác kiểm soát dịch Covid-19 trong nước được thực hiện tốt và có hiệu quả, do đó hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh từng bước trở lại trạng thái hoạt động bình thường,có tín hiệu khởi sắc hơn so tháng trước, đã tác động tích cực đến kết quả thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 21/7/2020 ước đạt 29.100 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán năm và bằng 95,18% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa là 21.300 tỷ đồng tỷ đồng, đạt 59,7% so với dự toán năm và tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu 7 tháng ước tính đạt 7.800 tỷ đồng, đạt 44,57% dự toán và giảm 11,31% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại của tỉnh như Hoa kỳ, Trung quốc, các nước châu Âu… các lĩnh vực như: Dệt may, sợi, sản xuất giày dép, plastic, linh kiện điện tử... gặp nhiều khó khăn, do thiếu nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên đạt được kết quả như trên cũng là dấu hiệu khả quan, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra dịch bệnh Covid-19, là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Dự ước tổng chi ngân sách địa phương 7 tháng ước đạt 10.600 tỷ đồng, bằng 47,7% so với dự toán và tăng 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.900 tỷ đồng, đạt 52,2% so dự toán và tăng 12,05% so cùng kỳ; Chi thường xuyên 6.700 tỷ đồng, đạt 49,6% so với dự toán đầu năm và tăng 5,17% so cùng kỳ.
b. Hoạt động ngân hàng
Trong thời gian qua, dịch Covid 19 diễn biến phức tạp bùng phát nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trước tình hình đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh tiếp tục có các giải pháp như: tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả và chỉ đạo các TCTD thực hiện cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng, tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ đề nghị của khách hàng; tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại theo quy định… do đó công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:
Hoạt động huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến 30/7/2020 đạt 218.347 tỷ đồng, tăng 9,8% so đầu năm. Trong đó:
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 203.493 tỷ đồng, tăng 9,45% so đầu năm; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 13.378 tỷ đồng, tăng 13,58% so đầu năm.
Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5-7,3%/năm. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Hoạt động tín dụng:
Đến 31/7/2020 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 221.186tỷ đồng, tăng 4,02% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,69% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm:
Dư nợ ngắn hạn ước đạt 120.083 tỷ đồng, tăng 8,46% so đầu năm. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 99.342 tỷ đồng, giảm 0,67% so đầu năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.
7. Một số tình hình xã hội
a. Văn hóa thông tin
Tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị các kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 16, khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021, In, Thực hiện thay đổi nội dung treo 600 lá cờ nội dung; 1.200 lá cờ Đảng, cờ Tổ Quốc, 50 cờ phướn; 252 m2 cụm pano; 550 m2 băng rôn treo các điểm chính trong thành phố Biên Hòa; 120 m2 phông sân khấu, 45 m2 băng rôn cổng, 18 m2 băng rôn tiền sảnh, in và căng 54 m2 phông sân khấu trong hội trường.
Tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ Chính trị quan trọng của tỉnh và thành phố Biên Hòa 12 buổi như: Phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ khối kinh tế TP. Biên Hòa; Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Long Khánh; Chào mừng Đoàn công tác Bộ Ngoại giao về làm việc tại Đồng Nai…
Thực hiện 16 buổi biểu diễn tuyên tuyền lưu động chủ đề “Hè năng động – Học nhiều điều hay” năm 2020 tại Thành phố Biên Hòa; Huyện Vĩnh Cửu; Huyện Trảng Bom; Huyện Nhơn Trạch.
Thực hiện 02 cuộc triển lãm: Triển lãm phục vụ Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Đồng và Triển lãm tại Hội diễn Tiếng hát miền Đông lần thứ XIX, năm 2020 tại TP.HCM.
5 đội chiếu phim tổ chức 182 buổi chiếu phim lưu động và các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, phục vụ các xã nông thôn mới và công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh.
b. Thể dục, thể thao
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đồng Nai phối hợp với Tổng cục TDTT tổ chức Giải vô địch Wushu toàn quốc năm 2020. Kết quả đoàn Đồng Nai xếp hạng 4 toàn đoàn trên tổng số 30 đoàn và giành được tổng cộng 3 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ.
Tham gia Giải bơi - lặn vô địch trẻ quốc gia năm 2020 tại Đà Nẵng, đoàn Đồng Nai giành được tổng cộng 9 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ; phá 1 kỷ lục lứa tuổi và xếp hạng 3 toàn đoàn
Tham dự Giải vô địch cử tạ trẻ quốc gia năm 2020 tại Hà Nội. Đồng Nai có 2 đơn vị tham dự là Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Đồng Nai và Trường phổ thông Năng khiếu thể thao Đồng Nai.
Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa đã tổ chức trận chung kết và trao giải Futsal nam trong công nhân lao động lần thứ I năm 2019. Đây là giải đấu nhằm chào mừng 91 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 và chào mừng Đại hội Đảng bộ doanh nghiệp lần thứ V. Tham gia giải có 32 đội đến từ các Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, thu hút 448 vận động viên.
Trong tháng 7, Sở VH – TTDL tổ chức lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước năm 2020. Là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình triển khai thí điểm dạy bơi và tiêu chí đánh giá trẻ em biết bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước năm 2020. Tại lễ phát động kêu gọi sự vào cuộc tích cực, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội với công tác phòng, chống đuối nước trên địa bàn tỉnh.
c. Giáo dục - Đào tạo
* Công tác chuẩn bị thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021
Thời gian chính thức tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 là ngày 22 và 23/7/2020 với 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Đối với các thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh sẽ thi các môn chuyên tương ứng.
Theo sở GD-ĐT tỉnh, năm học 2020 – 2021 có 19.906 thí sinh đăng ký thi tuyển vào lớp 10 (năm học 2020-2021) tại 22 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có 1.746 thí sinh đăng ký vào các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Các trường không được tổ chức thi tuyển sẽ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.
* Công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Đồng Nai có 28.380 thí sinh đăng ký dự thi, gần bằng với số lượng thí sinh dự thi của năm 2019. Trong đó có 23.796 thí sinh hệ THPT; 4.584 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do. Sở GD-ĐT đã có kế hoạch bố trí 58 điểm thi với số lượng 1.205 phòng thi tại 9 huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh. TP.Biên Hòa là địa bàn có nhiều thí sinh đăng ký dự thi nhất tỉnh với 9.246 thí sinh (chiếm 32% thí sinh toàn tỉnh). Để phục vụ cho kỳ thi năm nay, Sở GD-ĐT huy động 3.385 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, 290 người làm nhiệm vụ lãnh đạo các điểm thi, 250 người làm nhiệm vụ chấm thi. Ngoài ra, còn có khoảng gần 500 người làm công tác phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm in sao đề thi, bên trong và ngoài khu vực thi và tại điểm chấm thi.
d. Y tế
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Tính đến chiều 23/7/2020, Việt Nam ghi nhận 412 ca dương tính với SARS-CoV-2, toàn bộ những ca nhiễm mới đều trở về từ nước ngoài và được cách ly ngay khi nhập cảnh. Trước những diễn biến dịch bệnh ngành y tế tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm Covid-19.
Trong tháng 7, Đồng Nai tiếp nhận 237 người lao động trở về từ Đài Loan, đang được cách ly tập trung tại Trường trung cấp cảnh sát VI (xã An Phước, huyện Long Thành) đã được lấy mẫu xét nghiệm, tất cả đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Đây là lần thứ 2 Đồng Nai tiếp nhận số lượng lớn người dân trở về từ nước ngoài vào khu cách ly. Do đó, các khu cách ly luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động để đảm bảo công tác chống dịch hiệu quả.
Tính đến 23/7/2020, tỉnh Đồng Nai ghi nhận 01 trường hợp nhiễm COVID-19 được điều trị khỏi, hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày. Ngành y tế tiếp tục chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai và tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa dịch COVID–19 lây lan trên địa bàn tỉnh.
Một số dịch bệnh phát sinh trong tháng như sau:
- Sốt xuất huyết: 189 trường hợp, giảm 11,26% so với tháng trước. Trong đó số trường hợp mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 90 trường hợp, chiếm 47,61%. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 7/2020 là 1.554 trường hợp, giảm 62,19% so với cùng kỳ (4.111 trường hợp). Trong đó số trường hợp mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 844 trường hợp, chiếm 54,31%. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 29 ổ dịch, giảm 75,42% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch được xử lý đạt 99,68% (317 ổ dịch được xử lý/318 ổ dịch phát hiện).
- Sốt rét: Trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét, giảm 1 trường hợp so với tháng trước. Số xét nghiệm thực hiện trong tháng: 4.145 mẫu.
- Sởi: 01 trường hợp mắc bệnh, giảm 01 trường hợp so với tháng trước và giảm 99,2% so với tháng cùng kỳ năm 2019 (122 trường hợp). Tổng số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 7/2020 là 120 trường hợp, giảm 91,76% so với cùng kỳ (1.455 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tử vong.
- Hội chứng tay chân miệng: 77 trường hợp mắc bệnh, tăng 2,35 lần so với tháng trước (23 trường hợp) và giảm 78,85% so với tháng cùng kỳ năm 2019 (364 trường hợp). Số trường hợp mắc TCM cộng dồn đến tháng 7 là 543 trường hợp, giảm 75,2% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Từ đầu năm đến hết tháng 7/2020 ghi nhận 43 ổ dịch được xử lý/45 ổ dịch được phát hiện, đạt 95,6%.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm: Trong tháng 7 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát 1.796 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/12.079 tổng số cơ sở, trong đó: 1.606 cơ sở đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm 89,42%, số cơ sở vi phạm là 190, nhắc nhở 182 cơ sở, phạt tiền 08 cơ sở với số tiền phạt là 68 triệu đồng. Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
e. Giải quyết việc làm
Trong tháng 7/2020, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện và thành phố giải quyết việc làm cho 8.303 lượt người (lũy kế từ đầu năm là 39.225 lượt người, đạt 49,03 % kế hoạch năm). Trong đó: các doanh nghiệp tuyển dụng: 4.934 lượt người; Lồng ghép vào các chương trình kinh tế xã hội khác: 3.369 lượt người.
- Trong tháng, tiếp nhận 9.086 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 9.859 người. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 9.447 lượt người; hỗ trợ học nghề cho 43 người.
- Trong tháng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai đã cấp 60 giấy phép lao động trong đó: cấp mới 24, cấp lại 36 và cấp mới 01 giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định.
f. Đào tạo nghề
Trong tháng 7, tuyển mới đào tạo cho 9.816 người, trong đó: Cao đẳng 775 người; Trung cấp 1.012; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 8.029 người. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 211 người. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 44.090 người, đạt 56,89% kế hoạch năm 2020, trong đó: Cao đẳng: 1.860 người, Trung cấp: 2.425 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 39.805 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.214 người);
- Trong tháng có có 8.553 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Cao đẳng: 606 người, Trung cấp: 1.012 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 6.935 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn có 72 người tốt nghiệp, trong đó có 65 người có việc làm, chiếm 90,28% trên tổng số người tốt nghiệp). Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 35.896 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 52,79% kế hoạch năm 2020, trong đó: Cao đẳng: 1.564 người, Trung cấp: 2.328 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 32.004người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 794 người).
g. Công tác giảm nghèo
Tính đến cuối tháng 6, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 1.430 hộ so cùng kỳ đạt 66,79%. Trong đó số hộ nghèo vay 112 hộ với số tiền 4.425 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 384 hộ với số tiền 16.227 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 934 hộ với số tiền 40.248 triệu đồng. Ước 7 tháng năm 2020, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 1.671 hộ. Trong đó số hộ nghèo vay 140 hộ với số tiền 5.690 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 445 hộ với số tiền 18.461 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 1.086 hộ với số tiền 46.472 triệu đồng./.
Cục Thống Kê tỉnh Đồng Nai