Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/07/2022-14:03:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2022 của tỉnh Đồng Nai

1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh bước sang tháng 7 xuất hiện những khó khăn đáng kể, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân do giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới biến động mạnh, chi phí đầu vào tăng cao, doanh nghiệp hạn chế nhập nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng hàng hóa các nước cũng giảm mạnh nên hợp đồng xuất khẩu giảm; Ngoài ra tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp khó lường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp. Cụ thể các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc các ngành giày da, may mặc, dệt v.v… đã điều chỉnh quy mô sản xuất, cho công nhân làm việc luân phiên, nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ Nhật; một số phân xưởng tạm dừng hoạt động v.v… vì vậy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 7 tăng thấp so với tháng 6 mặc dù vẫn tăng khá so với cùng kỳ do tháng 7/2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Chính phủ; Mặt khác một số doanh nghiệp đã thực hiện hỗ trợ chi phí nhà ở, chi phí đi lại cho công nhân v.v… đây là những giải pháp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy mặc dù gặp khó khăn như trên nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 7 vẫn có mặc tăng trưởng so với tháng trước, 7 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng khá so cùng kỳ.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 tăng 1,78% so với tháng trước, trong đóngành khai khoángtăng5%;Công nghiệp chế biến, chế tạotăng1,72%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng2,61%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng2,86%. Có 20/27 ngành sản xuấttăngvà 7/27 ngành sản xuất giảm so tháng trước như sau: Sản xuất đồ uống tăng 4,2%, dệt tăng 5,39%, sản xuất trang phục tăng 2,95%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 3,37% v.v... Tuy nhiên các ngành giày da, dệt, may mặc tháng 7 tăng chậm lại do gặp khó khăn về giá nguyên liệu, thị trường xuất khẩu. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 tăng 9,38% so với tháng cùng kỳ năm 2021, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 4,49%; Ngành chế biến, chế tạo tăng 9,82%; Sản xuất phân phối điện, nước tăng 0,89%; Cung cấp nước, xử lý nước, rác thải tăng 8,48%. Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm nay tăng cao so với tháng cùng kỳ do tháng 7/2021 thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh để phòng chống dịch Covid-19 nên sản xuất bị ảnh hưởng nặng.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 7,33% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 2,94%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng7,59%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng 2,47%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 7,02%; Có 23/27 ngành sản xuất tăng và 4/27 ngành giảm so cùng kỳ. Điều này cho thấykết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tuy nhiên mức tăng 7,33% của 7 tháng năm 2022 vẫn thấp hơn so với 7 tháng các năm từ 2019 trở về trước.Một số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất 7 tháng đầu năm đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 7,18%, Dệt tăng 6,02%; May mặc tăng 6,57%; giày da tăng 9,19%; sản xuất hóa chất tăng 5,51%.v.v… một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,19%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 6,05%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 7,52%; sản xuất thiết bị điện tăng 7,58%, sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 13,65%, nguyên nhân tăng là do thị trường xuất khẩu thế giới được cải thiện, dẫn đến sự gia tăng đáng kể với số lượng đơn đặt hàng. Mặt khác thị trường trong nước đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên một số ngành sản xuất dự ước chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ như: Sản xuất điện tử, máy tính (-1,88%) nguyên nhân do tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn; Sản xuất phương tiện vận tải (-7,35%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-0,05%)… nguyên nhân giảm do ảnh hưởngnguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, đặc biệt là ngành sản xuất giường tủ bàn ghế hiện nay số lượng đơn đặt hàng chậm lại dochi phí logistics tăng cao, những biến động về chính trị thế giới gần đây đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nguồn nguyên liệu gỗ. Vì những nguyên nhân này mà tăng trưởng của ngành sản xuất sản phẩm gỗ có nguy cơ “chững lại” so với năm trước.

-Chỉ số sản phẩm công nghiệp:Dựước tháng 7 năm 2022 có 20/24 sản phẩm tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Cà phê các loại đạt 20,5 ngàn tấn, tăng 9,68%; bột ngọt đạt 22,7 nghìn tấn, tăng 24,44%; nước ngọt các loại 52,7 triệu lít, tăng 8,81%; sợi các loại 119 nghìn tấn, tăng 15,53%; vải các loại đạt 49,7 triệu m2, tăng 13,61%, giầy dép các loại đạt 67,1 triệu đôi, tăng 6,26%, sơn các loại đạt 12 nghìn tấn, tăng 73,65%... nguyên nhân tăng là do có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, số đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và các nước EU, hợp đồng xuất khẩu tăng; trong đó phải kể đến các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn như da giày, dệt may; cụ thể là công ty Changshin, Việt Vinh, Pouchen, Công tyFashion Garment, Công ty may Đồng Tiếnv.v.

Lũy kế 7 tháng có 20/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Đá xây dựng các loại 9.457 nghìn m3, tăng 2,95%; bột ngọt 186,2 nghìn tấn, tăng 3,16%; nước ngọt các loại 362,8 triệu lít, tăng 10,16%; sợi các loại 781 ngàn tấn, tăng 5,05%; giầy dép các loại 397,7 triệu đôi, tăng 10,57%, sản phẩm kim loại 313 ngàn tấn, tăng 15,14%; mạch điện tử 1.508,2 triệu chiếc, tăng 4,77%, nguyên nhân tăng do sau khi dịch Covid-19 trên thế giới cơ bản được kiểm soát, thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi và khách hàng lớn tại các thị trường Mỹ và các nước EU, do đó có thêm số lượng đơn hàng mới, tác động đến sản xuất và sản lượng sản phầm tăng trong kỳ. Tuy nhiên từ tháng 7 này đã xuất hiện khó khăn do giá nguyên vật liệu sản xuất tăng cao, giá trị sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chỉ số tiêu thụ:Chỉ số tiêu thụtoàn ngành công nghiệp tháng 7/2022 giảm 3,21%so với tháng 6/2022 và tăng 2,43% so với tháng cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm chỉ số tiêu thụ tăng 2,95% so cùng kỳ, trong đó một số ngành chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ đó là:sản xuất trang phục tăng 17,52%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,5%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứatăng 20,22%, sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 17,19%, sản phẩm cao su và plastic tăng 24,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 15,97%, sản xuất xe có động cơ tăng 53,13%.... Một số ngành sản xuất chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như:Sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 21,5% (do sản phẩm tiêu thụ chậm); dệt giảm 15,34%, sản phẩm điện tử, máy tính giảm 8,72%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 11,04% so cùng kỳ, do các ngành này vẫn còn khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nội địa giảm.

- Chỉ số tồn kho:Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 7/2022dự ước tăng 6,42% so với tháng 6/2022 và giảm 8,75% so tháng cùng kỳ năm trước.Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+44,18%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+37,78%); ngành dệt (+3,54%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+2,44%); Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+0,83%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+11,07%), sản xuất phương tiện vận tải (+9,22%); Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là do thị trường tiêu thụ sản phẩm chậm.

- Chỉ số sử dụng lao động:Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 7 năm 2022 tăng 0,69% so với tháng trước và giảm 0,78% so tháng cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 99,76% so tháng trước và tăng 0,4% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng giảm 2,76% và tăng 4,2%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1% và tăng 1,2% so tháng cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng đầu năm chỉ số lao động tăng 1,25% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoảng tăng 1,81%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,78%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí và cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chỉ số lao động giảm nhẹ so cùng kỳ.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng Bảy diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.Công tác tái đàn heo đạt kết quả tốt, dịch bệnh và kiểm dịch được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình thế giới xung đột Nga – Ukraina đã ảnh hưởng chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu có những tác động tiêu cực như: Giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu… tăng, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm cho giá thành sản phẩm hàng hóa nông sản tăng, tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

a) Nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/7/2022 đạt 99.089 ha, giảm 182,3 ha (-0,18%) so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúa đạt 34.977 ha, giảm 180,3 ha (-0,51%), cây bắp đạt 22.987,5 ha, giảm 496,2 ha (-2,11%); khoai lang 126 ha, giảm 33,7 ha, (-21,1%); mía 3.261,5 ha, giảm 116 ha (-3,43%), rau các loại 12.770,6 ha, tăng 364 ha (+2,93%); đậu các loại 2.295,2 ha, tăng 100 ha (+4,56%)…

Dự ước năng suất, sản lượng một số cây trồng chính như sau:Năng suất lúa: 62,87 tạ/ha, tăng 0,61%; bắp: 77,26 tạ/ha, tăng 1,43%; khoai lang: 117,45 tạ/ha, tăng 0,2%; mía: 699,03 tạ/ha, tăng 0,21%; đậu tương: 18,96 tạ/ha, tăng 0,05%; lạc (đậu phộng): 23,84 tạ/ha, tăng 0,08%; rau các loại: 161,71 tạ/ha, tăng 1,92; đậu đỗ các loại: 14,05 tạ/ha, tăng 1,52%,… Hầu hết năng suất của một số cây trồng tăng là do ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân xuống giống đúng thời vụ và chủ động nguồn nước tưới. Bên cạnh đó người dân đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật trồng những giống mới có năng suất cao, làm tăng năng suất so cùng kỳ.

Sản lượng thu hoạch một số cây trồng hàng tăng, giảm so cùng kỳ: Sản lượng lúa: 134.718,6 tấn, tăng 695,84 tấn (+0,52%); bắp: 89.436,94 tấn, giảm 2.201,66 tấn (-2,4%); khoai lang: 943,89 tấn, tăng 0,41%; sắn: 113.707,26 tấn, tăng 7,54%; mía: 102.834,77 tấn, giảm 6,99%; đậu tương: 283,72 tấn, giảm 1,11%; lạc: 1.212,03 tấn, giảm 9,93%; Sản lượng rau các loại: 125.550,65 tấn, tăng 4,38%; Sản lượng đậu/đỗ các loại: 1.976,84 tấn, tăng 4,31%...

b) Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 171.976,36 ha, tăng 1,4%socùng kỳ, trong đó:Diện tích cây công nghiệp lâu năm là 94.533,82 ha, giảm 0,3% so cùng kỳ, chiếm 54,97% so với tổng diện tích cây lâu năm;diện tích cây ăn quả là 76.083,92 ha, chiếm 44,24%, tăng 3,6% so cùng kỳ. Diệntích cây công nghiệp lâu năm giảm chủ yếu do một số diện tích cao su, điều, hồ tiêu già cỗi nên người dân đã chặt bỏ không tiếp tục trồng lại do giá bán sản phẩm giảm, hoặc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, sầu riêng, đảm bảo được đầu ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng cao đối với những mặt hàng cây ăn trái nên diện tích cây ăn quả tăng so cùng kỳ.

Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng như sau:Xoài 66.136,6 tấn, tăng 5,54%; Chuối đạt 85.839,5 tấn, tăng 7,95%; Thanh long đạt 5.654,6 tấn, tăng 7,11%; Cam 5.608,1 tấn, tăng 6,55%; Bưởi 30.414,7 tấn, tăng2,47%; Chôm chôm 158.857,6tấn,tăng2,35%; Điều đạt41.074,7tấn,giảm1,18%; Hồ tiêu đạt29.154,2tấn, giảm 0,51%; Cao su đạt 27.286,9 tấn,giảm0,74% so cùng kỳ.

c) Chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được khống chế, trong hơn 3 tháng qua, toàn tỉnh không xuất hiện ổ dịch mới. Chăn nuôi heo và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số đàn heo(không tính heo con chưa tách mẹ)đến thời điểm cuối tháng 7/2022 ước tính đạt 2.690.877 con, tăng 6,28% so cùng kỳ.Tổng đàn gia cầm là 27.084,14 ngàn con, tăng 3,72% so cùng kỳ. Trong đó đàn gà đạt 24.983,24 ngàn con, tăng 3,6% so cùng kỳ và chiếm 92,24% tổng đàn gia cầm.

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm 7 thángtăng so cùng kỳ như:sản lượng thịt trâu ước đạt 136,7 tấn, tăng 1,01%; thịt bòđạt 2.708,6 tấn, tăng 4,87%; thịt heođạt269.922tấn, tăng7,41%; thịt gia cầm đạt 104.881,1 tấn, tăng5,49% so cùng kỳ; Sản lượng trứng gia cầm đạt678.147ngàn quả, tăng4,31% so cùng kỳ, nguyên nhânsản lượng chăn nuôi 7 tháng tăng so cùng kỳ,dosức tiêu thụ thịt heo và gia cầm tại các chợ đầu mối và chợ có quy mô lớn như chợ Biên Hoà, chợ Tân Phong, Tam Hiệp, chợ Sặt, Hoá An và các chợ ở trung tâm các huyện, thành phốtiêu thụ khối lượng lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp và bếp ăn trường học đã hoạt động bình thường và nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thịt tăng.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cơ bản ổn định, giá các sản phẩm heo, gà và trứng gia cầm có xu hướng tăng và đang tiêu thụ tốt, người chăn nuôi đang có lãi; riêng giá heo hơi đang dao động trong khoảng từ 59.000 đến 66.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg so với thời điểm trước đó; Các mặt hàng thịt và trứng gia cầm cũng tăng lên. Theo đó, Giá gà các loại bán ra từ các trại nuôi cũng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2022. Hiện giá gà công nghiệp (gà trắng) đang ở mức 39.000 - 41.000 đồng/kg, gà thả vườn 52.000 - 54.000 đồng/kg… giá các sản phẩm chăn nuôi có xu hướng tăng do việc mở cửa trở lại các nhà hàng, trường học và nhà máy thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt, trong khi nguồn cung giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục thời gian qua.

- Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch:Ngành chăn nuôi tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát vận chuyển để phòng và chống dịch bệnh có hiệu quả.

Ngành chăn nuôi đã triển khai công tác khai báo chăn nuôi trên phần mềmquản lý chăn nuôi Te-Food với 535 trang trại đăng ký tham gia, hiện đã có 374 trại được xã nhận thông tin; tổ chức Hội nghị triển khai Dự ántruy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh,đến nay 497 cá nhân, đơn vị đăng ký tham gia, hiện có 5.129 con heo được truy xuất nguồn gốc.

Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcaslte trên gà tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thịt, trứng gà. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên trên cả nước xây dựng được chuỗi thịt gà chế biến xuất khẩu. Lũy kế đến nay, tổng số cơ sở được công nhận (ATDB) là 654 trại. Trong đó có 336 trang trại gia cầm (02 trại cút, 296 trại gà, 38 trại vịt); 318 trang trại gia súc (05 trại bò, 313 trại heo); 07 vùng ATDB (huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Cẩm Mỹ và Tp. Long Khánh) và 11 cơ sở ATDB cấp xã đối với bệnh Cúm gia cầm và bệnh Newcastle trên gà (08 xã của huyện Xuân Lộc và 03 xã của huyện Tân Phú).

b) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp 7 tháng ổn định, công tác theo dõi, quản lý chặt chẽ nguồn gốc lâm sản, giống cây trồng lâm nghiệp, hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh được tập trung thực hiện.Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy rừng được duy trì và tăng cường.

Công tác sử dụng và phát triển rừng được tập trung triển khai có hiệu quả, trong tháng 7 lượng mưa tương đối đều nên các đơn vị lâm nghiệp tích cực xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Ước diện tích rừng trồng mới 7 tháng năm 2022 đạt 1.495,5 ha, tăng 1,98% so với cùng kỳ.Sản lượng gỗ khai thác 156.746m3, tăng 2,53% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác 1.740 ste, tăng 3,73% so cùng kỳ.

c) Thủy sản

Sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh tháng 7 thuận lợi, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng. Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tích cực kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người... hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao với nhiều phương thức nuôi, hình thức nuôi khác nhau nên đã tạo việc làm và thu nhập khá ổn định cho một bộ phận không nhỏ nông dân.

Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 7 ước đạt 6.295,29 tấn, tăng 4,65% so với cùng kỳ; lũy kế 7 tháng đạt 40.948,52 tấn, tăng 4,49% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 35.978,21 tấn, tăng 4,54% và chiếm 87,86% so với tổng sản lượng thủy sản, sản lượng tôm đạt 4.201,3 tấn, tăng 4,44% so với cùng kỳ.

3. Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7/2022 ước đạt 19.173,16 tỷ đồng, tăng 2,36% so tháng trước và tăng 30,2% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 129.511,64 tỷ đồng, tăng 15,87% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 6.388,47 tỷ đồng, giảm 0,41%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 120.418,12tỷ đồng, tăng 17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.705,05 tỷ đồng, tăng 10,94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do nhu cầusử dụng nguyên liệu vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất vàtiêu dùng và sự biến động tăng của giá cả thị trường. Mặt khác 7 tháng năm 2021 thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nên các hoạt động thương mại, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng, năm nay hoạt động ổn định trở lại nên tăng trưởng cao.

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 14.871,71 tỷ đồng, tăng 2,73% so với tháng trước. Doanh thu ở hầu hết các nhóm hàng đều tăng nhẹ so với tháng trước; có 02 nhóm hàng có mức tăng cao đó là nhóm hàng may mặc tăng 18,54% và nhóm ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 16%; có 01 nhóm hàng giảm so với tháng trước là nhóm vật phẩm, văn hóa, giáo dục giảm 0,56%. Lũy kế 7 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 100.155,29 tỷ đồng, tăng 11,54% so cùng kỳ.

- Dự ước doanh thu ngành lưu trú, ăn uống tháng7/2022 đạt 1.617,01tỷ đồng, tăng 1,08% so với tháng trước, so với tháng cùng kỳ tăng gấp 2,2 lần, do tháng 7/2021 thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động lưu trú ăn uống tạm thời đóng cửa.Lũy kế7thángdoanh thu ngành lưu trú, ăn uốngước đạt11.075,23tỷ đồng, tăng36,71% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu hoạt động lưu trú dự ước đạt99,93tỷ đồng, giảm13,64%; Doanh thu dịch vụ ăn uống dự ước đạt10.975,3tỷ đồng tăng37,44% so cùng kỳ, giá nhiều mặt hàng như gas, xăng, dầu, lượng thực – thực phẩm tăng cao so với năm trước làm ảnh hưởng đến giá bán của nhiều nhà hàng, quán ăn.

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng7/2022 ước đạt3,79tỷ đồng, tăng11,36% so với tháng trước, so với tháng cùng kỳ gấp 1,7 nghìn lần do tháng 7/2021 thực hiện giãn cách xã hội nên doanh thu ngành du lịch rất thấp. Lũy kế7tháng ước đạt13,31tỷ đồng, giảm25,9% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm so cùng kỳ là do những tháng đầu năm vẫn còn ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, thu nhập người dân cũng bị giảm sútnên nhu cầu đi du lịchcũng giảm hơn so với các năm trước.

- Doanh thu dịch vụ tháng7/2022 ước đạt2.680,65tỷ đồng, tăng 1,12% so với tháng trước và tăng91,51% so với tháng cùng kỳ. Tính chung7tháng, doanh thu dịch vụ đạt18.267,82tỷ đồng, tăng31,74% so với cùng kỳ.

3.2. Giá cả thị trường

Tháng 7 tình hình giá cả nhiều mặt hàng tương đối ổn định và có mức tăng nhẹ so với tháng trước; giá mặt hàng xăng, dầu trong tháng đã được điều chỉnh giảm do ảnh hưởng của giá thế giới và trong nước, nên nhóm giao thông có chỉ số giá giảm so với tháng trước. Giá dịch vụ văn hóa giải trí và du lịch tăng so cùng kỳ do thời điểm này học sinh các cấp được nghỉ hè nên nhu cầu đi du lịch, tham quan, giải trí của người dân tăng cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 so với tháng trước tăng 0,02%,có 7/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước như:nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,04%;nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 0,22%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm giáo dục tăng 1,31%;nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,74%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%; có 02 nhóm hàng ổn định là nhóm đồ uống, thuốc lá và nhóm bưu chính viễn thông; có 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so tháng trước lànhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,01% và nhóm giao thông giảm 2,9% do trong tháng 7 có 2 lần giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 so với tháng 12/2021 tăng 4,18% (tức là chỉ số giá 7 tháng đầu năm tăng 4,18%). Nguyên nhân 7 tháng đầu năm nay hầu hết giá tiêu dùng đều có biến động tăng bởi vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và giá vật tư nguyên liệu. Các nhóm hàng đều có chỉ số giá tăng như: nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 11,99%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,95%;nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,14%;nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,5%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 3,31%; nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 2,22%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; nhóm giáo dục tăng 9,89%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 9,82%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,98%. Có 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,3% so với tháng 12/2021.

Chỉ số giá bình quân 7 tháng năm 2022, tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,43%. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng khá, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (+19,17%) do ảnh hưởng của tình hình chính trị bất ổn trên thế giới làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng cao; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,24% do nhu cầu của người dân tăng sau thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19.

- giá vàng bình quân giảm 4,13% so với tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 1,11%; so với tháng 12/2021 giảm 3,23%. Bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 2,91% so với cùng kỳ do những tháng đầu năm chỉ số giá vàng cao so cùng kỳ.

- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này tăng 1,42% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 3,22%; so với tháng 12 năm trước tăng 4,73%. Bình quân 7 tháng tăng 0,29% so cùng kỳ.

3.3.Xuất,nhập khẩuhàng hóa

Tháng 7 mặc dù giá các mặt hàng nguyên liệu sản xuất vẫn đang ở mức cao, việc xuất khẩu hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển tăng.Các doanh nghiệp vẫn cố gắng để ổn định sản xuất và duy trì các đơn hàng. Tuy nhiên xu hướng tháng 6 và tháng 7 kim ngạch xuất khẩu tăng chậm lại do đơn hàng giảm, một số mặt hàng xuất khẩu khối lượng giảm. Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 7 năm 2022 trên địa bàn đạt 2.248,26triệu USD, tăng 2,52% so với tháng trước và tăng 16,67% sothángcùng kỳ;lũy kế7 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15.165,93 triệu USD tăng 11,1% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt298,61triệu USD,giảm 8,16%; kinh tế ngoài nhà nước đạt3.003,81triệu USD, tăng16,77%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt11.863,51triệu USD, tăng10,33% so cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu tháng7/2022 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt773,22triệu USD, chiếm34,35%; Trung Quốc đạt160,43triệu USD, chiếm 7,13%; Nhật Bản đạt204,01triệu USD, chiếm9,07% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức… chiếm tỷ trọng49,55% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng7năm 2022 ước đạt1.936,4triệu USD, tăng2,86% so tháng trước và tăng8,81% so tháng cùng kỳ; lũy kế7tháng đầu năm đạt12.060,85triệu USD, tăng5,19% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt162,58triệu USD, giảm0,73%; kinh tế ngoài nhà nước đạt2.613,86triệu USD, tăng19,37%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt9.284,41triệu USD, tăng1,89% so cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu trong tháng7/2022 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt539,81triệu USD, chiếm24%; Hàn Quốc ước đạt197,78triệu USD, chiếm8,8%; Nhật Bản ước đạt127,54triệu USD, chiếm5,6%; Các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng61,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Dự ước7tháng đầu năm 2022 giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt3.105triệu USD, bình quân mỗi tháng xuất siêu khoảng444triệu USD.

3.4. Giao thông vận tải

Ngành vận tải tiếp tục gặp khó khăn khi giá xăng, dầu vẫn ở mức caoso với trước đây. Dựướcdoanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tháng7/2022 đạt1.924,97tỷ đồng,tăng1,02% so tháng trước và tăng69,98% so cùng tháng năm trước; Lũy kế7tháng đầu năm đạt12.787,27tỷ đồng, tăng20,3% so cùng kỳ.Nguyên nhân chủ yếu là do tháng 7/2021 thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh nên hầu hết các dịch vụ vận tải tạm ngưng hoạt động, trừ một số trường hợp được lưu thông theo quy định, dẫn đến doanh thu và sản lượng vận tải trong tháng 7/2021 giảm sâu. Nhưng tháng 7/2022 thì các hoạt động vận tải được phép hoạt động bình thường và tăng trưởng khá nên doanh thu và sản lượng tăng cao so với cùng kỳ.

- Vận tải hành khách:Tháng 7 dịch vụ vận chuyển hành khách có mức tăng nhẹ so với tháng trước.Dự ước doanh thu tháng7/2022 đạt236,02tỷ đồng, tăng0,67% so tháng trước vàtăng gấp 2 lần soso tháng cùng kỳ; lũy kế7tháng đạt1.158,78tỷ đồng, giảm12,89% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách tháng7đạt5.463nghìn HK, tăng0,52% so với tháng trước vàtăng57,71% so với tháng cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt272.302nghìn HK.km, tăng0,56% so tháng trước và giảm53,58% so tháng cùng kỳ.

- Vận tải hàng hóa:Trong tháng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu tiếp tục tăng so với tháng trước do tình hình sản xuất công nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh trong tỉnh vẫn duy trì ổn định và đạt mức tăng trưởng khá.Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng7/2022 đạt1.042,41tỷ đồng, tăng1,16% so tháng trước và tăng58,51% so cùng tháng năm trước.Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng7ước đạt4.993nghìn tấn, tăng0,83% so với tháng trước và tăng42,01% so tháng cùng kỳ; Khối lượng luân chuyển đạt429.892nghìn tấn.km, tăng0,97% so tháng trước và tăng47,82% so tháng cùng kỳ. Lũy kế7tháng đầu năm doanh thu vận tải hàng hóa đạt7.059tỷ đồng, tăng13,03% so cùng kỳ.

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý có mức tăng trưởng khá, mặc dù vẫn còn một số khó khăn như: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, công tác giải ngân chưa kịp thời, giá thị trường nhiên liệu và vật liệu xây dựngtăng giá chóng mặt, trong đó phổ biến như các mặt hàng: xăng, dầu, sắt, thép, xi măng, cát xây dựngtăng cao.

Dự ước vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 7/2022 thực hiện 849,1 tỷ đồng, tăng 14,96% so với tháng trước; Lũy kế 7 tháng đầu năm thực hiện 4.002,3 tỷ đồng, tăng 30,57% so cùng kỳ và bằng 42,16% so kế hoạch năm 2022.

5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

Thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài (FDI) tính đến ngày 25/7/2022, đạt khoảng 524,04 triệu USD, bằng 49% so với cùngkỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 1.057 triệu USD), trong đó: Cấp mới 19 dự án với tổng vốn đăng ký 274,3 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 42% về số dự án và bằng 75,2% về vốn đăng ký cấp mới. Có 44 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 249,7 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 47,3% về số dự án và bằng 36% về vốn bổ sung.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 7 năm 2022 có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới có 180 doanh nghiệp, tăng 56,5% so tháng cùng kỳ với số vốn đăng ký là 1.819,3 nghìn tỷ đồng; Có 45 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn là 510 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 123 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh(tăng 101,6% so với cùng kỳ năm 2021). Tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2022 có 2.503 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 21,9% so cùng kỳ với số vốn đăng ký là 15.557,8 tỷ đồng, bằng 34,8% so cùng kỳ. Có 579 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 26.213 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2022 có 272 doanh nghiệp giải thể, tăng 19,8% so cùng kỳ và có 347 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, tăng 45,2%; 875 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 45,8%. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.

6. Tài chính – Ngân hàng

a) Tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 19/7/2022 đạt 38.649,1 tỷ đồng([1]), bằng 92,16% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa 24.774 tỷ đồng, bằng 81,47% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt thấp so cùng kỳ do các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch Covid-19 như: Nghị quyết số 04/2022/NQ-HDND ngày 15/4/2022 của HDND tỉnh Đồng Nai giảm 20% mức thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường áp dụng đến ngày 30/6/2022; Nghị định số 15/2022/ND-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định các chính sách miễn giảm thuế GTGT 2% (từ 10% còn 8%) nhằm phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và quy định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đã tác động giảm nguồn thu vào ngân sách… Một số khoản thu giảm so cùng kỳ như: Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 8,28%; Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 19,68%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt giảm 43,7%; thuế thu nhập cá nhân giảm 5,6% Các khoản thu về nhà đất giảm 20,3%...;Thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 13.805,25 tỷ đồng, tăng 22,07% so cùng kỳ.Trong đó: Thuế xuất khẩu tăng 19,9%, thuế nhập khẩu tăng 20,5%, thuế GTGT tăng 22,5% so với cùng kỳ,...

Dự ước tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 19/7/2022 đạt 16.891,3 tỷ đồng([2]), tăng 10,58% so cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 8.565,7 tỷ đồng, tăng 3,19%; Chi thường xuyên đạt 8.285,9 tỷ đồng, tăng 19,47% so cùng kỳ. Chi thường xuyên 7 tháng năm 2022 đảm bảo, đáp ứng đủ và kịp thời kinh phí cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện chi lương, chi trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội và các chính sách an sinh xã hội, đồng thời thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách đảm bảo các nhiệm vụ chi về chính sách chế độ cho các đối tượng chính sách và người lao động.

b) Hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai triển khai kịp thời các chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các TCTD trên địa bàn. Hệ thống Ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán vơi 59 chi nhánh ngân hàng, 220 phòng giao dịch trực thuộc; 35 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); 05 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) và 02 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Kết quả hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng trên địa bàn như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến31/7/2022 đạt đạt 297.171 tỷ đồng, tăng 8,48% so với 31/12/2021. Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 278.742 tỷ đồng, tăng 8,29% so với 31/12/2021; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 15.727 tỷ đồng, tăng 12,12% so với đầu năm.

Lãi suất tiền gửi bằng VNĐ bình quân ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 6,0-6,7%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ tiếp tục duy trì ở mức 0%.

Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn đếnĐến31/7/2022tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt327.235 tỷ đồng, tăng 16,29% so với 31/12/2021(trong đó nợ xấu ước chiếm 1,13% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 186.215 tỷ đồng, tăng 21,64% so 31/12/2021. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 138.625 tỷ đồng, tăng 9,43% so với đầu năm.

- Phân theo loại tiền:Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 274.599 tỷ đồng, tăng 16,22% so 31/12/2021; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 50.241 tỷ đồng, tăng 15,52% so với đầu năm.

7. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Tháng 7 năm 2022, toàn ngành VHTTDL tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các sự kiện: Kỷ niệm 68 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954-20/7/2022); Lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia” (24/6/1967-24/6/2022); 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022)”...Tuyên truyền Biển, đảo Việt Nam; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022; Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm,phòng chống dịch Covid-19trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã dàn dựng và tập luyện biểu diễn các chương trình ca múa nhạc đặc sắc phục vụ các nhiệm vụ chính trị như: Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị: Lễ kỷ niệm 97 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam; Lễ tuyên dương, tổng kết 5 năm chỉ thị 05 và phóng trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Phục vụ ghi hình quảng bá, tuyên truyền Chương trình Kịch ngắn đề tài phòng, chống Covid-19 năm 2022; Phục vụ Lễ kỷ niệm và biểu dương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022);… Tổng số buổi biểu diễn là 15 buổi và phục vụ cho khoảng 21.300 lượt người xem.

b) Thể dục, thể thao

Dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đã được kiểm soát, hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động nhằm khôi phục trở lại sau thời gian phải tạm ngưng hoạt động vì giãn cách xã hội. các môn thể thao thành tích cao và thể dục thể thao quần chúng được quan tâm, chú trọng. Công tác tham gia các giải và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn như sau:

+ Giải quốc tế:Tham gia giải Cầu lông Singapore Open 2022 tại Singapore

+ Giải quốc gia: Tham gia 10 giải, trong đó 7 giải đạt 43 huy chương các loại (11HCV, 13HCB, 19HCĐ), cụ thể: Giải vô địch trẻ, thiếu niên võ cổ truyền toàn quốc lần thứ XXIII năm 2022 tại Đồng Nai, đạt 05HCV, 08HCB, 04HCĐ; Giải vô địch Muay trẻ quốc gia năm 2022 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đạt 02HCB, 05HCĐ; Giải vô địch Cử tạ trẻ quốc gia năm 2022 tại Bạc Liêu, đạt 02HCV, 01HCB; Giải vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2022 tại Kon Tum, đạt 1HCV, 1HCĐ; Giải vô địch trẻ toàn quốc môn Kickboxing năm 2022 tại Bình Định, đạt 2HCV, 6HCĐ;…. 03 giải còn lại hiện đang thi đấu.

+ Giải cụm, mở rộng: Tham gia 04 giải, đạt 50 huy chương các loại (09HCV, 12HCB, 29HCĐ). Cụ thể: Giải Điền kinh TPHCM mở rộng lần thứ 29 đạt 3HCV, 2HCB, 2HCĐ; Giải vô địch Karate miền Nam lần thứ I năm 2022 tại Trà Vinh đạt 1HCV, 6HCB, 16HCĐ; Giải Judo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở rộng đạt 3HCV, 2HCB, 6HCĐ; Giải Judo miền Đông Nam Bộ tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2022, đạt 2HCV, 2HCB, 5HCĐ.

Công tác xây dựng, phát triển thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng.

c) Giáo dục - Đào tạo

Ngành Giáo dục tiếp tục chú trọngnâng cao chất lượng giáo dục các bậc học, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022 và chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới 2022-2023;tư vấn, hỗ trợ cho các phòng giáo dục và các trường TH, THCS trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 2, lớp 6.

Xây dựng Báo cáo tình hình công tác chuẩn bị cơ sở vật chất khai giảng năm học mới. Chuẩn bị kiểm tra nắm tình hình bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị chuẩn bị năm học mới tại một số phòng GDĐT và các trường THPT. Triển khai lập dự án mua sắm trang bị Bàn ghế học sinh, phòng máy vi tính cho các trường THPT và trực thuộc và Tiếp tục thực hiện dự án Trang bị thiết bị tối thiểu lớp 3, lớp 7.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế tại 60 điểm thi trên toàn tỉnh. Các thí sinh đến dự thi được các điểm thi hỗ trợ, tạo điều kiện trong các buổi thi. Công tác phối hợp của lực lượng y tế, công an và các địa phương được thực hiện chặt chẽ, trách nhiệm, không xảy ra sự cố đáng tiếc tại các điểm thi, ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng vào chiều 8/7/2022, các điểm thi sẽ tiến hành vận chuyển bài thi và hồ sơ liên quan đến kỳ thi về tỉnh để thực hiện công tác chấm thi. Sở GD-ĐT sẽ tổ chức chấm thi ngay để đảm bảo tiến độ và kế hoạch công bố điểm của Bộ GD-ĐT, dự kiến các hội đồng thi sẽ công bố kết quả vào ngày 24/7.

d) Y tế

Theo Sở y tế tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại trên địa bàn tỉnh. Cụ thể tính từ ngày 21/6/2022-21/7/2022 ghi nhận 189 trường hợp mắc bệnh trên địa bàn tỉnh, trong đó qua Realtime RT-PCR là 84 ca, qua test nhanh kháng nguyên là 105 ca, tăng 80% so với tháng trước.Số ca bệnh mới tập trung tại thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú. Trước tình hình đó lãnh đạo Sở Y tế đề nghị giám đốc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường công tác điều tra dịch tễ, cách ly, truyền thông, nâng cao ý thức tự giác của người dân, tránh làm lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, đến nay tỉnh đã tiêm được gần 8,1 triệu liều vaccine cho hơn 2,9 triệu người dân trong tỉnh.Tính đến 13/7/2022, mặc dù kết quả tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 1 cho người từ 5 tuổi trở lên đạt khá cao, tuy nhiên tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên chỉ đạt 66,5%, mũi 4 đạt 6,4%. Đặc biệt, trong số những ca tử vong có tỷ lệ khá cao những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đầy đủ. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật sẽ hỗ trợ, phối hợp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố để tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; thực hiện đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định. Tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn là biện pháp hữu hiệu để giảm số ca tử vong và bệnh nặng nếu mắc Covid-19.

Một số dịch bệnh khác phát sinh trong tháng 7 năm 2022 như sau:

- Sốt xuất huyết: Tính từngày 01/6 đến ngày 20/7/2022 ghi nhận 8.988 ca, tăng 04 lần so với kỳ báo cáo tháng trước. Ghi nhận 07 ca tử vong. So với tháng trước, số ca mắc tăng ở 11/11 huyện, thành phố, trong đó tăng nhiều ở thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Trảng Bom, Định Quán.

Tính từ đầu năm đến ngày 20/7 ghi nhận 13.110 ca, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là 7.724 ca, chiếm 59%, tăng 209% so với cùng kỳ năm 2021. Ghi nhận 11 ca tử vong, tăng 10 ca so với cùng kỳ.

Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 534 ổ dịch, tăng 2,95 lần so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm, tổng số ổ dịch được phát hiện trên địa bàn tỉnh là 1.542 ổ. Số ổ dịch đã xử lý toàn tỉnh đạt 98,5%.

- Hội chứng tay chân miệng:Ghi nhận 1.282 ca, giảm 26,36% so với tháng trước và tăng 16,3 lần so với tháng cùng kỳ năm 2021. Số ca cộng dồn đến tháng 7/2022 là 3.962 ca, tăng 38,33% so với cùng kỳ năm 2021. Không ghi nhận trường hợptử vong.

Sởi:Trong tháng không ghi nhận ca mắc Sởi, giảm 03 ca so với tháng trước. Số ca mắc cộng dồn đến tháng 7/2022 là 03 ca, giảm 05 ca so với cùng kỳ 2021. không ghi nhận trường hợp tử vong.

Trước diễn biến sốca mắc Sốt xuất huyết tăng cao ở một số địa phương, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các địa phương có ca mắc tích cực điều tra, xử lý các ổ dịch kịp thời, không bỏ sót ca bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, chưa có vaccine phòng bệnh, người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ, phòng tránh bị muỗi đốt, diệt lăng quăng; thực hiện ăn chín uống chín, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ em, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân… Nếu có biểu hiện của bệnh cần khẩn trương đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời, không tự ý dùng thuốc, tránh những hậu quả đáng tiếc.

- Tình hình vệ sinh thực phẩm:Trong tháng 7/2022 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát(02 đoàn kiểm tra liên ngành)và tổ chức 889 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.419 tổng số cơ sở, trong đó: 787 cơ sở đạt (chiếm 88,53%), số cơ sở vi phạm là 102, phạt tiền 09 cơ sở với số tiền: 346,6 triệu đồng. Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, cộng dồn từ đầu năm đến nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 05 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong.

e) Giải quyết việc làm

Trong tháng 7/2022, phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 8.651 lượt người, tăng 19,81% so với cùng kỳ năm 2021. Tính từ đầu năm giải quyết việc làm cho 52.605 lượt người, đạt 65,76% kế hoạch năm. Ban hành 7.374 quyết định cho hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả cấp thất nghiệp là 222.865,9 triệu đồng. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho 6.970 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 74 người. Cấp 55 giấy phép lao động người nước ngoài.

f) Đào tạo nghề:Trong tháng 7, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 7.153 người, trong đó: Cao đẳng là 851 người, Trung cấp 1.795 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 4.507 người. Tính từ đầu năm đào tạo cho 43.640 người, đạt 61,46% kế hoạch năm.

Toàn tỉnh có 6.942 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Cao đẳng là 1.032 người, Trung cấp 1.823 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng là 4.087 người. Tính từ đầu năm có 41.096 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 57,08% kế hoạch năm./.


Cục Thống kê Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 350
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)