Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/04/2022-15:03:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2022 của tỉnh Đồng Nai

Tháng 4/2022 tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đang trên đà phục hồi, sau nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19. Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh, hầu hết doanh nghiệp lao động trở lại làm việc đạt 100%, các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu phục hồi rõ nét, xuất khẩu thuận lợi, thị trường trong nước tăng khá, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt.v.v.. là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh... Tuy nhiên khó khăn trong những tháng đầu năm là do ảnh hưởng xung đột giữa Nga và Ukraina làm cho giá xăng dầu tăng cao, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng tăng đã tác động ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả,đời sống dân cư ổn định; các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, công tác an sinh xã hội tổ chức thực hiện được gắn với công tác phòng chống dịch Covid-19 theo qui định.Tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022 như sau:

1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi khá nhanh. Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhưng với giải pháp phù hợp, nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã bắt nhịp đi vào sản xuất, nên kết quả sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì và có chiều hướng phát triển tốt.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 04/2022 tăng 1,97% so với tháng trướcvàtăng7,54% so với tháng cùng kỳ, trong đó ngành khai khoángtăng0,32%;Công nghiệp chế biến, chế tạotăng2%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng1,66%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng1,61%so tháng trước và có 22/27 ngành sản xuấttăng,5/27 ngành sản xuất giảm;cụ thể có một số ngành sản xuất có chỉ số tăng khá như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,01%; sản xuất đồ uống tăng 4,12%, dệt tăng 2,97%, sản xuất trang phục tăng 4,73%; sản xuất xe có động cơ tăng 4,73%...

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu nămtăng6,41% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 3,39%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng6,52%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng 4,41%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 6,74%; Có 23/27 ngành sản xuất tăng và 4/27 ngành giảm so cùng kỳ. Điều này cho thấykết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi rõ rệt, tăng trưởng khá so cùng kỳ.

Có thể nóitình hìnhkinh tếgặpkhó khăn từxung đột ở một số nước trênthế giới và tác động của dịch bệnh,nhưngtình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàntỉnhtiếp tục được khôi phục, đặc biệt là ngànhcông nghiệpchủ lực luôn là điểm sáng trong toàn ngành công nghiệp, cụ thể đó là ngành công nghiệp chế biến chế tạo: Ngành dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các sản phẩm liên quan; Sản phẩm điện tử; Sản phẩm giường tủ bàn, ghế v.v…đơn đặt hàng tăng mạnh,dẫn đếngiá trị xuất khẩu tăng.Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế vẫn còn khó khăn khi giá cả hàng hóa tăng, giá xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất vẫn còn ở mức cao; cụ thể đó là ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, giá gỗ nguyên liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất tăng; ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các mặt hàng sắt, thép giá vẫn ở mức cao so với cũng kỳ là khó khăn cho các ngành sản xuất liên quan.

Một số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Chế biến thực phẩm tăng 4,8%, Dệt tăng 7,83%; May mặc tăng 7,3%; giày da tăng 8,49%; sản xuất hóa chất tăng 6,84%.v.v… một số ngành sản xuất khác như: sản xuất đồ uống tăng 7,55%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,19%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,42%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 10,25%; nguyên nhân tăng là do thị trường thế giới được cải thiện, dẫn đến sự gia tăng đáng kể với số lượng đơn đặt hàng lớn, mặt khác thị trường trong nước đang có xu hướng tăng; tuy nhiên một số ngành sản xuất dự ước chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ như: Sản xuất điện tử, máy tính (-3,28%); Sản xuất phương tiện vận tải (-7,55%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-2,65%)… nguyên nhân giảm do ảnh hưởng nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn.

-Chỉ số sản phẩm công nghiệp:Dựước tháng 4 năm 2022 có 17/24 sản phẩm chủ yếu tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Cà phê các loại đạt 38,2 ngàn tấn, tăng 94,36%; bột ngọt 32,6 nghìn tấn, tăng 62,1%; nước ngọt các loại 56,4 triệu lít, tăng 7,95%; sợi các loại 113,4 nghìn tấn, tăng 6,55%; giầy dép các loại đạt 51,6 triệu đôi, tăng 10,12%, nguyên nhân tăng là do có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, số đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và các nước EU, hợp đồng xuất khẩu liên tục tăng. Lũy kế 4 thángcó 20/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là:Đá xây dựng các loại 4994,3 nghìn m3, tăng 3,39%; Cà phê các loại đạt 157,4 ngàn tấn, tăng 4,43%;bột ngọt 123,3 nghìn tấn, tăng 22,34%; nước ngọt các loại 213 triệu lít, tăng 13,57%; sợi các loại đạt 441 ngàn tấn, tăng 7,62%;giầy dép các loại đạt 202,6 triệu đôi, tăng 8,98%,sản phẩm kim loại đạt 188,8 ngàn tấn, tăng 15,41%; mạch điện tử đạt 880,3 triệu chiếc, tăng 10,52%, nguyên nhân tăng do các doanh nghiệp có qui mô lớn, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và khách hàng lớn tại các thị trường Mỹ và các nước EU, do đó có thêm số lượng đơn hàng mới, tác động đến chỉ số sản xuất và sản lượng sản phầm tăng trong kỳ.

- Chỉ số tiêu thụ:Chỉ số tiêu thụtoàn ngành công nghiệp trong tháng 4/2022 giảm 1,25%so với tháng 3/2022 và tăng 4,04% so với tháng cùng kỳ.Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số tiêu thụ tăng 6,55% so cùng kỳ, trong đó một số ngành chỉ số tiêu thụ tăng đó là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,52%,sản xuất trang phục tăng 14,5%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 6,75%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứatăng 12,71%, sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 20,93%, sản phẩm cao su và plastic tăng 5,85%; sản xuất xe có động cơ tăng 41,94%.... Một số ngành sản xuất chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như:Sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 19,04% do sản phẩm tiêu thụ chậm; dệt giảm 5,36%, sản phẩm điện tử, máy tính giảm 13,64%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 16,23% so cùng kỳ do khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nội địa giảm.

- Chỉ số tồn kho:Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 4/2022dự ước tăng 3,87% so với tháng 3/2022 và tăng 28,86% so tháng cùng kỳ năm trước.Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+48,67%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+32,39%); ngành dệt (+6,45%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+7,74%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+10,42%), sản xuất phương tiện vận tải tăng 10,29%; Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là do thị trường tiêu thụ chậm, nhưng các doanh nghiệp vẫn đẩy nhanh tiến độ sản xuất sản phẩm để đảm bảo lượng hàng tiêu thụ trong thời gian tới.

- Chỉ số sử dụng lao động:Tình hình lao động việc làm đã có những chuyển biến tích cực khi các doanh nghiệp dần hoạt động ổn định trở lại. Ở một số ngành nghề, lĩnh vực nhu cầu tuyển dụng lao động đã tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Với nỗ lực không ngừng của chính quyền, doanh nghiệp và người lao động, thị trường lao động có chiều hướng tích cực trong những tháng gần đây và trong thời gian sắp tới.

Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 4 năm 2022 tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 0,03% so tháng cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 99,92% so tháng trước và giảm 20,23% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 0,78% và tăng 4,79%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,84% và tăng 0,05% so tháng cùng kỳ.

Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng bằng 99,92% so tháng trước và giảm 5,5% so tháng cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,74% và tăng 0,26%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tương đương tháng trước và giảm 7,59%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,61% so tháng trước và giảm 23,26% so cùng kỳ.

Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số lao động giảm 1,62% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 20,65%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,26% và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,05% so cùng kỳ.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 4/2022 tương đối thuận lợi, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Các địa phương tập trung thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và gieo trồng lúa hè thu. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, công tác tái đàn heo đang đà hồi phục. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch được kiểm soát chặt chẽ... Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp 4 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, cụ thể: Thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đều tăng mạnh so với trước đó. Bên cạnh đó giá xăng, dầu tăng cao khiến chi phí vận chuyển và nhiều chi phí đầu vào khác cũng tăng.

2.1) Nông nghiệp

Tính đến ngày 15/4/2022 tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân ước đạt 40.148,8 ha, bằng 99,74% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cây lúa đạt 15.336,3 ha, giảm66,2 ha (-0,43%), cây bắp 9.857 ha giảm 88,7 ha (-0,89%) so cùng kỳ; Cây củ có bột4.232,6ha, giảm 48,4 ha (-1,13%); Cây thực phẩm 6.938,65 ha, tăng 172,8 ha (+2,55%) …

- Dự ước năng suất lúa vụ Đông Xuân: Lúa đạt64,95tạ/ha, tăng0,05%; Bắp là 87,24tạ/ha, tăng 0,14%; Khoai lang là 111,15tạ/ha, tăng 0,1%; Mía là 694,21 tạ/ha,giảm 0,49%; Đậu tương là 18,97tạ/ha, tăng 0,11%; Đậu phộng là 23,79tạ/ha, giảm 0,13% so cùng kỳ.

- Sản lượng thu hoạch so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 36.658,5 tấn,tăng30,6 tấn (+0,08%); bắp đạt 34.138,8 tấn,tăng118,5 tấn (+0,35%); khoai lang đạt 450,94 tấn,tăng1,22tấn (+0,27%); Mía đạt 5.137,3 tấn, tăng 4,06 tấn (+0,08%); rau các loại đạt 66.010,4 tấn, tăng 3.622,6 tấn (+5,81%); đậu các loại 305,3 tấn, tăng 2,89%...

Cây lâu năm

Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm tăng khá so cùng kỳ như: Xoài đạt 33.705,55 tấn, tăng 4,17%; Chuối đạt 45.262,68 tấn, tăng 7,14%; Cam đạt 3.384,22 tấn, tăng 8,27%; Bưởi 15.159,63 tấn, tăng 10,26%. Sản lượng một số cây tăng khá so cùng kỳ do các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp thực hiện hiệu quả khoa học kỹ thuật cho cây trồng và xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nâng cao giá trị, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản; mặt khácĐồng Nai có một số cây ăn quả đặc thù có giá trị kinh tế cao như bưởi, sầu riêng..., sản lượng cũng như giá bán khá ổn định,bên cạnh đó thị trường xuất khẩuđượcmở rộng từ Hiệp định EVFTA, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường EU…làm cho sản lượng cây trồng tăng khá so cùng kỳ.

Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển, công tác tái đàn heo tiếp tục được duy trì phát triển, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm giám sát chặt chẽ, không để phát sinh thành dịch.

Dự ước tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 4/2022là 2.200.453 con, tăng4,71% so cùng kỳ. Trong đó: Trâu 3.906con tăng 0,1%; bò87.112 con tăng0,02%; Heo(không tính heo con chưa tách mẹ)đạt2.109.435 con, tăng 4,93%.

Tổng đàn gia cầmhiện cólà25,7 triệucon, tăng 3,35% so cùng kỳ. Trong đó số lượng đàn gà đạt 23,18triệu con, tăng 3,58% và chiếm 90,2% tổng đàn gia cầm.

Sản lượng thịt ước đạt 540,3nghìntấn, tăng5,08% so cùng kỳ. Trong đó:Sản lượng thịt trâu đạt 87,6tấn, tăng2,19%; Thịt bò đạt 1.608,8 tấn, tăng3,68%, Thịt heo đạt 147,3nghìn tấn, tăng4,83%; thịt gia cầm đạt 391,4nghìn tấn, tăng5,19%; sản lượng trứng đạt 391,4 triệu quả, tăng5,19%.

- Công tác phòng chống dịch bệnh:Tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền đến các cơ sở chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tăng tần suất tiêu độc khử trùng và làm sạch môi trường, hạn chế sự lây lan mầm bệnh,... Ngành Thú y tập trung triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để phát sinh dịch ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi trên địa bàn.

Trong tháng 3 phát hiện 01 hộ tại ấp1xã Sông Nhạn (H. Cẩm Mỹ)có vịt mắc bệnh Cúm gia cầm,UBNDxã đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vịt bị mắc bệnh và tiến hành tiêm vacxin phòng chống dịch tại các xã khoanh vùng dịch. Trong đó:huyện Long Thànhtiêm được:105.402 con gà,đạt99,9%và3.098 con vịt, đạt99,9%;huyện Cẩm Mỹtiêm được:9.040con gà, đạt90,11% và1.254con vịt, đạt95,65%;huyện Thống Nhất tiêm được:10.080 con gà, đạt84%và9.920 con vịt, đạt99,2%. Tiến hành lấy mẫu giám sát chủ động lưu hành vi rút Cúm gia cầm: lấy 36 mẫuswab gộptại 06 xã. Kết quả:Gà 30 mẫu, không phát hiện mẫu dương tính; Vịt 06 mẫu có 01 mẫu dương với vi rút Cúm gia cầm subtype H5 (tỷ lệ lưu hành 2,8 %/06 xã). Chi cục chăn nuôi và thú y đã hướng dẫn chủ hộ tiêu độc sát trùng chuồng trại và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định. Sau khi thực hiện triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đến nay ổ dịch đã qua 21 ngày, không phát sinh ổ dịch mới, dịch bệnh cơ bản đã được khống chế.

Các dịch bệnh khác như: Lở mồm long móng(LMLM), Dịch tả heo, Tai xanh, bệnh Viêm da nổi cụctrâu, bò (VDNC),bệnh Dịch tả Lợn Châu phi (DTLCP)Trong tháng 4 không phát sinh.

2.2) Lâm nghiệp

Tháng 4 năm 2022diện tích rừng trồng mới đạt275 ha, tăng 5 ha (+1,85%) so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng diện tích rừng trồng mới ước đạt 452 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Sản lượng gỗ khai thác tháng 4 đạt 23.390 m3,tăng 2,88% so với tháng cùng kỳ; tính chung 4 tháng đạt 82.289 m3, tăng 1.996 m3(+2,49%) so cùng kỳ; Sản lượng củi khai thác đạt 816 ste, tăng 29,5 ste (+3,75%) so cùng kỳ.

2.3) Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 4/2022ước đạt: 5.879,87 tấn, tăng 220 tấn (+3,89%) so với tháng cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đạt 24.451,14 tấn, tăng 972,49 tấn (+4,14%) so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 21.550,83 tấn, tăng 890,42 tấn (+4,31%) so với cùng kỳ và chiếm 88,14% so với tổng sản lượng; Sản lượng tôm đạt 2.521,38 tấn, tăng 73,89 tấn (+3,02%) so với cùng kỳ.

+Sản lượng thủy sản nuôi trồng 4 tháng đầu năm đạt 22.481,7 tấn, tăng 987,05 tấn (+4,59%) so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng tăng là do thị trường tiêu thụ xã hội ổn định, sản phẩm thủy sản đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Mặt khác, việc nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy các hộ nuôi trồng tận dụng hiệu quả mặt nước để nuôi trồng.

+Sản lượng thủy sản khai thác 4 tháng đầu năm đạt 1.969,44 tấn, giảm 14,56 tấn (-0,73%) so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác giảm do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên hiện nay không còn nhiều.

3. Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải

3.1. Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4/2022 ước đạt 18.631,1 tỷ đồng, tăng 3,59% so tháng trước và tăng 14,89% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 73.335,92 tỷ đồng, tăng 12,85% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 3.642,88 tỷ đồng, giảm 6,14%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 68.162,77 tỷ đồng, tăng 14,33%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.530,08 tỷ đồng, tăng 2,94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do sức tiêu thụ của thị trường và người tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại, mặt khác nhu cầu sản xuất và các đơn vị kinh doanh đầy mạnh các chính sách kích cầu nhằm thu hút người tiêu dùng.

a)Hoạt độngbán lẻ hàng hóa

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 14.309,91 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước. Doanh thu ở hầu hết các nhóm hàng đều tăng do tháng 4 có nhiều ngày nghỉ lễ nên nhu cầu ăn uống, tiêu dùng tăng và đặc biệt là sự biến động của tình hình giá cả thị trường. Cụ thể:nhómlương thực, thực phẩm tăng 4,82%;nhóm hàng may mặc tăng 2,14%;nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,5%;nhóm vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 3,19%;nhóm gỗ và vật liệu xây dựngtăng 3,84%;nhóm ô tô contăng 3,07%;nhóm xăng dầu các loại tăng 3,78%; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng3,2%; nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng2,03%; hàng hóa khác tăng2,89%;doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 2,34% so tháng trước.

Lũy kế 4 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 56.655,98 tỷ đồng, tăng 11,23% so cùng kỳ,trong đónhững nhóm có mức tăng cao hơn mức tăng chung đó là lương thực, thực phẩm tăng18,66%; xăng dầu tăng54,32%; nhiên liệu khác tăng19,8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do một số nguyên liệu đầu vào giá tăng cao nên tác động đến mức tăngcủa hàng hóa bán ra, đây là gánh nặng đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vận tải khi phải chịu áp lực về giá xăng dầutăng caohiện nay.Bên cạnh những nhóm hàng có tốc độ tăng cao thì cũng có nhóm hàng có mức giảm mạnh như nhóm hàng may mặc giảm 24,92%; nhóm hàng ô tô con giảm 29,95%; nhóm vật phẩm, văn hoá giáo dục giảm 11,6% do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này giảm so với cùng kỳ.

b) Lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Dự ước doanh thu ngành lưu trú, ăn uống tháng 4/2022 đạt 1.632,81 tỷ đồng, tăng 4,07% so với tháng trước; lũy kế 4 tháng ước đạt 6.315,23 tỷ đồng, tăng 19,34% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu hoạt động lưu trú dự ước đạt 51,22 tỷ đồng, giảm 30,87% so với cùng kỳ, do nhiều cơ sở lưu trú sau thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác hoặc tạm thời đóng cửa đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tâm lý lo ngại; Doanh thu dịch vụ ăn uống dự ước đạt 6.264 tỷ đồng tăng 20,05% so cùng kỳ, do tháng có nhiều ngày nghỉ lễ, mặt khác giá nhiều mặt hàng như gas, xăng, dầu, lượng thực – thực phẩm tăng cao so với năm trước, làm ảnh hưởng đến giá bán của nhiều nhà hàng, quán ăn đều tăng.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 4/2022 ước đạt 2,2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với tháng trước, là tháng có nhiều ngày nghỉ lễ nên lượng khách tham gia các tour du lịch tăng đột biến nhất là du lịch trong nước, các tour du lịch nước ngoài cũng đã được khởi động. Các công ty du lịch bên cạnh những tour du lịch truyền thống cũng mở thêm các tour du lịch mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Lũy kế 4 tháng ước đạt 3,85 tỷ đồng, giảm 73,23% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm so cùng kỳ là do vẫn còn ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên nhu cầu đi du lịch của người dân còn hạn chế.

c) Hoạt động dịch vụ

Doanh thu dịch vụ tháng 4/2022 ước đạt2.686 tỷ đồng, tăng 2,63% so với tháng trước và tăng 29,87% so với tháng cùng kỳ.Trong tháng doanh thu các ngành dịch vụ đều có mức tăng hơn so với tháng trước, nguyên nhân là do các ngành dịch vụ trong tháng vẫn diễn ra hoạt động bình thường, nhiều ngành dịch vụ nhu cầu tăng cao như vui chơi, giải trí, dịch vụ hỗ trợ… Bên cạnh đó giá chi phí của các dịch vụ có xu hướng tăng làm cho doanh thu dịch vụ tháng 4 tăng so với tháng trước, cụ thể như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 772,32 tỷ đồng, tăng 2,5%;Dịch vụ hành chính và hỗ trợ ước đạt 320,25 tỷ đồng, tăng 3,12%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 85,97 tỷ đồng, tăng 1,95%; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 349,71 tỷ đồng, tăng 1,28%; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí đạt 561,08 tỷ đồng, tăng 4,72%; Dịch vụ khác đạt 244 tỷ đồng, tăng 2,71% so tháng trước.

Tính chung 4 tháng, doanh thu dịch vụ đạt 10.360,57 tỷ đồng, tăng 18,52% so với cùng kỳ. Trong đó:Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 30,02%;Dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 12,42%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt giảm 41,59%; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 73,46%; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 3,44%; Dịch vụ khác tăng 17,47% so với cùng kỳ.

3.2. Giá cả thị trường

Tháng 4 tình hình giá cả biến động tăng nhẹ so với tháng trước, giá các mặt hàng gas, sắt, thép, phân bón vẫn tiếp tục tăng do ảnh hưởng của giá thế giới; mặt hàng xăng, dầu trong tháng được điều chỉnh giảm 2 lần làm cho giá bình quân nhóm nhiên liệu trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 so với tháng trước tăng 0,12%, trong 11 nhóm hàng thì có 07 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước như:nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19%;nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,1%;nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%;nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,32%; nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 0,34%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,1%;nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,78%; có 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so tháng trước là nhóm giao thông giảm 0,85% nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,07%; có 02 nhóm hàng ổn định là nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 so với tháng 12/2021 tăng 3,15% (tức là chỉ số giá 4 tháng đầu năm tăng 3,15%). Các nhóm hàng đều có chỉ số giá tăng như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,83%;nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,89%;nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,35%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 4,14%; nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 1,26%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm giao thông tăng 8,55%; nhóm giáo dục tăng 8,45%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,28%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,52%. Có 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,21% so với tháng 12/2021.

Chỉ số giá bình quân 4 tháng năm 2022, tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục do vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này còn hạn chế. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng khá, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (+18,35%) do ảnh hưởng của tình hình chính trị bất ổn trên thế giới làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng cao; nhóm nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 3,17% do nhu cầu tiêu dùng về vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt có một số dự án lớn đi vào hoạt động, nên nhu cầu sử dụng các hàng hóa dịch vụ tăng.

* Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Trong tháng giá vàng bình quân tăng 0,51% so với tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 10,76% (do từ tháng 3/2022 giá vàng trong nước biến động cùng với giá vàng thế giới khi lạm phát các quốc gia tăng cao và ảnh hưởng giao tranh giữa Nga – Ucraina); so với tháng 12 năm trước tăng 4,03%. Bình quân 4 tháng năm 2022 tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này giảm 0,49% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 0,92%; so với tháng 12 năm trước tăng 1,4%. Bình quân 4 tháng giảm 1,02% so cùng kỳ.

3.3.Xuất,nhập khẩuhàng hóa

Trong tháng 4, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định và có mức tăng trưởng khá, mặc dù bị ảnh hưởng của tình hình thế giới bất ổn giữa Nga và Ukraina, giá xăng dầu và nguyên vật liệu sản xuất tăng cao nhưng tình hình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng của các thị trường trên thế giới vẫn đang tăng. Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2022 trên địa bàn đạt 2.405,96 triệu USD, tăng 2,63% so với tháng trước và tăng 17,95% so tháng cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 8.736,17 triệu USD, tăng 16,32% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 201,49 triệu USD, tăng 12,87%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.986,81 triệu USD, tăng 41,35%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.547,87 triệu USD, tăng 10,49% so cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu 4 tháng tăng cao so với cùng kỳ như: Cà phê tăng 48,59%; Hạt tiêu tăng 23,36%; Cao su tăng 1,48%; Hàng dệt may tăng 14,24%; Giày dép các loại tăng 11,45%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,73%; Máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 20,39%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 11,51%; Sản phẩm từ chất dẻo tăng 40,6%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 44,47% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó 4 tháng đầu năm một số mặt hàng giảm so cùng kỳ như: Hạt điều giảm 13,44% nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới không cao như những năm trước, việc xuất khẩu hạn chế, giá hạt điều đang có xu hướng giảm;Sản phẩm gỗ giảm 3,57% so cùng kỳ do sản xuất gặp khó khăn.

Thị trường xuất khẩu tháng 4/2022 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 745,03 triệu USD, chiếm 30,97%; Trung Quốc đạt 219,78 triệu USD, chiếm 9,13%; Nhật Bản đạt 220,55 triệu USD, chiếm 9,17% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức… chiếm tỷ trọng 50,73% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 năm 2022 ước đạt 1.783,9 triệu USD, tăng 4,56% so tháng trước và tăng 2,54% so tháng cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 6.334,8 triệu USD, tăng 2,07% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 87,97 triệu USD, tăng 2,69%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.363,02 triệu USD, tăng 5,76%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.883,81 triệu USD, tăng 1,07% so cùng kỳ. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng khá so với tháng trước; tính chung 4 tháng giá trị nhập khẩu giảm so cùng kỳ như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 40,28%; Hóa chất giảm 13,19%; Thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 2,74%; Chất dẻo nguyên liệu giảm 17,28%; Bông các loại giảm 15,08%; Xơ, sợi dệt các loại giảm 20,93%; Vải các loại giảm 27,66%; Sắt thép các loại giảm 6,23%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 22,73%; Máy móc thiết bị, DCPT khác giảm 31,7% v.v... Nguyên nhân giảm do các doanh nghiệp chú trọng nhập nguyên liệu từ những tháng cuối năm 2021 và dự trữ trong những tháng đầu năm 2022 để phục vụ nhu cầu sản xuất, nên sản lượng nhập khẩu tháng tư giảm mạnh; mặt khác giá nhập khẩu của một số nguyên vật liệu tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại chỗ để giảm chi phí đầu vào.

Thị trường nhập khẩu trong tháng 4/2022 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 429,77 triệu USD, chiếm 24,09%; Hàn Quốc ước đạt 260 triệu USD, chiếm 14,58%; Nhật Bản ước đạt 116,85 triệu USD, chiếm 6,55%; Các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng 54,78% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Dự ước 4 tháng đầu năm 2022 giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt 2.401,37 triệu USD, bình quân mỗi tháng xuất siêu khoảng 600 triệu USD.

3.4. Giao thông vận tải

Ngành vận tải những tháng đầu năm đang gặp khó khăn khi giá xăng, dầu vẫn còn ở mức cao do đó chi phí đầu vào cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động dịch vụ vận tải, kho bãi cố gắng để thích ứng linh hoạt trong tình hình mới trong điều kiện dịch Covid-19 được kiểm soát. Dựướcdoanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tháng 4/2022 đạt 1.811,52 tỷ đồng,tăng 5,01% so tháng trước và tăng 13,25% so cùng tháng năm trước; Lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 7.122,8 tỷ đồng, tăng 11,24% so cùng kỳ. Nhưng đây là mức tăng chủ yếu do ảnh hưởng của giá, vì sản lượng của ngành vận tải đạt mức thấp so cùng kỳ.

a)Vận tải hành khách

Trong tháng 4/2022 có một số ngày nghỉ lễ nên nhu cầu đi lại của người dân tăng dẫn tới doanh thu và sản lượng của ngành vận tải hành khách tăng cao so với tháng trước. Dự ước doanh thu vận tải hành khách tháng 4/2022 đạt 166,95 tỷ đồng, tăng 36,93% so tháng trước và giảm 19,08% so tháng cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 497,96 tỷ đồng, giảm 40,39% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách tháng 4 đạt 3.998 nghìn HK, tăng 36,59% so với tháng trước và giảm 27,84% so với tháng cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt 197.139 nghìn HK.km, tăng 36,86% so tháng trước và giảm 27,75% so tháng cùng kỳ.Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19, hiện nay dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn đang từng bước phục hồi. Theo kết quả đánh giá phân loại cấp độ dịch Covid-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai thì từ ngày 03/4/2022 Đồng Nai đã chuyển về “vùng xanh” nên tất cả các tuyến vận chuyển hành khách cố định, xe buýt, xe taxi đều khai thác tối đa các tuyến nội tỉnh cũng như liên tỉnh.

b)Vận tải hàng hóa

Trong tháng 4 tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa phục hồi mạnh và mức tăng trưởng khá nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu sản xuất tăng so với tháng trước. Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 4/2022 đạt 993,98 tỷ đồng, tăng 2,67% so tháng trước và tăng 3,13% so cùng tháng năm trước.Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng 4 ước đạt 4.802 nghìn tấn, tăng 2,43% so với tháng trước và tăng 0,74% so cùng kỳ; Khối lượng luân chuyển đạt 412.249 nghìn tấn.km, tăng 2,57% so tháng trước và tăng 0,7% so cùng kỳ. So vớithời điểm này năm trước thì năm nay giácác mặt hàngxăng,dầugiảm gần gấp đôi làm cho chi phí đầu vào của các đơn vị vận tải giảm cao, một số đơn vị vận tải điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển làm cho doanh thu cho ngành vận tải hàng hóa tăng.Lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 3.965,2 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ.

c)Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải

Các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu lưu kho, lưu bãi, kê khai hải quan tăng. Bên cạnh đó, doanh thu của dịch vụ trạm thu phí cũng tăng đã làm cho doanh thu nhóm dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải tăng khá so với tháng trước.Dự tính doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 4/2022 đạt 650,58 tỷ đồng, tăng 2,45% so với tháng trước và tăng 51,47% so với tháng cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 2.659,64 tỷ đồng, tăng 47,29% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do hiện nay các chi phí hạ tầng, bến bãi và chi phí lưu bãi container đều tăng lên, làm cho doanh thu của dịch vụ này tăng khá so cùng kỳ.

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý có mức tăng trưởng khá, mặc dù vẫn còn một số khó khăn như: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, công tác giải ngân chưa kịp thời, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Tuy nhiên với sự quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh Ðồng Nai quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để thực hiệnđẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, trong đó khâu giải ngân, giải phóng mặt bằng là quan trọng nhấtvới mục tiêu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, tập trung công tác giải ngân kịp thời; đồng thời lên các phương án rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giám sát về tiến độ thi công.

Dự ước vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2022 thực hiện 505,98 tỷ đồng, tăng 13,13% so với tháng trước; Lũy kế 4 tháng đầu năm thực hiện 1.799,63 tỷ đồng, tăng 28,35% so cùng kỳ và bằng 18,96% so kế hoạch năm 2022.Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương như sau:

5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày22/4/2022đạt 221,13triệu USD,bằng44% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 7 dự án với vốn đăng ký 78,5triệu USD,bằng30% so cùng kỳ; điều chỉnhtăngvốn22dự án với vốn bổ sung 142,6 triệu USD, bằng 59,2% so cùng kỳ.

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4/2022 tăng về số lượng đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới có 1.373 doanh nghiệp, tăng 21,4% với số vốn đăng ký là 7.976 tỷ đồng, bằng 50,17% so cùng kỳ năm 2021. Có 269doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 11.840,2 tỷ đồng, bằng 50,36% so cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/4/2022có 125 doanh nghiệp giải thể và có 175 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 523 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.

6. Tài chính – Ngân hàng

a) Tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nướcđến ngày20/4/2022ước đạt 22.142,8tỷ đồng([1]), bằng 86,64% so cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địađạt14.473,2tỷ đồng,bằng 72,86%so cùng kỳ;Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 7.625 tỷ đồng, tăng 38,42% so với cùng kỳ.

Dự ước chi ngân sách nhà nước đến ngày 20/4/2022 đạt 11.497,3 tỷ đồng([2]),bằng85,8% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 6.848,9 tỷ đồng, bằng 74,41% so với cùng kỳ(chủ yếu đầu tư cho các dự án theo các lĩnh vực là 6.721,2 tỷ đồng, bằng 88,15% so cùng kỳ);Chi thường xuyên đạt 4.609,3 tỷ đồng, tăng 8,9% với cùng kỳ.

b) Hoạt động ngân hàng

Trong tháng 4, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tụctriển khai kịp thời các chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các TCTD trên địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng. Công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 30/4/2022 đạt287.936 tỷ đồng, tăng 5,1% so với 31/12/2021. Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 270.373 tỷ đồng, tăng 5,03% so với 31/12/2021; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 14.778 tỷ đồng, tăng 5,36% so vớiđầu năm.

Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn đến31/3/2022ước đạt312.014tỷ đồng, tăng10,88 % so với 31/12/2021(trong đó nợ xấu ước chiếm1,12% trên tổng dư nợ cho vay). Trong đó:Tổng dư nợ cho vay ước đạt: 309.812 tỷ đồng, tăng 10,74% so với 31/12/2021,bao gồm:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 178.236 tỷ đồng, tăng 16,43% so31/12/2021. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 131.576 tỷ đồng, tăng 3,87% so vớiđầu năm.

7. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Tháng 4 năm 2021,toàn ngành VHTTDL đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Thực hiện trang trí tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của tỉnh và của đất nước: Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2022), Kỷ niệm 68 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022).

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật:Nhà hát Nghệ thuật biểu diễn phục vụ chương trình nghệ thuậtphục vụ các nhiệm vụ chính trị: Đại hội Thể dục Thể thao huyện Trảng Bom; Lễ trao tặng các phần thường cao quý của Đảng và Nhà nước năm 2022 tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức Sự kiện tỉnh; Lễ khai mạc Thể dục Thể thao TP. Biên Hòa lần thứ IX năm 2022 tại Thành ủy; Lễ dâng hương Quốc tổ Hùng Vương năm 2022 tại Đền thờ Hùng Vương, phường Bình Đa; Phục vụ Lễ hội Sayangva của đồng bào dân tộc Chơro tại xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu); …

b) Thể dục, thể thao

Giải quốc tế:Tham gia02 giải, đạt 05 huy chương các loại (1HCV, 2HCB, 2HCĐ), cụ thể: tham gia Giải vô địch Jujitsu châu Á tại Bahrain, đạt 1HCB, 1HCĐ; Giải Vô địch Taekwondo Đông Nam Á lần thứ 15 tại TP. Hồ Chí Minh, đạt 1HCV, 1HCB, 1HCĐ.

Giải quốc gia:Tham gia 10 giải, đạt 33 huy chương các loại (6HCV, 10HCB, 17HCĐ), cụ thể: tham gia Giải Billiards & Snooker VĐ cúp quốc gia (vòng 1) năm 2022 tại Khánh Hòa, đạt 1HCV, 1HCB, 1HCĐ; Giải Vovinam các đội mạnh toàn quốc năm 2022 tại Quảng Ngãi, đạt 2HCV, 3HCB, 7HCĐ; tham gia Giải vô địch các đội mạnh Bowling quốc gia năm 2022 tại Hà Nội; tham gia Giải vô địch quốc gia Marathon và Cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 63 tại Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu; tham gia giải vô địch các CLB Muay quốc gia tại Khánh Hòa, đạt 1HCB, 4HCĐ; tham gia Giải Petanque vô địch đồng đội quốc gia tại Trà Vinh, đạt 1HCĐ; tham gia Giải vô địch các CLB Judo toàn quốc tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 1HCV, 2HCB, 2HCĐ; tham gia giải Vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc tại Tiền Giang, đạt 3HCB, 2HCĐ; tham gia Giải vô địch Cờ vua đồng đội quốc gia tại Kiên Giang…

Hoạt động TDTT quần chúng:Tổchức và phối hợp tổ chức thành công 04 giải, cụ thể:Giải vô địch Boxing vàKickboxing Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX năm 2022 và Giải vô địch trẻ Boxing và Kickboxing tỉnh năm 2022; Giải vô địch Billiards Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX năm 2022 - Tranh Cúp Billiards9999;Giảivô địch Xe đạp đường trường Đại hội TDTT tỉnh lần thứ IX năm 2022 vàGiảivô địch Thể dục dưỡng sinh.

c) Giáo dục - Đào tạo

Tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho các Phòng GDĐT và các trường TH, THCS trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp 2, lớp 6. Kiểm tra công tác chỉ đạo thực hiện chuyên môn năm học 2021-2022 nhất là khối lớp 6 của các phòng GDĐT tại các huyện: Long Thành, Trảng Bom, Biên Hòa, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Định Quán, Thống Nhất.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch biên soạn tài liệu chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Tổ chức thi nghề và chấm thi nghề lần 2 cho học sinh THPT. Thành lập hội đồng ra đề kiểm tra chung trong toàn tỉnh khối lớp 9 các môn: Văn, Toán, tiếng Anh và khối 12 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, tiếng Anh…

Tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2021-2022 tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, kết quả: Đạt 38 giải gồm 09 giải Nhì, 14 giải Ba và 15 giải Khuyến khích; có 03 học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (02 học sinh môn Sinh học và 01 học sinh môn Tin học) được dự thi vòng 2 để lựa chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022.

Trong tháng 4, Sở GD-ĐT đã có văn bản triển khai thực hiện kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở GD-ĐT đặt ra mục tiêu có 95% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19, đồng thời đảm bảo an toàn tiêm chủng và tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng.

d) Y tế

Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, từ ngày 16/3 – 16/4/2022, toàn tỉnh ghi nhậnthêm 43.911 trường hợp mắc bệnh, trong đó qua Realtime RT-PCR là 2.235 ca, qua test nhanh kháng nguyên là 41.676 ca.Tuy nhiên, số trường hợp phải nhập viện điều trị không nhiều. riêng trong ngày 17/4, toàn tỉnh ghi nhận 49 ca mắc Covid-19 mới, thấp nhất trong nhiều tháng trở lại đây.Luỹ kế từ lúc dịch xuất hiện đến ngày 16/4/2022,ghi nhận 418.388 trường hợp mắc Covid-19, trong đó qua Realtime RT-PCR là 106.593 ca, qua test nhanh kháng nguyên là 311.795 ca (1,42% trường hợp đang điều trị; 98,12% trường hợp đã điều trị khỏi bệnh; 0,47% trường hợp tử vong.

Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, đến ngày 16/4/2022 tỷ lệ tiêm mũi 1 là 113,8%, mũi 2 là hơn 109,9% và mũi 3 đạt hơn 62,6%.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trở lại bình thường. Những ngày tới, bên cạnh việc tiếp tục tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho người dân từ 12 tuổi trở lên, tỉnh triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Trước mắt, tỉnh triển khai tiêm 31 ngàn liều vaccine Moderna cho trẻ từ 6-11 tuổi và những trẻ từ 12 tuổi trở lên. Công tác tiêm chủng được tổ chức tại các trường học, các cơ sở bảo trợ, cơ sở tiêm chủng… trên địa bàn tỉnh.

Một số dịch bệnh khác phát sinh trong tháng 4 như sau:

- Sốt xuất huyết: Trong tháng 4 ghi nhận 222ca,giảm 34,51% so với tháng trước và giảm33,3% so với tháng cùng kỳ.So với tháng trước, số ca mắc giảm nhiều ởthành phốBiên Hòa, Long Khánh và các huyệnNhơn Trạch, Xuân Lộc.Sốcamắc sốt xuất huyết cộng dồnđến tháng 4là 939, giảm 37,23% so với cùng kỳ.Trong đó, số ca mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 702 ca, chiếm tỷ lệ 74,76%,khôngghi nhận ca tử vong.

- Hội chứng tay chân miệng: Trong tháng 4 ghi nhận153 ca mắc, tăng 4,67 lần so với tháng trước và giảm 72,18% so với tháng cùng kỳ. So với tháng trước, số ca mắc tăng ở 9/11 huyện, trong đó tăng nhiều ở thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành. Số ca mắc cộng dồn đến tháng 4 là 190 ca, giảm 88,36% so với cùng kỳ. Không ghi nhận ca tử vong.

Hoạt động phòng, chống dịch:Sở Y tế chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tếtriển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnhCOVID-19 trên địa bàn tỉnh và tiếp tục thực hiện các giải pháp khống chế dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng. Tăng cườngkiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị trực thuộc.Đảm bảo đầy đủ cơ số cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc vàhóa chất sẵn đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch, nhất là dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh khác.

- Tình hình vệ sinh thực phẩm:Trong tháng 4 thực hiện thanh tra, kiểm tra 993/15.419 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, trong đó: 946/993 cơ sở đạt (chiếm 95,27%).Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, tính từ đầu năm đến ngày 16/4 xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 05 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong.

e) Giải quyết việc làm

- Trong tháng 04/2022, giải quyết việc làm cho 7.675 lượt người. tính từ đầu năm giải quyết việc làm cho 27.974 lượt người, đạt 34,97% kế hoạch năm.

Đã ban hành 4.963 quyết định cho hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là 153.235,16 triệu đồng. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho 7.020 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 116 người.

Trong 4 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 14 doanh nghiệp với sự tham gia của 27.687/36.678 lao động.

f) Đào tạo nghề:Trong tháng 4, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 6.815 người, trong đó: Cao đẳng là 196 người, Trung cấp 65 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 6.554 người. Toàn tỉnh có 5.628 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 7,82% so kế hoạch trong đó: Cao đẳng là 165 người, Trung cấp 258 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng là 5.205 người, nâng số tốt nghiệp từ đầu năm đến thời điểm báo cáo lên 20.972 người, đạt 29,13% kế hoạch năm 2022./.


Cục Thống kê Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 867
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)