1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất cây hàng năm vụ Mùa năm 2020
Vụ Mùa ở Quảng Trị chủ yếu là gieo lúa nương rẩy thuộc hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Vụ Mùa năm 2020, toàn tỉnh đã gieo trồng được 1.951,5 ha lúa, tăng 4,38% so với vụ Mùa năm trước. Tháng Mười Một, các địa phương tập trung thu hoạch lúa Mùa, dự kiến đến ngày 20/11 thu hoạch xong. Do ảnh hưởng của bão, lũ lụt kéo dài trong tháng Mười đã làm sạt lở, trôi, rụng hạt một số diện tích nên năng suất giảm so với dự kiến ban đầu; dự ước năng suất đạt 10,1 tạ/ha, bằng vụ Mùa năm trước.
* Ước tính kết quả sản xuất cây hàng năm năm 2020
Sản xuất cây hàng năm năm 2020 diễn ra trong điều kiện thời tiết không được thuận lợi: Đầu vụ Đông Xuân mưa lớn đã làm ngập úng một số diện tích lúa phải gieo cấy lại, một số diện tích các loại cây trồng khác không gieo trồng được; cuối vụ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn, gió mạnh làm ngã đổ một số diện tích lúa ảnh hưởng đến năng suất và gây khó khăn cho khâu thu hoạch. Vụ Hè Thu hạn hán kéo dài một số cây trồng không gieo trồng được. Trong tháng Mười bão, lũ lụt kéo dài, trên diện rộng gây thiệt hại về sản xuất cây hàng năm như: lúa Mùa, rau màu các loại...Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác bố trí lịch thời vụ nhằm tránh điều kiện bất lợi của thời tiết; đảm bảo nguồn nước tưới và sử dụng nguồn nước có hiệu quả, tiết kiệm trong vụ Đông Xuân và Hè Thu …Kết quả sản xuất cây hàng năm năm 2020, cây lúa cho năng suất và sản lượng đạt khá; còn một số cây trồng khác do ảnh hưởng của thời tiết hạn hán, mưa lũ và dịch bệnh nên sản lượng giảm so với năm trước.
Năm 2020, ước tính toàn tỉnh gieo trồng được 81.584,7 ha cây hàng năm, giảm 0,13% so với năm trước; trong đó: cây lúa 50.659 ha, tăng 0,36% (Đông Xuân 26.097,9 ha, tăng 0,21%; Hè Thu 22.609,6 ha, tăng 0,20%; vụ Mùa 1.951,5 ha, tăng 4,41%); cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất và chất lượng cao như: HN6, TL6, AC95, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 3.825,6 ha, tăng 0,39%; khoai lang 1.756,5 ha, giảm 13,79%; sắn 12.010,7 ha, tăng 2,41%; lạc 3.213,6 ha, giảm 3,92%; rau các loại 5.018,7 ha, tăng 1,64%; đậu các loại 1.585,3 ha, giảm 2,25%...Diện tích khoai lang, lạc, đậu các loại… giảm là do ảnh hưởng của thời tiết không gieo trồng được.
Năng suất lúa ước tính đạt 54,6 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm trước (Đông xuân 58,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; Hè Thu 53,6 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; lúa Mùa 10,1 tạ/ha, bằng năm trước); cây ngô năng suất đạt 34 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 81,7 tạ/ha, bằng năm trước; cây sắn năng suất đạt 167,8 tạ/ha, giảm 2,6 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 21,3 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 105,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 11,1 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha…
Năm 2020, tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 289.497 tấn, tăng 1,06% so với năm trước; trong đó: lúa 276.502,6 tấn, tăng 1,17%; ngô 12.994,4 tấn, giảm 1,24%. Sản lượng khoai lang 14.359,2 tấn, giảm 13,72%; sản lượng sắn 201.537,9 tấn, tăng 0,82%; sản lượng lạc 6.847 tấn, giảm 2,99%; sản lượng rau các loại 53.001,1 tấn, tăng 3,56%; sản lượng đậu các loại 1.764,1 tấn, tăng 10,85%…
Diện tích, sản lượng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Thực hiện năm 2019
|
Ướcnăm 2020
|
So sánh
(%)
|
1. Diện tích (Ha)
|
|
|
|
- Lúa
|
50.477,0
|
50.659,0
|
100,36
|
- Ngô
|
3.810,6
|
3.825,6
|
100,39
|
- Khoai lang
|
2.037,4
|
1.756,5
|
86,21
|
- Sắn
|
11.728,6
|
12.010,7
|
102,41
|
- Lạc
|
3.344,7
|
3.213,6
|
96,08
|
2. Sản lượng (Tấn)
|
|
|
|
- Lúa
|
273.310,5
|
276.502,6
|
101,17
|
- Ngô
|
13.157,7
|
12.994,4
|
98,76
|
- Khoai lang
|
16.643,0
|
14.359,2
|
86,28
|
- Sắn
|
199.898,6
|
201.537,9
|
100,82
|
- Lạc
|
7.058,3
|
6.847,0
|
97,01
|
b. Chăn nuôi
Sản xuất chăn nuôi tháng Mười Một gặp khó khăn do lũ lụt lớn và kéo dài trên diện rộng trong tháng Mười đã làm một số gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; đàn lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi và giá lợn giống còn khá cao nên phục hồi chậm.
Ước tính đến 30/11/2020, đàn trâu có 22.392 con, giảm 0,04% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò có 56.698 con, giảm 0,36%; đàn lợn thịt có 117.486 con, tăng 22,79%; đàn gia cầm có 2.890 nghìn con, giảm 11,89%; trong đó: đàn gà 2.095 nghìn con, giảm 13,89%. Đàn trâu, bò ổn định ở mức thấp do diện tích chăn thả bị thu hẹp; phong trào nuôi bò thịt, nhốt chuồng tại Quảng Trị phát triển chưa mạnh. Đàn lợn tăng cao vì cùng thời điểm năm trước, đàn lợn giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi; hiện nay do giá bán tăng, cho lợi nhuận cao và người chăn nuôi tăng quy mô đàn để phục vụ Tết Nguyên đán; tuy nhiên, đàn lợn vẫn chưa phục hồi như trước khi có dịch. Đàn gia cầm sau một thời gian phát triển mạnh đến nay tổng đàn giảm so với cùng thời điểm năm trước do giá bán giảm sút và ảnh hưởng của lũ lụt một số gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Mười Một ước tính đạt 3.237 tấn, tăng 15,57% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 2.170 tấn, tăng 39,10%. Tính chung 11 tháng năm 2020, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 34.132 tấn, giảm 12,40% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 19.180 tấn, giảm 26,40%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Mười Một giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Ước
tháng 11/2020
(Tấn)
|
Ước
11 tháng năm 2020
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 11/2020
|
11 tháng năm 2020
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
3.237
|
34.132
|
115,57
|
87,60
|
- Thịt trâu
|
89
|
909
|
111,25
|
102,08
|
- Thịt bò
|
268
|
2.787
|
109,84
|
105,53
|
- Thịt lợn
|
2.170
|
19.180
|
139,10
|
73,60
|
- Thịt gia cầm
|
710
|
11.256
|
77,43
|
120,10
|
Tình hình dịch bệnh:Đến ngày 17/11/2020, đã có 1.319 con lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi; vẫn còn 8 xã chưa qua 21 ngày nhiễm dịch.
1.2. Lâm nghiệp
Tháng Mười Một, tranh thủ thời tiết thuận lợi sau bão số 13 các tổ chức và cá nhân tiến hành trồng rừng và khai thác lâm sản. Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng Mười Một ước tính đạt 1.240 ha, giảm 36,99% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 510 nghìn cây, tăng 21,43%; sản lượng gỗ khai thác 51.135 m3, tăng 21,40%; sản lượng củi khai thác 5.925 ster, giảm 0,75%. Tính chung 11 tháng năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 7.300 ha, giảm 11,24% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 2.405 nghìn cây, tăng 0,21%; sản lượng gỗ khai thác 930.592 m3, giảm 0,31%; sản lượng củi khai thác 230.349 ster, tăng 0,22%.
Năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ nên sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới tập trung có giảm so với năm trước.
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ướctháng 11/2020
|
Ước 11 tháng năm 2020
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 11/2020
|
11 tháng năm 2020
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
1.240
|
7.300
|
63,01
|
88,76
|
2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)
|
510
|
2.405
|
121,43
|
100,21
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
51.135
|
930.592
|
121,40
|
99,69
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
5.925
|
230.349
|
99,25
|
100,22
|
Thiệt hại rừng:Tháng Mười Một trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, từ đầu năm đến 15/11/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ cháy rừng (tại các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh), giảm 8,33% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị cháy 43,3 ha, giảm 49,67%.
Về kiểm soát vi phạm lâm luật:Trong tháng, đã phát hiện và lập biên bản 7 vụ vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hành chính 25 vụ, lâm sản tịch thu 17 m3gỗ các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và lập biên bản 202 vụ vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hành chính 189 vụ, lâm sản tịch thu 321 m3gỗ các loại, 71,9 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.
1.3. Thủy sản
Năm 2020, do ảnh hưởng của bão, lũ lụt kéo dài trong tháng Mười làm cho hoạt động khai thác thủy sản bị đình trệ, số ngày ra khơi đánh bắt giảm; nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do lũ lụt cuốn trôi, thất thoát đã làm cho sản lượng thủy sản tháng Mười Một và 11 tháng năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng thủy sản tháng Mười Một ước tính đạt 1.746,5 tấn, giảm 26,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.301,5 tấn, giảm 19,59%; tôm 212 tấn, giảm 58,36%; thủy sản khác 233 tấn, giảm 9,55%. Tính chung 11 tháng năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 33.301,7 tấn, giảm 2,07% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 23.436,5 tấn, giảm 6,18%; tôm 4.801 tấn, giảm 6,27%; thủy sản khác 5.064,2 tấn, tăng 29,72%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Mười Một ước tính đạt 446,5 tấn, giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 253,5 tấn, giảm 9,63%; tôm 193 tấn, giảm 60,61%. Tính chung 11 tháng năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 7.778,7 tấn, giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.254,5 tấn, giảm 0,35%; tôm 4.496 tấn, giảm 5,57%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng Mười Một ước tính đạt 1.300 tấn, giảm 19,49% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.048 tấn, giảm 21,67%; thủy sản khác 233 tấn, giảm 9,55%. Tính chung 11 tháng năm 2020, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 25.523 tấn, giảm 1,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 20.182 tấn, giảm 7,06%; thủy sản khác 5.036 tấn, tăng 29,87%.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 11/2020
(Tấn)
|
Ước 11 tháng năm 2020
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2019 (%)
|
Tháng 11/2020
|
11 tháng năm 2020
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
1.746,5
|
33.301,7
|
73,22
|
97,93
|
1. Chia theo loại thủy sản
|
|
|
|
|
- Cá
|
1.301,5
|
23.436,5
|
80,41
|
93,82
|
- Tôm
|
212,0
|
4.801,0
|
41,64
|
93,73
|
- Thủy sản khác
|
233,0
|
5.064,2
|
90,45
|
129,72
|
2. Chia theo nuôi trồng, khai thác
|
|
|
|
|
- Nuôi trồng
|
446,5
|
7.778,7
|
57,95
|
96,59
|
- Khai thác
|
1.300,0
|
25.523,0
|
80,51
|
98,34
|
2. Sản xuất công nghiệp
Tháng Mười Một, do ảnh hưởng của bão, lũ lụt kéo dài trên diện rộng trong tháng Mười đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh. Một số doanh nghiệp máy móc thiết bị bị hư hỏng; nguyên vật liệu, hàng hóa bị ướt, hư hại; một số doanh nghiệp nước lũ dâng cao phải tạm ngừng hoạt động, sau lũ phải vệ sinh nhà xưởng…Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một tăng 6,71% so với tháng trước và tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2020 chỉ tăng 4,40% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng của 11 tháng năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và lũ lụt kéo dài.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một ước tính tăng 6,71% so với tháng trước và tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước ngành khai khoáng giảm 12,28%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,39%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,71%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,87%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một tăng khá so với tháng trước là do thời gian thực tế sản xuất nhiều hơn (tháng Mười lũ lụt gần cả tháng).
Tính chung 11 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 4,40% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2019 tăng 9,76%); trong đó: ngành khai khoáng tăng 3,09%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,42%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,09%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,20%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: dệt tăng 160,10%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan tăng 104,99%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,89%; sản xuất trang phục tăng 13%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,74%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,71%; khai thác quặng kim loại tăng 5,93%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,09%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 3,36%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 1,22%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0,24%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: khai khoáng khác giảm 0,76%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 2,65%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 2,83%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 3,22%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 6,39%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 8,05%; sản xuất đồ uống giảm 11,04%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 11,55%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 32,09%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 11/2020 so với tháng 10/2020
(%)
|
Tháng 11/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
106,71
|
104,04
|
104,40
|
- Khai khoáng
|
108,47
|
87,72
|
103,09
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
107,09
|
106,39
|
104,42
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
105,24
|
101,71
|
105,09
|
- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
|
100,04
|
97,13
|
102,20
|
Một số sản phẩm chủ yếu trong 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: thủy hải sản chế biến 8.794 tấn, tăng 45,84%; tấm lợp proximăng 4.772,9 nghìn m2, tăng 32,94%; dăm gỗ 344,63 nghìn tấn, tăng 17,83%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp 2.878 nghìn cái, tăng 17,29%...Một số sản phẩm tăng thấp: quần áo 18.999,3 nghìn cái, tăng 14,76%; điện sản xuất 743,2 triệu kwh, tăng 5,73%; điện thương phẩm 680 triệu kwh, tăng 4,13%; nước máy 13.052 nghìn m3, tăng 3,36%; đá xây dựng 785,75 nghìn m3, tăng 2,85%...Một số sản phẩm giảm: xi măng 243,09 nghìn tấn, giảm 0,15%; gạch xây dựng bằng đất sét nung 131,78 triệu viên, giảm 3,22%; phân hóa học 54,70 nghìn tấn, giảm 5,97%; bia lon 9.539 nghìn lít, giảm 6,31%; tinh bột sắn 57,30 nghìn tấn, giảm 8,86%; săm dùng cho xe máy, xe đạp 4.566 nghìn cái, giảm 9,68%; ván ép 162,70 nghìn m3, giảm 15,29%; nước hoa quả, tăng lực 10.055 nghìn lít, giảm 20,34%; dầu nhựa thông 881 tấn, giảm 30,47%; gạch khối bằng bê tông 39,59 triệu viên, giảm 35,05%; gỗ cưa hoặc xẻ 51,33 nghìn m3, giảm 35,94%...
Tháng Mười Một, dịch COVID-19 đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp đã phục hồi; năm nay có một số doanh nghiệp may trang phục, sản xuất da, sản xuất giấy…mới đi vào hoạt động nên số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng khá cao so với năm trước. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2020 giảm 0,34% so với cùng thời điểm tháng trước nhưng tăng 13,42% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,63%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 6,60%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 116,11%. Xét theo ngành hoạt động, so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 3,08%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,23%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,20%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải bằng năm trước.
3. Đầu tư
Trong tháng Mười, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bảo, lũ lụt kéo dài một số công trình xây dựng phải ngừng thi công hoặc tiến độ chậm lại. Tháng Mười Một tranh thủ thời tiết thuận lợi các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các công trình/dự án nên vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tăng 75,75% so với tháng trước và tăng 122,76% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 11 tháng năm 2020 tăng 37,83% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do kế hoạch vốn được phân bổ năm 2020 tăng gần 50% so với năm 2019 (sau điều chỉnh); các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; các ngành chức năng tiến hành rà soát những công trình/dự án có tiến độ giải ngân chậm, tập trung vốn cho các công trình cấp bách, thiếu vốn và thanh toán cho các công trình hoàn thành…
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tính tháng 11/2020
(Tỷ đồng)
|
Ước tính 11 tháng năm 2020
(Tỷ đồng)
|
Tháng 11/2020 so với cùng kỳ năm trước
(%)
|
11 tháng
năm 2020 so với kế hoạch năm 2020 (%)
|
11 tháng
năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
366,52
|
2.865,73
|
222,76
|
78,86
|
137,83
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
292,20
|
2.252,16
|
252,01
|
75,76
|
147,26
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
67,69
|
546,08
|
151,98
|
94,50
|
114,33
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
6,63
|
67,49
|
163,71
|
81,23
|
93,47
|
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Một ước tính đạt 366,52 tỷ đồng, tăng 122,76% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 292,20 tỷ đồng, tăng 152,01%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 67,69 tỷ đồng, tăng 51,98%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 6,63 tỷ đồng, tăng 63,71%. Tính chung 11 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 2.865,73 tỷ đồng, bằng 78,86% kế hoạch năm 2020 và tăng 37,83% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.252,16 tỷ đồng, bằng 75,76% kế hoạch và tăng 47,26%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 546,08 tỷ đồng, bằng 94,50% kế hoạch và tăng 14,33%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 67,49 tỷ đồng, bằng 81,23% kế hoạch và giảm 6,53%.
Tiến độ giải ngân vốn:Từ đầu năm đến 13/11/2020, Kho bạc Nhà nước đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương 2.170,7 tỷ đồng, đạt 57,09% kế hoạch năm 2020; trong đó: nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý đã giải ngân 2.022,1 tỷ đồng, đạt 55,64% KH năm 2020. Công tác giải ngân vốn đầu tư công những tháng gần đây có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra.
4. Thương mại và dịch vụ
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng Mười Một, sau đợt bão, lũ lụt kéo dài trong tháng Mười thời tiết khá thuận lợi; hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ đã trở lại bình thường. Hàng hóa trên thị trường phong phú, chỉ có một số mặt hàng do thiệt hại lũ lụt cung không đủ cầu nên giá cả có tăng như: thực phẩm tươi sống, rau xanh…đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một tăng 7,01% so với tháng trước và tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2020 chỉ tăng 2,27% so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và lũ lụt kéo dài trong năm nay.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một ước tính đạt 2.717,27 tỷ đồng, tăng 7,01% so với tháng trước và tăng 9,51% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.427,04 tỷ đồng, tăng 6,58% và tăng 15,19%; doanh thu lưu trú và ăn uống 214,83 tỷ đồng, tăng 10,70% và giảm 21,51%; doanh thu du lịch lữ hành 0,27 tỷ đồng, tăng 6,84% và giảm 90,46%; doanh thu dịch vụ khác 75,13 tỷ đồng, tăng 10,72% và giảm 23,33%.
Tính chung 11 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 28.179,92 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ năm trước(11 tháng năm 2019 tăng 10,44%),nếu loại trừ yếu tố giá giảm 1,07%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 24.958,22 tỷ đồng, chiếm 88,57% tổng mức và tăng 5,79% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 24,18%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 10,53%; lương thực, thực phẩm tăng 9,95%. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ giảm như: hàng may mặc giảm 4,43%; phương tiện đi lại giảm 9,93%; xăng dầu các loại giảm 12,66%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.307,62 tỷ đồng, chiếm 8,19% tổng mức và giảm 19,20% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 48,21 tỷ đồng, giảm 40,87%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.259,41 tỷ đồng, giảm 18,56%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 6,08 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và giảm 81,14% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 908 tỷ đồng, chiếm 3,22% tổng mức và giảm 15,49% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 11/2020
(Tỷ đồng)
|
Ước 11 tháng
năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước(%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 11/2020
|
11 tháng năm 2020
|
Tổng số
|
2.717,27
|
28.179,92
|
100,00
|
109,51
|
102,27
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
2.427,04
|
24.958,22
|
88,57
|
115,19
|
105,79
|
- Lưu trú và ăn uống
|
214,83
|
2.307,62
|
8,19
|
78,49
|
80,80
|
- Du lịch lữ hành
|
0,27
|
6,08
|
0,02
|
9,54
|
18,86
|
- Dịch vụ khác
|
75,13
|
908,00
|
3,22
|
76,67
|
84,51
|
4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng Mười Một, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư những tháng cuối năm tăng, nhiều tuyến đường bị hư hỏng do lũ lụt trong tháng Mười đã được sữa chữa, giao thông thông suốt. Số lượt hành khách vận chuyển tháng Mười Một ước tính tăng 6,79% so với tháng trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 6,32%. Số lượt hành khách vận chuyển 11 tháng năm 2020 ước tính giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 9,59%; số lượt hành khách vận chuyển giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Doanh thu vận tải tháng Mười Một ước tính đạt 152,80 tỷ đồng, tăng 6,36% so với tháng trước và tăng 10,62% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 27,96 tỷ đồng, tăng 20,83% và tăng 2,01%; doanh thu vận tải hàng hóa 103,57 tỷ đồng, tăng 3,33% và tăng 13,93%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 21,27 tỷ đồng, tăng 4,81% và tăng 7,35%. Tính chung 11 tháng năm 2020, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.666,95 tỷ đồng, tăng 7,19% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 268,10 tỷ đồng, giảm 12,38%; doanh thu vận tải hàng hóa 1.168,57 tỷ đồng, tăng 12,92%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 230,28 tỷ đồng, tăng 7,46%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng Mười Một ước tính đạt 680,2 nghìn HK, tăng 6,79% so với tháng trước và tăng 5,35% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 60.793,2 nghìn HK.km, tăng 12,95% và tăng 2,70%. Tính chung 11 tháng năm 2020, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 6.320,9 nghìn HK, giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2019 tăng 3,68%); số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 539.558,6 nghìn HK.km, giảm 15,04% (11 tháng năm 2019 tăng 6%).
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng Mười Một ước tính đạt 914,7 nghìn tấn, tăng 6,32% so với tháng trước và tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 69.559,1 nghìn tấn.km, tăng 4,74% và tăng 7,38%. Tính chung 11 tháng năm 2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 9.578,9 nghìn tấn, tăng 9,59% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2019 tăng 4,53%); khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 694.249,5 nghìn tấn.km, tăng 5,28% (11 tháng năm 2019 tăng 6,62%).
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 11/2020
|
Ước 11 tháng năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 11/2020
|
11 thángnăm 2020
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
680,2
|
6.320,9
|
105,35
|
88,49
|
- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)
|
60.793,2
|
539.558,6
|
102,70
|
84,96
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
914,7
|
9.578,9
|
110,55
|
109,59
|
- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)
|
69.559,1
|
694.249,5
|
107,38
|
105,28
|
4.3.Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Tháng Mười Một, dịch COVID-19 ở trong nước đã được kiểm soát; sau thời gian mưa lũ kéo dài, hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp nên khách lưu trú và du lich lữ hành trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khách nội địa. Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng Mười Một tăng 5,39% so với tháng trước và số lượt khách do các đơn vị lữ hành phục vụ tăng 6,51%.
Khách lưu trú và du lịch lữ hành
|
Ước tháng 11/2020
|
Ước 11 tháng năm 2020
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 11/2020
|
11 thángnăm 2020
|
1. Dịch vụ lưu trú
|
|
|
|
|
- Lượt khách (lượt khách)
|
18.566
|
227.797
|
47,13
|
54,92
|
- Ngày khách (ngày khách)
|
12.158
|
180.569
|
32,91
|
46,30
|
2. Dịch vụ du lịch lữ hành
|
|
|
|
|
- Lượt khách (lượt khách)
|
319
|
2.639
|
22,25
|
16,34
|
- Ngày khách (ngày khách)
|
659
|
6.030
|
17,73
|
14,46
|
Số lượt khách lưu trú tháng Mười Một ước tính đạt 18.566 lượt, tăng 5,39% so với tháng trước và giảm 52,87% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 12.158 ngày khách, tăng 5,76% và giảm 67,09%; số lượt khách du lịch theo tour 319 lượt, tăng 6,51% và giảm 77,75%; số ngày khách du lịch theo tour 659 ngày khách, tăng 6,66% và giảm 82,27%.
Tính chung 11 tháng năm 2020, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 227.797 lượt, giảm 45,08% so với cùng kỳ năm trước (11 tháng năm 2019 tăng 9,04%); số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 180.569 ngày khách, giảm 53,70% (11 tháng năm 2019 tăng 10,30%); số lượt khách du lịch theo tour 2.639 lượt, giảm 83,66% (11 tháng năm 2019 tăng 9,22%); số ngày khách du lịch theo tour 6.030 ngày khách, giảm 85,54% (11 tháng năm 2019 tăng 10,24%). Khách lưu trú và du lịch lữ hành 11 tháng năm 2020 giảm mạnh chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
5.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một tăng 0,40% so với tháng trước. Một số yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng trước là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có đơn hàng và giá gạo xuất khẩu tăng nên các doanh nghiệp tăng cường thu mua lúa, gạo; lũ lụt kéo dài nên nguồn cung một số mặt hàng nông sản giảm; giá ga điều chỉnh tăng do giá ga thế giới tăng; thời tiết chuyển mùa nên giá hàng may mặc tăng. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại như: giá xăng dầu điều chỉnh giảm; nguồn cung thịt lợn tăng nên giá giảm; nhu cầu tiêu thụ điện giảm nên giá giảm…Giá vàng và đô la Mỹ trong tháng tương đối ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một tăng 0,40% so với tháng trước, tăng 0,59% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 0,40% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 so với tháng trước, có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,14% (lương thực tăng 3,29%, thực phẩm tăng 1,15%); may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,77%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,54%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%. Có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,09%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,15%; giao thông giảm 0,64%. Các nhóm hàng hóa khác giá ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng Mười Một tăng 0,57% so với tháng trước, tăng 35,81% so với tháng 12 năm trước và tăng 35,14% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 29,62% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Mười Một giảm 0,04% so với tháng trước, giảm 0,64% so với tháng 12 năm trước và giảm 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 11 tháng năm 2020 giảm 0,50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 11 năm 2020 so với
|
BQ 11 thángnăm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 11/2019
(%)
|
Tháng 12/2019
(%)
|
Tháng 10/2020
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
101,53
|
100,59
|
100,40
|
103,38
|
2. Chỉ số giá vàng
|
135,14
|
135,81
|
100,57
|
129,62
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
99,27
|
99,36
|
99,96
|
99,50
|
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 11 tháng năm 2020 tăng 8,70% so với cùng kỳ năm trước; nhưng tăng chủ yếu là thu từ thuế bảo vệ môi trường, thu tiền sử dụng đất; riêng thu ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chi ngân sách nhà nước tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đảm bảo chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; quản lý hành chính; sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình; sự nghiệp kinh tế…
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/11/2020
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/11/2020 so với dự toán 2020 (%)
|
Thực hiện đến 18/11/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
2.906,85
|
85,50
|
108,70
|
TĐ: - Thu nội địa
|
2.533,51
|
85,88
|
112,27
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
315,30
|
70,07
|
77,98
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
7.247,08
|
76,25
|
112,03
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
804,98
|
53,17
|
105,91
|
- Chi thường xuyên
|
4.330,43
|
87,72
|
112,72
|
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/11/2020 đạt 2.906,85 tỷ đồng, bằng 85,5% dự toán năm 2020 và tăng 8,70% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 2.533,51 tỷ đồng, bằng 85,88% dự toán và tăng 12,27%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 315,30 tỷ đồng, bằng 70,07% dự toán và giảm 22,02%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 880,92 tỷ đồng, tăng 21,50% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 563,66 tỷ đồng, giảm 5,04%; thuế bảo vệ môi trường 378,33 tỷ đồng, tăng 75%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 224,66 tỷ đồng, tăng 0,89%; lệ phí trước bạ 129,49 tỷ đồng, giảm 7,39%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/11/2020 đạt 7.247,08 tỷ đồng, bằng 76,25% dự toán năm 2020 và tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 804,98 tỷ đồng, bằng 53,17% dự toán và tăng 5,91%; chi thường xuyên 4.330,43 tỷ đồng, bằng 87,72% dự toán và tăng 12,72%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.816,28 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 1.047,06 tỷ đồng, tăng 6,95%; chi sự nghiệp kinh tế 536,40 tỷ đồng, tăng 18,68%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 480,71 tỷ đồng, tăng 29,97%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 326,92 tỷ đồng, tăng 51,99%...
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Tháng Mười Một, do ảnh hưởng bảo, lũ lụt trên diện rộng, kéo dài trong tháng Mười đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh; đời sống một bộ phận dân cư do ảnh hưởng của bảo, lũ lụt gặp khó khăn; nhưng các cấp, các ngành đã làm tốt công tác an sinh xã hội nên tình hình thiếu đói không phát sinh trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh đã kịp thời phân bổ 10 tấn lương khô, 3.000 tấn gạo…do Trung ương cấp để các đơn vị, địa phương kịp thời hổ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. UBND tỉnh tiến hành phân bổ 100 tỷ đồng từ nguồn Trung ương hổ trợ để các đơn vị địa phương tiếp tục tổ chức khắc phục hậu quả, triển khai các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, thực hiện chính sách an sinh xã hội …
Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ra lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh cùng chung tay hổ trợ người dân Quảng Trị vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống và sức khỏe nhân dân. Tính đến ngày 31/10/2020, Ban cứu trợ các cấp trong tỉnh đã vân động, tiếp nhận được số tiền gần 60 tỷ đồng và hàng hóa, nhu yếu phẩm gồm: 100 tấn gạo, trên 15 nghìn thùng mỳ tôm, 4.000 hộp đồ hộp, 1.500 thùng bánh…ước tính trị giá gần 11 tỷ đồng; các địa phương đã tiếp nhận khoảng 100.000 suất quà với trị giá trên 8 tỷ đồng…
7.2. Giáo dục và Đào tạo
Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học dọn dẹp vệ sinh trường lớp, lau rửa bàn ghế, dụng cụ học tập sau đợt lũ lụt xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 16/11/2020, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động dạy học trở lại bình thường.
Tham gia Giải Bơi lội học sinh phổ thông toàn quốc năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Quảng Nam. Đoàn vận động viên tỉnh Quảng Trị có 16 học sinh phổ thông dự thi gồm: 2 học sinh khối THPT, 3 học sinh khối THCS và 11 học sinh khối Tiểu học. Kết quả có 8 học sinh đạt 10 huy chương đồng, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ khá toàn đoàn.
Các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, thao giảng dự giờ và các hội thi, hội diễn hướng tới kỹ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với tinh thần gọn nhẹ, thiết thực, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí; trọng tâm các hoạt động hướng về các trường học và học sinh, giáo viên nhằm khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra…
7.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Sau đợt mưa lũ trong tháng Mười, ngành Y tế triển khai công tác hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường; tổ chức thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật chết, xử lý môi trường. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, khử trùng nước sinh hoạt bằng Cloramin B, phèn chua, vôi bột tại vùng bị ngập lụt…
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 403 trường hợp mắc bệnh cúm; 15 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 31 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 02 trường hợp mắc bệnh quai bị; 03 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu; 84 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 08 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 02 trường hợp mắc bệnh sốt rét; 78 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 18 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng…Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5.766 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 33,21% so với cùng kỳ năm trước; 139 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 30,15%; 394 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 11,06%; 45 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 66,67%; 179 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, giảm 3,24%; 1.169 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 16,71%; 154 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, tăng 48,08%; 07 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 89,86%; 845 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 81,32%; 148 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 159,65%; 22 trường hợp mắc bệnh bạch hầu...Nhìn chung, hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm; chỉ có bệnh tay chân miệng tăng mạnh; không có trường hợp tử vong.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không phát sinh trường hợp nhiễm HIV mới. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 249 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ). Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 98 người.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm (huyện Gio Linh) làm 11 người bị ngộ độc. Tính chung, 10 tháng năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 44 người bị ngộ độc; không có trường hợp tử vong.
7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác khánh tiết, trang trí cổ động trực quan phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong tháng như: Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 và phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước ở trẻ em; Ngày pháp luật Việt Nam; Ngày di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XVI 23/11/2020…
Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền và phổ biến kiến thức về phòng chống Doping trong thể thao tại tỉnh Quảng Trị và lớp tập huấn bóng chuyền ở cơ sở. Thành lập Đoàn Thể thao người khuyết tật tỉnh tham gia Giải Vô địch Điền kinh và môn Bơi người khuyết tật toàn quốc năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các đội tuyển cầu lông, điền kinh, rowing tham gia các giải thi đấu khu vực và toàn quốc theo kế hoạch…
Duy trì tập luyện thường xuyên các lớp Năng khiếu, đội tuyển Tỉnh và đội tuyển Trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại trung tâm là là 130 VĐV (trong đó: 94 VĐV tuyến năng khiếu, 11 VĐV tuyến trẻ, 25 VĐV tuyến tỉnh).
7.5. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng Mười Một (từ 15/10 đến 14/11/2020), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, làm chết 09 người, bị thương 08 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 22,22%, số người chết giảm 35,71%, số người bị thương giảm 42,86%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông tháng Mười Một đều xảy ra trên đường bộ.
Tính chung 11 tháng năm 2020 (Từ 15/12/2019 đến 14/11/2020) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 135 vụ tai nạn giao thông, làm chết 84 người, bị thương 84 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 8,16%, số người chết giảm 24,32%, số người bị thương giảm 19,23%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 11 tháng năm 2020, đường bộ xảy ra 134 vụ, làm chết 83 người, bị thương 84 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.
7.6. Tình hình thiên tai
Trong 2 ngày 14-15/11/2020,bão số 13 và hoàn lưu bão đã gây gió mạnh và mưa to trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Bão số 13 đã làm 07 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão; 809 nhà dân bị tốc mái hư hỏng; 14 ha hoa màu bị thiệt hại…
Tính chung từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây thiệt lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
* Thiệt hại về người: 53 người chết, 02 người mất tích và 51 người bị thương.
* Thiệt hại về tài sản: Nhà ở bị sập, cuốn trôi 61 nhà; 2.417 nhà bị hư hại; 1.805 ha lúa bị thiệt hại; 2.820 ha hoa màu bị thiệt hại; 5.865 con gia súc và 550.229 con gia cầm bị chết, cuốn trôi…
Ngoài ra, rất nhiều các công trình giáo dục, y tế, văn hóa; hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng, thông tin liên lạc…bị thiệt hại nặng.
* Ước tính giá trị thiệt hại: 3.700 tỷ đồng.
7.7. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 08 vụ cháy do chập điện và sơ suất trong sử dụng lửa; ước tính giá trị thiệt hại 509 triệu đồng, 01 người bị thương. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 114 vụ cháy, giảm 38,38% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị thiệt hại 6.273,7 triệu đồng, giảm 58,59%; 02 người bị thương.
Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 10 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 25 triệu đồng; nguyên nhân do vi phạm về xử lý chất thải. Tính chung, từ đầu năm đến nay phát hiện 147 vụ vi phạm môi trường, giảm 23,04% so với cùng kỳ năm trước; xử lý 140 vụ, giảm 20%; số tiền xử phạt 552,5 triệu đồng, giảm 18,75%./.
Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị