Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 14/11/2022-13:53:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2022 tỉnh Bình Thuận

Trong tháng sản xuất nông nghiệp ở lĩnh vực trồng trọt vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, bất thường, giá vật tư nguyên liệu đầu vào chưa ổn định; giá bán một số mặt hàng nông sản vẫn còn bấp bênh. Chăn nuôi tiếp tục được duy trì tốt; thủy sản khai thác ổn định. Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật và quy trình canh tác tiên tiến để giảm bớt chi phí sản xuất; hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng giống lúa chất lượng cao.Thị trường xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng ổn định trở lại đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tăng trưởng, nhất là ngành chế biến thủy sản góp phần giữ được mức tăng trưởng toàn ngành công nghiệp.

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

1. Trồng trọt

1.1. Cây hàng năm

Tính đến ngày 15/10/2022 diện tích xuống giống vụ mùa đạt 72.502,3 ha, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó cây lương thực đạt 44.527,4 ha, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2021 (cây lúa đạt 40.104 ha, giảm 6,8%; cây bắp đạt 4.423,4 ha, tăng 11%); dự báo diện tích lúa cả vụ có khả năng giảm nhẹ do hiệu quả kinh tế không cao nên người dân thu hẹp sản xuất. Cây có hạt chứa dầu diện tích xuống giống đạt 1.806,8 ha, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2021 (diện tích chủ yếu là cây đậu phộng 1.633,8 ha, giảm 7,8%). Cây thực phẩm diện tích xuống giống 5.445,1 ha, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2021 (rau các loại 2.438,1 ha, giảm 4,7%; đậu các loại đạt 3.007 ha, giảm 16,2%). Cây hàng năm khác diện tích xuống giống đạt 542,8 ha, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2021.

1.2. Cây lâu năm

Trong tháng chủ yếu chăm sóc diện tích cây hiện có, mặc dù mưa nhiều là thời điểm thuận lợi để phát triển thêm diện tích mới, tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu tăng trong khi giá sản phẩm đầu ra thấp nên diện tích trồng mới phát triển không nhiều. Tình hình sản xuất một số cây chủ lực của tỉnh như sau:

- Cây thanh long: Đang vào mùa chông đèn trái vụ, do giá thanh long giảm trong thời gian dài, thị trường tiêu thụ khó khăn. So với các năm trước diện tích thanh long được chong đèn giảm, do tâm lý sợ thua lỗ và một phần không có vốn để đầu tư. Trong tháng do ảnh hưởng của mưa bão, áp thấp nhiệt đới nhiều hồ xả lũ làm ngập úng nhiều diện tích thanh long ở các huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân làm cho tình hình sản xuất cây thanh long càng khó khăn hơn, dự tính đến cuối năm diện tích không phát triển thêm, sản lượng thanh long chông đèn có khả năng giảm. Đến thời điểm 15/10/2022 toàn tỉnh có 9.000,4 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó Hàm Thuận Nam 5.477,2 ha; Hàm Thuận Bắc 2.675,8 ha; Bắc Bình 493,2 ha; Phan Thiết 34,2 ha; Hàm Tân 97,2 ha; La Gi 151 ha; Tuy Phong 72 ha).

- Cây cao su: Đang trong mùa thu hoạch, hiện nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên sản lượng cao su tiêu thụ trong nước có khuynh hướng tăng, dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ.

- Cây điều: Một số địa phương đã triển khai trồng mới và thay thế diện tích điều truyền thống bằng các giống điều cao sản. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích điều truyền thống năng suất thấp còn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích, một số nơi trồng điều mục đích để giữ đất là chính, việc chăm sóc, bón phân chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả kinh tế do cây điều mang lại chưa cao.

- Cây tiêu: Diện tích trồng mới phát triển không nhiều, do cây tiêu thường xuyên xuất hiện nhiều sâu bệnh; giá tiêu có tăng nhưng cũng chưa ở mức có lãi cho người trồng; chi phí đầu vào tăng cao, do vậy người trồng ngại đầu tư trồng mới, diện tích tiêu trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân.

1.3. Tình hình dịch bệnh

Trong tháng công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh trên các loại cây trồng được kiểm soát từ sớm nên không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra. Diện tích nhiễm một số bệnh phổ biến như sau:

- Cây lúa: Bệnh ốc bươu vàng diện tích nhiễm 546 ha, bệnh đạo ôn lá 482 ha, chuột gây hại 250 ha, sâu đục thân 150 ha; các đối tượng sâu bệnh khác gây hại rải rác trên lúa vụ mùa.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu diện tích nhiễm 5.101 ha, bệnh nám vàng cành 1.093 ha, bệnh thối rễ tóp cành 1.086 ha, ốc sên 862 ha, các đối tượng sâu bệnh khác gây hại rải rác, cục bộ trên vườn thanh long.

- Cây khoai mì: Diện tích nhiễm bệnh khảm lá virus là 1.225 ha.

- Cây bắp: Diện tích nhiễm sâu keo mùa thu là 100 ha.

1.4. Tình hình thiệt hại do thiên tai trong sản xuất nông nghiệp

Trong tháng xảy ra 4 vụ thiên tai do mưa lớn kéo dài gây lũ xảy ở thị xã La Gi, huyện Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam, diện tích hoa màu bị ngập lụt gồm 41 ha cây lúa; 391 ha cây thanh long; 1 ha rau màu các loại; 0,1 ha khoai mì và 1.400 cây vạn thọ; lũ cuốn trôi và làm chết 3 con bò đang sinh sản; nước ngập làm chết 940 con gà, 80 con dúi.

1.5. Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất

Tính đến ngày 05/10/2022 diện tích cấp nước sản xuất vụ mùa 2022 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện là 47.182 ha. Trong đó cây lúa, cây màu 26.787 ha; cây thanh long, cây ăn quả 19.984 ha; nuôi trồng thủy sản 411 ha.

2. Chăn nuôi (thời điểm 15/10/2022)

- Chăn nuôi trâu, bò: Toàn tỉnh có 8.400 con trâu, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021, do giá thịt trâu hơi giảm một số hộ giảm đàn. Chăn nuôi bò phát triển ổn định, một số mô hình trồng cỏ công nghiệp chăn nuôi bò vỗ béo tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong đang là khuynh hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ nông thôn, toàn tỉnh có 175.500 con, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.

- Chăn nuôi lợn: Toàn tỉnh có 343.200 con lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Giá lợn hơi có khuynh hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng vào các dịp lễ, tết sắp đến, nhiều doanh nghiệp, trang trại tăng quy mô nuôi. Dự tính các tháng cuối năm tổng đàn lợn cũng như sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khá.

- Chăn nuôi gia cầm: Ước đàn gia cầm có 6.142 ngàn con, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó đàn gà 4.993 ngàn con, tăng 50,2% do có thêm Công ty LinkFarm ở huyện Hàm Thuận Bắc phát triển mới với quy mô 863 ngàn con và 01 trang trại ở huyện Bắc Bình quy mô 200 ngàn con.

* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật

Trong tháng trên địa bàn toàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; lở mồm long móng ở gia súc; bệnh heo tai xanh. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

- Công tác tiêm phòng vắc xin: Trong tháng đã tổ chức tiêm phòng 3.024,8 ngàn liều. Trong đó trâu bò 26,9 ngàn liều; lợn 74,1 ngàn liều; gia cầm 2.921,8 ngàn liều. Lũy kế 10 tháng năm 2022 đã tiêm phòng 19.989,1 ngàn liều; trong đó trâu, bò 241,6 ngàn liều; lợn 478,3 ngàn liều; đàn gia cầm 19.249 ngàn liều.

- Kiểm dịch động vật: Trong tháng đã kiểm dịch 111,9 ngàn con lợn; 478 con trâu bò; 512,9 ngàn con gia cầm; 337,4 tấn thịt các loại; 4,3 triệu quả trứng gia cầm; 52,9 tấn sơ chế. Lũy kế 10 tháng năm 2022 đã kiểm dịch 1.187,7 ngàn con lợn; 3 ngàn con trâu bò; 3.954 ngàn con gia cầm; 2.864,5 tấn thịt các loại; 36,6 triệu quả trứng gia cầm; 472,3 tấn thịt sơ chế.

- Kiểm soát giết mổ: Trong tháng kiểm soát giết mổ 273 con trâu bò; 4,1 ngàn con lợn; 1,1 ngàn con gia cầm; 74 con dê. Lũy kế 10 tháng năm 2022 kiểm soát 2,3 ngàn con trâu bò; 38,6 ngàn con lợn; 17,8 ngàn con gia cầm; 1,4 ngàn con dê.

3. Lâm nghiệp

- Công tác trồng rừng: Trong tháng công tác trồng rừng mới tập trung và chăm sóc rừng tiếp tục được thực hiện. Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 350 ha, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 10 tháng năm 2022 trồng được 3.383 ha, tăng 92,2% so với cùng kỳ năm 2021.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Hiện đang là mùa mưa nên không xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Lũy kế 10 tháng năm 2022 (tính đến ngày 08/10/2022) trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 05 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng (lá, cỏ khô...) với diện tích 4,8 ha, không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trong tháng ngành nông nghiệp đã đã tổ chức kiểm tra các khu vực phá rừng, lấn chiếm đất theo phản ánh; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng phối hợp cùng với các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét, tăng cường kiểm tra theo dõi tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của các dự án; chú trọng theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình hình tại vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và các vùng trọng điểm nội tỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, Đất đai. Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng toàn tỉnh đã phát hiện, xác lập hồ sơ xử lý 17 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp: Phá rừng 03 vụ với diện tích 0,97 ha; khai thác rừng trái pháp luật 06 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 07 vụ; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật 01 vụ. Đã xử phạt hành chính 06 vụ, lâm sản tịch thu 8,78 m3 gỗ các loại, giá trị lâm sản ngoài gỗ 5.581.000 đồng, thu nộp ngân sách 9.500.000 đồng.

4. Thuỷ sản

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trong tháng ước đạt 249,3 ha, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 10 tháng năm 2022 diện tích nuôi trồng ước đạt 2.333,4 ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó diện tích nuôi cá đạt 1.607 ha, tăng 3,2%; diện tích nuôi tôm 711 ha, tương đương so với cùng kỳ năm 2021). Sản lượng nuôi trồng trong tháng tương đối ổn định, giá tôm nuôi cao và duy trì ở mức ổn định, người nuôi có lãi. Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 1.196 tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 10.590,3 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó cá các loại ước đạt 4.385 tấn, tăng 2,5%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 6.168,8 tấn, tăng 1,9%).

Nuôi lồng bè trên biển toàn tỉnh hiện có 112 hộ đang nuôi thuỷ sản trên biển tại 06 khu vực nuôi xã Tam Thanh huyện Phú Quý; xã Vĩnh Tân, xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong; xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam, xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình, phường Mũi Né thành phố Phan Thiết. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá biển như cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè quỵt, cá bè đưng và các loại tôm hùm. Hiện nay, các hộ đang vệ sinh lồng bè và bắt đầu thả giống vụ mới.

- Khai thác thủy sản: Trong tháng tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, hoạt động đánh bắt xa bờ tiếp tục được duy trì, hệ số hoạt động tàu dần được cải thiện. Giá nhiên liệu giảm nhưng vẫn ở mức cao; các mặt hàng khác phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản không giảm, giá bán hải sản tăng không đáng kể. Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 22.286 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó khai thác biển ước đạt 22.225 tấn, tăng 1,3 %). Lũy kế 10 tháng năm 2022 sản lượng khai thác ước đạt 193.407 tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó khai thác biển ước đạt 192.901,9 tấn, tăng 0,5%).

Tiếp tục thực hiện công tác đăng ký tàu cá, cấp giấy phép khai thác, cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

- Sản xuất giống thuỷ sản: Sản lượng tôm giống sản xuất trong tháng ước đạt 2,5 tỷ con, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 21,6 tỷ con, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản, nhất là giống tôm bố mẹ luôn được tăng cường. Kiểm tra điều kiện và cấp mới giấy chứng nhận cho 06 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống và kiểm tra duy trì điều kiện cho 59 cơ sở sản xuất tôm giống phải tiến hành kiểm tra duy trì điều kiện trong năm 2022. Kết quả kiểm tra có 58 cơ sở đủ điều kiện và 01 cơ sở chưa đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển tiếp tục tăng cường; tại cảng cá tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát nghề cá phục vụ phòng, chống khai thác IUU. Trong tháng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Lực lượng kiểm ngư tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển, linh hoạt và luôn thay đổi phương thức hoạt động, có phương án bố trí tăng cường lực lượng, phương tiện cho ngành chức năng vào những thời điểm cao điểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản không để phát sinh điểm nóng, phức tạp và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong tháng đã ban hành 26 quyết định với tổng số tiền xử phạt 309 triệu đồng; với các hành vi vi phạm 03 trường hợp tàng trữ công cụ kích điện, 07 trường hợp thuyền trưởng, máy trưởng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định, 05 trường hợp chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên theo quy định, 02 trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản, 01 trường hợp hoạt động không đúng nghề ghi trong giấy phép, 04 trường hợp không có nhật ký khai thác, 03 trường hợp không ký, 01 trường hợp giấy an toàn khai thác hết hạn.

II. Công nghiệp; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư

1. Công nghiệp

Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trong 10 tháng năm 2022 tiếp tục đà phục hổi. Thị trường xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng ổn định trở lại đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tăng trưởng, nhất là ngành chế biến thủy sản góp phần giữ được mức tăng trưởng toàn ngành công nghiệp.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 ước so với cùng kỳ tăng 39,24%, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 10,04%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 25,84%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 48,04%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,17%.

Lũy kế 10 tháng năm 2022 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 2,99% so với cùng kỳ. Trong đó ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (ngành khai khoáng tăng 24,66% do xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,05%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 10 ước đạt 3.546,19 tỷ đồng, tăng 19,0% so với tháng trước và tăng 29,79% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 32.098,21 tỷ đồng, đạt 82,94% kế hoạch năm, tăng 8,38% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó: Công nghiệp khai khoáng 1.882,87 tỷ đồng, tăng 30,56%; công nghiệp chế biến chế tạo 16.630,14 tỷ đồng, tăng 16,68%; sản xuất và phân phối điện đạt 13.350,69 tỷ đồng, giảm 2,57%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 234,52 tỷ đồng, tăng 6,65%.

Các sản phẩm sản xuất 10 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ gồm: Cát sỏi các loại tăng 6,90%; đá xây dựng tăng 34,46%; gạch các loại tăng 17,11%; thủy sản đông lạnh tăng 38,46%; thủy sản khô tăng 29,94%; nước mắm tăng 3,29%; hạt điều nhân tăng 39,86%; quần áo may sẵn tăng 35,35%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 13,45%; nước máy sản xuất tăng 4,65%; thức ăn gia súc tăng 8,02%; giày, dép các loại tăng 12,29%. Sản phẩm giảm gồm: sơ chế mũ cao su giảm 0,33%; điện sản xuất giảm 14,51%; Muối hạt giảm 18,34%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 8,34%.

* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)

Tính đến ngày 30/9/2022, có 66 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh/tổng số 85 dự án còn hiệu lực (gồm 44 dự án có vốn trong nước và 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp 9 tháng năm 2022 ổn định và tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 35,5% so với cùng kỳ, đạt 85% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 170 triệu USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ, đạt 89,4% kế hoạch; nộp ngân sách ước đạt 90 tỷ đồng, tăng 30,5%, đạt 81,8% kế hoạch.

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 10 ước đạt 518,4 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước (đạt 10,7% so với kế hoạch năm); Lũy kế 10 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 3.631,6 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 74,8% kế hoạch. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 3.087,7 tỷ đồng, tăng 25,6%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 481,8 tỷ đồng, giảm 0,1%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 62,1 tỷ đồng, tăng 4%.

3. Đăng ký kinh doanh

Trong tháng (từ ngày 15/9 - 14/10/2022), có 116 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 40 đơn vị trực thuộc), tăng 2,15 lần so với năm 2021; tổng vốn đăng ký mới 880,35 tỷ đồng, tăng 4,02 lần; giải thể 42 doanh nghiệp (trong đó có 30 đơn vị trực thuộc), tăng 3,82 lần so với cùng kỳ; tạm ngừng hoạt động 16 doanh nghiệp, giảm 23,81%; chuyển đổi loại hình 6 doanh nghiệp tăng 6 lần so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 2 doanh nghiệp, giảm 50,0% so với cùng kỳ; thông báo thay đổi 23 doanh nghiệp (trong đó có 02 đơn vị trực thuộc), tăng 2,09 lần.

Lũy kế 10 tháng năm 2022 (tính đến ngày 14/10/2022), có 1.272 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 547 đơn vị trực thuộc), tăng 63,08% so với cùng kỳ năm 2021; vốn đăng ký 7.798,6 tỷ đồng, tăng 5,21%; có 223 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 51 đơn vị trực thuộc), tăng 9,31%; tạm ngừng hoạt động 354 doanh nghiệp (trong đó có 73 đơn vị trực thuộc), tăng 38,82%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 1.249 doanh nghiệp (trong đó có 288 đơn vị trực thuộc), tăng 31,61%; chuyển đổi loại hình 76 doanh nghiệp, tăng 43,40% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đã giải thể 275 doanh nghiệp (trong đó có 177 đơn vị trực thuộc), tăng 57,14%.

4. Đăng ký đầu tư

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 01 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với diện tích 20,13 ha và nguồn vốn 8,16 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh có có 15 dự án được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất 139,89 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 561,74 tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.606 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất 50.109 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 331.855 tỷ đồng.

Trong tháng có 02 dự án thu hồi; lũy kế 10 tháng năm 2022 có 03 dự án khởi công, 09 dự án thu hồi và không có dự án nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.

III. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông

1. Thương mại, giá cả

Tình hình thị trường trong tháng tương đối ổn định, hàng hoá đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất, phục vụ đời sống của người dân; không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, tăng giá quá mức gây biến động thị trường. Trong tháng, giá xăng dầu có biến động tăng đã ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tại địa phương công tác kích cầu tiêu dùng được tăng cường nhiều mặt, các hệ thống siêu thị, cửa hàng điện máy, siêu thị tiện ích thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều mặt hàng khuyến khích nhu cầu mua sắm của người dân. Các ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, cơ sở lưu trú và dịch vụ khác tiếp tục hoạt động phục vụ cho người dân địa phương và du khách.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 6.934,4 tỷ đồng, tăng 2,12% so với tháng trước và tăng 30,51% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.804,9 tỷ đồng, tăng 1,68% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021 (nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.421,1 tỷ đồng, tăng 1,78% so với tháng trước và tăng 10,67% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm xăng dầu ước đạt 746,4 tỷ đồng, tăng 1,67% so với tháng trước và tăng 15,25% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hoá khác dự ước 230 tỷ đồng tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 14,71% so với cùng kỳ năm 2021). Luỹ kế 10 tháng năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 60.015,2 tỷ đồng, tăng 23,61% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42.070,2 tỷ đồng, tăng 15,44%.

* Công tác quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, bất hợp lý về giá. Trong tháng 9/2022, đã kiểm tra 45 vụ, phát hiện và xử lý 16 vụ vi phạm, 12 vụ hàng nhập lậu, 02 vụ vi phạm trong kinh doanh và 02 vụ vi phạm khác; xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước 246,9 triệu đồng. Luỹ kế 9 tháng 2022 đã kiểm tra 579 vụ, phát hiện và xử lý 227 vụ vi phạm, trong đó 03 vụ hàng cấm; 99 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và sở hữu trí tuệ; 02 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 47 vụ vi phạm trong kinh doanh và 75 vụ vi phạm khác; xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước 4.048,4 triệu đồng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2022 tăng 1,50% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,77% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân mười tháng đầu năm 2022 tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 4 nhóm hàng tăng giá: Giáo dục tăng 39,30%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%. Có 4 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 2,63%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,20%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,11%; May mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,03%. Có 3 nhóm hàng ổn định: Bưu chính viễn thông 100%; Đồ uống và thuốc lá 100%; Thuốc và dịch vụ y tế 100%.

2. Hoạt động du lịch

Trong tháng hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách đến tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tại địa phương diễn ra Lễ hội Dinh Thầy Thím mang ý nghĩa văn hoá tâm linh, đây cũng là một trong 5 lễ hội tiêu biểu của tỉnh chọn phục vụ cho việc phát triển du lịch tại địa phương được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi danh và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó tỉnh đã có kế hoạch tổ chức kỷ niệm 27 năm Ngày du lịch Bình Thuận (ngày 24/10) cùng với nhiều hoạt động diễn ra như phát động chương trình “Du lịch xanh” tại Phú Quý; hội chợ du lịch và các hoạt động văn hoá thể thao khác. Hoạt động của các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống luôn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, niêm yết giá bán, tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý. Hoạt động lữ hành có mức tăng trưởng khá, các tour du lịch phục vụ du khách ngày càng ổn định; các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí hoạt động ổn định, tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.

Lượng khách du lịch trong tháng ước đạt 565,3 ngàn lượt khách, tăng 3,54% so tháng trước và tăng 77 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 1.042,8 ngàn ngày khách, tăng 3,73% so với tháng trước và tăng 61 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 lượt khách du lịch ước đạt 4.538,3 ngàn lượt khách, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021, ngày khách du lịch ước đạt 8.084,8 ngàn ngày khách, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 1.465,2 tỷ đồng, tăng 3,16% so với tháng trước và tăng 27,9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 10.626,5 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Khách quốc tế đến Bình Thuận dần được phục hồi trở lại, tăng trưởng so với năm trước nhưng vẫn còn mức thấp. Lượng khách quốc tế tháng 10 ước đạt 7,8 ngàn lượt khách, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 16,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ dự ước đạt 31,2 ngàn ngày khách, tăng 6,43% so với tháng trước và tăng 15,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 58,6 ngàn lượt khách, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 230 ngàn ngày khách, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021.

3. Xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 10 tháng năm 2022 tăng trưởng khá tốt. Nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác tăng trưởng cao; nhóm hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó mặt hàng cao su giảm sâu do không xuất khẩu được (chủ yếu tiêu thụ nội địa). Tình hình xuất khẩu trái thanh long, quả tươi các loại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, việc thu mua sản phẩm đầu vào…nên kim ngạch thanh long chỉ tăng nhẹ so với năm trước, kim ngạch quả tươi các loại lại giảm sâu.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 63,46 triệu USD, tăng 10,32% so với tháng trước và tăng 25,24% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 19,41 triệu USD, tăng 4,94% so với tháng trước và tăng 4,21% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,37 triệu USD, tăng 7,26% so với tháng trước, và giảm 5,25% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hóa khác ước đạt 42,69 triệu USD, tăng 13,06% so với tháng trước, và tăng 39,47% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 644,53 triệu USD, tăng 28,79% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 205,28 triệu USD, tăng 47,9%; nhóm hàng nông sản đạt 12,28 triệu USD, giảm 21,64%; nhóm hàng hóa khác đạt 426,97 triệu USD, tăng 23,41%.

+ Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 637,33 triệu USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 412,62 triệu USD, tăng 29,63%; xuất đi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin. Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 68,05 triệu USD, tăng 23,8%; xuất đi các nước như Anh, Italia, Đan Mạch, Bỉ, Đức, Hà Lan. Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 151,03 triệu USD, tăng 29,78%; xuất đi các nước như Mỹ, Canada, Belizo.

Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như tôm thẻ chân trắng xuất đi Mỹ, Nhật, Đức, Anh. Mực tươi đông lạnh xuất đi Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Thủy sản khác các loại xuất đi Nhật Bản, Côlômbia, Mỹ, Đan Mạch. Các loại quặng xuất đi Trung Quốc. Các sản phẩm may mặc xuất đi Nhật Bản. Giày dép các loại xuất đi Mỹ, Hà Lan, Canada, Italia.

+ Ủy thác xuất khẩu lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 7,2 triệu USD, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm 2021.

- Nhập khẩu trong tháng ước đạt 129,35 triệu USD, giảm 4,48% so với tháng trước và tăng 97,23% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 1.139,27 triệu USD, tăng 16,62% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất như hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy các loại; mặt hàng thức ăn gia súc được nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động mua bán. Một số mặt hàng chủ yếu như hàng thủy sản chiếm 12,75% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, nguyên liệu dệt may, da giày chiếm 12,17%, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chiếm 71,04%.

4. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và đường biển hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên vận tải hành khách và hàng hoá tuyến Phan Thiết - Phú Quý và ngược lại giảm so với tháng trước do trong tháng ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới nên các chuyến xuất bến giảm so với tháng trước.

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 10 vận chuyển 885,25 nghìn hành khách, tăng 3,65% so với tháng trước và tăng gấp 5,33 lần so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển 82,56 triệu hk.km, tăng 6,51% so với tháng trước và tăng 19,88 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 10 tháng năm 2022 vận chuyển 12.181,12 nghìn hành khách, tăng 63,22% so với cùng kỳ năm 2021 và luân chuyển 802,02 triệu hk.km, tăng 2,34 lần so cùng kỳ năm 2021.

+ Xét theo lĩnh vực, tháng 10 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 853,52 nghìn hành khách, tăng 4,14% so với tháng trước và tăng gấp 5,19 lần so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng năm 2022 đạt 11.857,40 nghìn hành khách, tăng 59,98% so với năm cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hành khách đường sắt đạt 19,92 nghìn hành khách, tăng 1,25% so với tháng trước; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 169,97 nghìn hành khách. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 11,81 nghìn hành khách, giảm 20,41% so với tháng trước và tăng 8,63 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 153,75 nghìn hành khách, tăng 3,00 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 69,60 triệu hk.km, tăng 8,11% so với tháng trước và tăng gấp 5,19 lần so với cùng kỳ; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 693,29 triệu hk.km, tăng 2,05 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường sắt đạt 11.951,22 nghìn hk.km, tăng 1,24% so với tháng trước; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 94.516,87 nghìn hành khách.km. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,01 triệu hk.km, giảm 24,20% so với tháng trước và tăng gấp 6,65 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 14,21 triệu hk.km, tăng 2,56 lần so với cùng kỳ năm 2021.

- Vận tải hàng hoá:

+ Ước tháng 10 vận chuyển hàng hoá đạt 431,74 nghìn tấn, tăng 4,28% so với tháng trước và tăng gấp 3,24 lần so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hàng hoá đạt 43,27 triệu tấn.km, tăng 0,38% so với tháng trước và gấp 4,57 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 10 tháng năm 2022 đã vận chuyển 5.673,27 nghìn tấn hàng hoá, tăng 31,43% so với cùng kỳ năm 2021 và luân chuyển hàng hoá đạt 432,12 triệu tấn.km, tăng 60,80% so với cùng kỳ năm 2021.

+ Xét theo lĩnh vực, tháng 10 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 425,39 nghìn tấn, tăng 4,34% so với tháng trước và tăng gấp 3,20 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 5.613,42 nghìn tấn, tăng 30,19% so với cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 5,24 nghìn tấn, tăng 2,81% so với tháng trước; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 51,75 nghìn tấn. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 1,11 nghìn tấn, giảm 11,16% so với tháng trước, tăng 2,94% so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 8,10 nghìn tấn, tăng 70,49% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 39,49 triệu tấn.km, tăng 0,20% so với tháng trước và tăng gấp 4,19 lần so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 389,61 triệu tấn.km, tăng 65,87% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 3.666,67 nghìn tấn.km, tăng 2,80% so với tháng trước; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 41.638,11 nghìn tấn.km. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 119,90 nghìn tấn.km, giảm 11,11% so với tháng trước, tăng 8,76% so với cùng kỳ năm 2021; luỹ kế 10 tháng năm 2022 đạt 875,58 nghìn tấn.km, tăng 60,35% so với cùng kỳ năm 2021.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tháng 10 ước đạt 216,70 tỷ đồng, tăng 4,59% so với tháng trước và tăng gấp 5,40 lần so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 1.917,0 tỷ đồng, tăng 2,05 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 832,68 tỷ đồng, tăng 2,73 lần; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 974,86 tỷ đồng, tăng 60,80%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 105,45 tỷ đồng, tăng 4,09 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 4,01 tỷ đồng.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Cảng quốc tế Vĩnh Tân tháng 10 ước đạt 115.000 tấn; các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm muối xá, quặng ilmenite, tro bay, xi măng….. Lũy kế khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Cảng 10 tháng năm 2022 đạt 1.089.010 tấn.

5. Bưu chính viễn thông

Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.265 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 1.863.950 thuê bao, mật độ 148,5 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet các loại 164.590 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) đạt 68,33%.

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách

Ước thu ngân sách tháng 10 năm 2022 đạt 450 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước 9.065,31 tỷ đồng, đạt 106,80% dự toán năm và giảm 9,09% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó thu nội địa đạt 8.167,70 tỷ đồng, đạt 113,63% dự toán năm, giảm 1,81%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 7.036,96 tỷ đồng, đạt 119,11% dự toán năm, tăng 2,84%; thu tiền nhà, đất 1.130,74 tỷ đồng, đạt 88,34% dự toán năm, giảm 23,38% (trong đó thu tiền sử dụng đất 917,81 tỷ đồng, đạt 83,44% dự toán năm, giảm 28,66% so với cùng kỳ năm 2021); thu thuế xuất nhập khẩu 897,61 tỷ đồng, đạt 69,05% dự toán toán năm và giảm 45,69%. Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu 10 tháng năm 2022, có 10/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách đạt và vượt dự toán năm, 9/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng chi trong tháng ước thực hiện 450 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 12.214,94 tỷ đồng; Chi ngân sách nhà nước ước đạt 8.858,32 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển 3.931,62 tỷ đồng, chi thường xuyên 4.926,04 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng

Đến 30/9/2022, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 76.916 tỷ đồng, tăng 3,67% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 5,19%). Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 75.716 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 45.819 tỷ đồng, chiếm 59,6% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 3% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 5,6% tổng dư nợ, lãi suất từ 7-9%/năm chiếm 30,3% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 56,1% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 5% tổng dư nợ. Ước đến 31/10/2022, tổng dư nợ đạt 77.533 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm.

Lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 3,5-5%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 4,2-7,9%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 5,2-8,1%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9-12%/năm.

Vốn huy động ước đến 30/9/2022 đạt 54.025 tỷ đồng, tăng 10,38% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 9,77%). Ước đến 31/10/2022, nguồn vốn huy động đạt 54.426 tỷ đồng, tăng 11,2% so với đầu năm. Đến 30/9/2022, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 851 tỷ đồng, chiếm 1,11% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,27% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 44.208 tỷ đồng, chiếm 54,9% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 299 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 521 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 16.254 tỷ đồng, chiếm 21,1% tổng dư nợ.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ (nội bảng) 230,5 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 58,3 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 171 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 1,2 tỷ đồng). Nợ xấu (nội bảng) là 135,43 tỷ đồng/20 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 64,9 tỷ đồng/45 tàu, nợ ngoại bảng là 694,4 tỷ đồng/62 tàu. Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.719 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 117,9 tỷ đồng/320 hộ; dư nợ cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 6 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến là 13,7 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Đến 30/9/2022, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 286 tỷ đồng/539 khách hàng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/01/2020 đến 30/9/2022 là 2.903 tỷ đồng/14.910 khách hàng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng với tổng số tiền 161,69 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm lãi là 5,86 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay với số tiền lãi đã hạ là 155,83 tỷ đồng; Cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến 30/9/2022 là 76.079 tỷ đồng/102.934 khách hàng.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cho vay đến 31/3/2022 dừng, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay 45.891 triệu đồng cho 11 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 13.981 người lao động, đến 30/9/2022, dư nợ là 44,2 tỷ đồng/5 doanh nghiệp.

Thực hiện Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN. Kết quả thực hiện đến ngày 30/9/2022, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất là 112.013 triệu đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất là 62.743 triệu đồng, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là 07 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 62 triệu đồng.

Doanh số mua bán ngoại tệ trong 9 tháng năm 2022 đạt 472 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 126,5 triệu USD. Đến 30/9/2022, trên địa bàn có 196 máy ATM, tăng 09 máy so với đầu năm và 1.590 máy POS, tăng 08 máy so với đầu năm. Các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đã tích cực triển khai chuyển đổi số, đến nay tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn hoạt động tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn khoảng trên 77%. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

VI. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội

1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao

1.1. Hoạt động văn hóa

- Hoạt động văn nghệ: Trong tháng, đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý, phòng chống tội phạm tệ nạn “Tín dụng đen” cho vay lãi nặng; kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”; phòng, chống dịch Covid-19; 120 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong (06/9/1902 - 06/9/2022); các quy định phòng cháy chữa cháy tại các quán karaoke; hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022; Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời... Chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện với 50 buổi, triển lãm ảnh về danh lam thắng cảnh, lịch sử, con người, phong tục tập quán truyền thống của Phan Thiết - Bình Thuận tại Resort Centara. Công bố và trao giải cuộc thi “Khát vọng Việt Nam: Đưa Phan Thiết trở thành điểm đến du lịch Mice và Wellness hàng đầu thế giới năm 2045”,…

- Hoạt động thư viện: Trong tháng cấp mới 39 thẻ, phục vụ 264.897 lượt bạn đọc; luân chuyển 257.345 lượt sách, tài liệu; sưu tầm 172 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 21 bản sách mới trên website, 249 tài liệu tuyên truyền. Lũy kế đến ngày 30/9/2022 đã cấp mới 816 thẻ, phục vụ 2.013.607 lượt bạn đọc; luân chuyển 2.009.994 lượt sách, tài liệu; sưu tầm 1.339 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 166 bản sách mới trên website, 2.626 tài liệu tuyên truyền.

- Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Trong tháng đã đón 23.574 lượt khách (28 lượt khách quốc tế). Lũy kế đến ngày 30/9/2022, đã đón 213.734 lượt khách (1.174 lượt khách quốc tế). Sưu tầm, tiếp nhận 30 hiện vật, tài liệu, hình ảnh, kỷ vật trong kháng chiến. Đã hoàn chỉnh Hồ sơ khoa học di tích vạn Tân Long, phường Bình Tân, thị xã La Gi trình tỉnh thẩm định, xếp hạng di tích cấp tỉnh. Thực hiện giám sát tại Đền thờ Pô Anit, Đền thờ Pô Klong Mâhnai và gia đình Hoàng tộc Chăm xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Khảo sát, kiểm tra việc tu bổ, tôn tạo di tích miếu Hải Tân, thị trấn Phan Rí Cửa, Tuy Phong.

1.2. Hoạt động thể thao

Trong tháng, đã tổ chức giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng tỉnh Bình Thuận Cúp BTV năm 2022. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tổ chức cho các Hội thao Khối thi đua 6 tỉnh, Hội thao Cụm thi đua số 1, Hội thao Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ XI.

Thể thao thành tích cao: Trong tháng cử đội tuyển Cờ tướng, Bóng bàn Cụm miền Đông Nam bộ, cử đội Bóng rổ nữ tham dự giải Supper Sister Open Cup tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh đạt 01 huy chương bạc. Lũy kế đến ngày 30/9/2022, tổng số huy chương đạt được là 200 huy chương (57 huy chương vàng; 48 huy chương bạc; 96 huy chương đồng).

2. Giáo dục và Đào tạo

Trong tháng tiếp tục tăng cường triển khai trường học an toàn, đẩy mạnh hiệu quả công tác giáo dục thể chất, y tế trường học để thích ứng với tình hình dịch Covid-19, thiên tai và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đã tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh và chọn đội tuyển tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2022.

Đã tổ chức tập huấn “Nâng cao chất lượng quản lí, tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập, mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập”; tổ chức hội thảo giới thiệu Chương trình hoạt động giáo dục STEM cấp tiểu học; Hội nghị Tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.

3. Y tế

Trong tháng, từ ngày 15/9-14/10/2022, toàn tỉnh có 2.219 cas mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; không có ca mắc sốt rét; 125 cas mắc tay chân miệng, không có cas tử vong. Lũy kế 10 tháng năm 2022 ghi nhận 7.957 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 05 trường hợp tử vong; 02 trường hợp mắc sốt rét và không có cas tử vong; 763 trường hợp mắc tay chân miệng, 01 trường hợp tử vong.

Số bệnh nhân mắc bệnh phong: 04 bệnh nhân, không có bệnh nhân phát hiện mới và không có bệnh nhân phong mới tàn tật độ II. Luỹ kế 10 tháng năm 2022 có 386 bệnh nhân phong đang quản lý và 01 bệnh nhân phong mới bị tàn tật độ II.

Bệnh dại: 01 ca bệnh dại, 01 ca tử vong. Lũy kế 10 tháng năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh dại và 02 ca tử vong do dại.

Công tác phòng chống Lao: Có 624 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 145, 81 ca số bệnh nhân lao phổi AFB (+). Lũy kế 10 tháng năm 2022 có 1.295 tổng số lượt khám, số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới 760 ca.

Số nhiễm HIV mới: 04 ca, số ca nhiễm đã chuyển sang AIDS mới 02 ca, không có ca tử vong. Tích lũy 10 tháng năm 2022: 56 ca nhiễm HIV mới, 18 ca nhiễm đã chuyển sang AIDS mới, 05 ca tử vong. Lũy kế từ trước đến nay: 1.715 ca nhiễm HIV, số ca nhiễm đã chuyển sang AIDS mới 1.104 và 541 ca tử vong.

Công tác phòng, chống dịch bệnh đã triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ... Tình hình dịch cúm A H5N1, H7N9, Ebola, Zika; phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh Đậu mùa khỉ; tiếp tục tăng cường triển khai xử lý các ổ dịch Covid-19 theo quy định.

Trong tháng không có xảy ra ngộ độc thực phẩm; các bệnh viện, các đơn vị điều trị chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và công tác khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Trong tháng, số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 66.890 lượt, số bệnh điều trị nội trú 11.773 số bệnh nhân chuyển viện 1.574, số bệnh nhân tử vong 30. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt từ 86% đến 109,2%.

Công tác chống dịch Covid-19 tiếp tục triển khai thực hiện. Tính từ 27/4/2021 đến 18 giờ ngày 20/10/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 53.377 ca mắc Covid-19 (Phan Thiết 9.102, Tánh Linh 8.853, Hàm Thuận Bắc 6.415, Hàm Thuận Nam 6.208, Tuy Phong 5.134, La Gi 4.312, Hàm Tân 4.271, Đức Linh 3.615, Phú Quý 2.749, Bắc Bình 2.718). Trong đó có 44 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 52.881 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 481 ca tử vong (29 ca tử vong ngoài tỉnh). Có 902.752 người đã tiêm vắc xin mũi 1 (100%); 902.752 người tiêm vắc xin mũi 2 (100%); 507.168/762.532 tiêm vắc xin mũi 3 (66,5%) và 106.795/114.862 tiêm vắc xin mũi 4. Tiêm nhắc lần 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi (mũi 3): 51.777 (42,6%). Tiêm cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi: 105.075 mũi 1 (82,8%); 63.943 mũi 2 (50,4%).

5. Lao động - xã hội

Trong tháng (tính đến ngày 10/10/2022) đã giải quyết việc làm cho 1.533 lao động, lũy kế 10 tháng năm 2022 giải quyết việc làm 20.561 lao động, đạt 102,8% so kế hoạch, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2021. Cho vay vốn giải quyết việc làm 5.181 lao động, gấp 3,7 lần so với kế hoạch. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 1.798 người, lũy kế 10 tháng năm 2022 số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp 14.305 người, đạt 143,05% so với kế hoạch và tăng 2,19 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa vận động 8,73 tỷ đồng, đạt 145,6% so với kế hoạch năm và tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động 843,772 triệu đồng đạt 42,19% so kế hoạch năm và giảm 9,13% so với cùng kỳ năm 2021.

Trên địa bàn tỉnh có 3.290 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý; trong đó: đang quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 397/03 nữ; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 91 người; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 596 người; 2.125 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục. Có 111 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma tuý chiếm 89,52% số xã, phường, thị trấn.

Trong tháng, trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lần 46 đối tượng; trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 83 đối tượng; Tuất hàng tháng 6 đối tượng; sửa đổi thông tin hồ sơ người có công 8 đối tượng; ưu đãi giáo dục 7 đối tượng; giải quyết hưởng thêm trợ cấp ưu đãi đối với thương binh cho 73 đối tượng và thực hiện di chuyển hồ sơ đi tỉnh ngoài và tiếp nhận hồ sơ từ tỉnh ngoài chuyển đến: 13 đối tượng. Thực hiện điều chỉnh mức thờ cúng liệt sĩ năm 2022 theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2022 quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được 671 đối tượng; di chuyển 01 hài cốt liệt sĩ về quê an táng theo nguyện vọng gia đình; xác nhận thông tin mộ liệt sĩ cho 06 thân nhân liệt sĩ theo quy định.

Phối hợp Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ tiền 500.000 đồng/em cho 250 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ đột xuất cho 05 trẻ (02 đuối nước, 02 bệnh hiểm nghèo, 01 xâm hại tình dục) với kinh phí 35 triệu đồng.

6. Hoạt động bảo hiểm

Tính đến 30/9/2022 toàn tỉnh có 95.341 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 1,04% so với cùng kỳ; có 86.667 người tham gia BHTN, tăng 1,15% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 10.097 người, tăng 0,36% so với cùng kỳ; số người tham gia BHYT 1.032.715 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.371 người), tăng 0,43% so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh ước đạt 89,3% dân số.

Đến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh có 230.942 em học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 97,4%. Trong đó: Có 199.634 em tham gia tại trường học, có 31.308 em tham gia theo nhóm khác (hộ nghèo, cận nghèo, …), còn 6.136 em chưa tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 2,6%, chủ yếu là HSSV tham gia có thời hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng) hết hạn thẻ chưa tham gia lại, người dân tộc thiểu số không còn được ngân sách đóng BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg.

Đã xét duyệt, giải quyết cho 47.469 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 723 lượt người, tăng 3,4%; hưởng trợ cấp thất nghiệp 8.520 người (tăng 9,7%); hưởng trợ cấp BHXH một lần 9.960 lượt người (giảm 1%); hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức-phục hồi sức khỏe 28.226 lượt người và tăng 21,4% so cùng kỳ (trong đó: 22.677 người trợ cấp ốm đau; 4.054 người thai sản; 1.535 người nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe).

Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng tính đến đầu tháng 10/2022 là 17.353 người. Tính đến 30/9/2022, tổng số thu 1.929,076 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 138,175 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ.

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng (từ 15/9-14/10/2022), xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (có 01 vụ đường sắt), giảm 11 vụ so với tháng trước và tăng 9 vụ so với cùng kỳ năm 2021; số người bị thương 13 người, giảm 01 người so với tháng trước và tăng 06 người so với cùng kỳ năm 2021; số người chết 12 người (có 01 người đường sắt), giảm 11 người so với tháng trước và tăng 08 người so với cùng kỳ năm 2021.

Luỹ kế 10 tháng năm 2022 đã xảy ra 210 vụ (trong đó có 07 vụ đường sắt), so với cùng kỳ năm 2021 giảm 02 vụ; số người bị thương 112 người (trong đó đường sắt 01 người) giảm 07 người so với cùng kỳ năm 2021; số người chết 146 người (trong đó đường sắt 06 người), so với cùng kỳ năm trước tăng 11 người.

Tai nạn giao thông tháng 10 giảm 0,9% so với cùng kỳ, chủ yếu xảy ra trên quốc lộ 1A, đường bộ, ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, có rượu bia khi tham gia giao thông.

8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường

- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 05 vụ thiên tai, 4 vụ do mưa lớn kèm kéo dài gây lũ xảy ở thị xã La Gi, huyện Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam, làm 2 căn nhà bị sập, 61 căn nhà bị hư hại; diện tích hoa màu bị ngập lụt (gồm: 41 ha cây lúa; 391 ha cây thanh long; 01 ha rau màu các loại; 0,1 ha khoai mì và 1.400 cây vạn thọ (0,1ha)); lũ cuốn trôi và làm chết 3 con bò đang sinh sản; nước ngập làm chết 940 con gà, 80 con dúi và nhiều tài sản khác; 01 vụ sạt lỡ bờ biển ở huyện Tuy Phong, sạt lỡ sát tường nhà dân (sâu 7-8m, dài 150m), sạt lở hàng rào tạm, ngã đổ cây trồng; ước thiệt hại 2.787,2 triệu đồng. Lũy kế 10 tháng năm 2022 xảy ra 37 vụ thiên tai, ước tổng giá trị thiệt ban đầu 19.386,60 triệu đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 02 vụ cháy (giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm trước), chưa thống kê thiệt hại, không xảy ra vụ nổ. Lũy kế 10 tháng năm 2022 xảy ra 27 vụ cháy (giảm 21 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 3.681,8 triệu đồng.

- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã phát hiện 02 vụ (giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm trước); xử phạt 398,42 triệu đồng (Các hành vi: chiếm đất, khai thác không đúng thiết kế, không báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép khi phát hiện khoáng sản mới). Lũy kế 10 tháng năm 2022 xảy ra 27 vụ (tăng 02 vụ so cùng kỳ), ước tổng giá trị thiệt hại 4.115,25 triệu đồng.


Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

  • Tổng số lượt xem: 585
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)