Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 04/08/2022-14:50:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2022 tỉnh Cà Mau

I- TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Ngư, nông, lâm nghiệp

1.1. Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản tháng 7/2022 ước đạt 51,62 nghìn tấn, tăng 1,19% so cùng kỳ; trong đó: tôm 18,70 nghìn tấn, tăng 4,90% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 362,06 nghìn tấn, tăng 1,03% so cùng kỳ; trong đó: tôm 136,69 nghìn tấn, tăng 9,21% so cùng kỳ. Chia ra:

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7/2022 ước đạt 32,00 nghìn tấn, tăng 3,23% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 225,82 nghìn tấn, tăng 5,54% so cùng kỳ; trong đó: tôm ước đạt 131,21 nghìn tấn, tăng 9,34% so cùng kỳ.

Sản lượng khai thác thủy sản tháng 7/2022 ước đạt 19,62nghìntấn, giảm 1,95% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 136,24nghìntấn, giảm 5,67% so cùng kỳ.Nhìn chung, tình hình khai thác biển tháng 7 năm 2022sản lượng giảm là do từ đầu tháng 02 năm 2022 đến nay giá xăng, dầu liên tụctăng cao ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân, làm tăng chi phí chuyến biển, một số tàu dịch vụ hậu cần nằm bờ do sản lượng thu mua giảm. Một số phương tiện khai thác không có lãi, một số phương tiện tạm ngưng khai thác hoặc khai thác ít ngày hơn so với các tháng trước và so cùng kỳ năm trước dẫn đến sản lượng khai thác giảm.

1.2. Nông nghiệp

Tình hình sản xuất lúa:

- Đến thời điểm hiện nay tổng diện tích gieo trồng lúa vụ hè thu đạt 35.244 ha (trong đó: thành phố Cà Mau 2.480 ha, huyện Thới Bình 530 ha, huyện U Minh 3.280 ha và huyện Trần Văn Thời 28.954 ha), đạt 100% kế hoạch năm, giảm 68 ha (giảm 0,19%) so cùng kỳ năm 2021.

- Tình hình thời tiết trong tháng có mưa lớn và kèm theo gió mạnh làm ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu đang trong giai đoạn trổ - chín. Qua rà soát của ngành nông nghiệp tính đến thời điểm 12/7/2022 diện tích lúa bị ảnh hưởng (đổ ngã) là 344,9 ha ở huyện Trần Văn Thời (đang khảo sát đánh giá mức độ thiệt hại). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số diện tích lúa bị thiệt hại do đất bị nhiễm phèn, mặn, sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến thiệt hại 457,8 ha, gồm: huyện Trần Văn Thờithiệt hại250,7 ha(trong đó: mức thiệt hại 100% là 250,7 ha); huyện U Minh 207,1 ha (trong đó: mức thiệt hại 100% là 125,8 ha).

Tình hình sâu bệnh:

- Trên lúa: diện tích lúa hè thu bị gây hại bởi đạo ôn lá, cháy bìa lá, ốc bưu vàng, bọ trĩ, chuột, nhện gié,… gây hại rải rác với mức độ thiệt hại nhẹ, diện tích bị ảnh hưởng lũy kế 6.157 ha, người dân đã phòng trừ và khắc phục kịp thời.

- Trên rau màu: ảnh hưởng bởi sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, bọ nhảy, ruồi đục trái, rầy mềm, bọ trĩ, thối nhũn,… xuất hiện rải rác trên rau, màu ở một vài nơi trong tỉnh mức độ thiệt hại không đáng kể, diện tích bị ảnh hưởng lũy kế 366,50 ha, người dân đã phòng trừ.

- Trên cây ăn trái: bị ảnh hưởng của sâu đục cành, ngọn, bệnh cháy lá gây hại trên xoài; sâu vẽ bùa gây hại trên cam, quýt, mức độ thiệt hại không lớn.

- Trên cây mía: bị sâu đục thân gây hại ở giai đoạn vươn lóng, mức độ thiệt hại không đáng kể, đã được phòng trừ và khắc phục.

- Trên cây dừa: bị bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trong giai đoạn cho trái.

1.3. Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng:trong tháng 7 chưa được thực hiện là do trồng rừng trong năm 2022 chưa tới thời vụ, chủ yếu là trồng các cây phân tán ven các tuyến bờ đê, bờ bao vuông tôm, trồng tạo cảnh quan đô thị,... Hiện nay, vẫn tiếp tục triển khai đôn đốc việc tra dặm và nghiệm thu công tác trồng rừng năm 2021.

Công tác quản lý bảo vệ rừng:thường xuyên phối hợp với Đồn Biên phòng trên địa bàn kiểm tra, phát hiện các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giấu, chế biến, tiêu thụ lâm sản, động vật hoang dã; kịp thời ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định pháp luật về lâm nghiệp.Trong tháng 7 phát hiện và xử lý 04 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, lũy kế từ đầu năm đến nay là 40 vụ, vi phạm chủ yếu là tình trạng chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép.

Công tác khai thác gỗ và lâm sản:khai thác gỗ tháng 7 ước đạt 13.700 m3, tăng 600 m3(tăng 4,58%) so cùng kỳ; khai thác củi ước tháng 7 là 14.600 ste, giảm 1.376 ste (giảm 8,61%) so với cùng kỳ, giảm do khai thác trong dân là chủ yếu.

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp:

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tháng 7/2022tăng 7,37% so tháng trước,tăng 10,26% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022chỉ số sản xuất tăng 7,53% so cùng kỳ. Cụ thể từng ngànhcông nghiệpnhư sau:

- Ngành khai khoáng: chỉ số sản xuất tháng 7/2022 ước tính tăng 61,84% so tháng trước,tăng 23,59% so cùng kỳ. Nguyên nhân chỉ số tháng 7 tăng cao so với tháng trước là do trong tháng 6 chỉ tiêu sản lượng khí vào bờ chỉ đạt 49% kế hoạch do các Nhà máy Điện Cà Mau dừng hoàn toàn để bảo dưỡng sửa chữa định kỳ từ ngày 07/6 - 17/6/2022. Lũy kế 7 tháng năm 2022chỉ số sản xuất giảm 19,26% so cùng kỳ.

- Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo: chỉ số sản xuất tháng 7/2022 ước tínhtăng 3,66%so tháng trước,tăng 10,07% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022chỉ số sản xuấttăng 12,04% so cùng kỳ.

- Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước:chỉ số sản xuấtước tính tháng 7/2022tăng 0,26%so tháng trước,giảm 19,72% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022chỉ số sản xuấtgiảm 13,74% so cùng kỳ. Nguyên nhân chỉ số tháng 7 giảm mạnh so với cùng kỳ là do nhu cầu phụ tải trên hệ thống và nguồn phát không ổn định nên Nhà máy điện Cà Mau 1 phải ngừng để xử lý và việc đại tu sửa chữa dự kiến từ ngày 19/6 đến ngày 03/9. Mặt khác, hiện nay các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực miền nam được ưu tiên khai thác, nhà máy điện Sông Hậu đã tham gia thị trường điện nên nguồn cung điện tăng dẫn đến nguồn điện huy động từ Nhà máy điện Cà Mau 2 giảm. Từ những nguyên nhân trên dự báo ngành sản xuất điện tỉnh Cà Mau giảm mạnh trong thời gian tới.

- Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải:chỉ số sản xuấtước tính tháng 7/2022giảm 13,06%so tháng trước,tăng 1,14% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022chỉ số sản xuấttăng 11,46% so cùng kỳ.

3. Tài chính, tín dụng

3.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn:lũy kế từ đầu năm đến ngày 19/7/2022 đạt 2.723,90 tỷ đồng, đạt 61,89% so dự toán ngân sách năm 2022, giảm 22,47% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa là 2.525,34 tỷ đồng, đạt 58,92% dự toán, giảm 25,93% so cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu là 198,56 tỷ đồng, đạt 172,66% dự toán, tăng 90,61% so cùng kỳ.

- Chi ngân sáchđịa phương:tổng chi lũy kế từ đầu năm đến ngày 19/7/2022 là 5.549,96 tỷ đồng, đạt 52,23% dự toán năm 2022, tăng 15,82% so cùng kỳ; trong đó: chi ngân sách tỉnh trong cân đối đạt 2.501,44 tỷ đồng, đạt 40,98% so dự toán, tăng 14,59% so cùng kỳ; chi ngân sách huyện, xã trong cân đối đạt 3.048,52 tỷ đồng, đạt 67,41% so dự toán, tăng 16,85% so cùng kỳ.

3.2. Hoạt động tín dụng

- Tổng nguồn vốn tháng 7/2022 ước đạt 65.750 tỷ đồng, tăng 0,10% so tháng trước, tăng 10,20% so cùng kỳ. Trong đó: nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 38.377 tỷ đồng, tăng 0,35% so tháng trước, tăng 16,05% so cùng kỳ. Cụ thể:

+ Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 27.914 tỷ đồng, giảm 0,05% so tháng trước, tăng 8,69% so cùng kỳ.

+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ước đạt 10.050 tỷ đồng, tăng 1,39% so với tháng trước, tăng 44,13% so cùng kỳ.

+ Huy động kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác ước đạt 413 tỷ đồng, tăng 2,23% so tháng trước, tương đương so với cùng kỳ.

Tình hình huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng - TCTD trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định và tăng trưởng; các chi nhánh Ngân hàng - TCTDthực hiện nghiêm túc quy định mức lãi suất huy động vốn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Nguồn vốn huy độngđáp ứng được63,04% so với tổng dư nợ cho vay, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83% (62,21%), phần còn lại các chi nhánh Ngân hàng - TCTD tranh thủ nhận vốn điều hòa trong từng hệ thống để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Tổng dư nợ cho vay tháng 7/2022 ước đạt 60.875 tỷ đồng, tăng 1,30% so tháng trước, tăng 14,51% so cùng kỳ. Trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn ước đạt 39.105 tỷ đồng, tăng 1,23% so tháng trước, tăng 22,94% so cùng kỳ; dư nợ cho vay trung, dài hạn ước đạt 21.770 tỷ đồng, tăng 1,42% so tháng trước, tăng 1,96% so cùng kỳ.

4. Thương mại, giá cả

4.1. Giá cả

Chỉ số giá chung hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Cà Mau tháng7/2022tăng 0,34% so tháng trước,tăng 4,35% so tháng 12 năm trước, tăng3,65% so cùng kỳ. Bình quân7 tháng năm2022tăng2,89% so cùng kỳ.Nhìn chung, tình hình biến động giá tiêu dùng trong tháng 7/2022 thị trường hàng hóa vẫn ổn định, lưu thông hàng hóa được đảm bảo, nguồn cung luôn kịp thời, đầy đủ không xảy ra tình trạng sốt giá cục bộ. Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường để kịp thời có biện pháp quản lý điều hành, bình ổn giá phù hợp. Trong tháng 7 tình hình giá cả có nhiều biến động tăng như: giá lương thực, thực phẩm, ăn uống, may mặc, nhà ở, thiết bị đồ dùng gia đình,… Mặc khác, cũng có những mặt hàng giá giảm do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu dùng thấp. Cụ thể,tình hình tăng, giảm giácủacác nhóm hàngtrong tháng 7/2022như sau:

- Chỉ số giá hàng lương thực tăng 0,63% so tháng trước, tăng 2,79% so cùng kỳ.

- Chỉ số giá hàng thực phẩm tăng 1,69% so tháng trước, tăng 0,35% so cùng kỳ.

- Chỉ số giá các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm: giá hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,03% so với tháng trước, tăng 5,83% so cùng kỳ; hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12% so tháng trước, tăng 3,69% so cùng kỳ; nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,44% so tháng trước, tăng 4,16% so cùng kỳ; hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,39% so tháng trước, tăng 4,29% so cùng kỳ; hàng giao thông giảm 3,49% so tháng trước, tăng 14,51% so cùng kỳ;…

*Bình quân giá vàng trong tháng 7/2022 là 52,79 triệu đồng/lượng, chỉ số giá vàng trong tháng 7/2022 giảm 3,19% so tháng trước, tăng 1,34% so tháng 12 năm trước, tăng 2,17% so cùng kỳ. Giá đồng đô la Mỹ bình quân trong tháng 7/2022 là 23.537 VN đồng/USD, chỉ số giá đồng USD tăng 0,78% so tháng trước, tăng 1,94% so tháng 12 năm trước, tăng 1,76% so cùng kỳ.

4.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7/2022 ước đạt 6.263,89 tỷ đồng, tăng 2,35% so tháng trước, tăng 14,27% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 5.653,94 tỷ đồng, tăng 2,38% so tháng trước, tăng 14,10% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 42.075,78 tỷ đồng, tăng 7,71% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 37.938,48 tỷ đồng, tăng 7,35% so cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ hỗ trợ du lịch tháng 7/2022 ước đạt 586,55 tỷ đồng, tăng 3,70% so tháng trước, tăng 57,07% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 3.367,06 tỷ đồng, tăng 7,33% so cùng kỳ.

Lượt khách lưu trú trong tháng 7/2022 ước đạt 124,68 nghìn lượt khách, tăng 4,47% so tháng trước, tăng 66,42% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 610,88 nghìn lượt khách, tăng 15,80% so cùng kỳ.

5. Hoạt động giao thông vận tải

Khối lượngvận chuyển hành khách tháng 7/2022ước đạt 8.092,01 nghìn HK, tăng 2,08% so thángtrước, tăng 100,46% so cùng kỳ.Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 49.940,48nghìn HK,tăng 12,50% so cùng kỳ.

Khối lượng luân chuyển hành khách tháng 7/2022 ước đạt 231.180,91 nghìn HK.km, tăng 2,07% sothángtrước, tăng 102,78% so cùng kỳ.Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 1.442.281,35nghìn HK.km, tăng 13,07% so cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 272,80 nghìn tấn,tăng 2,75% so tháng trước, tăng 34,70% so cùng kỳ.Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 1.729,61nghìn tấn, tăng 9,32% so cùng kỳ.

Khối lượng luân chuyển hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 37.093,95 nghìn tấn.km,tăng 2,97% so tháng trước, tăng 35,75% so cùng kỳ.Lũy kế 7 tháng năm 2022 ước đạt 232.501,22nghìn tấn.km, tăng 9,86% so cùng kỳ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Giáo dục:hoạt động giáo dục tháng 7 năm 2022 tập trung vào các công việc trọng tâm sau:

- Chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau; chỉ đạo các đơn vị trường học Tổng kết năm học 2021 - 2022 theo quy định.

- Tăng cường công tác bảo quản, sửa chữa tài sản trường học, xây dựng cơ sở vật chất các trường học và tiếp tục kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau; phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới xem xét tiêu chí về xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 329/501 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 65,67%. Trong đó: có 96/132 trường MN, tỷ lệ 72,73%; 147/221 trường TH, tỷ lệ 66,52%; 83/115 trường THCS, tỷ lệ 72,17% và 03/33 trường THPT, tỷ lệ 9,09%. Tiếp tục kế hoạch kiểm tra đánh giá đối với các trường mầm non, phổ thông trong tỉnh đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tỉnh Cà Mau: toàn tỉnh có 18 Điểm thi, 455 phòng thi với tổng số 10.753 thí sinh đăng ký dự thi (trong đó THPT 10.699 thí sinh; GDTX 42 thí sinh; thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng bằng phương thức khác 12 thí sinh); tổng số thí sinh tự do 416 (trong đó thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT 373, chưa tốt nghiệp THPT 43); Kỳ thi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo quốc gia, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh; được sự ủng hộ của xã hội, sự hỗ trợ của các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện/thành phố; sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, Hội thiện nguyện; sự nỗ lực của những người tham gia làm nhiệm vụ tại Hội đồng thi đã góp phần cho việc tổ chức Kỳ thi thành công tốt đẹp, an toàn nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác chấm thi được Hội đồng chấm thi thực hiện theo đúng quy định, Quy chế thi và kế hoạch đề ra, Hội đồng thi sẽ tổng kết công tác chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT, công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trong thời gian sớm nhất; Sở GD&ĐT hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT, công bố kết quả tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 năm học 2022 - 2023; tuyển sinh lớp 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau năm học 2022 - 2023 theo quy định; tiếp tục tổng hợp, theo dõi công tác phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi, tổng hợp số liệu tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chỉ đạo; tổng hợp tiếp thu, giải trình, hoàn thiện tài liệu GDĐP lớp 2 theo ý kiến góp ý của các sở, ngành, cơ sở giáo dục; triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học.

2. Lĩnh vực lao động việc làm, an sinh - xã hội

Lao động, việc làm và dạy nghề

Lũy kế từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 26.802/39.700 lao động, đạt 67,51% kế hoạch (trong đó: trong tỉnh 5.784 lao động, ngoài tỉnh 20.869 lao động; ngoài nước 149 lao động). Lũy kế từ đầu năm đã tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng 13.916/28.000 người, đạt 49,70% kế hoạch (trong đó: Cao đẳng, trung cấp 319 người; đào tạo sơ cấp 5.709 người; đào tạo, bồi dưỡng 7.888 người, trong đó hỗ trợ đào tạo 376 người).

Công tác chăm sóc người có công

- Thực hiện công nhận và giải quyết chính sách ưu đãi cho người có công đến nay toàn tỉnh đã công nhận 110.858 người. Số đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên 16.521 người.

- Công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được quan tâm thực hiện, trong tháng 7/2022 vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa tăng 577,53 triệu đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã vận động 7.543/9.500 triệu đồng, đạt 79,40% kế hoạch; qua đó, các địa phương đã triển khai xây dựng, sửa chữa 221 căn nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng (trong đó: xây mới 120 căn, sửa chữa 101 căn); sửa chữa 17 công trình ghi công liệt sĩ (nhà bia ghi danh liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) và 03 mộ liệt sĩ đang quản lý tại gia đình.

3. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao

Hoạt động thông tin tuyên truyền:tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tuyên truyền công tác xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đồng thời, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, tuyên truyền cải cách hành chính,… tiếp tục phát huy hiệu quả khi thực hiện song song cùng với hình thức tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, pano, loa phát thanh còn kết hợp thực hiện qua các chương trình phát triển nền tảng các trang mạng xã hội thu hút hàng ngàn lượt người xem.

Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp:Đoàn Cải lương Hương Tràm và Đoàn Nghệ thuật Khmer tập trung xây dựng các chương trình văn nghệ phục vụ các sự kiện chính trị của địa phương. Đặc biệt trong tháng 7/2022 đã phục vụ văn nghệ kỷ niệm 66 năm thành lập huyện Thới Bình và công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nhạc trống lớn người Khmer; biểu diễn vở diễn sân khấu Dù Kê “Hương sắc tình quê”; biểu diễn phục vụ tại không gian nghệ thuật chợ đêm Cà Mau, với chủ đề “Giai điệu tình ca”; phục vụ chương trình văn nghệ chào mừng 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022); phục vụ khán giả trên kênh Youtube 02 tiểu phẩm hài chủ đề “Bác Ba phi kể chuyện”.

Hoạt động nghệ thuật quần chúng:đã thực hiện tốt các nội dung như tham gia hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ XVIII Chủ đề “Điểm hẹn 9 dòng sông” 05 tiết mục với chủ đề “Cà Mau điểm hẹn”; kết quả đạt 01 Huy chương Vàng và 01 Huy chương Bạc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền trực quan, thiết kế sân khấu, trang trí khánh tiết, màn hình led; phục vụ chương trình khai mạc và bế mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Cà Mau lần thứ VI năm 2022; ngày hội Gia đình tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2022; hội thi Nhà nông đua tài.

Thể thao thành tích cao:tham gia thi đấu 09 giải đạt 19 huy chương các loại: 07 Huy chương Vàng, 03 Huy chương Bạc và 09 Huy chương Đồng. Công tác đào tạo năng khiếu thể thao được duy trì tập luyện với 13 môn thể thao như: Cầu lông, Boxing, Quần vợt, Vovinam, Taekwondo, Kickboxing, Đua thuyền, Bóng chuyền Bãi biển, Điền kinh; Thể hình; Bóng đá U15, môn Vật và Cử tạ với 77 vận động viên năng khiếu tập trung tập luyện thường xuyên và 47 vận động viên tuyển, trẻ (trong đó có 18 vận động viên đội tuyển tỉnh và 29 vận động viên đội trẻ tỉnh).

4. Thiên tai, cháy nổ

Thiên tai:công tác phòng chống lụt bão - khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được kiểm tra thường xuyên và duy trì. Tuy nhiên, trong tháng do ảnh hưởng của bão số 01, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại thiên tai, số vụ và mức độ thiệt hại cụ thể như sau: 01 người chết, 01 người bị thương, làm chìm 07 phương tiện đánh bắt thủy sản, 01 vụ bão và nước dâng ngập 1.019 căn nhà, 81 vụ sạt lở đất ven sông với tổng chiều dài đất bị sạt lở là 2.025m, 14 cơn lốc, sét làm thiệt hại 1.503 căn nhà, sập đổ, ngã hư hỏng 33 công trình: nhà kho, trụ sở ấp, nhà văn hóa, trường học, cầu giao thông, cổng chào, trụ điện,... ngập 2.028,8 ha lúa và hoa màu (trong đó: ngập, sập 1.960 ha lúa, 16,4 ha rau màu, 52,4 ha cây ăn trái), về thủy sản ngập 271 ha vuông tôm và 8,27 ha ao nuôi cá. Tổng thiệt hại do thiên tai trong tháng khoảng 16.872 triệu đồng. Sau khi xảy ra sự việc các ngành chức năng, cùng chính quyền địa phương đã đến động viên, thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại khắc phục khó khăn, ổn định lại cuộc sống.

Số vụ cháy, nổ:công tác phòng, chống cháy nổ luôn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm và chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra thường xuyên; đồng thời, ý thức của người dân trong công tác phòng, chống cháy nổ ngày càng được nâng lên. Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra một vụ cháy, đang xác minh giá trị thiệt hại.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ, thiên tai và luôn cảnh báo người dân sống gần khu vực bờ sông, ven biển đề phòng nguy cơ sạt lở, gió lốc nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản.

5. Tai nạn giao thông tháng 7/2022 (từ ngày 15/6/2022 đến ngày 14/7/2022)

Trong tháng 7/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông, giảm 01 vụ (giảm 33,33%) so cùng kỳ; làm 04 người bị thương, cùng kỳ không có người bị thương; làm chết 01 người, giảm 03 người (giảm 75,00%) so cùng kỳ. Trong đó:

- Tai nạn giao thông đường bộ: tháng 7/2022 xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người. Địa bàn xảy ra tai nạn: thành phố Cà Mau xảy ra 01 vụ, bị thương 03 người, làm chết 01 người; huyện Trần Văn Thời xảy ra 01 vụ, bị thương 01 người.

- Tai nạn giao thông đường thủy: tháng 7/2022 không xảy ra.

6. Y tế

Công tác phòng chống bệnh dịch

Trong tháng 7/2022, tình hình bệnh gây dịch cụ thể: bệnh tiêu chảy mắc 180 ca, tăng 1,31 lần so tháng trước, tăng 02 lần so cùng kỳ; bệnh sốt xuất huyết mắc 264 ca, tăng 1,29 lần so tháng trước, giảm 15,38% so cùng kỳ; bệnh viêm não vi rút mắc 03 ca, tăng 02 lần so tháng trước, tăng 02 lần so cùng kỳ; bệnh sởi mắc 04 ca, tăng 03 lần so tháng trước, giảm 20,00% so cùng kỳ; bệnh tay chân miệng mắc 522 ca, tăng 2,58 lần so tháng trước, tăng 29,71 lần so cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng năm 2022, bệnh tiêu chảy mắc 315 ca, giảm 67,39% so cùng kỳ; bệnh sốt xuất huyết mắc 526 ca, giảm 36,40% so cùng kỳ; bệnh viêm não vi rút mắc 08 ca, giảm 50,00% so cùng kỳ; bệnh sởi mắc 05 ca, giảm 82,14% so cùng kỳ; bệnh tay chân miệng mắc 675 ca, giảm 40,11% so cùng kỳ.

Công tác khám chữa bệnh

Hầu hết các chỉ tiêu khám, chữa bệnh, công suất sử dụng giường bệnh đều tăng so với tháng trước, cụ thể như sau: trong tháng 7/2022 tổng số lượt khám bệnh là 308.631 lượt, tăng 13,64% so tháng trước; bệnh nhân điều trị nội trú 16.359 lượt, tăng 19,50% so với tháng trước; ngày điều trị nội trú 96.159 ngày, tăng 23,45% so tháng trước. Công suất sử dụng giường bệnh tại các đơn vị cụ thể như: 05 Bệnh viện tuyến tỉnh đạt trung bình 77,3%, 05 Bệnh viện đa khoa đạt trung bình 75%, 04 Trung tâm Y tế có giường bệnh đạt trung bình 54,4%, 07 Phòng khám đa khoa khu vực đạt trung bình 1,22%, Y tế ngành đạt 31,9%, Bệnh viện ngoài công lập đạt 47,9%.


Cục Thống kê tỉnh Cà Mau

  • Tổng số lượt xem: 332
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)