1. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
- Lúa đông xuân 2020 - 2021 đã thu hoạch xong, theo kết quả thăm đồng, ước tính năng suất lúa đạt 77,4 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha, sản lượng 205,8 ngàn tấn, tăng 3,6% (tăng 7,1 ngàn tấn) so vụ đông xuân năm trước. Năng suất, sản lượng lúa đều tăng nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, nguồn nước dự trữ dồi dào đảm bảo đủcung cấpđủ nước tưới chocho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúavụ đông xuân. Đây là năm được mùa, được giá nên bà con nông dân rất phấn khởi.
- Lúa hè thu năm 2021, do thời tiết vào thời kỳ hạn hán nên một số nơi bắt đầu gieo sạ sớm nhằm hạn chế thiếu nước tướivào thời kỳ lúa trổ, làm đòng. Đến nay toàn tỉnh đã xuống giống lúa trà sớm khoảng 760 ha; các ngành chức năng khuyến cáo và vận động nông dân ưu tiênsử dụng giống lúa ngắn ngày, giảm dần lượng giống gieo sạ, áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, các biện pháp phòng chống hạn trong suốt vụ sản xuất đồng thời chuyển đổi cây trồng trên những diện tích cao xa, cuối các kênh mương thường xảy ra khô hạn, không có nguồn nước bơm hỗ trợ sang trồng cây màu khác như: Bắp lai, cây họ đậu, các loại hoa màu khác... ít sử dụng nước và có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Cây trồng khác: Tính từ đầu vụ đông xuân đến ngày 15/5/2021 đã gieo trồng được: Ngô 2.730 ha, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước; lạc (đậu phụng) 250 ha, bằng 59,4%; rau các loại 3.879 ha, giảm 6,8%; một số cây trồng có diện tích giảm so cùng kỳ do ảnh hưởng lịch thời vụ, một số diện tích trồng màu dọc Sông Ba chuyển sang mục đích khác…; các cây trồng có diện tích tăng so cùng kỳ năm trước: Đậu các loại 1.530 ha, tăng 3,9%; mía 21.202 ha, tăng 22,6% (diện tích mía tăng chủ yếu do năm trước giảm),…
- Về sâu bệnh hại trên cây trồng: Trên cây ngô, sâu keo mùa thu gây hại 4,5 ha ở giai đoạn nảy mầm
- hạt sữa; bệnh rỉ sắt gây hại 06 ha. Trên cây hành lá, bệnh thối nhũn gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 0,2 ha. Trên rau cải, sâu xanh bướm trắng gây hại 02 ha, bọ nhảy 01 ha. Ngoài ra, còn có sâu ăn lá, sâu tơ, bệnh đốm mắt cua gây hại xà lách, mồng tơi rải rác.
Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì phát triển, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Nhờ giá bán thịt trâu, bò, gia cầm ổn định, riêng giá thịt lợn hơi giảm hơn so cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn có lợi cho người chăn nuôi.
- Công tác tiêm vaccine đợt I/2021để phòng bệnhcho đàn gia súc gia cầm, lũy kế từ đầu năm đến ngày 19/5, tiêm vaccine lở mồm long móng cho trâu, bò89.030 con (ngân sách hỗ trợ 87.530 con, người dân tự mua 1.500 con); tụ huyết trùng trâu, bò 41.087 con (ngân sách hỗ trợ 25.823 con, người dân tự mua 15.264 con); dại chó 10.414 con; cúm gia cầm 318.950 con (ngân sách hỗ trợ 2 huyện có nguy cơ cao là huyện Đông Hòa và Phú Hòa là 256.350 con, người dân tự mua 62.600 con).
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng, khai thác 360 ha diện tích rừng trồng tập trung đến thời gian cho sản phẩm gỗ các loại 18,5 ngàn m3, tăng 3,9%; củi khai thác 3,4 ngàn ster, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng gỗ tròn các loại khai thác được 50,3 ngàn m3, tăng 4,1%; củi 6,9 ngàn ster, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước (củi giảm là do khi khai thác rừng các cành nhánh cây được xuất bán với gỗ để xay thành bột dùng làm gỗ ép công nghiệp).
Công tác tuần tra, kiểm soát, từ đầu năm đến nay đã phát hiện và lập biên bản xử lý kịp thời 76 vụ, giảm 28,3% so với cùng kỳ trước; trong đó: 10 vụ khai thác rừng trái pháp luật; 07 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; 12 vụ phá rừng trái pháp luật làm diện tích rừng bị giảm 14,23 ha; 46 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật và tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật. Xử lý 59 vụ vi phạm, phạt tiền khoảng 972,7 triệu đồng; khối lượng gỗ tịch thu 60,9 m3.
1.3. Thuỷ sản
- Diện tích thả nuôi thủy sản trong tháng là 352 ha, bằng 100% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tôm 330 ha, bằng 100% (tôm sú 20 ha, tôm thẻ 310 ha). Tính chung 5 tháng đầu năm diện tích thả nuôi được 1.660 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 158 ha, bằng 100%; tôm 1.275 ha, tăng 0,4%; thủy sản các loại 227 ha, bằng 100%.
- Sản lượng tôm Post sản xuất 5 tháng đạt 19 triệu con, tăng 88,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình dịch bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng có 31,56 ha tôm nuôi khoảng 20 đến 42 ngày tuổi bị bệnh trong đó: Bệnh đốm trắng 15,6 ha, hoại tử gan tụy cấp 15,96 ha, các ngành chức năng đã hướng dẫn các biện pháp phòng và chữa bệnh, cấp thuốc sát trùng Sodium Chlorite 20% để xử lý hồ nuôi, tiếp tục theo dõi không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng.
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 5/2021 ước tính 10.301 tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 8.063 tấn, tăng 6,3%; tôm 1.767 tấn, tăng 19,3%; thủy sản các loại 471 tấn, giảm 0,8%. Chia ra:
+ Nhờ đầu tư cải hoán, nâng cấp công suất tàu thuyền giúp cho việc đánh bắt xa bờ được thuận lợi, sản lượng đánh bắt xa bờ đem lại ngày càng tăng hơn, nên sản lượng thủy sản khai thác ước tính 8.446 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản biển 8.422 tấn tăng 5,9%, chia ra: Cá các loại 7.900 tấn, tăng 6,3%; tôm 52 tấn, tăng 2%; thủy sản khác 470 tấn, giảm 0,6%. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt 24 tấn, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước do khai thác tận diệt, diện tích ao hồ bị thu hẹp do san lấp để đầu tư xây dựng công trình; trong đó: Cá các loại 23 tấn, giảm 8%; thủy sản khác 1 tấn, giảm 50%.
+ Nhờ thời tiết thuận lợi cho tôm phát triển tốt, không bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh, không xảy ra diện tích mất trắng nên sản lượng thu hoạch nuôi trồng trong tháng ước tính 1.855 tấn, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Cá các loại 140 tấn, tăng 8,5%; tôm 1.715 tấn, tăng 19,9% (tôm hùm 135 tấn, tăng 3,4%; tôm thẻ chân trắng 1.580 tấn, tăng 21,5% (tăng do diện tích thu hoạch tăng 18,8%, năng suất bình quân tăng 0,2 tấn/ha).
Tính chung 5 tháng, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản là 34.769 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 28.463 tấn, giảm 6,2%; tôm 2.680 tấn, tăng 16,3%; thủy sản các loại 3.626 tấn, tăng 36,8%.
2. Sản xuất công nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tháng 5/2021 tăng 10,8%[1]so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,9%; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 22,9%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 6%.
Trong tháng, hoạt động sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng một số sản phẩm vẫn tìm được đối tác và sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: Hải sản các loại tăng 14,9% đường kết tinh các loại tăng 11,1%; nhân hạt điều các loại tăng 4,2%; quần áo các loại tăng 2,6%; thuốc viên các loại tăng 12,1%; viên nén tăng 13,5%; mây tre lá các loại tăng 7,7%; chíp điện tử tăng 28,9%; điện phát ra tăng 15,8%.
- Tính chung 5 tháng đầu năm 2021 chỉ số sản xuất công nghiệpước tính tăng 9,7%[2]so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 6,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 14%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 4%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng so cùng kỳ năm trước, các sản phẩm tăng trên 10% như: Hải sản các loại tăng 14,5%; thuốc viên các loại tăng 10,7%; ván lạng, gỗ các loại tăng 17,8%; viên nén gỗ tăng 13,8%; mây tre lá các loại tăng 11,1%; điện phát ra tăng 12,3%; chíp điện tử tăng 14,3%. Riêng đá xây dựng các loại giảm 1,1%.
3. Tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 01/5/2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 174 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 1.904,9 tỷ đồng, giảm 7,7%; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt 10,9 tỷ đồng/01 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có 06 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là67doanh nghiệp tăng 24,1%. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là33 doanh nghiệp, tăng 83%.
4. Đầu tư
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đã ảnh hưởng lớn đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. UBND tỉnh đã giao kế hoạch năm 2021, vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 5.493,6 tỷ đồng, giảm 18,8% so kế hoạch năm 2020.
- Ước tính vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2021 là 344,1 tỷ đồng, tăng 11% so tháng trước và giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó so với cùng kỳ năm trước: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 222,8 tỷ đồng, giảm 24,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 120,2 tỷ đồng, giảm 7,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 1,1 tỷ đồng, giảm 13,9%.
Vốn đầu tư thực hiện ở một số ngành có giá trị khối lượng lớn như: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thực hiện 96,9 tỷ đồng, giảm 11,1%; xây dựng 26,2 tỷ đồng, tăng 24,5%; vận tải và kho bãi 129,6 tỷ đồng, tăng 18,2%; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, QLNN, ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 19,9 tỷ đồng, giảm 47,2%; giáo dục đào tạo 39,1 tỷ đồng, tăng 6,1%.
- Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 1.462,7 tỷ đồng đạt 26,6% so kế hoạch năm và giảm 25,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 834,8 tỷ đồng, giảm 36,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 624,9 tỷ đồng, giảm 4,3%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 3 tỷ đồng giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
5. Tài chính, ngân hàng
5.1. Thu, chi ngân sách
Tổng thu NSNN trên địa bàn đến ngày 17/5/2021 là 1.692 tỷ đồng, đạt 32%dự toán Trung ương (DTTW), đạt 19,6% dự toán tỉnh giao.
Tổng chi NSĐP là 4.024 tỷ đồng, đạt 43,6% DTTW, đạt 31,8% dự toán tỉnh giao; trong đó chithường xuyên là 1.953 tỷ đồng.
5.2. Hoạt động ngân hàng
So với cùng kỳ năm trước, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Các TCTD trên địa bàn tỉnh đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về lãi suất cho vay, tích cực triển khai áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng để mở rộng tín dụng, kích cầu nền kinh tế.
- Mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức0,1% - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng; 2,8% - 4,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; 3,5% - 5,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng ở mức 4,4% -7,4%/năm.Lãi suất huy động USD là 0%/năm.
-Mặt bằng lãi suất cho vay VND:Đối với các lĩnh vực ưu tiên (theo quy định tại Quyết định Số 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020), lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 4,5%; trung dài hạn ở mức 7% - 10,6%; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,5% - 15%, trung dài hạn ở mức 6,99% - 16,1%;
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,3% - 7,8%/năm đối với ngắn hạn; 4,2% - 9,1%/năm đối với trung dài hạn.
- Về tỷ giá, ngoại hối: Các NHTM trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chính sách về tỷ giá điều hành của NHNN Việt Nam. Tính đến ngày 18/5/2021, tỷ giá mua, bán USD của các NHTM trên địa bàn phổ biến ở mức 22.944 - 23.161 VND/USD. Doanh số giao dịch ngoại tệ quy ra VND đạt 500,68 tỷ đồng, trong đó doanh số mua vào là 350,7 tỷ đồng, doanh số bán ra là 149,98 tỷ đồng.
- Tính đến cuối tháng 4/2021, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 30.372 tỷ đồng, tăng 5,45% so với cuối năm 2020. Trong đó: Tiền gửi huy động từ các khu vực 30.245 tỷ đồng, chiếm 99,58% tổng vốn huy động trên địa bàn; phát hành giấy tờ có giá bằng VND 127 tỷ đồng, tăng 9,48% so với cuối năm 2020. Ước tính đến cuối tháng 5/2021, tổng nguồn vốn huy động trên toàn tỉnh đạt 30.749 tỷ đồng, tăng 6,76% so với cuối năm 2020.
- Tính đến cuối tháng 4/2021, dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 37.492 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối năm 2020. Ước tính đến cuối tháng 5/2021, dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 37.515 tỷ đồng, tăng 3,64% so với cuối năm 2020; trong đó, cho vay bằng VND 36.915 tỷ đồng, cho vay ngoại tệ quy VND 600 tỷ đồng; cho vay ngắn hạn 21.158 tỷ đồng, cho vay trung dài hạn 16.357 tỷ đồng.
- Đến cuối tháng 4/2021, nợ xấu trên toàn địa bàn là 393,98 tỷ đồng, chiếm 1,05% tổng dư nợ, tăng 146,25 tỷ đồng so với cuối 2020. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn trong giới hạn cho phép (dưới 2%) nhưng nợ xấu tại một số ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ. Nợ xấu phát sinh chủ yếu tập trung ở các khoản: Cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (chiếm 40,2% nợ xấu toàn địa bàn), sản xuất kinh doanh dịch vụ nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp nhưng không hiệu quả do bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Ngành Ngân hàng Phú Yên đã tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá mức độ thiệt hại của khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn. Đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được triển khai hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 52 khách hàng (24 cá nhân và 28 doanh nghiệp) với dư nợ được cơ cấu lại là 194 tỷ đồng.
+ Miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 25 khách hàng (19 cá nhân và 06 doanh nghiệp) với dư nợ đã được miễn giảm, lãi là 524,2 tỷ đồng; số lãi được miễn, giảm là 03 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Yên (Agribank Phú Yên) đã thực hiện chi trả tiền lãi được ngân sách địa phương cấp bù do thực hiện khoanh nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 12 năm 2017 là 2.880.418.544 đồng với 68 khách hàng, số tiền lãi chưa thực hiện chi trả là 6.418.640.185 đồng với 325 khách hàng dự kiến sẽ được hoàn thành trong quý II/2021.
6. Thương mại, giá cả, dịch vụ
6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại vào những ngày cuối tháng 4/2021, tỉnh Phú Yên đến thời điểm hiện nay chưa có ca nhiễm bệnh Covid-19 ngoài cộng đồng; các đơn vị, cơ sở kinh doanh những hoạt động không thiết yếu được tạm dừng hoạt động từ ngày 05/5/2021 theo công văn của UBND tỉnh. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được các cấp, các ngành tăng cường nên đã góp phần bình ổn được thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị kinh doanh thương mại và dịch vụ đã có kế hoạch chủ động trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở trong nước; các nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh đã chủ động dự trữ hàng hóa với các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh. Cùng với thời tiết thuận lợi nên vẫn có khách du lịch về tỉnh Phú Yên vào các ngày trong tuần và nhất là vào những ngày cuối tuần. Kết quả lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong tháng 5/2021 vẫn đạt mức tăng so với tháng 5/2020.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính 3.089,8 tỷ đồng, giảm 0,9% so tháng trước, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó:
+ Doanh thu bán lẻ hàng hóa2.623,5 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 12 nhóm ngành hàng chủ yếu so với cùng kỳ năm trước, có 02 nhóm ngành hàng giảm, gồm: Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) giảm 5%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) giảm 6,6%, do sức mua giảm nên doanh thu đạt mức thấp; các nhóm còn lại đều tăng, một số nhóm ngành hàng tăng khá đó là: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 46,4%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 27,6%; xăng, dầu các loại tăng 18,8%...
+ Doanh thu lưu trú ăn uống và du lịch lữ hành là346,9 tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú6,3 tỷ đồng,giảm 68,5% so với tháng trước vàtăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước (do vẫn còn lượng khách du lịch về Phú Yên vào các ngày trong tuần và đông hơn vào các ngày cuối tuần); doanh thu dịch vụ ăn uống 340,4 tỷ đồng,giảm 4,9% so với tháng trước vàgiảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước (do thực hiện công văn tạm dừng hoạt động các trung tâm tiệc cưới để tránh tập trung đông người và phòng chống dịch nên doanh thu dịch vụ ăn uống giảm).
+ Dịch vụ khác ước tính119,4 tỷ đồng, giảm 0,8% so với tháng trước và giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Dịch vụ kinh doanh bất động sản 12,5 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ năm trước; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 17,7 tỷ đồng, giảm 22,2%; dịch vụ giáo dục và đào tạo 8,3 tỷ đồng, tăng 0,4%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 11,3 tỷ đồng, tăng 7%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi và giải trí 29,6 tỷ đồng, giảm 46,7%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình 14,3 tỷ đồng, tăng 8,6%; dịch vụ khác 25,6 tỷ đồng, giảm 16,3%.
- Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 15.661,6 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 13.282,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84,8% và tăng 14,1%; lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành 1.767,9 tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 22,8%; dịch vụ 610,8 tỷ đồng, chiếm 3,9% và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
6.2. Chỉ số giá
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 so tháng trướctăng 0,29%, trong đó 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19% (tác động làm CPI chung tăng 0,06%); giao thông tăng 0,77%, tăng do giá xăng, dầu diezen điều chỉnh tăng vào ngày 12/5/2021 (tác động làm CPI chung tăng 0,07%); nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,6% tăng chủ yếu do điện sinh hoạt tăng 3,75% do mùa nắng nóng nên người dân sử dụng lượng điện tiêu thụ ở mức cao và dầu hỏa tăng 5,06% (đã tác động làm CPI chung tăng 0,10%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,41%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại bình ổn và giảm nhẹ.
Trong tháng 5/2021 giá cả lương thựcgiảm 3,13% so tháng trước, do trên địa bàn tỉnh đang vào mùa thu hoạch chính nên nguồn cung dồi dào làm cho giá lúa giảm nên giá gạo giảm: Gạo tẻ thường giảm 5,13%; gạo nếp giảm 4,38% và khoai lang đang vào chính vụ thu hoạch giảm 4,72%. Thực phẩm tăng 0,89% do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Lễ 30/4 và 01/5 như: Thịt gà tăng 2,24%; thịt gia cầm khác tăng 9,7%; trứng tươi các loại tăng 2,03%; cùng với thời tiết khô hạn không thuận lợi cho việc trồng trọt nên nhiều loại rau củ quả tăng giá: Bắp cải tăng 5,83%; su hào tăng 6,72%; cà chua tăng 35,70%; khoai tây tăng 2,31%; rau muống tăng 0,93%; đỗ quả tươi tăng 7,10%; măng tươi tăng 5,19%; rau tươi khác tăng 6,01%; rau chế biến các loại tăng 3,29%; quả có múi tăng 5,25%...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 so cùng kỳ năm trước tăng 3,52%,tăng do các nhóm: Hàngăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,68% (trong đó: Lương thực tăng 11,69%, thực phẩm giảm 2,39%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,91%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,76%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,18%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,5%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%; giao thông tăng 22,44% (do giá nhiên liệu xăng dầu tăng 56,54%); giáo dục tăng 5,13%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,37%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,9%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,14%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2021 so tháng 12 năm trước tăng 1,15%, tăng chủ yếu ở nhóm: Lương thực tăng 2,69%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,13%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,05%; giao thông tăng 8,35%.
- Giá vàng 99,99 bình quân trong tháng 5/2021 là5.327.000 đồng/chỉ; so tháng trước tăng 1,82%, so cùng tháng năm trước tăng 12,98%, so tháng 12 năm trước giảm 1,93%.Giá Đô la Mỹ bình quân trong tháng là23.149 VND/USD; so tháng trước giảm 0,06%, so cùng tháng năm trước giảm 1,39%, so tháng 12 năm trước giảm 0,35%.
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2021 so bình quân cùng kỳ năm trước tăng 2,04%,tăng chủ yếu ở nhóm:Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,89% (trong đó: Lương thực tăng 14,67%, ăn uống ngoài gia đình tăng 11,17%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,62%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giao thông tăng 3,9%; giáo dục tăng 5,15%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,14%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,14%.
6.3. Giao thông vận tải
Tháng 5/2021 tình hình hoạt động giao thông vận tải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy không thực hiện việc giãn cách xã hội, nhưng việc di chuyển đi lại người dân tự hạn chế, nên doanh thu, sản lượng vận chuyển, luân chuyển giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải, phòng chống dịch bệnh trên phương tiện vận tải luôn được tăng cường; thực hiện đúng quy định pháp luật về vận chuyển, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của Nhân dân.
- Doanh thu hoạt động vậntải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 5/2021 ước tính307,8 tỷ đồng, giảm 9,1%so cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu vận chuyển hành khách 42,7 tỷ đồng, giảm 29,3%; vận chuyển hàng hóa 259,8 tỷ đồng, giảm 5%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 5,3 tỷ đồng, tăng 15,2%;
Vận chuyển hành khách chủ yếu là đường bộ tháng 5/2021 ước tính1.103,8 ngàn lượt khách, giảm 14%và khối lượng luân chuyển hành khách đạt54.065,7 ngàn lượt khách.km, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm trước;
Khối lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu là đường bộ tháng 5/2021 ước tính899,1 ngàn tấn, giảm 3,8% và khối lượng hàng hoá luân chuyển đường bộ đạt 58.690,4 ngàn tấn.km, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Lũy kế 5 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động vậntải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 1.405,4 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách 193,3 tỷ đồng, giảm 10,3%; vận tải hàng hóa là 1.180,3 tỷ đồng, tăng 13,5%;kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 31,8 tỷ đồng, tăng 41,1%;
Khối lượng vận tải hành khách vận chuyển 5 tháng là 4.485,7 ngàn lượt khách, giảm 7,6% vàluân chuyển 252.559,7 ngàn lượt khách.km, giảm 14,9%.Khối lượng hàng hóa vận chuyển4.442,3 ngàn tấn, tăng 3,2%, luân chuyển 290.018,8ngàn tấn.km,tăng 3,1%so với cùng kỳ năm trước.
Luồng tuyến vận tải: Đến nay đã có 35 tuyến vận tải khách liên tỉnh, 07 tuyến nội tỉnh, 05 tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt; tổng số phương tiện vận tải hành khách 1.192 xe/16.860 ghế; tổng số phương tiện vận tải hàng hóa (đầu kéo, cotainer, xe tải) đã cấp phép vận tải 3.947 xe/33.280 tấn.
Vận tải hàng không, lượng hành khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa trong tháng đạt 46.330 lượt khách; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt162.660 lượt khách[3], tăng 58,44%so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải đường sắt, lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh trong tháng đạt5.444 lượt khách; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 33.042 lượt khách, giảm 18,37%so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải đường biển, lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Rô trong tháng đạt 21 ngàn tấn; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 87 ngàn tấn,tăng 13%so với cùng kỳ năm trước.
6.4. Hoạt động du lịch
Trong tháng 5/2021, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên đạt 37.100 lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đạt 172 lượt, giảm 25,2%. Tổng lượt khách tại các cơ sở lưu trú là 24.693 lượt, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế là 169 lượt, giảm 25,7%.
Khách tham quan tại di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa 43.215 lượt khách (trong đó có 6.510 lượt khách trong tỉnh); tại thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh 14.071 lượt khách (trong đó có 5.143 lượt khách trong tỉnh); tại di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn đạt 14.041 lượt khách. Doanh thu bán vé đạt 877,42 triệu đồng.
7. Các vấn đề xã hội
7.1. Hoạt động văn hóa, thể thao
Tổ chức tuyên truyền trực quan và trang trí khánh tiết với 96 m2pano các loại nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021). Tuyên truyền trực quan, phát thanh tuyên truyền Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bảo Tàng tỉnh tổ chức sưu tầm và thông qua Hội đồng khoa học 11 hiện vật (10 hiện vật về cuộc sống đương đại và 01 hiện vật gốm Quảng Đức).
Thư viện tỉnh tổ chức trưng bày hơn 1.000 bản sách. Cấp 115 thẻ bạn đọc; phục vụ 14.959 lượt bạn đọc với 19.843 lượt tài liệu.Tổ chức chấm bài dự thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn triển khai kỷ niệm, tuyên truyền nhân dịp 20 năm ngày Gia đình Việt Nam và tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021.
Tổ chức tuyển chọn vận động viên các huyện miền núi tham gia Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XII, khu vực II năm 2021. Ban hành hướng dẫn, điều lệ tổ chức và điều lệ chi tiết các môn trong chương trình thi đấu Đại hội TDTT tỉnh Phú Yên lần thứ VIII năm 2021-2022. Tạm hoãn các giải thể thao tỉnh do dịch Covid-19.
7.2. Y tế, giáo dục
- Y tế
Tính đến ngày 20/5/2021, bệnh sốt xuất huyết phát hiện 01 ổ dịch, 35 ca mắc. So với cùng kỳ năm trước giảm 16 ổ dịch, giảm 85,4% số ca mắc; lũy kế từ đầu năm đến nay có 10 ổ dịch, 415 ca mắc, 02 ca tử vong; so với cùng kỳ năm trước giảm 31 ổ dịch, giảm 57,7% số ca mắc, tử vong tăng 02 ca. Bệnh tay chân miệng 41 ca mắc tăng 40 ca so với cùng kỳ năm trước; lũy kế từ đầu năm có 126 ca mắc gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Bệnh sốt rét có 04 trường hợp mắc giảm 73,3% số ca mắc so với cùng kỳ năm trước; lũy kế có 25 ca mắc, sốt rét ác tính 0, tử vong 0; so với cùng kỳ năm trước giảm 72,5% số ca mắc.
Trong tháng phát hiện mới 02 trường hợp nhiễm HIV(+), luỹ kế toàn tỉnh có 818 ca nhiễm HIV (trong đó 302 bệnh nhân AIDS, 202 bệnh nhân tử vong). Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho 75 bệnh nhân.
Chương trình tiêm chủng mở rộng, đến cuối tháng 5/2021 đạt 32,7% số cháu dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt tỷ lệ 30,8%.
Tính đến ngày 20/5/2021, Trung tâm Da liễu đã khám cho 2.895 lượt và điều trị cho 2.893 lượt bệnh ngoài da. Tính từ đầu năm đến nay đã chỉ đạo và khám 36.198 lượt; trạm chuyên khoa Lao khám 376 lượt bệnh nhân, phát hiện mới 57 trường hợp mắc, trong đó có 26 trường hợp có bằng chứng vi khuẩn học. Luỹ kế đến nay đã khám 2.025 lượt, phát hiện mới 288 trường hợp mắc, trong đó có 168 trường hợp có bằng chứng vi khuẩn học; trạm chuyên khoa Tâm thần đã khám 291 lượt, trong đó tham gia khám giám định y khoa 19 lượt, khám giám định pháp y là 8 lượt. Lũy kế đến nay đã khám 1.551 lượt; trung tâm Giám định y khoa đã khám cho 885 lượt người, trong đó có 173 người khám sức khoẻ định kỳ, 663 người khám dự tuyển, tuyển dụng, 49 người khám giám định. Luỹ kế đến nay đã khám cho 4.268 lượt người; trung tâm Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm đã kiểm nghiệm được 33 mẫu (2 mẫu đông dược, 31 mẫu thuốc), tất cả đều đạt chất lượng. Tính đến nay đã kiểm nghiệm được 238 mẫu, trong đó có 3 mẫu không đạt chất lượng.
Tăng cường tuyên truyền, triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021 từ ngày 15/4 - 15/5/2021. Thực hiện kiểm tra tại 26 cơ sở sản xuất, chế biến thức phẩm, kết quả 05 cơ sở không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý; xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm trong buổi tiệc gặp mặt tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An với 12 người mắc, không tử vong.
-Giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông tỉnh, công ty Honda Dũng Tiến tổ chức hội nghị tập huấn giảng dạy chương trình an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2020-2021. Tham gia các hoạt động hội sách tỉnh Phú Yên năm 2021. Tổ chức cuộc thi viết “Vì Phú Yên xanh”, kết quả ban tổ chức trao thưởng 03 giải A, 03 giải B và 03 giải C tại buổi bế mạc hội sách tỉnh. Tổ chức hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số tại huyện Sông Hinh và hội khỏe Măng non cấp tỉnh năm học 2020-2021.
Tổ chức tập huấn Quy chế thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022; đăng ký dự thi kỳ tốt nghiệp THPT năm 2021. Kiểm tra cơ sở vật chất các trường dự kiến đặt làm điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra học kỳ II năm học 2020-2021 và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của sở Giáo dục và Đào tạo. Thông báo lịch tạm dừng đến trường từ ngày 12/5/2021 và hướng dẫn hoạt động dạy và học đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
7.3. Trật tự an toàn xã hội
Theo số liệu thống kê, tai nạn giao thông trong tháng 5/2021 giảm số vụ, số người bị thương và số người chết so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Từ ngày 15/4/2021-14/5/2021, toàn tỉnh chỉ xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 11 vụ; làm chết 7 người, giảm 8 người; bị thương 8 người, giảm 10 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 111,8 triệu đồng.
Lũy kế từ 15/12/2020-14/5/2021, toàn tỉnh đã xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, giảm 15 vụ; làm chết 37 người, giảm 11 người; bị thương 42 người, giảm 16 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 641,4 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay chỉ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ là 60 vụ, giảm 13 vụ; làm chết 37 người, giảm 9 người; bị thương 42 người, giảm 16 người bị thương so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 641,4 triệu đồng.
-Tình hình cháy, nổ - vi phạm môi trường
Từ ngày 15/4/2021-14/5/2021 toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy ở xưởng sản xuất công ty TNHH Kamizawa Kougei Việt Nam tại KCN Đông Bắc Sông Cầu, làm cháy 2.912 m2nhà xưởng, chưa xác định giá trị thiệt hại. Lũy kế đến 14/5/2021, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy, ước thiệt hại tài sản 1.548,2 triệu đồng.
Các lực lượng chức năng đã phát hiện 11 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 4 vụ. Lũy kế đến 15/5/2021, toàn tỉnh phát hiện 32 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 19 vụ, phạt tiền 12,5 triệu đồng.
7.4. Các chính sách an sinh xã hội
Trung tâm Dịch vụ việc làm của Sở Lao động đã tư vấn nghề - việc làm 1.438 lượt người. Giới thiệu việc làm và cung ứng lao động 494 người đến các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh thuộc các thành phần kinh tế. Tiếp nhận và giải quyết 485 trường hợp hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chếđộưu đãi đối với người có công,giải quyết chế độ cho 106 hồ sơ các loại cho các đối tượng chính sách. Xây mới 04 nhà ở của người có công bị hư hỏng, xuống cấp ở huyện Đồng Xuân .
Triển khai hoạt động truyền thông về công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị nhân dịp bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Triển khai các hoạt động tuyên truyền nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2021 và thăm tặng quà cho trẻ em được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
7.5. Công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19)
Sở Y tế đã có thông báo trên địa bàn tỉnh áp dụng các biện pháp cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19; mở lớp tập huấn hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo y tế phục vụ bầu cử; tổ chức kiểm tra, giám sát về công tác đảm bảo y tế phục vụ bầu cử tại các điểm bầu cử.
Tiếp tục triển khai kế hoạch, kiểm tra, giám sát công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt I/2021, đến ngày 07/5/2021 trên địa bàn tỉnh đã có 7.694 trường hợp được tiêm vaccine.
Tính đến 17h ngày 23/5/2021 Sở Y tế công bố đã thực hiện giám sát y tế 85.925 trường hợp. Hiện tại, còn 7.126 người đang trong thời gian giám sát, cụ thể: Cách ly tại cơ sở y tế 3/lũy kế 119 người; cách ly tại cơ sở cách ly tập trung 217/lũy kế 2.338 người; cách ly tại nhà/nơi lưu trú 47/lũy kế 4.793 người; đang tự theo dõi sức khỏe hàng ngày 6.859/lũy kế 78.675 người. Đã lấy mẫu làm xét nghiệm 49/lũy kế 7.649 trường hợp, kết quả âm tính 30/lũy kế 7.489. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp bệnh xác định (lũy kế có 29 trường hợp bệnh xác định), các trường hợp bệnh xác định được cách ly ngay sau nhập cảnh và không có ca lây nhiễm trong cộng đồng./.
[1]Một số ngành cấp II có chỉ số sản xuất trong tháng 5/2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệpnhư: Sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 22,9%; sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẵn tăng 22,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 16,4%; chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,6%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,2%; sản xuất trang phục tăng 7,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2%.
[2]Một số ngành cấp II có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 18,1%; sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẵn tăng 16,1%; chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16%; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 14%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất tăng 13,7%; sản xuất trang phục tăng 11,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,6%; sản xuất đồ uống tăng 5,6%.
[3]Tuyến TP. HCM – Tuy Hòa: Trong tháng (từ ngày 15/4/2021 đến ngày 14/5/2021) thực hiện 208 chuyến bay (cả đến và đi), vận chuyển 28.222 HK, hệ số sử dụng ghế đạt 67,41%. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 14/5/2021 thực hiện 882 chuyến bay, vận chuyển 107.466 HK, hệ số ghế sử dụng 60,44%, tăng 63,7% số khách và tăng 91,74% số chuyến so với cùng kỳ năm trước. Các Hãng hàng không đã thực hiện bay theo kế hoạch:Vietjet bay bình quân 14 chuyến/tuần; Vietnam Airlines bay bình quân 12 chuyến/tuần;Jetstar Pacific Airlines vàBamboo Airwaysbay bình quân 13 chuyến/tuần.
Tuyến Hà Nội – Tuy Hòa: Trong thángthực hiện 150 chuyến bay (cả đến và đi), vận chuyển 18.108 HK, hệ số sử dụng ghế đạt 57,7%.Lũy kế từ đầu năm đến ngày 14/5/2021 thực hiện 488 chuyến bay, vận chuyển 55.194 HK, hệ số ghế sử dụng 54,79%, tăng 49,1% số khách và tăng 55,41% số chuyến so với cùng kỳ năm trước.Các Hãng hàng không đã thực hiện bay theo kế hoạch:VietnamAirlinebay bình quân 16 chuyến/tuần;VietJet Airbay bình quân 12 chuyến/tuần); Bamboo Airways bay bình quân 08 chuyến/tuần.
Website Cục thống kê tỉnh Phú Yên