Ngày 22/8, Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Thương mại Việt- Mỹ, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo “Hiện đại hoá hải quan nhằm phát triển dịch vụ logistics trong thế kỷ XXI”.
|
Quang cảnh hội thảo
|
Dịch vụ logistic là hoạt động thương mại mà thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho bãi và làm thủ tục giấy tờ, tư vấn khách hàng.
Ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước tiến bộ trong lĩnh vực hải quan và dịch vụ logistic và được chỉ định là nước điều phối về hoạt động logistic trong ASEAN, góp phần đem lại thành quả trong quá trình hội nhập của Việt Nam.
Lộ trình ASEAN về hội nhập dịch vụ logistic với mục tiêu củng cố hội nhập kinh tế ASEAN thông qua các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa trong dịch vụ logistic và tạo môi trường tích hợp cho logistic tại ASEAN.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các nước ASEAN đã ký hết dự án thí điểm thực hiện “Hải quan một cửa”, trong đó có ký kết với Việt Nam. Dự kiến đến năm 2015 tất cả các nước trong khối sẽ thực hiện tiến trình này.
Xácđịnh tầm quan trọng của việc hiệnđại hóa ngành Hải quan, ngày 25/3/2011 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Chiến lược này là kim chỉ nam cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan trong thời gian tới.
Ông Dương Văn Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trên cơsở Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, BộTài chính phêduyệt Kếhoạch cải cách, phát triển vàhiệnđại hóa hải quan giai đoạn 2011 - 2015.
Theo đó, định hướng cơ bản của cải cách, hiện đại hóa hải quan gồm các mục tiêu lớn như: thực hiện thủ tục hải quan điện tử đảm bảo việc triển khai việc tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest); xử lý dữ liệu thông quan điện tử (e-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan; xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ công cụ hỗ trợ...).
Cũng theo ông Dương Văn Tâm, đến nay, công tác hiện đại hóa ngành Hải quan đã thu được một số kết quả bước đầu như: quy trình thủ tục đang từng bước được cải thiện theo hướng đơn giản, hài hòa, minh bạch; giảm bớt các khâu trung gian…
Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế nhận định với mục tiêu thực hiện cải cách hải quan theo Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khuôn khổ pháp lý hải quan cần đảm bảo đầy đủ đồng bộ, luật hóa các chuẩn mực quốc tế theo lộ trình cam kết, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bổ sung những quy định của pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý của hải quan./.
Huy Thắng
Cổng thông tin điện tử Chính phủ