Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 28/06/2008-10:20:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 năm 2008 tỉnh Bình Thuận
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 năm 2008 tỉnh Bình Thuận
A. TÌNH HÌNH KINH TẾ
I. Các chỉ tiêu tổng hợp
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng năm 2008 ước tính tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm trước tăng 10,6%) trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 7,6% (6 tháng năm trước tăng 8,8%) công nghiệp xây dựng tăng 25,3% (6 tháng năm trước tăng 6,7%) dịch vụ tăng 14,9% (6 tháng năm trước tăng 15,5%). Trong 17,4% tăng trưởng chung, nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 1,6% nhóm công nghiệp và xây dựng đóng góp 9,7% và nhóm dịch vụ đóng góp 6,1%. Sở dĩ GDP tăng khá cao là do Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh đi vào hoạt động từ tháng 01/2008.
Song nếu không tính thuỷ điện, ước tính GDP 6 tháng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm ngành nhóm công nghiệp và xây dựng tăng 13,4% (6 tháng năm trước tăng 15,5%). Trong 12,8% tăng trưởng chung, nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 1,7% nhóm công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,2% và nhóm dịch vụ đóng góp 6,9%.
Ước thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đạt 2.110,7 tỷ đồng, đạt 55% dự toán cả năm (tăng 48,2% so cùng kỳ năm trước) trong đó thu thuế, phí 672 tỷ đồng, đạt 45,5% dự toán (tăng 22,6% so cùng kỳ) thu từ nhà và đất 155,6 tỷ đồng, đạt 42% dự toán (tăng 64,6% so cùng kỳ), thu từ dầu thô 1.263,3 tỷ đồng, đạt 64,4% dự toán (tăng 64,2% so cùng kỳ) thuế xuất nhập khẩu 19,7 tỷ đồng, đạt 66% dự toán, tăng 62,8% so cùng kỳ. Trong các khoản thu thuế và phí: thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 55,2% dự toán năm (tăng 47,2% so cùng kỳ), thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 36,5% (tăng 6,7%) thu ngoài quốc doanh đạt 53,4% (tăng 44%) thu thuế thu nhập cá nhân đạt 91,5% DT (tăng 80,5%) các loại phí, lệ phí đạt 23,5% DT (giảm 26,8%) thu xổ số kiến thiết đạt 115% DT (tăng 26,8%) phí xăng dầu đạt 42,1% DT (giảm 1,5%). Nhìn chung các khoản thu đều đạt trên 40% dự toán và tăng khá so với cùng kỳ năm trước song 2 khoản thu có tỷ trọng khá cao trong thu thuế và phí (2 khoản thu này chiếm 22,3% DT thu thuế và phí) là các loại phí , lệ phí và phí xăng dầu đạt thấp so với dự toán và giảm so cùng kỳ năm trước.
Chi ngân sách trên địa bàn 6 tháng (không kể chi XDCB và chi chương trình mục tiêu năm 2007 chuyển sang 2008) đạt 1.227,2 tỷ đồng, đạt 44,6% dự toán cả năm trong đó chi thường xuyên đạt 47% chi cho đầu tư phát triển đạt 43,7%.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn giữ ổn định. Trong 6 tháng có thêm một số cơ sở tín dụng như: Ngân hàng Đông Á (khai trương chi nhánh tại TP Phan Thiết) Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (chi nhánh tỉnh Bình Thuận) có thêm Phòng Giao dịch (thị xã LaGi) Quỹ tín dụng nhân dân Phú Bình (Phan Thiết) Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (chi nhánh Đồng Nai) đăng ký mở Phòng Giao dịch tại Phan Thiết. Các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc những văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng như: Quyết định 187 ngày 16/01/2008 của NHNN Việt Nam về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc Quyết định 03 ngày 01/02/2008 của NHNN Việt Nam về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán Quyết định 346 ngày 13/02/2008 của NHNN Việt Nam về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc và đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tăng lãi suất huy động vốn kèm theo các hình thức khuyến mãi để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Song song với việc tích cực huy động vốn, các tổ chức tín dụng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến quy trình xét duyệt cho vay, điều hành lãi suất một cách linh hoạt, chọn lọc khách hàng uy tín và có quan hệ tốt để cho vay và hướng vào nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội địa phương
Công tác thanh toán và các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng được tiếp tục chú trọng hệ thống máy rút tiền tự động bằng thẻ ATM toàn tỉnh hiện có 42 máy (tăng 13 máy so với đầu năm) với số lượng thẻ phát hành 61.177 thẻ (tăng 40,3% so với đầu năm), đã thiết lập 164 điểm chấp nhận thẻ thanh toán (tăng 6,5% so với đầu năm).
Do tình hình tiền tệ - tín dụng cả nước có nhiều biến động, khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng giảm, thêm vào đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất đã có tác động mạnh đến thị trường tiền tệ ở địa phương. Tuy nhiên công tác huy động vốn của tất cả các tổ chức tín dụng tại địa phương vẫn có bước phát triển. Dự ước đến cuối tháng 6/2008 nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 6.303 tỷ đồng, tăng 11,49% so với đầu năm trong đó nguồn vốn huy động đạt 3.980 tỷ đồng (tăng 18,08%). Về cho vay, do ảnh hưởng các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh về lãi suất, liên tục thay đổi biểu lãi suất huy động trong thời gian ngắn kể từ khi Quyết định 16 được ban hành nên việc huy động vốn không dễ dàng, hạn chế cho vay. Mặc dù đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất nhưng thời gian vừa qua, một số tổ chức tín dụng trên địa bàn đã áp dụng nhiều loại phí phải nộp trên một khoản vay (đến nay tất cả đã ngừng thu phí theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại văn bản số 5158/NHNN-CSTT ngày 10/6/2008). Tổng dư nợ ước đạt 5.560 tỷ đồng (tăng 11,74% so với đầu năm) trong đó dư nợ ngắn hạn 2.820 tỷ đồng (tăng 12,33%). Ngoài thực hiện nhiệm vụ cho vay phục vụ phát triển kinh tế của địa phương, các tổ chức tín dụng còn triển khai thực hiện cho vay theo chính sách xã hội như: cho vay đối với học sinh – sinh viên (cho vay 73 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với đầu năm) cho vay xuất khẩu lao động (15,5 tỷ đồng, tăng 32%) cho vay hộ SXKD vùng khó khăn (54 tỷ đồng, tăng 35%) cho vay hộ SXKD vùng đặc biệt khó khăn (1,186 tỷ đồng, giảm 0,7%) cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (66 tỷ đồng, tăng 16,8%) cho vay giải quyết việc làm (45,5 tỷ đồng, tăng 5,1% so với đầu năm).
Đã thành lập mới 01 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại Phan Thiết, nâng hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến nay có 20 cơ sở, ước đến cuối tháng 6/2008 đạt 434 tỷ đồng, tăng 8,4% so đầu năm trong đó nguồn huy động tại chỗ 366 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm dư nợ cho vay đạt 418 tỷ đồng, tăng 25%.
II. Sản xuất nông lâm và thuỷ sản :
1. Nông lâm nghiệp
Vụ đông xuân 2008 toàn tỉnh gieo trồng 42.259 ha cây hàng năm, đạt 125,7% Kế hoạch(KH) vụ (tăng 22,6% so với Đông Xuân(ĐX) năm trước), trong đó lúa 27.111 ha (đạt 133,8% KH vụ, tăng 32,3% so ĐX năm trước), bắp 2.818 ha (90,9% KH tăng 8,3% ĐX năm trước) cây chất bột (lang, mỳ) 7.274 ha (đạt 274,5% KH tăng 18,1% so ĐX năm trước) cây rau đậu 4.164 ha (81,2% KH giảm 1,4%), cây công nghiệp ngắn ngày 870 ha (36,9% KH giảm 10% ) trong đó đậu phụng 651 ha (đạt 52,5% KH giảm 10%), mè 49 ha (đạt 81,7%), thuốc lá 51 ha (đạt 28,3% KH giảm 21,5% so ĐX năm trước), bông vải 13 ha (đạt 2,9% KH, bằng 7,3% so với năm trước). Kết quả gieo trồng trên cho thấy vụ đông xuân năm nay cây lúa và cây chất bột vượt kế hoạch khá, các cây trồng khác không đạt được kế hoạch. Sỡ dĩ gieo trồng lúa tăng khá là do các hệ thống kênh mương, công trình thuỷ lợi đảm bảo cung ứng nguồn nước, lượng nước tích ở các hồ chứa nhiều đã tác động đến kết quả gieo trồng trong đó 3 huyện ở phía Bắc của tỉnh (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc) gieo trồng lúa tăng so với kế hoạch trên 3.300 ha.
Đáng chú ý là hầu hết nhóm cây công nghiệp hàng năm (đậu phụng, mè, bông vải, thuốc lá) gieo trồng đạt thấp so với kế hoạch đề ra riêng cây bông diên tích gieo trồng rất thấp là do chi phí đầu tư cao, giá cả thu mua thấp nên một số nơi tận dụng nguồn nước dồi dào, nông dân đã chuyển sang trồng lúa. Riêng cây mía, trong vụ đông xuân đã trồng mới được 579 ha
Năm nay, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không phát sinh nhiều như năm trước, tuy vậy nắng hạn cục bộ xảy ra trên một số vùng, lượng mưa thấp nông dân không tuân thủ gieo trồng lúa đúng thời vụ, nhiều trà lúa khác nhau đã tạo nguồn thức ăn liên tục cho rầy nâu phát triển và tích luỹ mật độ cao (toàn tỉnh có 4.700 ha bị nhiễm rầy nâu, tập trung ở 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh với mật độ phổ biến 1.000-1.500 con/m2) nên vẫn gặp những khó khăn nhất định.
Các địa phương đang tiến hành thu hoạch cây trồng nhìn chung năng suất lúa năm nay tăng phổ biến từ 2 đến 3 tạ/ha bắp tăng 4- 5 tạ/ha so với đông xuân năm trước. Dự ước sản lượng lương thực vụ đông xuân đạt 159,7 ngàn tấn, tăng 41,1 ngàn tấn so với đông xuân năm trước riêng lúa đạt 140,1 ngàn tấn, tăng 38,3 ngàn tấn trong đó 2 huyện tăng mạnh là Bắc Bình (tăng 14 ngàn tấn), Tánh Linh (tăng 13 ngàn tấn).
Đã đưa cây bắp lai xuống ruộng, chuyển đổi mô hình 2 lúa + 1 bắp, kết quả đã chuyển dịch được 1.300 ha tại huyện Đức Linh và Tánh Linh chuyển đổi 102 ha đất lúa chuyển sang trồng các loại cây khác như bắp, đậu các loại, dưa hấu… chuyển 490 ha đất lúa 1 vụ, hiệu quả thấp sang trồng thanh long (Hàm Thuận Nam 379 ha, Hàm Thuận Bắc 95 ha, Bắc Bình 16 ha.
Vụ hè thu 2008, đến 5/6/2008 toàn tỉnh gieo trồng 84.120 ha, đạt 95% KH vụ trong đó lúa 35.017 ha (đạt 104,7% KH). Do năm nay mùa mưa đến sớm và đều trên diện rộng nên nhiều nơi đã tập trung gieo trồng đồng loạt, sớm hơn năm trước..
Về cây lâu năm: Nhìn chung được chăm sóc và phát triển tốt tuy vậy một số nơi do bệnh nấm gây hại trên cây tiêu đã ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Cây thanh long trồng mới được 832/700 ha KH, nâng tổng số diện tích thanh long hiện có là 9.848 ha. Riêng cây điều bị ảnh hưởng của những cơn mưa cuối vụ, sương muối và sâu bệnh hại đã làm giảm 50-60% năng suất, bình quân chỉ đạt 4,5 tạ/ha các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân từ đầu năm đến nay đã chặt bỏ trên 700 ha điều già cỗi để trồng cao su do trong 2 năm gần đây hiệu quả khá cao Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương ra văn bản khuyến cáo nông dân không nên chặt bỏ cây điều một cách ồ ạt, mà cần chọn lọc tập trung cải tạo vườn điều, đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phù hợp đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật hướng dẫn cho nông dân áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất cây điều
Công tác khuyến nông được tiếp tục đẩy mạnh, đã nhân rộng mô hình 2 lúa +1 đậu phộng (68,5ha), phối hợp với các huyện thực hiện mô hình xã hội hoá nhân giống lúa xác nhận đạt 890 ha, đáp ứng được 70% lượng giống cho vụ hè thu 2008 triển khai mô hình thâm canh thanh long cho 26 hộ tham gia/ 7 ha chương trình cải tạo đàn bò lai sind đạt 85% KH cải tạo đàn bò hướng chuyên thịt đã phát tán 14 con giống xuống hộ mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với quy mô 6.300 con, sau 10 tuần tuổi đạt 2kg/con đã chuyển giao 7 công cụ sạ hàng lúa mở 17 lớp tập huấn /850 lượt người tham gia về kỹ thuật cây trồng và vật nuôi phát hành 2 số thông tin khuyến nông và 2 bản tin khuyến nông (10 ngàn cuốn) đến tận nông dân.
Thực hiện Chỉ thị 40/CT – UBND ngày 16/8/2007 của UBND Tỉnh về việc ngăn chặn tình trạng lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long, các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương, tổ chức cho các hộ trồng thanh long trong Tỉnh ký cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc và ngoài danh mục trên cây thanh long đến nay đã có 5.000 hộ trên toàn tỉnh ký cam kết.
Đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 9.100 ha, đạt 35,6% kế hoạch năm bằng 77,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đàn gia súc, gia cầm ổn định. Theo kết quả điều tra thời điểm 01/4/2008, đàn lợn có 255,7 ngàn con (giảm 5,3 ngàn con so với cùng kỳ năm trước). Tuy chưa xảy ra dịch bệnh tai xanh trên lợn và các dịch bệnh truyền nhiễm khác nhưng với tâm lý lo ngại dịch bệnh nguy hiểm cùng với giá thức ăn gia súc tăng nên số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm, những hộ/trang trại nuôi quy mô lớn chỉ duy trì đàn. Đàn gia cầm đã hồi phục dần (đàn gà tăng 7,62%, đàn vịt tăng 60% so cùng kỳ năm trước) nhưng chủ yếu phát triển ở hộ có quy mô nuôi nhỏ, lẻ.
Công tác phòng chống dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm được triển khai tích cực đến các địa phương và thực hiện thường xuyên việc tiêm phòng. Trong 6 tháng đã tiêm 409 ngàn liều vắc-xin cúm gia cầm 36,5 ngàn liều vắc-xin lỡ mồm long móng gia súc. Công tác kiểm soát vận chuyển, mua bán, giết mổ vật nuôi, sản phẩm vật nuôi được chú trọng đã duy trì các chốt kiểm dịch ở các điểm giáp ranh, kiểm dịch được 337,4 ngàn con kiểm soát giết mổ động vật các loại 86,4 ngàn con.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2008, các đơn vị chủ rừng đã tổ chức gieo ươm 2.167.554 cây lâm nghiệp (đạt 100% KH), trong đó có 1.222.750 cây Xoan chịu hạn (56,4%) và 896.725 cây Keo lai (43,6%) đã hoàn thành khâu thiết kế ngoại nghiệp, chuẩn bị xét duyệt nội nghiệp để phê duyệt thuyết minh thiết kế triển khai trồng rừng từ tháng 6/2008, dự ước tháng 6/2008 trồng 235 ha.
Đã cấp phép khai thác tận thu lâm sản rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp chuyển mục đích sang xây dựng công trình khu đầu mối hồ chứa nước Sông Móng, với sản lượng cấp phép 41,48 m3 gỗ khúc thân chính, 50,34 m3 gỗ cành ngọn, 26,27 m3 củi cấp phép khai thác gỗ rừng trồng 9.858,7 m3 gỗ và 2.746 ster củi cấp phép khai thác lâm sản phụ 166 ngàn cây Lồ ô, 965 ngàn cây Le nguyên liệu, 198 ngàn cây Tre, 198 ngàn cây Mum và 147 ngàn cây Nứa
Đã triển khai xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tăng cường công tác phòng chống phá rừng trên địa bàn. Đã thành lập 361 Tổ, Đội phòng cháy chữa cháy rừng gồm 3.721 người, đã thực hiện đốt chần 514 ha cày băng trắng 180 ha trồng băng xanh 6ha.
Trong mùa khô năm 2007-2008 có xảy ra một số vụ cháy rừng, nhưng chủ yếu là cháy thực bì không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, chỉ có 1 vụ cháy 15,10 ha rừng trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong gây thiệt hại 50% tài nguyên rừng. Trong 5 tháng, đã phát hiện 813 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (giảm 22,7% so với cùng kỳ), trong đó vi phạm về mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 304 vụ số vụ vi phạm đã xử lý 783 vụ, trong đó xử lý hình sự 2 vụ (vụ phá rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và vụ san ủi đất trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú). Qua xử lý đã tịch thu 620 m3 gỗ tròn 184 m3 gỗ xẻ 87 con và 207 kg động động vật hoang dã 100 xe, máy các loại 383 công cụ, phương tiện khác. Tổng số tiền xử phạt và bán lâm sản tịch thu gần 2 tỷ đồng.
2. Thủy sản:
Thời tiết ngư trường trong 6 tháng diễn biến không mấy thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản giá nhiên liệu tăng cao (trên 30% so với trước đó) đã làm nhiều chủ thuyền ngại đi đánh bắt xa nên lượng thuyền khai thác xa bờ giảm so với cùng kỳ năm trước. Từ giữa tháng 4/2008 đến nay, ngư trường xuất hiện nhiều các loại cá nổi, cá đáy (cá nục, cá cơm, cá chỉ, cá bạc má …), hoạt động khai thác cá ven bờ tương đối ổn định. Song do thời gian hoạt động ít hơn cùng kỳ năm trước nên lượng khai thác giảm. Ước 6 tháng khai thác đạt 67,8 ngàn tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nuôi thủy sản nước lợ tiếp tục phát triển. Các ngành chức năng đã hướng dẫn các hộ đa dạng hóa loài nuôi, chú ý quản lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh để đảm bảo hiệu quả ngoài đối tượng tôm Sú, diện tích tôm thẻ chân trắng phát triển đáng kể do nuôi đạt hiệu quả.
Sản lượng tôm nuôi 6 tháng đầu năm ước đạt 1.620,2 tấn, đạt 46,3% KH, tăng 86,2% so cùng kỳ. Nuôi thuỷ sản nước ngọt chú trọng phát triển đa dạng các giống nuôi kinh tế tại các vùng có điều kiện thuận lợi như cá rô phi, rô đồng, bống tượng, chình, lóc, trê...với hình thức nuôi đa dạng. Sản lượng thuỷ sản nước ngọt 6 tháng đầu năm ước đạt 1.795 tấn, đạt 35,9% KH, tăng 28,2% so cùng kỳ. Nuôi hải sản trên biển duy trì và phát triển tại các huyện Phú Quý, Tuy Phong tập trung vào một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, tôm hùm, cá giò.
Sản xuất tôm giống tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và giữ vững uy tín chất lượng trên thị trường cả nước.Đã triển khai mô hình thực thi Luật Thủy sản trong sản xuất tôm giống, xây dựng quy chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) tại 02 cơ sở (Việt Úc, Anh Việt).
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được chú trọng, trong 5 tháng đã phát hiện và xử lý gần 500 vụ vi phạm. Đóng mới phát triển tàu cá tiếp tục phát triển trong đó tàu đóng mới có công suất trên 90 CV được 13 chiếc/3.951 cv. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển được tập trung chỉ đạo, nhất là trang bị hệ thống thông tin liên lạc trên tàu cá
III. Công nghiệp Đầu tư phát triển :
1. Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm (giá cố định 1994) ước đạt 2.232 tỷ đồng, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 660 tỷ đồng, tăng 69,8% so cùng kỳ (riêng giá trị sản xuất thuỷ điện đạt 590,6 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so cùng kỳ) kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.508,2 tỷ đồng (tăng 19% so cùng kỳ) kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 63,8 tỷ đồng (tăng 15,1% so cùng kỳ).
Một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: đá xây dựng (tăng 30,3% so với 6 tháng năm trước) nước mắm (tăng 19,9%) đường (tăng 15,1%) nước uống đóng chai (tăng 15,9%), sản phẩm may mặc (tăng 41,5%) gỗ xẻ chế biến (tăng 19,6%), gạch nung (tăng 20,7%), điện sản xuất (tăng 82%). Các sản phẩm có tăng nhưng ở mức thấp là thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản khô, nước đá, trang in, nước máy sản xuất (tăng dưới 15%) những sản phẩm giảm so với cùng kỳ là: muối hạt (giảm 17,8%), bia hơi (giảm 7,9%). Các cơ sở đã tiếp tục chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm thủy sản chế biến, tảo, mủ cao su công tác khuyến công được tiếp tục thực hiện.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp trong 6 tháng tương đối ổn định, một số ngành nghề phát triển khá (như may mặc, làm gạch nung, khai thác đá xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm). Song do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng cao, nguồn nguyên liệu chế biến thuỷ sản trong những tháng đầu ít, sản phẩm sản xuất chưa tương xứng với năng lực chế biến hiện có. Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu, giá muối trên thị trường tăng nhưng mặt hàng này tại địa phương sản xuất giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2008 tăng cao do tác động từ yếu tố thuỷ điện. (Nếu loại trừ thuỷ điện, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước).
Đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương được tiếp tục triển khai. Trong 6 tháng, các doanh nghiệp Công ty TNHH Đông Á (sản xuất tole mạ màu) Công ty liên doanh TNHH Mitrkaseter Thuận Phước (sản xuất đường) Công ty TNHH May Phú Long Nhà máy Gạch Tuynel Bắc Bình đi vào hoạt động bên cạnh đó Công ty cổ phần Giấy dính cao cấp Việt Nam đã khởi công tại KCN Phan Thiết, Công ty Liên doanh Dioxit Titan tiến hành nhập máy móc thiết bị đưa vào vận hành, Công ty May Thuận Tiến mở rộng mặt bằng sản xuất, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Quản Trung đang hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt thiết bị….. và khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hàm Kiệm.
Tuy vậy tiến độ xây dựng các khu công nghiệp trong những tháng qua quá chậm. Vì vậy để thu hút các nhà đầu tư, đưa công nghiệp địa phương phát triển và tăng trưởng ổn định, trong thời gian tới cần phải sớm hoàn tất các thủ tục còn tồn tại và đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng tại các khu công nghiệp hơn nữa.
2. Đầu tư phát triển
Trong 6 tháng đã triển khai thi công các công trình chuyển tiếp như: xây dựng hệ thống thoát nước sửa chữa các tuyến đường giao thông các xã, thị trấn xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan các trường học phổ thông các khu dân cư. Ước tính vốn đầu tư phát triển 6 tháng từ nguồn vốn nhà nước đạt 535 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 311 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương 397 tỷ đồng), vốn vay 118 tỷ đồng. Nhìn chung các công trình do địa phương làm chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.
Công tác quy hoạch đầu tư – xây dựng các Khu công nghiệp trong tỉnh được triển khai thực hiện. Đến nay kết quả như sau:
- Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 2:
Đền bù giải toả còn 6,68 ha (chiếm 16,4% tổng diện tích) với 28 hộ chưa giải toả xong thực hiện san nến 8 ha/34,02 ha đã đền bù xong. Công tác đền bù giải toả thực hiện quá chậm. Đã ký hợp đồng cho thuê đất 02 dự án với diện tích 72.700 m2.
- Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1:
Đền bù giải toả cơ bản đã hoàn thành (còn 01 hộ với 0,9 ha). Hồ sơ thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt. Chuẩn bị thi công điện. Đang thi công đường giao thông trục đường N1 (35m)
- Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2:
Đền bù giải toả đạt 97,22% (còn 6 hộ với 9,23 ha) di dời mồ mã được 300/644 ngôi mộ. Hồ sơ thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt. Đã ký kết hợp đồng ghi nhớ với 06 dự án có diện tích cho thuê khoảng 185 ha.
Các Khu công nghiệp Tân Đức, Sơn Mỹ 1, Tuy Phong đang được các ngành chức năng và Chủ đầu tư tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để hoàn thành thủ tục đầu tư trong năm 2008, khởi công trong năm 2009
Đã lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng ở các đô thị đang lập quy hoạch chi tiết xây dựng các xã, phường: Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài (TP Phan Thiết) Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Phước (thị xã La Gi) thực hiện phê duyệt 5 đồ án quy hoạch làng nghề, 56 khu, điểm dân cư nông thôn tập trung, 5 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, 4 trung tâm cụm xã đang tiến hành các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu đại học Bình Thuận, khu đô thị mới Long Sơn-Suối Nước, Trung tâm hành chính tỉnh, khu đô thị mới Tân Thành.
Trong 6 tháng, UBND tỉnh đã chấp thuận đầu tư 47 dự án với tổng vốn đăng ký 4.928 tỷ đồng, trong đó: du lịch 14 dự án (tổng vốn đăng ký 3.115 tỷ đồng) công nghiệp-thương mại-dịch vụ 18 dự án (tổng vốn đăng ký 1.555 tỷ đồng) nông lâm nghiệp 10 dự án (tổng vốn đăng ký 240 tỷ đồng) xăng dầu 5 dự án (tổng vốn đăng ký 18 tỷ đồng) trong đó có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,5 triệu USD. Như vậy tính đến nay (15/6/2008) toàn tỉnh có 838 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 36.842 tỷ đồng, trong đó có 399 dự án du lịch, 60 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 106 dự án nông lâm nghiệp, 177 dự án công nghiệp - dịch vụ, 93 dự án xăng dầu, 6 dự án khu dân cư. Trong tổng số dự án trên, có 57 dự án FDI đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, tổng số vốn đăng ký 405 triệu USD.
Tỉnh cũng đã rà soát ngưng triển khai các công trình chưa hiệu quả, chưa khởi công theo chỉ đạo của Chính phủ và chủ trương không tăng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư đã ghi trong kế hoạch đầu năm, mặc dầu giá cả vật tư tăng cao đã thu hồi 6 dự án chậm triển khai, trong đó 2 dự án du lịch, 1 dự án thuỷ sản, 1 dự án dịch vụ, 1 dự án công nghiệp.
IV. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải Thông tin và Truyền thông
1. Thương mại, Giá cả :
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội 6 tháng ước đạt 5.838 tỷ đồng, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước. (chưa loại trừ yếu tố tăng giá).
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng (so với tháng 12/2007) tăng 18,07% trong đó các nhóm hàng tăng cao là: lương thực (tăng 58,19%) thực phẩm (tăng 22,27%) nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 10,85%) giao thông bưu chính viễn thông (tăng 10,88%). Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1990 trở lại đây. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: gạo, thịt gia súc, gia cầm, cá biển, rau quả tươi, gas đốt … đã tăng trên mức chỉ số giá tiêu dùng. Đáng chú ý là giá gạo trên thị trường (cả thành thị và nông thôn) sau vài ngày trong tháng 4/2008 tăng đột biến (tăng thêm 5.000 đến 7.000 đ/kg), đến nay tuy đã giảm dần nhưng so với mức giá giữa tháng 4/2008 vẫn còn tăng 4.000- 5.000 đ/kg.
Nếu so với bình quân 6 tháng đầu năm trước, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2008 là 120,24% (tăng 20,24%), trong đó các nhóm hàng tăng cao là lương thực (tăng 33,75%) thực phẩm (tăng 26,49%) nhà ở, chất đốt, vật liệu xây dựng (tăng 24,4%)
Giá vàng trong 6 tháng diễn biến theo xu hướng tăng và lên xuống thất thường, mức dao động lớn chỉ số 6 tháng tăng 16,32%. Tỷ giá Đôla Mỹ sau một thời gian giảm nhẹ, từ đầu tháng 5/2008 đã diễn biến theo xu hướng tăng, chỉ số 6 tháng tăng 1,63%.
Công tác chống buôn lậu, quản lý thị trường được duy trì thường xuyên, trọng tâm là công tác sắp xếp trật tự mua bán ở các chợ, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Các Đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh vi phạm, do đó tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng và việc nâng, ép giá bán được hạn chế. Qua kết quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ tham gia thị trư­ờng đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, thực hiện niêm yết giá bán hàng hoá - dịch vụ, bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, giết mổ động vật ở các chợ và các khu dân cư­... Tuy nhiên, tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm bao gói sẵn chưa bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, không có nhãn mác hoặc chưa đăng ký, công bố chất lượng hàng hóa theo quy định, bán hàng hoá dịch vụ một số nơi chưa niêm yết giá vẫn còn.
Đã tham gia các Hội chợ triển lãm như: Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 18 (tổ chức từ 09/4 đến 13/4/2008 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam) Hội chợ Nhịp cầu hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, du lịch (tổ chức từ 18/4 đến 23/4/2008 tại Long An) Hội chợ Triển lãm Quốc tế kinh tế biển Việt Nam (tổ chức từ 31/3 đến 04/4/2008 tại TP Hồ Chí Minh) và đăng ký tham gia tổ chức Chương trình khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại Maroc và Côte d’Ivoire (sẽ tổ chức từ 20/6 đến 29/6/08) chuẩn bị kế hoạch tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ATE 2008 tại TP Hồ chí Minh.
2. Du lịch :
Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Trong dịp lễ, tết hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch đã đón và phục vụ du khách khá tốt chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch được đảm bảo, để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Khách du lịch quốc tế lưu trú dài ngày hơn năm trước. Dự ước doanh thu từ hoạt động du lịch trong 6 tháng đạt 660 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách đến phục vụ đạt 1.001,7 ngàn lượt khách (tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước) với 1.312 ngàn ngày khách (tăng 18,5%) số lượt khách du lịch theo tour đạt 2.347 lượt khách (tăng 15,8%) với 19.231 ngàn ngày khách (tăng 15,9%). Riêng khách quốc tế, so với cùng kỳ năm trước, tỷ trọng khách đến từ các nước Đức, Nga, Thuỵ Điển, Úc tăng hơn cùng kỳ năm trước.
Đã tham gia Hội chợ du lịch quốc tế tại Đức (từ 05 đến 09/3/2008), cùng với gian hàng du lịch Việt Nam, ngành Du lịch Bình Thuận đã tham gia hội thảo và xúc tiến , quảng bá các nội dung về du lịch văn hoá, lữ hàngtrẻ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch trên biển.
3. Xuất nhập khẩu :
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 82,8 triệu USD, đạt 46% KH năm tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng ước đạt 64,6 triệu USD, đạt 43,1% kế hoạch, tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 78% (cùng kỳ năm trước chiếm tỷ trọng 81,6%), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 33 triệu USD (đạt 37,5% KH giảm 1,9% so cùng kỳ năm trước), hàng nông sản đạt 11,1 triệu USD (đạt 39,9% KH, tăng 3,4%), hàng hoá khác 20,4 triệu USD (đạt 60,1% KH, tăng 39,7%) với một số mặt hàng chủ yếu như: hải sản đông 6.570 tấn (tăng 5% so cùng kỳ năm trước), hải sản khô 880 tấn (giảm 35,2%) quả thanh long 12.967 tấn (giảm 9,1%), hàng dệt may 13,3 triệu USD (tăng 37,6%).
Xuất khẩu dịch vụ đạt 18,1 triệu USD, đạt 60,6% kế hoạch, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước
Phân theo thị trường xuất khẩu cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất sang các nước Châu Á chiếm 64,4% (cùng kỳ năm trước 54,8%) trong đó sang các nước Đông Á chiếm 45,7% (cùng kỳ 37,8%) Đông Nam Á 17,4% (cùng kỳ 16,2%) sang Châu Âu 25,6% (cùng kỳ 22,3%), trong đó Bắc Âu 3,7% (cùng kỳ 1,8%) Nam Âu 11% (cùng kỳ 7,4%) Tây Âu 10,8% (cùng kỳ 12,8%) Châu Mỹ 6,6% (cùng kỳ 4,3%).
Nguyên nhân xuất khẩu nhóm hàng thuỷ sản giảm là do giá nguyên nhiên vật liệu tăng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu trong chế biến thuỷ sản lượng hàng xuất ít, ảnh hưởng đến việc khai thác thêm thị trường mới. Ở nhóm hàng nông sản, do chưa có thị trường ổn định nên mặt hàng nhân hạt điều xuất bị gián đoạn trong các tháng 2,3,4/2008 và mặt hàng cao su từ đầu năm đến nay vẫn chưa xuất được đáng chú ý là do ảnh hưởng bệnh ruồi đục trái, chất lượng trái thanh long kém, lượng hàng xuất bị giảm sút. Mặt khác việc vay vốn ngân hàng năm nay với lãi suất cao, tỷ giá USD bị giảm trong thời gian dài đã làm cho hiệu quả xuất khẩu thấp. Tình hình trên cho thấy để kim ngạch xuất khẩu đạt được kế hoạch đề ra cần phải có những giải pháp tích cực hỗ trợ, nhất là trong khai thác thuỷ sản, nâng cao chất lượng trái thanh long, giúp doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động ổn định
Nhập khẩu 6 tháng ước đạt 23,5 triệu USD (tương đương với cùng kỳ năm trước), trong đó vật tư nguyên liệu sản xuất đạt 20,7 triệu USD (tăng 21,1% so cùng kỳ năm trước).
4. Giao thông vận tải Thông tin và Truyền thông:
Hoạt động vận tải ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, kể cả những dịp lễ, tết. Đã đưa vào hoạt động tuyến xe buýt Phan Thiết- Kê Gà- Hàm Thuận Nam ngay từ đầu năm. Do ảnh hưởng tăng giá nhiên liệu nên từ giữa tháng 2/2008 giá cước vận tải trên các tuyến đường đã tăng thêm 10-15% so với trước đó. Ước tính 6 tháng, khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 119,9 triệu tấn/km (tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển hàng hoá đường thủy 1.599 ngàn tấn/km (tăng 10,4%) luân chuyển hành khách đường bộ đạt 197,3 triệu lượt người/km (tăng 9,2%), luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 1.791 ngàn lượt người/km (tăng 7,2%) vận tải hành khách bằng đường sắt (tàu SPT và PT) đáp ứng tốt nhu cầu đi lại tuyến Phan Thiết- Sài Gòn (và ngược lại), song lượng khách đi lại vẫn còn ít, hàng tháng có khoảng 12,5- 13,0 ngàn lượt khách.
Ngành Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng sắp xếp các bến xe, các trạm dừng rước khách trên các tuyến xử lý nghiêm các vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Công tác tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông được tiếp tục tăng cường, việc lập biên bản các trường hợp vi phạm, tạm giữ phương tiện giao thông, xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy tham gia giao thông được thực hiện nghiêm túc.
Trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 135 vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây chết 133 người, bị thương 79 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 11 vụ, số người chết giảm 25 người, số người bị thương giảm 32 người).
Hoạt động thông tin truyền thông tiếp tục phát triển. Toàn tỉnh có 648 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân 1,96 km/điểm. Số thuê bao điện thoại tăng khá, trong 5 tháng phát triển thêm 46.617 máy, nâng tổng số máy điện thoại lên 518,1 ngàn máy, mật độ 44,45 máy/100 dân trong đó điện thoại cố định 146,8 ngàn máy.
Số thuê bao Internet hiện có 12.030 thuê bao trong đó thuê bao ADSL 10.000 thuê bao mật độ Internet quy đổi đạt 5,6 bao/100 dân. Về ứng dụng công nghệ thông tin, các Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp triển khai xây dựng Cổng thương mại điện tử xây dựng dự án hệ thống thông tin tài nguyên môi trường, hệ thống thông tin địa lý GIS.
V. Một số vấn đề xã hội :
1. Văn hóa, thể thao:
Hoạt động Văn hóa thể thao được tiếp tục đẩy mạnh, ngoài tập trung tuyên truyền các chủ đề phục vụ nhiệm vụ chính trị, còn có một số nội dung khác như: Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc năm 2008, phòng ngừa dịch bệnh ở gia cầm, gia súc phòng chống cháy nổ an toàn giao thông… Kết quả 6 tháng đã thực hiện trên 23 ngàn giờ phát thanh xe loa, phóng thanh 22 ngàn mét băng rôn, khẩu hiệu kẽ vẽ 3,6 ngàn m2 panô phát hành 10 ngàn bản tin 1.800 tập san thông tin nghiệp vụ 1.700 tờ tin ảnh…. Đội Thông tin lưu động và Trung tâm Văn hoá triển lãm tỉnh bám sát nhiệm vụ duy trì hoạt động, phục vụ thường xuyên cho nhân dân trong tỉnh.
Hoạt động Văn hóa nghệ thuật được tiếp tục triển khai rộng khắp. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức trên 250 đêm văn nghệ, nhất là những dịp lễ, tết phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các địa phương, thu hút hàng chục ngàn người xem.
Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận trong 6 tháng đã đón gần 1.557 đoàn khách với 62 ngàn lượt người tham quan. Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm, khai quật và tiếp nhận 298 hiện vật 01 sưu tập tiền cổ 01 xâu chuổi ngọc và 02 phế tích tháp cổ phối hợp với chính quyền địa phương phục dựng thành công Lễ hội “Hiến trâu tế thần” của người Cờ Ho xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc, lễ Dời làng của người Cờ Ho xã Phan Sơn, Phan Lâm (Bắc Bình) để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
Tiếp tục triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trong 5 tháng đã phát động 230.540 hộ đăng ký xây dựng Gia đình văn hoá (đạt 95,8% số hộ trong tỉnh) phát động mới 02 thôn, khu phố văn hoá (nâng tổng số đến nay đã phát động 638/696 thôn, khu phố văn hoá) 1.538/1.616 cơ quan đơn vị đăng ký thực hiện nếp sống văn minh.
Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa được duy trì thường xuyên tại các địa bàn trong tỉnh. Đã tổ chức kiểm tra 159 đợt với 497 điểm, phát hiện xử lý 112 trường hợp vi phạm, phạt tiền 114,2 triệu đồng tịch thu một số ấn phẩm có nội dung không lành mạnh.
Hoạt động thể dục, thể thao được tiếp tục đẩy mạnh đã thành lập mới 7 Câu lạc bộ. Ngoài những hoạt động thường xuyên, những ngày lễ, tết các địa phương đã tổ chức tốt các hoạt động thể thao với nhiều môn thi đấu như: đua thuyền chạy vượt đồi cát cờ tướng, quần vợt, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, biểu diễn võ thuật, trò chơi dân gian bóng chuyền bải biển bóng đá trò chơi dân gian, leo núi, nhảy bao bố…thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ.
Về hoạt động thể thao thành tích cao, đã tham gia 22 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế dành 51 huy chương các loại (14 HC vàng, 19 HC bạc, 18 HC vàng). Toàn tỉnh có 31 vận động viên đẳng cấp quốc gia (8 kiện tướng 10 dự bị kiện tướng 13 VĐV cấp 1)
2. Giáo dục:
Mạng lưới trường, lớp được đầu tư xây dựng với mức độ kiên cố hóa ngày càng tăng, từng bước hướng đến chuẩn hóa. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh hiện có 03 nhà trẻ, 157 trường mẫu giáo và mầm non, 274 trường tiểu học, 117 trường trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông với 279.701 học sinh. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo, toàn tỉnh có 132 nhóm nhà trẻ, 245 lớp mầm non ngoài công lập với 9.596 học sinh (chiếm 24,7% số học sinh mầm non) 308 lớp THPT với 14.252 HS (chiếm 33,1% học sinh THPT) có 18 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (tăng 6 trường so với năm học trước).
Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai nghiêm túc ở các cấp học.
Công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nền nếp kỹ cương trong nhà trường được tiếp tục củng cố, ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 đạt 75,57% (tăng 0,08% so với năm trước) giáo dục thường xuyên đạt 13,14% (tăng 0,34% so với năm trước). Xét công nhận tốt nghiệp cấp Tiểu học 99,87% (tăng 2,34% so năm trước) cấp trung học cơ sở 88,94% (tăng 5,14% so năm trước)
Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển ổn định các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và huyện được củng cố, đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, có 1.619 học sinh đang theo học (trong đó có 737 học sinh THCS) hệ thống trường lớp các xã vùng cao, vùng thuần đồng bào dân tộc Chăm được duy trì phát triển, có 11.518 học sinh/424 lớp từ mầm non đến phổ thông với 600 giáo viên, hầu hết đạt chuẩn.
Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học và chống mù chữ được giữ vững, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi đạt 97,05% (tăng 0,41% so với năm trước) toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH đúng độ tuổi (sớm 1 năm) và PCGD THCS vào cuối năm 2007 theo đúng lộ trình và đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đề ra.Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp Tiểu học 0,23% (tăng 0,04% so với năm trước) Trung học cơ sở 1,18% (giảm 0,42%) Trung học phổ thông 1,58% (giảm 0,10%).
Hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên đã thực hiện tốt công tác đào tạo, toàn tỉnh có hơn 5.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo học ở các hệ đã dạy nghề phổ thông cho trên 5.500 học sinh đào tạo nghề ngắn hạn và bồi dưỡng chứng chỉ Anh văn, Vi tính cho hơn 3.000 người toàn tỉnh có 73 Trung tâm học tập cộng đồng (tăng thêm 31 trung tâm so với năm học trước).
Tuy vậy trong thời gian tới cần chú trọng hơn về chất lượng giáo dục toàn diện vì tỷ lệ yếu kém còn cao. Công tác triển khai xã hội hoá giáo dục còn lúng túng, nhất là việc chuyển đổi xác định mô hình, cơ chế hoạt động. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Mầm non và Trung học còn chậm, kết quả đạt thấp.
3. Khoa học và công nghệ
Đã triển khai 6/7 đề tài, dự án mới theo kế hoạch tổng kết nghiệm thu và đánh giá kết quả 08 đề tài, dự án đã kết thúc thẩm định đánh giá trình độ công nghệ sau đầu tư đổi mới công ghệ của Công ty cổ phần Muối Vĩnh Hảo và Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Hải Tiến.
Hướng dẫn Chi hội Thuỷ sản Phú Quý đăng ký nhãn hiệu Mực Ghim Phú Quý và 01 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ trao quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Hợp tác xã thanh long Hàm Minh theo tiêu chuẩn Châu Âu tiếp tục hoàn chỉnh các quy chế quản lý để triển khai 02 chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm thanh long và nước mắm.
Công tác tiêu chuẩn - đo lường chất lượng duy trì đều. Đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩi ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đến năm 2010. hướng dẫn 05 doanh nghiệp đăng ký tham gia Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008 tập huấn nhãn mác hàng hoá và các quy định có liên quan cho 50 cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm và 71 cơ sở, cá nhân về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và các văn bản pháp quy trong lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Kiểm định 5.062 phương tiệc đo, kiểm nghiệm 587 mẫu với 1.822 chỉ tiêu, đo lường chất lượng 65cơ sở thu mua thanh long và sản xuất nước mắm. Triển khai thực hiện đề tài cấp cơ sở về “Thực hiện mô hình trồng rau an toàntại thị trấn Lac Tánh, huyện Tánh Linh” nghiệm thu 02 đề tài “Xây dựng mô hình phục hồi đàn heo địa phương tại xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam” và “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM xử lý rác thải ở bãi rác công cộng TP Phan Thiết”.
4. Y tế:
Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng cấp. Ngoài Trạm y tế Hàm Tiến (TP Phan Thiết) hoàn thành xây mới, đưa vào sử dụng, trong 6 tháng có thêm 11 trạm y tế xã được đầu tư sửa chữa, xây mới đã xây dựng được 81/127 xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia y tế đến nay có 63/127 xã phường có bác sỹ. Đã đầu tư mua sắm các thiết bị chuỵên môn trang bị cho các trạm y tế (trị giá 425 triệu đồng). Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là dịch cúm AH5N1, tiêu chảy cấp số người mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt rét giảm so với cùng kỳ năm trước. Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai kịp thời. Công tác phòng chống các bệnh xã hội duy trì hoạt động tốt công tác giám sát tuyến cơ sở được thực hiện thường xuyên, nề nếp công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tiếp tục duy trì ổn định, song số người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt tỷ lệ thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh hoạt động ổn định. Thực hiện kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm, trong 5 tháng đã kiểm tra 3170 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 624 cơ sở vi phạm. Có 02 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra (trong 5 tháng), làm 05 người mắc, không có tử vong.
Tuy vậy do thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã ở một số nơi chưa được quan tâm nên tỷ lệ đạt còn thấp (63,8%) số bác sỹ nghỉ việc ra làm tư khá phổ biến, tỷ lệ xã có bác sỹ đạt thấp (49,6%) tình trạng người mắc bệnh tay- chân - miệng xảy ra ở một số địa bàn cao hơn cùng kỳ năm trước (6 tháng năm nay có 68 trường hợp 6 tháng năm trước có 4 trường hợp)
5 . Lao động việc làm và thực hiện các chính sách xã hội:
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đã giải quyết việc làm cho 11.100 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 28 người) đạt 48,3% so với kế hoạch năm, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước tổ chức triển khai được 75 lớp dạy nghề ngắn hạn với tổng số 2.500 học viên, đạt 31% kế hoạch năm, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước .
Đã giải quyết chế độ một lần cho 95 người hoạt động kháng chiến (theo Quyết định số 290 của Thủ tướng Chính phủ) thẩm tra và trợ cấp cho 369 trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, 181 trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng (theo Nghị định số 54 của Chính phủ). Đưa 218 thân nhân liệt sĩ đi thăm mộ liệt sĩ ở tỉnh ngoài. Kết quả khảo sát mức sống người có công với cách mạng, toàn tỉnh có: 9.185 hộ có mức sống từ trung bình trở lên, 1.773 hộ cận nghèo, 457 hộ thuộc diện nghèo. Có 238 người thuộc diện được cấp dụng cụ chỉnh hình, 2.862 con của người có công thuộc diện được cấp sổ ưu đãi giáo dục đào tạo.
Công tác giảm nghèo và cứu trợ xã hội được duy trì thường xuyên đã giải quyết 1.793 căn nhà ở cho hộ nghèo vận động trên 18,8 tỷ đồng đóng góp ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” thông qua chương trình truyền hình trực tiếp ca nhạc “Mái ấm cho người nghèo” cấp 87.817 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Ngân hàng chính sách đã giải ngân 13.133 triệu đồng giải quyết cho 2.158 người nghèo vay, nâng tổng số dư nợ lên 44.668 hộ/241.106 triệu đồng.
Trong dịp Tết Nguyên đán đã mua lương thực trợ cấp cứu đói cho 9.341 hộ với 31.034 khẩu tại 6 huyện, thị xã với tổng kinh phí gần 2,9 tỷ đồng thăm và tặng quà cho 400 người tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân kỷ niệm ngày vì người tàn tật Việt Nam (18/4), trị giá mỗi suất quà là 100 ngàn đồng
6. Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2008, trong 5 tháng đã tổ chức 12 lớp tập huấn kỹ thuật trồng bắp lai cho 1.324 hộ, tập huấn trồng lúa nước cho 51 hộ 01 lớp tập huấn cạo mũ cao su (cho 80 hộ) đầu tư cho cây bắp lai 1.300 hộ/1.500 ha (đạt 60% KH về diện tích), đầu tư cho lúa nước 172 hộ/60,8 ha (đạt 121% KH diện tích). Thực hiện trợ giá, trợ cước 2.751,5 triệu đồng, đạt 52,2% KH năm, trong đó trợ giá, trợ cước muối Iốt 354,3 triệu đồng trợ cước tiêu thụ sản phẩm 497,2 triệu đồng trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách 1,9 tỷ đồng. Đã cung ứng 154 tấn lúa giống, 71 tấn bắp giống (đạt 100% KH) 400 tấn phân bón hoá học (đạt 40% KH) 18 tấn thuốc bảo vệ thực vật (đạt 128% KH) cấp phát 588 tấn gạo cho 7.800 học sinh từ Mẫu giáo đến THCS năm học 2007-2008
Thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ, qua 3 khoá đào tạo với tổng số 191 học viên của 8/10 huyện, thị xã, thành phố với 11 thành phần dân tộc đến nay có 77 người được bố trí công tác tại địa phương 77 người được đào tạo thêm trình độ chuyên môn như: trung cấp pháp lý, kế toán, khuyến nông- khuyến lâm…
Tóm lại, với kết quả thực hiện 6 tháng 2008 cho thấy tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi
- Sản xuất vụ đông xuân tương đối ổn định sản lượng lương thực tăng so với kế hoạch và tăng khá so với năm trước các bệnh thông thường ở đàn gia súc, gia cầm được khống chế kịp thời. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc và các dịch bệnh nguy hiểm được các địa phương triển khai tích cực, chưa có địa bàn nào xảy ra hiện tượng dịch bệnh.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ năm trước (tăng 30,4%. Nếu loại trừ Thuỷ điện thì tăng 18,3%). Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước thị trường tiêu thụ cơ bản giữ ổn định.
- Hoạt động thương mại nội địa ổn định công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện có kết quả, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng và việc nâng, ép giá bán được hạn chế. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển lượng khách đến lưu trú tại địa phương trong 6 tháng tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước (tăng 12,3%). Khách đến lưu trú nghỉ dài ngày hơn
- Giao thông vận tải hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trên tất cả các tuyến đường. Tai nạn giao thông đường bộ trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước giảm về số vụ, số người chết, số người bị trọng thương. Điều này thể hiện được tính tích cực việc chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ
- Thu thuế, phí tiếp tục tăng so với cùng kỳ (tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước), trong đó có các khoản thu tăng khá cao là : thu từ doanh nghiệp nhà nước (tăng 47,2% so với cùng kỳ) thu ngoài quốc doanh (tăng 44%) thu xổ số kiến thiết (tăng 26,8%) lệ phí trước bạ (tăng 73,1%) thu nhà và đất đạt khá cao (đạt 42% DT tăng 64,6%) thu từ dầu thô tăng cao (đạt 64,4% DT, tăng 64,2% so cùng kỳ)
- Các vấn đề xã hội có nhiều mặt chuyển biến. Trong 6 tháng chưa xảy ra các dịch bệnh số người mắc bệnh sốt xuất huyết và sốt rét giảm nhiều các bệnh xã hội được chú trọng, quan tâm điều trị kịp thời. Chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến. Chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông được tiếp tục chú trọng, từng bước nâng lên. Công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 xét công nhận tốt nghiệp cấp Tiểu học, Trung học cơ sở tăng hơn năm trước. Công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm
Khó khăn:
Ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng tỷ giá USD bị sụt giảm với thời gian dài giá vàng tăng giảm đột biến lãi suất tiền vay ngân hàng tăng đã gây trở ngại trong mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực gặp những khó khăn sau:
- Khai thác thủy sản đạt thấp, thời gian bám biển giảm do ngư dân ngại khai thác ngư trường xa, chi phí/chuyến biển tăng trong khi sản phẩm tiêu thụ không tăng tương ứng, ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu chế biến thuỷ sản
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng thấp so với cùng kỳ năm trước trong đó trị giá hàng thuỷ sản giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là nguồn nguyên liệu chế biến thuỷ sản giảm, chất lượng trái thanh long không đảm bảo yêu cầu các mặt hàng nhân hạt điều, cao su chưa có khách hàng ổn định cùng với sự tác động của đồng USD bị mất giá và lãi suất tiền vay tăng đã gây trở ngại trong việc tìm đối tác để nâng cao hiệu quả xuất khẩu
- Giá cả nguyên nhiên vật liệu, chi phí dịch vụ tăng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, hiệu quả SXKD thấp đầu tư xây dựng cơ bản có chiều hướng chựng lại.
- Giá hàng tiêu dùng so với tháng 12/2007 tăng cao (tăng 18,07%) trong đó hàng lương thực tăng 58,19% thực phẩm tăng 22,27% (đây là mức tăng cao nhất trong gần 20 năm qua) đã tác động không nhỏ đến đời sống các tầng lớp dân cư, nhất là người nghèo, người làm công ăn lương và các đối tượng chính sách
Nếu trong 6 tháng cuối năm thị trường tài chính tiền tệ giữ ổn định, việc chặn đà lạm phát được thực hiện có kết quả thời tiết diễn biến thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản thì sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng khá và xuất khẩu sẽ lấy lại đà tăng trưởng thu thuế và phí sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra kết quả này sẽ đưa tăng trưởng kinh tế năm 2008 tỉnh Bình Thuận tăng khoảng 17-17,5% (có thuỷ điện) nếu không có thuỷ điện sẽ ở khoảng 13-13,2%./.

Website UBND tỉnh Bình Thuận

    Tổng số lượt xem: 1678
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)