Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 25/03/2022-10:53:00 AM
Tình hình kinh tế-xã hội tháng 03 năm 2022 thành phố Cần Thơ

Năm 2022, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo thời gian tới, tình hình chính trị thế giới tiếp tục biến động phức tạp, nhất là căng thẳng chính trị giữa các nước lớn, xung đột vũ trang giữa Nga và U-cờ-rai-na; sự phục hồi kinh tế tại các quốc gia còn thiếu ổn định, không đồng đều, giá dầu thô và nhiều loại hàng hóa cơ bản khác có xu hướng tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, vận tải, logistics…

Ở trong nước, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; chậm phục hồi kinh tế có thể xảy ra nếu không quyết liệt, tập trung thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, Thành phố Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống kiểm soát dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế; kinh tế thành phố trong quý I/2022 bước đầu đã có những khởi sắc; an sinh, an toàn xã hội được quan tâm thực hiện…

Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh vực trong quý I/2022 như sau:

1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Quý I/2022, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi;không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.Thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanhgiúp cho người sản xuất nâng cao lợi nhuận.

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt

+ Cây lúa:Lúađôngxuân đã thu hoạch 62.947/76.039 ha diện tích xuống giống,ướcnăng suất 74,46tạ/ha với sản lượng 566.162tấn. Tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao gần 90% và duy trì tổ chức sản xuất 136 “cánh đồng lớn” với tổng diện tích 33.576 ha, cao hơn 696 ha so với vụđôngxuân 2020-2021, tổng số hộ tham gia là 24.055 hộ.

Diện tích lúa đông xuân giảm 1.147 ha so với cùng kỳ năm trước, do lên đất vườn trồng cây ăn trái. Ở một số vùng có diện tích đất gò (cao) nền đất khó giữ nước hoặc diện tích đất trồng lúa không hiệu quả hay bị chuột cắn phá và chuyển đổi sang cây lâu năm, cây hàng năm khác, xây dựng nhà ở và công trình công cộng.

Giá lúa tươi đông xuân biến động trong tháng và biến động tăng so với tháng trước 1-8% (tương đương 75-413 đồng/kg), so với cùng kỳ giá lúa thấp hơn từ 10-30% (tương đương 613-1.475 đồng/kg).

Lúa hè thu đã xuống giống 55.127 ha chiếm tỷ lệ 76,14% so với kế hoạch và sớm hơn 27.706 ha so với cùng kỳ.

+ Cây hàng năm khác:Tổngdiện tích gieo trồng rau, màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày là8.182 ha.Trong đó, rau đậu các loại gieo trồng được 7.112 ha, tăng 25,84% so với cùng kỳ; cây bắp gieo trồng được 408 ha, giảm 8,11% so với cùng kỳ.

+ Cây lâu năm:Tổng diện tích quý I/2022 ước đạt 25.056 ha, tăng 0,49% (+122 ha) so cùng kỳ 2021. Trong đó, diện tích cây ăn quả 23.516 ha, chiếm 93,85% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 0,43% so cùng kỳ năm 2021. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh.

Trong tháng 3/2022, dịch bệnh có xảy ra trên một số cây trồng (bệnh rệp sáp, ruồi đục trái, chổi rồng...), tuy nhiên đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện cớ 277 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Giá bán các loại cây ăn trái một số loại như sau: xoài cát Hòa Lộc khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg, cam sành 17.000 đồng/kg, xoài Đài Loan ở mức giá 8.000 đồng/kg, chôm chôm 15.000 đồng/kg, đu đủ 9.000 đồng/kg, mít Thái 23.000 - 24.000 đồng/kg, hạnh 4.000 - 5.000 đồng/kg,…. Giá các mặt hàng trái cây đang phục hồi tăng trở lại sau đợt hàng hoá tồn đọng ở cửa khẩu qua Trung Quốc.

-Chăn nuôi:Chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học; phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP.

Quý I/2022, không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm,tại thời điểm tháng 3/2022, tổng đàn heo 120.119 con, giảm 5,73% so cùng kỳ, với 4.995 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng đạt 4.703 tấn (cao hơn cùng kỳ 2,46%); đàn bò 4.361 con (giảm 8,13%); đàn gia cầm 2.292.000 con, tăng 2,87% so cùng kỳ.

Sản lượng thịt gà xuất chuồng quý I ước 580 tấn, tăng 3,02% so cùng kỳ; sản lượng trứng gà 1.633.000 quả, tăng 13,64% so cùng kỳ 2021.

Sản lượng chăn nuôi của thành phố cung ứng 50-70% nhu cầu thị trường, số lượng còn lại nhập từ các tỉnh thành khác để cung ứng đủ cho người tiêu dùng.

b) Lâm nghiệp

Diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn, bà con nông dân chỉ trồng cây phân tán ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ước tính quý I/2022, toàn thành phố đã trồng được 176.000 cây phân tán.

c) Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 1.898 ha (giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 530 ha (giảm 1,85% so cùng kỳ 2021). Tổng sản lượng thủy sản quý I/2022 ước đạt 45,88 nghìn tấn, tăng 30,82% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản tăng cao, trong đó cá tra được 43,217 nghìn tấn, tăng 9.967 tấn hay + 29,98% so cùng kỳ năm trước do, nhu cầu cho thị trường xuất khẩu tăng, giá cá nguyên liệu tăng cao nên nông hộ xuất bán cá để giảm thiệt hại trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu khác cũng đang khan hiếm nguồn hàng để tiêu thụ do lượng hàng tồn kho trước đó đã cạn, kéo theo gia tăng nhập khẩu trong thời gian tới. Với nhu cầu tăng mạnh như hiện tại, dự báo giá cá năm 2022 sẽ rất tốt nhưng cần phải cân đối giữa cung và cầu, tránh sản xuất ồ ạt gây dư thừa.

Hiện nay, giá bán cá tra nguyên liệu dao động 30.000 - 32.000 đồng/kg (kích cỡ 750 - 950 g/con) tăng 10.000 - 11.000 đồng/kg so với cùng kỳ, giá thành bình quân 23.000 - 24.000 đồng/kg.

Giá cá tra giống dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 18.000 - 25.000 đồng/kg so với tháng trước, cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ 55.000 - 60.000 đồng/kg.

Khai thác thủy sản nội địa chủ yếu từ lưới, chài, lú, ghe cào…tại các con sông, kênh, mương. Những năm gần đây, chính quyền các cấp vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, hạn chế một số công cụ đánh bắt và có chính sách thả nuôi, nhân giống thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì vậy, sản lượng thủy sản khai thác nội địa quý I/2022 ước đạt 0,47 nghìn tấn, tăng 0,08 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2021.

2. Sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp quý I/2022 đạt mức tăng 9,10% so với cùng kỳ năm trước, đa số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã nối lại chuỗi sản xuất kinh doanh, chú trọng kiểm soát dịch bệnh, tăng dần năng suất, một số doanh nghiệp công nghiệp đã sản xuất đạt sản lượng bình thường như trước khi có dịch.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP): ước thực hiện tháng 3/2022 tăng 14,77% so tháng trước và tăng 16,37% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 15,89%; ngành phân phối điện tăng 18,12% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 17,09% so với cùng kỳ.

Tính chung quý I/2022, IIP ước tăng 9,10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,17%, ngành phân phối điện tăng 2,62% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 4,76%. Một số sản phẩm tăng đáng kể như: Phi lê đông lạnh tăng 14,36% so với cùng kỳ; tôm đông lạnh tăng 20,62%; xay xát gạo tăng 10,40%; thức ăn gia súc tăng 16,61%; bia đóng lon tăng 17,95%; nước ngọt tăng 46,37%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 53,90%; sắt thép tăng 20,81%; đinh, đinh mủ, ghim dập tăng 62,27%.

Song song với những sản phẩm tăng, cũng còn một số sản phẩm sản xuấtgiảm so với cùng kỳ, cụ thể như: sản phẩm thức ăn thủy sản giảm 4,24%; thuốc lá có đầu lọc giảm 5,15%; bao và túi dùng để đóng gói hàng từ nguyên liệu dệt khác giảm 18,31%; quần áo may sẵn giảm 12,69%; phân khoáng và phân hóa học NPK giảm 31,57%; bao và túi (kể cả loại hình nan) từ plastic khác giảm 3,99%; điện thương phẩm giảm 13,48%... Theo nhận định của những Công ty sản xuất thức ăn thủy sản, hiện nay tình hình kinh doanh của mặt hàng này đang gặp khó khăn, sức mua sản phẩm thức ăn thủy sản giảm sút, một số công ty phải tạm dừng sản xuất vì không bán được hàng.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:ước tháng 3/2022 tăng 28,84% so với thángtrước và tăng 58,97% so với tháng cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, chỉ số tiêu thụ tăng 50,14% so với cùng kỳ[6].

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:tại thời điểm 01/3/2022giảm55,78% so với tháng cùng kỳ và giảm 5,56% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ như: chế biến, bảo quản thủy sản giảm 38,08%; xay xát và sản xuất bột thô giảm 75,73%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản giảm 81,91%; sản xuất thuốc lágiảm83,88%; sản xuất xi măng giảm 77,78%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 98,14%.

Theo báo cáo của Công ty sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản, hiện tại tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ giảm, công ty đã tạm dừng hoạt động sản xuất để giải phóng lượng hàng tồn kho tại doanh nghiệp, vì vậy lượng hàng tồn kho ngành này đã giảm sâu so với cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu đang dần khởi sắc, một số doanh nghiệp xay xát đã ký kết được đơn hàng mới xuất khẩu gạo sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia, sẽ giao hàng cho đối tác trong quý I/2022, nên lượng hàng tồn kho ngành này được giảm đáng kể.

Bên cạnh những sản phẩm có chỉ số tồn kho thấp vẫn còn một số ngành chỉ số tồn kho cao như: sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; sản xuất hàng may sẵn trừ trang phục; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú), sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động;… Theo báo cáo của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ngành may mặc, việc xuất khẩu sản phẩm may mặc đang gặp khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển, chi phí logictics tăng cao, doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng nhập khẩu từ công ty đối tác, vì vậy lượng hàng tồn kho ngành này còn tồn đọng nhiều tại doanh nghiệp.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: ước tháng 3/2022 tăng 1,95% so với tháng trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,85%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,65% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,31%. Hiện tại, một số doanh nghiệp đã giải quyết tốt tình trạng thiếu hụt lao động trong hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt cho người lao động, giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này góp phần trong việc giữ vững ổn định sản xuất tại các doanh nghiệp.

3. Đầu tư và xây dựng

a) Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý I/2022 ước đạt 6.329,12 tỷ đồng, tăng 7,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 1.001,71 tỷ đồng, tăng 0,54%; nguồn vốn ngoài nhà nước 4.870,62 tỷ đồng, tăng 7,48% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 456,79 tỷ đồng, tăng 3,15 lần so với cùng kỳ.

+ Vốn nhà nước Trung ương quản lý gồm dự án nâng cấp, kiểm soát, cải tạo nguồn nước, thủy lợi trên các hệ thống kênh rạch chính trên địa bàn thành phố, giúp tàu thuyền dễ dàng di chuyển trên hệ thống kênh rạch liên tỉnh cũng như tránh tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do tàu thuyền di chuyển gây ra.

+ Thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước 3 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch năm, nhiềucông trình đã có kế hoạch vốn từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai,nguyên nhân là do công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn nhiều vướngmắc; việc giải ngân nguồn vốn ngân sách chậm cũng ảnh hưởng trực tiếp đếnnguồn vốn đối ứng thực hiện từ đơn vị thi công, điều này đã ảnh hưởng đến tiếnđộ thi công của các công trình xây dựng, giá cả nguyên liệu vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị xây lắp.

+ Vốn ngoài nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp của địa phương, hộ dân cư và những dự án do liên doanh giữa những tổng công ty, tập đoàn trong nước được cấp phép đầu tư, xây dựng trên địa bàn thành phố; và dự án xây dựng nhà máy, trụ sở làm việc của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố; dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;cụ thể:dự án bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ do Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 2.061 tỷ đồng, hiện nay công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện và trang bị trang thiết bị, máy móc; dự án xây dựng hệ thùng chứa xông trùng do Công ty Cổ phần Nông sản Vinacam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy chế biến Collagen do Công ty TNHH Amicogen Nam Việt làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 88 tỷ đồng; dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tae Kwang Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng được triển khai từ năm 2016, hiện nay dự án đang hoạt động với quy mô hơn 10.000 lao động; dự án xây dựng Trung tâm ứng dụng phần mền DNC do Trường Đại học Nam Cần Thơ làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, nhằm mục đích nhu cầu giảng dạy cũng như học tập của giảng viên và sinh viên của trường.

Tình hình thực hiện các công trình chủ yếu của Thành phố:

Dự án đường Vành đai phía tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, dự án do Sở Giao thông vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Dự án có chiều dài toàn tuyến trên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Hiện nay dự án đang giai đoạn lập hồ sơ, chuẩn bị cho việc đấu thầu và thu hồi đất, bồi hoàn cho các tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng. Dự kiến tháng 6/2022 sẽ triển khai gói thầu đầu tiên.

Dự án phát triển bền vững thành phố Cần Thơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, dự án có tổng mức đầu tư là 2.728,72 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, dự án gồm 02 hợp phần: nâng cấp, mở rộng tuyến Cần Thơ - Hậu Giang (Quốc lộ 61C), giai đoạn 2 (đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ); đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ với Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang (đoạn địa phận thành phố Cần Thơ). Thời gian thực hiện 2022 - 2026, sau khi dự án hoàn thành, tuyến đường sẽ là động lực, thúc đẩy sự phát triển các đô thị, dân cư hiện tại, đặc biệt là sẽ tăng khả năng kết nối thuận tiện giữa thành phố Cần Thơ với thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang và huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, thúc đẩy phát triển thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang. Hiện tại, dự án đang giai đoạn chuẩn bị hồ sơ.

Dự án nút giao IC3 (trước siêu thị Go), dự án có tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ đồng do Ban quản lý dự án 8 thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành trong 120 ngày, công trình giữ nguyên quy mô, tiêu chuẩn tuyến hiện hữu, chỉ nâng cao độ mặt đường, hệ thống ống thoát nước và các công trình hạ tầng liên quan để cải thiện tình trạng ngập úng. Hiện nay, đơn vị thi công đang trải nhựa đường 1 phần đường trước cửa siêu thị Go, chủ đầu tư và nhà thầu đang quyết liệt thực hiện để kịp tiến độ đề ra và nhanh chóng đưa vào sử dụng để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Dự án nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ giao lộ Nguyễn VănLinh, Nguyễn Văn Cừ đến cầu Rạch Ngỗng 2), dự án có tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng do ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư, công trình có chiều dài trên 2 km, dự kiến đến tháng 6/2022 công trình sẽ hoàn thành vào đưa vào sử dụng, dự án nhằm giải quyết tình trạng ngập úng kết hợp chống ngập trên đường.

b) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Qúy I/2022, thành phố Cần Thơ chưa thu hút được dự án mới, chấm dứt hoạt động 01 dự án, tổng vốn đăng ký 500.000 USD. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài do thành phố quản lý, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.052 triệu USD, ước vốn thực hiện khoảng 533,8 triệu USD, đạt khoản 26% tổng vốn đăng ký.

c) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Lũy kế đến cuối tháng 3/2022, cấp mới đăng ký kinh doanh 255 doanhnghiệp, tăng 21,42% so cùng kỳ, đạt 18,21% so kế hoạch (KH); tổng vốn đăng ký 1.262 tỷ đồng, đạt 7,88% so kế hoạch và giảm 46,19% so cùng kỳ năm trước.

d) Hoạt động xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước quý I/2022 tăng nhẹ so với cùng kỳ. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đang quyết liệt thi công những công trình chuyển tiếp từ năm 2021; thời tiết thuận lợi cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công đối với hoạt động xây lắp.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2022 (theo giá hiện hành) ước đạt 3.861,92 tỷ đồng, tăng 18,11% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt1.527,47 tỷ đồng, tăng 42,24%, khu vực loại hình khácđạt2.315,61 tỷ đồng, tăng 5,45% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2022 (theo giá so sánh) ước đạt 2.446,37 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ. Trong đó, công trình nhà ở đạt 1.482,45 tỷ đồng, giảm 0,30%, công trình nhà không để ở đạt 510,25 tỷ đồng, tăng 181,09%, công trình kỹ thuật dân dụng đạt 300,68 tỷ đồng, giảm 35,12% và hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 152,99 tỷ đồng, tăng 119,64% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay giá nguyên liệu xây dựng đang biến động tăng, điều này gây khó khăn cho các đơn vị hoạt động ngành xây lắp trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Dự báo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp trong thời gian tới vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu, tuy nhiên các đơn vị hoạt động ngành xây lắp vẫn đang khắc phục khó khăn, vướng mắc để việc xây dựng của đơn vị đạt kế hoạch đề ra. Hiện tại nhiều công trình, hạng mục công trình từ nguồn vốn ngân sách cũng như vốn tư nhân đang khẩn trương thực hiện những công trình chuyển tiếp từ năm 2021 cũng như những công trình mới của năm 2022. Điều này đã tác động tích cực đến hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố.

4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Tổng mức bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang phục hồi khá tốt do việc kinh doanh mua bán tại các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống đã hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm người dân cũng tăng dần sau một khoảng thời gian dài. Năm 2022, do ảnh hưởng các yếu tố chính trị và kinh tế toàn cầu có nhiều biến động đã làm cho giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng dầu, gas tăng cao nên đã làm giá một số mặt hàng tăng theo, vì thế doanh thu tăng mạnh.

Tổng mức bán ra hàng hóa và dịch vụ tháng 3/2022 ước đạt 14.439,99 tỷ đồng, tăng 11,02% so với tháng trước và tăng 16,91% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, ước đạt 41.918,34 tỷ đồng, tăng 12,66% so với cùng kỳ.

Trong đó: Tổng mức bán lẻhàng hóa vàdoanh thu dịch vụtiêu dùng tháng 3/2022ướcđạt 9.239,43 tỷ đồng, tăng 8,92% so với tháng trước và tăng 18,35% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022,đạt 27.409,91 tỷđồng, tăng 13,49% so với cùng kỳ.

- Thương nghiệp: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 6.928,32 tỷ đồng, tăng 10,99% so với tháng trước, tăng 19,72% so với cùng kỳ năm trước. Qúy I/2022 ước đạt 20.793,62 tỷ đồng, tăng 13,61% so cùng kỳ. Một số nhóm hàng có doanh thu tăng cao do nhu cầu mua sắm tiêu dùng, sinh viên và học sinh quay lại học tập nên nhu cầu mua sắm may mặc, phương tiện đi lại tăng cao so với cùng kỳ như:lương thực, thực phẩm tăng 13,07%; hàng may mặc tăng 12,52%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 22,49%; ô tô các loại tăng 22,29%; xăng dầu các loại tăng 15,59%...

- Lưu trú, ăn uống:Các khách sạn nhà hàng đều hoạt động bình thường trở lại, đặc biệt do lượng sinh viên từ các tỉnh thành trong khu vực trở lại học tập tại các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên doanh thu ngành ăn uống tăng mạnh trở lại. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 3/2022 ước đạt 926,37 tỷ đồng, giảm 4,28% so với tháng trước, tăng 18,75% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 2.811,98 tỷ đồng, tăng 18,75% so với cùng kỳ, trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 196,48 tỷ đồng, tăng 28,89%; dịch vụ ăn uống ước đạt 2.615,51 tỷ đồng, tăng 18,05% so với cùng kỳ.

- Du lịch lữ hành: Từ ngày 15/3/2022, chính thức khôi phục lại hoạt động đón khách quốc tế nhập cảnh như giai đoạn chưa xảy ra dịch COVID-19. Đến thời điểm này các hãng hàng không đã sẵn sàng khôi phục đường bay, mở bán vé thương mại.Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3/2022 ước đạt 17,58 tỷ đồng, tăng 14,36% so với tháng trước, tăng 87,56% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022 ước đạt 45,02 tỷ đồng, tăng 35,47% so với cùng kỳ.

- Dịch vụ khác:ngành dịch vụ đều đã hoạt động trở lại, do kiểm soát dịch bệnh tốt, doanh thu dịch vụ ước tháng 3/2022 đạt 1.367,15 tỷ đồng tăng 8,75% so với tháng trước và tăng 10,85% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2022, ước đạt 3.759,29 tỷ đồng tăng 9,05% so với cùng kỳ năm 2021.

5. Giá cả thị trường

Từ đầu tháng Ba, hàng loạt các mặt hàng đã bắt đầu áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá dành cho ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 08/3, nhất là trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở một số nhóm hàng như quà tặng, sữa tắm, dầu gội, quần áo, giày dép, lương thực, thực phẩm, sản phẩm công nghệ, mặt hàng hoa tươi cũng biến động mạnh do nhu cầu mua sắm của người dân tăng trong dịp 8/3. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước tăng cao gây sức ép lớn đến giá cả hàng hóa, đặc biệt những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp như vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do biến động của giá xăng dầu nên chi phí vận tải, vận chuyển hàng hóa tăng đã làm cho giá cả một số loại hàng hoá tăng giá liên tục và buộc phải thiết lập mặt bằng giá mới, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,32% so với tháng trước,tăng 3,19% so với tháng cùng kỳ; chỉ số giá bình quân 3 tháng đầu năm tăng 3,09% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,32% so với tháng trước; tăng 3,19% so với tháng cùng kỳ năm 2021, tăng 1,27% so với tháng 12 năm 2021; chỉ số giá bình quân 3 tháng đầu năm tăng 3,09% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước như: may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,25%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,35%; giao thông tăng 5,58%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,40%. Có 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,02%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,09%; bưu chính viễn thông giảm 0,44%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,15% và có 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá ổn định so với tháng trước là thuốc, dịch vụ y tế và Giáo dục.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2022 tăng 0,54% so với quý trước, tăng 3,09% so với quý I/2021 và tăng 6,89% so với kỳ gốc 2019.

So với quý trước (quý IV/2021), trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 7 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng: đồ uống và thuốc lá tăng 0,64%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,92%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,59%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,90%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giao thông tăng 4,89%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,38%. Có 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%; bưu chính viễn thông giảm 0,23%; giáo dục giảm 2,01%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,19%. Đa số các nhóm hàng hoá đều tăng so với quý trước do nhu cầu của người dân tăng mạnh trong tháng tập trung mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán 2022.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 3/2022

Giá xăng, giá gas đều tăng cao đã tạo thêm áp lực cho người tiêu dùng cũng như các ngành dịch vụ, sản xuất, đẩy giá thành các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng lên. Sự tác động của giá xăng dầu leo thang cùng với chi phí vận chuyển khác tăng đã khiến cho giá nhiều mặt hàng thiết yếu có sự điều chỉnh, nhiều loại hàng hóa có biến động tăng, không chỉ giá thực phẩm và giá các mặt hàng thiết yếu khác cũng rục rịch tăng theo gây áp lực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước việc giá hàng tiêu dùng tăng mạnh, nhiều siêu thị đang đưa ra khuyến mãi để cải thiện sức mua, theo nhìn nhận sức mua năm nay yếu hơn năm ngoái. Ngoài yếu tố dịch bệnh, giá hàng hoá tăng cao cũng khiến người dân thắt chặt chi tiêu và mua sắm tằn tiện hơn và để kích cầu sức mua, giảm bớt áp lực tăng giá, các hệ thống siêu thị cùng các đối tác cung ứng đã cân đối mức giá bán ra để thực hiện khuyến mãi nhằm hỗ trợ một phần cho người tiêu dùng trong cơn bão giá.

Từ ngày 01/3/2022,mỗibình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tăng 42.000 đồng, lên 502.000 đồng. Người dùng phải chi trả thêm 3.500 đồng cho mỗi kg gas (tương đương 42.000 đồng một bình 12 kg) so với tháng trước. Do giá nhiên liệu biến động mạnh trong tháng 3 đẩy giá gas bán lẻ lập kỷ lục vượt ngưỡng nửa triệu đồng một bình 12 kg trong bối cảnh chiến sự giữa Nga vàU-cờ-rai-na ngày càng căng thẳng. Nguyên nhân giá gas tháng Ba tăng là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu bình quân đạt 907,5 USD một tấn, tăng 132,5 USD so với tháng trước. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Trong tháng, có 3 lần điều chỉnh giá xăng dầu (2 lần tăng, 1 lần giảm). Cộng dồn trong tháng các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng như: giá dầu hỏa tăng 2.740 đồng/lít, xăng A95 tăng 2.910 đồng/lít, xăngE5 tăng 2.800 đồng/lít, dầu diezel 0,05S tăng 2.830 đồng/lít so với tháng trước. Hiện nay giá bình quân trong tháng của dầu hoả21.958 đồng/lít, xăng A95 28.538 đồng/lít, xăng E5 27.720 đồng/lít và dầu diezel là 23.316đồng/lít. Nguyên nhân do giá xăng dầu trong nước chịu tác động mạnh bởi diễn biến giá thế giới do những căng thẳng chính trị của Nga vàU-cờ-rai-na, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế. Giá xăng dầu liên tục biến động đã tác động mạnh đến chỉ số giá của nhóm hàng này và tác động mạnh đến chỉ số giá CPI chung. Mặc dù, tại lần điều chỉnh ngày 21/3 giá đã giảm nhưng mức giảm không đáng kể là do giá thế giới tuần qua giảm mạnh nhờ những thông tin tích cực. Cùng với đó, yếu tố hỗ trợ giá trong nước thông qua việc hạ thuế bảo vệ môi trường sẽ giúp mặt hàng này hạ nhiệt.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI quý I/2022

Trong quý, giá các mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống đặc biệt là thực phẩm giảm mạnh mặc dù nhu cầu mua sắm Tết của người dân tăng cao trong thời điểm tháng 1 và 2 cộng thêm giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng mạnh trong tháng 3. Tuy nhiên, với mặt hàng thịt heo luôn được điều chỉnh giảm do giá heo hơi luôn được hạ giá bán đã khiến giá cả các nhóm hàng này giảm 3,99% và sau Tết mặt hàng thịt heo tiếp tục được điều chỉnh giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm và do nguồn cung nhiều đã làm chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong quý giảm 0,05% so với quý trước.

Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng trong các tháng của quý I/2022. Nếu so với quý I/2021 thì nhóm nhiên liệu tăng 43,62% đã tác động đến chỉ số giá nhóm giao thông tăng 19,79% và tăng 4,89% so với quý IV/2021.Cụ thể, giá bình quân của dầu hoả tăng 2.338 đồng/lít tăng 13,85%; xăng A95 tăng 2.310 đồng/lít tăng 9,81%; xăng E5 tăng 2.623 đồng/lít tăng 11,68%; dầu Diezel tăng 2.496 đồng/lít tăng 13,93% so với quý trước. Nếu so với quý I/2021 thì giá bình quân của dầu hoả tăng 7.087 đồng/lít tăng 58,44%; xăng A95 tăng 8.258 đồng/lít tăng 46,95%; xăng E5 tăng 8.511 đồng/lít tăng 51,38%; dầu Diezel tăng 7.116 đồng/lít tăng 53,51%.

Giá gas tăng mạnh trong quý I/2022 (2 lần diều chỉnh tăng và 1 lần điều chỉnh giảm, tính chung cả quý giá gas tăng 48.000 đồng/bình 12 kg). Nếu so với quý cùng kỳ (quý I/2021) giá gas thấp hơn 2.500 đồng/bình 12 kg tương đương giảm 4,95% và so với quý trước (quý 4/2021) giá gas cao hơn 13.000 đồng/bình 12 kg tương đương tăng 37,14%. Nguyên nhân giá gas trong nước tăng mạnh là do theo đà tăng giá nhiên liệu của thế giới khi cuộc chiến giữa Nga và U-cờ-rai-nanổ ra, tác động đến nguồn cung khí hóa lỏng trên toàn cầu. Vì vậy, giá gas trong nước điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Tác động tăng giá của nhóm đồ uống và thuốc lá chủ yếu do nhu cầu mua sắm trong dịp tết tăng cao cộng với giá xăng dầu luôn lập đỉnh khiến chi phí vận chuyển hàng hoá tăng dẫn đến giá bán đến tay người tiêu dùng cao hơn kéo theo giá quý I/2022 cao hơn quý cùng kỳ 3,78% đã tác động làm tăng chỉ số giá chung toàn ngành.

Nhóm vật liệu xây dựng các loại tăng 13,15% so với quý cùng kỳ,tại nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa cho thấy hầu hết các loại vật liệu xây dựng phổ biến như sắt, thép, cát, xi măng... đặc biệt là sản phẩm thép đã tăng giá so với thời điểm cuối năm. Do gần đây, giá xăng dầu lên cao cũng góp phần thúc đẩy đà tăng giá của các loại vật liệu xây dựng và hiện tại đang trong mùa khô nên nhiều người, nhiều công trình, dự án chọn làm thời điểm xây dựng, sửa chữa... cũng khiến cho giá cả tăng lên khi lượng hàng đầu vào hạn chế. Mặt khác, do chịu tác động bởi căng thẳng Nga vàUcraina và nhu cầu sử dụng thép sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi các bộ, ngành, địa phương triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hàng loạt công trình xây dựng mới được triển khai… cũng thúc đẩy giá các loại vật liệu xây dựng tăng theo.

Dịch vụ phục vụ cá nhân như cắt tóc, gội đầu tăng 5,76% so với quý cùng kỳ cũng tác động làm tăng chỉ số giá nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng lên 1,45% do nhu cầu làm đẹp của người dân tăng mạnh sau đợt nghỉ dịch và trước dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Chỉ số giá vàng

Chỉ số giá vàng tăng 3,23% so với tháng trước, tăng 5,05% so với cùng tháng năm trước, tăng 6,48% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá vàng quý I/2022 tăng 3,97% so với quý trước, giảm 0,46% so với quý cùng kỳ năm trước. Giá vàng tăng mạnh và nhiều phiên lập đỉnh do tình hình chính trị, tài chính toàn cầu vẫn còn biến động, điều này luôn phù hợp với vàng.Giá vàng thế giới vẫn ở mức rất cao do mức độ nghiêm trọng của chiến sự ởU-cờ-rai-nađã thúc đẩy hoạt động mua vàng trên diện rộng, vàng trong nước cũng tăng. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước giữ chặt nguồn cung khiến lượng vàng miếng trên thị trường không dồi dào cũng khiến giá tiếp tục leo thang. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/3/2022 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 5.590.000 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,68% so với tháng trước, giảm 0,65% so với cùng tháng năm trước, tăng 0,06% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá đô la Mỹ quý I/2022 tăng0,13% so với quý trước, giảm 1,03% so với quý cùngkỳ năm trước. Giá đô la Mỹ tăng so tháng trước dohy vọng về những tiến triển từ các cuộc đàm phán hòa bình giữaU-cờ-rai-navà Nga đã giúp thúcđẩy các nhà đầu tư đối với các loại tiền tệ rủi ro hơn bất chấp những động thái dự kiến tăng lãi suất của các NHTW. Ngoài ra, giá USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng sau khi những bình luận của chủ tịch Fed đã mở ra cơ hội cho ngân hàng trung ương thực hiện một đường lối chính sách tiền tệ tích cực hơn kéo giá USD trong nước đi lên.Giá đô la Mỹ ngày 21/3/2022 dao động quanh mức 23.000 đồng/USD.

6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, việc di chuyển đi lại của người dân đã dần bình thường.Đồng thời, Thành phố tăng cường các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó hoạt động vận tải hàng hóa tăng lên rõ rệt. Tính chung quý I/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 0,96% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 3/2022 ước đạt 229,87 tỷ đồng, tăng 6,49% so với tháng trước và tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý I/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 679,13 tỷ đồng, tăng 0,96% so với cùng kỳ, cụ thể: Vận tải hành khách đạt 150,50 tỷ đồng, giảm 8,36% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa đạt 396,13 tỷ đồng, tăng 12,15%; dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 116,75 tỷ đồng, giảm 15,58%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 15,75 tỷ đồng, giảm 7%.

Vận tải hành khách: Số hành khách vận chuyển tháng 3/2022 ước đạt 8.886,13 nghìn hành khách, tăng 2,47% so với tháng trước và giảm 7,21% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt hành khách luân chuyển đạt 98.942,06 nghìn lượt hành khách.km, tăng 1,47% so với tháng trước, giảm 8,33% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, số hành khách vận chuyển ước đạt 25.022,21 nghìn hành khách, giảm 7,32% so với cùng kỳ. Số lượt hành khách luân chuyển đạt 286.210,71 nghìn lượt hành khách.km, giảm 8,84% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lượng khách du dịch trong và ngoài nước đến Cần Thơ giảm, mặt khác vận tải hành khách có xe chạy nhưng doanh thu lợi nhuận không đủ bù do giá xăng dầu tăng mạnh, vận tải hành khách đường sông chủ yếu lượng khách của các chuyến đò ngang sông, khách tham quan các điểm như Chợ Nổi Cái Răng, các vườn du lịch sinh thái…

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 3/2022 ước tính đạt 744,53 nghìn tấn, tăng 5,14% so với tháng trước và tăng 10,17% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 109.587,95 nghìn tấn.km, tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ lần lượt là 7,24%; 10,06%. Tính chung quý I/2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 2.328,40 nghìn tấn, tăng 9,20% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 320.399,47 nghìn tấn.km, tăng 10,05% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông:Sở Thông tin và Truyền thôngxây dựng kế hoạch, phương án dự phòng sẵn sàng thay thế kịp thời khi có sự cố, tăng cường công tác phòng gian, bảo mật, xử lý và ứng cứu thông tin kịp thời, đảm bảo thông suốt hệ thống đường thư, đặc biệt là tuyến đường thư KT1 (mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước);tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022.Thực hiện thẩm định vị trí xây dựng 30 trạm BTS của Viettel Cần Thơ, 39 trạm BTS của Viễn thông Cần Thơ để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng lưới trên địa bàn thành phố.Ký chương trình hợp tác quản lý tần số năm 2022 với Trung tâm tần số vô tuyến điện Khu vực IV.Chỉ đạo doanh nghiệp Viễn thông đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt, có chính sách hỗ trợ, miễn cước phí cho các thuê bao của người dân khi gọi đến đầu số 02921022; ủng hộ số thuê bao di động dễ nhớ để đấu giá gây quỹ Chương trình truyền thông “Chung tay vì Cần Thơ khỏe mạnh”; hỗ trợ nhắn tin tuyên truyền đến tất cả thuê bao di động của từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về phòng, chống Covid-19. Phối hợp với VNPT, nhóm Thầy thuốc đồng hành thực hiện giải pháp kết nối tổng đài Thầy thuốc đồng hành và 1022 nhánh 3 để gọi vào - ra phục vụ công tác hỗ trợ bệnh nhân F0; hỗ trợ nhắn tin tuyên truyền phòng cháy chữa cháy theo đề nghị của Công an thành phố.

7. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 3 năm 2022 đạt 3.087,78 tỷ đồng, bằng 18,32% dự toán HĐND thành phố giao, giảm 4,50% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa đạt 2.300,25 tỷ đồng, bằng 21,67% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 74,50% tổng thu và giảm 16,83% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 413,7 tỷ đồng, đạt 32,04% dự toán, tăng 4,44% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 431,62 tỷ đồng, đạt 20,75% dự toán, giảm 23,91% so với cùng kỳ; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 196,33 tỷ đồng, đạt 18,97% dự toán, giảm 34,34% so với cùng kỳ.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 46,48 tỷ đồng, bằng 9,30% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 29,64% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 3 năm 2022 đạt 3.771,59 tỷ đồng, bằng 21,80% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 21,74% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Chi cho đầu tư phát triển đạt 2.384,87 tỷ đồng, đạt 23,08% dự toán, chiếm 63,23% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 25,05% so với cùng kỳ;

- Chi thường xuyên đạt 1.386,32 tỷ đồng, bằng 21,38% dự toán, chiếm 36,76% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 16,43% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 468,16 tỷ đồng, bằng 19,06% so với dự toán và giảm 2,25% so với cùng kỳ; Chi cho sự nghiệp y tế đạt 61,63 tỷ đồng, bằng 16,57% so với dự toán và giảm 4,58% so với cùng kỳ.

b) Ngân hàng

Trong quý I/2022, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong tháng ổn định. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đến cuối quý I/2022 đều tăng so với đầu năm.

Vốn huy động: Đến cuối tháng 02/2022 là 93.714 tỷ đồng, tăng 0,80% so với tháng 12/2021. Đến cuối tháng 3/2022, vốn huy động ước đạt 94.300 tỷ đồng, tăng 0,93% so với đầu tháng. Trong đó, vốn huy động VNĐ là 92.600 tỷ đồng, chiếm 98,20%, tăng 0,64%, ngoại tệ là 1.700 tỷ đồng, chiếm 1,80%, giảm 0,23% so với đầu tháng; vốn huy động ngắn hạnlà64.600tỷ đồng,chiếm 68,50%, tăng0,61%vàvốn huy động trên 12 thánglà29.700 tỷ đồng,chiếm 31,50%, tăng 0,66% so với đầu tháng.

Tổng dưnợcho vay:Đến cuối tháng 02/2022 là 122.268 tỷđồng, tăng 1,37% so với tháng 12/2021. Nợxấu là1.890 tỷđồng, chiếm 1,55% tổng dưnợ cho vay.

Đến cuối tháng 3/2022, tổng dưnợcho vayướcđạt 123.200 tỷđồng, tăng 0,76% sođầu tháng, tăng 2,14% so với tháng 12/2021. Nợxấu là1.900 tỷđồng, chiếm 1,54% tổng dưnợ.

Lãi suất huy động và cho vay:cho vay trong tháng ổn định, hiện nay phổ biến như sau:

- Lãi suất VNĐ:

+ Lãi suất huy động: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tại các ngân hàng phổ biến ở mức 0,1% - 0,2%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 3,3% - 4,0%/năm; lãi suất tiền gửi từ 6 đến 12 tháng phổ biến 4,2% - 5,7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến mức 5,6% - 6,5%/năm tùy theo từng loại kỳ hạn.

+ Lãi suất cho vay: lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến đối với ngắn hạntừ 5,5% - 7,8%/năm; trung, dài hạntừ 7,8% - 9,6%/năm.

- Lãi suất USD:

Lãi suất huy động thực hiện theo quy địnhlà 0%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn3,0% - 4,5%/năm, trung dài hạn 4,5% - 6,0%/năm.

8. Các vấn đề xã hội

a) Tình hình đời sống dân cư

Quý I/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19đã được kiểm soát, tuy nhiênvới biến chủng mới Omicron vẫn đang tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạptrên cả nướctrong đó có TP Cần Thơ. Mặc dù có những khó khăn, Thành phố đã triển khai các giải pháp quan trọng để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định đời sống người dân.

Về đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy không ảnh hưởng đến thu nhập nhưng giá tiêu dùng nhất là giá các mặt hàng thiết yếutăng cao đã ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công viên chức.

Thực hiện các chế độ chính sách chăm lo cho cán bộ, CNVCLĐ, đặc biệt hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19và đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, vui xuân đón Tết với tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Tổ chức 106 cuộc “Tết Sum vầy-Xuân Bình an” tại công đoàn các cấp;Qua đó, Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ quà tổng cộng 1 tỷ 900 triệu đồng (bằng tiền mặt) với 3.800 suất quà, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng; công đoàn các cấp hỗ trợ quà bằng tiền mặt và hiện vật tổng cộng 10 tỷ 907 triệu đồng với 20.023 suất quà (mỗi suất quà trị giá từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng).

Bàn giao13“Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, trị giá mỗi căn 40 triệu đồng.Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho 25 công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Thốt Nốt nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022 với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân bình an”, mỗi phần quà trị giá 500.000đồng.Trao tặng 05 xe đạp cho 05 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, tổng trị giá 7,5 triệu đồng. Trao 02 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho 02 em học sinh có cha, mẹ mất vìCovid-19. Thăm hỏi, tặng quà 02 gia đình có đoàn viên bị mất vìCovid-19, mỗi gia đình 05 triệu đồng (bằng tiền mặt).Bên cạnh đó Liên đoàn lao động thành phố Cần Thơ tổ chức thăm và tặng 50 phần quà cho đoàn viên, công nhân lao động không có điều kiện về quê ăn Tết tại các Tổ Tự quản Khu Nhà trọ công nhân trong đêm giao thừa, trị giá 300.000đồng/người (tiền mặt) tổng trị giá 15 triệu đồng từ nguồn xã hội hoá…

Về công nhân và người lao động. Hiện nay các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Mức thưởng cao nhất 43.100.000 đồng, giảm 61,84% so với mức thưởng dự kiến cao nhất của Tết Tân Sửu năm 2021 (112.954.000 đồng). Mức thưởng thấp nhất 200.000 đồng, giảm 33,33% so với mức thưởng dự kiến thấp nhất của Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 (300.000 đồng).

Kết quả này đã phần nào phản ánh được sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động, đây được xem là một trong những giải pháp để “khuyến khích, thu hút” người lao động trở lại làm việc trong giai đoạn khôi phục hoạt động doanh nghiệp sau thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán năm 2022 cho 2.901 hộ nghèo với kinh phí 2.901 triệu đồng; hỗ trợ 1000 phần quà (trị giá 300.000đồng/phần) và tiền mặt mỗi hộ 300.000 đồng/hộ cận nghèo với tổng kinh phí 600.000.000 đồng cho 1000 hộ cận nghèo khó khăn trên địa bàn.

b) An sinh xã hội

Tết Nhâm dần 2022, thành phố Cần Thơ đã chi hỗ trợ từ nguồn kinh phí Trung ương và ngân sách thành phố cho 63.946 lượt người với số tiền 58 tỷ 283,8 triệu đồng, cụ thể:

Thực hiện Quyết định số 2408/QĐ-CTN ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch nước về việc tặng quà cho một số đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết năm 2022, thành phố đã tặng quà cho 9.147 người có công với cách mạng (gồm 02 mức 300.000 đồng/người và 600.000 đồng/người) với số tiền là 2 tỷ 806,1 triệu đồng.

Thực hiện Thông báo số 01/TB-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc trợ cấp khó khăn Tết 2022, thành phố đã trợ cấp 54.799 người với kinh phí 55 tỷ 477,7 triệu đồng.

Ngoài ra, Đoàn Lãnh đạo Trung ương trao tặng 90 phần quà, kinh phí 90 triệu đồng cho người có công với cách mạng tiêu biểu của 09 quận, huyện. Đoàn của Thủ tướng Chính phủ thăm và tặng quà Tết cho 650 người thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có người mất do Covid-19 với kinh phí 780 triệu đồng.

Các địa phương, các tổ chức, đoàn thể vận động xã hội hóa trợ giúp 100.712 phần quà và 200 tấn gạo cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng yếu thế khác với tổng số tiền trên 38,7 tỷ đồng.Ngoài ra, nhân dịp Tết Nhâm Dần năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố đã tổ chức triển khai xây dựng 95 căn nhà đại đoàn kết, tổng trị giá 4 tỷ 750 triệu đồng.

Song song đó, tính đến nay, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, các tổ chức từ thiện - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố đã đến thăm hỏi, trao tặng nhiều suất quà, học bổng, sổ tiết kiệm cho các trường hợp trẻ em mồ côi do có cha, mẹ chết vì Covid-19 trên địa bàn thành phố.

c) Giáo dục vàĐào tạo

Sở GD&ĐT đã triển khai Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND thành phố ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN đến tất cả các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố.

Đã tổ chức các cuộc thi và bồi dưỡng đội tuyển học sinh (HS) giỏi tham dự Kỳ thi HS giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2021-2022. Đồng thời, Sở đã tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh (HS) giỏi năm học 2020-2021 bằng hình thức trực tuyến.

Tổ chức kiểm tra nắm tình hình các cơ sở GDMN, giáo dục tiểu học tổ chức học bán trú đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnhCovid-19(tính đến ngày 14 tháng 3 năm 2022). Việc phát hiện, xử lý các ca F0, F1 trong trường học được thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế, không gây hoang mang, xáo trộn việc học của HS. Đồng thời, các cơ sở giáo dục kết hợp vừa dạy học trực tiếp vừa dạy học trực tuyến để HS là F0 được tương tác với thầy cô, bạn bè trong suốt tiết học.

Tiếp tục theo dõi việc tổ chức dạy học trực tiếp và công tác bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

d) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Từ ngày 15/02/2022 đến ngày 14/03/2022, ghi nhận 71 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 39 trường hợp so với tháng trước (32 trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 118 trường hợp mắc, không có tử vong, giảm 122 trường hợp so cùng kỳ (240 trường hợp); tay chân miệng ghi nhận 13 trường hợp mắc, tăng 07 trường hợp so với tháng trước (06 trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 17 trường hợp mắc, không có tử vong, giảm 271 trường hợp so cùng kỳ (288 trường hợp); tiêu chảy 337 trường hợp, tăng 83,1% so với tháng trước.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19:

Thành phố Cần Thơ đã thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Số ca bệnh mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, biến chủng mới Omicron lây lan nhanh, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây, việc giao thương đi lại tự do và việc mở lại các trường học cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tại Cần Thơ, từ 15/02/2022 đến ngày 14/3/2022, ghi nhận 2.563 ca bệnh, điều trị khỏi tại cơ sở y tế 591 trường hợp, tử vong 20 trường hợp. Lũy tích từ đầu năm đến ngày 14/3/2022 ghi nhận 6.078 trường hợp mới mắc, điều trị khỏi 4.394 trường hợp tại cơ sở y tế, có 341 ca tử vong.

Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể:

Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mùa Xuân năm 2022. Rà soát đề xuất nhu cầu vắc xin phòng Covid-19 năm 2022 của thành phố. Tính đến ngày 14/3/2022, có 2.682.784 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 99,5% số liều được nhận), tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đạt 98,79% (97,57% tiêm đủ 02 mũi); tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm đạt 97,40% (90,71% tiêm đủ 02 mũi); đã tiêm được 341.561 mũi bổ sung và 261.932 mũi nhắc lại.

Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 12/01/2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắcCovid-19trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 21/01/2022 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biếnthể mới (Omicron) của SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố và Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 về việc ban hành Chiến lược y tế phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trường học thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; hướng dẫn trường học xử lý các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 phát sinh từ trong trường học.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 6.918 trường hợp. Trong đó, tử vong 2.568 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.350 trường hợp. Điều trị ARV cho 4.433 trường hợp, điều trị Methadone cho 317 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

e) Văn hóa, thể dục, thể thao

- Văn hoá:Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan: Thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan chuỗi hoạt động Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Nhâm Dần 2022; Thực hiện công tác tuyên truyền Chào năm mới 2022 trên các phương tiện tuyên truyền cổ động trực quan: pano, băng rôn, màn hình LED.

Thiết kế và hoàn chỉnh các maket băng rôn tuyên truyền Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022; thiết kế maket sân khấu, pano, băng rôn, thư mời, tờ gấp và cờ lưu niệm Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử trong khuôn khổ Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022; Thiết kế maket chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022).

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Dự Lễ công bố xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. Họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ; xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh”.

Hệ thống thư viện công cộng toàn thành phố bổ sung 6.000 bản sách (đạt 21% kế hoạch năm), phục vụ 684.001 lượt người (đạt 23% kế hoạch năm), phục vụ 1.222.125 lượt thông tin tài liệu (trong đó có 716.412 lượt thông tin tài liệu số trên website Thư viện). Tổ chức Hội Báo xuân và cuộc thi Ấn phẩm Xuân Nhâm Dần 2022 thành phố Cần Thơ.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan thu hút: 36.276 lượt khách, đạt 18,1% kế hoạch năm. Thực hiện hồ sơ khoa học của 93 hiện vật, đạt 46,5% kế hoạch năm. Tổ chức “Sắc xuân miệt vườn”, tại Bảo tàng thành phố. Tiếp tục thực hiện hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành. Thực hiện các công việc liên quan đến Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ.

Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Dự tổng kết Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả: thành phố Cần Thơ đạt HCV toàn đoàn, 01 HCV tiết mục, 02 HCB tiết mục.

Nhà hát Tây Đô: Tổ chức 12 suất, đạt 24% kế hoạch năm và phục vụ khoảng 5.243 lượt người xem, đạt 21% kế hoạch năm.

- Thể dục, thể thao:Tham dự 11 giải thể thao quốc gia. Hiện đã có 04 giải đã tham dự xong, kết quả đạt 08 HC các loại (01 HCV-03 HCB- 04 HCĐ).

f) Chính sách lao động - xã hội

- Lĩnh vực lao động: Thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm 8.124 lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 01 người). Lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho 14.812 lao động, đạt 29,39% kế hoạch, tăng 65,31% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 14.567 lượt người, giới thiệu việc làm trong nước cho 2.019 lượt người, cung ứng lao động trong và ngoài nước 126 lượt người; thông qua các hình thức như: người lao động đến nộp hồ sơ trực tiếp tại mô hình One-Stop, gián tiếp qua email, tổng đài điện thoại, nhóm quản trị nhân sự Cần Thơ, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, Cổng thông tin Việc làm Cần Thơ, trực tiếp tại Ngày gặp gỡ nhà tuyển dụng thứ Hai hàng tuần; đồng thời phối hợp với Trường Đại học Tây Đô tổ chức Ngày hội việc làm vào ngày 26/02/2022 và ngày 27/02/2022.

Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo là 925 hồ sơ, giảm 31,98% so với tháng báo cáo liền trước đó (1.360 hồ sơ), tăng 95,97% so với tháng cùng kỳ năm 2021 (472 hồ sơ).

- Thực hiện chính sách Người có công: hiện có 5.613 Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 29 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng.

- Công tác Bảo trợ xã hội: Chi trả trợ cấp xã hội cho 42.096 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng với tổng số kinh phí 21,135 tỷ đồng. Xây dựng Kế hoạch tổ chức kỷ niệm Ngày Công tác xã hội 25/3/2022.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ(tại Nghị quyết số 68/NQ-CP)

Tính đến ngày 23/3/2022, toàn thành phố đã phê duyệt hỗ trợ 3.728 người sử dụng lao động, 702.390 lượt người, kinh phí trên 1.330 tỷ đồng; đã chi hỗ trợ cho 3.728 người sử dụng lao động, 610.298 lượt người với tổng kinh phí trên 1.181 tỷ đồng, đạt 86,89% so với số lượng được duyệt, cụ thể:

* Nhóm chính sách Bảo hiểm xã hội(gồm các chính sách: 1, 2, 3 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP)

Chính sách 1, 2 (Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất): đã hỗ trợ 3.700 người sử dụng lao động với 94.989 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 45 tỷ đồng và chính sách 3 (Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động): Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2758/SLĐTBXH-LĐ ngày 11 tháng 8 năm 2021 tổ chức triển khai thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

* Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt(gồm các chính sách: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): đã phê duyệt hỗ trợ 565.683 lượt người, kinh phí trên 1.124 tỷ đồng; đến nay đã chi hỗ trợ cho 473.591 lượt người, kinh phí trên 975 tỷ đồng, đạt 84,98% so với số lượng được phê duyệt.

Chính sách 12 (Hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố):thành phố đã phê duyệt hỗ trợ 426.284 người, kinh phí trên 852 tỷ đồng, đã chi hỗ trợ cho 403.169 người với tổng kinh phí trên 806 tỷ đồng, đạt 94,58% so với số lượng được duyệt.

* Nhóm chính sách vay vốn(chính sách 11 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): đã giải ngân cho 28 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 41.718 lượt người lao động với số tiền cho vay trên 160 tỷ 910 triệu đồng.

g) Tình hình tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ, tình hình tai nạn giao thông (từ ngày 15/02/2022 đến 14/3/2022) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông, làm chết 06 người, 03 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ tăng 01 vụ, số người chết tăng 02 người, số người bị thương tăng 03 người. Lũy kế 3 tháng thành phố đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 12 người, 03 người bị thương.

Tình hình cháy nổ tháng 3/2022 (từ ngày 15/02/2022 - 14/3/2022) xảy ra 02 vụ cháy (01 vụ cháy phương tiện giao thông trên địa bàn quận Ninh Kiều và 01 vụ cháy nhà dân trên địa bàn quận Ô Môn), so với tháng trước tương đương (2/2). Lũy kế 03 tháng số vụ cháy là 06 vụ.

9. Một số giải pháp chủ yếu

Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịchCovid-19đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy (trong đó có Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”) và các chỉ thị, công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy. Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa nguyên tắc 5K, các biện pháp phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế; khẩn trương thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc xin, tổ chức tiêm an toàn, đảm bảo tiến độ đề ra.

Thúc đẩy mạnh mẽ và từng bước nhanh chóng mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng các giải pháp, chính sách cụ thể của ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm phục hồi nhanh và phát triển kinh tế bền vững, tạo khí thế phấn khởi ngay từ đầu năm, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của năm 2022.

Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Đa dạng hóa các hình thức thu hút, kêu gọi đầu tư, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách đối với các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào thành phố theo danh mục dự án đã phê duyệt. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đáp ứng nhu cầu thực tiễn theo quy định.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của thành phố với các thế mạnh, tiềm năng, nhu cầu lĩnh vực kêu gọi đầu tư với các dự án. Chú trọng đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn thành phố./.


Website Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ

    Tổng số lượt xem: 447
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)