Ngày 08/12/2014-15:47:00 PM
Phần thứ nhất
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013, KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn. Các nền kinh tế lớn tuy được phục hồi và có tăng trưởng nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, các nền kinh tế mới nổi phát triển chửng lại [1], đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, kinh doanh du lịch và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tình hình kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực bước đầu, đúng hướng, nhưng chưa thật ổn định, nguy cơ tái lạm phát cao còn lớn, nợ xấu còn cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhất là thu ngân sách đạt thấp, ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách cho các địa phương. Trong tỉnh, có mặt còn khó khăn hơn so với dự báo, nhất là tình hình sản xuất công nghiệp giảm sút, tăng trưởng thấp, thời tiết nắng hạn và dịch bệnh gia súc, gia cầm những tháng đầu năm, đã tác động bất lợi đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh.
Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai sớm kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách và đầu tư phát triển năm 2013; đồng thời bám sát và cụ thể hóa kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh. Với tinh thần chủ động và sự nổ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013 đạt được như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU: Trong tổng số 14 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, có 10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, cụ thể:
1. Về kinh tế: Dự kiến có 2 chỉ tiêu hoàn thành là: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.405 tỷ đồng, đạt 105,1% KH; GDP bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng (KH là 23,1 triệu đồng); 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 10,5% (KH 12-13%); cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,5% (KH năm 37-38%), công nghiệp và xây dựng chiếm 21,6% (KH năm 24-25%), dịch vụ chiếm 37,9% (KH năm 36-37%); giá trị xuất khẩu ước đạt 60,1 triệu USD (KH là 70 triệu USD), tăng 4%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.120 tỷ đồng (KH là 8.660 tỷ đồng), tăng 13,1%.
2. Về xã hội: Dự kiến 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch: Đào tạo nghề cho 9.500 lao động; Mức giảm tỷ lệ sinh 0,3%0; mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,01%, còn 9,19% (KH là giảm 2%); Giải quyết việc làm mới 15,7 ngàn lao động (KH 15,5 ngàn lao động).
3. Về môi trường: Dự kiến có 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch: Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 84%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình hợp vệ sinh đạt 66%.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÁC NGÀNH VÀ CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU:
1. Lĩnh vực kinh tế:
a) Nông nghiệp và thủy sản:Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 3.049,3 tỷ đồng, tăng 7,6%, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 5,5%, thủy sản tăng 9,5%:
- Trồng trọt: Tập trung chỉ đạo bảo đảm hầu hết diện tích đều được gieo trồng theo đúng lịch thời vụ, đồng thời tổ chức điều tiết nước hợp lý trong điều kiện nắng hạn kéo dài nhưng vẫn bảo đảm đủ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng cả năm đạt 81.868 ha, quy mô sản xuất các vùng chủ động tưới được mở rộng; công tác phòng chống dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả bước đầu, sản lượng một số cây trồng chính tăng khá [2]; giá cả tiêu thụ nông sản thuận lợi, các mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình 1 phải, 5 giảm; 3 giảm 3 tăng, mô hình liên minh sản xuất rau an toàn tiếp tục được nhân rộng.
- Chăn nuôi: Trong năm có xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hồi đầu quý II, nhưng đã tập trung khống chế kịp thời không để lay lan diện rộng và từ tháng 7 đến nay luôn được kiểm soát chặt chẽ; quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì [3], mô hình chăn nuôi trang trại phát triển mạnh [4], chất lượng đàn gia súc có được nâng lên, tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 38%, tỷ lệ nạt hoá đàn heo 70%.
- Lâm nghiệp: Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn; các lực lượng liên ngành tăng cường tuần tra truy quét, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật [5]. Công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng triển khai đạt kế hoạch đề ra [6].
- Sản xuất thủy sản: Quy mô sản xuất giống tiếp tục được mở rộng, sản lượng ước đạt 18,2 tỷ con giống, tăng 15,3%; tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm thương phẩm được kiểm soát chặt chẽ, sản lượng ước đạt 7.856,5 tấn, tăng 13%; hoạt động khai thác hải sản mặc dù vụ cá Bấc do thời tiết không thuận lợi, sản lượng khai thác giảm mạnh, nhưng nhờ vụ cá Nam bù đắp lại, sản phẩm chính vụ càng về sau xuất hiện rộ hơn, cùng với phương tiện đánh bắt tiếp tục được đầu tư, nâng cấp [7], nên sản lượng khai thác 6 tháng cuối năm tăng đáng kể, cả năm ước đạt 64.069 tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu[8]. UBND tỉnh đã ban hành đồng bộ, kịp thời một số cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong triển khai thực hiện chương trình; thực hiện hỗ trợ xi măng để các xã xây dựng nông thôn mới huy động nguồn lực cộng đồng đầu tư xây dựng các công trình giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng, tập trung đẩy mạnh từ đầu quý III/2013, đến nay trên địa bàn 11 xã điểm đã đầu tư trên 48.300 m đường giao thông thôn, xóm và 6.700 m kênh mương nội đồng, một số nơi bước đầu đã tạo được khí thế phấn khởi, đồng thuận cao trong huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên tiến độ triển khai Chương trình còn chậm, nhất là công tác lập đề án, quy hoạch, đến nay mới có 35/47 xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới và 16/29 quy hoạch chi tiết của 11 xã được phê duyệt, dự kiến cuối năm hoàn thành phê duyệt 21/29 quy hoạch chi tiết.
b) Công tác quản lý tài nguyên - môi trường: Đã hoàn thành và công bố quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu cho các huyện, thành phố; công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được tăng cường;duy trì tổ chức tốt các ngày Hội về môi trường hàng năm, được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung chỉ đạo triển khai đạt kế hoạch đề ra, đến nay tỷ lệ cấp GCN QSD cho hộ gia đình và cá nhân về đất ở đạt 92,7% và đất nông nghiệp đạt 96,1%, hoàn thành mục tiêu cấp GCNQSD đất lần đầu theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hạn chế là môi trường một số nơi còn nhiều bức xúc, công tác tham mưu xử lý một số trường hợp còn chậm, kéo dài.
c) Công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khó khăn, tăng trưởng đạt thấp, giá trị sản xuất ước đạt 2.178 tỷ đồng, tăng 12,1%. Năng lực sản xuất mới tăng chậm do một số dự án đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động không đúng tiến độ hoặc khó khăn về thị trường tiêu thụ nên chưa chính thức đưa vào hoạt động. Mặt khác một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và có khả năng tạo tăng trưởng cao cho ngành công nghiệp tiếp tục giảm [9] do khó khăn về nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, mặc dù đã có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được phục hồi và có tăng trưởng và một số dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, tạo năng lực sản xuất mới đóng góp lớn cho tăng trưởng ngành công nghiệp những tháng cuối năm [10], nhưng vẫn chưa bù đắp được phần giảm sút. Công tác thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp Thành Hải, Tháp Chàm đạt kết quả tích cực; nhưng hạn chế là đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp chậm trễ, kéo dài.
Lĩnh vực xây dựng: Công tác quy hoạch xây dựng đô thị được tiếp tục tập trung đẩy mạnh, đến nay thành phố PR-TC đã có 70% diện tích đất đô thị được phủ kín quy hoạch xây dựng và cấp huyện là 40%; chương trình phát triển nhà ở xã hội và đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm chỉ đạo triển khai [11]; công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị được tăng cường. Hạn chế là tiến độ triển khai các khu đô thị mới còn chậm, tình trạng xây dựng trái phép còn xảy ra, qua kiểm tra 383 trường hợp, phát hiện và xử lý 86 trường hợp vi phạm xây dựng không phép.
d) Các ngành Dịch vụ:
- Thương mại: Tập trung triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường [12], cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm đã tổ chức 6 phiên chợ và 31 đợt đưa hàng về địa bàn các huyện vùng xa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng nông thôn, miền múi; các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá kích cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 10.912 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ.
- Hoạt động kinh doanh du lịch có chuyển biến tích cực, môi trường các khu du lịch trọng điểm thông thoáng, sạch hơn. Mô hình du lịch nhân dân ở Vĩnh Hy, Núi Chúa đạt kết quả bước đầu. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ; khai thác tốt hơn các tour du lịch dài ngày của các nước Nga, Nhật, Hàn Quốc. Trong năm đã thu hút trên 1,1 triệu lượt khách tăng 17,9% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 95 ngàn lượt khách, tăng 18,8%, khách trong nước ước đạt 1.025 ngàn lượt khách, tăng 17,8%.
- Hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, lắp đặt mới 1.681 máy điện thoại các loại và 5.033 thuê bao internet, nâng tổng số thuê bao điện thoại lên 86.935 máy, đạt 14,9 máy/100 dân. Quản lý nhà nước về xuất bản tiếp tục được tăng cường; công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính được đẩy mạnh.
- Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 28%, luân chuyển hàng hóa tăng 12%.
đ) Xuất khẩu: Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 60,1 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ và bằng 86%KH năm; nổi lên là xuất khẩu thủy sản tăng cao, ước đạt 17,5 triệu USD tăng 46%, nhờ thị trường xuất khẩu thuận lợi và giá tiêu thụ tăng. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là mặt hàng xuất khẩu nhân điều, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm, ước đạt 41,1 triệu USD, giảm 6,7% do khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ [13], dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu chung đạt thấp.
e) Tài chính, ngân hàng:
- Thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.405 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ và bằng 105,1% kế hoạch năm. Trong đó thu nội địa ước đạt 975 tỷ đồng, bằng 103,2% dự toán năm; thu Hải quan 430 tỷ đồng, đạt 109,6% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 104,3% dự toán năm; đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm chi ngân sách theo tinh thần Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hoạt động ngân hàng: Các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay và đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế, dự kiến đến cuối năm 2013, dư nợ huy động ước đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 10,1% và dư nợ cho vay ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ; đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng có lãi suất thấp và tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Công tác kiểm soát nợ xấu tuy được quan tâm chỉ đạo, nhưng tình hình nợ xấu không giảm, dự kiến đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,51%, tăng 0,3% so với cuối năm 2012.
g) Đầu tư phát triển:
Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.120 tỷ đồng bằng 69,1% KH và tăng 13,1% so cùng kỳ, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước ước đạt 2.352 tỷ đồng, vốn các thành phần kinh tế và dân cư ước đạt 3.768 tỷ đồng:
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nuớc: Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiệm túc, kịp thời các quy định mới về quản lý đầu tư và xây dựng, giải quyết nợ đọng XDCB theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 1792, Chỉ thị số 27, Chỉ thị số 14, đã tập trung chỉ đạo triển khai giao kế hoạch vốn sớm và phân khai kịp thời các nguồn vốn ngay từ đầu năm [14], bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hơn khả năng cân đối vốn, bố trí vốn tập trung hơn, hạn chế các công trình khởi công mới [15]. Bước đầu khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung ưu tiên vốn thanh toán các công trình hoàn thành để giải quyết nợ đọng XDCB.
Tình hình triển khai các dự án: Tổng số công trình thực hiện năm 2013 là 55 công trình, trong đó: công trình chuyển tiếp 38 công trình, khởi công mới 17 công trình. Đến cuối tháng 10/2013, đã thi công hoàn thành 19 công trình, đang tổ chức thi công 35 công trình, 1 công trình chưa khởi công [16]. Dự kiến đến cuối năm 2013 có thêm 14 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nâng tổng số công trình hoàn thành lên 33 công trình và 22 công trình chuyển tiếp sang năm 2014.
- Đối với các dự án ODA, NGO: Tập trung triển khai 19 dự án ODA đang hoạt động; đồng thời xúc tiến vận động các dự án ODA mới do Hàn Quốc, JICA và một số nhà tài trợ khác. Tập trung triển khai 13 dự án NGO chuyển tiếp và tiếp nhận 3 dự án mới.
- Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế: Trong năm, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự án và chấp thuận chủ trương địa điểm cho 26 dự án khác, tổng vốn đăng ký trên 8.000 tỷ đồng. Tập trung rà soát các dự án đầu tư, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đồng thời rà soát thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và hủy bỏ chủ trương đầu tư đối với 11 dự án và tiếp tục rà soát các dự án quy mô lớn triển khai chậm, kéo dài để xử lý theo quy định.
h) Phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Nghị quyết 02 của Chính phủ với nhiều giải pháp đồng bộ về hỗ trợ thuế, tín dụng, thanh toán nợ đọng XDCB, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp, góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư [17]. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng hoạt động doanh nghiệp tiếp tục được duy trì và có phát triển, trong năm có 236 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 31,8%, vốn đăng ký trên 972,8 tỷ đồng, tăng 38,9%, chủ yếu là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chiếm 51% [18]; nâng tổng số đến nay có 1.798 DN, tổng vốn đăng ký trên 16.914,8 tỷ đồng; có 146 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, bằng 32,6% so với năm 2012 [19]. Tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hoạt động xây lắp.
2. Lĩnh vực xã hội:
a) Giáo dục - Đào tạo và Khoa học Công nghệ:
- Giáo dục: Qui mô học sinh các cấp học được duy trì [20], chất lượng giáo dục có được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi các bậc học đều tăng, tình trạng lưu ban, bỏ học giảm[21]; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 an toàn, nghiêm túc, kết quả đạt khá, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt 22,7% (tăng 2,3%). Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia, trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng 84 phòng học, công nhận 18 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 56 trường, chiếm tỷ lệ 21,8%[22], tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 39,5%; công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS tiếp tục được duy trì [23], các Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015 được quan tâm chỉ đạo triển khai..
- Đào tạo: Công tác đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo, trong năm đã tổ chức dạy nghề dài hạn và ngắn hạn cho 9.500 lao động, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn 4.000 lao động. Trong năm học mới 2013-2014, Trường Cao đẳng nghề tuyển sinh 1.120 học viên hệ cao đẳng và trung cấp nghề; Trường Trung cấp Việt Thuận tuyển sinh 120 học viên; Phân hiệu Trường Trung cấp Y tế Hà Nam tuyển sinh 320 học viên; tuyển mới đào tạo giáo viên hệ cao đẳng sư phạm cho 304 giáo sinh. Phân hiệu Đại học Nông-Lâm tuyển mới 187 sinh viên.
- Khoa học công nghệ: Tập trung triển khai 46 đề tài khoa học công nghệ, trong đó có 10 đề tài mới, đã nghiệm thu 10 đề tài, chuyển giao 50 kết quả nghiên cứu, chủ yếu trên các lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, chuyển giao các loại giống mới; đã hỗ trợ 10 lượt đơn vị xác lập quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký quyền nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm.
b) Về Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Tăng cường công tác y tế dự phòng, đã kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để lây lan thành dịch, các bệnh thường xảy ra trong mùa hè giảm, không có trường hợp tử vong; riêng các bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết có xu hướng tăng[24]; Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tổ chức xét nghiệm cho 11.697 người, phát hiện 44 ca có HIV dương tính, nâng tổng số người nhiễm HIV lên 1.025 người; vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, đã tổ chức kiểm tra 5.510 cơ sở, có 77,5% đạt chuẩn. Nổi lên là tình hình ngộ độc thực phẩm tăng cao, đã xảy ra 04 vụ với 24 người mắc, trong đó 05 người tử vong do ngộ độc rượu.
Chương trình hợp tác chuyên môn kỹ thuật với các Bệnh viện TP.HCM và Trung ương tiếp tục phát huy hiệu quả; công tác vận động các tổ chức từ thiện khám và chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo đạt kết quả tích cực, đã tổ chức khám cho trên 3.500 lượt bệnh nhân, phẫu thuật cho 90 bệnh nhân là trẻ em về các dị tật bẩm sinh và khám sàng lọc dị tật tim bẩm sinh cho 100 bệnh nhân nghèo.
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt hơn, chương trình giao lưu trực tuyến chăm sóc sức khoẻ sinh sản được duy trì thường xuyên, đã triển khai chương trình lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến 24 xã vùng sâu, vùng đông dân cư và vùng có mức sinh cao, có 46.773 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, đạt 103,4%KH; tai biến sản khoa đã xảy ra 26 ca, giảm 9 ca so cùng kỳ, không có trường hợp tử vong.
Tuy nhiên công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế; ý thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh chưa cao, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng; tai biến sản khoa còn cao.
c) Lao động, việc làm và kết quả thực hiện các chính sách xã hội:
Tập trung triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, các cơ quan, ban ngành trong tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách và các hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán kịp thời, chu đáo với 44.136 suất quà, trị giá trên 8,4 tỷ đồng, cấp phát kịp thời trên 1.003 tấn gạo của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cứu đói giáp hạt trước Tết Nguyên đán để nhân dân đều được đoán Tết đầm ấm, vui tươi; chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có công và đối tượng chính sách được quan tâm chỉ đạo triển khai [25]; các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tiếp tục được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng[26]. Trong năm, giải quyết việc làm mới cho 15.747 lao động, đạt 101,5% kế hoạch năm và đưa 22 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,01%, còn 9,19%.
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, đã trao 50 suất học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn và đạt thành tích khá, giỏi trong học tập với kinh phí 50 triệu đồng từ Quỹ Bảo trợ trẻ em. Trong năm, đã xảy ra 650 trường hợp tai nạn thương tích trẻ em và làm tử vong 27 em, trong đó 19 em do đuối nước.
d) Văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao:
Tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng, như kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên tuyền công tác tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, kỷ niệm 65 năm ”Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc”; tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ, duy trì tổ chức tốt triển lãm đường hoa và nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật góp phần tạo khí thế phấn khởi, vui tươi, phục vụ tốt hơn nhu cầu du xuân của nhân dân trong dịp tết Nguyên đán; đã tổ chức thành công Ngày Hội văn hoá dân tộc Raglay lần thứ I và giải chung kết bóng đá U21 quốc tế cúp Báo Thanh niên lần thứ 7; Chương trình đưa văn hóa về cơ sở tiếp tục được quan tâm thực hiện [27]; chương trình giao lưu trực tuyến trên truyền hình được duy trì, chất lượng có được nâng lên, được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục được duy trì, tích cực tham dự các giải thể thao khu vực và quốc gia, đạt 23 huy chương các loại.
3. Công tác nội chính và công tác chính quyền:
a) Công tác chính quyền, cải cách hành chính: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và quy định chức năng nhiệm vụ một số sở, ngành cấp tỉnh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được triển khai thực hiện tốt [28], nhất là bồi dưỡng kiến thức về quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp xã; các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các sở, ngành, địa phương được tiếp tục rà soát, bổ sung, tạo thuận hơn cho doanh nghiệp và người dân; công tác kiểm tra chấn chỉnh kỹ luật, kỹ cương hành chính được tăng cường.
Thi đua khen thưởng:Đã kịp thời tổ chức phát động và ký kết giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ năm 2013, phát động phong trào thi đua Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và thi đua chuyên đề cải cách thủ tục hành chính năm 2013; qua đó đã kịp thời khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc, góp phần động viên kịp thời các nhân tố mới trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương [29].
b) Công tác tư pháp: Công tác xây dựng văn bản pháp luật được chú trọng và chất lượng thẩm định văn bản có được nâng lên, đã thẩm định và góp ý 299 văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và rà soát 714 văn bản. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì, chủ yếu tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành; đã trợ giúp pháp lý cho 407 trường hợp chủ yếu là trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân:
Tập trung triển khai kế hoạch thanh tra, phòng chống tham nhũng năm 2013 đạt kế hoạch đề ra; các tổ chức thanh tra các cấp đã thực hiện 369/318 cuộc thanh tra, đạt 116% kế hoạch. Đã phát hiện sai phạm về kinh tế và kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước số tiền 7.798 triệu đồng và 382.206 m2 đất các loại, kiến nghị xử lý hành chính 20 tập thể và 74 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ, 01 người.
Công tác tiếp dân được duy trì và thực hiện tốt công tác đối thoại trực tiếp với công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, rà soát xử lý các vụ việc tồn đọng. Trong năm các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 2.081 lượt công dân, giảm 68 lượt so với cùng kỳ, trong đó có 04 đoàn đông người; thụ lý 1.019 vụ khiếu nại tố cáo, giảm 87 vụ so với cùng kỳ, đã giải quyết 986 vụ, đạt 96,7% số vụ thụ lý, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị khôi phục quyền lợi hợp pháp, hỗ trợ bổ sung cho công dân 1.056 triệu đồng, 155.549 m2 đất các loại, xử lý hành chính 17 trường hợp, đồng thời thu hồi cho Nhà nước 291.813 m2 đất các loại.
4. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội:
a) Công tác quốc phòng: Tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 152/CP về khu vực phòng thủ; công tác huấn luyện và kế hoạch QSQP năm 2013 được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện; tổ chức giao quân đợt I và đợt II năm 2013 đạt 100% chỉ tiêu giao, bảo đảm chất lượng. Tổ chức Diễn tập PT13 cho 2 huyện Ninh Phước và Thuận Nam đạt kết quả tốt. Công tác giáo dục kiến thức quốc phòng tại địa phương tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện [30].
b) Công tác Biên phòng:Lực lượng Biên phòng tỉnh đã tổ chức 952 lượt tuần tra kiểm soát trên biển bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động, đã tổ chức kiểm tra 9.006 phương tiện, trong đó có 89 tàu vận tải và 558 lượt tàu du lịch/ 12.583 hành khách đi tham quan du lịch trên biển.
c) Công tác an ninh chính trị và trật tự xã hội:Được quan tâm chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán, các ngày Lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của địa phương. Tình hình tội phạm hình sự bước đầu đã được kiềm chế xong còn diễn biến phức tạp, đã xảy ra 344 vụ phạm pháp hình sự, giảm 33 vụ, trong đó có 29 vụ nghiêm trọng như giết người 13 vụ, cướp tài sản 16 vụ, công tác chỉ đạo phối hợp điều tra phá án được kịp thời.
Công tác bảo đảm an toàn giao thông được tiếp tục triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông; đồng thời tăng cường kiểm tra, tuần tra việc chấp hành Luật giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông trọng điểm; tăng cường công tác kiểm định an toàn kỹ thuật cho 10.504 lượt xe cơ giới, phát hiện 2.959 lượt không đạt yêu cầu; tình hình tai nạn giao thông chưa được kiềm chế hiệu quả (đến 15/11/2013) đã xảy ra 92 vụ, tăng 25 vụ; số người chết 103 người, tăng 32 người, bị thương 86 người, tăng 21 người.
III. Kết quả triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2013:
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo đúng kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
1. Tập trung chỉ đạo tổ chức chu đáo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 với nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân phong phú, đa dạng và đồng loạt diễn ra trên nhiều địa bàn của tỉnh, khá ấn tượng, đã tạo khí thế vui tươi, lạc quan, phấn khởi trong nhân dân. Đồng thời tập trung chỉ đạo lo Tết cho các đối tượng chính sách và các hộ nghèo, thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội và cấp phát gạo hỗ trợ của Chính phủ kịp thời trước Tết Nguyên đán, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nghèo và gia đình chính sách đón Tết đầm ấm, vui tươi.
2. Tập trung chỉ đạo triển khai các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đã ban hành đồng bộ, kịp thời nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo triển khai với nhiều giải pháp sát thực, linh hoạt, phân công, phân nhiệm cụ thể các cấp, các ngành đồng hành cùng doanh nghiệp, duy trì thường xuyên các cuộc họp chuyên đề, tổ chức đối thoại và trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, động viên, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ du lịch và phát triển nông nghiệp, nông thôn để bù đắp sự sụt giảm của một số ngành, lĩnh vực còn nhiều khó khăn nhằm duy trì ổn định phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
3. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/BCT của Bộ Chính trị và kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 1973/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 11-KH/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013, gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; các cấp, các ngành đã ban hành kịp thời kế hoạch và tổ chức triển khai khắc phục những tồn tại, yếu kém trong chỉ đạo, điều hành đối với từng công việc cụ thể, theo đúng lộ trình và tiến độ đề ra, đạt kết quả bước đầu, tạo tiền đề quan trọng để chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
4. Tập trung chỉ đạo công tác lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đã hoàn thành toàn bộ các bước công việc từ khâu ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chi tiết, đến việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Hiến pháp đều được tập trung chỉ đạo chu đáo, với tinh thần khẩn trương, dân chủ, trách nhiệm cao.
5. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và kiểm tra thực địa tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường ven biển, các công trình hồ đập, giao thông đô thị và tiến độ hoàn thành một số dự án sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch quy mô lớn để tăng năng lực sản xuất mới, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2013 và các năm tiếp theo.
Tóm lại: Triển khai nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2013 trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần vượt khó và quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và một số mặt có chuyển biến; tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước [31], các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đạt một số kết quả bước đầu; sản xuất các ngành nông nghiệp, dịch vụ du lịch tăng khá, thu ngân sách đạt kế hoạch; quy mô và chất lượng giáo dục được duy trì, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, công tác chăm lo cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện tốt hơn; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được bảo đảm; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Nguyên nhân đạt được là: Trước hết là do tác động tích cực của các chủ trương, chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ; dự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành đồng bộ, quyết liệt theo chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt của các cấp chính quyền; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành có nhiều tiến bộ; tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu từng bước được nâng lên.
Một số tồn tại hạn chế đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt thấp so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp và suy giảm so với 3 năm gần đây [32]; giá trị kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch; hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn và thị trường tiêu thụ; kết quả triển khai một số chương trình, đề án tiến độ còn chậm, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới; tiến độ triển khai một số công trình quan trọng còn chậm, nhất là tuyến đường ven biển, thoát nước đô thị, một số dự án quan trọng của tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ nhưng khó khăn về nguồn vốn, một số dự án đầu tư của các thành phần kinh tế phải dừng triển khai hoặc giãn tiến độ đầu tư.
Trên lĩnh vực xã hội: Một số bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng; các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế; cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực chuyển biến còn chậm; tai nạn giao thông chưa được kiềm chế có hiệu quả; an ninh trật tự một số nơi còn tiềm ẩn phức tạp.
Nguyên nhân hạn chế, tồn tại nêu trên, chủ yếu là:
- Về khách quan: Triển khai nhiệm vụ năm 2013 trong điều kiện tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, thị trường đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn đã làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đạt thấp so với kế hoạch đề ra, cùng với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
- Về chủ quan: Vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, nhất là người đứng đầu ở một số ngành, địa phương chưa cao, công tác phối hợp một số trường hợp chưa đồng bộ, thiếu kịp thời, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; tính chủ động trong tham mưu xử lý các vấn đề bức xúc phát sinh có trường hợp còn chậm; tinh thần trách nhiệm một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ có mặt còn hạn chế.
B. Kết quả qua 3 năm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015:
I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: Trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 2 năm 2011-2012 và ước thực hiện năm 2013, đối chiếu với các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, trong tổng số 23 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội, có 18 chỉ tiêu đạt khá và có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015, có 5 chỉ tiêu còn nhiều khó khăn, như tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân 3 năm 10,4%/năm (bình quân KH 5 năm là 16-18%), tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp tăng bình quân 14,6% (KH là 26-27%), cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40,5% (mục tiêu 25%), công nghiệp-xây dựng chiếm 21,6% (mục tiêu là 40%), dịch vụ chiếm 37,9% (mục tiêu 35%), huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm đạt 16,8 ngàn tỷ đồng (mục tiêu là 55-60 ngàn tỷ đồng), kim ngạch xuất khẩu đạt 60,1 triệu USD (mục tiêu 180 triệu USD).
Qua 3 năm triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần vượt khó, phát huy nội lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì và có mặt phát triển, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2011-2013 ước đạt 10,4%/năm, tăng 1,18 lần so với giai đoạn 2008-2010 (8,7%). Nổi lên là thu ngân sách tăng khá, bình quân tăng 16,9%/năm, năm 2013 ước đạt 1.405 tỷ đồng, bằng 82,6% mục tiêu kế hoạch 5 năm; khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với khu vực và cả nước được rút ngắn nhanh hơn [33]. Môi trường đầu tư, kinh doanh có bước cải thiện rõ nét, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2012 xếp vị thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 28 bậc so với năm 2011; cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm dần, từ chiếm 44,5% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 xuống 38,4% năm 2013, vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước tăng từ 55,5% năm 2010 lên 61,6 % năm 2013; thu hút đầu tư các thành phần kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư 3 năm chiếm trên 50% tổng số dự án được cấp từ trước đến nay, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có lợi thế, khi triển khai sẽ tạo động lực bứt phá phát triển nhanh hơn kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất đạt kết quả bước đầu, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến, một số cây ăn quả đặc thù được phục hồi và phát triển khá, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng ngành nông nghiệp [34]. Các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng, tạo giá trị gia tăng cao như dịch vụ du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng...tiếp tục phát triển và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, một số dự án đã hoàn thành tạo năng lực sản xuất mới cho ngành công nghiệp (bia, điện, chế biến muối, vật liệu xây dựng...), một số sản phẩm công nghiệp chế biến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm[35].
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn; trong 3 năm 2011 - 2013 nhiều công trình trọng yếu về giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước và các công trình văn hóa - xã hội quan trọng đều được triển khai đầu tư, trong đó có một số dự án quy mô lớn đã hoàn thành, như 8 công trình hồ chứa qui mô 58,3 triệu m3, tăng thêm năng lực tưới 5.974 ha, nâng tỷ lệ chủ động tưới đến nay đạt 49,6% (33.327 ha). Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường và một số bệnh viện tuyến huyện [36]. Các công trình văn hóa lớn như Nhà bảo tàng, Tượng đài hoàn thành đưa vào sử dụng, về giao thông đã đầu tư hoàn thành gần 200 km đường giao thông nội thị, giao thông nông thôn liên huyện và một số công trình quy mô lớn đang triển khai như tuyến đường ven biển, quốc lộ 27, quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Thuận, hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. Một số kết quả đạt được:
Lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, hầu hết các chỉ tiêu về xã hội đạt khá và có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm, qui mô giáo dục được duy trì, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở trường lớp học được quan tâm đầu tư mở rộng [37]; công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt hơn, mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường [38]; các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ kịp thời, giải quyết việc làm và giảm nghèo đạt kết quả tích cực [39]; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo công dân, công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến rõ nét; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm chỉ đạo, nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời; quốc phòng an ninh được ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
III. Một số tồn tại, hạn chế đó là:
- Lĩnh vực kinh tế: Nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt thấp so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị kim ngạch xuất khẩu; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp [40], cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch còn chậm [41]; năng lực sản xuất mới các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch tăng chậm, nhiều dự án hoàn thành không đúng tiến độ đề ra; tiềm năng và lợi thế mới tuy được phát hiện nhưng chậm được khai thác, các dự án đầu tư quy mô lớn chậm triển khai, kéo dài; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; các cân đối lớn về thu chi ngân sách, đầu tư phát triển còn nhiều khó khăn.
Trong lĩnh vực xã hội và môi trường: Nổi lên là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng; chất lượng giáo dục ở các vùng miền còn chênh lệch lớn, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt thấp so với mục tiêu và cả nước; vệ sinh môi trường một số nơi còn nhiều bức xúc, nhất là các khu dân cư tập trung vùng nông thôn, vùng ven biển; tình hình phá rừng còn diễn biến phức tạp; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; an ninh trật tự và tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân khó khăn, hạn chế: Trước hết về khách quan, trong 3 năm đầu triển khai kế hoạch 5 năm, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn, phục hồi chậm hơn so với dự báo; giá cả, lạm phát tăng cao, cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã làm giảm nguồn lực đầu tư; thiên tai hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra; chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
Về chủ quan: Việc xây dựng các chương trình, đề án nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh có mặt còn chậm; một số dự án có quy mô lớn chậm triển khai nhưng chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả; năng lực dự báo, phân tích còn hạn chế, chưa lường hết được những khó khăn tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phần thứ hai:
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015 VÀ NĂM 2014
Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 2 năm 2014-2015 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, theo dự báo tình hình kinh tế thế giới 2 năm tới có sự phục hồi tích cực hơn, nhưng còn nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tốc độ tăng trưởng dự báo là có cao hơn giai đoạn 2011 – 2013, nhưng không nhiều.
Tình hình trong nước: Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả, kinh tế sẽ dần được phục hồi và chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, theo nhiều dự báo thì kinh tế trong nước vẫn còn đang trong đoạn khó khăn, tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn và chưa thể tăng trưởng cao trong 1 đến 2 năm tới; nhất là nguồn thu ngân sách còn nhiều khó khăn, cùng với việc tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công và khả năng thu hút nguồn lực ODA sẽ khó khăn hơn khi nước ta đã thoát khỏi nước có thu nhập thấp, do đó sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và nguồn lực đầu tư của các địa phương.
Trong tỉnh: Các chủ trương, chính sách hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế của Trung ương được triển khai sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế của tỉnh, việc xúc tiến triển khai đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân sẽ tạo thêm nguồn lực đầu tư mới; một số công trình, dự án quan trọng hoàn thành đi vào hoạt động tiếp tục phát huy hiệu quả, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp, du lịch… sẽ đóng góp đáng kể cho tăng trưởng năm 2014 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, dự báo tình hình còn nhiều khó khăn, nhất là tình hình hạn hán nhiều khả năng xảy ra trong năm 2014, cùng với những khó khăn vốn có của nền kinh tế tỉnh, nhiều mục tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 2011-2015 kết quả đạt thấp, nguồn lực đầu tư còn nhiều khó khăn, trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm đầu tư công, nhiều yêu cầu bức xúc phải tập trung nguồn lực để giải quyết nên sẽ càng khó khăn hơn; doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh thấp sẽ tiếp tục còn khó khăn là những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2014 và các năm tới.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU :
1. Mục tiêu tổng quát :
Tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tập trung huy động tốt nhất các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014-2015: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 13-14%/năm, GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30 triệu đồng; huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 16-17 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 20-22%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 80 triệu USD, tăng bình quân 15%/năm; giải quyết việc làm mới khoảng 30-31 ngàn người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5-2%/năm, tăng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 44,2%.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2014:
a) Về kinh tế: Phấn đấu đạt các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12-13%, GDP bình quân đầu người đạt 26,8 triệu đồng. Giá trị gia tăng các ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5-6%, công nghiệp-xây dựng tăng 18-19%, dịch vụ tăng 13-14%. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 38-39%, công nghiệp-xây dựng chiếm 22-23%, dịch vụ chiếm 38-39%; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 tỷ đồng (trong đó thu nội địa 1.200 tỷ đồng, thu Hải quan 300 tỷ đồng), tăng 6,7% so với năm 2013; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD tăng 16,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7.610 tỷ đồng tăng 24,3% so với năm 2013.
b) Về xã hội: Phấn đấu đạt các chỉ tiêu: Mức giảm tỷ lệ sinh 0,28%0; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1,2%; tỷ lệ tham gia BHYT chiếm 67% dân số; giải quyết việc làm mới cho 15,5 ngàn lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%; đào tạo nghề cho 9.500 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn 4.000 người.
c) Về môi trường: Phấn đấu đạt các chỉ tiêu: Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85,5%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 68%; nâng độ che phủ rừng đạt 44,1%.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG 2 NĂM 2014-2015:
1. Nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu là tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, du lịch để tăng năng lực sản xuất mới, góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020.
2. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, trọng tâm là thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu đến năm 2015, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp vào nhóm các tỉnh đứng đầu trong cả nước.
3. Huy động tốt nhất mọi nguồn lực để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, lĩnh vực bức xúc; trọng tâm là đầu tư hoàn thành tuyến đường ven biển, các công trình thuỷ lợi, hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục và xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần phục vụ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh; phối hợp tốt nhất trong triển khai các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia trên địa bàn, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 và các năm tiếp theo.
4. Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, trước hết là đáp ứng nhu cầu cho phát triển các ngành kinh tế trụ cột và hội nhập quốc tế, trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đi đôi với thực hiện có hiệu quả chính sách tăng cường thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
5. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ ứng dụng vào sản xuất công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
6. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, liên kết với với các tỉnh trong khu vực miền Trung và các tỉnh Tây nguyên, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là lĩnh vực năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến.
7. Tập trung triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách an sinh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc; khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đất đai, tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
8. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, thực hiện tốt công tác tiếp công dân; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC:
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế:
a) Nông, lâm nghiệp: Tập trung triển khai có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp; mở rộng quy mô sản xuất ở vùng chủ động nước, thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện của từng vùng; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả đi đôi với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là mô hình nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao năng suất, hiệu quả trên 1 ha đất sản xuất, đạt trên 62 triệu đồng/ha.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung nâng cao chất lượng đàn gia súc, đến cuối năm 2014, tỷ lệ sinh hóa đàn bò đạt 39%.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án và huy động nguồn lực cộng đồng cho hỗ trợ phát triển sản xuất và ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015. Thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế rừng, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ, phòng chống phá rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng độ che phủ rừng.
b) Thủy sản: Tập trung triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại nghề khai thác thủy sản, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ gắn với nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên biển; phát huy lợi thế về sản xuất giống, mở rộng qui mô nuôi tôm thương phẩm theo hướng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường vùng nuôi, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
c) Công nghiệp-Xây dựng:
- Sản xuất công nghiệp: Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường; phát huy cao nhất năng lực sản xuất các cơ sở công nghiệp hiện có và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm đi vào hoạt động như dự án chế biến tôm xuất khẩu, thủy điện hạ sông pha, chế biến khoáng sản Ti tan, để tăng năng lực sản xuất mới, tạo tăng trưởng cho năm 2014 và các năm tiếp theo. Triển khai có hiệu quả đề án phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và phát triển các làng nghề gốm Bầu Trúc, dệt thổ cẩm theo hướng gắn với phát triển du lịch.
- Xây dựng: Tập trung công tác quy hoạch xây dựng gắn với dự án đầu tư. Ưu tiên tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ đô thị thành phố Phan Rang-Tháp Chàm phấn đấu đạt đô thị loại II vào năm 2015; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công viên biển và triển khai các khu đô thị mới; triển khai đầu tư các dự án đường 21 tháng 8, đường Trần Phú; triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
d) Các ngành dịch vụ: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao, còn nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển như du lịch biển, thương mại, vận tải, bưu chính-viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành 13-14%:
- Về Thương mại: Phấn đấu trong năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 16,5%, phát triển các kênh phân phối lớn, mở rộng hệ thống bán lẻ và phát triển thương mại miền núi; đẩy mạnh chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”; tạo lưu thông hàng hóa thông suốt giữa các vùng miền, phát triển mạnh loại hình kinh doanh siêu thị ở các đô thị với qui mô phù hợp; tăng cường công tác quản lý thị trường và các biện pháp bình ổn thị trường góp phần kiềm chế lạm phát.
- Du lịch: Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, tập trung khai thác thế mạnh về du lịch biển, liên kết phát triển mạng lưới tour, tuyến du lịch trong và ngoài nước, khai thác tốt hơn các tour thu hút khách du lịch dài ngày các nước Nga, Nhật, Hàn Quốc, kết hợp du lịch biển với du lịch văn hoá, các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh loại hình du lịch sự kiện; chuẩn bị tổ chức tốt Lễ hội Nho và Vang quốc tế năm 2014 tại tỉnh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số dự án du lịch quy mô lớn ở các khu du lịch trọng điểm; phấn đấu trong năm 2014 thu hút khách du lịch tăng khoảng 20%.
- Dịch vụ vận tải: Tiếp tục đầu tư mới các phương tiện vận tải hiện đại đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ; phấn đấu tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng 15% và luân chuyển hành khách tăng 30%.
- Dich vụ Bưu chính-Viễn thông: Phát triển hạ tầng viễn thông theo hướng hiện đại gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới đến các khu đô thị, khu công nghiệp, phát triển hạ tầng thông tin phục vụ công tác phòng tránh thiên tai, quốc phòng - an ninh, đánh bắt thủy sản trên biển; phấn đấu đạt mật độ 15 máy điện thoại/100 dân, đạt 6,6 thuê bao internet/100 dân.
đ) Hoạt động xuất khẩu: Phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2014 đạt khoảng 70 triệu USD, tăng 16,4%, khai thác tốt nhất năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu hiện có và thúc đẩy tăng nhanh năng lực sản xuất mới, duy trì xuất khẩu mặt hàng nông sản, mở rộng qui mô xuất khẩu một số mặt hàng mới như đá granite, muối cao cấp, nước yến, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm may mặc.
e) Thu, chi ngân sách và hoạt động ngân hàng:
- Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2013, trong đó thu nội địa 1.200 tỷ đồng, thu Hải quan 300 tỷ đồng, khai thác các nguồn thu lớn từ sản xuất bia, điện, dịch vụ xăng dầu, XDCB, đất đai, khai thác khoáng sản; tăng cường công tác quản lý thu ngân sách, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, tích cực thu hồi các khỏan nợ đọng thuế; đồng thời thực hiện đầy đủ chính sách miễn, giảm, giãn một số nguồn thu ngân sách nhà nước cho các tổ chức và cá nhân kịp thời, đúng đối tượng.
- Chi ngân sách: Tổng chi cân đối ngân sách địa phương dự kiến khoảng 3.284 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên và chi khác khoảng 2.346 tỷ đồng, chi đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 938 tỷ đồng. Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm trong chi ngân sách; Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ đầu tư phát triển.
- Về hoạt động ngân hàng: Đẩy mạnh huy động vốn tăng tối thiểu 15% nhằm bảo đảm tốt hơn nhu cầu vốn vay cho nền kinh tế, tăng trưởng dư nợ 18-20%, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực tỉnh có lợi thế.
g) Phát triển doanh nghiệp:
Triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi và thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất- kinh doanh, nhất là các chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và các chương trình tín dụng lãi suất thấp; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, trọng tâm là tập trung hỗ trợ các HTX thực hiện việc chuyển đổi theo quy định, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể mới ban hành, phát triển mô hình HTX kiểu mới, tổng kết và nhân rộng các mô hình liên minh sản xuất có hiệu quả; củng cố bộ máy quản lý nhà nước về HTX ở địa phương.
h) Đầu tư phát triển: Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đảm bảo cho yêu cầu tăng trưởng năm 2014-2015. Phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt 7.610 tỷ đồng, tăng 24,3%, trong đó vốn NSNN 2.800 tỷ đồng, chiếm 36,8%, huy động vốn các thành phần kinh tế, vốn FDI và dân cư 4.210 tỷ đồng, chiếm 55,3%, vốn đầu tư nhà máy điện hạt nhân, dự kiến khoảng 600 tỷ đồng, chiếm 7,9% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Đối với vốn đầu tư ngân sách nhà nước: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các Chỉ thị số 1792/CT-TTg, Chỉ thị số 27/CT-TTg, Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nhất quán chủ trương tập trung ưu tiên vốn thanh toán các công trình hoàn thành để đến năm 2015 giải quyết dứt điểm nợ đọng XDCB, không để phát sinh nợ đọng mới; bố trí kế hoạch vốn tập trung, không dàn trải; ưu tiên vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trọng điểm đang bức xúc. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhiều hơn cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện mới tái lập, huyện nghèo 30a, các vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh. Đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA đang triển khai, đồng thời tập trung thu hút mạnh hơn các nguồn vốn ODA mới lĩnh vực hạ tầng đô thị, các công trình thuỷ lợi, bệnh viện, dạy nghề.
- Đối với vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và vốn FDI: Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai, nhất là các dự án quy mô lớn thuộc các lĩnh vực tỉnh có lợi thế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương rà soát các dự án đầu tư để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh; đồng thời qua đó kịp thời xử lý các dự án đầu tư triển khai chậm tiến độ và không có khả năng thực hiện.
2. Lĩnh vực Xã hội:
a) Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ:
- Về giáo dục: Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trọng tâm là thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy và học; tiếp tục đầu tư cơ sở trường lớp học đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu có 26,9% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 41% số học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày ; đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, đề án phát triển giáo dục đã được phê duyệt giai đoạn đến năm 2015; thực hiện có kết quả chủ trương xã hội hóa lĩnh vực giáo dục.
- Về Đào tạo: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nghề dài hạn, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 gắn với giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho 9.500 lao động, trong đó dạy nghề cho 4.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,6% (trong đó đào tạo nghề đạt 31,8%); đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành trường Cao đẳng nghề, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phân hiệu Đại học Nông Lâm, tiến tới thành lập Trường Đại học Ninh Thuận; đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo nghề.
- Về khoa học công nghệ:Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tập trung triển khai các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao, nhất là chuyển giao ứng dụng giống mới, nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh; tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu triển khai các đề tài chống sa mạc hóa, ứng phó biển đổi khí hậu toàn cầu.
b) Y tế, Dân số-kế hoạch hóa gia đình:
Tăng cường y tế dự phòng, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt chương trình liên kết đào tạo và chuyển giao công nghệ của các bệnh viện Trung ương. Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư lĩnh vực y tế.
c) Các vấn đề về trẻ em, bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ:
Tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, ưu tiên nguồn lực để giải quyết một số vấn đề về trẻ em đang bức xúc, có biện pháp giảm tai nạn thương tích cho trẻ em. Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2015, từng bước bảo đảm về bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; ưu tiên trong giải quyết việc làm, tiếp cận vốn tín dụng và thực hiện bình đẳng các chính sách về tiền lương, phụ nữ có con nhỏ, làm tốt công tác truyền thông chống bạo hành trong gia đình.
d) Giải quyết việc làm và xóa đói gỉam nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội:
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2012-2015; huy động và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, đề án giảm nghèo để giảm nghèo bền vững, nhất là huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết 30a; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ về khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ về nhà ở, chính sách tín dụng cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo vay vốn. Phấn đấu năm 2014, giảm 2% hộ nghèo, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Bác Ái trên 4%. Tăng cường vai trò nhà nước trong giải quyết việc làm, phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 15,5 ngàn lao động, trong đó có từ 120 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
đ) Văn hoá thông tin, Phát thanh truyền hình và Thể dục thể thao:
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với triển khai Kế hoạch khắc phục sau kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tuyên truyền các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong năm; thông tin đầy đủ, kịp thời sâu rộng trong nhân dân về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Trung ương và của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phát triển phong trào thể dục-thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao đối với những bộ môn có thế mạnh của tỉnh; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh truyền hình.
3. Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:
Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển bền vững và thực hiện có hiệu quả Đề án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh, sạch đẹp”. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu; giám sát chặt chẽ các điều kiện về môi trường đối với các dự án đầu tư, nhất là các dự án khai thác khoáng sản.
4. Công tác nội chính và xây dựng chính quyền:
- Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan nhà nước và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020; nâng cao chất lượng thẩm định, rà soát văn bản, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho những đối tượng ở vùng nông thôn, vùng sâu, người nghèo.
- Tăng cường công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo công dân.
5. Quốc phòng-An ninh:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh về thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quốc gia an ninh trong tình hình mới; thực hiện tốt công tác giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân, tổ chức giao quân năm 2014 đạt chỉ tiêu, bảo đảm chất lượng; thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; nắm bắt và xử lý kịp thời diễn biến về tình hình an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, an ninh trong khu vực có các dự án trọng điểm đang triển khai, an ninh trật tự trên biển và bảo vệ chủ quyền trên biển, giữ vững an ninh chính trị trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
V. Các nhóm giải pháp chủ yếu:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, thông tin đầy đủ, kịp thời về những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Trung ương và của tỉnh để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
2. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trước hết tập trung huy động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, vốn trái phiếu Chính phủ phát hành thêm giai đoạn 2014 - 2016; đồng thời đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư theo hình thức BT đối với một số dự án giao thông đang có nhu cầu búc xúc; phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương trong triển khai các dự án trọng điểm Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư-kinh doanh để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước: Tiếp tục kiện toàn các cơ quan nhà nước, nhất là chính quyền cơ sở; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính trong đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường tạo thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án; nâng cao hơn nữa tính chủ động trong tham mưu đề xuất; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính.
4. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, cập nhật thông tin về diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích dự báo; tăng cường quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc thù, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường.
5. Có giải pháp đồng bộ trong triển khai các Chương trình, đề án đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xúc tiến mời gọi các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước đầu tư thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh.
6. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác đã được ký kết với các tỉnh trong vùng Nam Trung bộ và 9 tỉnh miền Trung - Tây nguyên, rà soát và có kế hoạch tổ chức thực hiện các thỏa thuận hợp tác đầu tư với các Tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
7. Tăng cường đối thoại trực tiếp trong thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại kéo dài, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở và thi hành án dân sự; đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội./.
[1] Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới ngày 8/10/2013: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo hạ thấp tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 từ 3,1% xuống 2,9% và năm 2014 từ 3,8% xuống 3,6% do suy giảm của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và các quốc gia phát triển khác, kinh tế toàn cầu hiện còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
[2] Sản lượng lúa tăng 3,9%, ngô tăng 12,7%, mía tăng 17,3%, nho tăng 7,5%.
[3] Qui mô tổng đàn gia súc 316,3 ngàn con, tăng 5,9%; đàn gia cầm 1,378 triệu con
[4] Đến nay có 29 trang trại nuôi heo, chiếm 21,3% tổng đàn.
[5] Trong 10 tháng, đã xảy ra 3 vụ, làm cháy 15,4 ha rừng, thiệt hại không đáng kể; phát hiện 791 vụ vi phạm lâm luật, giảm 7 vụ, đã xử lý 700 vụ.
[6] Trồng mới 129 ha rừng tập trung; chăm sóc 579 ha và giao khoán, bảo vệ 29.836 ha rừng.
[7] Số lượng tàu thuyền tăng 71 chiếc/29.075 CV, nâng tổng số đến nay có 2.675chiếc/243.400 CV.
[8] Kết quả thực hiện tiêu chí NTM: nhóm 3: 2 xã (tăng 2 xã) , nhóm 4: 29 xã (tăng 17 xã), nhóm 5: còn 16 xã (giảm 19 xã) so với năm 2010; riêng 11 xã điểm, đạt bình quân 7,72 tiêu chí/1 xã tăng thêm 3,18 tiêu chí/1 xã so với năm 2010.
8 Xi măng giảm 3.3%, nhân hạt điều giảm 7,7%, gạch nung giảm 12,5%, nước yến giảm 40%.
[10] Bia đóng lon 17 triệu lít; gạch không nung 2,1 triệu viên; khăn bông Quảng Phú 235,7 tấn;
[11] Ban hành Chương trình phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020; hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông và Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Thị Minh Khai, đang đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thoát nước Tháp Chàm, thoát nước thị trấn Phước Dân.
[12] Lực lượng liên ngành đã tổ chức kiểm tra 882 vụ, phát hiện và xử lý 192 trường hợp vi phạm.
[13] Do cạnh tranh mặt hàng nhân điều của Ấn độ và Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhân điều của Việt Nam.
[14] Tổng vốn đầu tư NSNN và TPCP đến 31/10/2013 là 2.143,5 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó vốn KH giao đầu năm 1.683,7 tỷ đồng, vốn Trung ương bổ sung (vay tín dụng ưu đãi, ứng trước KH 2014) 459,8 tỷ đồng.
[15] Kế hoạch vốn năm 2013, 2 nguồn vốn lớn là trái phiếu Chính phủ và hỗ trợ có mục tiêu chỉ khởi công mới 10 dự án; đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Danh mục kế hoạch năm 2013 có 48 dự án, đã tạm dừng 26 dự án;
[16] Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh.
[17]Trong 10 tháng có 1.174 lượt DN được được miễn, giảm, gia hạn thuế 28,7 tỷ đồng, hoàn thuế GTGT 117 tỷ đồng cho 87 DN; gia thuế GTGT cho 18 DN xây lắp 8,6 tỷ đồng ; bảo lãnh cho 11 DN vay vốn tín dụng thương mại ngân hàng 42,7 tỷ đồng, nâng tổng số đến nay có 30 DN được bảo lãnh vay vốn tín dụng là 81,8 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ 4.017 món vay/1.346 tỷ đồng, điều chỉnh lãi suất 25.249 HĐTD/ 2.470 tỷ đồng; đã tổ chức 03 hội chợthương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 07 hội chợ thương mại và xúc tiến thương mại trong nước; tiếp tục mở 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp cho gần 41 cán bộ quản lý DN.
[18] DN thành lập mới: Thương mại-dịch vụ: 120 DN, chiếm 51%; xây lắp 50 DN (21%); nông-lâm-thủy sản 36 DN (15%); công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 30 DN (13%).
[19] DN giải thể, tạm dừng hoạt động: Thương mại-dịch vụ: 77 DN, chiếm 53%; nông-lâm-thủy sản 37 DN (25%%); xây lắp 23 DN (16%); công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 9 DN (6%).
[20] Tổng số học sinh đầu năm học 2013-2014 có 132.236 em, giảm 0,16% so với năm học trước.
[21]Tỷ lệ bỏ học đầu năm học 2013-2014 chiếm 1,48%, giảm 0,1% so cùng kỳ năm học trước, trong đó tiểu học chiếm 0,29% giảm 0,08%, THCS 3,08% tăng 0,02% và THPT 1,84% giảm 0,48%; Tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi về mặt học lực: Tiểu học 69,8%, tăng 2,34%, THCS 50,08%, tăng 3,26%, THPT 29,31%, tăng 2,33%.
[22] Mầm non 5/90 trường, đạt 5,6%, phổ thông 51/234 trường, đạt 21,8%, trong đó: tiểu học 37/152 trường đạt 24,3%, THCS 13/63 trường đạt 20,6% và THPT 1/19 trường đạt 5,26%.
[23] 100% xã phường giữ vững chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS; 62/65 (93,8%) xã phường và 04 huyện, thành phố (Thuận Bắc, Ninh Phước, Ninh Hải, PR-TC) được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
[24] Bệnh tay-chân-miệng 647 ca, tăng 106 ca; sốt xuất huyết 380 ca, tăng 106 ca so cùng kỳ.
[25] Hoàn thành xây dựng 3.174 căn nhà bổ sung giai đoạn 1 Chương trình 167 và đang tiếp tục triển khai giai đoạn II, triển khai hỗ trợ xây mới, nâng cấp khoảng 100 nhà ở cho người có công năm 2013.
[26] Đã cấp 364.915 thẻ BHYT, chiếm 63% dân số toàn tỉnh; chi bảo hiểm thất nghiệp cho 1.730 người, với kinh phí trên 12 tỷ đồng, hỗ trợ mua 144.217 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số khu vực ĐBKK.
[27]Đã tổ chức 123 buổi biểu diễn nghệ thuật, trong đó phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa 23 buổi, với hơn 171 ngàn lượt người xem; chiếu phim lưu động 528 buổi phục vụ hơn 194 ngàn lượt người xem.
[28] Cử 12 CBCC đi đào tạo sau Đại học ở nước ngoài; cử 46 cán bộ thi tuyển ngạch CVC, 08 cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp; tổ chức bồi dưỡng quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho 473 CBCC, bồi dưỡng 330 cán bộ công chức cấp xã ; cử 91 cán bộ tham gia Hội thảo, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
[29] Chủ tịch nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng 1,2, 3 cho 9 cá nhân và 7 tập thể. Thủ tướng Chính phủ: tăng 01 cờ thi đua và chiến sỹ thi đua toàn quốc cho 1 cá nhân; tặng bằng khen cho 12 cá nhân và 4 tập thể. UBND tỉnh tặng 23 cờ thi đua và khen thưởng 133 tập thể lao động xuất sắc, 11 Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; tặng bằng khen cho 104 tập thể và 142 cá nhân; khen thưởng chuyên đề bằng khen cho 325 tập thể và 312 cá nhân, khen thường đột xuất cho 13 tập thể và 15 cá nhân.
[30] Cử 04 đ/c đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng KTQP-AN tại Quân khu và 70 đ/c đối tượng 3 bồi dưỡng KTQP-AN tại địa phương; Giáo dục QP-AN toàn dân được 29 lượt/12.600 người; Giáo dục QP-AN cho học sinh THPT: 18 trường/489 lớp/19.100 học sinh
[31] Tốc độ tăng trưởng GDP Quý I tăng 8,3%, Quý II tăng 8,8% và Quý III tăng 9,2%, dự kiến quý IV tăng 13,7%.
[32] GTSX ngành công nghiệp: Năm 2011 tăng 17,5%, năm 2012 tăng 14,3% và ước năm 2013 tăng 12,1%.
[33] GDP bình quân đầu người: Năm 2008 là 9,1 triệu đồng, bằng 50%, năm 2011 đạt 16,4 triệu đồng, bằng 60% và dự kiến năm 2012 đạt 21,1 triệu đồng, bằng 62% mức bình quân cả nước.
[34] Mì trên 3.300 ha, mía trên 2.730 ha; cây nho 727 ha, sản lượng 16.965tấn, cây táo 1.107 ha, sản lượng 37.782tấn.
[35] Cty CP Nông Sản NT đầu tư hệ thống dây chuyền tự động chế biến nhân điều; Cty Đường Phan Rang đầu tư nâng công suất ép mía từ 700 tấn/ngày lên 1000 tấn/ngày; Cty TNHH Thông Thuận đầu tư nâng cấp thiết bị nhà máy chế biến thủy sản Phan Rang đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật; nâng công suất nhà máy chế biến tinh bột mỳ từ 80 tấn/ngày lên 120 tấn/ngày; chế biến đá granite nâng công suất từ 60.000 m2 /năm lên 120.000 m2 /năm.
[36] Bệnh viện huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Sơn;
[37] Toàn tỉnh có 324 trường học thuộc các cấp học, tăng 19 trường so với năm 2010; đã cơ bản xóa được lớp học ca 3, có 21,8% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia , 100% các xã đều có trường mầm non, tiểu học, 87,5% số xã phường có trường trung học cơ sở và 7/7 huyện, thành phố có ít nhất là 01 trường trung học phổ thông,
[38] tỷ lệ đạt 23,7 giường bệnh/ 1 vạn dân; 44,6% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
[39] Trong 3 năm 2011-2013: Giải quyết việc làm mới cho 47.059 ngàn lao động, bằng 62,7% KH 5 năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2013.
[40] Tăng truởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,6%/năm, xấp xỉ hơn 50% mục tiêu Nghị quyết (26-27%); công nghiệp chế biến chiếm 71,7% giá trị toàn ngành công nghiệp (mục tiêu là 85%).
[41] Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 34,5% giá trị ngành nông nghiệp (mục tiêu là 42%).
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
|
|