Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung triển khai, quyết liệt thực hiện 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn về yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của tỉnh.
Tình hình dịch Covid-19 trong cả nước và trên Thế giới diễn biến phức tạp hơn trước; đa số các nền kinh tế lớn đều có dự báo tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với các dự báo thời điểm giữa năm. Tăng trưởng cả nước năm 2021 dự báo chỉ đạt 2%thấp hơn khá nhiều so với các dự báo vào tháng 9/2021.
Đối với tỉnh Hải Dương, dịch bệnh ảnh hưởng lớn trong quý I nên Tỉnh có tăng trưởng âm. Tuy nhiên, do thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời “khơi thông” được nguồn lực riêng có, nên các quý còn lại trong năm tăng trưởng đều đạt rất cao, trên 11%; giúp tăng trưởng cả năm 2021 đạt 8,6% vượt mục tiêu Kế hoạch đã đề ra. Điểm sáng trong phát triển kinh tế của Tỉnh trong năm 2021 đến từ các ngành:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng trưởng tốt do năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng (rau màu vụ đông, cây lâu năm, cây lúa) đều tăng khá; hoạt động chăn nuôi gia cầm phát triển và đàn lợn phục hồi khá tốt.
- Ngành công nghiệp tăng thấp ở một số ngành lắp ráp linh kiện điện tử do đứt gãy chuỗi cung ứng; tuy nhiên các ngành may mặc, sắt thép, ô tô và phụ tùng ô tô đều tăng khá. Đặc biệt dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương (thị xã Kinh Môn) hoạt động đủ 02 tổ máy từ tháng 02 năm nay làm cho sản lượng điện sản xuất của Tỉnh tăng 52,7%; là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng của Tỉnh đạt 8,6%.
I. KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Ước tính, tăng trưởng kinh tế (GRDP theo giá 2010) tỉnh Hải Dương năm 2021 đạt 8,6%; cao thứ 8/63 cả nước và thứ 4/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng (sau Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nam). Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) đạt 6,8%; công nghiệp - xây dựng là 13,5% (công nghiệp +15,6%, xây dựng -3,6%); dịch vụ tăng 0,8%; thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 7,6%.
Quy mô nền kinh tế năm 2021 (theo giá hiện hành) ước đạt 149.090 tỷ đồng, đứng thứ 11/63 toàn quốc; trong đó, khu vực nông, lâm, nghiệp thủy sản đạt 14.002 tỷ đồng, chiếm 9,4%; công nghiệp-xây dựng đạt 81.821 tỷ đồng, chiếm 54,9%; dịch vụ đạt 39.702 tỷ đồng, chiếm 26,6%; thuế và trợ cấp sản phẩm đạt 13.565 tỷ đồng, chiếm 9,1%.
GRDP bình quân đầu người ước tính đạt 77,0 triệu đồng, tương đương 3.360 USD, đứng thứ 16/63 trong toàn quốc.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021
|
Quy mô GRDP
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu GRDP
(%)
|
Tốc độ phát triển so với CK
(%)
|
Đóng góp vào mức tăng trưởng chung
(điểm%)
|
TỔNG CỘNG
|
149.090
|
100,0
|
108,6
|
8,60
|
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
14.002
|
9,4
|
106,8
|
0,71
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
81.821
|
54,9
|
113,5
|
6,93
|
+ Công nghiệp
|
75.166
|
50,4
|
115,6
|
7,13
|
+ Xây dựng
|
6.655
|
4,5
|
96,4
|
-0,20
|
Dịch vụ
|
39.702
|
26,6
|
100,8
|
0,24
|
Thuế và trợ cấp sản phẩm
|
13.565
|
9,1
|
107,6
|
0,72
|
Đóng góp vào tăng trưởng chung 8,6%, nhóm ngành NLTS đóng góp 0,7 điểm%; công nghiệp, xây dựng đóng góp 6,9 điểm% (trong đó, công nghiệp đóng góp 7,1 điểm%, xây dựng làm giảm 0,2 điểm%); dịch vụ đóng góp 0,2 điểm%; thuế và trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,7 điểm%.
- Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,8%; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 7,1% tương đương tăng 522 tỷ đồng; ngành thủy sản tăng 5,1% tương đương tăng 67 tỷ đồng; riêng hoạt động dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nên ít tác động đến tăng trưởng của ngành.
- Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 13,5%, đóng góp 6,9 điểm% vào tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19, trong quý I, lần đầu tiên công nghiệp tăng trưởng âm trong hơn 20 năm qua; các quý còn lại trong năm đều tăng trưởng trên 20%. Ngành xây dựng chịu tác động “kép” của dịch Covid-19 và giá nguyên vật liệu tăng cao trong 6 tháng đầu năm; đồng thời, những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công nên tiến độ xây dựng và giải ngân các dự án chậm.
- Ngành dịch vụ tăng 0,8% đóng góp 0,2 điểm% vào tăng trưởng. Doanh thu các ngành dịch vụ như thương mại bán lẻ (+3,1%), tài chính ngân hàng bảo hiểm (+8,6%), thông tin truyền thông (+2,4%), y tế (+15,5%) là những điểm sáng tích cực giúp khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2.1. Sản xuất nông nghiệp
Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2021 đạt 152.635 ha, giảm 0,7% (-1.034 ha) so với năm 2020; trong đó, vụ đông xuân năm 2021 đạt 87.668 ha, giảm 0,3% (-290 ha) so với cùng kỳ năm trước (vụ đông tăng 509 ha, vụ chiêm xuân giảm 799 ha); vụ mùa đạt 64.967 ha giảm 1,1% (-744 ha). Trong tổng diện tích gieo trồng năm 2021, diện tích vụ đông 21.811 ha, chiếm 14,29%; vụ chiêm xuân 65.857 ha, chiếm 43,15% ; vụ mùa 64.967 ha, chiếm 42,56%.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm
ĐVT: Ha
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
So sánh 2021 với 2020
|
(+/-)
|
(%)
|
Tổng diện tích gieo trồng
|
153.669
|
152.635
|
-1.034
|
99,3
|
Trong đó: Lúa
|
112.498
|
110.971
|
-1.527
|
98,6
|
Vụ đông
|
21.302
|
21.811
|
+509
|
102,4
|
Vụ chiêm xuân
|
66.656
|
65.857
|
-799
|
98,8
|
Vụ mùa
|
65.711
|
64.967
|
-744
|
98.9
|
Lúa là cây trồng chính trong nhóm cây hàng năm chiếm 72,7% tổng diện tích gieo trồng, diện tích lúa đạt 110.971 ha, giảm 1,4% (-1.527 ha); rau các loại 30.542 ha, chiếm 20,0%, tăng 0,3% (+105 ha).
Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 62,9 tạ/ha, tăng 3,7% (+2,2 tạ/ha); rau các loại 263,2 tạ/ha, tăng 7,1% (+17,5 tạ/ha)… so với năm 2020. Đa số năng suất các loại rau màu đều cao hơn so với năm trước, chủ yếu là tăng ở vụ Đông như: bắp cải (+30,1 tạ/ha), dưa hấu (+13,2 tạ/ha), su hào (+27,0 tạ/ha), cà rốt (+111,9 tạ/ha), hành hoa, hành củ tươi (+11,6 tạ/ha),...
Sản lượng rau các loại đạt 803.963 tấn, tăng 7,5% (+56.049 tấn). Sản lượng rau các loại tăng là do hai yếu: một là do năng suất tăng (+7,1%) làm sản lượng tăng tương ứng 53.454 tấn; thứ hai là do diện tích tăng (+0,34%) làm cho sản lượng tăng tương ứng 2.595 tấn.
Về sản xuất vụ đông năm 2022, diễn biến thời tiết đầu vụ khá thuận lợi; tuy nhiên, do lượng mưa lớn trong tháng 10 gây khó khăn cho công tác làm đất ở một số địa phương. Theo báo cáo, tính đến hết tháng 12, tổng diện tích gieo trồng cây rau vụ đông của toàn tỉnh ước đạt trên 22.000 ha, tăng 2% so với cùng năm nay; trong đó, cây ngô tăng gần 3%, cây su hào tăng 5%, bắp cải tăng trên 3%, cây hành củ tăng 2%...
2.2. Cây lâu năm
Tổng diện tích trồng cây lâu năm toàn tỉnh năm 2021 sơ bộ đạt 22.392 ha, tăng 1,1% (+244 ha; trong đó, diện tích cây ăn quả 21.570 ha, chiếm 96,3%, tăng 205 ha. Diện tích cây lâu năm khác 540 ha, chiếm 2,4%, các cây lâu năm còn lại là cây lấy dầu, diện tích cây gia vị, dược liệu và cây chè búp chiếm tỷ trọng nhỏ.
Cây vải là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh, diện tích sơ bộ là 8.950 ha, giảm 2,4% (-218 ha) so với năm 2020. Sản lượng vải sơ bộ đạt 55.083 tấn, tăng 28,1%. Nguyên nhân diện tích trồng vải giảm so với năm 2020 là do một vài năm gần đây, năng suất vải thiều đạt thấp, một số diện tích vải thiều kém hiệu quả đã được người dân chuyển sang trồng cây trồng khác có giá trị hơn.
Sản lượng một số cây ăn quả chính đều tăng so với năm trươc như: nhãn 12.559 tấn, tăng 13,5%; xoài 3.330 tấn, tăng 3,9%; chuối 67.711 tấn, tăng 4,7%; ổi 73.445 tấn, tăng 6,3%; na 15.588 tấn, tăng 0,9%; cam 9.366 tấn, tăng 3,6%; bưởi 11.612 tấn, tăng 4,5%.
Chăn nuôi: năm 2021 hoạt động chăn nuôi lợn tăng khá do việc tái đàn, khôi phục sản xuất thực hiện khá hiệu quả. Chăn nuôi lợn ở qui mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao do chủ động được nguồn cung về con giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường hiệu quả.
Tổng đàn lợn thịt tại thời điểm 31/12/2021 ước đạt 260.000 con, tăng 21,6%; số con lợn thịt xuất chuồng ước đạt 537.425 con, tăng 17,7%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 55.737 tấn, tăng 18,9%.
Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh ước đạt 15.195 nghìn con tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 61.320 tấn, tăng 8,1%; sản lượng trứng ước đạt 576.871 nghìn quả, tăng 10,2% so với năm 2020. Đàn gia cầm được duy trì tương đối ổn định, hiệu quả kinh tế đạt khá, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, hiệu quả nên không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm.
Đàn trâu trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, tại thời điểm 31/12/2021 đàn trâu ước đạt 5.500 con, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 919 tấn, tăng 4,9%.
Đàn bò có xu hướng giảm do hình thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp. Tổng đàn bò tại thời điểm 31/12/2021 ước đạt 15.600 con, giảm 1,9%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 1.831 tấn, giảm 1,4%.
2.3. Sản xuất lâm nghiệp
Năm 2021, phong trào trồng rừng và chăm sóc nuôi dưỡng rừng trên địa bàn tỉnh Hải Dương luôn được duy trì, diện tích rừng được trồng mới trong năm sơ bộ đạt 102 ha, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng sản xuất đã được khai thác năm 2020. Toàn tỉnh sơ bộ có 487 ha diện tích rừng trồng được chăm sóc, so với năm 2020 giảm 16 ha; trong đó, rừng trồng được chăm sóc khu vực nhà nước là 52 ha, còn lại là diện tích rừng trồng cây keo, bạch đàn cao sản thuộc rừng sản xuất của khu vực hộ cá thể. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ sơ bộ đạt 5.875 ha, chủ yếu là diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng và cây lâm nghiệp trồng phân tán sơ bộ năm 2021 đạt 4.010 m3, tăng 11,0% so với năm 2020, sản lượng gỗ khai thác chủ yếu tập trung trong 6 tháng cuối năm 2021; sản lượng khai thác củi sơ bộ đạt 47.539 ster, so với năm 2020 tăng 3,5%. Củi khai thác chủ yếu là chặt cành, làm cỏ, phát quang và tận dụng thu gom khi khai thác gỗ của cây trồng phân tán.
2.4. Sản xuất thuỷ sản
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021 ước đạt 89.741 tấn, tăng 5,5% (+4.663 tấn) so với năm trước. Cá là loài thủy sản được nuôi trồng chủ yếu, sản lượng chiếm 99,9%; tăng 5,5% (+4.660 tấn).
Phân theo phương thức nuôi, nuôi mặt nước đạt 70.741 tấn, chiếm 78,8%, tăng 3,1%. Thời tiết trong năm tương đối thuận lợi, công tác phòng trừ dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả nên thủy sản phát triển tốt, người dân đã có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh; đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Hầu hết diện tích nuôi trồng được nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, cho năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cao.
Phương thức nuôi trồng thủy sản lồng bè được duy trì và phát triển khá. Tổng sản lượng cá lồng năm ước đạt 19.000 tấn chiếm 21,2% tổng sản lượng nuôi trồng, tăng 15,6%. Ngoài nguyên nhân thời tiết trong năm tương đối thuận lợi, lưu lượng dòng chảy ổn định đã tạo điều kiện tốt cho cá phát triển. Năm 2021, một số hộ mở rộng qui mô nuôi trồng, tổng số lồng nuôi cá tăng trên 12% so với năm trước.
3. Sản xuất công nghiệp
Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 trong quý I, nhưng ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung khôi phục sản xuất, khắc phục những thiệt hại do đại dịch gây ra. Nhờ đó sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã duy trì đà tăng trưởng khả quan đến cuối năm.
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Theo phương pháp chỉ số, sản xuất công nghiệp tháng 12 so cùng kỳ năm trước tăng 2,9%; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,0%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,8%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 1,4%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Năm 2020
|
|
Năm 2021
|
|
Năm 2019
|
|
Năm 2020
|
Chung
|
101,9
|
|
112,2
|
Khai khoáng
|
89,2
|
|
80,8
|
Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
104,5
|
|
108,4
|
SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng
|
106,4
|
|
146,6
|
Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải
|
106,5
|
|
101,8
|
Theo phương pháp chỉ số, sản xuất công nghiệp của tỉnh quý IV năm 2021 tăng 14,2% so với cùng kỳ; tính chung cả năm 2021, sản xuất công nghiệp tăng 12,2%; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà tăng 46,6%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 1,8%.
Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, đó là:
- Ngành sản xuất và phân phối điện, quý IV tăng 63,5%; cả năm tăng 46,6%, trong đó điện sản xuất tăng 52,7%.
- Ngành sản xuất kim loại, quý IV tăng 23,4%; cả năm tăng 19,4%, trong đó sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng không gia công tăng 21,7%.
- Ngành sản xuất xe có động cơ, quý IV tăng 10,9%; cả năm tăng 16,7%, trong đó sản phẩm xe có động cơ chở được từ 05 người trở lên chưa được phân vào đâu tăng 193,3%; bộ phận thiết bị điện sử dụng cho xe có động cơ tăng 5,3%.
- Ngành sản xuất than cốc, quý IV tăng 25,8%; cả năm tăng 20,7%.
- Ngành sản xuất trang phục, quý IV tăng 19,9%; cả năm tăng 12,1%.
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử, với các sản phẩm bộ phận của các linh kiện điện tử quý IV tăng 13,9%, cả năm tăng 10,8%; bộ phận dùng cho thiết bị ghi và tái tạo âm thanh quý IV tăng 7,2%, cả năm tăng 29,7%.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp của tỉnh hiện cũng đang gặp khá nhiều khó khăn. Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh. Mỗi khi dịch bùng phát đều có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Ngoài ra, giá các nguyên nhiên vật liệu liệu đầu vào như sắt, thép, xăng dầu... tăng cao kéo theo chi phí về logistic, bảo quản hàng hóa, xuất nhập khẩu tăng đã gây áp lực không nhỏ lên các doanh nghiệp.
3.2. Chỉ số sử dụng lao động
Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/12/2021 ước tăng 1,0% so với tháng trước, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2020. Một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng so với cùng kỳ là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 4,4%; dệt tăng 7,6%; sản xuất trang phục tăng 16,8%; sản xuất da tăng 11,5%; sản xuất kim loại tăng 4,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 5,0%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 1,6%...
Các ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm so với cùng kỳ năm 2020 là: Khai khoáng khác giảm 43,0%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 7,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 12,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 11,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 9,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 8,4%...
4. Tình hình phát triển doanh nghiệp
Năm 2021, có 1.436 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (giảm 7,4% so với năm 2020), tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 18.448 tỷ đồng; có 838 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động (tăng 17%); có 166 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể (giảm 3%) và 663 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động (tăng 48%).
Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 511 HTX, 01 liên hiệp HTX và 800 tổ HTX; đã hình thành và phát triển một số mô hình HTX hoạt động liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
5. Hoạt động đầu tư
5.1 Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước
Do đặc thù kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên nhiệm kỳ phải chờ giao kế hoạch trung hạn nên các dự án khởi công mới giao muộn; ngoài ra do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.
Ước tháng 12, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 498 tỷ đồng, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2021, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 3.489 tỷ đồng, đạt 93,1% so với kế hoạch giao, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.505 tỷ đồng, giảm 15,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 1.778 tỷ đồng, tăng 4,3%.
5.2 Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
Ước quý IV, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.153 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.988 tỷ đồng, giảm 15,7%; vốn ngoài nhà nước đạt 7.851 tỷ đồng, tăng 6,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.314 tỷ đồng, tăng 21,8%.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2021 Năm 2020
|
|
(Tỷ đồng)
|
(Tỷ đồng)
|
(%)
|
Tổng số
|
50.798
|
49.311
|
97,1
|
Vốn nhà nước trên địa bàn
|
6.530
|
5.285
|
80,9
|
Vốn ngoài nhà nước
|
28.587
|
28.279
|
98,9
|
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
|
15.681
|
15.747
|
100,4
|
Tính chung cả năm 2021, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 49.311 tỷ đồng, giảm 2,9% so với năm trước; trong đó, vốn nhà nước đạt 5.285 tỷ đồng, giảm 19,1%; vốn ngoài nhà nước đạt 28.279 tỷ đồng, giảm 1,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 15.747 tỷ đồng, tăng 0,4%.
5.3 Thu hút đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm 2021, Tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 70 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 12.590 tỷ đồng (trong đó có 56 dự án ngoài KCN, 14 dự án trong KCN); điều chỉnh 54 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 636 tỷ đồng (52 dự án ngoài KCN và 2 dự án trong KCN). Lũy kế tổng vốn đầu tư doanh nghiệp trong nước đăng ký là 30.757 tỷ đồng; thông báo chấm dứt hoạt động của 04 dự án.
Tính đến 20/12/2021, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 331 triệu USD, bằng 70% so với năm 2020; đứng thứ 19/63 cả nước; trong đó cấp mới 17 dự án với số vốn đăng ký 110 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 43 lượt dự án với số vốn tăng thêm 195 triệu USD; 50 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị góp vốn là 26 triệu USD.
6. Thương mại, giá cả, dịch vụ
Tháng 11 và 12, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương, dịch cơ bản được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, Tỉnh đã thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt” rất hiệu quả.
Các hoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải trên địa bàn tỉnh được hồi phục nhanh, một số hoạt động dịch vụ kinh doanh ăn uống, thể thao, phòng gym, giáo dục... được phép hoạt động trở lại; nhìn chung thương mại, dịch vụ trong quý IV và tháng 12 có nhiều khởi sắc.
Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước đạt 7.482 tỷ đồng, tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý IV, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 22.643 tỷ đồng, tăng 27,4% so với quý III và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cả năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 71.468 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
6.1. Doanh thu bán lẻ hàng hoá
Doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 12 ước đạt 6.801 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 12 tháng ước đạt 62.022 tỷ đồng, tăng 8,3%. Phân theo mặt hàng: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 22.268 tỷ đồng, tăng 12,0%, là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35,9%; nhóm ô tô các loại đạt 9.075 tỷ đồng, tăng 8,3%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 8.011 tỷ đồng, giảm 0,5%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 7.788 tỷ đồng, tăng 11,1%.
6.2. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 12 ước đạt 1.041 tỷ đồng, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 12 tháng ước đạt 9.466 tỷ đồng, tăng 0,4%. Phân theo ngành kinh tế, dịch vụ lưu trú đạt 101 tỷ đồng, giảm 37,7% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống đạt 3.032 tỷ đồng, giảm 12,4%; dịch vụ khác đạt 6.331 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
6.3. Vận tải
Doanh thu vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải tháng 12 ước đạt 1.026 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước, tăng 10,0% so với cùng kỳ; trong đó, vận tải hành khách đạt 91 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 5,1%, so với cùng kỳ giảm 26,6%; vận tải hàng hoá đạt 873 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 60 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và giảm 7,2% so với cùng kỳ.
Tính chung 12 tháng, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 9.146 tỷ đồng, giảm 2,1% (loại trừ yếu tố giá giảm 5,5%) so với cùng kỳ; trong đó, vận tải hành khách đạt 971 tỷ đồng, giảm 18,3%; vận tải hàng hoá đạt 7.534 tỷ đồng, tăng 1,1%; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 629 tỷ đồng, giảm 9,6%.
6.4. Hoạt động xuất, nhập khẩu
Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 9.859 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ; vượt kế hoạch đề ra. Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, có mức tăng cao như: Hàng dệt may tăng 16,4%; xi măng, sắt thép tăng 32,1%; phụ tùng ô tô tăng 20,3%; sản phẩm plastics tăng 25,5%.
Giá trị xuất khẩu các tháng trong năm đều cao hơn cùng kỳ năm trước; riêng tháng 02 thấp hơn cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và kỳ nghie Tết Nguyên đán (năm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 01). Cá biệt, có tháng 4 và tháng 5 giá trị xuất khẩu tăng lần lượt 58,3% và 71,7%.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu ước đạt 7.603 triệu USD tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu cho sản xuất như: Vải và nguyên phụ liệu may mặc tăng 25,4%; da và nguyên liệu giầy dép tăng 78,7%; ô tô và phụ tùng ô tô tăng 23,5%; đá quý, kim loại quý tăng 82,5%.
Trong 6 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu tăng rất cao để bù đặp phần thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất chưa nhập khẩu từ cuối năm 2020, dự trù cho sản xuất trong năm 2021.
6.5. Chỉ số giá tiêu dùng
Theo phương pháp chỉ số, giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,13% so với tháng trước; tăng 1,26% so với tháng 12 năm trước; bình quân cả năm 2021 tăng 0,09% so với bình quân cùng kỳ.
Nguyên nhân làm cho giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng trước giảm do nhóm hàng điện, nước và ga giảm mạnh; khu vực thành thị có mức giảm ít hơn khu vực nông thôn.
Giá vàng tháng 12 biến động phức tạp do tác động của thị trường giá vàng thế giới và có xu hướng giảm, giảm 0,38% so với tháng trước; giá vàng bình quân tháng này là 5.225 ngàn đồng/chỉ, giảm 20 ngàn đồng/chỉ so với tháng trước; ngược với giá vàng thì giá Đô la Mỹ tháng này có xu hướng tăng, tăng 0,75% và tăng 17.100 đồng/USD so với tháng trước.
7. Hoạt động tài chính, ngân hàng
Hoạt động ngân hàng, tín dụng bảo đảm liên tục, không bị gián đoạn do giãn cách, cách ly xã hội. Nguồn vốn huy động ước đạt 152.800 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2020. Dư nợ tín dụng ước đạt 104.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cuối năm 2020, được tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nợ xấu chiếm 0,9% tổng dư nợ tín dụng.
8. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 19.290 tỷ đồng; đạt 148,4% so với dự toán giao (ngân sách địa phương được hưởng: 15.474 tỷ đồng), trong đó:
- Thu nội địa: Ước đạt 16.703 tỷ đồng, đạt 152% dự toán giao, bằng 114% so với thực hiện năm 2020, gồm: Thu tiền sử dụng đất ước đạt 4.621 tỷ đồng (tăng 2.621 tỷ đồng); thu thường xuyên ước đạt 12.050 tỷ đồng (tăng 3.093 tỷ đồng).
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Ước đạt 2.497 tỷ đồng, bằng 125% dự toán (tương ứng tăng thu 497 tỷ đồng), bằng 104% so với thực hiện năm 2020.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt: 22.134 triệu đồng, đạt 172,4% dự toán năm, chủ yếu tăng chi do kinh phí chuyển nguồn từ năm 2020 sang và tăng thu tiền sử dụng đất và tăng thu thường xuyên năm 2021; kinh phí ngân sách trung ương bổ sung.
Chi đầu tư phát triển ước đạt 6.809 tỷ đồng, bằng 235,8% dự toán năm. Nguyên nhân tăng chi đầu tư phát triển là do chuyển số dư tạm ứng từ năm 2020 chuyển sang thực thanh toán năm 2021, số dư dự toán đầu tư XDCB của các cấp ngân sách và số tăng thu tiền đất năm 2020 dành cho đầu tư chuyển nguồn sang, từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất năm 2021.
Chi thường xuyên ước đạt 10.281 tỷ đồng, bằng 124,2% so với dự toán. Nguyên nhân tăng chi tại các sự nghiệp chủ yếu do nhiệm vụ chi của các đơn vị chuyển nguồn từ năm 2020 sang, chi từ nguồn tăng thu và chi cho phòng, chống dịch Covid và một số nhiệm vụ chi phát sinh.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Văn hóa, thể thao
Văn hóa; Tập trung tuyên truyền, thông tin hướng dẫn và vận động toàn dân tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông, tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, đặc biệt là tuyên truyền, hướng dẫn triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác phục vụ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và triển khai thực hiện các Chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Từ đầu năm đến nay, để phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động triển lãm, biểu diễn nghệ thuật... Không tổ chức các nghi lễ, hoạt động có tập trung đông người; không tổ chức đón các đoàn khách thập phương. Ước cả năm 2021 toàn tỉnh đón và phục vụ khoảng 13.690 lượt khách, giảm 98% so với năm 2020; trong đó có 2.597 lượt khách lưu trú, 11.093 khách không lưu trú. Doanh thu du lịch năm 2021 ước đạt 12 tỷ đồng, giảm 99%.
Thể thao; Hải Dương đã giành thành tích xuất sắc Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân lần thứ 39, xếp thứ nhất toàn đoàn với 03 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 03 huy chương đồng. Với thành tích này, các HLV, VĐV đội bóng đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen và tiền thưởng là 470 triệu; nhà tài trợ chính thưởng đội tuyển 330 triệu, Các DN trên địa bàn tặng nhiều phần thưởng có giá trị khác.
Tại Giải vô địch đua thuyền rowing châu Á diễn ra tại Thái Lan, 03 tay chèo của tỉnh trong đội tuyển quốc gia đều giành được huy chương.
2. Y tế
2.1. Công tác phòng chống dịch Covid-19
Từ đầu năm đến nay, địa bàn tỉnh Hải Dương phải liên tiếp hứng chịu 02 đợt dịch bệnh Covid-19 lớn. Trong đó, đợt dịch bệnh lần thứ 3, bùng phát từ ngày 27/01/2021 là thử thách y tế chưa từng có và lớn nhất xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ, các biện pháp phòng chống dịch tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, linh hoạt như: Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm vững các quy định phòng, chống dịch. Thực hiện việc kiểm soát người về từ vùng dịch, kịp thời khai báo, khoanh vùng, truy vết thần tốc để dập dịch; phát huy vai trò của Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng và vai trò của người dân trong phát hiện và phòng, chống dịch bệnh. Tích cực lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng ở những khu vực có nguy cơ cao tập trung đông người. Thực hiện nghiêm túc việc phong tỏa, giãn cách xã hội và truy vết điều tra dịch tễ, tổ chức cách ly y tế kịp thời.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Triển khai thực hiện kế hoạch về dự phòng, điều trị Covid-19 trong tình hình mới, trong đó xây dựng trọng tâm 3 cấp độ dịch và 4 tầng điều trị bệnh nhân; thiết lập hệ thống hồi sức cấp cứu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng theo các cấp độ dịch.
Từ đầu năm đến nay (tính đến ngày 25/12/2021) toàn tỉnh ghi nhận 2.925 ca mắc Covid-19, trong đó, lần thứ nhất từ ngày 27/01 đến ngày 18/3/2021 có 726 ca bệnh, không có trường hợp tử vong; lần thứ hai từ ngày 27/4 đến ngày 10/6/20221 có 52 ca bệnh, không có trường hợp tử vong; lần thứ ba từ ngày 27/7 đến ngày 11/10/2021, ghi nhận 149 ca bệnh, có 01 ca tử vong (huyện nam Sách); lần thứ tư từ ngày 12/10/2021 đến ngày 25/12/2021 ghi nhận 1.939 ca, không có trường hợp tử vong.
2.2. Các công tác khác
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tiếp tục được tập trung chỉ đạo . Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, sự hài lòng của ngưởi dân đối với dịch vụ y tế tiếp tục được cải thiện. Năng lực mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại cộng đồng được chú trọng. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết và giao lưu phát tán mầm bệnh trong cộng đồng, nguy cơ một số bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tiếp tục có xu hướng quay trở lại như: Ho gà, Sởi/Rubella, tay chân miệng... Triển khai thực hiện tốt phương án tổ chức tiếp nhận khám, chữa bệnh.. Công bố Quyết định thành lập Trung tâm Pháp y Hải Dương.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết và giao lưu phát tán mầm bệnh trong cộng đồng, nguy cơ một số bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tiếp tục có xu hướng quay trở lại như: Ho gà, Sởi/Rubella, tay chân miệng. Triển khai thực hiện tốt phương án tổ chức tiếp nhận khám, chữa bệnh.
3. Giáo dục
Năm 2021 tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục tỉnh điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức dạy học qua internet; điều chỉnh lịch kiểm tra, đánh giá một cách phù hợp trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tổ chức, sắp xếp các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2021”. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 847 trường mầm non, phổ thông, giảm 27 trường so với năm học trước (Trong đó, mần non có 296 trường, giảm 13 trường; tiểu học có 244 trường, giảm 07 trường; THCS có 252 trường, giảm 08 trường; THPT có 55 trường, tăng 01 trường).
Hoạt động giáo dục toàn diện được giữ vững; chất lượng học sinh giỏi quốc gia có tiến bộ vượt bậc, có 81/99 học sinh dự thi đạt giải đạt tỷ lệ 81,8% (04 giải Nhất, 21 giải Nhì, 28 giải Ba và 28 giải Khuyết khích) và tỉnh Hải Dương xếp thứ 5 toàn quốc. Đến nay, toàn tỉnh có 669 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 76,54% , tăng 1,17% so với năm học trước (Trong đó, Mần non đạt tỷ lệ 65,3%; Tiểu học đạt tỷ lệ 95,5%; trường THCS đạt tỷ lệ 82%; THPT đạt tỷ lệ 63,6%).
4. Giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội
Năm 2021 toàn tỉnh ước giải quyết việc làm mới cho 36.000 lao động (vượt kế hoạch 1,4%), trong đó ước đưa 4.500 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 100%. Tổ chức 61 phiên giao dịch việc làm (48 phiên giao dịch việc làm định kỳ, 10 phiên lưu động và tham gia 03 phiên online), thu hút sự tham gia của 1.452 doanh nghiệp và 11.156 người lao động, trong đó có 4.514 người nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại sàn giao dịch.
Các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, giải quyết chính sách BHTN cho người lao động được duy trì thực hiện tốt, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ước thực hiện năm 2021 ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 9.085 người với tổng số kinh phí gần 169,0 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề đối với 310 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Triển khai các giải pháp phù hợp và thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt hỗ trợ 321.754 người, với tổng số tiền hỗ trợ là 48.984.902.513 đồng.Hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Lũy kế số đơn vị được giảm đóng BHTN từ 1% xuống 0% là 5.559 đơn vị, với 315.004 lao động và tổng số tiền là 16.724.376.538 đồng; Lũy kế số lao động đang tham gia BHTN và có thời gian đóng BHTN được bảo lưu đã được giải quyết hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg là 302.553 người, với tổng số tiền 728.949.100.000 đồng.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động, thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề; Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2021.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh thực hiện. Quan tâm chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng và thực hiện tốt chính sách ưu đãi gười có công, người nghèo và đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, bảo đảm trang trọng, có ý nghĩa thiết thực. Thực hiện giải quyết chế độ, chính sách cho người có công đảm bảo theo quy định, không để tồn đọng hồ sơ.
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2021. Đến cuối năm 2021, tồng số hộ dân cư toàn tỉnh có 642.767 hộ; tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 6.434 hộ, chiếm tỷ lệ 1,0% (giảm 0,36% so với năm 2020); tổng số hộ cận nghèo 11.376 hộ, chiếm tỷ lệ 1,77% (giảm 0,23% so với 2020).
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2021. Tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2021...
5. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tháng 12, trên địa bàn tỉnh phát hiện và xử lý 5 vụ vi phạm môi trường, chủ yếu là đổ rác thải, xả nước thải không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, khai thác cát trái phép, tổng số tiền xử phạt là 108 triệu đồng.
Tính chung năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 240 vụ vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, với tổng số tiền phạt 3.888,10 triệu đồng.
6. Trật tự an toàn xã hội
Chuẩn bị đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu xuân năm 2022, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội. Chủ động mở các đợt tấn công, trấn áp tội phạm, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân trong dịp cuối năm, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Về tai nạn cháy, nổ; Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy nào. Tính chung năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ cháy, nổ làm chết 01 người, bị thương 01 người, thiệt hại ước tính 26.220 triệu đồng.
Về tai nạn giao thông; Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 9 người, bị thương 9 người.
Tính chung năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 168 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 129 người, bị thương 81 người; so với cùng kỳ năm 2020, Tai nạn giao thông giảm 53 vụ (-24%), giảm 47 người chết (-26,7%) và giảm 25 người bị thương (-23,6%).
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, về cơ bản đã đạt được các mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2021 đã đề ra, trong đó đạt và vượt 11/14 chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 8,6% (kế hoạch năm 8%); thu ngân sách nhà nước đạt khá cao, vượt 48,4% dự toán năm. Các lĩnh vực về văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ các chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.
File đính kèm: HaiDuong_SolieuKTXH.xlsx