Theo tài liệu số 1948/BC-BKHĐT ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tài liệu phục vụ họp báo của Chính phủ tháng 3 năm 2013)
1. Về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát
-Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, chỉ số giá giảm so với tháng trước: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7 tháng tăng liên tiếp; trong đó: giảm mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giảm 0,53% (riêng thực phẩm giảm 0,95%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,08%; giao thông giảm 0,25%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%. Các nhóm hàng khác chỉ tăng nhẹ khoảng 0,04-0,25%.
CPI tháng 3 giảm so với tháng trước chủ yếu do: (1) các cấp, các ngành tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp, chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý giá cả thị trường, cung - cầu hàng hóa, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái,...; (2) tổng cầu giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao và áp lực của hàng nhập khẩu, nhất là nhập từ thị trường Trung Quốc; (3) quy luật giảm giá một số mặt hàng thiết yếu sau Tết; (4) nguồn cung lương thực dồi dào do Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa Đông Xuân.
So với tháng 12/2012, CPI tháng 3/2013 tăng 2,39%, thấp nhất so với cùng kỳ trong 4 năm qua. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2013 tăng 6,64%. Tính bình quân, CPI3 tháng đầu năm 2013 tăng 6,91% so với cùng kỳ năm 2012.
-Xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu có cải thiện:Quý I/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 25,1%); trong đó: khu vực kinh tế trong nước đã có cải thiện đáng kể vàtăng 10,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tăng 25,6%. Tổng kim ngạch nhập khẩu Quý I/2013 ước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 17%; trong đó: khu vực trong nước ước tăng 7,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tăng 25,5%.
-Về thu chi ngân sách: lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2013, tổng thu NSNN ước đạt 136,3 nghìn tỷ đồng, bằng 16,7% dự toán năm; tổng chi NSNNước đạt 171,93 nghìn tỷ đồng, bằng 17,6% dự toán năm.
- Vềđầu tư phát triển: tổng vốn đầu tư xã hội Quý I/2013 theo giá hiện hành ước đạt 195,3 nghìn tỷ đồng, bằng 28,6%GDP, trong đó: vốn đầu tư phát triển từ NSNNước thực hiệnlà 35,2nghìn tỷ đồng, đạt 20,1% kế hoạch năm; vốn trái phiếu Chính phủ ước thực hiện là 23,6 nghìn tỷ đồng, đạt 39,3%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ước đạt 5,5 nghìn tỷ đồng, đạt 9,1%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước đạt 15,6 nghìn tỷ đồng, đạt 17,3%; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân ước đạt 70 nghìn tỷ đồng, đạt 17,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàithực hiện ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,1%; vốn đăng ký ước đạt trên 6,03 tỷ USD,tăng 63,6%; vốn ODAước giải ngân đạt 290 triệu USD, bằng cùng kỳ năm trước.
2. Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng vớitốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước: tăng trưởng GDP Quý I/2013 (giá so sánh 2010) ước đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 (4,75%), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%; khu vực dịch vụ tăng 5,65%. Đây là mức tăng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Sản xuất công nghiệp,tuy đã có những chuyển biến, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn:Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)Quý I/2013 ước tăng 4,9% (cùng kỳ tăng 5,9%), trong đó:khai khoáng tăng 2,1%; công nghiệp chế biến, chế tạotăng5,4%; sản xuất, phân phối điện tăng 8,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải tăng 9,5%.Chỉ số tồn kho giảm khá lớn: so với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/3/2013 của ngành công nghiệp chế biến tăng 16,5%, thấp hơn mức 21,5% tại thời điểm 01/01/2013.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển nhưng đang gặp khó khăn do hạn hán, nhiễm mặn và khó khăn về thị trường tiêu thụ: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Quý I/2013 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nông nghiệp tăng 2,5%; lâm nghiệp tăng 5,8%; thủy sản tăng 2,5%. So với cùng kỳ năm trước, quy mô đàn trâu bò Quý I/2013 ước giảm 3-4%; đàn gia cầm ước giảm 2-3%; đàn lợn ước giảm 1-2%. Tổng sản lượng thủy sản Quý I/2013 ước đạt 1.151 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.Ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng giá trị sản xuất là 5,8%, cao hơn tốc độ tăng chung của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2,6%.
- Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng cao, nhưng nhiều hoạt động của khu vực này vẫn còn khó khăn:tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực dịch vụ trong Quý I/2013 đạt 5,65% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 11,7%. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 6,2%. Khối lượng vận chuyển hàng hoá ước tăng 4,9%; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước giảm 6,1%. Khối lượng vận chuyển hành khách ước tăng 6,8%; khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 5,9%.
3. Về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác
- Về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường: tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tiếp tục thí điểm áp dụng một số mô hình giáo dục/dạy học mới; củng cố và phát triển mạng lưới các trung tâm giáo dục thường; xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho người đi lao động xuất khẩu lao động tại 62 huyện nghèo,đổi phương thức xây dựng, tổ chức và quản lý các Chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu. Xây dựng và thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai sửa đổi.
- Về lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo: tháng 3/2013 ước tạo việc làm khoảng 130,5 nghìn lao động;tính chung Quý I/2013 ước tạo việc làm khoảng 361,7 nghìn lao động, đạt 21,4% kế hoạch. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện, như: hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ người nghèo, cứu đói, động viên thăm hỏi gia đình chính sách, người có công...Tính đến thời điểm 20/3/2013, so với cùng kỳ năm trước, số hộ thiếu đói giảm 42,7%, số lượt nhân khẩu thiếu đói giảm 10,9%.
- Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ, sản xuất, chế biến thực phẩm; kiên quyết xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan. Tính chung Quý I/2013, cả nước có trên 11,3 nghìn trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 245 người bị ngộ độc, 01 trường hợp tử vong; tính chung Quý I/2013 xảy ra 15 vụ với 487 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 04 trường hợp tử vong.
- Về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: tiếp tục tập trung tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền các sự kiện chính trị xã hội trên toàn quốc.Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao mừng Đảng, mừng Xuân. Xây dựng danh mục các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; phê duyệt quy hoạch các khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; tiến hành nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể.
Đánh giá chung, trong Quý I/2013, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội,Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và đã đạt được những kết quả tích cực. Lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP Quý I/2013 cao hơn cùng kỳ năm trước. Lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định; thanh khoản các ngân hàng thương mại cải thiện đáng kể; dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao; thị trường vàng từng bước đi vào hoạt động ổn định. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh tăng; Quý I/2013 đã có xuất siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng so với cùng kỳ năm trước; giải ngân vốn ODA đạt khá. Tiến trình tái cơ cấu đầu tư công đã được khởi động ngày từ đầu năm 2012 và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững;…
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chứa đựng nhiều rủi ro. Cả khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản giảm sút. Sản xuất công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Lãi suất cho vay còn ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Tiến độ thu NSNN chậm hơn cùng kỳ các năm trước; giải ngân vốn đầu tư phát triển từ NSNN đạt thấp. Số vụ tai nạn giao thông vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn./.
Số liệu xem file đính kèm
File đính kèm: BC Chinh phu T3.13.pdf
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư