Hoạt động trồng trọt trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân và gieo trồng cây hoa màu. Tính đến thời điểm 15/01/2020, toàn tỉnh gieo cấy vụ đông xuân 2019-2020 đạt 21.218,2 ha, bằng 67,55% so vụ cùng kỳ. Trong đó cây lúa diện tích gieo cấy được 14.255 ha, bằng 61,56% so cùng kỳ năm trước; cây bắp diện tích gieo cấy đạt 2.132 ha, bằng 66,83% so cùng kỳ; cây trồng khác diện tích trồng đạt 4.831,2 ha, bằng 95,3% so cùng kỳ năm trước,…
I. Nông - Lâm - Thuỷ sản
1. Trồng trọt
* Cây hàng năm: Hoạt động trồng trọt trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân và gieo trồng cây hoa màu. Tính đến thời điểm 15/01/2020, toàn tỉnh gieo cấy vụ đông xuân 2019-2020 đạt 21.218,2 ha, bằng 67,55% so vụ cùng kỳ. Trong đó cây lúa diện tích gieo cấy được 14.255 ha, bằng 61,56% so cùng kỳ năm trước; cây bắp diện tích gieo cấy đạt 2.132 ha, bằng 66,83% so cùng kỳ; cây trồng khác diện tích trồng đạt 4.831,2 ha, bằng 95,3% so cùng kỳ năm trước,…
Nguồn nước tưới được tích trữ trong các công trình hồ chứa, đập thủy lợi trong thời gian qua rất thấp, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho sản xuất vụ Đông xuân do lượng mưa cuối năm 2019 tại khu vực thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%, dòng chảy các sông suối thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-50%. Hiện nay, trữ lượng nước tưới trong các hệ thống công trình thủy lợi qua tính toán cân đối cho sản xuất vụ Đông xuân 2019-2020 chỉ có hai địa phương đảm bảo được cho sản xuất là Tánh Linh và Đức Linh, các địa phương còn lại đều phải cắt giảm diện tích sản xuất cho phù hợp với nguồn nước dự trữ; tổng diện tích cắt giảm vụ đông xuân năm nay do không đảm bảo nguồn nước khoảng 15.430 ha trên toàn địa bàn tỉnh.
* Cây lâu năm: Các loại cây lâu năm tăng chậm do giá đầu ra các loại cây chủ lực của tỉnh thấp như cao su, tiêu, thanh long,… Bên cạnh đó sâu bệnh: đốt trắng (nấm tắt kè) trên cây thanh long, bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu,… đã làm ảnh hưởng đến tâm lý phát triển diện tích mới của nhà vườn.
- Thanh long: Tính đến thời điểm 15/01/2020, toàn tỉnh có 10.398,7 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Trong đó, Hàm Thuận Nam 6.622,7 ha, Hàm Thuận Bắc 3.021,1 ha, Bắc Bình 421 ha, Phan Thiết 89,8 ha, Hàm Tân 36,5 ha, La Gi 153 ha, tuy phong 35,4 ha.
- Cao su: Hiện đang sắp kết thúc vụ thu hoạch. Giá bán cao su đang ở mức thấp, dự tính trong thời gian đến diện tích cao su toàn tỉnh sẽ không tăng.
- Cây điều: Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, đang là thời điểm ra hoa, diện tích điều trên địa bàn đã già cỗi, đất bạc màu, việc chăm sóc, đầu tư chưa được nhà vườn quan tâm.
- Cây tiêu: Đang ở thời điểm bắt đầu thu hoạch, hiện giá tiêu đang ở mức thấp, trên cây tiêu thường xuyên xuất hiện sâu bệnh, nên diện tích phát triển mới trên địa bàn không nhiều.
- Các loại cây lâu năm còn lại được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể,…
Nhìn chung, trong tháng, sản xuất nông nghiệp người dân tập trung chăm sóc các loại rau xanh, hoa, quả; cây kiểng để phục vụ tết Canh Tý năm 2020; giá các mặt hàng nông sản hiện tương đối ổn định.
* Tình hình sâu bệnh: Tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng không diễn biến phức tạp, chỉ xảy ra dưới dạng cục bộ ảnh hưởng không đáng kể đến cây trồng.
- Cây lúa: Bọ trĩ gây hại 921 ha, tăng 862 ha so cùng kỳ, bệnh đạo ôn lá gây hại 1.415 ha, tăng 693 ha so cùng kỳ, chuột gây hại 348 ha, sâu cuốn lá nhỏ 12 ha.
- Cây thanh long: diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 1.852 ha; nám cành, vàng gây hại mạnh với diện tích 2.356 ha, bệnh thán thư cành quả có diện tích nhiễm trong kỳ 506 ha.
- Cây bắp: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô với điện tích 513 ha trên nhiều địa bàn. Đây là loại sâu có khả năng gây hại mạnh, do đó người trồng bắp cần chú ý tập trung theo dõi để phòng trừ kịp thời.
- Cây mì: Khảm lá virut gây hại trên diện tích 210,5 ha trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, La Gi, Bắc Bình.
* Tình hình tưới phục vụ sản xuất:
Ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước, tiến hành nạo vét hệ thống kênh mương, lên kế hoạch tưới phân theo thời gian cho từng vùng, đảm bảo phục vụ yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi kiểm tra, quản lý đảm bảo an toàn các hệ thống công trình thủy lợi. Tính đến ngày 10/01/2020, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2019-2020 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện trên toàn tỉnh 30.522 ha, đạt 82,00% so kế hoạch vụ, trong đó: cây lúa và cây màu 10.731 ha, đạt 61,57% so kế hoạch vụ; cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày 19.791 ha, đạt 100% so kế hoạch.
2. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi trong tháng 01/2020 nhìn chung đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò phát triển ổn định so cùng kỳ. Chăn nuôi lợn vẫn còn đối mặt với khó khăn do tình hình dịch tả lợn Châu phi tuy có giảm nhưng vẫn chưa hết hẳn; giá các con giống cao, một số hộ chăn nuôi còn e ngại tái đàn mặc dù giá lợn hơi tăng cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết nguyên đán, số lượng tổng đàn các loại gia súc, gia cầm có xu hướng tăng, đảm bảo đáp ứng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh cho người dân. Tại thời điểm 15/01/2020, số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh như sau:
- Đàn trâu, bò: Có 176.100 con, tăng 0,12% so cùng kỳ (đàn trâu 8.860 con, giảm 1,45%; đàn bò 167.240 con, tăng 0,21%), số lượng đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò tiếp tục duy trì và phát triển, không có bệnh dịch xảy ra.
- Đàn lợn:Giảm do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi, đàn lợn hiện có 269.300 con, giảm 3,27% so cùng kỳ. Chăn nuôi lợn vẫn còn đối mặt với tình hình dịch tả lợn Châu phi.
- Đàn gia cầm: Giá đầu ra ổn định, tình hình dịch bệnh không xảy ra nên đàn gia cầm phát triển khá thuận lợi. Toàn tỉnh có 3.651 ngàn con gia cầm, tăng 3,09% so cùng kỳ.
Nhìn chung, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại gia súc, gia cầm đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán các tỉnh lận cận trong dịp trước, trong và sau Tết Canh tý 2020.
* Công tác phòng, chống dịch:
Tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi có phần giảm; tính từ khi có dịch (tháng 6/2019) đến ngày 12/01/2020, toàn tỉnh có 47 xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố công bố dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (trong đó có 17 xã, phường và thị trấn đã công bố hết dịch và 19 xã đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới), tổng trọng lượng đã tiêu hủy 2.626,6 tấn. Cụ thể ở các địa phương:
- Thị xã La Gi: đã công bố hết Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Tân Tiến,Tân Phước. Lũy kế từ khi có dịch đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 691 con/33,7 tấn/27 hộ/7 xã, phường.
- Huyện Hàm Thuận Bắc: các xã, thị trấn xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn huyện đều đã công bố hết dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Lũy kế kể từ khi có dịch đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 221 con/7,4 tấn/16 hộ/ 4 xã, thị trấn.
- Huyện Đức Linh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành thẩm định các điều kiện công bố hết dịch đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Tân Hà, Đức Hạnh và thị trấn Võ Xu. Trên địa bàn các xã Đức Tín, Mê Pu và Nam Chính không phát sinh ổ dịch mới; riêng các xã Vũ Hòa, Trà Tân, Đông Hà, Đức Chính, Đa Kai, Sùng Nhơn và thị trấn Đức Tài đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Lũy kế đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 33.284 con/2.132,8 tấn/1.421 hộ/13 xã, thị trấn công bố dịch.
- Huyện Tánh Linh: Trên địa bàn các xã Gia An, Bắc Ruộng, Đức Bình Huy Khiêm, Nghị Đức, Đức Thuận, Đức Phú và thị trấn Lạc Tánh không phát sinh ổ dịch mới; các xã Đức Tân, Măng Tố, Đồng Kho và La Ngâu đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch. Lũy kế kể từ khi có dịch đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 6.978 con/415,3 tấn/698 hộ/12 xã, thị trấn công bố dịch.
- Huyện Hàm Tân: các xã Thắng Hải và Tân Đức đã công bố hết dịch Lũy kế kể tư khi có dịch đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 303 con/11,06 tấn/19 hộ/7 xã, thị trấn.
- Thành phố Phan Thiết: Trên địa bàn các xã Tiến Lợi và Thiện Nghiệp đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Lũy kế kể từ khi có dịch đến ngày 12/01/2020, tổng số lợn tiêu hủy là 465 con/25,9 tấn /12 hộ/4 phường, xã.
Các địa phương vẫn tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các nguyên nhân lây lan, biện pháp phòng ngừa, phát tờ rơi về hướng dẫn phòng chống dịch,... để tất cả người dân đều nắm bắt diễn biến, tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng tránh dịch bệnh trong vùng dịch.
* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật
Trong tháng 01 đã tập trung chỉ đạo triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; các bệnh truyền nhiễm thông thường chỉ xảy ra lẻ tẻ, không lây lan thành dịch.
- Công tác tiêm phòng: Trong tháng 01/2020 các địa phương trên toàn tỉnh đã tổ chức tiêm phòng 977.682 liều vắc xin. Trong đó: đàn trâu, bò 1.600 liều; đàn heo 26.752 liều; đàn gia cầm 948.700 liều.
- Kiểm dịch động vật: Trong tháng ngành Thú y tỉnh đã bố trí các kiểm dịch viên tại các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kết quả đã kiểm dịch đàn heo 156.488 con; 1.823 con trâu, bò; 434.300 con gia cầm, 6.281 con dê.
3. Lâm nghiệp:
Đây là tháng mùa khô nên hoạt động trồng rừng không được triển khai. Công tác phòng, chống cháy rừng được ngành chức năng chủ động thực hiện, đồng thời triển khai công tác xây dựng kế hoạch trồng rừng năm 2020. Kế hoạch diện tích giao khoán bảo vệ rừng trong năm 132.377 ha (trong đó từ nguồn vốn Trung ương 10.780 ha, nguồn vốn của tỉnh 64.601 ha, nguồn vốn từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng 49.280 ha và nguồn vốn ODA 7.716 ha), diện tích khoanh nuôi tái sinh ước 1.500 ha.
Tính đến thời điểm 10/01/2020, toàn tỉnh đã xây dựng 721,1 km đường băng cản lửa (trong đó: 616,7 km đường băng trắng và 95,4 km đường băng xanh), 01 chòi canh lửa kiên cố; trang bị 340 máy móc thiết bị và 966 công cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra, bên cạnh đó thành lập được 32 ban chỉ huy phòng chống cháy rừng các cấp. Các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng, không gây cháy hoặc phát hiện cháy phải báo ngay cho trạm bảo vệ rừng gần nhất.
Việckiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh luôn được tăng cường. Đến thời điểm ngày 10/01/2020, đã phát hiện 19 vụ vi phạm lâm luật, trong đó phá rừng trái phép 01 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 06 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 04 vụ, vi phạm khác 08 vụ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 18 vụ (xử phạt hành chính), tịch thu 06 xe máy; 02 phương tiện khác; 28,2 m3 gỗ các loại. Số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 5,5 triệu đồng.
4. Thuỷ sản:
- Trong tháng 1/2020, sản lượng thủy sản ước đạt 12.186,3 tấn, giảm 0,62% so cùng kỳ. Trong đó:
+ Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng ước đạt 248,1 ha, tăng 2,53% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 1.188,4 tấn, tăng 2,38% so cùng kỳ năm trước.
+ Khai thác thuỷ sản: Do thời tiết ngư trường không thuận lợi, dẫn đến tình sản lượng thủy sản khai thác trong tháng giảm, ước đạt 10.997,9 tấn giảm 0,93% so cùng kỳ (trong đó khai thác biển đạt 10.939 tấn, giảm 0,94%, khai thác nội địa đạt 58,9 tấn, tăng 0,87%).
- Sản xuất giống thuỷ sản: Sản lượng giống sản xuất chủ yếu là tôm giống, trong tháng ước đạt 1,68 tỷ con tăng 0,30% so cùng kỳ. Công tác quản lý về nguồn gốc tôm, giám sát con giống luôn được tăng cường.
- Tình hình dịch bệnh: Trong tháng, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi không có dịch bệnh xảy ra, chỉ rải rác một số hộ tôm có hiện tượng đốm trắng, chậm lớn nhưng ở mức độ nhẹ.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản luôn được tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thuỷ sản như giã cào, mắt lưới nhỏ so quy định, xung điện, chất nổ,... để ngăn chặn giảm bớt vi phạm trong khai thác thủy sản biển. Số vụ vi phạm từ đầu năm đến ngày 10/01/2020 không có vụ vi phạm nào xảy ra. Tập trung chấn chỉnh khai thác bất hợp pháp để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Trong tháng không có tàu vi phạm.
II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư
1. Công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 01 ước giảm 11,26% so tháng trước và tăng 2,25% so cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số ngành khai khoáng giảm 2,44%;công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 13,40%;sản xuấtvàphân phối điện tăng6,76%;cung cấp nước và xử lý rácthải,nướcthải tăng1,40%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trong tháng 01 ước đạt 2.755,2 tỷ đồng, đạt 7,57% kế hoạch năm, tăng 1,17% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp khai khoáng 47,7 tỷ đồng (giảm 1,46%); công nghiệp chế biến chế tạo 1.496,4 tỷ đồng (giảm 3,43%); sản xuất và phân phối điện 1.188,4 tỷ đồng (tăng 7,74%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 22,7 tỷ đồng (tăng 1,91%).
Các sản phẩm sản xuất trong tháng tăng so cùng kỳ năm trước gồm: Nước khoáng tăng 1,48%, nước máy sản xuất tăng 2,25%, điện tăng 6,75%, sơ chế mủ cao su tăng 2,76%. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 5,05%, đá khai thác giảm 0,90%, muối hạt giảm 19,20%, thủy sản đông lạnh giảm 2,89%, thủy sản khô giảm 14,34%, nước mắm giảm 17,64%, hạt điều nhân giảm 28,47%, quần áo may sẵn giảm 19,47%, gạch các loại giảm 31,53%, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 26,07%, thức ăn gia súc giảm 10,94% và giày dép các loại giảm 5,41% so cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung trong tháng 01, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận tăng nhẹ với cùng kỳ. Có hai nhóm ngành (ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo) giảm so với cùng kỳ do đây là tháng rơi vào kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020 nên làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai nhóm ngành (ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải) tăng nhẹ so với cùng kỳ.
2. Đầu tư phát triển
Trong tháng, vốn đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước ước thực hiện 72,80 tỷ đồng, đạt 2,17% kế hoạch năm, giảm 1,05% so cùng kỳ năm trước; trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 52,15 tỷ đồng, giảm 0,78%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 19,0 tỷ đồng, giảm 1,81% và vốn ngân sách nhà nước cấp xã 1,65 tỷ đồng, giảm 0,60% so cùng kỳ năm trước.
3. Đăng ký kinh doanh:
Tính từ ngày 15/12/2019 - 15/01/2020, đã tiếp nhận 73 hồ sơ thành lập mới, tăng 34,15% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký mới đạt 747 tỷ đồng, giảm 43,43% so cùng kỳ; không có doanh nghiệp giải thể; thông báo tạm ngừng 61 trường hợp, tăng 56,41% so cùng kỳ; đăng ký thay đổi 79 trường hợp, tăng 9,72% so cùng kỳ.
4. Đăng ký đầu tư:
Trong tháng 01 (từ ngày 15/12/2019 - 15/01/2020), trên địa bàn tỉnh có 05 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 40 ha, tổng vốn đăng ký 165,43 tỷ đồng. Đã xây dựng xong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 - 2021 trong năm 2019. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện.
III. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải
1. Thương mại, giá cả:
Là tháng có Tết cổ truyền của dân tộc, tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh diễn biến khá nhộn nhịp, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có tăng so tháng trước nhưng không có đột biến, hàng hoá lưu thông thông suốt. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán với lượng hàng phong phú, đa dạng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tại các điểm kinh doanh, các chợ ở các huyện, thị xã, thành phố hàng hóa phục vụ Tết tập trung chưa nhiều tại các điểm bán, theo thông tin từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương, hiện nay sức mua hàng hóa chưa tăng nhiều, nhất là các mặt hàng bánh, mứt, kẹo các loại,... Hàng hóa lưu thông trên thị trường chủ yếu hàng Việt Nam sản xuất, mẫu mã đẹp, phong phú, kiểu dáng đa dạng và được người tiêu dùng ưa thích lựa chọn.
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong dịp tết, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 4697/KH-UBND, ngày 10/12/2019 hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020. Ngoài việc bán hàng hóa trực tiếp tại các điểm bán cố định, các đơn vị tổ chức thêm bán hàng lưu động tại địa bàn các huyện trong tỉnh. Giá bán hàng bình ổn của các doanh nghiệp tham gia chương trình phải thấp hơn từ 05-10% so với giá thị trường tại cùng thời điểm của sản phẩm có cùng quy cách, chất lượng. Dự kiến mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn giá theo kế hoạch của các đơn vị năm 2020 khoảng 135 tỷ đồng với các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác, bao gồm các mặt hàng như sau: Gạo tẻ, gạo nếp các loại 6,3 tỷ đồng; mì gói 20,5 tỷ đồng; đường ăn các loại 4,9 tỷ đồng; dầu ăn 9,5 tỷ đồng; thịt các loại 10,5 tỷ đồng; sữa hộp các loại 16,4 tỷ đồng; rau củ quả 11,5 tỷ đồng; thực phẩm chế biến 18,5 tỷ đồng; bánh kẹo 4,8 tỷ đồng, nước mắm, nước tương 6,8 tỷ đồng; nước ngọt, bia thùng 17,6 tỷ đồng và các mặt hàng khác như muối Iốt, bột ngọt, trứng các loại,... hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh thương mại ngoài tỉnh có chi nhánh, chuỗi cửa hàng tiện ích hoạt động tại Bình Thuận tham gia bình ổn thị trường Tết Nguyên đán, như Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce - Chi nhánh Bình Thuận (Vinmart), Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
Tại thành phố Phan Thiết, địa phương đã bố trí sắp xếp 15 điểm kinh doanh Chợ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn thành phố. Riêng đối với huyện đảo Phú Quý, thực hiện phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán và trong mùa thời tiết xấu năm 2020 theo Kế hoạch số 4729/KH-UBND, ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh, trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng của người dân và thực tế quy mô của các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn huyện, số lượng hàng hóa tham gia phương án dự trữ chiếm trên 50% so với nhu cầu thị trường, cụ thể gạo 150–200 tấn/tháng, đường 2,5–03 tấn/tháng, dầu ăn 1.500–2.000 lít/tháng, mì tôm 1.500–2.000 thùng/tháng, muối ăn theo nhu cầu tiêu dùng thực tế tại địa phương. Ngoài ra, UBND huyện Phú Quý chủ động khuyến khích, vận động dự trữ trong dân đảm bảo chiếm 40-50% lượng hàng hóa thiết yếu theo nhu cầu. Hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán vận chuyển từ đất liền ra huyện đảo Phú Quý khá thông suốt; chủ yếu bao gồm các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như thực phẩm chế biến, bánh mứt các loại, hoa quả,…
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý địa bàn, nắm bắt tình hình giá cả, biến động của thị trường được tăng cường, qua đó phát hiện nhanh, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng kinh doanh theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.
Các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, kết nối thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được tỉnh và các doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2020 ước đạt 5.516,2 tỷ đồng, tăng 2,63% so tháng trước và tăng 13,17% so tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 3.667,2 tỷ đồng, tăng 2,42% so tháng trước và tăng 13,03% so tháng cùng kỳ năm trước; Doanh thu dịch vụ ước đạt 582,6 tỷ đồng, tăng 1,38% so tháng trước và tăng 13,42% so tháng cùng kỳ năm trước; Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.266,4 tỷ đồng, tăng 1,78% so tháng trước và tăng 13,48% so tháng cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.448,9 tỷ đồng, tăng 1,76% so tháng trước và tăng 16,81% so tháng cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2020 so tháng trước tăng 1,51%; so tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) tăng 6,9%. So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, hầu hết các nhóm hàng tăng giá hoặc ổn định: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,56%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,93%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,46%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,44%; Giao thông tăng 0,74%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,49%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,02%; Thuốc và dịch vụ y tế 100%; Bưu chính viễn thông 100%; Giáo dục 100%. Là tháng giáp Tết Nguyên Canh Tý nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân cũng như của các doanh nghiệp, các cơ quan tăng hơn các tháng trước.
* Các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 1/2020
Là tháng có Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, nhu cầu mua sắm hàng Tết của người tiêu dùng trở nên đầu nhộn nhịp và tăng cao vào ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo). Dẫn đến CPI tháng 1/2020 tăng so tháng trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Giá các mặt hàng lương thực tăng 0,06% do nhu cầu tiêu dùng của người dân vào dịp Tết tăng, trong đó giá các mặt hàng lương thực chế biến tăng 0,40%, giá gạo nếp tăng 2,65% do nhu cầu sản xuất bánh phục vụ Tết sắp đến.
- Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng khá cao vào những ngày giáp Tết do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm phục vụ Tết tăng cao như thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống với mức tăng từ 2% đến 9%. Theo đó, nhóm thực phẩm tăng 2,95% so tháng trước.
- Nhu cầu đi lại và bảo dưỡng phương tiện cuối năm tăng nên giá các dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,61%,và dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,79% so tháng trước.
- Nhu cầu sửa chữa nhà cửa, hoàn thiện công trình tăng cao làm cho giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở khác tăng 0,28%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 4,51%.
- Từ ngày 01/01/2020 giá gas điều chỉnh tăng 48.000đ/bình 12 kg do giá gas nhập khẩu trong tháng 1/2020 công bố 577,5 USD/tấn, tăng 130USD/tấn so tháng 12/2019 làm cho chỉ số giá gas tăng khá cao 14,55% so tháng trước.
- Nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng nên giá các mặt hàng về đồ uống, thuốc lá tăng từ 0,29% đến 2,07%.
- Giá điện sinh hoạt tăng 0,57%, nước sinh hoạt tăng 0,16%, nguyên nhân do nhu cầu sử dụng điện, nước trong tháng Tết tăng.
* Các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 1/2020
- Thời tiết thuận lợi việc sản xuất nông nghiệp, các mặt hàng rau tươi trong tháng có phần giảm mạnh so tháng trước, cụ thể: bắp cải giảm 2.000-3.000 đ/kg, su hào giảm 1.000-2.000 đ/kg, khoai tây giảm 2.000-3.000 đ/kg, đậu côve giảm 2.000-3.000 đ/kg, củ cải giảm 1.000-2.000 đ/kg, bí xanh giảm 2.000-3.000 đ/kg,…
- Vào dịp cuối năm các hãng cạnh tranh, một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, giảm giá để thu hồi vốn.
2. Du lịch
Trong tháng, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh đã tích cực chuẩn bị chu đáo và khá tốt để phục vụ du khách trong dịp tết Nguyên Đán. Chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch được đảm bảo. Các resort tổ chức chương trình mừng Xuân, phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế trong dịp Tết nguyên đán được các cơ sở lưu trú tích cực duy trì tổ chức và hứa hẹn sẽ tạo được sự phong phú, hấp dẫn, sinh động như tổ chức “Ẩm thực xuân” với tiệc Gala dinner, buffet bằng những món ăn truyền thống mang hương vị các vùng, miền Việt Nam, tổ chức ẩm thực ngoài trời, trang trí kiểu chợ quê, tặng quà lưu niệm cho khách… và những hoạt động mang ý nghĩa gắn liền với Tết cổ truyền của dân tộc; chương trình văn nghệ đón giao thừa mừng Xuân mới, biểu diễn nhạc dân tộc, ca nhạc quốc tế, múa Lân Sư rồng, múa rối nước, nhạc nước; một số doanh nghiệp tổ chức đưa du khách tham quan Phan Thiết, xem bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa. Có thể nói, sự đa dạng các dịch vụ du lịch đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Bình Thuận thu hút đông đảo du khách trong dịp tết Canh Tý 2020. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các điểm du lịch được tăng cường; việc niêm yết giá bán đúng theo giá quy định.
Hầu hết các công ty du lịch lữ hành đều đã chuẩn bị xong kế hoạch cho các tour du lịch để phục vụ du khách trong năm mới. Ngoài ra các công ty lữ hành tại tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp với các công ty lữ hành các tỉnh, vùng lân cận thiết kế những tour riêng chuyên về du lịch biển, du lịch sinh thái. Các tour lữ hành, điểm tham quan thực hiện nhiều gói giảm giá sản phẩm, dịch vụ, vé tour tuyến du lịch và vé tham quan. Cùng với việc ổn định giá cả, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp, các điểm du lịch ở Phan Thiết – Bình Thuận còn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch độc đáo trên bãi biển,...
Dự ước trong tháng 01 các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 561,1 ngàn lượt khách, tăng 0,12% so tháng trước và tăng 11,33% so tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách phụcvụ đạt941,8 ngànngày khách,tăng 0,41% so tháng trước và tăng 12,78% so tháng cùng kỳ năm trước.
Số lượt khách quốc tế tháng 01 ước đạt 76,2 ngàn lượt khách, tăng so tháng trước 2,03% và tăng 13,67% so tháng cùng kỳ năm trước. Số ngày khách quốc tế lưu trú ước đạt 239,6 ngàn ngày khách, tăng 2,12% so tháng trước và tăng 14,96% so tháng cùng kỳ năm trước. Trong tháng, tỷ lệ khách Nga vẫn chiếm cao nhất, chiếm 34,27%; Hàn Quốc chiếm 14,63%; Trung Quốc chiếm 14,16%; Thái Lan chiếm 5,08%; Đức chiếm 4,41%.
Doanh thutừ hoạt độngdu lịchtháng01 ướcđạt1.448,9tỷ đồng, tăng 1,76% so tháng trướcvà tăng 16,81%sothángcùng kỳ năm trước.
3. Xuất, nhập khẩu:
Tình hình hoạt động xuất khẩu trong tháng nhìn chung giảm so tháng trước và so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do rơi vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020 các doanh nghiệp giảm đơn hàng xuất khẩu.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 1/2020 ước đạt 27,8 triệu USD, giảm 29,68% so tháng trước và giảm 25,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước 21,3 triệu USD, giảm 24,32% so tháng trước và giảm 24,9% so cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,4 triệu USD, giảm 43,06% so tháng trước và giảm 27,02%so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu như sau:
+ Hàng thuỷ sản: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,57 triệu USD, giảm 17,07% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 30,86% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
+ Hàng dệt, may: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,14 triệu USD, giảm 33,84% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 40,12% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
+ Hàng giày dépcác loại: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt3,85triệu USD, giảm 20,56%% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng13,86% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
- Xuất khẩu trực tiếp đạt 27,13 triệu USD (giảm 25,64% so cùng kỳ năm trước), chủ yếu ở các thị trường sau:
+ Thị trường Châu Á ước đạt 18,21 triệu USD (giảm 30,96% so cùng kỳ năm trước), giảm chủ yếu ở thị trường Nhật Bản (mặt hàng cá các loại, sản phẩm may mặc), Hàn Quốc (mặt hàng cá khô, mực khô), Đài Loan (mặt hàng bộ quần áo, mực tươi).
+ Thị trường Châu Âu đạt 3,53 triệu USD (giảm 8,17% so cùng kỳ năm trước), giảm chủ yếu ở thị trường Italia (mặt hàng giày dép), Tây Ban Nha (mặt hàng giày dép).
+ Thị trường Châu Mỹ đạt 4,97 triệu USD (giảm 11,47% so cùng kỳ năm trước), giảm chủ yếu ở thị trường Belizơ (mặt hàng đế giày và gót giày), thị trường Mỹ (mặt hàng các sản phẩm giấy, cao su).
- Ủy thác xuất khẩu tháng 01 năm 2020 ước đạt 0,63 triệu USD, giảm 13,70% so cùng kỳ. Chủ yếu giảm ở mặt hàng dệt may.
- Nhập khẩu tháng 1/2020 ước đạt 27,06 triệu USD giảm 57,39% so cùng kỳ, giảm chủ yếu ở mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
4. Giao thông vận tải:
- Vận tải hành khách:
+ Ước tháng 01 đã vận chuyển 2.459,97 nghìn hành khách, đạt 8,46% kế hoạch năm, tăng 7,81% so cùng kỳ năm trước và luân chuyển 120,37 triệu hk.km, đạt 8,32% kế hoạch năm, tăng 6,45% so cùng kỳ năm trước.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 01 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 2.440,67 nghìn hành khách (tăng 7,78% so cùng kỳ năm trước), vận chuyển hành khách đường thủy đạt 19,30 nghìn hành khách (tăng 11,56%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 118,11 triệu hk.km (tăng 6,29%), luân chuyển hành khách đường thủy đạt 2,26 triệu hk.km (tăng 15,25% so cùng kỳ năm trước).
- Vận tải hàng hoá:
+ Ước tháng 01 vận chuyển hàng hoá đạt 922,09 nghìn tấn, đạt 8,16% kế hoạch năm, tăng 6,37% so cùng kỳ năm trước và luân chuyển hàng hoá đạt 52,09 triệu tấn.km, đạt 8,39% kế hoạch năm, tăng 7,01% so cùng kỳ năm trước.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 01 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 921,24 nghìn tấn (tăng 6,37% so cùng kỳ năm trước), vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,85 nghìn tấn (tăng 7,59%); luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 51,99 triệu tấn.km (tăng 7,0%), luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,10 triệu tấn.km (tăng 8,36% so cùng kỳ năm trước).
- Cảng tổng hợp Vĩnh Tân: Ước tháng 01 sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 23.109 tấn, doanh thu ước đạt 1,465 tỷ đồng (Năm 2019 khối lượng bốc xếp hàng hóa đạt 233.365 tấn, doanh thu đạt 11,712 tỷ đồng). Các loại hàng hóa bốc xếp chủ yếu như quặng Ilmenite, cát, tro bay, xi măng, cao lanh, bột đá.
Để chuẩn bị cho Tết Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội xuân năm 2020, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phục vụ vận chuyển hành khách, phối hợp với các doanh nghiệp vận tải bố trí, điều động phương tiện vận tải đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.
Nhìn chung, trong tháng 01, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên. Các ngành chức năng đã phối hợp nhau giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường; tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải, các phương tiện chở quá số người quy định, chạy sai lịch trình,… qua đó chấn chỉnh và nâng cao chất lượng vận tải trước, trong và sau Tết.
IV. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng
1. Thu ngân sách:
Ước thu ngân sách tháng 01 đạt 750 tỷ đồng, đạt 6,98% dự toán năm, giảm 40,34% so cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa (trừ dầu) đạt 600 tỷ đồng, đạt 7,84% dự toán năm, giảm 36,03% so cùng kỳ. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí 518,8 tỷ đồng, đạt 7,75% dự toán năm, giảm 36,63%; thu tiền nhà, đất 81,2 tỷ đồng, đạt 8,52% dự toán năm, giảm 31,87% (trong đó, thu tiền sử dụng đất 65 tỷ đồng, đạt 9,29% dự toán năm, giảm 30,99%); thu dầu thô 100 tỷ đồng, đạt 7,69% dự toán năm, giảm 39,01% và thu thuế xuất nhập khẩu 50 tỷ đồng, đạt 2,78% dự toán năm, giảm 67,80% so cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 01, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung đẩy mạnh thu - nộp ngân sách, chống thất thu thuế, nhất là các khoản nợ đọng về đất, tài nguyên, khoáng sản… hạn chế chuyển nợ qua tháng sau; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 theo Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 17/12/2019 của Bộ Tài chính.
2. Chi ngân sách:
Ước chi ngân sách địa phương trong tháng 01 đạt 650 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 200 tỷ đồng, chi thường xuyên 390 tỷ đồng. Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Quyết định giao dự toán của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.
3. Hoạt động tín dụng:
- Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định. Trong tháng đã triển khai thực hiện các chính sách, văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động ngân hàng; tập trung triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen. Các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng khi gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mạng lưới ATM và POS…
- Tình hình thực hiện lãi suất: Đã thực hiện tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay, tiết kiệm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so tháng trước. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,5-5,0%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,0-6,8%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,6-7,5%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 5,5-6,0%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 7,0%/năm), các lĩnh vực khác từ 9,0-10,0%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,0-11,5%/năm.
- Hoạt động huy động vốn: Được tiếp tục đẩy mạnh để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 31/12/2019, nguồn vốn huy động đạt 39.005 tỷ đồng, tăng 14,86% so với cuối năm 2018, tăng 1,07% so với tháng trước. Ước đến 31/01/2020, vốn huy động đạt 39.122 tỷ đồng, tăng 0,30% so với cuối năm 2019.
- Hoạt động tín dụng: Các Tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng cho vay đi đôi với an toàn và hiệu quả, gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương. Đến 31/12/2019, tổng dư nợ cho vay đạt 58.984 tỷ đồng, tăng 27,13% so với cuối năm 2018, tăng 2,36% so với tháng trước. Ước đến 31/01/2020, dư nợ đạt 59.574 tỷ đồng, tăng 1,0% so với cuối năm 2019.
- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 32.705 tỷ đồng, chiếm 55,50% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 576 tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 13.512 tỷ đồng, chiếm 22,90% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.718 tỷ đồng.
- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ đạt 968,8 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ 298,3 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ 658,1 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 12,4 tỷ đồng). Nợ xấu là 24,4 tỷ đồng/6 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 71,4 tỷ đồng/73 tàu.
- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết số 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 326 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, trồng 420 ha thanh long ruột tím hồng theo tiêu chuẩn GlobalGap.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Hiện đang được triển khai tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh với dư nợ đạt 27,5 tỷ đồng/69 hộ.
- Chất lượng tín dụng: Các Tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Đến 31/12/2019, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 336 tỷ đồng, chiếm 0,57% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,24% so với cuối năm 2018.
- Hoạt động thanh toán, cung ứng tiền mặt: Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được mở rộng, hoạt động thông suốt và an toàn. Đến 31/12/2019, toàn tỉnh có 175 máy ATM (tăng 04 máy so với cuối năm 2018) và 1.620 máy POS (tăng 120 máy so với cuối năm 2018), hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động ngoại tệ, quy định cho vay bằng ngoại tệ, các quy định về mua bán ngoại tệ. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục ổn định, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2019 đạt 958 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 121 triệu USD.
V. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
1. Hoạt động văn hóa:
Đã tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2020) gắn với mừng Xuân Canh Tý 2020; 60 năm phong trào Đồng khởi (1960 - 2020), 60 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi (17/01/1960 - 17/01/2020) và 60 năm Ngày chiến thắng Tua Hai (26/01/1960 - 26/01/2020), tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,…
Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp được biểu diễn phục vụ chính trị; Biểu diễn chương trình “Bản hùng ca bất tử” kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân dội nhân dân Việt Nam (22/12). Liên hoan Tình khúc Bolero tỉnh Bình Thuận lần thứ III - năm 2020; Đội Tuyên truyền và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân vùng sâu, miền núi, thiếu nhi 96 buổi, thu hút 48.000 lượt người xem, phụ vụ 04 buổi chiếu phim lưu động tại Trại giam Thủ Đức. Tổ chức Ngày Hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc 4 xã miền núi (huyện Bắc Bình) nhân dịp tết Đầu lúa của đồng bào.
Hoạt động thư viện: Đã cấp mới 95 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 09 thẻ); phục vụ 3.822 lượt bạn đọc (thiếu nhi 685); luân chuyển 8.906 (thiếu nhi 1.079 lượt). Sưu tầm tư liệu cho tập Thông tin tư liệu Bình Thuận (91 tin, bài); Chuyên mục Thông tin kinh tế (25 tin, bài). Luân chuyển 3.500 bản sách về các địa bàn cơ sở.
Hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa đem lại cho du khách tham quan, thưởng lãm nhiều trải nghiệm quý báo về con người văn hóa Bình Thuận. Trong tháng đã đón 25.557 lượt khách, trong đó 5.452 lượt khách nước ngoài.
2. Thể dục thể thao:
Hoạt động thể thao quần chúng: Chuẩn bị công tác tổ chức Hội thi leo núi Tà cú Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận mở rộng lần thứ 24. Đang trình UBND tỉnh kế hoạch tổ chức tháng hoạt động thể dục thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân giai đoạn 2020 -2030,…
Hoạt động thể thao thành tích cao: Tham gia giải Việt dã Bình Dương chào năm mới 2020 (đạt 01 huy chương bạc); giải Việt dã Chinh phục đỉnh cao Bà Rá năm 2020 tại Bình Phước (đạt 01 huy chương đồng).
3. Giáo dục và Đào tạo:
Đã tổ chức rà soát, tổng hợp số liệu báo cáo sơ kết Học kỳ I năm học 2019 – 2020, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác dạy và học đối với lớp 9 THCS, lớp 12 THPT để kịp thời chấn chỉnh và có giải pháp bồi dưỡng, phụ đạo chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 cuối năm học; triển khai nghiêm túc nội dung chương trình Học kỳ II theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức Hội nghị Sơ kết học kỳ 1 cấp Tiểu học năm học 2019 -2020.
4. Y tế:
Tiếp tục triển khai đẩy mạnh các hoạt động chương trình y tế Quốc gia. Trong tháng không có dịch bệnh nào xảy ra. Công tác phòng chống bệnh dịch được tiếp tục chú trọng và theo dõi thường xuyên. Công tác phòng chống các bệnh xã hội, phòng chống HIV/AIDS duy trì đều. Công tác khám chữa bệnh ở các cơ sở nhà nước đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh,… và các dịch bệnh khác được tiếp tục tăng cường.
Trong tháng (từ ngày 15/12/2019-15/01/2020) toàn tỉnh có 548 cas mắc sốt xuất huyết, 25 cas mắc sốt rét và 128 cas mắc tay chân miệng, tất cả đều không có cas tử vong. Số bệnh nhân mắc bệnh phong 04 bệnh nhân, không có bệnh nhân phát hiện mới và không có bệnh nhân mới tàn tật độ II, có 419 bệnh nhân đang quản lý.
Công tác phòng chống Lao: có 808 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 120. Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới 61.
Số nhiễm HIV mới phát hiện 06 cas (lũy kế 1.474 cas); có 01 cas chuyển IDS mới (lũy kế 1.037 cas); không có cas tử vong (lũy kế 527 cas).
Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực; trong tháng không xảy ra ngộ độc thực phẩm..
Các bệnh viện, các đơn vị điều trị chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong tháng, số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 82.647 lượt, số bệnh điều trị nội trú 11.581, số bệnh nhân chuyển viện là 712. Số bệnh nhân tử vong 30. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt kế hoạch đề ra.
5. Lao động - Xã hội:
- Công tác lao động, việc làm: Trong tháng đã giải quyết việc làm cho 2.120 lao động; trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm 110 lao động, cung ứng 500 lao động cho các doanh nghiệp, đưa đi làm việc ở nước ngoài 10 lao động (bao gồm các thị trường: Nhật Bản 09 người, Hàn Quốc 01 người), các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm cho 1.500 lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề cho 590 người.
- Công tác chính sách người có công: Trong tháng đã chuẩn bị quà cho Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết 20 hộ gia đình người có công và phân bổ chỉ tiêu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thăm, chúc Tết cho 280 gia đình người có công nhân dịp Tết Canh Tý năm 2020. Hướng dẫn các huyện thị xã, thành phố triển khai thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 cho đối tượng người có công. Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 44 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Trợ cấp mai táng phí cho 67 trường hợp (trợ cấp 54 trường hợp, cấp 13 trường hợp). Thực hiện chế độ cho các đối tượng khác: Cấp BHYT cho 21 trường hợp. Ngoài ra, tiếp nhận 05 hồ sơ liệt sĩ; di chuyển 04 hồ sơ đi tỉnh ngoài.
- Toàn tỉnh có 2.787 người nghiện ma túy; có 107/127 xã, phường, thị trấn có người sử dụng chất ma túy, chiếm 84,25%. Số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone là 1.539 người.
6. Hoạt động bảo hiểm:
- Tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh có 97.232 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 100,6% kế hoạch và tăng 3,1% so cùng kỳ; có 87.703 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 101,1% kế hoạch và tăng 6,7% so cùng kỳ; Số người tham gia BHXH tự nguyện 4.334 người đạt 111,3% kế hoạch và tăng 245,6% so cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 991.014 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 10.785 người) đạt 101,3% kế hoạch và tăng 2,3% so cùng kỳ.
- Công tác thu: Tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh thu được 2.394,6 tỷ đồng, đạt 103,1% kế hoạch, tăng 10,29% so cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 66,243 tỷ đồng, chiếm 2,85% kế hoạch thu và tăng 0,23% so cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT chính xác, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch; thực hiện tốt việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, BHTN đảm bảo đầy đủ, kịp thời, an toàn.
7. Tai nạn giao thông:
Trong tháng 01/2020 (từ 16/12/2019 - 15/01/2020), tai nạn giao thông trên địa bàn xảy ra như sau:
- Số vụ tai nạn giao thông 25 vụ (so tháng trước không tăng, không giảm). So cùng kỳ năm trước giảm 7 vụ.
- Số người bị thương 19 người (tăng 7 người so tháng trước). So cùng kỳ năm trước tăng 1 người.
- Số người chết 13 người (giảm 8 người so tháng trước). So cùng kỳ năm trước giảm 12 người.
Trong tháng không xảy ra vụ tai nạn giao thông nào đặt biệt nghiêm trọng. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát. Đặc biệt từ sau khi có Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt” các vụ tai nạn liên quan đến rượu, bia khi tham gia giao thông đã giảm đáng kể.
8. Thiên tai, cháy nổ (15/12/2019 - 15/01/2020):
- Thiên tai: trong tháng không xảy ra vụ thiên tai nào.
- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 10 vụ cháy, thiệt hại 896 triệu đồng (chưa tính thiệt hại vụ cháy tuabin điện gió tại huyện Tuy Phong); không xảy ra nổ. Tăng 09 vụ so cùng kỳ, thiệt hại 896 triệu đồng (cùng kỳ thiệt hại không đáng kể).
- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã phát hiện 3 vụ (giảm 1 vụ so cùng kỳ), đã xử phạt 119 triệu đồng.