Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 06/10/2021-15:45:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 năm 2021 tỉnh Phú Yên

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Trong quý 3 năm 2021, do dịch Covid-19bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thờinguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lýgiảm nên tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)theo giá so sánh năm 2010 dự ướcquý 3 năm 2021 giảm 7%,trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 0,62%, đóng góp (-0,17) điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 8,55%, đóng góp (-2,27) điểm phần trăm; khu vực dịch vụ giảm 11,18%, đóng góp (-4,52) điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,74% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp (-0,04) điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Do GRDP quý 3 giảm 7%, dẫn đến GRDP theo giá so sánh năm 2010 dự ước 9 tháng đầu năm 2021 giảm 0,74% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,52%, đóng góp 0,65 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5%, đóng góp (-1,43) điểm phần trăm; khu vực dịch vụ giảm 0,2%, đóng góp (-0,08) điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,12 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Chia ra:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản[1]tăng 2,52% nhờ thời tiết thuận cho sản xuất, gieo trồng; đàn gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát;sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 2,4%.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5%, trong đó: Công nghiệp chỉ tăng 3,99%[2]do trong quý 3 năm 2021 cácdoanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh. Xây dựng giảm 18,5% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn vốn hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nướcgiảm 28,6%so với cùng kỳ năm trước.

- Khu vực dịch vụ giảm 0,2%, đây là khu vực chịu tác động nhiều nhất của dịch bệnh Covid-19 nên một số ngành, lĩnh vực trong quý 3 năm 2021 giảm[3]đáng kể, dẫn đến 9 tháng năm 2021 một số ngành giảm như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy giảm 1,22%; vận tải kho bãi giảm4,67%; dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 26,23%; hoạt động dịch vụ khácgiảm 3,45%. Bên cạnh đó, một số ngành ít bị tác động của dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng ổn định như: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,32%; giáo dục đào tạo tăng 3,49%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 10,38%... so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu tổng sản phẩm 9 tháng năm 2021 theo giá hiện hành, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27,95; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,31%; dịch vụ chiếm 41,76%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,98%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2.1. Nông nghiệp

Trồng trọt

Kết thúc Lúa vụ đông xuân, toàn tỉnh gieo trồng 26.606 ha, tăng 143 ha; năng suất thu hoạch đạt 77,9 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha; sản lượng đạt 207,1 ngàn tấn, tăng 8,4 ngàn tấn so với vụ đông xuân năm trước.

Lúa vụ hè thu,đã gieo trồng được24.528ha, tăng 1,6% (tăng 398ha);đãthu hoạch được 18.028 ha[4], khoảng 73,5% diện tích gieo trồng.Dự kiến đến cuối tháng 9/2021 thu hoạch xong, năng suất ước đạt 70,2 tạ/ha, giảm 2,8tạ/ha;sản lượng ước đạt 172,2 ngàn tấn, giảm 3,9 ngàn tấn so vụ hè thu năm trước. Nguyên nhân, lúa vụ hè thu giảm là dothời tiết không thuận lợi, gió Tây Nam hoạt động mạnh đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mực nước trong các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh ở mức thấp nên không đáp ứng đủ cho một số diện tích lúa cuối kênh, xa các hồ, đập.

Lúa vụ mùa,đã gieo sạ được 3.570ha,tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tiến độ gieo trồng lúa mùa nhanh nhờ thời tiết có mưa khắp các vùng nên bà con nông dân làm đất xuống giống kịp thời vụ,bước đầu cây lúa vụ mùa đã nảy mầm và phát triển bình thường.

Tiếp tục gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch các câymàu và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích gieo trồng tính đến 15/9/2021: Ngô 3.625 ha, giảm 8%; mía 22.159 ha, tăng 2,6%; rau các loại 6.200 ha, giảm 7,4%; lạc 468 ha, giảm 30,2%; đậu các loại 2.641 ha, giảm 17,5%; đậu tương 97 ha, tăng 4,1%, ... so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu như: Mủ cao su đạt 4.710 tấn, tăng 16,3%; hồ tiêu sản lượng đạt 630 tấn, tăng 5,6%; sản lượng dừa 16,5 ngàn tấn, tăng 4,7%; sản lượng điều đạt 130 tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các loại cây ăn quả cho thu hoạch như: Chuối 19.500 tấn, tăng 2,8%; dứa 13.500 tấn, tăng 5,8%; đu đủ 1.430 tấn, tăng 0,9%; mít 1.400 tấn, tăng 0,9%; mãng cầu (na) 353 tấn, tăng 0,9%; cam 350 tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về tình hình sâu bệnh hại cây trồng: Trên cây lúa,Rầy nâu gây hại 3,5 ha; bệnh đen lép hạt gây hại 2,5 ha; bệnh thối thân gây hại 4 ha; ...; trênRau cải, Bọ nhảy gây hại 2,7 ha; trênCây ngô,Sâu keo mùa thu gây hại 2,5 ha ở giai đoạn sinh trưởng 3 lá đến hạt sữa...

Chăn nuôi

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.Giá thịt trâu, bò ổn định, giá thịt lợn và gia cầm giảm nhẹ nên giá con giống cũng giảm theo đã kích thích có lợi cho người nuôi.Sản phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của dân cư trên địa bàn tỉnh.Sản lượng thịttrâu 217 tấn tăng 3,1% (quý III đạt 69 tấn, giảm 0,6%); thịt bò 12.206 tấn, giảm 0,6% (quý III đạt 3.325 tấn, giảm 9,3%);sản lượng thịtlợn hơi xuất chuồng 14.075 tấn, tăng 20,6% (quý III đạt 4.873 tấn, tăng 23,7%); sản lượng thịtgia cầm xuất chuồng 12.048 tấn, giảm 0,3% (quý III đạt 3.733 tấn, giảm 2,9%); sản lượngtrứng gia cầm 214.789 nghìn quả,tăng 1,9% (quý III đạt 131.182 nghìn quả, giảm 0,8%)sovới cùng kỳnămtrước.

Tính đến ngày 22/9/2021, dịch bệnh Viêm da nổi cục Trâu bò: Tổng số bò mắc bệnh là 4.608 con, chết 233 con, chủ yếu bò chết là bê con theo mẹ chưa đủ tuổi tiêm vaccine và bò già yếu suy nhược cơ thể. Đã điều trị khỏi bệnh là 4.316 con (đang điều trị 59 con).Hiện nay tình hình dịchcơ bản được khống chế; có 24 xã, thị trấn đã qua 21 ngày không phát sinh ca mắc mới đủ điều kiện công bố hết dịch; các xã phường, thị trần còn lại sắp đủ điều kiện để công bố hết dịch.
Về công tác thú y:Tiêm phòng vaccine LMLM cho đàn trâu, bò đợt II/ 2021 được 20.825con, lũy kế đến nay tiêm được 109.930 con trâu, bò;tụ huyết trùng trâu, bò tiêm được7.600con, lũy kế đến nay 48.912 con.Viêm da nổi cục đã tiêm65.590con, đạt tỷ lệ 54% tổng đàn diện tiêm phòng; trong đó,vaccine do Nhà nước hỗ trợ là 3.950 con,vaccinengười dân tự mua: 61.640 con; dại chó tiêm được 14.507con;vaccine cúm gia cầm429.450 con, trong đó:Vaccineđược Nhà nước hỗ trợthị xãĐông Hòavà huyệnPhú Hòa có nguy cơ cao 327.050 con;vaccinengười dân tự mua102.400 con.

2.2. Lâm nghiệp

Lũy kế 9 tháng năm 2021, sản lượng gỗrừng trồngkhai thác đạt243,1ngànm3, giảm 13,1%do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 nên tiến độ khai thác chậm(quý III đạt 179,5ngànm3, giảm 17,9%);sản lượng củi73,5ngàn ster,giảm 7,5%(quý III đạt 54,5ngànster,giảm 9,1%)sovới cùng kỳnămtrước.

Từ đầu năm đến nay,công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và lập biên bản xử lý kịp thời208 vụ,tăng 18,2 % so với cùng kỳ năm trước,trong đó: Phá rừng trái pháp luật 37 vụlàm diện tích rừng bịgiảm 26,77 ha;xảy ra07 vụ cháy rừng thiệt hại 92,58 ha (TX Sông Cầu 04 vụ/43,31 ha, huyện Sông Hinh 02 vụ/40,77 ha, huyện Đồng Xuân 01 vụ/8,5 ha).Xử lý 182 vụ vi phạm, phạt tiền khoảng 1,52 tỷ đồng; khối lượng gỗ tịch thu 195,6 m3.

2.3. Thủy sản

Trong tháng, diện tích thả nuôi thủy sản các loại đạt 40 ha, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tôm 40 ha, tăng 42,9%. Lũy kế 9 tháng,diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.650 ha, tăng 0,9% so với năm trước, trong đó: Diện tích nuôi cá đạt 244 ha, tăng 0,1%; diện tích nuôi tôm đạt 2.113ha, tăng 1% (tôm sú 243 ha,giảm 5,1%; thẻ chân trắng 1.870ha, tăng 1,9%), thủy sản khác293ha,tăng 0,1%.

Sản lượng tôm Post sản xuất đạt 196 triệu con, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu xuất bán phục vụ nuôi trồng trong tỉnh.

Tình hình dịch bệnh trên nuôi trồng thủy sản: Trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng có 60,51 ha tôm nuôi khoảng 20 đến 42 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng 20,35 và hoại tử gan tụy cấp 40,16 ha, (thị xã Sông Cầu 2,5 ha, huyện Tuy An 8,61 ha, thị xã Đông Hòa 49,4 ha). Các ngành chức năng đã hướng dẫn các biện pháp phòng và chữa bệnh, cấp thuốc sát trùng Sodium Chlorite 20% để xử lý hồ nuôi,tiếp tục theo dõi không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng.

Sản lượng thủy sản trong tháng 9/2021 ước tính đạt 5.406 tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 4.046 tấn, tăng 0,4%; tôm các loại 804 tấn, tăng 1,1%; thủy sản khác đạt 556 tấn, tăng 0,9%. Trong đó:

Sản lượng thuỷ sản khai thác ước tính 4.000 tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng khai thác biển 3.979 tấn, tăng 0,4 %; khai thác nội địa 21 tấn, giảm 8,7%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.406 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 224 tấn, tăng 0,5%; tôm đạt 762 tấn, tăng 1,3%, thủy sản khác đạt 420 tấn, tăng 1,2 %.
Tính chung 9 tháng, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 67.749 tấn, tăng 2,4% (quý III đạt 21.090 tấn, tăng 5,1%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 52.689 tấn, giảm 0,2% (quý III đạt 15.508 tấn, tăng 4,7%); tôm 9.676 tấn, tăng 4,6% (quý III đạt 4.232 tấn, tăng 3%); thủy sản các loại 5.384 tấn, tăng 31,5% (quý III đạt 1.350 tấn, tăng 18,3%).Trong tổng sản lượng cá các loại khai thác biển, cá ngừ đại dương 2.700 tấn, chiếm 5,3% và giảm 5% (quý III đạt 517 tấn, giảm 21,9%)so với cùng kỳ năm trước.

3. Sản xuất công nghiệp và hoạt động của khu công nghiệp

Trong 9 tháng năm 2021, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước. UBND tỉnh Phú Yên đã kịp thời chỉ đạo áp dụng giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phòng chống dịch Covid-19. Từ ngày 13/9/2021 đến nay trên địa bàn tỉnh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 (chỉ có 3 xã, phường áp dụng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16) của Thủ tướng Chính phủ, nên các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó, bố trí thời gian làm việc phù hợp, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp dự tính tháng 9/2021 giảm 6,2%; quý III/2021 giảm 6,5%; Lũy kế 9 tháng năm 2021 tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 18,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7%[5]; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 8,9%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh quý III/2021 ước đạt 4.204,5 tỷ đồng, giảm 8,7%; lũy kế 9 tháng năm 2021 ước đạt 13.735,5 tỷ đồng, đạt 66,6% kế hoạch năm và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Chia theo ngành:

Ngành Công nghiệp khai khoáng ước đạt 123,1 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm do dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội nên thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh chậm lại, từ đó những sản phẩm phục vụ cho các công trình xây dựng cũng giảm theo như đá xây dựng 9 tháng năm 2021 ước 528 ngàn m3, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 11.666 tỷ đồng, tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở một số lĩnh vực với các sản phấm như sau:

+ Chế biến nhân hạt điều các loại: Nhìn chung, các doanh nghiệp đảm bảo được nguyên liệu cho sản xuất. Những tháng đầu năm, các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng và tập trung sản xuất phục vụ xuất khẩu. Dự kiến 9 tháng năm 2021 sản xuất được 12.957 tấn hạt điều, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

+ Sản xuất thuốc chữa bệnh các loại: Sản phẩm thuốc chữa bệnh ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên 9 tháng năm 2021 dự kiến sản xuất 1.572 triệu viên thuốc chữa bệnh các loại, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

+ Sản xuất chip điện tử: Mặc dù phải ngừng hoạt động trong thời gian đầu tháng 7/2021 do có ca bệnh Covid-19 nhưng Công ty TNHH CCIPY Việt Nam tập trung sản xuất ổn định theo các đơn hàng đã ký kết và đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy nên dự kiến sản xuất được 468 triệu sản phẩm chip điện tử, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

+ Chế biến thủy sản các loại: Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động 50-60% công suất. Tuy tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất; trong 9 tháng năm 2021 sản lượng hải sản chế biến các loại đạt 9.952 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

+ Chế biến mía đường: Do năm 2020 nắng hạn kéo dài dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu mía cho chế biến niên vụ 2020-2021 nên lượng đường sản xuất giảm mạnh; hiện nay, các nhà máy đã kết thúc vụ ép. Do đó, dự kiến 9 tháng năm 2021 sản xuất được 72.151 tấn đường các loại, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

+ Chế biến tinh bột sắn: Do ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn và sâu bệnh dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và những tháng đầu năm tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 và tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nên sản lượng tinh bột sắn 9 tháng năm 2021 đạt 65.336 tấn tinh bột sắn, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

+ Sản xuất bia các loại: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các tỉnh thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng nên lượng tiêu thụ bia giảm mạnh. Do vậy, dự kiến 9 tháng năm 2021 sản xuất được 28,7 triệu lít bia, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

+ May mặc quần áo: Tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp nên các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất hàng xuất khẩu, các đối tác nước ngoài đã hủy một số đơn hàng hoặc chậm đặt đơn hàng mới nên tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do vậy, dự kiến sản lượng 9 tháng năm 2021 sản phẩm quần áo các loại 10,5 triệu sp, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành sản xuất và phân phối điện, hơi nước ước đạt 1.867,8 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

+ Về điện sản xuất: Dự kiến tình hình nắng hạn sẽ ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện nhưng các dự án điện mặt trời hoạt động ổn định và phát huy hết công suất thiết kế, góp phần tăng sản lượng và giá trị gia tăng của ngành điện. Do vậy, dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 1.534,9 triệu kwh, tăng 10,3% so với năm với cùng kỳ năm trước

+ Về điện thương phẩm: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút. Do đó, dự kiến sản lượng điện thương phẩm chỉ đạt 712,2 triệu kwh, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Ngành cung cấp nước và quản lý, xử lý rác thải ước đạt 78,6 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoặc sản xuất cầm chừng, 9 tháng năm 2021 sản lượng nước uống được đạt 9,5 triệu m3, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

3.2. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

- Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước 9 tháng năm 2021 tăng 16,7%[6]so với cùng kỳ năm trước.

3.3. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

+ Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 so với quý II/2021 có 8,89% doanh nghiệp lạc quan cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và có 68,89% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giảm so với quý trước. Doanh nghiệp dự kiến quý IV/2021 có tới 37,78% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên và chỉ có 26,67% số doanh nghiệp đánh giá sản xuất kinh doanh giảm so với quý III/2021.

+ Về khối lượng sản xuất của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 so với quý II/2021 có 8,89% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tốt lên và có 62,22% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm hơn so với quý trước. Doanh nghiệp dự kiến quý IV/2021 có tới 33,33% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất sẽ tăng lên và có 15,56% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm hơn giảm so với quý III/2021.

+ Về số lượng đơn đặt hàng mới của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 so với quý II/2021 có 7,14% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới của doanh nghiệp tăng lên, có 61,9% số doanh nghiệp đánh giá số lượng đơn đặt hàng mới giảm so quý trước. Dự kiến quý IV/2021 có tới 34,09% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng lên, chỉ có 13,64% doanh nghiệp dự kiến số lượng đơn đặt hàng mới giảm hơn giảm so với quý III/2021.

+ Về khối lượng thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 so với quý II/2021 có 24,44% doanh nghiệp cho rằng khối lượng thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, có 26,67% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng thành phẩm tồn kho giảm so với quý trước. Dự kiến quý IV/2021 có 17,78% doanh nghiệp dự báo khối lượng thành phẩm tồn kho sẽ tăng lên, có 35,56% doanh nghiệp dự kiến khối lượng thành phẩm tồn kho giảm hơn giảm so với quý III/2021.

+ Về số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2021 so với quý II/2021 có 4,44% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên và có 28,89% số doanh nghiệp đánh giá số lượng lao động bình quân sẽ giảm so với quý trước. Dự kiến quý IV/2021 có 26,67% doanh nghiệp dự báo số lượng lao động bình quân sẽ tăng lên, có 11,11% doanh nghiệp dự kiến số lượng lao động bình quân giảm hơn giảm so với quý III/2021.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Từ đầu năm đến ngày 01/9/2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 267 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 482,2 tỷ đồng (giảm 25,8% về số DN đăng ký mới, giảm 30,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước); số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động có 07 doanh nghiệp, giảm 62,3% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 107 doanh nghiệp, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh có 58 doanh nghiệp, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

5. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến nay đã được kiểm soát. Hiện tại đang thực hiện phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 02 phường của thành phố Tuy Hòa và 01 xã của huyện Tuy An; còn lại thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg đến khi có thông báo mới. Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ đã được nới lỏng, đồng thời các đơn vị kinh doanh thương mại và dịch vụ đã làm tốt việc chủ động trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Trong 9 tháng năm 2021, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã chịu sự tác động lớn từ dịch bệnh trong đó doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống, lữ hành và các dịch vụ khác ảnh hưởng mạnh nhất (tập trung từ cuối quý II/2021 đến nay hoạt động ăn uống, vui chơi giỉ trí, du lịch tạm dừng). Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 12 khách sạn đủ tiêu chuẩn đăng ký nhận thực hiện cách ly đối tượng F1 và từ vùng dịch trở về với công suất gần 400 phòng; từ giữa tháng 9/2021, dịch bệnh đã được kiểm soát hoạt động ăn uống một số hộ kinh doanh mở bán hàng mang về cộng với tâm lý lo ngại dịch bệnh của người tiêu dùng nên doanh thu đạt thấp và giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2021 ước tính 2.199,1 tỷ đồng, giảm 22,7%,quý III/2021 ước tính6.130,3 tỷ đồng, giảm 33,6% so quý trước, giảm 28,8%so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng năm 2021 ước tính24.814,6 tỷ đồng, đạt 66% so kế hoạch năm, giảm 1,7%so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 9/2021 ước tính 229,4 tỷ đồng, giảm 7,7%; quý III/2021 ước tính 575,6 tỷ đồng, giảm 41,2%; 9 tháng năm 2021 ước tính 2.236,8 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2021 ước tính2.048,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng trước và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước;quý III/2021đạt5.817 tỷ đồng,giảm 25,8% so quý trước,giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong 12 nhóm ngành hàng của tháng 9 và quý III/2021 so cùng kỳ năm trước thì nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) là nhóm tăng cao nhất, tháng 9 tăng 15,8% và quý III tăng 23,2%, nguyên nhân là do ảnh hưởng giá gas thế giới tăng, kéo theo giá gas trong nước tăng và mức tiêu dùng hộ gia đình tăng. Nhóm hàng may mặc là nhóm có mức giảm nhiều nhất, tháng 9 giảm 56,5% và quý III giảm 66,9%, nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch Covid-19 với sức mua giảm và không thuộc mặt hàng thiết yếu nên doanh thu đạt thấp và giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước;
Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng mứcbán lẻ hàng hóa
21.696 tỷ đồng chiếm 87,4%, tăng 1,6%[7]kinh doanh lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.119,4 tỷ đồng chiếm 8,6%, giảm 25,7%[8]; dịch vụ 999,2 tỷ đồng chiếm 4%, giảm 4,5%.

+ Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 9/2021 ước tính51,8 tỷ đồng, tăng 65% so với tháng trước và giảm 83,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú1,6 tỷ đồng, tăng 10,2% và giảm 82,1%; dịch vụ ăn uống 50,2 tỷ đồng, tăng 67,7% và giảm 83,6% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước.Quý III là110 tỷ đồng, giảm 89,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú 4,2 tỷ đồng, giảm 91,1%; dịch vụ ăn uống 105,8 tỷ đồng, giảm 89%.Tính chung 9 tháng là2.119,4 tỷ đồng, giảm 25,7%so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú74,8 tỷ đồng, giảm 34,4%; dịch vụ ăn uống2.043,1 tỷ đồng, giảm 25,3%; lữ hành1,4 tỷ đồng, giảm 54,2%;

Lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ 9 tháng ước tính 256.697 lượt khách, giảm 42,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lượt khách ngủ qua đêm 195.518 lượt khách, giảm 40,1% (khách quốc tế ngủ qua đêm 1.566 lượt khách, giảm 70,8%). Lượt khách các cơ sở lưu trú phụ vụ trong quý III chủ yếu là khách thực hiện cách ly phòng chống Covid-19.

+ Dịch vụ khác tháng 9/2021 ước tính99,4 tỷ đồng, tăng84,4% so với tháng trước và giảm 21,1%so với cùng kỳ năm trước; quý III/2021 là203,4 tỷ đồng, giảm 39,1%so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng là999,2 tỷ đồng, giảm 4,5%so với cùng kỳ năm trước; các dịch vụ giảm so mức giảm bình quân chung là:Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 7,5%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 19,7%; những dịch vụ tăng như: Dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 35,5%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 15,2%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình tăng 4,1%; dịch vụ khác giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đến nay, toàn tỉnh có 385 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tăng 25 cơ sở, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có khoảng 6.250 buồng, tăng 450 buồng và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có trên 700 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao. Các khu du lịch vui chơi giải trí được cải tạo nâng cấp để phục vụ tốt nhu cầu vui chơi giải trí của du khách khi đến Phú Yên.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng tăng giá. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng số vụ kiểm tra quản lý thị trường467 vụ, số vụ vi phạm là 435 vụ, số vụ xử lý 494 vụ với 545 hành vi vi phạm,tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là2.877 triệu đồng.

5.2. Vận tải

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đã yêu cầu tạm ngừng tất cả các hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh và nội tỉnh kể từ 12 giờ ngày 27/6/2021, đến ngày 14/9/2021, tỉnh Phú Yên đã ban hành Quy định các loại xe trung chuyển hành khách được hoạt động trở lại trên địa bàn nội tỉnh. Bao gồm tuyến vận tải cố định, xe buýt,xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi… trừ các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động giao thông vận tải trong 9 tháng năm 2021, bị hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải của tỉnh vẫn tiếp tục được tăng cường,thực hiện tốt thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung, khoảng cách, khai báo y tế)… Tiếp tục thực hiện hướng dẫn hoạt động vận tải hàng hóa và cấp Giấy nhận diện cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa; tổ chức hoạt động lại vận tải hành khách nội tỉnh vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Với các biện pháp thắt chặt di chuyển do Chính quyền đưa ra nhằm khoanh vùng, dập dịch, ngành vận tải trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong quý III năm nay. Công tác phối hợp tổ chức vận chuyển đưa công dân Phú Yên đang tạm trú tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 có nguyện vọng trở về địa phương theo Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh đến nay đã thực hiện vận chuyển 21 đợt, với số lượng 11.011 công dân.

- Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 9/2021 ước tính292,4tỷ đồng,giảm 7,7%so với cùng kỳ năm trước; quý III/2021 ước tính575,6 tỷ đồng, giảm 41,2%. Tính chung 9 tháng là2.236,8 tỷ đồng, giảm 13,1%so với cùng kỳ năm trước, trong đó:Vận tải hành khách 247,9 tỷ đồng, giảm 39,5%; vận tải hàng hóa 1.947,2 tỷ đồng, giảm 8,2%; kho bãi vàdịch vụ hỗ trợ vận tải41,7 tỷ đồng, giảm 5,9%.

- Tháng 9/2021, khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ ước tính346,6 ngàn lượt khách,giảm64,2%; khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ ước tính 12.368,9 ngàn lượt khách.km,giảm69,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong quý III/2021, tình hình vận tải bị ảnh hưởng do dịch bệnh, nên khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ406,2 ngàn lượt khách, giảm 88%; khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ 19.123,7 ngàn lượt khách.km, giảm 89,5%. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận chuyển5.598,3 ngàn lượt khách, giảm 41,9%; luân chuyển 326.462 ngàn lượt khách.km, giảm 41,2%sovớicùng kỳ năm trước.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ tháng 9/2021 ước tính687,3 ngàn tấn, giảm 38,8%; luân chuyển 59.222,4 ngàn tấn.km, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý III/2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ1.553,3 ngàn tấn, giảm 50,1%; luân chuyển 111.576,8 ngàn tấn.km, giảm 51,6%. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận chuyển6.588,9 ngàn tấn, giảm 20,6%;luân chuyển457.091,7 ngàn tấn.km, giảm 20,6%so với cùng kỳ năm trước.

Luồng tuyến vận tải: Đến nay có 32 tuyến vận tải khách liên tỉnh (giảm 03 tuyến so với tháng 5/2021), 07 tuyến nội tỉnh, 05 tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
9 tháng năm 2021, lượng hành khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa đạt
169.392 lượt khách[9],giảm 32,1% so với cùng kỳ năm trước; lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh đạt35.408 lượt khách, giảm 53,7%; lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Rô đạt 165 ngàn tấn,tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

5.3. Bưu chính viễn thông

Số vị trí trạm BTS 1.128 trạm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, lượng tăng này không đáng kể so với xu hướng hiện nay, xuất phát từ việc các nhà mạng bị người dân phản ứng không cho xây dựng trạm BTS.

Số thuê bao điện thoại cố định ngày càng giảm: Hoạt động của mảng dịch vụ điện thoại cố định hiện nay chỉ còn mang tính cầm chừng, chủ yếu phục vụ khối các cơ quan, tổ chức chính quyền, các doanh nghiệp. Trong khi đó, mức sụt giảm lượng thuê bao diễn ra đều đặn mỗi năm phù hợp với xu hướng hiện nay.

Thị trường thuê bao điện thoại đi động 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước có chiều hướng tăng nhẹ do phụ huynh học sinh đăng ký thuê bao hòa mạng mới với giá ưu đãi từ các nhà mạng phục vụ việc học trực tuyến cho các em học sinh.

Ước tính đến cuối tháng 9/2021, số thuê bao điện thoại 845.224 thuê bao, đạt 96,5 thuê bao/100 dân; trong đó: Thuê bao điện thoại cố định 15.012 thuê bao, đạt 1,7 thuê bao/100 dân; di động 830.212 thuê bao, đạt 94,8% thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet(tính cả internet băng rộng di động và băng rộng cố định)570.145 thuê bao, đạt 65,1 thuê bao/100 dân.

Doanh thu lĩnh vực bưu chính viễn thông 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 954,4 tỷ đồng, tăng 7,9 %. Trong đó doanh thu bưu chính chuyển phát 211 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Giá cả

1.1. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tỉnh Phú Yên tháng 9/2021 giảm 0,86% so tháng trước, tăng 3,17% so cùng kỳ năm trước, tăng 2,33% so tháng 12 năm trước, tăng 5,28% so kỳ gốc năm 2019; CPI bình quân 9 tháng năm 2021 so cùng kỳ năm trước tăng 2,74%.

CPI tháng 9/2021 giảm 0,86% so tháng trước, trong đó 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,01% (tác động làm CPI chung giảm 0,67%); nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 1,95%[10]; giao thông giảm 0,16%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Đồ uống và thuốc lá tăng 1,36% (tác động làm CPI chung tăng 0,06%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,92%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,74%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,12%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%.

CPI tháng 9/2021 so cùng kỳ năm trước tăng 3,17%: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,31% (lương thực tăng 0,1%, thực phẩm tăng 2,15%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,72%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,42%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,12%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,65%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,22%; giao thông tăng 14,55%; giáo dục tăng 0,35%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,24%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,33%; bưu chính viễn thông giảm 1,16%.

CPI tháng 9/2021 tăng 2,33% so tháng 12 năm trước: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,45% (lương thực giảm 2,25%, thực phẩm giảm 0,17%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,29%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,28%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,95%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,38%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%; giao thông tăng 12,36%; bưu chính viễn thông tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,14%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,24%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,59%.

CPI quý III/2021 tăng 3,81% so cùng kỳ năm trước: Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,3%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,25%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,46%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,53%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,15%; giáo dục tăng 3,37%; giao thông tăng 14,75%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,57%. 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Bưu chính viễn thông giảm 1,15%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,17%.
CPI bình quân 9 tháng năm 2021 so với bình quân cùng kỳ năm trước tăng 2,74%, do chịu sự tác động của các nhóm hàng hóa chính sau:

Nhóm giao thông tăng 8,89% do Liên Bộ Tài chính và Công thương điều chỉnh tăng giá nên nhóm nhiên liệu tăng 23,47% việc giá xăng dầu diezel trong nước liên tục tăng nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu sử dụng xăng dầu diezel trên thế giới tăng mạnh đã tác động đến giá xăng dầu dieze thành phẩm tăng trong thời gian vừa qua;

Nhóm giáo dục tăng 4,55% chịu tác động mạnh nhất là dịch vụ giáo dục tăng 5,11%, theo lộ trình tăng học phí của một số trường trên địa bàn tỉnh;

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,76% (do tác động tăng của nhóm lương thực tăng 10,54%; vì những tháng đầu năm xuất khẩu gạo tăng làm ảnh hưởng đến chỉ số giá gạo các loại tăng 11,44%; bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 10,95%);

Nhóm ăn, uống ngoài gia đình tăng 7,87%; trong đó, nước khoáng và nước có ga tăng 2,84%; rượu các loại tăng 2,02%; bia các loại tăng 3% do nhu cầu tăng;
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,22%, do nhóm vải các loại tăng 5,17% nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tăng và chi phí vận chuyển tăng;

1.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 bình quân tháng 9/2021 là 5.106.000 đồng/chỉ; so tháng trước tăng 0,43%; so cùng tháng năm trước giảm 6%; so tháng 12 năm trước giảm 6%; so kỳ gốc 2019 tăng 31,16% . Giá Đô la Mỹ bình quân tháng 9/2021 là 22.879 VND/USD; so tháng trước giảm 0,66%; so cùng tháng năm trước giảm 1,69%; so tháng 12 năm trước giảm 1,51%; so kỳ gốc 2019 giảm 1,73% .
Giá vàng trên địa bàn biến động theo giá vàng trong nước, chịu tác động của giá vàng thế giới, bình quân 9 tháng năm 2021 Giá vàng 99,99 là 5.309.000 đồng/chỉ, tăng 10,82% so cùng kỳ năm trước. Giá Đô la Mỹ 9 tháng năm 2021 là 23.009 VND/USD giảm 1,05% so cùng kỳ năm trước.

1.3. Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản

Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2021 giảm 2,9% so với quý trước, so cùng quý năm trước tăng 2,86%.

Nhóm sản phẩm từ cây hàng năm so với quý trước giảm 1,32%, nhóm này giảm chủ yếu sản phẩm thóc giảm 7,42% do trong quý đang mùa thu hoạch chính vụ thóc đạt sản lượng cao bên cạnh đó thóc không xuất bán được do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá thóc thương lái thu mua với giá thấp so quýtrước, nhóm sản phẩm ngô tăng 2,43%; nhóm sản phẩm củ có chất bột tăng 3,17%; Nhóm sản phẩm mía tăng 3,93% do giá mía nguyên liệu các nhà máy thu mua ở mức thấp, người dân không mặn mà với việc trồng và chăm sóc mía nên đa phần các ruộng mía đều bị giảm năng suất dẫn đến nguyên liệu mía có sản lượng nguồn cung ít kết hợp giá đường trên thị trường đang tăng so với quý trước nên giá tăng; Nhóm sản phẩm hạt chứa dầu tăng 2,51% do nhu cầu tăng.
Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2021 so so cùng kỳ năm trước tăng 8,4%, chủ yếu tăng nhiều nhất là nhóm sản phẩm từ nông nghiệp tăng 11,87% (sản phẩm sản phẩm từ cây hàng năm tăng 17,13% cụ thể như: Sản phẩm thóc tăng 23,57%; sản phẩm ngô tăng 17,05%; sản phẩm củ có bột tăng 21,54%; sản phẩm mía tăng 13,6%; sản phẩm rau, đậu, hoa cây cảnh tăng 2,93%. nhóm sản phẩm thu nhặt tăng 12,57%). Nhóm sản phẩm từ chăn nuôi tăng 5,94%. Nhóm dịch vụ nông nghiệp tăng 1,61% như: Dịch vụ trồng trọt tăng 1,67%. Nhóm sản phẩm từ cây lâu năm tăng 2,55%. Nhóm sản phẩm nuôi trồng tăng 2,53%. Nhóm sản phẩm thủy khai thác tăng 0,9%. Bên cạnh đó, nhóm có chỉ số giảm như: Nhóm lâm nghiệp tăng 13,63% trong đó, nhóm trồng rừng và chăm sóc rừng tăng 20%; nhóm sản phẩm khai thác gỗ và lâm sản khác giảm 0,64.

2. Đầu tư và xây dựng

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ tư, đang diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, làm cho các hoạt động đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh chậm lại và giảm so với cùng kỳ năm trước.

2.1 Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2021 dự tính thực hiện 292,6 tỷ đồng, tăng 3,6% so tháng trước; giảm 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng năm 2021 vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý dự tính là 2.654,8 tỷ đồng đạt 45,9% so kế hoạch năm; giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.606,9 tỷ đồng, giảm 37,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 1.042,4 tỷ đồng, giảm 9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 5,5 tỷ đồng, giảm 24,8%.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý III/2021 dự tính đạt 5.019 tỷ đồng, giảm 10,8% so quý trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 882 tỷ đồng, giảm 31,8%; vốn trái phiếu Chính phủ 113,8 tỷ đồng, giảm 29,3%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 3.852,7 tỷ đồng, tăng 24,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 39,1 tỷ đồng, bằng 18,6%; vốn huy động khác 130,6 tỷ đồng, bằng 37,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng năm 2021 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước tính 14.100,8 tỷ đồng đạt 64,1% kế hoạch năm, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo nguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 2.677,8 tỷ đồng, giảm 28,6%; vốn trái phiếu Chính phủ 301,2 tỷ đồng, giảm 38,2%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 10.600 tỷ đồng, tăng 4,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 123 tỷ đồng, bằng 20,1%; vốn huy động khác 391,3 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.
Phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản 11.029,2 tỷ đồng, chiếm 78,2% tổng vốn đầu tư và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Phân theo mục đích đầu tư một số ngành chiếm tỷ trọng lớn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.187,9 tỷ đồng, giảm 38,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo 365,8 tỷ đồng, giảm 28%; vận tải, kho bãi 1.234,6 tỷ đồng, giảm 21%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.615,3 tỷ đồng, tăng 95,9%; kinh doanh bất động sản 1.083,7 tỷ đồng, tăng 39,5%; giáo dục và đào tạo 267,8 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

2.2 Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành quý III/2021 dự ước 2.915 tỷ đồng, giảm 19,5% so quý trước và giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021 giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành dự ước 8.786,2 tỷ đồng, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 5.476,3 tỷ đồng, giảm 21,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,3 tỷ đồng; các loại hình khác (xã/phường/thị trấn và hộ dân cư) 3.304,6 tỷ đồng, giảm 4,5%. Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 3.039,9 tỷ đồng, giảm 4,4%; công trình nhà không để ở 1.899,7 tỷ đồng, tăng 23,8%; công trình kỹ thuật dân dụng 3.257,4 tỷ đồng, giảm 37,9%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 589,2 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh quý III/2021 dự ước 1.800,7 tỷ đồng, giảm 20,9% so quý trước và giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021 giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh dự ước 5.523,3 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 1.904,4 tỷ đồng, giảm 9,5%; công trình nhà không để ở 1.197,5 tỷ đồng, tăng 18%; công trình kỹ thuật dân dụng 2.049,3 tỷ đồng, giảm 41%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 372 tỷ đồng, tăng 19,3%.

3. Tài chính, ngân hàng

3.1. Tài chính

Tổng thu NSNN trên địa bàn lũy kế đến ngày 16/9/2021 là 5.702 tỷ đồng, đạt 108% DTTW (5.702 tỷ đồng/5.283,9 tỷ đồng); đạt 66% dự toán tỉnh (5.702 tỷ đồng/8.635 tỷ đồng);
Tổng chi NSĐP lũy kế đến ngày 16/9/2021 là 7.006 tỷ đồng, đạt 75% DTTW (7.006 tỷ đồng/9.322 tỷ đồng); đạt 55% dự toán tỉnh giao (7.006 /12.673 tỷ đồng); trong đó chi thường xuyên là 3.576 tỷ đồng.

3.2. Ngân hàng

Hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn trong 9 tháng năm 2021 tiếp tục ổn định và an toàn, tuy nhiên hoạt động huy động vốn và cho vay giảm sút so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại địa phương. Các TCTD trên địa bàn tỉnh đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về tỷ giá, hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng và về lãi suất cho vay; tiếp tục tích cực triển khai áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện hỗ trợ khách hàng miễn giảm lãi và phí dịch vụ; đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng để mở rộng tín dụng, kích cầu nền kinh tế.

Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng;2,29-4,0%/nămđối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng;3,7-6,3%/nămđối với tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng; 4,0-7,3%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất huy động USD là 0%/năm.

Lãi suất cho vay VND hiện phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,3- 4,5%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 7,0-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và cho vay tiêu dùng ở mức 4,5-15%/năm đối với ngắn hạn; 6,99-16%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 2,3-7,8%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-9,1%/năm.

- Ước đến cuối tháng 9/2021, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 31.013 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cuối năm 2020;

- Dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 37.793 tỷ đồng, so với với cuối năm 2020 tăng 4,4%.
Dự ước tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,77%. Các TCTD luôn chú trọng công tác đôn đốc, xử lý nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong giới hạn cho phép (dưới 2%).

- Về tỷ giá, ngoại hối: Các NHTM trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chính sách về tỷ giá điều hành của NHNN Việt Nam. Tính đến ngày 14/9/2021, tỷ giá mua, bán USD của các NHTM trên địa bàn phổ biến ở mức 22.670-23.100 VND/USD. Doanh số giao dịch ngoại tệ quy ra VND đạt 665,90 tỷ đồng, trong đó doanh số mua vào là 413,50 tỷ đồng, doanh số bán ra là 252,40 tỷ đồng.

Công tác tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp và hộ dân vay vốn ngân hàng:

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian qua NHNN Chi nhánh đã kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chỉ đạo của NHNN và của tỉnh; kịp thời tăng cường triển khai áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN; đồng thời chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ phù hợp với điều kiện tài chính của TCTD để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

- Đến đến 31/8/2021, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại nợ cho 2.511 khách hàng (2.463 cá nhân và 48 doanh nghiệp). Tổng giá trị nợ được cơ cấu lại là khoảng 1.375,45 tỷ đồng với nợ gốc là 1.265,23 tỷ đồng và nợ lãi là 110,22 tỷ đồng. Trong đó: Điều chỉnh kỳ hạn nợ là 534,92 tỷ đồng và gia hạn nợ là 840,53 tỷ đồng.

- Trên địa bàn có 9.834,7 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tính đến thời điểm 31/7/2021 (trong đó: Khách hàng cá nhân là 4.505,35 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp là 5.324,42 tỷ đồng). Các TCTD trên địa bàn đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN.

Hầu hết các NHTM trên địa bàn giảm lãi suất cho khách hàng vay mới hoặc đang có dư nợ tại ngân hàng từ 0,5%-2%; đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm, gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng để mở rộng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm các tiêu chuẩn về cho vay, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, một số NHTM cũng áp dụng chính sách miễn phí chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại ngân hàng qua các kênh giao dịch của ngân hàng; giảm mức phí thanh toán theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và chính sách của Hội sở nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Yên (Agribank Phú Yên) đã hoàn tất việc chi trả tiền lãi được ngân sách địa phương cấp bù do thực hiện khoanh nợ cho toàn bộ 393 khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 12 năm 2017 với số tiền 9.299.058.729 đồng. Trong đó: thực hiện thoái thu lãi đối với khách hàng đã trả lãi 6.528.956.626 đồng; lãi được khoanh từ Ngân sách cấp hỗ trợ cho khách hàng chưa trả lãi trong thời gian khoanh nợ là 2.770.102.103 đồng.

III. ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

1. Dân số, lao động, đời sống dân cư và an sinh xã hội

1.1. Dân số, lao động

Ước tính dân số trung bình năm 2021 là 875.535 người, trong đó nữ là 435.221 người. Dân số khu vực thành thị là 286.324 người, chiếm 32,7%, tăng 4%; khu vực nông thôn là 589.211 người, chiếm 67,3% tổng dân số toàn tỉnh.

Số người từ 15 tuổi trở lên trong quý III có việc làm là 481.296 người, chiếm 54,97% trên tổng số dân. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 234.301 người, tăng 12.833 người so quý trước, chiếm 48,7%; ngành công nghiệp và xây dựng là 110.879 người, giảm 2.571 người so quý trước, chiếm 23,0%; ngành dịch vụ là 136.116 người, giảm 31.139 người so quý trước, chiếm 28,3%. Do cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động cũng thuộc lao động trẻ, chủ yếu lao động phổ thông làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và hơn 80% lao động chưa có chứng chỉ đào tạo.

Đến quý 3 năm 2021, toàn tỉnh Phú Yên có khoảng 27 nghìn người thiếu việc làm, chiếm 5,7% trong tổng số người có việc làm, đa phần thiếu việc làm rơi vào khu vực nông thôn;toàn tỉnh khoảng 35 nghìn người thất nghiệp, chiếm 6,81% trong lực lượng lao động, tăng khoảng 23 nghìn người so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,6%, khu vực nông thôn là 6,4%.

1.2. Tình hình thăm hỏi, tặng quà Tết và an sinh xã hội

Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngoài phần quà của Chủ tịchnước tặng 19.076 suất, số tiền gần 5,8 tỷ đồng; các cấp đã trích ngân sách tổ chức thăm hỏi, tặng quà 36.097 suất, với tổng số tiền gần 17,5 triệu đồng cho các đối tượng (gồm: người có công, đối tượng tiêu biểu, cán bộ hưu trí, chúc thọ mừng thọ, người nghèo tiêu biểu); các huyện, thị xã, thành phố tặng quà cho 20.598 đối tượng chính sách với tổng số tiền hơn 3,9 tỷ đồng. Các xã, phường còn dành cho đối tượng một phần quà theo khả năng của từng đơn vị, đối tượng phấn khởi vuiXuân đónTết.

Vận động đóng góp quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", đến ngày 30/9/2021 đã huy động được hơn 3,85 tỷ đồng (cấp tỉnh hơn 1,28 tỷ đồng, cấp huyện hơn 2,57 tỷ đồng); 9 tháng năm 2021, vận động từ nhiều nguồn hỗ trợ xây dựng mới 57 nhà, sửa chữa 43 nhà cho đối tượng người có công có khó khăn về nhà ở, với tổng số tiền hơn 2,98 tỷ đồng.

1.3. Công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội

Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 01/4/2021 về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021. Trong 9 tháng năm đãcấp10.685thẻ BHYT cho người nghèo,25.356 thẻ BHYT chongười thuộc hộ cận nghèo,127.407 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số sống vùng khó khăn và người dân đang sinh sống vùng đặc biệt khó khăn.Thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chínhphủ.Cho vay 2.820 lượt sinh viên, học sinh với doanh số cho vay hơn 28,6 tỷ đồng. Xóa 221 nhà ở tạm cho hộ nghèo từ nguồn Quỹ ngày vì người nghèo, với số tiền 9,82 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn tín dụng cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2.250 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo với doanh số cho vay hơn 95,8 tỷ đồngvà 3.591 hộ mới thoát nghèo vay vốn với doanh số cho vayhơn143,4tỷđồng.Hỗ trợ tiền điện cho7.639 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập.
Giải quyết cứu đói cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán với 9.130 hộ, 20.725 khẩu, với 328,53 tấn gạo từ nguồn ngân sách tỉnh; phối hợp với Công ty Vinpreal Nha Trang tặng 1.000 suất quà, mỗi suất 600.000 đồng, tổng số tiền 0,6 tỷ đồng. Tổ chức thăm và tặng quà mừng thọ cho 1.724 cụ thọ 90 tuổi, 100 tuổi và trên 100 tuổi. Ngoài ra,hỗ trợ cứu đói cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 từ cơ quan dự trữ quốc gia khu vực Nam Trung bộ với 45.670 hộ, 123.511 khẩu, với 1.852,665 tấn gạo. Bàn giao 147 con bò giống do Quỹ Thiện Tâm tài trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại do bão lụt năm 2020.

Tính đến cuối tháng 9/2021, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Bưu Điện tổ chức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hơn 50.866 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí thực hiện hơn 170 tỷ đồng.

1.4. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em

Hỗ trợ kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng do thiên tai, tai nạn rủi ro. Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua các chương trình như: Phẫu thuật 15 người bị khuyết tật vùng mặt; hỗ trợ máy vi tính; phòng đọc sách, bàn ghế; ...Tổng số tiền vận động Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh trong 9 tháng năm là 862 triệu đồng, có 07 đơn vị trường học và 45 trẻ em được thụ hưởng.
Rà soát danh sách trẻ em bị nhiễm Covid-19 gửi quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ.

2. Giáo dục

Tính đến ngày 31/8/2021,Sở đã tổ chức kiểm định chất lượng và công nhận 102 trường gồm: 47 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 18 trường cấp THCS và trường có nhiều cấp học, 10 trường THPT; trong đó: 14 trường được công nhận đạt KĐCLGD cấp độ 1; 81 trường được công nhận đạt cấp độ 2 và trường chuẩn quốc gia mức độ 1; 07 trường được công nhận đạt cấp độ 3 (01 trường chuẩn quốc gia mức độ 2).

Tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 các kỳ thi cấp tỉnh, đặc biệt là Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và 2 đợt của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Kết quả, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT của 2 đợt là 97,83%. Trong đó, hệ Giáo dục phổ thông là 98,41%; hệ Giáo dục thường xuyên và tự do là 69,81. Có 10 đơn vị có thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%.

Tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 các cấp học, bậc học; các Hội nghị chuyên đề, tập huấn, Hội thảo trực tuyếntriển khai thực hiện các lĩnh vực: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên; an toàn giao thông, y tế trường học, công tác gia đình, … theo quy định. Xây dựng kế hoạch chuyên môn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, toàn tỉnh tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022 vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 05/9/2021, không tập trung học sinh mà sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông, thông tin để truyền tải các nội dung của ngày khai giảng năm học mới đến tất cả học sinh, phụ huynh học sinh và thầy cô giáo. Từ đầu năm học đến naycác trường học sử dụng các phương pháp dạy học từ xa, khuyến khích tổ chức dạy học trực tuyến(không bắt buộc)ở những nơi có đủ điều kiện; phối hợp với phụ huynh học sinh để hướng dẫn học sinh học tập thông qua các ứng dụng như Zalo, Messenger, Email, Microsoft Team ... hoặc hướng dẫn học sinh tự học và có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

3. Y tế

Trong tháng 9/2021, Bệnh sốt xuất huyếtkhông phát hiệnổ dịchmới, 14ca mắc, không tử vong.Lũy kế toàn tỉnh có18 ổ dịch, 577 ca mắc sốt xuất huyết, 2 ca tử vong, so với cùng kỳ năm trước giảm 211 ổ dịch, số mắc giảm 83,3%, tử vong tăng 01 ca.

Bệnh tay chân miệnglũy kế toàn tỉnh có 145 ca mắc, không tử vong,so với cùng kỳ năm trước số mắc giảm 52%.

Bệnh sốt rétlũy kế toàn tỉnh có 36 ca mắc, SRAT 0,khôngtử vong , so với cùng kỳ nămtrướcsố mắc giảm 34,7%, SRAT,khôngtử vong.

Chương trình tiêm chủng mở rộng, từ đầu năm đến nay đạt 48,6% số cháu dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loạivaccine phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt tỷ lệ 35,5%.

Lũy kế toàn tỉnh có 847 ca nhiễm HIV, 303 bệnh nhân AIDS, 203 bệnh nhân tử vong.100% bệnh nhân HIV/AIDS ở cộng đồng tham gia BHYT.

Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ và người dân trên toàn tỉnh hiểu về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức: Băng rôn, tờ rơi, phát thanh, truyền hình… Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 107 người mắc, không tử vong.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, bên cạnh vừa triển khai công tác phòng chống dịch, các đơn vị y tế trong toàn ngành cũng đã tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ứng dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật mới vào trong chẩn đoán và điều trị người bệnh đem lại hiệu quả thiết thực; kiểm soát tốt việc khám chữa bệnh BHYT nhất là giám định điện tử trên Hệ thống thông tin giám định BHYT để vừa kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quỹ BHYT vừa đảm bảo chi đúng, chi đủ, đảm bảo quyền lợi của người tham gia; tổ chức việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính; thanh quyết toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch bệnh Covid-19; chuyển tuyến, hẹn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

4. Hoạt động văn hóa, thể thao

4.1.Hoạt độngvăn hóa

Tổ chức kỷ niệm 410 năm hình thành và phát triển (1611-2021) và đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Gành Đá Đĩa;dâng hương kỷ niệm 131 năm Ngày sinhchủ tịch Hồ Chí Minh;chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại BảoTàng tỉnh; Hội Bài chòi truyền thống, trưng bày di sản văn hóa Phú Yên;hoạt động trải nghiệm đánh đàn đá, đánh cồng chiêng, trải nghiệm làng nghề truyền thống tại di tích thắng cảnh Gành Đá Đĩa nhân dịp Tết Nguyên đán 2021.

Tuyên truyền trực quan, mỹ thuật, nhiếp ảnh và trưng bày, triển lãm phục vụ tuyên truyền phục vụ mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu năm 2021, chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các ngàyLễ, kỷ niệm với 3.848,4 m2pano các loại;triển lãm mỹ thuật và ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 với 120 tác phẩm mỹ thuật và ảnh nghệ thuật của 50 tác giả tham gia trưng bày tại Nhà Văn hóa Diên Hồng. Trưng bày theo chuyên đề “Ngày Tết ở Phú Yên” tại BảoTàng tỉnh.

Tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 02 điểm phát thanh cố định (Nhà Văn hóa Diên Hồng và rạp Hưng Đạo) đồng thời, gửi file ghi âm cho các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cơ sở về các thông báo khẩn, công điện, văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh; phối hợp bàn giao các bộ phim do Cục Điện ảnh cung cấp năm 2021 cho Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên để thực hiện phát sóng.
Thư viện tỉnhphục vụ bạn đọc trực tuyến qua Website1.200 lượt; tổng kết Cuộc thi viết về cuốn sách tôi yêu nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2021; xử lý kỹ thuật tài liệu; phân loại, biên mục tài liệu 90 biểu ghi; hiệu đính phân loại 80 biểu ghi; xử lý và số hóa dữ liệu toàn văn 120 trang.BảoTàng tỉnh tiếp tụcnghiên cứu và biên soạntập sách “Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở Phú Yên”; phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện bảo quản các hiện vật trưng bày ngoài trời, gồm: 01 máy bay UH-1 và 01 xe tăng M48; kiểm kê, sắp xếp, bảo quản định kỳ hiện vật các chất liệu hiện có 20 hiện vật đồ mộc, thống kê lập danh mục 300 ảnh tư liệu.

4.2. Thể dục,thể thao

Đã tổ chức tháng hoạt động thể dục,thể thao cho mọi người vàngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với 76.701 ngườitham gia. Tổ chức giải vô địch cờ vua, cờ tướng tỉnh Phú Yên năm2021có 09 đội với 37 vận động viên tham gia. Phối hợp tổ chức đónđoàn đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 33 năm 2021 đi qua địa phận tỉnh Phú Yên. Cử 03 đội tuyển bóng đá, vovinam, aerobic tham gia thi đấu các giải toàn quốc, đạt 13 huy chương các loại, trong đó có 07 vàng, 04 bạc, 02 đồng.

Tiếp tục tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao để phòng chống, dịchCovid-19.Chuẩn bị tốt các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt tại khu nhà ở vận động viên để tập trung vận động viên các đội tuyển thể thao quay trở lại tập luyện chuẩn bị tham gia thi đấu các giải toàn quốc khi tình dịch bệnh được kiểm soát.

5. Tai nạn giao thông

Trong tháng 9/2021 (từ ngày 15/8/2021-14/9/2021) toàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ tai nạn giao thông, tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm chết 05 người; bị thương 03 người, số người chết và bị thương bằng cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 19,5 triệu đồng. Trong tháng chỉ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Lũy kế từ 9 tháng năm 2021 (từ ngày 15/12/2020-14/9/2021), toàn tỉnh đã xảy ra 87 vụ tai nạn giao thông, giảm 33 vụ; làm chết 55 người, giảm 20 người; bị thương 57 người, giảm 28 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 829,4 triệu đồng. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 86 vụ, giảm 32 vụ; làm chết 54 người, giảm 19 người; bị thương 57 người, giảm 28 người bị thương so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 829,4 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người, so với cùng kỳ năm trước giảm 01 vụ, giảm 01 người chết; không có người bị thương và không thiệt hại về tài sản.

6. Tình hình cháy, nổ và vi phạm môi trường

Từ ngày 15/8/2021-14/9/2021 toàn tỉnh không xảy ra cháy, nổ. Lũy kế đến 14/9/2021, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy, 1 vụ nổ, 2 người bị thương do cháy nổ, ước thiệt hại tài sản hơn 14,6 tỷ đồng.
Các lực lượng chức năng đã phát hiện 25 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 10 vụ, phạt tiền 21 triệu đồng. Lũy kế đến 15/9/2021, toàn tỉnh phát hiện 173 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 74 vụ, phạt tiền 60,3 triệu đồng.

7. Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Thực hiện theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg (tính đến 17/9/2021):

- Đã thực hiện giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí, tử tuất 1.291 đơn vị, số lao động được giảm mức đóng 31.549 lao động, tổng số tiền được giảm 12.733 triệu đồng.

- Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 08 đơn vị, 364 lao động, với số tiền 1.247 triệu đồng.

- Hỗ trợ cho các đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; lao động ngừng việc; hộ kinh doanh; lao động tự do, lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các đối tượng là F0, F1; viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt hỗ trợ 17.520 đối tượng, với số tiền 30.546 triệu đồng.

8. Công tác phòng, chống dịch Covid-19

- Từ khi đợt dịch thứ 4 xảy ra trên cả nước và tại tỉnh Phú Yên, Các cấp và chính quyền địa phương nỗ lực, khẩn trương bám sát tình hình chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, sáng tạo, linh hoạt; huy động toàn thể hệ thống chính trị và người dân vào cuộc với mục tiêu nhanh chóng ổn định tình hình, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Các địa phương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và địa phương đồng thời đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính.

+ Thành lập Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và các Tiểu Ban để điều hành các hoạt động phòng chống dịch: Tiểu ban Xét nghiệm, Tiểu ban truy vết, Tiểu ban CNTT-Truyền thông, Tiểu ban điều trị.

+ Các địa phương dưới sự hỗ trợ của các Đoàn công tác tiến hành công tác truy vết, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý môi trường tại các địa điểm nguy cơ.

+ Thiết lập 09 Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19; khả năng thu dung 1.700 bệnh nhân; 70 giường ICU đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị tăng cường dự trữ oxy, nâng mức dự trữ lên gấp 03 lần so với bình thường. Chỉ đạo các đơn vị y tế mua sắm bổ sung trang thiết bị để điều trị và hồi sức các ca bệnh nặng.

+ Nâng năng lực xét nghiệm từ 300 mẫu đơn/ngày lên 4.000 mẫu đơn/ngày.

+ Thiết lập 236 cơ sở cách ly tập trung với sức chứa khoảng 8.200 người (trong đó 06 khách sạn với 250 giường).

+ Thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phạm vi toàn tỉnh. Áp dụng hình thức cách ly tập trung F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bước đầu thực hiện thí điểm tại thành phố Tuy Hòa.

+ Đã thiết lập 08 chốt kiểm dịch ở các cửa ra vào tỉnh Phú Yên trên các tuyến Quốc lộ.

+ Triển khai ứng dụng CNTT trong truy vết: Khai báo y tế, Bluezone, QR code. Ứng dụng phần mềm phân tích dữ liệu phòng chống dịch, quản lý xét nghiệm, quản lý tiêm chủng.

+ Công tác tổ chức tiêm vaccine đã được triển khai đúng kế hoạch, đúng đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ bảo đảm an toàn, hiệu quả và không để lãng phí, quá hạn.Đến 17 giờ ngày 22/9/2021, toàn tỉnh đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 211.290 người (chiếm tỉ lệ 34,28% so với dân số từ 18 tuổi trở lên), trong đó có 70.395 người tiêm đủ 02 mũi (chiếm tỷ lệ 11,42% so với dân số từ 18 tuổi trở lên).

Đã tiếp đón và làm việc với 05 đoàn hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Phú Yên.

Tính đến 8 giờ 00 ngày 23/9/2021, đã có 2.985 ca bệnh xác định, trong đó 35 trường hợp tử vong (1,17%); điều trị khỏi, xuất viện 2.747 trường hợp (92,03%).Đã thực hiện truy vết được 10.818 trường hợp F1 và 23.404 trường hợp F2.

Tóm lại, trong 9 tháng năm 2021, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản có một số ngành tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản lượng lúa vụ đông xuân tăng 4,2% so vụ đông xuân năm trước;sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 2,4%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,9%. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định thực hiện đầy đủ, kịp thời, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, cải cách hành chính được quan tâm thực hiện. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy.
Bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm gián đoạn và tác động tiêu cực đến nhiều hoạt động của nền kinh tế nên một số ngành, lĩnh vực giảm như: Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn giảm 9%; giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh giảm 20%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 25,6%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm 13,1%.


[1]Trong đó: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan tăng 5,05%; lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan giảm 11,42%; khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng 0,25%so với cùng kỳ năm trước.

[2]Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 20,72%; chế biến, chế tạo tăng 1,48%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,08%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,41% so với cùng kỳ năm trước.

[3]Như: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy giảm 21,63%; vận tải kho bãi giảm 29,39%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 89,28%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 16,73%; hoạt động dịch vụ khác giảm 10,64%so với cùng kỳ năm trước.

[4]Thành phố Tuy Hòa 1.510 ha, Đồng Xuân 1.283 ha, Sông Cầu 306 ha, Tuy An 1.558 ha, Sơn Hòa 250 ha, Sông Hinh 1.631 ha, Tây Hòa 1.500 ha, Phú Hòa 5.367 ha, Đông Hòa 4.623 ha.

[5]Một số ngành cấp II có chỉ số sản xuất trong 9 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trướcnhư: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,7%; sản xuất trang phục tăng 6,7%;sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 6,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 3,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó một số ngành cấp II giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19 như: Sản xuất đồ uống giảm 27,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

[6]Trong đó một số ngành cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 28,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 25,3%; sản xuất trang phục tăng 13,2%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 3,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 11,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước.

[7]Trong 12 nhóm ngành hàng chủ yếu, thì có 04 nhóm ngành có mức tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nhóm Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) có mức tăng cao nhất, tăng 30,9%, nguyên nhân là do nhu cầu mua sắm xe ô tô con của hộ gia đình và doanh nghiệp kinh doanh ngày càng tăng (trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh). Nhóm hàng may mặc là nhóm có mức giảm nhiều nhất, giảm 13,7%, nguyên nhân là do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng.

[8]Trong đó: Doanh thu lưu trú ước tính 74,8 tỷ đồng, giảm 34,4%; doanh thu ăn uống ước tính 2.043,1 tỷ đồng, giảm 25,3%; doanh thu lữ hành ước tính 1,4 tỷ đồng, giảm 54,2%

[9]Tuyến TP. HCM – Tuy Hòa: Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện 946 chuyến bay, vận chuyển 112.674 HK, hệ số ghế sử dụng 59,97%, giảm 16,5% số khách và tăng 5,3% số chuyến so với cùng kỳ năm 2020. Các Hãng hàng không đã thực hiện bay theo kế hoạch, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã dừng các chuyến bay. Tuyến Hà Nội – Tuy Hòa: Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện 508 chuyến bay, vận chuyển 56.718 HK, hệ số ghế sử dụng 53,91%, giảm 50,33% số khách và giảm 36,66% số chuyến so với cùng kỳ năm 2020.Các Hãng hàng không đã thực hiện bay theo kế hoạch tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã dừng các chuyến bay.

[10]Chủ yếu mặt hàng: Điện sinh hoạt giảm 9,67% nguyên nhân do Công ty điện lực thực hiện công văn 3647/UBND-KT về việc hỗ trợ giảm tiền điện đợt 4 là giảm 10% tổng tiền.


Website Cục thống kê tỉnh Phú Yên

  • Tổng số lượt xem: 1685
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)