Việc công bố Bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý nghĩa quan trọng, một mặt thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả hơn; mặt khác cũng góp phần tạo sự minh bạch và thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thông tin cũng như tra cứu về TTHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tiến hành công tác ra soát để loại bỏ các TTHC cũng như các khâu trong từng thủ tục không còn phù hợp trong Giai đoạn tiếp theo của Đề án này.
Thực hiện giai đoạn rà soát TTHC, ngày 30 tháng 3 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Quyết định số 463/QĐ-BKH thông qua phương án đơn giản hóa thủ tụa hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cụ thể như sau:
1. Về số lượng TTHC được rà soát: 503 thủ tục(theo Quyết định số 1086/QĐ-BKH ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố Bộ TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ);
- Số lượng mẫu đơn, mẫu tờ khai: 161
- Số lượng yêu cầu, điều kiện: 41
- Số lượng TTHC được kiến nghị giữ nguyên là 79 thủ tục, chiếm tỷ trọng 15,7%;trong đó:
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: 16 thủ tục
- Thành lập và hoạt động của hợp tác xã: 6 thủ tục
- Đầu tư tại Việt Nam: 25 thủ tục
- Lĩnh vực Đấu thầu: 23 thủ tục
- Hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài: 9 thủ tục
- Số lượng TTHC được kiến nghị sửa đổi là 388 thủ tục, chiếm tỷ trọng 77,1%; trong đó:
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: 223 thủ tục
- Thành lập và hoạt động của hợp tác xã: 46 thủ tục
- Đầu tư tại Việt Nam: 39 thủ tục
- Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 24 thủ tục
- Lĩnh vực Đấu thầu: 51 thủ tục
- Hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài: 5 thủ tục
- Số lượng mẫu đơn, mẫu tờ khai sửa đổi, bổ sung: 121
- Số lượng yêu cầu, điều kiện sửa đổi, bổ sung: 14
- Số lượng TTHC được kiến nghị bãi bỏ là 36 thủ tục, chiếm tỷ trọng 7,2%, trong đó:
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: 18 thủ tục
- Lĩnh vực Đấu thầu: 18 thủ tục
- Số lượng mẫu đơn, mẫu tờ khai sửa đổi, bổ sung: 10
- Số lượng yêu cầu, điều kiện sửa đổi, bổ sung: 01
Đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã, số TTHC được kiến nghị giữ nguyên là 6 (chiếm 11,5%), còn lại là 46 TTHC (chiếm 88,5%) được kiến nghị sửa đổi. Chi phí cắt giảm sau khi đơn giản hóa là 783 tỷ đồng tương đương với 26,8%.
Để thực thi các phương án đơn giản hóa của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thực hiện 8 trong tổng số 25 Nghị quyết của Chính phủ gồm: 306 TTHC cần sửa đổi và bãi bỏ 28 TTHC.
Riêng đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã được quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sửa đổi, bổ sung 48/52 TTHC.
Theo Nghị quyết số 70/NQ-CP, để đơn giản hóa TTHC thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể gồm:
+ Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
+ Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi khoản thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003;
+ Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về ĐKKD hợp tác xã;
+ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
+ Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15/12/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ĐKKD hợp tác xã và Thông tư số 04/2008/TT-BKH hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác. Tuy nhiên, tại công văn số 854/TTg-KSTT ngày 31/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc không sửa đổi Nghị định 151/2007/NĐ-CP và như vậy không phải sửa đổi 02 Thông tư này.
2. Việc đơn giản hóa TTHC thành lập và hoạt động hợp tác xã:
- Theo Tờ trình số 99/TTr-CP của Chính phủ, việc sửa đổi Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần cải thiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm mục tiêu khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mô hình hợp tác xã kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các hợp tác xã hiện có hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã. Đưa khu vực hợp tác xã nói riêng và thành phần kinh tế tập thể nói chung trở thành lực lượng to lớn, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, bảo đảm quyền và lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân, hàng chục triệu người tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể.
Ngày 20 tháng 11 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật số 13/2012/QH13 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và Luật . Việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã quy định tại Nghị quyết 70 về cơ bản đã hoàn thành với việc Quốc hội thông qua Luật này. này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013
- Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi khoản thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003 và Nghị định sửa đổi Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về ĐKKD hợp tác xã trình Chính phủ ký ban hành. Dự kiến trong Quý II/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp./.