Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 11/11/2022-09:13:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2022 của tỉnh Đồng Nai


​1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 10 vẫn đang gặp khó khăn như các tháng gần đây, chưa có dấu hiệu cải thiện donền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tác động tiêu cực đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất,chuỗi cung ứng của thị trường toàn cầu đang bị ảnh hưởng, sức mua toàn cầu giảm.Mặt khác nhu cầu tiêu dùng hàng hóa các nước cũng giảm mạnh nên hợp đồng xuất khẩu các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu giảm đáng kể; Các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc các ngành giày da, may mặc, dệt, sản xuất sản phẫm gỗ v.v… đã duy trì sản xuất bằng biện pháp điều chỉnh quy mô sản xuất, cho công nhân làm việc luân phiên, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật v.v… Các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệpcó thêm nguồn lực để duy trì và phục hồi sản xuất,vì vậy mặc dù gặp khó khăn như trên nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 10 vẫn có mức tăng trưởng so với tháng trước,10 tháng vẫn đạt mức tăng khá so cùng kỳ.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 tăng 1,34% so với tháng trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 1,75%;Công nghiệp chế biến, chế tạotăng1,36%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng1,06%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng0,42%. Trong tháng 10/2022 có 23/27 ngành sản xuấttăngso tháng trước như sau: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,65%, sảnxuất trang phục tăng 3,3%; Sản xuất hóa chất tăng 1,38%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,53%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,7% v.v.. Tuy nhiên một số ngành giày da, dệt, sản xuất giường, tủ, bàn ghế v.v.. gặp khó khăn do thiếu đơn hàng nên tăng không đáng kể so tháng trước hoặc giảm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 tăng 10,84% so với tháng cùng kỳ năm 2021, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 6,55%; Ngành chế biến, chế tạo tăng 10,85%; Sản xuất phân phối điện, nước tăng 13,86%; Cung cấp nước, xử lý nước, rác thải tăng 1,04%. Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 năm nay tăng cao so với tháng cùng kỳ là do tháng 10/2021 các doanh nghiệpsản xuất mới bắt đầu được phép hoạt động trở lại sau thời gian ngừng hoạt động để phòng dịch nên hoạt động kinh tế vẫn chưa thật sự trở lại trạng thái bình thường vì một số hoạt động chưa khôi phục được hoàn toàn, do đó chỉ sốsản xuất công nghiệp tháng 10/2022 tăng khá so cùng kỳ.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 8,06% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 5,06%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng8,16%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng 6,88%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 5,65%. Có 25/27 ngành có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ, điều này cho thấykết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.Một số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất 10 tháng đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,46%, sản xuất đồ uống tăng 4,46%, Dệt tăng 4,14%; May mặc tăng 9,78%; giày da tăng 7,18%; sản xuất hóa chất tăng 13,68% v.v… một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 6,22%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,22%, sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 21,57%, nguyên nhân tăng là do thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm khá thuận lợi, đơn hàng tăng đáng kể nên hầu hết các doanh nghiệp đẩy mạnh sản suất, do đó tốc độ tăng tác động bởi những tháng đầu năm.Tuy nhiên những tháng gần đây sản xuất công nghiệp gặp khó khăn đáng kể đó là: Chiến sự Nga - Ukraineảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, do lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của ngành. Một số doanh nghiệp bị giảm đơn hàng hoặc bị hủy đơn hàng sang Châu Âu, một số không nhận được đơn hàng mới. Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu nhập về gặp khó khăn, khan hiếm; cước phí vận chuyển tăng cao và nhu cầu người tiêu dùng sụt giảm đáng kể v.v... đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp.

-Chỉ số sản phẩm công nghiệp:10 tháng có 23/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Đá xây dựng các loại 13.934,9 nghìn m3, tăng 5,06%; bột ngọt 252 nghìn tấn, tăng 7,04%; nước ngọt các loại 489,4 triệu lít, tăng 7,18%; sợi các loại 1.093 ngàn tấn, tăng 4,45%; vải các loại đạt 471,5 triệu m2, tăng 5,18%, giầy dép các loại 571 triệu đôi, tăng 9,2%, sản phẩm kim loại 420,8 ngàn tấn, tăng 12,11%; mạch điện tử 2.072,1 triệu chiếc, tăng 12,38%, nguyên nhân tăng do sau khi dịch Covid-19 trên thế giới cơ bản được kiểm soát, thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu từng bước ổn định trở lại ngày từ những tháng đầu năm, đơn hàng tăng đáng kể, tác động đến sản xuất và sản lượng sản phẩm tăng trong kỳ. Tuy nhiênhiện nay khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình trạng lạm phát tại các nước Châu Âu, nhiều mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm chậm, nên ảnh hưởng đến việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.

- Chỉ số tiêu thụ:Trước tình lạm phát tăng cao có xu hướng kéo dài ở nhiều nước đã làm thay đổi chi tiêu của người dân, ước tính chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 giảm 2,21% so với tháng trước và giảm 3,52% so với tháng cùng, lũy kế 10 tháng tăng 3,42% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ đó là:sản xuất trang phục tăng 23,46%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứatăng 31,7%, sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 18,59%, sản phẩm cao su và plastic tăng 13,74%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,21%, sản xuất xe có động cơ tăng 53,7%..Nguyên nhân chỉ số tiêu thụ tăng là các ngành sản xuất này vẫn còn đơn hàng ngay từ đầu năm; Một số ngành sản xuất chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như:Sản xuất sản chế biến thực phẩm giảm 17,95%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 25,8%; dệt giảm 13,06%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 4,7% so cùng kỳ, do những tháng gần đâyChiến sự Nga-Ukrainelàm cho các ngành này gặp khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm, do thị trường một số nước hàng hóa tiêu thụ chậm, do lạm phát kéo dài, nên thắt chặt các khoản chi tiêu.

- Chỉ số tồn kho:Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 10/2022dự ước chỉ số tồn kho tăng 0,37% so với tháng 9/2022 và tăng 39,98% so tháng cùng kỳ năm trước.Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+38,19%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+29,97%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+14,26%); Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là dodo giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, nên làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩmchậm.Những ngành có chỉ số tồn kho giảm so tháng trước như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại.

- Chỉ số sử dụng lao động:Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 10 năm 2022 tăng 0,43% so với tháng trước và tăng 1,3% so tháng cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 100% so tháng trước và giảm 16,85% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng bằng 98,07% và giảm 84,82%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bằng 100,62% và bằng 100,27% so tháng cùng kỳ.

Lũy kế 10 tháng đầu năm chỉ số lao động tăng 1,18% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoảng tăng 1,21%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,55%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí và cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chỉ số lao động giảm nhẹ so cùng kỳ.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp tháng 10 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho các cây trồng vụ Mùa phát triển. Công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được các địa phương quan tâm và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Công tác hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản; xây dựng chuỗi liên kết nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; thị trường tiêu thụ trong nước tương đối ổn định, giá các mặt hàng nông sản có xu hướng tăng… Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, để chuẩn bị nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm và các kỳ lễ, tết sắp tới, các hộ chăn nuôi và trang trại trong tỉnh đang tập trung tăng đàn, để kịp xuất bán dịp cuối năm. Sản xuất lâm nghiệp và thủy sản ổn định…

a) Nông nghiệp

Tính đến trung tuần tháng 10/2022, diện tích gieo cấy cây hàng năm đạt 143.308,82 ha, giảm 1.475,08 ha (-1,02%) so với cùng kỳ. Trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 53.023,62 ha, giảm 831,07 ha (-1,54%); bắp đạt 35.163,61 ha, giảm 617 ha (-1,72%); nhóm cây củ có bột đạt 17.626,74 ha, tăng 49 ha (+0,28%); nhóm rau các loại đạt 17.795,94 ha, tăng 61,94 ha (+0,35%)…

Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, các giống mới cho giá trị kinh tế cao dần thay thế giống truyền thống, nên năng suất 10 tháng đạt khá so cùng kỳ. Trong đó: Năng suất lúa đạt 60,4 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha (+1,68%); Bắp 82,43 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha (+2,39%); khoai lang 117,07 tạ/ha, tăng 0,64 tạ/ha (+0,55%); mía 777,11 tạ/ha, tăng 8,41 tạ/ha (+1,09%); rau các loại đạt 168,95 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha (+0,6%);…

b) Cây lâu năm

Diện tích cây lâu nămhiện có170.644,8ha, tăng0,61% so vớicùng kỳ.Trong đó:Diện tíchcây ăn quả74.749ha, tăng1,78%, chiếm 43,89% tổng diện tích cây lâu năm. Diện tích cây ăn quả tăng là do một số diện tích được trồng mới từ diện tích trồng cây hàng nămchuyển đổi câycó giá trị kinh tế cao như: bưởi, sầu riêng, chuối, mít... đảm bảo được đầu ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng cao đối với những mặt hàng cây ăn trái nên diện tích cây ăn quả tăng so cùng kỳ.

+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm là 94.533,82 ha, giảm 4,1% (-4.012 ha) chiếm 55,4% so với tổng diện tích cây lâu năm. Một số cây trồng công nghiệp lâu năm chủ lực trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm diện tích như: Điều giảm 174,87 ha (-0,57%); hồ tiêu giảm 64,07 ha (-0,54%); cao su giảm 35,1 ha (-0,08%)…

Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng 10 tháng so cùng kỳ như sau:Xoài 96.871,8 tấn, tăng 4,5%; Chuối đạt 120.849,9tấn, tăng 6,67%; Thanh long đạt 13.846,4 tấn, tăng 5,04%; Cam 11.337,8 tấn, tăng 5,66%; Bưởi 59.284,3 tấn, tăng 4,39%; Chôm chôm 161.113,7 tấn,tăng5,48%; Điều đạt40.997,7 tấn,giảm1,37%; Hồ tiêu đạt28.797,5 tấn, giảm 1,73%; Cao su đạt 37.568,6 tấn, giảm0,14%...

c) Chăn nuôi

Tháng 10/2022, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Số lượng đàn trâu ước đạt 4.014 con, tăng 0,96% so cùng kỳ; đàn bò 88.925 con, tăng 0,26%; đàn heo 2.561.531 con, tăng 5,35% so cùng kỳ; Đàn gia cầm 28.302,45 ngàn con, tăng 5,43%. Trong đó: Đàn gà 26.604 ngàn con, tăng 6,02% so cùng kỳ;Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khá ổn định và gần đến cuối năm, nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm phục vụ các dịp lễ, tết tăng. Do đó các mô hình chăn nuôi bắt đầu đầu tư tái đàn, tạo nguồn cung lượng thực phẩm cho thị trường xã hội cuối năm.

b) Lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường, các hành vi vi phạm được lực lượng Kiểm lâm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh; không xảy ra các vụ vi phạm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Trong tháng 10/2022 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Diện tích rừng trồng mới tháng 10/2022 đạt 304 ha, tăng 2,03% so tháng cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng diện tích rừng trồng mới ước đạt 2.505,5 ha, tăng 2,04% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 231.726 m3, tăng 2,52% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác2.982 ste, tăng 3,34% so cùng kỳ.

c) Thủy sản

Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 10 ước đạt 6.386,72 tấn, tăng 215,8 tấn (+3,5%); lũy kế 10 tháng sản lượng đạt 60.319,6 tấn, tăng 4,01% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 52.955,4 tấn, tăng 4,06%, sản lượng tôm đạt 6.392,4 tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Thị trường tiêu thụ xã hội các sản phẩm thủy sản khá ổn định; mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn với một số loại thủy sản có chất lượng và giá bán ổn định trên thị trường tạo thu nhập khá người nuôi trông nên sản lượng tăng khá so cùng kỳ.

3. Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải

3.1. Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10/2022 ước đạt 20.335,68 tỷ đồng, tăng 2,17% so tháng trước và tăng 32,54% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 10 tháng đạt 188.918,3 tỷ đồng, tăng 23,63% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 9.276,7 tỷ đồng, tăng 11,04%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 175.708,6tỷ đồng, tăng 24,35%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3.932,77 tỷ đồng, tăng 24,78% so với cùng kỳ. Nguyên nhântăng caodotừ tháng 10/2021 hầu hết các doanh nghiệp mới được bắt đầu đi vào hoạt động trong tình hình mới, sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội; Mặt khácmột số nguyên liệu đầu vàonăm 2022giá tăng cao,tác động đến mức tăngcủa các nhóm hàng hóa bán ra.

a)Hoạt độngbán lẻ hàng hóa

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 15.854,94 tỷ đồng, tăng 2,39% so với tháng trước và tăng 22,36% so với tháng 10/2021. Trong tháng 10 hầu hết các nhóm hàng đều tăng nhẹ so với tháng trước và tăng khá so với tháng cùng kỳ, cụ thể một số nhóm hàng hóa tăng so với tháng trước đó là: nhóm lương thực, thực phẩm tăng 2,51%; Hàng may mặc tăng 3,6%; Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 2,87%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,97%; Ô tô các loại tăng 1,93%; Phương tiện đi lại tăng 2,64%; Nhiên liệu (trừ xăng dầu) tăng 2,31%; Sửa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 2,83% v.v…

Lũy kế 10 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 146.410,73 tỷ đồng, tăng 16,28% so cùng kỳ.

b) Lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Dự ước doanh thu ngành lưu trú, ăn uống tháng 10/2022 đạt 1.711,97 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước,tăng 88,9% so với tháng cùng kỳ, do tháng10/2021vừa mớithực hiệngỡ bỏgiãn cách xã hội, các hoạt động lưu trú, dịch vụăn uốngvẫn chưa phục hồi và hoạt động ổn định trở lại.Lũy kế 10 thángdoanh thu ngành lưu trú, ăn uốngước đạt 16.068,23 tỷ đồng, tăng 66,3% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu hoạt động lưu trú dự ước đạt 160,22 tỷ đồng, tăng 13,62%; Doanh thu dịch vụ ăn uống dự ước đạt 15.908 tỷ đồng tăng 67,08% so cùng kỳ. Nguyên nhântăng caodonăm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lĩnh vực dịch vụlưu trú,ăn uốnghạn chế hoặc tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài, năm nay hoạt động ổn định từ đầu năm đến nay nên tăng cao.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 10/2022 đạt 4,64 tỷ đồng, tăng 1,98% so tháng trước; Lũy kế 10 tháng đạt 26,49%, tăng 47,49% so cùng kỳ. Hoạt động du lịchtừ ngày 15/3/2022 đã được phép mở cửa hoạt động trở lại, góp phần thúc đẩy doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ tăng khá so cùng kỳ.

c) Hoạt động dịch vụ

Doanh thu dịch vụ tháng 10/2022 ước đạt2.764,13 tỷ đồng, tăng 1,28% so với tháng trước và tăng 86,93% so với tháng cùng kỳ;hoạt động dịch vụ trong tỉnh vẫn ổn định, các dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ hỗ trợ tiếp tục tăng so với tháng trước…Tính chung10tháng, doanh thu dịch vụ đạt26.412,85tỷ đồng, tăng53,38% so với cùng kỳ.

3.2. Giá cả thị trường

10 giá mặt hàng xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm do ảnh hưởng của giá thế giới và chính sách bình ổn giá xăng dầu trong nước, trong tháng có thời điểm trên địa bàn tỉnh thiếu xăng cục bộ, nhiều cây xăng đóng cửa do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là thiếu xăng do nguồn cung, tình hình khan hiếm giảm bớt khi giá xăng được điều chỉnh tăng. Giá cả các mặt hàng hoá tiêu dùng trong tháng 10 tương đối ổn định nhiều mặt hàng có biến động tăng, giảm giá do ảnh hưởng của nguồn cung và thời tiết cùng các chính sách khuyến mãi của các cửa hàng, siêu thị thời điểm cuối năm.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2022 so với tháng trước tăng 0,06%,có 5/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước như:nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%;nhóm thiết bị và đồ dùng gia đìnhtăng 0,24%; nhóm giáo dục tăng 3,93%;nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,55%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,34%. Có 5/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so tháng trước là nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,03%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,02%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,15%;nhóm giao thông giảm 2,49%; nhómbưu chính viễn thông giảm 0,06%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế giá ổn định so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 so với tháng 12/2021 tăng 3,88% (tức là chỉ số giá 10 tháng tăng 3,88%). Nguyên nhân 10 tháng năm 2022 hầu hết giá tiêu dùng đều có biến động tăng bởi vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và giá vật tư nguyên liệu đầu vào. Có 09 nhóm hàng tăng giá, trong đó nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với 17,38% (dịch vụ giáo dục tăng 18,74%); nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 11,9% (du lịch trong nước tăng 59,12%; du lịch ngoài nước tăng 12,8%; khách sạn, nhà khách tăng 11,2%); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,31% (chủ yếu do giá thuê nhà tăng 103,75%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 4,23%). Có 02 nhóm có chỉ số giá giảm so tháng 12/2021 là nhóm giao thông giảm 0,04% và nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,39%.

Chỉ số giá bình quân 10 tháng năm 2022, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước

- Chỉ số giá vàng tháng 10 năm 2022tăng 3,23% so với tháng trước; so với tháng 12/2021 giảm 2,79%. Bình quân 10 tháng tăng 1,66% so với cùng kỳ.

- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 10 năm 2022 tăng 0,72% so tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 5,94%. Bình quân 10 tháng tăng 1,51% so cùng kỳ.

3.3.Xuất,nhập khẩuhàng hóa

Tháng 10tình hình xuất khẩu của nhiều doanh nghiệpsản xuất hàng xuất khẩutrong tỉnh vẫn còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình thế giới. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng mới, chủ yếu xuất khẩu những đơn hàng đã ký trước đây, đơn hàng mới còn ít. Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 10 năm 2022 trên địa bàn đạt1.827,52 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 28,71% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 10 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt20.786 triệu USD tăng 18,66% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 474,44 triệu USD, tăng 14,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 4.862,12 triệu USD, tăng 45,59%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.449,43 triệu USD, tăng 12,25% so cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ như: Cà phê tăng 36,39%; Hàng dệt may tăng 22,64%; Giày dép các loại tăng 54,4%; Máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 27,32%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 12,49%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 26,75% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so cùng kỳ như: Hạt điều giảm 16,55%, nguyên nhânhạt điều giảm là do thiếu nguyên liệu, nguồn điều thô hiện nay cạn dần do diện tích và sản lượng giảm nên phải nhập khẩu hạt điều thô về để chế biến;Máy tính, sản phẩm, kinh kiện điện tử giảm 6,14%;Xơ, sợi dệt các loạigiảm15,83% so cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do thị trường các nước trên thế giới hiện nay lạm phát cao, do đó thắt chặt việc chi tiêu, làm cho sản phẩm xuất khẩu giảm.

Thị trường xuất khẩu tháng 10 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 587,4 triệu USD, chiếm 32,1%; Trung Quốc đạt 128 triệu USD, chiếm 7%; Nhật Bản đạt 197 triệu USD, chiếm 10,8%; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức… chiếm tỷ trọng 50,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 ước đạt 1.338,25 triệu USD, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 9,65% so tháng cùng kỳ; Do những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng tăng cao nên các doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất. Lũy kế 10 tháng ước đạt 16.105,14 triệu USD, tăng 3,19% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 219,66 triệu USD, giảm 0,83%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.310,38 triệu USD, tăng 16,77%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12.575,1 triệu USD, tăng 0,19% so cùng kỳ.

Các mặt hàng nhập khẩu 10 tháng tăng khá so cùng kỳ như:Chất dẻo nguyên liệu tăng 0,98%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tăng 9,78%; Sắt thép các loại tăng 9,87%. Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 19,88%; Hóa chất giảm 2,96%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 21,95%; Xơ, sợi dệt các loại giảm 3,71%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 25% v.v... Sở dĩ một số mặt hàng giảm là do ảnh hưởng chiến sự giữa Nga và Ukraina làm ảnh hưởng đến việc giao thương hàng hóa phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Thị trường nhập khẩu trong tháng 10 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 340,9 triệu USD, chiếm 25,9%; Hàn Quốc đạt 167,9 triệu USD, chiếm 12,7%; Nhật Bản đạt 102,2 triệu USD, chiếm 7,7%; Thị trường Mỹ đạt 113,5 triệu USD, chiếm 8,6%; Các thị trường khác chiếm tổng tỷ trọng 45,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Dự ước10tháng 2022 giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt4.681triệu USD, bình quân mỗi tháng xuất siêu khoảng390triệu USD.

3.4. Giao thông vận tải

Dựướcdoanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tháng 10/2022 đạt 2.052,06 tỷ đồng,tăng1,2% so tháng trước và tăng90,41%so cùng tháng năm trước. Lũy kế10tháng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt18.807tỷ đồng, tăng43,19% so cùng kỳ.Nguyên nhântănglà doquý III/2021 thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh nên hầu hết các dịch vụ vận tải tạm ngưng hoạt động, trừ một số trường hợp được lưu thông theo quy định, dẫn đến doanh thu và sản lượng vận tải trong10 tháng năm2021 giảm sâu.

a)Vận tải hành khách

Dự ước doanh thu tháng 10/2022 đạt284,41tỷ đồng, tăng1,27% so tháng trước vàtăng gấp4,4lầnso tháng cùng kỳ. Lũy kế10tháng doanh thu vận tải hành khách đạt1.973,78tỷ đồng, tăng 37,37% so cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển hành khách tháng10đạt6.570nghìn HK, tăng1,05% so với tháng trước vàtăng3,7 lầnso với tháng cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt378.756nghìn HK.km, tăng1,09% so tháng trước và tăng 4,4 lần so tháng cùng kỳ.

b)Vận tải hàng hóa

Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 10/2022 đạt1.103,58tỷ đồng, tăng1,12% so tháng trước và tăng 82,39% so cùngtháng năm trước. Lũy kế 10 tháng doanh thu vận tải hàng hóa đạt 10.307,64 tỷ đồng, tăng 33,57% so cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 5.261 nghìn tấn, tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 65,7% so tháng cùng kỳ; Khối lượng luân chuyển đạt 453.751nghìn tấn.km, tăng0,98% so tháng trước và tăng73,42%so tháng cùng kỳ.

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tháng 10 năm 2022 vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tiếp tục tăng trưởng khá. Tuy nhiên từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ giải ngân còn thấp là do vướng ở khâu hồ sơ thủ tục, bồi thường giải phóng mặt bằng, thiếu kế hoạch sử dụng đất, giá vật liệu xây dựng tăng cao. Cụ thể, nhiều dự án khởi công mới năm 2022 do chậm hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và hoàn thiện hồ sơ để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công nên giải ngân vốn còn thấp, nhiều công trình, dự án mới hoàn thành thủ tục để khởi công xây dựng, khi đó mới đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn bố trí cho các dự án khởi công mới, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn và lúng túng trong việc thực hiện theo nhiều qui định của của pháp luật, công tác giải ngân chưa kịp thời, giá cả vật tư, hàng hóa và vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao, trong đó phổ biến như các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, cát, đá xây dựngtăng cao. Dự ước vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10/2022 thực hiện 989,1 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước; Lũy kế 10 tháng đầu năm thực hiện 6.973,4 tỷ đồng, tăng 53,79% so cùng kỳ và bằng 73,46% so kế hoạch năm 2022.

5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

- Thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài (FDI):Trong tháng 10, thu hút được 02 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 4,2 triệu USD. Bên cạnh đó, có 15 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 80,77 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/10/2022, thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài đạt khoảng 997 triệu USD, bằng 90% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 1.107 triệu USD), và đạt 91,2% so với kế hoạch năm. Trong đó: Cấp mới 36 dự án với tổng vốn đăng ký 381,08 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 bằng 76,6% về số dự án và tăng 3,43% về vốn đăng ký. Có 76 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 615,9 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 80% số dự án và bằng 83,34% về vốn bổ sung.

- Đầu tư trong nước:Tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2022, tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư (bao gồm cả các dự án trúng đấu giá, đấu thầu) và điều chỉnh tăng vốn khoảng 2.213 tỷ đồng, bằng 15,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 14.200 tỷ đồng). Trong đó: cấp mới 08 dự án (chủ yếu trong khu công nghiệp) với tổng vốn đăng ký là 810,1 tỷ đồng, bằng 7,7% so với cùng kỳ 2021; có 10 dự án tăng vốn với số vốn bổ sung là 1.402,97 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 20/10/2022, số dự án còn hiệu lực là 1.073 dự án với số vốn 305.778 tỷ đồng.

- Tínhtừ ngày 01/10/2022 đến ngày 15/10/2022 có 169 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 92% so với tháng cùng kỳ năm 2021 với số vốn đăng ký891tỷ đồng và 41 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn là 1.206,2 tỷ đồng.Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022 có 3.485 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 51,26% so cùng kỳ với số vốn đăng ký là 27.348,4 tỷ đồng, bằng 58,67% so cùng kỳ. Có 815 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 32.512,5 tỷ đồng, tăng 16,9% so cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022 có 420 doanh nghiệp giải thể, tăng 70,73% so cùng kỳ; có 524 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, tăng 97% và 1.055 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 54%. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.

6.Hoạt động ngân hàng

Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Công tác tiền tệ kho quỹ bảo đảm an toàn.

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/10/2022 đạt 292.629 tỷ đồng, tăng 6,82% so với 31/12/2021. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 272.046 tỷ đồng, tăng 5,68% so với 31/12/2021; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 17.683 tỷ đồng, tăng 26,06% so với đầu năm.

Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đến 31/10/2022 ước đạt 326.842 tỷ đồng, tăng 16,83% so với 31/12/2021 (trong đó tỷ lệ nợ xấu ước chiếm 1,2% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 188.423 tỷ đồng, tăng 23,09% so 31/12/2021, dư nợ trung, dài hạn ước đạt 138.419 tỷ đồng, tăng 9,27% so với đầu năm.

- Phân theo loại tiền: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 280.529 tỷ đồng, tăng 18,73%; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 46.313 tỷ đồng, tăng 6,48% so với 31/12/2021.

Về mặt bằng lãi suất: Đối với lãi suất của các NHTM, thời gian vừa qua mặc dù có biến động tăng nhưng ở mức độ rất nhẹ, trong đó lãi suất huy động tăng 0,25% và lãi suất cho vay là 0,24%. Lãi suất cho vay bình quân hiện chỉ từ 7,9 - 9,3%, lãi suất huy động bình quân từ 6,3 – 6,8% đối với kỳ hạn trên 1 năm. Các mức lãi suất này so với các năm gần đây được duy trì khá ổn định.

7. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Trong tháng 10 toàn ngành tập trung tuyên truyền cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ, phục vụ các nhiệm vụ chính trị bằng nhiều hình thức: Thực hiện Maket tuyên truyền gửi cơ sở; treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc; In, treo cờ nội dung, thiết kế tranh cổ động; Triển lãm chuyên đề “Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ” nhân Kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022);…

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật:Tổ chức tập luyện chương trình Ca múa nhạc; Tập luyện vở cải lương “Sứ mệnh” và “Khơi nguồn” để tham gia Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2022 tại tỉnh Long An; biểu diễn theo hình thức livestream phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân các chương trình, chủ đề: “Lung linh sắc hoa”; “Biển đảo quê hương tôi”; Phòng, chống tội phạm; Phòng, chống ma túy...Tổng số buổi biểu diễn là 20 buổi và phục vụ cho khoảng 5.000 lượt người xem.

b) Thể dục, thể thao

Giải quốc tế: Tham gia 04 giải, hiện đạt 02 HCV, 02 đội tuyển đang tiếp tục thi đấu. Cụ thể, tham gia: Giải Yonex Sunrise Vietnam Open (27/9 - 02/10) tại TPHCM đạt 01 HCV; Giải Cầu lông Yonex Belgian International 2022 (11/9 - 18/9) tại Bỉ đạt 01 HCV. Giải Cầu lông quốc tế “Bendigo International 2022” tại Úc; Giải vô địch Cờ vua các nhóm tuổi Châu Á 2022 tại Indonesia.

Giải quốc gia: Tiếp tục tham gia 02 giải trong tháng 9 và tham gia 06 giải khác, thành tích đạt 11 huy chương các loại (02 HCV, 07 HCB, 02 HCĐ). Trong đó: Tham gia: Giải vô địch môn Điền kinh và môn Bơi người khuyết tật toàn quốc năm 2022; Giải vô địch Bowling các CLB quốc gia năm 2022 từ 08/9 đến 14/9 tại TP.HCM.

Giải Cụm, Khu vực, mở rộng: Tham gia 03 giải, đạt 59 huy chương các loại (14 HCV, 20 HCB, 20 HCĐ). Cụ thể tham gia: Giải vô địch cúp Gấu Đỏ các CLB Jujitsu khu vực miền Nam mở rộng năm 2022; Giải vô địch Vovinam Cụm miền Đông Nam Bộ tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2022 (29/9 - 02/10) tại Bình Dương; Giải Võ cổ truyền các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2022 (07/10 - 11/10) tại Bình Phước.

c) Giáo dục - Đào tạo

Trong tháng 10, ngành Giáo dục và đào tạo tiến hành kiểm tra chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các trường THPT; Kiểm tra thực hiện tổ chức dạy học văn hóa cấp THPT trong các trường trung cấp và cao đẳng nghề trên địa bàn. Kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia và thư viện đạt chuẩn theo Quyết định của Bộ GDĐT.

- Kết quả kỳ thi nghề phổ thông năm học 2021-2022 (khóa thi ngày 15/9/2022): Tổng số đăng ký dự thi là 27.163 thí sinh, tổng số dự thi: 26.414, số thí sinh đỗ: 26.163 đạt 99,05%.

- Phối hợp với Tạp chí Giáo dục tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp năm 2022-2023 cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 15/10/2022 đã có khoảng trên 15.000 học sinh tại 21 trường được tham gia các hoạt động tư vấn. Chuỗi hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; trang bị cho học sinh những kỹ năng tiếp cận, phát hiện, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp bản thân phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện kinh tế gia đình; giới thiệu các hướng đi sau THCS và THPT; cung cấp thông tin về dự báo nguồn nhân lực, những yêu cầu về tuyển dụng, hướng dẫn kỹ năng chọn nghề, chọn trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; các phương pháp ôn thi, tư vấn tâm lý và sức khỏe mùa thi…

d) Y tế

Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19:Thực hiện tốt công tác tiêm chủng vắc xin các đợt theo chỉ đạo, hướng dẫn và phân bổ vắc xin của Bộ Y tế: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 4100/KH-SYT ngày 08/6/2022 về việc phân bổ và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn tỉnh. Lũy kế đến hiện tại đã tiêm tổng số 8.461.782 liều cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng từ 05 tuổi trở lên: Mũi 1 và Mũi 2 xấp xỉ đạt 100%; Mũi 3: 58,6%; Mũi 4: 15,52%.

Một số dịch bệnh khác phát sinh trong tháng 10 năm 2022 như sau:

- Sốt xuất huyết: Trong tháng 10/2022 ghi nhận 2.916 ca, giảm 43,7% so với tháng trước và tăng 561,2% so với tháng cùng kỳ. Trong đó số ca mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 1.737 ca, chiếm tỷ lệ 59,57%. Ghi nhận 02 ca tử vong. Số ca mắc cộng dồn là 22.972 ca, tăng 314,13% so với cùng kỳ. Trong đó, số ca mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 13.564 ca, chiếm tỷ lệ 59,05%. Ghi nhận 18 ca tử vong, tăng 17 ca so với cùng kỳ.

- Hội chứng tay chân miệng: Trong tháng 10 ghi nhận 492 ca, tăng 163 lần so với tháng cùng kỳ. Số ca mắc tay chân miệng cộng dồn là 6.177 ca, tăng 113,66% so với cùng kỳ. Không ghi nhận ca tử vong.

- Tình hình vệ sinh thực phẩm:Trong tháng 10/2022 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức 2.664 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.419 tổng số cơ sở, trong đó: 2.546 cơ sở đạt (chiếm 95,57%), số cơ sở vi phạm là 118 (chiếm 4,42%), phạt tiền 10 cơ sở với số tiền: 135,3 triệu đồng, nhắc nhở: 108 đơn vị. Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, cộng dồn từ đầu năm đến nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 05 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong.

e) Giải quyết việc làm

Trong tháng 10/2022, phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 5.979 lượt người. Tính từ đầu năm giải quyết 73.214 lượt người, đạt 91,52% kế hoạch năm, tăng 39,53% so với cùng kỳ.

- Tiếp nhận đăng ký thất nghiệp của 57.231 lao động, trong đó ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 55.773 người với tổng số tiền hưởng là 1.650.889,4 triệu đồng. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 4.858 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 117 người.

f) Đào tạo nghề:Trong tháng 10, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 6.918 người, trong đó: Cao đẳng là 1.375 người, Trung cấp 1.031 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 4.512 người. Tính từ đầu năm đến thời điểm báo cáo lên 55.228 người, đạt 97,27% kế hoạch năm 2022. Toàn tỉnh có 7.720 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Cao đẳng là 1.298 người, Trung cấp 106 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng là 6.316 người. Số tốt nghiệp từ đầu năm đến thời điểm báo cáo lên 64.419 người, đạt 89,47% kế hoạch năm.


Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 263
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)