6 tháng đầu năm 2021, triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện rõ rệt sau khi các quốc gia triển khai vắc-xin hiệu quả và đối phó tốt hơn với dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã làm kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều và mong manh. Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu đều dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 đạt 5,6%, tốc độ tăng mạnh nhất sau suy thoái.Đối với khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam và Ma-lai-xi-alà động lực tăng trưởng của khu vực khi đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,6% và 6%. Phi-li-pin, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a được dự báo tăng trưởng tương ứng là 4,7%, 2,2% và 4,4% trong năm 2021.
Ở trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, một số ngành tăng so với cùng kỳ năm trước như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 2,62%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13%; doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 9,9%; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính đến ngày 31/5/2021 tăng 12,7%... Tuy nhiên, nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến hết sức phức tạp, đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch, đầu tư-xây dựng; nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch bị hạn chế,…
Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã kịp thời triển khai đầy đủ, kịp thời, quyết liệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh; thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2021 như sau:
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 dự ước 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân tăng thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý giảm nên tổng vốn đầu tư trên địa bàn và hoạt động xây dựng giảm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%, đóng góp 0,99 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,13%, đóng góp (-0,94) điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,8%, đóng góp 2,37 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Chia ra:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4% (nông nghiệp tăng 4,83%; lâm nghiệp tăng 3,21% và thuỷ sản tăng 2,61%) nhờ thời tiết thuận cho sản xuất, gieo trồng; đàn gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; tập trung khai thác rừng trồng và nhờ sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 5,3%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,13%, trong đó: Công nghiệp tăng 7,97%[1]nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục khôi phục và phát triển, các dự án điện năng lượng mặt trời đã đóng góp giá trị sản xuất vào ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng cao 13,62% so với cùng kỳ năm trước. Xây dựng giảm 19,74% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; nguồn vốn hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư xây dựng trong dân giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
- Khu vực dịch vụ tăng 5,8%, đây là khu vực chịu tác động nhiều nhất của dịch bệnh Covid-19 nhưng nhờ tập trung chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” nên hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ vẫn duy trì và phát triển ổn định như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy tăng 9,43%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 8,75%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,83%; giáo dục đào tạo tăng 5,42%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,27%...
Cơ cấu tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện hành, tỷ trọng nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 26,97; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,72%; dịch vụ chiếm 42,89%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,42%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 thuận lợi; năng suất và sản lượng cây trồng tăng;đàn gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát triển ổn định,dịch bệnh được phát hiện và kiểm soát kịp thời, ngành thủy sản tăng trưởng cơ bản ổn định.Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 2010 ước tính 6.380,9 tỷ đồng, tăng 4,2%, trong đó: Nông nghiệp 4.139,6 tỷ đồng, tăng 5%[2]; lâm nghiệp 88,3 tỷ đồng, tăng 3,3% và thuỷ sản đạt 2.153 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
2.1. Nông nghiệp
Vụ đông xuân 2020-2021: Tổng diện tích gieo trồng hơn 66 ngàn ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích lúa hơn 26,6 ngàn ha, tăng 0,5%; sản lượng 207,1 ngàn tấn, tăng 4,2%. Ngô gần 1,7 ngàn ha, giảm 13,7%; sản lượng hơn 9 ngàn tấn, giảm 13,2%. Sắn hơn 17 ngàn ha, tăng 1,7%; năng suất 20,9 tấn/ha, tăng 3,5 tạ/ha; sản lượng 358,4 ngàn tấn, tăng 3,5%. Mía 12,2 ngàn ha, tăng 3,6%; năng suất 58,5 tấn/ha, tăng 10,9 tấn/ha doniên vụ 2019 - 2020 cây mía bị ảnh hưởng hạn hán nên năng suất giảm mạnh; sản lượng 718 ngàn tấn mía cây, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lúa vụ hè thu đã chuẩn bị xong khâu vệ sinh đồng ruộng và xuống giống được 24,5 nghìn ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng diện tích các loại cây lâu năm hiện có 13.622 ha, tăng 0,7% sovớicùng kỳ nămtrước; trong đó:Diện tích cây ăn quả 6.800 ha, tăng 0,4%;hồ tiêu tăng 1%;điều tăng 0,3%;cao su tăng 1,4%.
Dự ước thời điểm01/7/2021, đàn trâu 6 ngàn con, giảm 0,8%; đàn bò 168,5 ngàn con, giảm 0,9%; đàn lợn 132,5 ngàn con, tăng 28,7%; đàn gia cầm 4,3 triệu con, tăng 1,85%, trong đó: Đàn gà hơn 3,4 triệu con, tăng 2,1% so với thời điểm 1/7/2020.
Sản lượng trâu, bò xuất chuồng là hơn 9 ngàn tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hơn 9,2 ngàn tấn, tăng 19%;sản lượng thịt gia cầm đạt8,3 ngàn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng thịt gà hơn 6,8 ngàn tấn tăng 1,7%.
2.2. Lâm nghiệp
Chăm sóc rừng trồng 18,5 ngànha, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Gieo ươm và chăm sóc 6 triệu cây giống, tăng 9,1%.Sản lượng gỗrừng trồngkhai thác đạt63,6 ngànm3, tăng 3,9%; sản lượng củi khai thác19ngàn ster,giảm 2,7%.
2.3. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2021, ước tính đạt 1.975ha, tăng 0,3%; sản xuất giống tôm Post 15 đạt khoảng 171 triệu con, tăng 6,9%so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản ước tính đạt 46.646 tấn[3], tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thuỷ sản khai thác ước tính đạt 40.870 tấn, tăng 0,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 5.776 tấn, tăng 5,3%.
3. Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục khôi phục và phát triển, một số dự án được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác theo kế hoạch[4].Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 theo giá so sánh 2010 ước đạt 9.573,4 tỷ đồng, tăng 8,3%, trong đó: Công nghiệp khai khoáng 84,6 tỷ đồng, giảm 11,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo 8.143,3 tỷ đồng, tăng 7,7%; sản xuất và phân phối điện, hơi nước đạt 1.291,1 tỷ đồng, tăng 14,6%[5]; cung cấp nước và quản lý, xử lý rác thải 54,4 tỷ đồng tăng 2,1 % so với cùng kỳ năm trước.
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp dự tính 6 tháng đầu năm 2021 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành: Công nghiệp khai khoáng giảm 10,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,7%[6]; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 14,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 3,9%.
Một số sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn sản xuất tăng sovới cùng kỳ năm trước như:Ván lạng gỗ các loại 3.806 tấn, tăng 18,4%; chip điện tử 300 triệu sản phẩm, tăng 14,5%; hải sản các loại 7.385 tấn, tăng 13,4%; viên nén 3.536 m3, tăng 13,2%; thuốc viên các loại 1.050 triệu viên, tăng 12,8%; mây tre lá các loại 220 ngàn sản phẩm, tăng 9,5%; dăm gỗ các loại 51 ngàn tấn, tăng 8,6%; nhân hạt điều các loại 7,9 ngàn tấn, tăng 6,6%; phân bón các loại 21,5 ngàn tấn, tăng 6,3%; tinh bột sắn các loại 68,6 ngàn tấn, tăng 6,2%; đường kết tinh các loại 80,3 ngàn tấn, tăng 5,2%; quần áo các loại 7,4 triệu sản phẩm, tăng 4,3%; bia các loại 21,8 triệu lít, tăng 4%; xi măng các loại 48 ngàn tấn, tăng 4%;điện sản xuất990 triệu kwh, tăng 13%; điện thương phẩm 476,7 triệu kwh, tăng 5,5%; nước uống được 6.180 ngàn m3, tăng 4%...
3.2.Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước 6 tháng đầu năm 2021 tăng 27%, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng như: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 27,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14,9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 45,2%; sản xuất trang phục tăng 26,8%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 24,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước.
3.3.Xu hướng tình hình SXKD của các DN ngành chế biến, chế tạo
Kết quả điều tra về xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như sau:Trong quý II/2021 có 31,11% doanh nghiệp lạc quan cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và 22,22% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giảm. Có 31,11% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tốt lên và 20% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm. Có 27,91% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới của doanh nghiệp tăng lên và 20,93% số doanh nghiệp đánh giá số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Có 17,78% doanh nghiệp cho rằng khối lượng thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp tăng lên và 37,78% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng thành phẩm tồn kho giảm. Có 11,11% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên và 11,11% số doanh nghiệp đánh giá số lượng lao động bình quân sẽ giảm so với quý I/2021.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày31/5/2021 đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 213 doanh nghiệp, tăng 12,7%; với tổng số vốn đăng ký hơn 2.387 tỷ đồng, tăng 5,1%. Có 74 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 19,4%; 44 doanh nghiệp giải thể, tăng 76% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới đăng ký qua mạng Internet chiếm 41,15% (bình quân cả nước đạt 49,59%).
5. Thương mại - dịch vụ
5.1. Tình hình lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội
Tổng mức bán lẻhàng hóavà doanh thu dịch vụ tiêu dùngtheogiá hiện hành6 tháng đầu năm 2021 ước tính18.813,7tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước;trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa15.943tỷ đồng,chiếmtỷ trọng84,74%,tăng13,1%; doanh thudịch vụ lưu trú, ăn uống2.100tỷ đồng,chiếm11,16%, tăng 14,3%;du lịch lữ hành1,4tỷ đồng,chiếm0,01%,tăng13,1%;doanh thu dịch vụ khác769,3tỷ đồng,chiếm4,09%,tăng8%so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, toàn tỉnh có 385 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch;tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có khoảng 6.250 buồng, trong đó có khoảng 700 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.
5.2. Vận tải
Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 6 tháng đầu năm 2021 ước tính1.768,1 tỷ đồng, tăng 9,9%, trong đó:Doanh thu vận tải hành khách 239,6 tỷ đồng, giảm 12,6% do việc hạn chế đi lại của người dân lo ngại dịch bệnh; doanh thu vận tải hàng hóa 1.491,6 tỷ đồng, tăng 14,2% do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục phát triển; kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước 36,9 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ ước tính 5.760,1 ngàn lượt khách, giảm 8,5%; khối lượng hành khách luân chuyển ước tính 325.090,2 ngàn lượt khách.km, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ ước tính 5.445,9 ngàn tấn, tăng 3,6%; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính 375.119,4 ngàn tấn.km, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
5.3. Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại di động 831.718 thuê bao, đạt 95 thuê bao/100 dân; thuê bao điện thoại cố định 15.202 thuê bao, đạt 1,7 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet (tính cả internet băng rộng di động và băng rộng cố định) 611.099 thuê bao, đạt 69,8 thuê bao/100 dân.
6. Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
6.1.Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh thực hiện đến ngày 17/6/2021 là 2.835,9 tỷ đồng, đạt 53,7% DTTW giao; đạt 32,8% dự toán tỉnh giao; tăng 62,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Các khoản thu nội địa 2.780,8 tỷ đồng, đạt 53,3% DTTW giao, đạt 32,5% dự toán tỉnh giao, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước; thuế xuất nhập khẩu là 55,1 tỷ, đạt 78,7% DTTW và tỉnh giao, tăng 40,5%.
Tổng chi NSĐP trên địa bàn tỉnh thực hiện đến ngày 17/6/2021 là 4.573,6 tỷ đồng, đạt 49,1% DTTW giao; đạt 36,1% dự toán tỉnh giao; tăng 7,97% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chi đầu tư phát triển 2.196,9 tỷ đồng, tăng 4,3%; chi thường xuyên là 2.376,7 tỷ đồng, tăng 11,6%.
6.2. Hoạt động ngân hàng
Uớc tính đến cuối tháng 6/2021; tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 30.818 tỷ đồng, tăng 7%; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 38.370 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2020.
Đến cuối tháng 5/2021, nợ xấu trên toàn địa bàn là 399,34 tỷ đồng, chiếm 1,06% tổng dư nợ, tăng 152 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
6.3. Hoạt động bảo hiểm
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hộitại tỉnhlà 74.353 người, tăng 18,98% (+11.862 người)so với cùng kỳ năm trước. Số người tham gia bảo hiểm y tế806.968người, tăng 1,7% (+13.184 người). Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp48.996người, tăng 5,4% (+2.500người).
7. Đầu tư và xây dựng
Mặc dù các nhà đầu tư, nhà thầu tiếp tục thi công các công trình lớn, các công trình trọng điểm thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước có giá trị xây dựng lớn[7], nhưng hoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn cũng chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19, đồng thờidonhiều dự án có tổng mức đầu tư lớn nhưng thiếu vốn và vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên khối lượng thực hiện thấp dẫn đếnhoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2021 ướctính9.035,2 tỷ đồng đạt 41,1% kế hoạch năm, giảm 13%, trong đó: Vốn Nhà nước trên địa bàn2.192,5 tỷ đồng, giảm 26%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và hộ dân cư6.731 tỷ đồng giảm 4,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài111,7 tỷ đồng giảm 72,1%so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) 6 tháng đầu năm 2021 ước tính3.669,3 tỷ đồng, giảm 21,3%, trong đó: Công trình nhà ở1.074,1 tỷ đồng, giảm 15,6%; công trình nhà không để ở856,7 tỷ đồng, tăng 34,3%; công trình kỹ thuật dân dụng1.386,1 tỷ đồng, giảm 45%; hoạt động xây dựng chuyên dụng352,4 tỷ đồng, tăng 53,5%so với cùng kỳ năm trước.
8. Chỉ số giá
8.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2021 so bình quân cùng kỳ năm trước, tăng 2,2% do tăng giá ở một số nhóm hàng hóa dịch vụ như:
Nhóm giao thông tăng 6,05%, chủ yếu là nhóm nhiên liệu tăng 16,06% do sản xuất kinh doanh phục hồi sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và do tác động chung từ tình hình thế giới, giá dầu thô, giá nhiên liệu tăng; nhóm giáo dục tăng 5,15% do dịch vụ giáo dục tăng 5,88%; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,49% do tác động tăng của nhóm lương thực tăng 13,81% (do chi phí sản xuất tăng và nhu cầu tiêu thụ, dự trữ lương thực của các quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng làm chỉ số giá gạo các loại tăng 16,54%; bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 10,22%); nhóm hàng ăn, uống ngoài gia đình tăng 10,08% do chi phí nguyên liệu, tiền công thuê ngoài tăng; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,1%, chủ yếu là nhóm vải các loại tăng 4,54% do chi phí vận chuyển tăng; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,3%, tăng ở hàng hóa và dịch vụ cho cá nhân tăng 2,57%.
8.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá vàng trên địa bàn biến động theo giá vàng trong nước, chịu tác động của giá vàng thế giới. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá vàng99,99là 5.404.000 đồng/chỉ, tăng 18,18%; giá Đô la Mỹ là 23.140 VND/USD, giảm 0,98% so bình quân cùng kỳ năm trước.
9. Dân số - lao động
Ước tính dân số trung bình năm 2021 là 875.505 người, trong đó nữ là 435.206 người. Dân số khu vực thành thị là 286.314 người, chiếm 32,7%; dân số khu vực nông thôn là 589.191 người, chiếm 67,3%.
Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 502.173 người, chiếm 57,4% trên tổng số dân. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 221.468 người, chiếm 44,1%; ngành công nghiệp và xây dựng là 113.450 người, chiếm 22,6%; ngành dịch vụ là 167.255 người, chiếm 33,3%.Tỷ lệ thất nghiệptoàn tỉnh chiếm khoảng 2,3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,3%, khu vực nông thôn là 1,9%.
10. Bảo đảm an sinh xã hội
Cấp 163.440 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân đang sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng bãi ngang ven biển; hỗ trợ tiền điện 7.639 hộ nghèo; tiếp nhận hỗ trợ 212 con bò giống của quỹ Thiện Tâm; hỗ trợ vốn tín dụng cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất cho 5.841 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, với doanh số cho vay 239.252 triệu đồng; cho vay 2.820 lượt sinh viên, học sinh với doanh số cho vay 28.676 triệu đồng; giải quyết cứu đói cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với 9.130 hộ/20.725 khẩu với 328,53 tấn gạo; xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo 139 nhà với số tiền 6.625 triệu đồng.
11. Giáo dục, đào tạo
Quy mô trường, lớp ngày càng được củng cố, sáp nhập phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 04/4/2018 của Tỉnh ủy Phú Yên và đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Toàn tỉnh có 364 trường Mầm non, Phổ thông. Giáo dục thường xuyên có 120 cơ sở, 04 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 03 cơ sở giáo dục đại học. Với hơn 194.163 học sinh từ Mầm non đến THPT và hơn 5.372 sinh viên. Đến nay, toàn tỉnh có 183/364 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 50,27%).
12. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, số lần khám bệnh tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và các Trạm y tế xã đạt 785.334 lượt người, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; điều trị nội trú đạt 44.760 lượt bệnh nhân.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh: Bệnh Sốt xuất huyết có13 ổ dịch,giảm 74 ổ dịchso với cùng kỳ năm trước;482 ca mắc sốt xuất huyết,giảm 73,9%;2 ca tử vong,tăng 2 ca. Bệnh tay chân miệng có 141 ca mắc,tăng 9,8 lần;không tử vong.Sốt rét có 32 ca mắc,giảm 66,3%;SRAT 0;tử vong 0.
Chương trình tiêm chủng mở rộng, đến cuối tháng 6/2021 đạt 39,2% số cháu dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loạivắc xinphòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt tỷ lệ 35,5%.
Triển khai các hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn, hiệu quả. Tínhđến 17 giờ ngày 19/6/2021 đã có25.386trường hợp được tiêm vắc xin phòngCovid-19. (Đợt 1/2021 từ ngày 16/4 đến ngày 07/5 đã có 7.694 trường hợp được tiêm; đợt 2/2021 từ ngày 15/6 đến ngày 20/6 đã có17.692trường hợp được tiêm).
13. Hoạt động văn hóa và thể dục thể thao
Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao đã tổ chức tốt các hoạt động theo kế hoạch, điển hình như:Tổ chức kỷ niệm 410 năm hình thành và phát triển (1611-2021) và đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Gành Đá Đĩa; tổ chức tháng hoạt động thể dục,thể thao cho mọi người vàngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với 76.701 ngườitham gia; tổ chức tuyển chọn vận động viên các huyện miền núi tham gia Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XII, khu vực II năm 2021…
Tham gia thi đấu giải vô địch aerobic, vovinam toàn quốc đạt 13 huy chương các loại (07 vàng, 04 bạc, 02 đồng).
14. Tai nạn giao thông và phòng chống cháy nổ
Tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2021 (15/12/2020-14/6/2021) giảm số vụ, số người chết và số người bị thương. Toàn tỉnh đã xảy ra 67 vụ tai nạn giao thông, giảm 24,7% (-22 vụ); làm chết 40 người, giảm 24,5% (-13 người); bị thương 47 người, giảm 29,9% (-20 người) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 66 vụ, giảm 24,1% (- 21 vụ); làm chết 39 người, giảm 23,5% (-12 người); bị thương 47 người, giảm 29,9% (-20 người). Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 1 vụ, giảm 50% (-1 vụ); làm chết 1 người, giảm 50% (-1 người) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2021 (từ ngày 15/12/2020-14/6/2021), toàn tỉnh xảy ra 07 vụ cháy và 01 vụ nổ; ước thiệt hại tài sản trên 11,5 tỷ đồng.
Tóm lại,bức tranh kinh tế - xã hội6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định,đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của UBND tỉnh và nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. GRDP tăng trưởng 2,62%, đây là mức tăng khá và cao hơn 0,69 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (1,93%). Cung cầu hàng hóa được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng tăng khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao, trong đó: Năng suất lúa đông xuân đạt77,9tạ/ha,tăng 2,8tạ/ha, đây là vụ lúa có năng suất đạt cao,được mùa được giá nên bà con nông dân phấn khởi; tổngđàn lợn tăng 28,7% chủ yếu tại các trang trại chăn nuôi tập trung; chăn nuôi bò lai tiếp tục phát triển mạnh (chiếm hơn 74% tổng đàn). Công nghiệp chế biến, chế tạo;sản xuất, phân phối điện, hơi nước; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; vận tải kho bãi…tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nênsản lượng hoa Tết cung ứng ra thị trường giảm, giá bán giảm từ 10-20% so với Tết năm trước; vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn giảm 13%, hoạt động xây dựng giảm 21,3% so với cùng kỳ năm trước; các hoạt động lữ hành ngừng tour.Do đó, kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2021 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 7,35% theo Kế hoạch năm là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của UBND tỉnh, các sở/ngành, doanh nghiệp và người dân. Trước mắt, thực hiện kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp tục thực hiện các giải pháp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công./.
[1]Công nghiệp khai thác giảm 12,44%; chế biến, chế tạo tăng 5,04%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 13,62%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước.
[2]Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng cao là nhờ sản lượng lúa tăng 4,2% (chủ yếu năng suất tăng 2,8 tạ/ha), sản lượng mía tăng 26,4%.
[3]Trong đó: Cá đạt 37.053 tấn, giảm 2,4%; tôm đạt gần 5.422 tấn, tăng 5,4%; thủy sản khác đạt 4.171 tấn, tăng 41,3%.
[4]Như: Xí nghiệp sản xuất veston 08 triệu sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần An Hưng đi vào hoạt động vào quý I/2021 với công suất giai đoạn 1 khoảng 3 triệu sản phẩm/năm và thu hút 02 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 46 tỷ đồng (Dự án Nhà máy chế biến thủy sản Julia của Công ty TNHH Hải Sản tại khu công nghiệp Hòa Hiệp 1 với vốn đầu tư đăng ký 30 tỷ đồng; 2. Dự án Nhà xưởng gia công cơ khí và lắp ráp khung nhà tiền chế của Công ty Cổ phần sản xuất, thương mại và năng lượng Phú Yên tại khu công nghiệp An Phú với vốn đầu tư đăng ký 16 tỷ đồng).
[5]Nhờ các nhà máy điện mặt trời phát huy được công suất, các nhà máy thủy điện vừa phát huy được năng lực sản xuất đảm bảo hài hòa giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt vùng hạ du.
[6]Một số ngành cấp 2 có chỉ số sản xuất tăng như: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 22%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,1%; sản xuất trang phục tăng 12,6%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 8,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,7%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,1%.
[7]Như: Nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa-đường Nguyễn Văn Linh; Hồ điều hòa Hồ Sơn và hạ tầng xung quanh; các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như:Khu dịch vụ kỹ thuật tổng hợp giao thông vận tải tỉnh Phú Yên; không gian công cộng ven biển nút giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ và đường Độc Lập (Bến Nghinh Phong)...
Website Cục thống kê tỉnh Phú Yên