1. Tình hình chung:
Từ đầu tháng đến nay, các Bộ, ngành và địa phương đang tích cực phân khai kế hoạch năm 2010, hạn hán diễn ra gay gắt tại các tỉnh phía Bắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Đông Xuân ở Bắc Bộ, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh phía Bắc, dịch LMLM, cúm gia cầm, tai xanh ở lợn có nguy cơ bùng phát. Đây là tháng giáp tết, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm tăng mạnh ảnh hưởng đến giá cả, thị trường. Tuy nhiên, qua các ngày đầu tháng cho thấy tình hình giá cả thực phẩm vẫn ổn định.
2.Về triển khai kế hoạch 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
Việc phân khai vốn đầu tư thực hiện theo ngành đúng với tổng mức đầu tư Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cơ bản khớp với kế hoạch giao tại Quyết định số 278/QĐ-BKH ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vụ Kinh tế Nông nghiệp đang tiến hành rà soát và sẽ có ý kiến chính thức gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tình hình gieo cấy lúa Đông Xuân, lúa mùa, màu lương thực:
Trong tháng 01/2010, các địa phương phía Bắc chủ yếu tập trung thu hoạch cây trồng vụ đông, lấy nước đổ ải, gieo mạ và gieo cấy lúa xuân sớm, trồng cây rau màu vụ xuân. Các địa phương phía Nam tiếp tục thu hoạch lúa mùa, xuống giống đại trà lúa và rau màu vụ đông xuân.
Tính đến 15/01/2010, cả nước đã gieo cấy 1950,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 107,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 110,1 nghìn ha, bằng 107,5%, các địa phương phía Nam gieo sạ 1840,6 ngàn ha, bằng 107,0%. Diện tích lúa đã cấy ở phía Bắc chủ yếu của các tỉnh Bắc Trung Bộ do xuống giống sớm trên diện tích lúa vụ mùa 2009 bị mất do bão lụt (diện tích gieo cấy toàn vùng đạt 98,1 nghìn ha, tăng 13% so cùng kỳ năm trước; Hà Tĩnh tăng 38%, Quảng Trị tăng 36%).
Do lượng mưa trung bình năm 2009 thấp dẫn đến mực nước các sông thấp hơn nhiều so với các năm trước, nên tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu nước. Tính đến trung tuần tháng Một, tiến độ đổ ải của các đại phương phía Bắc chậm hơn so cùng kỳ năm trước (Hà Nội bằng 71,2%, Bắc Ninh 97,4%, Ninh Binh 76%, Thái Nguyên 80%, Phú Thọ 89%, Cao Bằng 67% Yên Bái 30,5%) và diện tích mạ đã gieo đạt thấp (Bắc Giang 93%, Phú Thọ 94,2%, Bắc Ninh 72,3%, Thanh Hoá 67,3%,…).
Diện tích gieo sạ lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 1481 nghìn ha, bằng 105% (+70,5 nghìn ha) so cùng kỳ năm trước, do các địa phương tuân thủ lịch xuống giống đồng loạt. Một số địa phương có tiến độ gieo sạ tăng khá so cùng kỳ năm trước như: Long An tăng 14%, Đồng Tháp tăng 7,3%, Bến Tre tăng 3,3%, Bạc Liêu tăng 15,2%. Hiện nay thời tiết lạnh, âm u nên sâu bệnh (chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn) đã phát sinh trên trà lúa đông xuân sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Trong kỳ vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch trên 34 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 50% so cùng kỳ năm trước do lịch thời vụ gieo cấy muộn và 232,4 nghìn ha lúa mùa, chiếm 56,2% diện tích xuống giống và bằng 87,7% so năm 2008. Dự kiến năng suất trên diện tích lúa mùa đã thu hoạch tăng từ 0,5 – 1 tạ/ha so cùng kỳ năm trước.
Do bị ảnh hưởng của khô hạn, thiếu nước nên diện tích gieo trồng cây màu vụ đông xuân 2010 chỉ đạt xấp xỉ so cùng kỳ năm 2009 (năm 2009 kết quả gieo trồng đạt thấp do bị thiệt hại lớn của lũ lụt). Tính đến trung tuần tháng Một, diện tích gieo trồng ngô đạt 193,5 nghìn ha, bằng 94,3% so cùng kỳ năm trước; khoai lang đạt 56,5 nghìn ha, bằng 97,8%; đậu tương đạt 81,2 nghìn ha, tăng 34,9%;rau, đậu các loại đạt 205,5 nghìn ha, bằng 97,6%.
4. Tình hình rầy nâu, bệnh và lùn và lùn xoắn lá:
Các tỉnh phía Nam đang gieo sạ lúa đông xuân. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu tính đến ngày 11/1/2010 là 48.500 ha chủ yếu ở các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh và đang có chiều hướng tăng lên. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa Đông Xuân khoảng 177 ha, chủ yếu ở 2 tỉnh Long An và Kiên Giang.
Bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa do tác nhân gây bệnh bởi vi rút với môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng đã được phát hiện trên lúa Hè Thu và Mùa 2009 ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, trên mạ lúa xuân sớm ở một số nơi ở phía Bắc và Đông Xuân ở Đà Nẵng, Quảng Nam xuất hiện hiện tượng lúa bị lùn do vi rút lùn sọc đen gây ra. Để phòng chống nguy cơ cao ảy ra dịch hại trong vụ lúa Đông Xuân 2009-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ thị cho các tỉnh áp dụng các biện pháp cần thiết (làm đất, bẫy đèn, kiểm tra thường xuyên, hỗ trợ tiêu huỷ, tuyên truyền về biện pháp phòng chống trên phương tiện thông tin đại chúng) để phòng chống dịch bệnh.
5. Tình hình thiên tai tháng 1 năm 2010
Do tác động của El – Nono, diễn biến thời tiết, nguồn nuwowc từ những tháng cuối năm 2009 đến nay rất bất lợi đối với sản xuất và đời sống của các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực trung du đồng bằng Bắc Bộ. Từ tháng 11/2009 đến nay, hầu hết không có mưa hoặc mưa nhỏ; dòng chảy hệ thống Sông Hồng – Thái Bình thường xuyên ở mức thấp, vì vậy, do dòng chảy thấp nên mặn tại các cửa sông lớn đã lấn sâu vào nội địa từ 30-40 km, nhiều cống lấy nước phải đóng kín. Các hồ thuỷ lợi vừa và lớn dung tích trữ đạt bình quân 80% mức thiết kế, nhiều hồ chứa thấp hơn từ 40-50% mức thiết kế,... Sản xuất đông xuân năm 2009-2010 của các tỉnh khu vực trung du và đồng bằng bắc bộ sẽ gặp khó khăn do thiếu nước.
6. Tình hình dịch cúm gia cầm, dịch LMLM (tính đến 20/1/2010):
Dịch cúm gia cầm: Hiện nay, cả nước còn tỉnh Cà Mau có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Dịch LMLM: hiện cả nước có 6 tỉnh là Phú Yên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và Lai Châu có dịch LMLM chưa qua 21 ngày.
Dịch tai xanh ở lợn: hiện nay, cả nước không có tỉnh nào có dịch tai xanh.
7. Giá cả thị trường:
Lương thực: Giá lúa gạo ít biến đổi so với tháng cuối năm 2009: lúa tẻ thường phổ biến ở mức 5300-6600 tùy loại; lúa OMCS 2000 khoảng 5800đ/kg- 600đ/kg (tăng 200đ/kg), lúa IR 50404 khoảng 5300đ/kg- 5500đ/kg (đứng giá), lúa Jasmine mới khoảng 6500đ/kg-6600đ/kg (đứng giá) và theo đó giá gạo cũng biến động không nhiều so với cuối 2009, cụ thể: gạo Jasmine khoảng 10000-11500/kg (tăng 500đ/kg), gạo CLC khoảng 10000-12500đ/kg (tăng 1000đ/kg), gạo IR50404 dao động trong khoảng 8000- 9000đ/kg (đứng giá).
Thực phẩm: Giáp Tết, mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng giá so với tháng cuối 2009 do nhu cầu tăng cao: lợn hơi khoảng 33.000-31.000đ/kg (tăng 4000-5000đ/kg), giá lợn đùi ở mức 55000đ/kg-60000đ/kg (tăng 5000đ/kg); thịt nạc vai 65000đ/kg (tăng 3000đ/kg), thịt rọi 52000-55000đ/kg (tăng 2000- 5000đ/kg).
Các loại thực phẩm khác có xu hướng tăng mạnh ở một số loại, nguyên nhân do gần Tết, nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và dự trữ tăng cao, giá các loại thịt gà, bò, tôm, cá cụ thể như sau: vịt hơi khoảng 26000-28000đ/kg (tăng 8000đ/kg), giá thịt bò khoảng 95000-100.000 đ/kg (đứng giá), thịt gà hơi 64.000 (tăng 4000đ/kg); tôm càng xanh khoảng 150.000/kg (giảm 10000đ/kg); cá tra 20000đ/kg (đứng giá); cá diêu hồng 28.000-30.000 đ/kg (tăng 4000đ/kg)
Rau các loại: Giá các loại rau củ quả biến động ở một số loại so với tháng trước do ảnh hưởng của mùa vụ, tuy nhiên biến động không nhiều: Cải xanh 5000đ/kg (đứng giá); rau cải ngọt 4000đ/kg, rau muống 6000đ/kg (tăng 1000đ/kg), xà lách 6000đ/kg (giảm 1000đ/kg), hành tươi 4.000đ/kg (giảm 4000đ/kg), cà chua 7000đ/kg (tăng 1000đ/kg).
Vật tư nông nghiệp: Giá phân bón trong nước giảm đáng kể: Giá urê Trung Quốc khoảng 6500đ/kg (Đứng giá), giá Urê Phú Mỹ sản xuất 6700đ/kg (tăng 100đ/kg), Urê Liên Xô 6400đ/kg (đứng giá); phân lân 10400-10400đ/kg (tăng 200đ/kg); phân DAP (Philipin nhập khẩu) 10200đ/kg (giảm 200đ/kg), DAP Trung Quốc 8400đ/kg (đứng giá)
8. Lâm nghiệp:
Trong kỳ các địa phương trong cả nước chủ yếu tập trung nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thực hiện năm 2009, đồng thời tích cực triển khai công tác gieo ươm, chăm sóc cây giống; phát dọn thực bì chuẩn bị hiện trường cho trồng rừng năm 2010. Trồng cây lâm nghiệp phân tán do tình hình thời tiết rét đậm ở các tỉnh miền Bắc nên chỉ có một số địa phương ở Trung bộ và Nam bộ trồng được 558 nghìn cây. Sản lượng gỗ khai thác trong kỳ ước tính đạt 280 nghìn m3, tăng 5,1% so cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 2.348 nghìn ste, tăng 1,2%.
Ngay từ đầu năm các địa phương đã tập trung, chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên một số địa phương vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên vẫn còn tình trạng chặt phá rừng trái phép làm nương rẫy. Theo báo cáo của các địa phương, trong kỳ diện tích rừng bị thiệt hại 58,1 ha (Cháy rừng 6,8 ha, chặt phá rừng 51,3 ha); trong đó riêng tỉnh Đăk Lăk diện tích rừng bị chặt phá 50,86 ha.
9. Thuỷ sản:
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 01/2010 ước đạt 352,3 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 267,4 nghìn tấn tăng 4,9%, sản lượng tômđạt 29,5 nghìn tấn tăng 5,4%, sản lượng thuỷ sản khác đạt 55,4 nghìn tấntăng 5,3%.
Nuôi trồng thuỷ sản:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 150,5 nghìn tấn, tăng 4,2%; trong đó sản lượng cá đạt 112 nghìn tấn tăng 3,7%, sản lượng tôm đạt 20 nghìn tấn tăng 5,3%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá do các địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi đa canh, đa con, kết hợp với làm vườn cho năng suất, hiệu quả cao được bà con nông dân mạnh dạn đầu tư. Trong kỳ các địa phương đang tích cực chuẩn bị con giống, nạo vét và cải tạo lại ao, đầm để thả nuôi vụ tới. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản được dự báo sẽ tăng trở lại, nhưng do nguồn hàng của các doanh nghiệp lớn đã được chuẩn bị trước nên sức mua cá tra nguyên liệu sẽ không tăng nhiều, vì vậy giá thu mua trong tháng có tăng từ 200-500đ/kg so với tháng trước nhưng sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới và người nuôi cá tra không có lãi do giá thức ăn tăng ở mức cao.
Khai thác thuỷ sản:
Sản lượng thuỷ sản khai thác ước tính đạt 201,8 nghìn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 155,4 nghìn tấn tăng 5,7%, tôm đạt 9,5 nghìn tấn tăng 5,6. Khai thác biển đang vào vụ cá Bắc, giá xăng dầu ổn định, thời tiết chưa có rét đậm, kháthuận lợi ở khu vực biển Miền Trung và Bắc bộ; thị trường khai thác hải sản tiêu thụ nhanh, giá bán cao và khá ổn định; hơn nữa là tháng giáp tết nên ngư dân tranh thủ thời gian đI khai thác để sang tháng Hai nghỉ Tết và tu sửa tầu, thuyền. Hiện nay các địa phương đang cố gắng hoàn tất thủ tục và tập huấn cho doanh nghiệp và chủ tàu thực hiện các thủ tục xác định nguồn gốc thủy sản khai thác khi xuất khẩu sang EU.
10. Chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi tháng Một, đàn trâu, bò vẫn giữ ổn định; đàn lợn tăng nhẹ, chủ yếu tăng số lượng đầu con do phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi; đàn gia cầm tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng còn sảy ra ở một số địa phương nhưng không trên diện rộng; thời tiết năm nay chưa có rét đậm, rét hại kéo dài nên số lượng gia súc, gia cầm chết rét không đáng kể. Giá cả thịt gia súc, gia cầm có xu hướng tăng nhẹ vào dịp Tết và nguồn thịt phục vụ tiêu dùng Tết Nguyên đán đáp ứng đầy đủ, không có khả năng khan hiếm.
Tính đến ngày 20/01/2010, một số địa phương còn dịch bệnh gia súc, gia cầm chưa qua 21 ngày như: dịch cúm gia cầm ở tỉnh Cà Mau; dịch Lở mồm long móng ở 6 tỉnh là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Phú Yên./.
File đính kèm: BCNongnghiepT1.10.pdf
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư