Thực hiện Nghị quyết số: 184/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. UBND tỉnh sớm triển khai việc giao chỉ tiêu kế hoạch Kinh tế - xã hội năm 2020 cho các ngành và địa phương làm căn cứ phấn đấu thực hiện và có sự chỉ đạo tích cực ngay từ những tháng đầu năm. Tuy nhiên do phát sinh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Về sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp gặp phải khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất; thị trường xuất khẩu giảm sâu, các đơn hàng từ Trung Quốc và một số nước đang có dịch bị ngưng trệ. Bên cạnh đó do ảnh hưởng dịch bệnh các hoạt động khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí tạm ngưng hoạt động một thời gian nên doanh thu ngành Thương mại dịch vụ, Du lịch trên địa bàn giảm mạnh. Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh; thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ; Tỉnh ủy và UBND tỉnh vừa chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trên cơ sở kết quả thực hiện 8 tháng đầu năm và ước tính tháng 9, Cục Thống kê ước tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 9 tháng năm 2020 như sau:
1. Sản xuất công nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều gặp khó khăn, mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp thấp, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Một số doanh nghiệp thuộc các ngành vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, nhất là những doanh nghiệp sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt một số ngành có chỉ số tăng trưởng âm như điện tử, chế biến gỗ, sản xuất kim loại vv… tuy nhiên với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng với lãnh đạo, chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như: miễn giảm tiền thuê đất, giãn thuế, đặc biệt ngành Bảo hiểm cũng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc tạm dừng việc nộp tiền BHXH cho trên 10 ngàn lao động, do đó tình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực hơn, đẩy nhanh sản xuất kinh doanh, tìm kiếm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 và 9 tháng năm 2020 như sau:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tháng 9 năm 2020 tăng 2,45% so tháng trước. Trong đó: Khai khoáng tăng 3,39%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,52%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 1,92%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,88%. Trong các ngành công nghiệp cấp II có một số ngành tăng so tháng trước như: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,84%; Sản xuất đồ uống tăng 7,02%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 5,89%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,12%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 4,92%; sản xuất gường, tủ, bàn ghế tăng 4,34%; sản xuất thiết bị điện tăng 4,31%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 3,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 2,71%; sản xuất kim loại tăng 2,48%; Sản xuất trang phục tăng 1,52%... nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng tăng và thị trường tiêu thụ dần ổn định; các doanh nghiệp đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, do vậy tình hình sản xuất nhiều ngành tăng so tháng trước. Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung vẫn khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa có sự phục hồi rõ nét, một số ngành sản xuất chỉ số tháng 9 giảm so tháng 8 như: Sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất sản phẩm hóa chất, sản xuất phương tiện vận tải... ngoài ra một số ngành tăng rất thấp.
Mặc dù dịch bệnh tái bùng phát lần 2 trong tháng 7, tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong việc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nên sản suất công nghiệp quý III tăng khá so với quý II và tăng so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III tăng 7,66% so cùng kỳ (quý I tăng 5,04%; quý II tăng 3,68%). Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 7,13%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,15%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 0,86%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,17%.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2020 tăng 5,51% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,25%; ngành công nghiệp chế biến tăng 5,99%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 1,26%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 8,47%. Trong các ngành công nghiệp cấp II các ngành có sự tăng, giảm như sau: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,22% do các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn gia súc vẫn ký được hợp đồng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khá ổn định nên ít bị ảnh hưởng; Ngành dệt tăng 2,93%, đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19, tuy nhiên qua tháng 9 tình hình sản xuất kinh doanh của ngành này đã khá hơn do có hợp đồng trở lại; Ngành sản xuất trang phục tăng 3,22% do một số doanh nghiệp đã cho công nhân đi làm lại, ký được hợp đồng mới; Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,92% ngành này vẫn giữ được tăng trưởng khá bởi các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất từ trước, một số nước EU nhập hàng trở lại sau thời kỳ dịch Covid bùng phát như: Công ty giày da Changshin, Pousung, Taekwang Vina, Dona Standar có mức tăng 5-10% so cùng kỳ; Ngành sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,96%. Đây là ngành chịu sự ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh covid – 19, nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh phải hủy bỏ, một số doanh nghiệp khác sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng; sản xuất gường, tủ, bàn ghế giảm 6,81%. Nguyên nhân giảm mạnh là vì thị trường xuất khẩu sản phẩm ngành này gặp nhiều khó khăn do những nhà nhập khẩu chủ yếu là Mỹ và các nước Eu, ngừng nhập hàng, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, tồn kho cao.
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 1,26% do lượng khí cấp bị sụt giảm nên nhà máy điện Nhơn Trạch phải vận hành bằng nhiên liệu dầu DO, mặt khác do sự điều phối của tập đoàn điện lực Việt Nam nên công suất phát điện giảm do đó chỉ số sản xuất của ngành này 9 tháng giảm so cùng kỳ.
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid – 19 nên tăng trưởng thấp; đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh có chuyển biến tích cực, song sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid – 19 ở nhiều quốc gia chưa được khống chế đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Trong 9 tháng có 6/27 ngành có mức tăng trưởng âm, nhất là ngành sản xuất đồ gỗ (-6,81%), tiếp đến là sản xuất thiết bị điện (-2,34%), có 21/27 ngành có chỉ số tăng. Có 10/27 ngành có chỉ số tăng dưới 5%; 11/27 ngành có mức tăng trưởng từ 5% trở lên. Qua đây cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp những tháng cuối năm có dấu hiệu tích cực hơn.
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp ước tháng 9 năm 2020 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: cà phê các loại 41,8 nghìn tấn, tăng 9,75%; sợi các loại 120,9 nghìn tấn, tăng 6,62%; quần áo các loại 16.764,6 nghìn cái, tăng 12,77%; giầy dép các loại 32 triệu đôi, tăng 4,14%; thuốc lá sợi 2.596 tấn, tăng 26,2%; vải các loại 61,6 triệu m2, tăng 20,04%; Nước uống 13,8 triệu m3, tăng 10,32%; thức ăn gia súc, thủy sản 398,7 nghìn tấn, tăng 9,77%; điện sản xuất 1.136 triệu Kwh, tăng 11,26%; đá xây dựng các loại 1.799,7 nghìn m3, tăng 7,33%; gường,tủ,bàn ghế 1.346,7 nghìn chiếc, tăng 1,9%. Thuốc bảo vệ thực vật 297,5 tấn, giảm 1,1%; bột ngọt 25,6 nghìn tấn, giảm 0,65%; bê tông trộn sẵn 215,8 nghìn m3, giảm 1,59%; sơn các loại 11 nghìn tấn, giảm 5,75%;
- Chỉ số sản phẩm quý III/2020 của một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Thuốc lá sợi (+16,7%); Quần áo các loại (+11,23%); nước uống (+10,7%); Vải các loại (+12,71%); bột ngọt (+9,11%); thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản (+7,44%)…
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Cà phê các loại (+12,57%); Bột ngọt (+11,27%); Thuốc lá sợi (+11,71%); Quần áo các loại (+6,8%); Sợi các loại (+2,52%); đá xây dựng (+6,26%); nước uống (+6,62%); giầy dép các loại (+4,33%). Các sản phẩm giảm như: bao bì các loại (-0,72%); máy giặt (-27,08%); gường, tủ, bàn ghế (-4,94%); thuốc bảo vệ thực vật (-7,6%).v.v.
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2020 tăng 1,01% so với tháng 8/2020 và tăng 7,56% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm tăng 7,42% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 9 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như: Ngành sản xuất thuốc lá (+29,29%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+10,8%); Ngành chế biến thực phẩm (+13,36%); Dệt (+7,07%); sản xuất sản phẩm cao su và plastic (+12,28%); sản xuất trang phục (+4,68);sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (+5,98%);sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+3,89%); sản xuất xe có động cơ (-23,71%); sản xuất thiết bị điện (-1,84%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-5,49%) …
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/9/2020 dự tính tăng 0,55% so với tháng trước và giảm 24,15% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ như: sản xuất sản phẩm thuốc lá (+10,39%); sản xuất xe có động cơ (+5,62%); sản xuất kim loại (+1,57%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+4,09%)…một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu (-31,86%); sản xuất chế biến thực phẩm (-14,89%);sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (-53,12%); sản xuất thiết bị điện (-30,89%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-22,98%); Dệt (-27,1%) …
- Chỉ số sử dụng lao động: Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có sự biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid -19. Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 9 tăng 1,67% so với tháng 8 và giảm 0,09% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,48% so tháng trước và giảm 8,64% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 1,21% và giảm 5,34%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,75% và tăng 0,6% so cùng kỳ. Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng tăng 0,77% so tháng trước và giảm 3,76% so cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 0,82% và giảm 4,17%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 0,02% so tháng trước và giảm 2,29%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,08% so tháng trước và giảm 1,18% so cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm 1,93% so cùng kỳ. Chia theo loại hình,doanh nghiệp nhà nước tăng 0,51%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,58%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,11%. Chia theo ngành kinh tế cấp I: ngành khai khoáng tăng 21,28%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,82%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 2,72%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 1,14% so cùng kỳ.
2. Hoạt động xây dựng trên địa bàn
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Đồng Nai 9 tháng năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 phát sinh từ đầu năm và tái phát trong thời gian gần đây, đến nay dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, kiểm soát. Bước sang quý III/2020 các chủ đầu tư và các đơn vị xây lắp tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công, quan tâm nâng cao chất lượng công trình, an toàn lao động nhằm đảm bảo tiến độ các dự án, công trình hoàn thành mục tiêu kế hoạch. Tình hình hoạt động kinh doanh ngành xây dựng quý III, 9 tháng năm 2020 cụ thể như sau:
Dự ước giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh quý III/2020 đạt 12.180,2 tỷ đồng, tăng 15,38% so với quý II/2020 và tăng 8,25% so cùng kỳ.Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 38,76 tỷ đồng, tăng 4,68% so với quý II/2020 và tăng 11,9% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.889,2 tỷ đồng, tăng 12,17% so với quý II/2020 và tăng 7,65% so cùng kỳ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước có năng lực, quy mô lớn có thể đảm nhận các công trình, dự án với khối lượng thi công lớn, chủ động, linh hoạt đáp ứng yêu cầu thực tế. Mặt khác, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và hạ tầng cũng như nhà ở dân cư trên địa bàn tiếp tục tăng. Vì vậy giá trị sản xuất ngành xây dựng của khu vực này có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 999,7 tỷ đồng, tăng 18,74% so với quý II/2020 và tăng 0,36% so cùng kỳ. Từ đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự giảm sút mạnh, sang quý III/2020 dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án công trình, nhiều công trình được khởi công mới, đảm bảo kế hoạch của dự án. Vì vậy, giá trị sản xuất khu vực này có mức tăng trưởng so với quý trước và so cùng kỳ; Loại hình khác đạt 3.252,5 tỷ đồng, tăng 23% so quý II/2020, tăng 12,47% so cùng kỳ.
Giá trị sản xuất phân theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 4.195,9 tỷ đồng, tăng 23,45% so với quý II/2020 và tăng 12,18% so với cùng kỳ; Công trình nhà không để ở đạt 3.933,14 tỷ đồng, tăng 21,5% so với quý II/2020 và tăng 10,27% so với cùng kỳ; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 2.233,93 tỷ đồng, tăng 4,47% so với quý II/2020 và tăng 3,72% so với cùng kỳ; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 1.817,2 tỷ đồng, tăng 1,95% so với quý II/2020 và tăng 1,5% so với cùng kỳ.
Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 giá trị sản xuất xây dựng (giá hiện hành) đạt 32.484,5 tỷ đồng, tăng 8,75% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 112,3 tỷ đồng, tăng 5,32%; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 21.407,5 tỷ đồng, tăng 7,94% ; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 2.627,5 tỷ đồng, tăng 5,93%, đây là khu vực đoanh nghiệp có nguồn vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng được các nhu cầu dự án có quy mô lớn do vậy giá trị tăng khá cao; Loại hình khác đạt 8.337,1 tỷ đồng, tăng 11,87%. Giá trị sản xuất phân theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 10.666,64 tỷ đồng, tăng 11,31%; Công trình nhà không để ở đạt 10.072,88 tỷ đồng, tăng 10,1%; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 6.381 tỷ đồng, tăng 9,87%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 5.363,9 tỷ đồng, tăng 0,59% so cùng kỳ.
Một số đơn vị xây dựng có mức tăng so cùng kỳ như: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Best Sun Technology thực hiện 38 tỷ đồng, tăng 7,82%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cơ Khí Công Trình Wei Chien thực hiện 80 tỷ đồng, tăng 8,05%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chig Feng thực hiện 57 tỷ đồng, tăng 7,83%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vinafilter Technology thực hiện 35 tỷ đồng, tăng 7,94%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ngân Hùng Phúc thực hiện 19 tỷ đồng, tăng 9,12%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vận Bảo Định thực hiện 22 tỷ đồng, tăng 8,65%; Công ty TNHH MTV XD Thương Mại Nguyễn Võ Phát thực hiện 21 tỷ đồng, tăng 9,27%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tấn Đại Phát thực hiện 39 tỷ đồng, tăng 8,17%.v.v…
3. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
a. Cây hàng năm
Tình hình sản xuất cây hàng năm tương đối thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chống hạn, chống ngập úng ở cây trồng, nên giảm thiểu được thiệt hại của các loại cây trồng, tuy một số cây trồng bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ thiệt hại không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nhân rộng trên địa bàn, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/9/2020 đạt 144.609,38 ha, giảm 3.433,73 ha (-2,32%) so cùng kỳ. Cụ thể diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu như sau: cây lúa đạt 57.398 ha, giảm 1.355,17ha (-2,31%); cây bắp đạt 35.798 ha, giảm 313 ha, (-0,18%); mía đạt 6.553,18 ha, giảm 934,82 ha (-12,48%) so với cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích cây hàng năm giảm là do diện tích vụ Đông xuân giảm mạnh vì lượng nước trữ ở các hồ thủy lợi không đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu cho các loại cây trồng nên các hộ dân không chủ động được khâu làm đất, một số diện tích do chuyển đổi cây trồng và giao đất cho các dự án. Bên cạnh đó cũng có một số cây trồng tăng so với cùng kỳ như: rau các loại đạt 12.724,5 ha, tăng 442,5 ha (+3,6%); đậu các loại đạt 3.298,5 ha, tăng 19,5 ha (+0,6%) so với cùng kỳ.
- Ước năng suất: Người dân đã chủ động được khâu làm đất, chăm bón và phòng chống dịch bệnh tốt, cộng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như trong việc sử dụng phân bón nên năng suất cây trồng đạt khá. Cụ thể: năng suất lúa đạt 58,71 tạ/ha (+2,28%); bắp đạt 75,02 tạ/ha (+1,8%); mía đạt 775,56 tạ/ha (+2,89%).
- Ước sản lượng: Căn cứ trên diện tích gieo trồng và năng suất từng loại cây trồng, dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng 9 tháng đầu năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng lúa đạt 312.319,18 tấn, giảm 2.791,1 tấn (-1,29%); bắp đạt 188.152 tấn, giảm 1.574,09 tấn (-0,83%); rau các loại đạt 218.756 tấn, tăng 14.567,46 tấn (+7,13%); đậu các loại đạt 3.805,71 tấn, tăng 26,61 tấn (+3,11%) so cùng kỳ.
b. Cây lâu năm
Tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn diễn biến bình thường, giá tiêu thụ một số sản phẩm hàng nông sản giảm mạnh do phát sinh dịch bệnh Covid-19 ít nhiều cũng phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số cây trồng do ảnh hưởng sâu bệnh xuất hiện chủ yếu ở một số cây như: cây điều xuất hiện bọ trĩ, thán thư, bọ xít muỗi đỏ; cây chôm chôm có bệnh phấn trắng gây hại; cây sầu riêng có bệnh chảy mủ, nấm hồng; cây tiêu thì có các dịch hại như tuyến trùng, rệp sáp luôn hiện diện; cây xoài bệnh sâu lông vàng, măng cụt phát sinh sâu ăn bông, bệnh phấn trắng… gây bất lợi cho sản xuất, bên cạnh đó giá một số loại nông sản giảm như: Điều, tiêu, cao su, cà phê, chôm chôm, xoài, chuối… đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 170.027,72 ha, giảm 1,66%, (-2.871,23 ha) so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 63.841,99 ha, tăng 0,51% (+320,8 ha), cây công nghiệp lâu năm là 106.185,73 ha, giảm 2,92% (-3.192,03 ha) so cùng kỳ; Diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm dần là do sản phẩm của nhóm cây này giá tiêu thụ giảm, hơn nữa hiệu quả thấp như: giá tiêu, điều, cao su, cà phê làm tác động đến diện tích gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất, do đó một số hộ chuyển sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhất là các loại cây bưởi, sầu riêng, mít vì giá tiêu thụ ổn định.
Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng chính trong 9 tháng đầu năm 2020 như sau: xoài đạt 75.484,15 tấn, tăng 6,62%; chuối đạt 92.252,62 tấn, tăng 9,55%; thanh long đạt 9.639,9 tấn, tăng 2,73%; cam đạt 8.953,21 tấn, tăng 6,95%; bưởi đạt 45.863,39 tấn, tăng 10,91% so cùng kỳ. Sản lượng tăng là do hiện nay nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nên hầu hết các hộ mạnh dạn đầu tư về giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công tác phòng bệnh tốt, từ đó năng suất cây trồng cũng đạt khá. Đối cây công nghiệp lâu năm, xu hướng sản lượng giảm hoặc mức tăng thấp, một phần do diện tích giảm do chuyển đổi sang đất dự án, đất sản xuất phi nông nghiệp, một phần giá bán giảm mạnh trong năm qua, do đó mà sản lượng thu hoạch còn thấp, cụ thể điều đạt 41.800,86 tấn, tăng 0,11%, tiêu đạt 30.606,28 tấn, giảm 0,94%; cao su đạt 32.027,56 tấn, tăng 2,21% so cùng kỳ.
c. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi 9 tháng cơ bản đã ổn định và tiếp tục phát triển, công tác tái đàn có chuyển biến tích cực. Ngành chăn nuôi triển khai các giải pháp an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh và góp phần tài đàn có hiệu quả trong thời gian tới; Công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, phúc kiểm động vật được kiểm tra chặt chẽ tại các chốt, các cơ sở giết mổ; Rà soát công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, các đầu mối lưu thông trên địa bàn. Do đó tình hình dịch bệnh có phát sinh nhưng chỉ ở thể nhẹ, không phát sinh thành dịch. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 9/2020 như sau:
Đơn vị tính Chính thức cùng kỳ Thực hiện kỳ báo cáo So sánh cùng kỳ (%)
I. Gia súc Con 2.069.842 2.264.485 109,40
1. Trâu Con 3.639 3.717 102,14
2. Bò Con 84.823 86.652 102,16
Tr. đó: Bò sữa Con 536 547 102,05
3. Heo (Không tính heo con chưa tách mẹ) Con 1.981.380 2.174.116 109,73
II. Gia cầm 1000 con 27.673,52 28.970,41 104,69
Trong đó: Gà 1000 con 25.642,26 26.895,34 104,89
- Số lượng đàn: Tổng đàn gia súc hiện có là 2.264.485 con, tăng 194.643 con (+9,4%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.717 con, tăng 78 con (+ 2,14%); bò đạt 86.652 con, tăng 1.829 con (+ 2,16%); heo đạt 2.174.116 con (không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 9,73% tương đương tăng 192.736 con. Nguyên nhân tổng đàn heo hiện nay tăng là hầu hết các đơn vị chăn nuôi có qui mô lớn có đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn, đảm bảo con giống cho các hộ có nhu cầu mua đặc biệt Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty Cj ViNa AgriBD, thuê lại các chuồng trại để trống trước đây để tiếp tục mở rộng qui mô chăn nuôi. Nhằm khuyến khích tăng đàn, Lãnh đạo tỉnh cũng đã chỉ đạo các nguồn hỗ trợ từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho người chăn nuôi tái đầu tư, tháo gỡ khó khăn về quỹ đất chăn nuôi, xây dựng các chuỗi sản phẩm chăn nuôi an toàn... góp phần đảm bảo sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp.
Tổng đàn gia cầm hiện có là 28.970,41 ngàn con, tăng 4,69% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 26.895,34 ngàn con, tăng 1.253,08 ngàn con (+4,89%) so cùng kỳ, nguyên nhân đàn gà tăng mạnh là do thị trường tiêu thụ ổn định, dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trại tập trung, áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh trưởng vật nuôi. Hiện nay, một số trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển.
- Sản lượng sản phẩm: Dự ước sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh trong tháng 9/2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước 16,15 tấn, giảm 4,27%; thịt bò dự ước 276,57 tấn, giảm 4,55%; thịt heo 43.194,21 tấn, giảm 1,39%; thịt gia cầm 13.764,3 tấn, tăng 2,72%; sản lượng trứng gia cầm đạt 100.370,13 ngàn quả, tăng 0,08% so cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng sản lượng thịt trâu ước đạt 170,47 tấn, tăng 2,72%; thịt bò 3.145,84 tấn, tăng 3,23%; thịt heo 322.944,88 tấn, tăng 1,21%; thịt gia cầm đạt 126.280,31 tấn, tăng 5,41%; sản lượng trứng gia cầm đạt 927.129,1 ngàn quả, tăng 5,31% so với cùng kỳ.
3.1. Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng: Trong tháng 9 lượng mưa tương đối nhiều nên các hộ nhận khoán rừng, các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Dự uớc diện tích rừng trồng mới tháng 9 đạt 518 ha, tăng 1,17%. Lũy kế 9 tháng đạt 3.792,97 ha, tăng 1,48% so cùng kỳ, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 8,25 ngàn cây, tăng 0,86%; lũy kế 9 tháng ước đạt 54,95 ngàn cây, giảm 0,11% so cùng kỳ.
- Khai thác gỗ và lâm sản: Các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục khai thác rừng theo phương án thiết kế khai thác đảm bảo duy trì và phát triển vốn rừng. Sản lượng gỗ khai thác trong tháng 9/2020 dự ước đạt 23.951 m3, giảm 0,79%; lũy kế 9 tháng đạt 209.936 m3, tăng 5,85% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 9 đạt 252,45 ste, tăng 0,8%; lũy kế 9 tháng đạt 2.070,5 ste, tăng 1,45% so cùng kỳ.
3.2. Thủy sản
Tình hình sản xuất thủy sản trong tháng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ở mức ổn định, hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn được người dân quan tâm, từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng, công tác phòng chống dịch bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống. Các hộ nuôi trồng thủy sản chủ động cải thiện đầu tư ao, hồ, con giống vật nuôi, thay đổi cách nuôi nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế đặc biệt là các loại thủy sản có giá bán ổn định và thị trường tiêu thụ tốt như tôm sú, cá chép, cá mè ...
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 9/2020 đạt 5.338,9 tấn, tăng 0,51% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng sản lượng thủy sản đạt 49.507,6 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 43.357,68 tấn, tăng 4,82%; tôm đạt 5.147,56 tấn, tăng 1,82%; thuỷ sản khác đạt 1.002,36 tấn, tăng 0,71% so với cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản tăng cao là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP, hình thức nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước theo hướng chuyển mạnh từ phương thức nuôi quản canh, quản canh cải tiến sang nuôi thâm canh, bán thâm canh đối với một số loại thủy sản có chất lượng và giá bán ổn định trên thị trường.
Sản lượng khai thác trong tháng 9/2020 ước đạt 333,59 tấn, tăng 3,17%; luỹ kế 9 tháng đạt 5.464,87 tấn, giảm 4,89% so với cùng kỳ. Trong đó: cá đạt 4.763,4 tấn, giảm 5,58%; tôm đạt 344,87 tấn, tăng 0,05%; thủy sản khác đạt 356,59 tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng khai thác 9 tháng đầu năm giảm là do việc đánh bắt thủy sản tự nhiên cạn kiệt dần, thu nhập không ổn định, một số hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác đánh bắt thủy sản dọc Sông Đồng Nai, sông La Ngà đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.
Sản lượng nuôi trồng trong tháng 9 ước đạt 5.005,31 tấn, tăng 0,34%; luỹ kế 9 tháng đạt 44.042,73 tấn, tăng 5,22% so với cùng kỳ. Trong đó: cá đạt 38.594,28 tấn, tăng 5,72%; tôm đạt 4.802,69 tấn, tăng 1,95%; thủy sản khác đạt 645,76 tấn, tăng 1,06% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng tăng khá so với cùng kỳ do người dân đã quan tâm chú trọng đầu tư về khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng, chăm sóc con giống, tăng cường phòng chống dịch nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời khi phát sinh dịch khống chế kịp thời, tận dụng các nguồn nước phù hợp với các loại thủy sản, mở rộng diện tích ao hồ, bể bồn và lồng bè để tăng sản lượng nuôi trồng.
4. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
Tháng chín các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trở lại bình thường do tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên ngành dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí và dịch vụ lưu trú, ăn uống do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian dài đã làm cho doanh thu dịch vụ 9 tháng năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ; Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa giảm nhiều do học sinh các cấp nghỉ học kéo dài, người dân ít đi lại …. Tình hình thương mại, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các ngành dịch vụ khác tháng 9, quý III và 9 tháng đầu năm 2020 như sau:
a. Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 9 ước đạt 15.253,42 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước. Trong đó: Thương nghiệp đạt 11.898 tỷ đồng, tăng 1,57%; Khách sạn, nhà hàng đạt 1.310,55 tỷ đồng, tăng 2,36%; Du lịch lữ hành đạt 3 tỷ đồng, tăng 1,76%; Dịch vụ đạt 2.041,85 tỷ đồng, tăng 2,8% so tháng trước. Nguyên nhân là do tháng 9 tình hình dịch covid trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trở lại hoạt động bình thường. Bên cạnh đó tháng 9 là tháng bắt đầu vào mùa tựu trường đón năm học mới và có ngày lễ như ngày Quốc Khánh 2-9, tết Trung Thu là những ngày lễ lớn trong năm nên nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm, may mặc, vật phẩm, văn hóa, giáo dục… tăng đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng so với tháng trước. Mặt khác, thực hiện văn bản số 10685/UBND-KGVX ngày 7/9/2020 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai về việc cho phép hoạt động trở lại một số loại hình dịch vụ như: Vũ trường, Quán ba, Karaoke …. trong điều kiện tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã làm cho doanh thu trong tháng 9 của các ngành này tăng so tháng trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý III/2020 ước thực hiện đạt 45.965,34 tỷ đồng, tăng 4,63% so quý II/2020 và tăng 7,84% so cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa quý III năm 2020, ước đạt 35.779,33 tỷ đồng, tăng 1,25% so quý trước, tăng 12,04% so quý cùng kỳ. Bước sáng quý 3 tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc, mặc dù trong tháng 8 chịu ảnh hưởng của dịch covid tái bùng phát trở lại nhưng đã được kiểm soát tốt, với phương châm vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Mặt khác trong quý 3 có nhiều ngày lễ lớn đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ quý III tăng so quý trước và tăng so quý cùng kỳ. Cụ thể như: Lương thực, thực phẩm tăng 1,23% so quý trước, tăng 16,74% so quý cùng kỳ; may mặc tăng 2,21% so quý trước và tăng 5,98% so quý cùng kỳ; Vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 3,19% so với quý trước, tăng 1,45% so với quý cùng kỳ; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 0,48% so quý trước và tăng 10,16% so với quý cùng kỳ; Xăng, dầu các loại tăng 3,08% so quý trước và tăng 8,94% so quý cùng kỳ …
Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác quý III/2020 ước 10.186 tỷ đồng, tăng 18,48% so quý trước, giảm 4,71% so cùng kỳ là do dịch Covid-19 kéo dài, thời gian nghỉ giãn cách xã hội nhiều, nhiều hoạt động dịch vụ đóng cửa kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng lớn đối với hoạt động dịch vụ này.
Dự ước 9 tháng năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 135.970,48 tỷ đồng, tăng 5,01% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp ước đạt 106.985,3 tỷ đồng, tăng 9,51% so cùng kỳ; ngành khách sạn nhà hàng thực hiện 11.038,18 tỷ đồng, giảm 9,07%; ngành du lịch lữ hành thực hiện 32,84 tỷ đồng, giảm 56,3%; ngành dịch vụ thực hiện 17.914,16 tỷ đồng, giảm 8,46%.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng năm 2020 chia theo ngành hoạt động:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 106.985,3 tỷ đồng, tăng 9,51% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên người dân mua sắm hàng hóa giảm, mặt khác do một phần đời sống của người dân gặp khó khăn vì phải nghỉ việc không lương, tạm ngưng kinh doanh nên chi tiêu tiết kiệm hơn. Tuy vậy một số các mặt hàng thiết yếu sức mua trên thị trường vẫn tăng cao; Bên cạnh đó việc mua hàng online ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi đã giúp người dân tích cực mua hàng không cần phải đến nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh tái bùng phát. Do đó dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2020 vẫn tăng khá so cùng kỳ. Một số nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng khá so cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 26.491,51 tỷ đồng (+12,32%); Nhóm hàng may mặc đạt 4.292,68 tỷ đồng (+5,49%); Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 11.835,64 tỷ đồng (+4,88%); Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 14.662,24 tỷ đồng (+8,4%); Nhóm Ô tô con đạt 6.873,51 tỷ đồng (+13,2%); Nhóm phương tiện đi lại đạt 10.834,21 tỷ đồng (+11,58%); Nhóm Xăng dầu các loại đạt 13.633,74 tỷ đồng (+6,83%);
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng đạt 11.038,18 tỷ đồng, giảm 9,07% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị kinh doanh ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đã phải tạm ngưng hoạt động đã làm cho doanh thu của các đơn vị kinh doanh lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành giảm. Trong đó:
+ Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 165,07 tỷ đồng, giảm 32,19%; Lượt khách phục vụ đạt 1.639.558 lượt khách, so cùng kỳ năm trước giảm 34,64%; Ngày khách phục vụ đạt 1.080.049 ngày, so cùng kỳ giảm 43,12%.
+ Dịch vụ ăn uống 9 tháng ước đạt 10.873,1 tỷ đồng, giảm 8,59%.
- Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 32,84 tỷ đồng, giảm 56,3% so với cùng kỳ; Lượt khách du lịch theo tour 44.505 lượt, so với cùng kỳ năm trước giảm 64,49%; Ngày khách du lịch theo tour 100.836 ngày, so với cùng kỳ giảm 62,83%.
- Doanh thu hoạt động dịch vụ khác: dự ước 9 tháng đạt 17.914,16 tỷ đồng, giảm 8,46% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp, Spa, mát xa, hớt tóc, phòng tập Gym, Yoga, tiệm nét, rạp chiếu phim, điểm du lịch, chợ đêm… tạm ngưng hoạt động đã làm cho doanh thu hoạt động dịch vụ giảm nhiều so cùng kỳ. Cụ thể: Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 15,07%; Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 1,16%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 15,4%; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 13,81%; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 13,09%; Doanh thu dich vụ sữa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 14,14%; Doanh thu dich vụ khác giảm 7,92% so cùng kỳ.
b. Giá cả thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 so với tháng 8/2020.
Tháng 9 tình hình dịch bệnh Covid - 19 đã được khống chế, cho nên nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của người dân dần trở lại bình thường. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 so với tháng 8/2020 tăng 0,24% (khu vực thành thị tăng 0,28%; nông thôn tăng 0,21%). Trong 11 nhóm hàng có 5 nhóm chỉ số giá tăng, 1 nhóm bằng và 5 nhóm giảm so tháng trước. Cụ thể ở một số ngành như sau:
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,46% so tháng trước. Trong đó: Nhóm hàng lương thực tăng 0,26% là do tình hình hình xuất khẩu gạo trong nước có nhiều thuận lợi, các thương lái tập trung thu mua để xuất khẩu làm cho giá các mặt hàng lương thực trong tháng tăng như gạo tẻ thường tăng 0,37%; gạo nếp tăng 0,65%... Nhóm hàng thực phẩm giảm 0,73% là do trong tháng giá thịt heo giảm do nguồn thịt heo cung cấp trong nước ổn định; Mặt khác, do tình hình dịch bệnh được khống chế tốt nên mọi hoạt động của người dân cũng trở lại bình thường đã giúp cho việc giao thương buôn bán có nhiểu thuận lợi. Trong tháng giá thịt heo giảm bình quân 3,44%, thịt bò giảm 0,18% ...
Các mặt hàng rau tươi, khô và chế biến giảm 1,94%. Do đang là mùa thu hoạch của nhiều loại rau, củ nên sản lượng dồi dào, bên cạnh đó sản lượng rau, củ, quả từ tỉnh Lâm Đồng được chuyển về nhiều làm cho giá các mặt hàng này giảm như su hào giảm 3,29%; quả đổ tươi giảm 3,71% ...
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02% do nhu cầu mua sắm quần, áo học sinh không sôi động như các năm trước, giá các mặt hàng này tương đối ổn định.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,87% so tháng trước. Giá nhóm này tăng chủ yếu tăng giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt tăng 4,12%; giá nước và dịch vụ nước sinh hoạt tăng 0,15%. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng điện, nước tăng làm cho giá điện, nước trong tháng tăng.
Nhóm Giáo dục: Chỉ số giá nhóm này so với tháng trước tăng 4,09%. Nguyên nhân chính là do giá học phí của các trường dân lập có sự điều chỉnh tăng làm cho dịch vụ giáo dục tăng 4,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 so với tháng 12/2019 tăng 0,75%. Có 7/11 nhóm hàng hoá có chỉ số tăng, đó là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,12%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,21%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; giáo dục tăng 4,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,57%. Có 4/11 nhóm giảm: Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,97%; giao thông giảm 14,46%; bưu chính viễn thông giảm 0,27%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,85%.
Chỉ số giá tiêu dùng quý III/2020: Tình hình giá cả hàng hóa tiêu dùng quý III/2020 so quý trước tăng 0,96%; so quý III/2019 tăng 3,13%, trong đó: Nhóm mặt hàng có tốc độ tăng cao là Nhóm giao thông tăng 7,83% so quý trước, tiếp đến là nhóm giáo dục tăng 1,5%, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,85%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,29%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%. Có 2 nhóm giảm so quý trước là may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,06%; bưu chính viễn thông giảm 0,09%; các nhóm còn lại có tốc độ tăng nhưng không nhiều.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng so cùng kỳ tăng 3,72%. Trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+11,02%); đồ uống và thuốc là (+1,34%); thuốc và dịch vụ y tế (+1,82%); giáo dục (+4,86%); may mặc, mũ nón, giày dép (+1,24%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (+1,59%); thiết bị đồ dùng gia đình (+0,35%); hàng hóa và dịch vụ khác (+2,32%). Có 3 nhóm giảm là giao thông (-11,67%); bưu chính viễn thông (-0,16%); văn hóa, giải trí và du lịch (-0,28%.
Giá vàng: Trong tháng giá vàng bình quân tăng 2,54% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 29,22%; so tháng 12 năm trước tăng 31,97%; quý III tăng 11,01% so quý trước và so bình quân cùng kỳ tăng 26,12%.
Giá Đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này tăng 0,1% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 0,92%; so tháng 12 năm trước tăng 0,98%; quý III giảm 0,5% so quý trước và so bình quân cùng kỳ tăng 0,65%.
c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu mặt hàng nông sản, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của thị trường Trung Quốc, Châu Âu giảm mạnh. Mặt khác thị trường xuất khẩu ở các nước trên thế giới giảm mạnh, nhất là các thị trường truyền thống như Mỹ và EU đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu so cùng kỳ, cụ thể:
- Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2020 ước đạt 13.484,34 triệu USD, giảm 5,55% so cùng kỳ, trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 365,07 triệu USD, giảm 7,98%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.750,96 triệu USD, giảm 6,77%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10.368,31 triệu USD, giảm 5,13% so cùng kỳ.
Một số ngành hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Hạt điều ước đạt 206,57 triệu USD (-12,87%); Cà phê ước đạt 350,82 triệu USD (+16,27%); Hạt tiêu ước đạt 28,42 triệu USD (-2,38%); Cao su ước đạt 43,82 triệu USD (-6,23%); Sản phẩm gỗ đạt 1.155,22 triệu USD (+7,1%); Hàng dệt may đạt 1.244,69 triệu USD (-16,94%); Giày dép các loại ước đạt 3.012,64 triệu USD (-2,96%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 578,29 triệu USD (+29,6%); Máy móc thiết bị ước đạt 1.298,88 triệu USD (+4,33%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 642,34 triệu USD (-8,36%); Xơ, sợi dệt đạt 784,15 triệu USD (-27,3%); Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 253,5 triệu USD (-5,36%); Sản phẩm sắt thép đạt 394,35 triệu USD (-25,53%) so cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường chủ lực truyền thống 9 tháng/2020 như: Hoa Kỳ ước đạt 3.866,07 triệu USD, giảm 2,33% so cùng kỳ và chiếm 30,7% kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản ước đạt 1.460,1 triệu USD, giảm 4,71% và chiếm 11,6%; Trung Quốc ước đạt 1.605,8 triệu USD, tăng 3,79% và chiếm 12,8%; Hàn Quốc ước đạt 773,19 triệu USD, tăng 1,4% và chiếm 6,2%; Đức ước đạt 393,92 triệu USD, tăng 3,26%, chiếm 3,1%; Đài Loan ước đạt 256,1 triệu USD, tăng 7,34%, chiếm 2%… Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như Hong Kong, Bỉ, Úc, Thái Lan.
- Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng/2020 ước đạt 10.405,74 triệu USD, giảm 11,11% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2020 giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng xơ, sợi dệt các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể, một số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 744,82 triệu USD (+41,62%); Chất dẻo nguyên liệu ước đạt 863,05 triệu USD (-20,62%); Vải các loại 548,77 triệu USD (-20,95%); Nguyên phụ liệu dệt, may ước đạt 538,1 triệu USD (-12,3%); Bông ước đạt 438,52 triệu USD (-13,87%); Sắt thép các loại ước đạt 655,61 triệu USD (-26,63%); Máy móc thiết bị ước đạt 1.145,21 triệu USD (-14,14%)…
Thị trường nhập khẩu chủ lực trong 9 tháng/2020 là: Trung Quốc ước đạt 2.295,97 triệu USD, chiếm 23% và giảm 4,6%; Hàn Quốc ước đạt 1.482,16 triệu USD, chiếm 14,9%, giảm 20,16%; Đài Loan ước đạt 1.083,79 triệu USD, chiếm 10,9%, giảm 16,01%; Nhật Bản ước đạt 867,84 triệu USD, chiếm 8,7%, giảm 22,56%; Hoa kỳ ước đạt 859,2 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 22,27% so cùng kỳ. Các thị trường khác có kim ngạch nhập khẩu khá cao như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 1,9% đến 6,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.
d. Giao thông vận tải
Vận tải, kho bãi ước tháng 09/2020: Doanh thu vận tải kho bãi ước đạt 1.454,7 tỷ đồng, tăng 1,63% so tháng trước, tăng 1,86% so cùng kỳ năm trước. Tình hình vận chuyển hành khách, hàng hóa tháng 9/2020 và các dịch vụ vận tải, bưu chính chuyển phát tăng so với tháng trước là do tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, cũng như trong nước đã được khống chế, mọi hoạt động thông thương, dịch vụ trở lại bình thường kể từ 00h ngày 08/9/2020. Cụ thể:
+ Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 190,2 tỷ đồng, tăng 2,77% so tháng trước và giảm 2,19% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 5.826 nghìn HK, tăng 2,06% so tháng trước và giảm 1,67% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 399.273 nghìn HK.km, tăng 2,09% so tháng trước và giảm 1,31% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do tháng 9 học sinh và sinh viên bắt đầu vào năm học mới nên dịch vụ đưa rước học sinh, sinh viên tăng. Bên cạnh đó, tháng 9/2020 lại trùng với tháng 8 âm lịch là tháng có ngày 15/8 ngày tết đoàn viên sum họp nên các hoạt động vui chơi, giải trí tăng lên, làm cho lượng hành khách đi lại cũng tăng lên. Vì vậy tháng 9 ngành vận chuyển hành khách tăng cả về doanh thu và sản lượng so tháng trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên so với tháng cùng kỳ vẫn giảm cả về doanh thu và sản lượng.
+ Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 838,4 tỷ đồng, tăng 1,98% so tháng trước và tăng 1,06% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 3.993 nghìn tấn tăng 1,65% so tháng trước và tăng 1,75% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 370.244 nghìntấn.km tăng 1,73% so tháng trước và tăng 1,02% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất cũng như xuất nhập khẩu đã ổn định trở lại nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng hơn so với tháng trước.
+ Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 426,1 tỷ đồng, tăng 0,46% so tháng trước và tăng 5,45% so cùng kỳ năm trước. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn những tháng gần đây đã dần đi vào ổn định, các hợp đồng xuất nhập khẩu tăng hơn nên nhu cầu bốc xếp hàng hóa, cũng như nhu cầu làm các dịch vụ logistic, kê khai hải quan cao hơn tháng trước dẫn đến doanh thu của nhóm kho bãi và các dịch vụ vận tải ước tháng 9/2020 tăng hơn so với tháng 8.
Hoạt động vận tải, kho bãi quý III/2020
Doanh thu vận tải hành khách quý 3 năm 2020, ước đạt 551,7 tỷ đồng, tăng 10,06% so với quý 2/2020 và giảm 5,17% so cùng kỳ năm trước. Khối lượng vận chuyển ước đạt 16.985,5 nghìn HK, tăng 14,31% so quý trước và giảm 4,31% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 887.645,8 nghìnHK.km, tăng 23,37% so quý trước và giảm 1,72% so cùng kỳ.
Doanh thu vận tải hàng hóa quý 3 năm 2020, ước đạt 2.435,56 tỷ đồng, tăng 3,73% so quý trước và giảm 2,08% so cùng kỳ năm trước. Khối lượng vận chuyển ước đạt 13.769,3 nghìn HK, tăng 5,43% so quý trước và giảm 0,98% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 1.084.643,5 nghìnHK.km, tăng 4,76% so quý trước và giảm 1,58% so cùng kỳ.
Doanh thu kho bãi và các hoạt động kho bãi quý 3 năm 2020 ước đạt 1.300,6 tỷ đồng, tăng 2,59% so quý trước và tăng 0,98% so cùng kỳ.
Hoạt động vận tải, kho bãi 9 tháng đầu năm 2020: Dư ước đạt 12.588,69 tỷ đồng, giảm 4,07% so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số đơn vị của ngành vận tải hành khách và hàng hóa tạm ngưng hoạt động. Làm cho doanh thu và sản lượng của 9 tháng năm 2020 giảm so với cùng kỳ.
Vận tải hành khách dự tính đạt 1.548,9 tỷ đồng, giảm 10,72%; Sản lượng vận chuyển hành khách dự tính đạt 45.179 nghìn HK, giảm 11,66% và luân chuyển dự tính đạt 2.279.742 nghìn HK.Km, giảm 7,14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Đường bộ đạt 44.334 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 11,71% và 2.279.249 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 7,14%; đường sông đạt 845,4 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 9,28% và 492,5 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 10,63%.
Vận tải hàng hoá dự tính đạt 7.108,9 tỷ đồng giảm 2,88%; Khối lượng vận chuyển hàng hóa dự tính đạt 42.070 nghìn.tấn, giảm 6,67%, luân chuyển hàng hóa đạt 3.227.564 nghìn tấn.km giảm 4,52% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 40.970 ngàn tấn vận chuyển, giảm 6,75% và 3.040.393 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 4,61%; đường sông đạt 1.100 ngàn tấn vận chuyển, giảm 3,47% và 187.171 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 3,09%.
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng/2020 ước đạt 3.930,9 tỷ đồng, giảm 3,38% so cùng kỳ.
e. Bưu chính viễn thông:
Dự ước doanh thu 9 tháng đạt 5.246,94 tỷ đồng, tăng 5,21% so cùng kỳ, trong đó: doanh thu bưu chính đạt 843,19 tỷ đồng, tăng 14,35%; doanh thu viễn thông đạt 4.403,76 tỷ đồng, tăng 3,62%.
Số máy điện thoại phát triển 9 tháng là 651.726 thuê bao điện thoại, tăng 3,18% so cùng kỳ. Trong đó ước đạt 1.606 thuê bao cố định, giảm 17,05%; 650.120 thuê bao di động, giảm 3,25%.
Số thuê bao Internet phát triển mới 9 tháng là 77.890 thuê bao, tăng 7,79% so với cùng kỳ.
5. Đầu tư phát triển
Dự ước Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quý III/2020 thực hiện 28.846,4 tỷ đồng, tăng 38,67% so với quý II/2020 và tăng 11,49% so quý III/2019. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 67.066,8 tỷ đồng, tăng 3,39% so cùng kỳ. Tình hình thực hiện các nguồn vốn như sau:
- Vốn đầu tư do địa phương quản lý:
Uớc quý III năm 2020 thực hiện 2.191,5 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so quý II/2020 và so quý III/2019 bằng 97,76%. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở 2 quý đầu năm, nên vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 thấp. Bước sang các tháng quý III/2020 tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nên tình hình vốn đầu tư thực hiện đã từng bước phát triển mạnh ở các tháng cuối năm. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 4.398,2 tỷ đồng, giảm 10,11% so cùng kỳ. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Ước quý III năm 2020 thực hiện 2.120 tỷ đồng, tăng 130,93% so quý II/2020; bằng 97,59% so quý III/2019. Ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 4.022,8 tỷ đồng, giảm 14,09% so cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân giảm là do công tác giải ngân và giải phóng mặt bằng còn chậm so kế hoạch. Dự kiến trong quý III/2020 một số dự án trọng điểm trên địa bàn do Các Ban QLDA làm chủ đầu tư có tiến độ thực hiện như sau: Dự án Nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500. Dự ước quý 3/2020 thực hiện 22 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 73,7 tỷ đồng; Dự án xây mới cơ sở điều trị và cai nghiện ma túy: Ước quý 3/2020 thực hiện 19,3 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 45,8 tỷ đồng; Dự án xây mới cầu Thanh Sơn, huyện Định Quán: ước quý 3/2020 thực hiện 13 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 13 tỷ đồng; Dự án đường 319B qua KCN Nhơn Trạch ( Đoạn còn lại): ước quý 3/2020 thực hiện 12,9 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 25,2 tỷ đồng; Dự án tuyến đường giao thông kết nối cảng Phước An đoạn từ đường 319 giao cắt đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. ước quý 3/2020 thực hiện 9,4 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 48,7 tỷ đồng; Dự án Kè gia cố bờ sông Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông Rạch Cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp thành phố Biên Hòa – đây là dự án có vốn đối ứng theo cam kết với JICA khi triển khai dự án TNXLNT tp BH giai đoạn 1 từ vốn ODA. ước quý 3/2020 thực hiện 8,1 tỷ đồng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 27,6 tỷ đồng…
- Nguồn vốn thuộc khu vực Ngoài nhà nước.
Uớc quý III năm 2020 thực hiện 12.036 tỷ đồng, so quý II/2020 tăng 17,5%; so quý III/2019 tăng 5,14%. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 30.129,7 tỷ đồng, tăng 1,13% so cùng kỳ.
Trong đó:
Nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Dự ước quý 3/2020 thực hiện 6.807,8 tỷ đồng, tăng 10,55% so quý trước; giảm 1,85% so cùng kỳ. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 17.649,6 tỷ đồng, giảm 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Đây là khu vực kinh tế bị ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh Covid-19. Nhiều DN ngừng hoạt động, giải thể, nhiều doanh nghiệp không có hợp đồng mới, sản phẩm sản xuất tồn kho nhiều nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này.
Nguồn vốn đầu tư từ các hộ dân cư: Quý III/2020 thực hiện 5.228,2 tỷ đồng, tăng 27,97% so quý II/2020 và tăng 15,9% so quý III/2019. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 12.480 tỷ đồng, tăng 9,05% so cùng kỳ năm 2019. Tình hình vốn đầu tư thực hiện khu vực dân cư có sự phát triển cao do nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa nhà ở, đặc biệt các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đã đầu tư nhà xưởng, vốn, trang bị thêm tài sản ...
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Dự ước quý III/2020 vốn đầu tư thực hiện 12.267 tỷ đồng, tăng 30,73% so quý II/2020 và tăng 3,94% so quý III/2019. Dự ước 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện 29.914,4 tỷ đồng, tăng 2,15% so cùng kỳ năm 2019.
Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế, chiếm khoảng 45% và có mức tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên cũng như các thành phần kinh tế khác khu vực này do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên tiến độ thực hiện đầu tư của nhiều dự án buộc phải chậm so kế hoạch do thiếu vốn, nhân công, nguyên liệu, máy móc, thiết bị… Vì vậy tình hình thực hiện vốn đầu tư 9 tháng đầu năm 2020 thực hiện chậm so cùng kỳ 2019.
Dự kiến trong quý III/2020 một số công ty thực hiện vốn đầu tư thực hiện lớn như sau: Công ty CP Vedan: 182 tỷ đồng; Công ty Ajinomoto: 150 tỷ đồng; Công ty Kenda: 48,1 tỷ đồng; Công ty changshin: 63,5 tỷ đồng; Công ty Center Power Tech: 32 tỷ đồng; Công ty Tôn Phương Nam: 47,2 tỷ đồng; Công ty Tae Kwang: 32,9 tỷ đồng; Công ty Hitachi: 19,3 tỷ đồng; Công ty Pousung: 35 tỷ đồng …
6. Thu hút đầu tư
- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 18/9/2020 đạt 896,95 triệu USD, bằng 65,6% so cùng kỳ, đạt 89,7% so kế hoạch. Trong đó: Cấp mới 55 dự án với vốn đăng ký 245,63 triệu USD, bằng 33,7% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn 86 dự án với vốn bổ sung 651,32 triệu USD, tăng 1,9% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 19/9/2020 là 25.663,5 tỷ đồng, tăng 142,7% so cùng kỳ, đạt 128,3% so kế hoạch. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 93 dự án với số vốn là 21.600,3 tỷ đồng, tăng 119% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 13 dự án với số vốn là 4.063,2 tỷ đồng, gấp 5,7 lần so cùng kỳ.
- Tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2020, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốn là: 55.152,9 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2019 (34.247,6 tỷ đồng), trong đó số đăng ký thành lập mới là 2.783 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 45.274 tỷ đồng, tăng 63,6% so cùng kỳ và 393 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là 9.878,9 tỷ đồng, tăng 50,4% so cùng kỳ.
Lũy kế đến ngày 15/9/2020 thực hiện hỗ trợ, soạn thảo được 525 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thông báo sử dụng mẫu dấu và đăng tải trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho các cá nhân, doanh nghiệp có đề nghị.
- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh: Tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2020 có 268 doanh nghiệp giải thể với số vốn 2.912 tỷ đồng và 261 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động 583 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.
7. Tài chính – Ngân hàng
a. Tài chính
Chín tháng năm 2020 Sở Tài chính đã thực hiện phối hợp ngành thuế tiếp tục thực hiện rà soát các nguồn thu, tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các giải pháp miễn giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách theo quy định. Đồng thời tiếp tục tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc. Từ đó, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở để tăng thu cho ngân sách.
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2020 ước đạt 37.326 tỷ đồng, đạt 70% dự toán năm và bằng 98% so với cùng kỳ. Trong đó:
- Thu nội địa là 27.333 tỷ đồng, đạt 77% so với dự toán năm và tăng 5% so với cùng kỳ.
- Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu: 9.993 tỷ đồng, đạt 57% so dự toán năm và bằng 82% so với cùng kỳ.
Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, hầu hết các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU,… các biện pháp giãn cách, cách ly, phong tỏa dẫn tới các nhà máy có giao thương với doanh nghiệp tại Việt Nam đều ngừng hoạt động và đóng cửa. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn có nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu với các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều giảm mạnh, do đó thu lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm so cùng kỳ, tuy nhiên đạt được kết quả như trên cũng là dấu hiệu khả quan, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước đang diễn biến phức tạp, là sự nỗ lực của các doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Dự ước tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2020 ước đạt 13.907 tỷ đồng, đạt 59% so với dự toán và tăng 5% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 5.100 tỷ đồng, đạt 65% so với dự toán và tăng 11% so với cùng kỳ. Chi thường xuyên: 8.801 tỷ đồng, đạt 60% so với dự toán và tăng 2% so với cùng kỳ.
b. Hoạt động ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo có các giải pháp vừa tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả và chỉ đạo các TCTD thực hiện cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm hỗ trợ khách hàng, đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân … do đó công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:
Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 30/9/2020 đạt 226.000 tỷ đồng, tăng 13,64% so đầu năm. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 210.892 tỷ đồng, tăng 13,43% so đầu năm; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 13.529 tỷ đồng, tăng 14,87% so đầu năm; Phân theo cơ cấu tiền gửi: Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 121.679 tỷ đồng, tăng 9,49% so với đầu năm; Tiền gửi thanh toán ước đạt 102.743 tỷ đồng, tăng 18,68% so đầu năm.
Mặt bằng lãi suất huy động bằng VND của TCTD có xu hướng giảm. Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7 - 4,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4- 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0 - 7,1%/năm. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Hoạt động tín dụng: Đến 30/9/2020 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 223.064 tỷ đồng, tăng 4,91% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,89% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm. Dư nợ cấp tín dụng bao gồm: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 119.984 tỷ đồng, tăng 8,37% so đầu năm. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 100.277 tỷ đồng, tăng 0,26% so đầu năm. Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5,0%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.
8. Một số tình hình xã hội
a. Văn hóa thông tin
Chín tháng năm 2020 có nhiều sự kiện lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Ngành Văn hóa - Thể thao và du lịch tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị như: Tập trung tuyên truyền cổ động trực quan tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Trang trí các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX; Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm thành lập QĐNDVN và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9; Tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn tỉnh. Thực In, thay đổi nội dung tuyên truyền, pano; băng rôn treo các điểm chính trong thành phố Biên Hòa; dựng mới 200m2 pano cố định; thay đổi nội dung 2.096m2 pano; Treo 9.200 cờ các loại; ....
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai làm tốt công tác dàn dựng các chương trình nghệ thuật và tổ chức biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị cũng như phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân trong tỉnh. Tổ chức 172 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân vùng sâu vùng xa và phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút 143.000 lượt người xem ...
Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng: 05 đội chiếu phim lưu động tổ chức 1.326 buổi chiếu phim và các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, phục vụ các xã nông thôn mới và công nhân các khu công nghiệp trong tỉnh, thu hút 74.680 lượt người xem. Đồng thời, trang trí panô, gắn loa phóng thanh trên 08 xe ô tô đội chiếu phim, tuyên truyền phòng, chống dịch CoVid-19 tại tất cả các xã, phường trong tỉnh.
Xây dựng nếp sống văn hóa và công tác gia đình: Chín tháng thực hiện 500 băng rôn, 1.000 cờ tuyên truyền nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; cấp phát 38.000 tờ rơi cho cơ sở tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa công nhân năm 2020. Duy trì chuyên mục “Góc tư vấn Gia đình” trên webside của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoạt động 24/24 kịp thời cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình... qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, góp phần vào giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, giảm thiểu các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
b. Thể dục, thể thao
Trong 9 tháng năm 2020 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao đã tham gia 5 giải quốc tế đạt 09 huy chương các loại (02 HCV, 02 HCB, 04 HCĐ).
Công tác tổ chức giải, hỗ trợ các hoạt động TDTT trong tỉnh: Đăng cai tổ chức 04 giải quốc gia; Tổ chức và phối hợp tổ chức 05 giải thể thao cấp tỉnh; Hỗ trợ tổ chức các sở, ban, ngành trong và ngoài tỉnh tổ chức 09 hoạt động, sự kiện thể thao.
c. Giáo dục - Đào tạo
- Đánh giá kết quả giáo dục năm học 2019 - 2020
Qua triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh với các biện pháp tích cực theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện rõ được thực chất về chất lượng giáo dục như sau: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: đạt 98,29% (giảm 1,64% so cùng kỳ). Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở: đạt 98,27% (tăng 1,1% so cùng kỳ).
- Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT (không tính thí sinh tự do): Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 của học sinh Đồng Nai ở hệ THPT đạt 99,55%, còn hệ Giáo dục thường xuyên đạt 90,17%. Đây được xem là năm Đồng Nai có kết quả thi tốt nghiệp THPT cao nhất từ trước đến nay, dù bị ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình dịch Covid-19.Trong đó tỷ lệ đậu của thí sinh THPT là 96,64%, thí sinh hệ giáo dục thường xuyên là 67,65%. Xếp hạng điểm trung bình thi THPT quốc gia, thí sinh Đồng Nai đạt 5,337 điểm, xếp thứ 28 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Số lượng học sinh bỏ học: Trong năm học 2019 -2020 toàn tỉnh có 1.792 học sinh phổ thông bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,32% Không tăng so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân bỏ học chính là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh học yếu, chán học dẫn đến bỏ học, nguyên nhân thứ hai là các gia đình nhập cư, không ổn định việc làm và nơi cư trú, khi gia đình chuyển đi không làm thủ tục chuyển trường cho con em, dẫn đến học sinh phải bỏ học. Trường hợp này xảy ra phổ biến sau Tết Âm lịch, học sinh theo gia đình về quê rồi không quay lại trường.
Tình hình khai giảng năm học 2020 - 2021
Sáng 5/9/2020, hơn 750 ngàn học sinh của hơn 800 cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đã chính thức khai giảng, bước vào năm học mới 2020-2021. Đây là năm học đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 nên Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức ngắn gọn, chỉ tổ chức khai giảng đối với học sinh đầu cấp và đại diện học sinh các khối lớp.
Tình hình Trường, lớp học, giáo viên, học sinh năm học 2020 - 2021
Theo Sở GD-ĐT, năm học mới 2020 - 2021, toàn tỉnh có 30 công trình trường học mới và xây dựng bổ sung các phòng học cho các trường với số tiền trên 460 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã đầu tư trên 200 tỷ đồng sửa chữa mua sắm thiết bị phục vụ khai giảng năm học mới. Việc đưa vào sử dụng ngôi trường mới sẽ tiếp thêm động lực cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh ra sức thi đua thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng hiện đại, đáp ứng tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại các địa phương trên đại bàn tỉnh.
Đầu năm học 2020 – 2021, có khoảng 757.411 học sinh các cấp học mầm non và phổ thông. So với đầu năm học 2019 -2020, tăng khoảng 48.941 học sinh phổ thông, tỷ lệ tăng 6,9%; trong đó, chủ yếu tăng học sinh THCS tăng khoảng 7.000 học sinh, tỷ lệ tăng 3% và THPT tăng khoảng 9.000 học sinh, tỷ lệ tăng 7%.
d. Y tế
Tính đến 15/9/2020, Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang được khống chế, kiểm soát trên địa bàn tỉnh, trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Cộng dồn đã ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid-19 (đã điều trị khỏi bệnh: 3 trường hợp).
Trong tháng 9 có 335 công dân Việt Nam trở về từ Úc đã kết thúc 14 ngày cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 2 (xã An Phước, H. Long Thành) và Bệnh viện Phổi Đồng Nai (TP.Biên Hòa). Tính từ đầu năm 2020 đến nay, đã có 5 đoàn công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài hoàn thành việc cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 tại Đồng Nai (khu cách ly Trường cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 2 và Trung đoàn Đồng Nai).
Một số dịch bệnh khác phát sinh trong tháng như sau:
- Sốt xuất huyết: Tháng 9 ghi nhận 498 trường hợp, (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 273 trường hợp, chiếm tỷ lệ 54,82%), giảm 24,89% so với tháng trước. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 9 là 2.831 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 1.489 trường hợp, chiếm tỷ lệ 52,6%), giảm 76,78% so với cùng kỳ, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 91 ổ dịch, giảm 69,77% so với cùng kỳ (301 ổ dịch). Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 99,8% (494 ổ dịch được xử lý/495 ổ dịch phát hiện).
- Sốt rét: Tổng số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 9/2020 là 04, giảm 05 trường hợp so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong. Số xét nghiệm thực hiện trong tháng: 3.515 mẫu.
- Sởi: Tổng số trường hợp mắc 9 tháng là 128 trường hợp, giảm 92,14% so với cùng kỳ 2019 (1.628 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.
- Hội chứng tay chân miệng: Trong tháng có 594 trường hợp mắc, tăng 3 trường hợp so với tháng trước. Số trường hợp mắc tăng ở 6/11 huyện/TP, tăng nhiều ở thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Vĩnh Cửu. Số trường hợp mắc TCM cộng dồn đến tháng 9 là 1.665 trường hợp, giảm 61,88% so với cùng kỳ năm 2019 (4.368 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng phát hiện và xử lý 72/72 ổ dịch, số ổ dịch phát hiện tăng 20 ổ dịch so với tháng trước. Cộng dồn từ đầu năm đến tháng 9 ghi nhận 170 ổ dịch được xử lý/172 ổ dịch được phát hiện, đạt 98,84%.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS:
Trong tháng ghi nhận 75 trường hợp mắc mới HIV, trong đó có 45 trường hợp có địa chỉ thường trú tại tỉnh, giảm 24 trường hợp so với tháng trước (73 trường hợp) được đưa vào điều trị. Ghi nhận 02 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tử vong. Tính đến tháng 9, toàn tỉnh có 5.163 trường hợp mắc HIV/AIDS (tỷ lệ/dân số: 0,165%), duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn tỉnh được khống chế <0,3% (đạt chỉ tiêu).
Tình hình kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm
Thực hiện công tác thanh kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 9/2020 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 1.375 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/12.079 tổng số cơ sở, trong đó: 1.263 cơ sở đạt (chiếm 91,86%), số cơ sở vi phạm là 112, nhắc nhở 106 cơ sở, phạt tiền 06 cơ sở với số tiền phạt là 49.510.000 đồng. Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm.
- Phòng chống lao: Chín tháng năm 2020, số bệnh nhân mới phát hiện và tiếp nhận có 1.872 người, giảm 1.049 người (-35,91%) so cùng kỳ.
- Tiêm chủng mở rộng: Chín tháng, số trẻ em tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin có 17.826 cháu và giảm 7.709 cháu (-44,36%) so cùng kỳ, đạt 37,03% KH; Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo cân nặng: 8%; Theo chiều cao: <23%.
- Khám chữa bệnh: Tổng số lượt khám bệnh đạt 621.098, cấp cứu: 39.220 trường hợp, nhập viện: 36.144 trường hợp, tử vong do bệnh tật: 20 trường hợp, tử vong do tai nạn giao thông: 12 trường hợp.
e. Giải quyết việc làm
Chín tháng năm 2020 đã giải quyết việc làm cho 58.620 lượt người (đạt 73,28%/KH năm 2020, giảm 18,07% so với cùng kỳ. trong đó: Thông qua các doanh nghiệp tuyển dụng 39.972 lượt lao động; Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đã giải quyết việc làm: 18.648 lượt người (Chương trình cho vay hộ nghèo để giải quyết việc làm: 1.785 người; Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1094 người; Cho vay vốn giải quyết việc làm: 9.018 lao động; Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: 205 lao động; Các chương trình khác 6.506 lượt người).
Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 07 sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 178 lượt doanh nghiệp và 2.755 lượt người lao động tham gia. Trong đó: Số người được tư vấn: 2.108 lượt người; Số hồ sơ tiếp nhận tại Sàn: 1.737 hồ sơ; Số người được tuyển dụng thông qua Sàn: 1.382 người.
Tiếp nhận 47.845 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 45.006 người với tổng số tiền hưởng là 995.871 triệu đồng; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 49.593 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 1.207 người.
- Tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp: Chín tháng trên địa bàn đã xảy ra 20 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 20 doanh nghiệp với sự tham gia của của 4.441/9.162 lao động (giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm 2019), trong đó có 17 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 03 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn trong nước. Sở Lao động thương binh và xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương nắm tình hình quan hệ lao động và hướng dẫn giải quyết chế độ cho người lao động tại một số doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (Công ty TNHH P&F Vina, Công ty TNHH Epic Designers (Việt Nam)...)
f. Đào tạo nghề
Trên địa bàn tỉnh hiện có 61 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: có 12 trường Cao đẳng; 05 trường Trung cấp; 24 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác; có khoảng 3.290 giáo viên tham gia giảng dạy các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (2.044 giáo viên cơ hữu chiếm 62,2% và 1.246 giáo viên thỉnh giảng chiếm 37,8%). Quy mô tuyển mới năm 2020 là 77.500 người, cụ thể: trình độ cao đẳng là 8.200 người/năm, trình độ trung cấp là 11.500 người/năm, trình độ sơ cấp là 57.800 người/năm.
Chín tháng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới, đào tạo cho 61.349 người, đạt 79,16% kế hoạch năm, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 là 4,8%, trong đó: Cao đẳng: 5.294 người, Trung cấp: 9.205 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 46.850 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.824 người); có 52.265 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 76,86% kế hoạch năm 2020 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 là 3,12%, trong đó: Cao đẳng: 4.829 người, Trung cấp: 5.947 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 41.489 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.255 người).
g. Công tác giảm nghèo:
Tính đến cuối tháng 8 năm 2020, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 1.884 hộ so cùng kỳ đạt 72,81%. Trong đó số hộ nghèo vay 161 hộ với số tiền 6.6355 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 523 hộ với số tiền 22.461 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 1.200 hộ với số tiền 50.963 triệu đồng./.
Cục Thống Kê tỉnh Đồng Nai