Tháng 4/2022, dịch COVID-19 được kiểm soát; các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại bình thường; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã có tác động tích cực. Hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Từ ngày 31/3 đến 02/4, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra đợt mưa lũ trái mùa gây thiệt hại nặng cho sản xuất cây hàng năm, nhất là cây lúa vùng trũng thấp phía nam của tỉnh.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 4/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết mưa lũ trái mùa, cực đoan từ đầu tháng gây thiệt hại nặng cho sản xuất cây hàng năm, nhất là cây lúa vùng trũng thấp. Chính quyền các địa phương đang giúp người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Chăn nuôi tiếp tục đà phục hồi và phát triển, dịch bệnh được kiểm soát; tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao làm giảm thu nhập của người chăn nuôi nên tổng đàn có xu hướng chững lại, nhất là đàn gia cầm. Sản xuất lâm nghiệp, các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán và khai thác gỗ rừng trồng. Sản xuất thủy sản, sản lượng có giảm do giá xăng dầu tăng nên nhiều tàu cá nằm bờ.
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân đến ngày 15/4/2022
Đến ngày 15/4/2022, cây lúa gieo cấy 25.973,2 ha, tăng 0,11% so với cùng kỳ năm trước; cây ngô gieo trồng 3.133,8 ha, giảm 4,53%; khoai lang 1.129 ha, giảm 4,19%; lạc 2.882,2 ha, giảm 3,29%; rau các loại 3.854,7 ha, tăng 2,95%; đậu các loại 568,5 ha, tăng 2,49%...Cây ngô, khoai lang diện tích giảm do sản xuất kém hiệu quả nên chuyển sang trồng các loại cây khác; cây lạc diện tích giảm do mưa kéo dài không gieo trồng được.
Từ 31/3 đến 02/4, do ảnh hưởng kết hợp của nhiều hình thế thời tiết nguy hiểm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lũ gây thiệt hại 11.718 ha lúa, 3.966 ha cây hàng năm khác.Hiện nay, cây lúa và hoa màu bị thiệt hại một phần đang phục hồi. Cây lúa đang trong giai đoạn trổ bông, sâu bệnh phát triển mạnh; cây lúa vụ Đông Xuân năm nay có nguy cơ mất mùa nặng. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình dịch bệnh trên cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng.
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Ước thực hiện đến ngày 15/4/2022
(Ha)
|
Ước thực hiện đến15/4/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
- Lúa
|
25.973,2
|
100,11
|
- Ngô
|
3.133,8
|
95,47
|
- Khoai lang
|
1.129,0
|
95,81
|
- Lạc
|
2.882,2
|
96,71
|
- Rau các loại
|
3.854,7
|
102,95
|
- Đậu các loại
|
568,5
|
102,49
|
Tình hình dịch bệnh trên cây hàng năm:
Trên cây lúa: chuột, diện tích bị hại 972 ha, tỷ lệ hại phổ biến 5 - 10%, nơi cao 15 - 25%; bệnh đạo ôn lá, diện tích nhiễm 384 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10 - 20%, nơi cao 25%; bệnh đạo ôn cổ bông, diện tích nhiễm 40 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 10%, nơi cao 30%; bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá, diện tích nhiễm 646 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10 - 20%, nơi cao 30 - 50%; bệnh khô vằn, diện tích nhiễm 968 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-20%, nơi cao 30-45%; sâu cuốn lá nhỏ, diện tích nhiễm 120 ha, mật độ phổ biến 5-10 con/m2, nơi cao 15 con/m2; rầy các loại, diện tích nhiễm 21 ha, mật độ phổ biến 700-1.000 con/m2, nơi cao 2.000 con/m2; bệnh lem lép hạt, diện tích nhiễm 660 ha; bệnh đốm nâu, diện tích nhiễm 235 ha. Trên cây ngô: sâu keo mùa thu, diện tích nhiễm 65 ha, mật độ phổ biến 2 - 4 con/m2, nơi cao 8 - 10 con/m2.
b. Chăn nuôi
Ước tính đến 30/4/2022, đàn trâu có 19.956 con, giảm 8,27% so với cùng thời điểm năm 2021; đàn bò có 55.616 con, tăng 0,26%; đàn lợn thịt có 146.650 con, tăng 10,49%; đàn gia cầm có 3.630 nghìn con, giảm 0,11%, trong đó: đàn gà 2.845 nghìn con, giảm 0,07%. Đàn trâu bò ổn định, hiện nay do diện tích chăn thả bị thu hẹp nên người chăn nuôi nuôi bò theo hướng nuôi nhốt, vỗ béo. Đàn lợn thịt tiếp tục đà phục hồi, dịch bệnh được kiểm soát. Chăn nuôi gia cầm do giá thức ăn chăn nuôi tăng nên tổng đàn có xu hướng chững lại.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 4/2022 ước tính đạt 4.391,6 tấn, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 73,1 tấn, giảm 2,92%; thịt bò 260,5 tấn, tăng 1,56%; thịt lợn 2.697 tấn, tăng 10,90%; thịt gia cầm 1.361 tấn, tăng 0,93%. Sản lượng trứng gia cầm 3.880 nghìn quả, tăng 2,67%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 16.759,6 tấn, tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 305 tấn, giảm 2,68%; thịt bò 1.046,6 tấn, tăng 1,51%; thịt lợn 10.245 tấn, tăng 13,77%; thịt gia cầm 5.163 tấn, tăng 1,28%. Sản lượng trứng gia cầm 16.631 nghìn quả, tăng 1,35%.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Ước
tháng 4/2022
|
Ước
4 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 4/2022
|
4 tháng năm 2022
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)
|
4.391,6
|
16.759,6
|
106,79
|
108,49
|
- Thịt trâu
|
73,1
|
305,0
|
97,08
|
97,32
|
- Thịt bò
|
260,5
|
1.046,6
|
101,56
|
101,51
|
- Thịt lợn
|
2.697,0
|
10.245,0
|
110,90
|
113,77
|
- Thịt gia cầm
|
1.361,0
|
5.163,0
|
100,93
|
101,28
|
Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)
|
3.880,0
|
16.631,0
|
102,67
|
101,35
|
Tình hình dịch bệnh:Từ đầu năm đến 15/4/2022, dịch tả lợn Châu Phi đã làm cho 613 con lợn bị bệnh, chết buộc chôn hủy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 07 xã của 03 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong), có bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày.
1.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trong tháng, các đơn vị, địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán; triển khai khai thác gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.
Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 4/2022 ước tính đạt 513 ha, tăng 13,25% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 346 nghìn cây, tăng 12,34%; sản lượng gỗ khai thác 112.403 m3, giảm 0,50%; sản lượng củi khai thác 23.570 ster, tăng 3,84%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 1.986 ha, tăng 16,62% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 1.438 nghìn cây, tăng 21,76%; sản lượng gỗ khai thác 325.674 m3, tăng 1,31%; sản lượng củi 49.015 ster, tăng 4,43%...
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ướctháng 4/2022
|
Ước 4 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 4/2022
|
4 tháng năm 2022
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
513
|
1.986
|
113,25
|
116,62
|
2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)
|
346
|
1.438
|
112,34
|
121,76
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
112.403
|
325.674
|
99,50
|
101,31
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
23.570
|
49.015
|
103,84
|
104,43
|
Tình hình cháy rừng và vi phạm lâm luật:Trong 4 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Đã phát hiện 37 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm 37 vụ, tịch thu 38,3 m3gỗ. Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.
1.3. Thủy sản
Trong tháng, do giá xăng dầu tăng thu nhập từng chuyến biển giảm nên nhiều tàu cá nằm bờ làm cho sản lượng thuỷ sản giảm so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản tháng 4/2022 ước tính đạt 3.507 tấn, tăng 2,48% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 2.287 tấn, tăng 4,38%; tôm 354 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; thủy sản khác 866 tấn, giảm 1,25%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 11.281 tấn, giảm 1,20% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 7.327 tấn, tăng 0,50%; tôm 1.261 tấn, giảm 0,16%; thủy sản khác 2.703 tấn, giảm 2,07%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 4/2022 ước tính đạt 434 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 132 tấn, tôm 302 tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2.482 tấn, tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.332 tấn, tăng 0,30%; tôm 1.142 tấn, tăng 0,71%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 4/2022 ước tính đạt 3.073 tấn, tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.155 tấn, tăng 4,66%; thủy sản khác 866 tấn, giảm 1,25%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 8.799 tấn, giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 5.995 tấn, tăng 0,55%; thủy sản khác 2.695 tấn, giảm 2,07%.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 4/2022
(Tấn)
|
Ước 4 tháng năm 2022
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 4/2022
|
4 tháng năm 2022
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
3.507
|
11.281
|
102,48
|
99,80
|
1. Chia theo loại thủy sản
|
|
|
|
|
- Cá
|
2.287
|
7.327
|
104,38
|
100,50
|
- Tôm
|
354
|
1.251
|
100,00
|
99,84
|
- Thủy sản khác
|
866
|
2.703
|
98,75
|
97,93
|
2. Chia theo nuôi trồng, khai thác
|
|
|
|
|
- Nuôi trồng
|
434
|
2.482
|
100,00
|
100,49
|
- Khai thác
|
3.073
|
8.799
|
102,84
|
99,61
|
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2022 ước tính tăng 6,84% so với tháng trước và tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, động lực tăng trưởng chủ yếu là các dự án điện gió mới đi vào hoạt động cuối năm 2021. Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị sản xuất lớn đã sản xuất hết công suất nên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên chỉ số sản xuất của ngành này tăng 7,24% so với tháng trước nhưng chỉ tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2021 tăng 8,46%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2022 ước tính tăng 6,84% so với tháng trước và tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 3,53% và giảm 4,23%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,24% và tăng 1,37%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,53% và tăng 43,69%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,28% và giảm 4,01%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2022 tăng khá so với tháng trước do dịch COVID-19 được kiểm soát vấn đề đứt gãy chuối cung ứng từng bước được tháo gỡ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2022 tăng khá so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng rất cao do có nhiều dự án điện gió mới đi vào hoạt động cuối năm 2021.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 10,77%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,26%; sản xuất và phân phối điện tăng 40,24%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,37%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 40,24%; dệt tăng 28,37%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,86%; khai thác quặng kim loại tăng 23,93%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 18,86%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14,40%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất trang phục tăng 3,06%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 2,43%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 2,39%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,64%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 3,77%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 5,16%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 6,26%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 7,90%; khai khoáng khác giảm 10,94%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 12,61%; sản xuất đồ uống giảm 18,31%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 18,88%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 22,60%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 22,96%;
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 4/2022 so với tháng 3/2022
(%)
|
Tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
4 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
106,84
|
108,51
|
107,23
|
- Khai khoáng
|
103,53
|
95,77
|
110,77
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
107,24
|
101,37
|
100,26
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
106,53
|
143,69
|
140,24
|
- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
|
109,28
|
95,99
|
99,63
|
Một số sản phẩm chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 67,91%; điện sản xuất tăng 61,86%; dăm gỗ tăng 53,38%; dầu nhựa thông tăng 35,96%; nước hoa quả, tăng lực tăng 15,15%...Một số sản phẩm tăng thấp: tinh bột sắn tăng 12,71%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 11,08%; com lê, quần áo tăng 9,88%; ván ép tăng 9,34%; điện thương phẩm tăng 2,17%; nước máy tăng 0,88%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 0,27%...Một số sản phẩm giảm: gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 6,15%; xi măng giảm 14,64%; đá xây dựng giảm 16,75%; bia lon giảm 23,72%; phân hóa học giảm 25,14%; thủy hải sản chế biến giảm 29,66%; tấm lợp proximăng giảm 30,13%; gạch khối bằng bê tông giảm 40,87%...
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/4/2022 tăng 0,42% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 7,72% so với cùng thời điểm năm trước. Số lao động đang làm việc tăng khá cao so với cùng thời điểm năm trước là do dịch COVID-19 được kiểm soát, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã có tác động tích cực, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển nên thu hút thêm lao động. So với cùng thời điểm năm trước, số lao động đang làm việc khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 21,35%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 56,81%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,97%. Xét theo ngành hoạt động, so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 28,78%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,23%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,73%.
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Bốn tháng đầu năm 2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và những giải pháp chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đã tạo sự yên tâm, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp nên số doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến 15/4/2022, toàn tỉnh có 168 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 42,37% (+50 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 2.056 tỷ đồng, tăng 109,44%; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp 12,24 tỷ đồng, tăng 47,11%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 148 doanh nghiệp, tăng 42,30% (+44 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là15 doanh nghiệp, tăng 114,28% (+08 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 93 doanh nghiệp, tăng 25,68% (+19 DN). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn, khả năng cạnh tranh thấp, kinh doanh kém hiệu quả…
4. Đầu tư
Tháng 4/2022, Tỉnh đã đôn đốc, chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình/dự án, giải ngân vốn đầu tư công; tuy nhiên, tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý vẫn chưa đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân; giá vật liệu xây dựng tăng cũng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2022 tăng 20,02% so với tháng trước, nhưng lại giảm 4,53% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 4 tháng đầu năm 2022 chỉ bằng 22,07% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tính tháng 4/2022
(Tỷ đồng)
|
Ước tính 4 tháng năm 2022
(Tỷ đồng)
|
Tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
4 tháng
năm 2022 so với kế hoạch năm 2022 (%)
|
4 tháng
năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
221,23
|
718,24
|
95,47
|
22,07
|
102,69
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
183,44
|
586,74
|
92,54
|
22,52
|
98,69
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
34,64
|
120,40
|
132,65
|
21,06
|
127,02
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
3,15
|
11,10
|
42,63
|
14,20
|
110,11
|
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2022 ước tính đạt 221,23 tỷ đồng, tăng 20,02% so với tháng trước và giảm 4,53% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 183,44 tỷ đồng, tăng 20,34% và giảm 7,46%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 34,64 tỷ đồng, tăng 19,83% và tăng 32,65%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 3,15 tỷ đồng, tăng 5,79% và giảm 57,37%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 718,24 tỷ đồng, bằng 22,07% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 586,74 tỷ đồng, bằng 22,52% kế hoạch và giảm 1,31%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 120,40 tỷ đồng, bằng 21,06% kế hoạch và tăng 27,02%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 11,10 tỷ đồng, bằng 14,20% kế hoạch và tăng 10,11%.
Tiến độ giải ngân vốn:Từ đầu năm đến 15/4/2022, nguồn vốn NSNN địa phương do tỉnh quản lý đã giải ngân 265,8 tỷ đồng, đạt 7,89% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh phân bổ đợt 1.
5. Thương mại và dịch vụ
5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 4/2022, dịch COVID-19 được kiểm soát; mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã trở lại bình thường. Trên địa bàn tỉnh có nhiều sự kiện quan trọng: Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 07/4 (1907 - 2022); 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 01/5 (1972 - 2022); 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972 - 2022), Lễ hội “Thống nhất non sông”… Hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,51% so với tháng trước và tăng 12,91% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,74% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,19%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2022 ước tính đạt 2.292,07 tỷ đồng, tăng 7,51% so với tháng trước và tăng 12,91% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.876,69 tỷ đồng, tăng 6,74% và tăng 12,48%; doanh thu lưu trú và ăn uống 294,90 tỷ đồng, tăng 13,42% và tăng 16,37%; doanh thu du lịch lữ hành 0,96 tỷ đồng, tăng 7,23% cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác 119,52 tỷ đồng, tăng 5,08% và tăng 10,31%. Tháng 04/2022, các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành bắt đầu hoạt động trở lại.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 8.297,30 tỷ đồng, tăng 8,74% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,99%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 6.758,09 tỷ đồng, chiếm 81,45% tổng mức và tăng 8,47% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,64%; hàng may mặc tăng 11,18%; xăng dầu các loại tăng 8,18%; lương thực, thực phẩm tăng 6,56%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.069,64 tỷ đồng, chiếm 12,89% tổng mức và tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 29,26 tỷ đồng, tăng 13,68%; doanh thu dịch vụ ăn uống 1.040,38 tỷ đồng, tăng 8,42%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 0,96 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 468,61 tỷ đồng, chiếm 5,65% tổng mức và tăng 10,68% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 4/2022
( Tỷ đồng)
|
Ước 4 tháng
năm 2022
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 4/2022
|
4 tháng năm 2022
|
Tổng số
|
2.292,07
|
8.297,30
|
100,00
|
112,91
|
108,74
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
1.876,69
|
6.758,09
|
81,45
|
112,48
|
108,47
|
- Lưu trú và ăn uống
|
294,90
|
1.069,64
|
12,89
|
116,37
|
108,55
|
- Du lịch lữ hành
|
0,96
|
0,96
|
0,01
|
107,23
|
107,23
|
- Dịch vụ khác
|
119,52
|
468,61
|
5,65
|
110,31
|
110,68
|
5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng 4/2022, dịch COVID-19 được kiểm soát, có nhiều ngày lễ lớn, ngành du lịch mở cửa; nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nên vận chuyển hành khách tăng 13,31% so với tháng trước và tăng 10,23% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hoá chủ yếu nội tỉnh nên chỉ tăng 1,92% so với tháng trước và tăng 5,98% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách giảm 0,18% so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển hàng hóa tăng 1,86% (4 tháng đầu năm 2021 tương ứng tăng 13,72% và tăng 5,30%).
Doanh thu vận tải tháng 4/2022 ước tính đạt 171,35 tỷ đồng, tăng 2,33% so với tháng trước và tăng 6,76% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 32,27 tỷ đồng, tăng 7,24% và tăng 4,30%; doanh thu vận tải hàng hóa 118,70 tỷ đồng, tăng 1,11% và tăng 7,25%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 20,38 tỷ đồng, tăng 2,09% và tăng 7,94%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 664,05 tỷ đồng, tăng 3,10% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 117,22 tỷ đồng, giảm 1,53%; doanh thu vận tải hàng hóa 464,20 tỷ đồng, tăng 3,75%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 82,63 tỷ đồng, tăng 6,45%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 4/2022
|
Ước 4 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm trước
(%)
|
Tháng 4/2022
|
4 thángnăm 2022
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
640,8
|
2.553,9
|
110,23
|
99,82
|
- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)
|
50.923,9
|
205.910,4
|
103,07
|
98,24
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
912,9
|
3.655,1
|
105,98
|
101,86
|
- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)
|
72.239,0
|
266.123,9
|
104,04
|
101,67
|
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 4/2022 ước tính đạt 640,8 nghìn HK, tăng 13,31% so với tháng trước và tăng 10,23% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 50.923,9 nghìn HK.km, tăng 11,71% và tăng 3,07%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.553,9 nghìn HK, giảm 0,18% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 205.910,4 nghìn HK.km, giảm 1,76%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 4/2022 ước tính đạt 912,9 nghìn tấn, tăng 1,92% so với tháng trước và tăng 5,98% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 72.239 nghìn tấn.km, tăng 13,21% và tăng 4,04%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.655,1 nghìn tấn, tăng 1,86% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 266.123,9 nghìn tấn.km, tăng 1,67%.
5.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Tháng 4/2022, bước vào mùa du lịch tỉnh Quảng Trị đã tổ chức chiến dịch truyền thông khôi phục, mở cửa hoạt động du lịch với thông điệp “Người Quảng Trị đi du lịch Quảng Trị”, “Du lịch Quảng Trị an toàn, thân thiện, hấp dẫn”…Tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip từ các tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh đến khảo sát du lịch tại Quảng Trị.Tháng 4/2022, số lượt khách lưu trú tăng 17,82% so với tháng trước và tăng 16,87% so với cùng kỳ năm trước, là tháng đầu tiên du lịch lữ hành hoạt động trở lại nhưng số lượt khách tăng 63,33% cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số lượt khách lưu trú tăng 14,17% so với cùng kỳ năm trước.
Số lượt khách lưu trú tháng 4/2022 ước tính đạt 19.968 lượt khách, tăng 17,82% so với tháng trước và tăng 16,87% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 19.689 ngày khách, tăng 14,07% và tăng 15,37%; số lượt khách du lịch theo tour 245 lượt khách, tăng 63,33% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 560 ngày khách, tăng 75%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 66.772 lượt, tăng 14,17% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 66.217 ngày khách, tăng 14,31%; số lượt khách du lịch theo tour 245 lượt khách, tăng 63,33%; số ngày khách du lịch theo tour 560 ngày khách, tăng 75%.
6.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Giá nhiên liệu, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hoá và dịch vụ tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và các loại chi phí tăng là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 0,49% so với tháng trước; tăng 2,08% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,49% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2021 tăng 1,45%).
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 2,08% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 0,49% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 so với tháng trước, có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: giao thông tăng 1,70%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,98%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,91%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,70%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,23% (lương thực giảm 0,11%, thực phẩm tăng 0,37%); may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,18%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,14%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%. Có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ giá ổn định, không có nhóm hàng hoá nào có giá giảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,59% so vớicùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng 4/2022 tăng 3,50% so với tháng trước, tăng 13,60% so với tháng 12 năm trước và tăng 25,38% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2022 tăng 0,14% so với tháng trước, tăng 0,19% so với tháng 12 năm trước và giảm 0,64% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 4 tháng đầu năm 2022 giảm 0,93% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 4 năm 2022 so với
|
BQ 4 thángnăm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 4/2021
(%)
|
Tháng 12/2021
(%)
|
Tháng 3/2022
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
103,49
|
102,08
|
100,49
|
102,59
|
2. Chỉ số giá vàng
|
125,38
|
113,60
|
103,50
|
116,07
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
99,36
|
100,19
|
100,14
|
99,07
|
7. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2022 đạt khá cao so với dự toán, nhất là các khoản thu về đất. Chi ngân sách nhà nước đảm bảo nhu cầu quản lý hành chính, giáo dục, y tế…Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/4/2022 đạt 47,71% dự toán, chi ngân sách địa phương đạt 30% dự toán.
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/4/2022
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/4/2022 so với dự toán ĐP 2022 (%)
|
Thực hiện đến 18/4/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
1.979,88
|
47,71
|
141,00
|
TĐ: - Thu nội địa
|
1.776,35
|
50,75
|
187,60
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
187,25
|
28,81
|
41,20
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
2.852,02
|
30,00
|
134,00
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
306,86
|
18,00
|
195,00
|
- Chi thường xuyên
|
1.516,23
|
28,00
|
119,00
|
Tổng thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/4/2022 đạt 1.979,88 tỷ đồng, bằng 47,71% dự toán địa phương và tăng 41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 1.776,35 tỷ đồng, bằng 50,75% dự toán và tăng 87,60%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 187,25 tỷ đồng, bằng 28,81% dự toán và giảm 58,80%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 888,29 tỷ đồng, tăng 264,18% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 277,28 tỷ đồng, tăng 19,24%; cho thuê mặt đất, mặt nước 105,10 tỷ đồng, tăng 1278,90%; lệ phí trước bạ 87,78 tỷ đồng, tăng 39,04%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 87,32 tỷ đồng, giảm 1,30%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/4/2022 đạt 2.852,02 tỷ đồng, bằng 30% dự toán địa phương và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 306,86 tỷ đồng, bằng 18% dự toán và tăng 95%; chi thường xuyên 1.516,23 tỷ đồng, bằng 28% dự toán và tăng 19%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 629,65 tỷ đồng, tăng 12,85% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 343,64 tỷ đồng, tăng 0,76%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 157,14 tỷ đồng, tăng 95,69%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 140,79 tỷ đồng, tăng 14,68%; chi sự nghiệp kinh tế 122,28 tỷ đồng, tăng 51,24%...
8. Một số tình hình xã hội
8.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Từ 31/3 đến 02/4/2022,một số địa phương trong tỉnh phải hứng chịu đợt mưa lũ bất thường vào đầu mùa khô, rất cực đoan và trái quy luật, gây thiệthại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các cơ quan chức năng đã nắm tình hình đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh trong kỳ giáp hạt năm 2022 và do ảnh hưởng của thiên tai. Theo đó, đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo và đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 1.085,28 tấn gạo để hỗ trợ cho những hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi (15.111 hộ, với 72.352 nhân khẩu).
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tốt. Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022, không có tình trạng thiếu đói xảy ra.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, kết quả các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đến ngày 17/4/2022: Tổng số kinh phí đã hỗ trợ là 77.885 triệu đồng (số người lao động được hỗ trợ là 43.903 người với số tiền là 30.107 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ là 11.507 đơn vị với số tiền 32.729 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ là 11.651 người với số tiền là 15.049 triệu đồng), riêng trong 4 tháng đầu năm 2022, số tiền đã hỗ trợ là 66.010 triệu đồng.
Triển khaiNghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệpđến cho các đơn vị. Tính đến ngày 18/04/2022 đã có 38.541 lao động đề nghị hỗ trợ, cơ quan BHXH đã giải quyết chi trả cho 35.867 lao động đủ điều kiện hưởng với số tiền tương ứng 88.200 triệu đồng; số đơn vị được Thông báo giảm đóng BHTN là: 1.467 đơn vị với 30.208 lao động, số tiền dự kiến giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động thuộc đối tượng đang tham gia BHTN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 là 17.600 triệu đồng. Trong đó 4 tháng đầu năm 2022 đã giải quyết chi trả cho 4.823 lao động đủ điều kiện hưởng với số tiền tương ứng 13.300 triệu đồng; số tiền các đơn vị được Thông báo giảm đóng BHTN là 2.500 triệu đồng.
8.2. Giáo dục và Đào tạo
Các đơn vị, trường học tích cực hưởng ứng tham giacuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn và quê hương Triệu Phong anh hùng, đổi mới phát triển” do huyện Triệu Phong tổ chức, kết quả ngành Giáo dục và Đào tạo có 5 giáo viên, học sinh đạt giải cá nhân cuộc thi tuần và 3 trường học đạt giải tập thể
Tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học và âm nhạc về chủ đề “Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị - 50 năm vì sự nghiệp trồng người”, thu hút gần 80 hội viên văn học, âm nhạc và cán bộ, giáo viên, học sinh trong tỉnh tham gia.
Các trường học trên địa bàn tỉnh tham gia và tổ chức Ngày Sách Việt Nam - 21/4 đạt hiệu quả, Tổ chức buổi tọa đàm “Sách và cuộc sống” tại Trường THPT thị xã Quảng Trị vào ngày 19/4/2022.
Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2021 - 2022. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen cho 40 giáo viên đạt giải kết quả cao tại Hội thi, Công đoàn Giáo dục tỉnh khen thưởng 40 giáo viên tham gia hội thi đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên có tuổi đời cao nhất tại Hội thi và các giáo viên đã đạt thành tích cao tại Hội thi.
Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia năm học 2021 - 2022, Quảng Trị có 54 thí sinh dự thi, đạt 21 giải (gồm có: 02 giải Nhì, 10 giải Ba và 09 giải Khuyến khích), chiếm tỷ lệ 38,9%. Có 02 học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn tham dự Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022 từ ngày 26/4 đến ngày 28/4/2022 tại Hà Nội.
8.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thựcphẩm
Kể từ khi có dịch bệnh COVID-19 xảy ra (Năm 2020) đến ngày 17/04/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 79.869 ca bệnh; đã có 53 ca tử vong (Năm 2020 có 07 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2021 có 2.237 ca mắc, 03 ca tử vong; năm 2022 có 77.625 ca mắc, 49 ca tử vong). Riêng trong tháng 4/2022 (Từ 17/3 đến 17/4) đã phát hiện 29.952 ca, 07 ca tử vong. Hiện còn 71 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế và 2.547 ca bệnh đang cách ly, điều trị tại nhà, tại nơi lưu trú
Từ tháng 4/2021 đến 17/4/2022, tỉnh đã được Bộ Y tế phân bổ 1.303.872 liều vắc xin phòng COVID-19, số vắc xin đã sử dụng là 1.268.547 liều, đạt 97,29%. Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin là 450.954 người (đạt 99,74%); Số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vắc xin là 427.584 người (đạt 94,58 %); Trẻ em 12-17 tuổi đã được tiêm 1 mũi vắc xin là 65.820 người (đạt 99,77%), tiêm đủ 2 mũi vắc xin là 61.258 người (đạt 92,86%).
Trong tháng trên địa bàn tỉnh có 524 trường hợp mắc bệnh cúm; 02 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 34 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 14 trường hợp mắc thuỷ đậu; 96 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 05 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut01; 01 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng...Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 1.756 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 26,68% so với cùng kỳ năm trước; 08 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 76,47%; 66 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 27,47%; 07 trường hợp mắc bệnh quai bị, tăng 40%; 27 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 74,04%; 373 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 17,11%; 16 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 69,81%; 04 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 91,11%; 01 trường hợp mắc bệnh tay chan miệng, giảm 90%...Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2022, hầu hết các loại bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm so cùng kỳ năm trước. Không có trường hợp tử vong do bệnh dịch.
Trong tháng phát hiện 01 trường hợp nhiễm mới HIV (01 trường hợp nữ tại huyện Vĩnh Linh) và 01 trường hợp tử vong do AIDS. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 269 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 40 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 100 người.
Trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm lớn.
8.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Làm tốt công tác khánh tiết, tuyên truyền cổ động trực quan các ngày Lễ lớn trong tháng. Chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Lễ hội “Thống nhất non sông” kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh xây dựng chương trình nghệ thuật chào mừng Hội thảo khoa học 50 năm Quảng Trị xây dựng, đổi mới và phát triển (1972-2022); phối hợp thực hiện Chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt “Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn”.
Hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí văn hóa về xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 trong Chương trình xây dựng quốc gia về nông thôn mới.
Tổ chức lớp tập huấn dân ca và nghệ thuật Bài chòi năm 2022
Ban hành Điều lệ giải, thành lập Ban Tổ chức, Ban Trọng tài các giải Bơi lội, Việt dã, Võ thuật cổ truyền, Điền kinh, Đẩy gậy, Kéo co, Cờ vua, Bóng đá trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII, năm 2021-2022.
Tổ chức thành công giải Bơi lội và giải Việt dã trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII tại huyện Cam Lộ.
Chuẩn bị các nội dung tổ chức giải đua thuyền chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2022).
8.5. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường
Từ ngày 31/3 đến 02/4/2022, do ảnh hưởng kết hợp của nhiều hình thế thời tiết nguy hiểm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa to đến rất to trên diện rộng gây lũ trên các sông. Đây là đợt mưa lũ bất thường vào đầu mùa khô, rất cực đoan và trái quy luật, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân; đồng thời gây hư hỏng hệ thống kênh mương nội đồng, các trạm bơm tưới tiêu, sạt lỡ, hư hỏng các tuyến đê, kè, đường giao thông và các công trình hạ tầng, kỹ thuật khác. Theo báo cáo sơ bộ đã có 01 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính đến 12/4/2022 là 791.369 triệu đồng. Cụ thể đã có 66 ngôi nhà bị hư hại; 11.718 ha lúa, 3.966 ha cây hàng năm khác, 8,7 ha rừng bị thiệt hại; 13 con gia súc bị cuốn trôi; 456 ha nuôi cá, 44,8 ha nuôi tôm bị ngập, cuốn trôi…
Trong tháng, đã tổ chức 02 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC trên địa bàn tỉnh với 51 người tham gia; kiểm tra an toàn PCCC 19 cơ sở, lập 19 biên bản kiểm tra, kiến nghị khắc phục 96 thiếu sót.Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy, bằng tháng trước và tăng 06 vụ so với cùng kỳ năm trước; ước giá trị tài sản thiệt hại 2.635 triệu đồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ cháy, tăng 133,33% so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người chết, 01 người bị thương; giá trị tài sản thiệt hại 8.498 triệu đồng.
Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 21 vụ vi phạm môi trường, tăng 75% so với tháng trước và tăng 320% so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 229 triệu đồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay phát hiện và xử lý 109 vụ vi phạm môi trường, tăng 84,75% so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 775 triệu đồng.
8.6. Tai nạn giao thông
Tháng 4/2022 (từ 15/3/2022 đến 14/4/2022), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông, tăng 157,14% so với tháng trước và giảm 21,74% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 12 người, tăng 140% và giảm 7,69%; bị thương 19 người, tăng 533,33% và bằng cùng kỳ năm trước. Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 4/2022 đều xảy ra trên đường bộ.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/4/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, giảm 33,77% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 33 người, giảm 29,79%; bị thương 41 người, giảm 37,88%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông 4 tháng đầu năm 2022 đều xảy ra trên đường bộ.