Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 07/06/2022-14:19:00 PM
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 năm 2022 thành phố Cần Thơ

Trong tháng 5/2022, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực; công tác an sinh xã hội được triển khai; đời sống của người dân được bảo đảm; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn; các chỉ tiêu kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh vực trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2022 như sau:

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tháng Năm sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. Lúa hè thu đang trong giai đoạn làm đòng sinh trưởng và phát triển; chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học. Tháng 5/2022, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản, tăng 19,20% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, tăng18,23% so cùng kỳ.

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt

+ Cây lúa:Tính đến ngày 15/5/2022, toàn thành phố đã gieo trồng lúa được 149.052 ha, giảm 2,17% so với cùng kỳ năm trước; đã thu hoạch dứt điểm lúa đông xuân 76.039 ha (giảm 1,49% so cùng kỳ), ước năng suất 74,17 tạ/ha, sản lượng 564.007 tấn, giảm 1,97% so cùng kỳ, hầu hết nông dân đều bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái và doanh nghiệp sau khi thu hoạch; diện tích gieo trồng lúa hè thu 73.013 ha, giảm 2,86% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 0,08% so với kế hoạch.

Nguyên nhân diện tích lúa giảm do một số vùng có diện tích đất gò (cao) nền đất khó giữ nước hoặc diện tích đất trồng lúa không hiệu quả hay bị chuột cắn phá và chuyển đổi sang cây lâu năm, cây hàng năm khác; xây dựng nhà ở và công trình công cộng.

+ Cây hàng năm khác:Tổngdiện tích rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày gieo trồngđược10.536ha,đạt 68% so với kế hoạch. Trong đó, rauđậu các loại gieo trồng được 7.587 ha, tăng 23,83% so với cùng kỳ: cây ngô (bắp) gieo trồng được581ha,giảm 11,30% so với cùng kỳ, thu hoạch330ha,sản lượng ước đạt 1.821 tấn.

+ Cây lâu năm:Tháng 5/2022, tổng diện tích trồng cây lâu năm ước đạt 25.211 ha, tăng 3,99%so cùng kỳ 2021. Trong đó, diện tích cây ăn quả 23.683 ha, chiếm 93,94% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 4,19% so cùng kỳ năm 2021. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh.

Tình hình dịch bệnh có xảy ra trên một số cây trồng (bệnh rệp sáp, ruồi đục trái, chổi rồng...). Tuy nhiên, đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời, nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.

Giá bán các loại trái cây như: xoài cát Hòa Lộc khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, xoài Đài Loan dao động 2.000 - 3.000 đồng/kg, cam sành 17.000 đồng/kg, đu đủ 5.000 - 6.000 đồng/kg, hạnh 9.000 - 14.000 đồng/kg, chuối 7.000 đồng/kg, mận 8.000 - 12.000 đồng/kg, dừa 6.000 - 7.000 đồng/trái… Nguyên nhân giá các mặt hàng trái cây giảm do vào vụ thu hoạch chính vụ nhưng lực cầu giảm, nhất là xuất khẩu hạn chế.

- Chăn nuôi

Trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tình hình chăn nuôichuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học; phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP. Tháng 5/2022, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:

- Đàn trâu hiện có280 con, tăng 7,69% (+20 con) so với cùng kỳ; số con xuất chuồng trong tháng ước đạt 10 con, không tăng không giảm so với năm 2021; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3 tấn, tăng 50% Đàn bò 4.441 con, tăng 0,48% (-21 con)so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 27 tấn, tăng 28,57%.

- Tổng đàn heo 126.152 con, tăng 2,54% so với cùng kỳ, lũy kế đến tháng 5/2022 có 92.625 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng đạt 9.154 tấn (tăng hơn cùng kỳ 10,49%); đàn gia cầm 2.592 nghìn con, tăng 33,82% so với cùng kỳ, do giá cả gia cầm ổn định nên bà con tái đàn trở lại.

Lũy kế 5 tháng, sản lượng thịt gà xuất chuồng ước đạt 1.007 tấn, tăng 6,79% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gà ước 2.873 nghìn quả, tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước.

Thành phố cung ứng50-70% nhu cầu thị trường về sản lượng chăn nuôi, số lượng còn lại nhập từ các tỉnh thành khác để cung ứng đủ cho người tiêu dùng.

b) Lâm nghiệp

Diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn, bà con nông dân và các Sở, ban ngành, Đoàn thể thành phố ra quân trồng cây xanh hưởng ứng Phong trào trồng 01 tỷ cây xanh, phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt và vượt chỉ tiêu thànhphố giao. Ước tính tháng5/2022, toàn thành phố đã trồng được 321 nghìn cây phân tán.

c) Thủy sản

Tháng 5/2022, diện tích nuôi trồng thủy sản (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 2.442 ha, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.447 ha, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 643 ha, tăng 8,80% (+52 ha) so cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản tháng 5/2022, ước đạt 23.977 tấn, tăng 19,20% (+3.863 tấn) so cùng kỳ. Ước tính 5 tháng đạt 84.729 tấn, tăng 18,23% so cùng kỳ. Chia ra:

- Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5/2022, ước đạt 740 tấn, tăng 14,37% (+93 tấn) so cùng kỳ. Ước tính 5 tháng đạt 1.442 tấn, tăng 17,52% (+215 tấn) so với cùng kỳ.

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 5/2022, ước đạt 23.237 tấn, tăng 19,37% (+3.770 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 5 tháng đạt 83.287 tấn, tăng 18,25% so cùng kỳ.

Giá bán cá tra nguyên liệu dao động 30.000 - 32.000đồng/kg, tăng10.000 -11.000đồng/kg so với cùng kỳ, giá thành bình quân26.000 - 27.000đồng/kg. Giá cá tra giống dao động từ35.000 - 40.000đồng/kg, cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ35.000 - 37.000đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ38.000 - 40.000 đồng/kg.

2. Sản xuất công nghiệp

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng nhà xưởng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2022, ước tínhtăng 6,81% so tháng trước và tăng 19,33% so với cùng kỳ.Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp,tăng 12,23%so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,88%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố ước tháng 5/2022, tăng 6,81% so tháng trước và tăng 19,33% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 22,62%; ngành phân phối điện tăng6,92%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 22,27% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 12,23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,88%, ngành phân phối điện tăng 3,52%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 7,59%.

Ước 5 tháng đầu năm 2022, một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp tăng đáng kể như: Phi lê đông lạnh 16,67%; tôm đông lạnh 10,36%; thủy hải sản đã được chế biến bảo quản khác 35,82%; dầu thực vật thô 60,04%; gạo 26,55%; sản phẩm thức ăn cho gia súc 19,96%; nước ngọt (cocacola, 7 up,..) tăng 27,85%; đế giày 40,43%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 12,33%; sản phẩm đinh, đinh mủ, đinh vít tăng 81,03% so cùng kỳ năm trước;… Theo nhận định của các công ty sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp khá thuận lợi, sau hơn 4 tháng kể từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng từ 5% - hơn 10% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm sản xuất giảm so cùng kỳ, cụ thể như: Sản phẩm thuốc lá 14,84%; các loại mền chăn, các loại chăn nhồi lông 6,82%; bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) 2,66%; sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) 4,16% (vì người đọc xem tin trên các trang mạng điện tử, sản phẩm in hóa đơn đã không còn nhận được hợp đồng in ấn, hầu hết các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đã chuyển sang dùng hóa đơn điện tử theo yêu cầu và quy định của cơ quan thuế); phân khoáng hoặc phân hóa học chứa 3 nguyên tố nitơ, photpho và kali (NPK) 42,78%; thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng 8,57%;…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2022 ước tăng 85,51% so với tháng cùng kỳ và tăng 9,33% so với tháng trước. Mức tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tăng cao, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, may mặc đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường Châu Âu, Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc; một số doanh nghiệp xay xát nhận được hợp đồng lau bóng gạo với sản lượng lớn. Nhiều ngành có mức tiêu thụ tăng cao so với cùng kỳ, cụ thể: Chế biến, bảo quản thủy sản 13,83%; xay xát và sản xuất bột thô 190,22%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản 53,05%; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng 44,12%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 88,69%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ 112%; sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu ước tăng 51,75%. Bên cạnh đó, một số ngành có mức tiêu thụ ước giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất thuốc lá 26,61%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa 29,42%; sản xuất thuốc trừ sâu 7,14%; sản xuất sản phẩm từ plastic 30,13%; sản xuất sắt, thép 9,49%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 64,09%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ ước tăng 56,63% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 01/5/2022, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm 53,28% so với tháng cùng kỳ và giảm 0,52% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ như: Chế biến, bảo quản thủy sản 48,93%; xay xát và sản xuất bột thô 61,14%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản 75,13%, do giá bán cá nguyên liệu cho các công ty chế biến thủy sản vẫn chưa ổn định, vẫn còn ở mức cao, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn cao, nên giá bán thức ăn cũng tăng, vì vậy người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đang e dè khi tái đầu tư xuống giống vụ mới; sản xuất thuốc lá 85,48%; sản xuất xi măng 77,78%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ 98,56%, do hiện nay một số công ty đối tác ở đất nước đang bị phong tỏa, hạn chế đi lại để giảm sự lây lan dịch bệnh, điều này đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu của công ty (hầu hết nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc), vì vậy sản xuất ngành này giảm trong khi tiêu thụ đang cần, điều này góp phần giải phóng tồn kho tại đơn vị. Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho còn nhiều như: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; sản xuất hàng may sẵn trừ trang phục; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất giày dép; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động. Một số công ty đối tác thuộc thị trường Trung Quốc vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, chi phí tại cảng biển tăng, giá cước vận chuyển cũng như giá mua vào nguyên vật liệu sản xuất tăng, vì vậy công ty đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm của đơn vị.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tháng 5/2022 tăng 2,50% so với tháng trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ 0,46%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,41% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,52%.

3. Đầu tư

Tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý, từ đầu năm đến nay ổn định, một số dự án nâng
cấp, cải tạo mặt đường đang chuẩn bị hoàn thành; một số dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục ban đầu chuẩn bị triển khai trong thời gian tới.

a) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tháng 5/2022 đạt 318,42 tỷ đồng, tăng 11,13% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 192,62 tỷ đồng, tăng 2,90%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 125,79 tỷ đồng, tăng 26,64%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.513,43 tỷ đồng, bằng 22,81% kế hoạch năm và tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: (1) Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 909,91 tỷ đồng, bằng 18,46% kế hoạch năm, giảm 10,51% so với cùng kỳ; (2) Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 603,53 tỷ đồng, bằng 35,38% kế hoạch năm, tăng 25,37% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý từ đầu năm đến nay đạt thấp so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân do một số nhà thầu, đơn vị giám sát còn hạn chế về năng lực thi công, việc huy động tài chính từ một số nhà thầu, liên doanh nhà thầu còn yếu, dẫn đến thiếu vật tư, thiết bị thi công đã ảnh hưởng đến kết quả tiến độ hoàn thành gói thầu; bố trí nền tái định cư cho các hộ bị di dời, giải tỏa do ảnh hưởng bởi dự án chưa đáp ứng được nhu cầu; một số dự án phải điều chỉnh lại thiết kế và chờ kết quả thẩm định, phê duyệt lại, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung cho toàn dự án. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu xây dựng vẫn đang biến động tăng, đã gây khó khăn, ảnh hưởng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị thi công, trúng thầu các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách.

Công tác giải ngân nguồn vốn ngân sách khá thấp điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đối ứng thực hiện từ đơn vị thi công, đến ngày 13/5/2022 đã giải ngân 907,81 tỷ đồng, đạt 12,90% kế hoạch năm, trong đó ngân sách địa phương là 826,84 tỷ đồng đạt 12,50% kế hoạch năm.

Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn Thành phố:

(1). Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thíchứng của đô thị (dự án 3),Dự án có tổng mức đầu tư 7.843,19 tỷ đồng, đượcthực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA thành phố Cần Thơ làmchủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.032,65 tỷ đồng. Từ khi khởicông đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình và hạng mục công trình như đường Trần Hoàng Na nối dài, cầu Quang Trung nguyên đơn 1 và nguyên đơn 2, dự án Hồ Bún Xáng. Tuy nhiên, dự án vẫn còn một số gói thấu chậm tiến độ đề ra, cụ thể: dự án cải tạo hạ tầng đường Hoàng Quốc Việt, khởi công từ tháng 9/2020, đến nay giá trị chỉ đạt 13,9 tỷ đồng, tương đương 23,4% trên tổng số vốn được phân bổ; Gói thầu 2.5, 2.6 xây dựng đường nối giữa đường Cách mạng tháng 8 với đường tỉnh 918, tiến độ thi công của 2 gói thầu từ khi khởi công đến nay đạt hơn 50% trên tổng số vốn được duyệt, dự án cầu qua Sông Cần Thơ, nối từ đường Trần Hoàng Na với đường dẫn cầu Cần Thơ cũng là một trong những dự án chậm tiến độ thuộc dự án 3 do năng lực nhà thầu yếu kém đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

(2). Dự án đường Vành đai phía tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, dự án do Sở Giao thông Vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Kếhoạch vốn năm 2022 được giao 1.494,7 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyếntrên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuốigiao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Hiện nay, dự án đang tiến hànhtriển khai các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn cácquận/huyện có dự án đi qua. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 6/2022.

(3). Dự án Đường tỉnh 922 (xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ quốc lộ91B đến Cờ Đỏ),dự án có tổng mức đầu tư là 1.494,93 tỷ đồng do Ban quản lýdự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, chiều dài gần 30 km, đi từ ngã 3 Thới An Đông quốc lộ 91B qua quận Bình Thủy, Ô Môn, huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ. Dự án đã thông xe kỹ thuật vào tháng 01/2022, hiện nay, đơn vị thi côngđang tập trung thực hiện các hạng mục còn lại của công trình, dự kiến dự án sẽhoàn tất vào bàn giao trong năm 2022.

(4). Dự án xây dựng cầu Vàm Xáng và đường nối từ cầu Vàm Xáng đếnquốc lộ 61C (huyện Phong Điền),dự án có tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng doBan Quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, công trình có tổng chiềudài tuyến hơn 3,29 km. Công trình đã thông xe và đưa vào sử dụng vào đúng dịplễ 30/4 và 01/5 vừa qua. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang thựchiện các hạng mục còn lại của công trình và tiến hành thực hiện 1 tuyến đườngmới, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển từ đường tỉnh 923 vàđường dẫn lên cầu.

(5). Dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 923, dự án có tổngmức đầu tư hơn 576 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạchvốn năm 2022 được giao 110 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến là 13,8 km,điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ nối dài thuộc huyện Phong Điền,điếm cuối giao với quốc lộ 91 đoạn thuộc quận Ô Môn. Hiện nay, các quận,huyện đang khẩn trương thực hiện công tác đo đạc, lên kế hoạch chi trả, bồihoàn, và thu hồi đất của các trường hợp bị ảnh hưởng. Dự kiến, dự án sẽ khởicông vào tháng 6/2022.

(6). Dự án xây dựng cầu Tây Đô, dự án có tổng mức đầu tư là 208 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 30 tỷ đồng, dự án có chiều dài trên 140 m, gồm 2 nguyên đơn, 4 làn xe. Đến nay, đơn vị thi công đã thực hiện việc gác dầm thi công của nguyên đơn 1, tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn tất việc bồi hoàn, hỗ trợ tái định cư cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án để nhà thầu có mặt bằng thi công, nguyên nhân là do vốn bố trí kế hoạch năm 2022 không đủ để phê duyệt kinh phí bồi thường cho các hộ dân và thanh toán cho nhà thầu.

(7). Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mứcđầu tư là 1.727,9 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA do Sở Y tếthành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 592,78 tỷ đồng.

Đến nay, tiến độ thực hiện dự án đạt khoảng 20%, đây là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố, UBND thành phố đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh thờigian thực hiện dự án kéo dài đến ngày 11/7/2025.

b) Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trong tháng Năm, thành phố chưa có dự án mới được thu hút; chấm dứt 01 dự án, vốn đăng ký 5.000 USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, thành phố thu hút 01 dự án mới, vốn đăng ký 1,26 triệu USD; thực hiện chấm dứt hoạt động 02 dự án, tổng vốn đăng ký 505.000 USD. Thành phố hiện có 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.055 triệu USD, ước vốn thực hiện khoảng 519,1 triệu USD, đạt 25,3% tổng vốn đăng ký.

c) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tháng 5/2022, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 71 doanh nghiệp các loại hình, với tổng vốn đăng ký 491,36 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 753 doanh nghiệp các loại hình, đạt 53,78% KH, tổng vốn đăng ký hơn 4.128 tỷ đồng, đạt 25,8% KH. So với cùng kỳ, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 13,4%, số vốn giảm 57,56%.

4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Tình hình hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, các đơn vị kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các kênh bán hàng cả truyền thông và phương tiện điện tử, nhu cầu sản xuất kinh doanh ở hầu hết các ngành tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tháng 5/2022, Tổng mức bán ra hàng hóa và dịch vụ ước đạt 15.110,72 tỷ đồng, tăng 2,43% so với tháng trước và tăng 27,69% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, ước đạt 73.870,41 tỷ đồng, tăng 16,64% so với cùng kỳ.

Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2022, ước tính đạt 9.656 tỷ đồng, tăng 2,90% so với tháng trước và tăng 36,24% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng, ước đạt 46.551,70 tỷ đồng, tăng 19,19% so với cùng kỳ. Chia theo ngành hoạt động:

- Bán lẻ hàng hóa: Tháng 5/2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 7.121,22 tỷ đồng, tăng 2,71% so với tháng trước, tăng 28,18% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình bán lẻ hàng hóa tháng 5/2022, tiếp tục tăng trưởng khá tốt do nhu cầu sản xuất kinh doanh ở hầu hết các ngành hàng tăng mạnh, cụ thể có 11/12 nhóm ngành tăng so với cùng kỳ năm trước, qua đó phản ánh được sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Những nhóm ngành hàng tăng mạnh như: Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 63,59% so với cùng kỳ năm trước; vật liệu xây dựng tăng 52,58%; ô tô các loại tăng 43,70%; phương tiện đi lại tăng 35,96%; xăng, dầu tăng 31,82%; hàng hóa khác tăng 39,05%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 84,73%... Do nhu cầu tiêu dùng trong xã hội tăng khi hoạt động ở các lĩnh vực giáo dục, vui chơi giải trí dần trở lại bình thường. Bên cạnh đó, giá cả một số mặt hàng như: xăng dầu và một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao cũng góp phần làm tăng doanh thu các nhóm này. Mặt khác, nhóm ngành hàng vàng, bạc và đá quý giảm 14,42% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu trao đổi, mua bán trong tháng giảm và giá vàng liên tục biến động trong những tháng đầu năm cũng tác động đến tâm lý người tiêu dùng. Ước 5 tháng năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 34.754,60 tỷ đồng, tăng 17,33% so cùng kỳ.

- Lưu trú, ăn uống: Các khách sạn, nhà hàng đều hoạt động bình thường trở lại, đặc biệt do lượng sinh viên từ các tỉnh thành trong khu vực trở lại học tập các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên doanh thu ngành ăn uống tăng mạnh trở lại. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 5/2022 ước đạt 1.118,97 tỷ đồng, tăng 6,50% so với tháng trước, tăng 136,75% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng năm 2022, doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 5.017,68 tỷ đồng, tăng 39,66% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 388,71 tỷ đồng, tăng 106,24% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 4.628,97 tỷ đồng, tăng 35,97% so với cùng kỳ năm trước.

- Du lịch lữ hành: Vào đầu năm 2022, các chuyến bay nội địa đã được mở trở lại, các công ty du lịch lữ hành bắt đầu trở lại hoạt động với mục tiêu khôi phục lại ngành du lịch phát triển bền vững. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 5 năm 2022 ước đạt 26,85 tỷ đồng, tăng 4,45% so với tháng trước, tăng 237,80% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 97,54 tỷ đồng, tăng 88,19% so với cùng kỳ. Theo tình hình hiện tại, dự báo trong tháng 6-7/2022 là tháng cao điểm của du lịch trong nước, ngành du lịch sẽ có nhiều bứt phá mạnh mẽ nếu dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt.

- Dịch vụ khác: Ngành dịch vụ đều đã hoạt động trở lại, do kiểm soát dịch bệnh tốt, doanh thu dịch vụ ước tháng 5/2022 đạt 1.388,95 tỷ đồng tăng 1,10% so với tháng trước và tăng 32,08% so với cùng kỳ năm trước. Ước 5 tháng năm 2022, ước đạt 6.681,88 tỷ đồng tăng 15,41% so với cùng kỳ năm 2021.

5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Tháng 5/2022, do giá xăng dầu luôn lập đỉnh mới trong tháng đã tác động làm nhiều loại hàng hoá và dịch vụ tăng và duy trì ở mức cao. Ngoài việc giá xăng dầu tăng thì giá cả một số mặt hàng trong tháng tăng giá là do các chương trình khuyến mãi, đẩy hàng tồn đã kết thúc sau kỳ nghỉ Lễ khiến mặt bằng giá trở về mức giá cũ (giá gốc ban đầu). Trước tình hình tăng giá của một số mặt hàng, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã phối hợp với nhà cung cấp thực hiện các chương trình giảm giá để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng trong bối cảnh chi phí, giả cả hàng hoá liên tục leo thang.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm tăng 0,52% so với tháng trước; tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,61% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong tháng Năm, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Maymặc, mũ nón và giầy dép tăng 4,92%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,66%; thuốc và dịch vụ y tếtăng 0,01%; giao thông tăng 2,72%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%. Có 3/11 nhóm hàng có chỉ số CPI giảm so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,15%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,71%; bưu chính viễn thông giảm 0,14%. Riêng nhóm giáo dục giữ mức giá tháng trước.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 5 năm 2022:

Từ ngày 01/5, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm 29.000 đồng, hạ xuống mức 487.000 đồng, người dùng sẽ tiết kiệm được 2.417 đồng cho mỗi kg gas. Giá gas quay đầu giảm mạnh cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt sau ba lần liên tiếp tăng vọt kể từ đầu năm 2022, góp phần giảm bớt áp lực tiêu dùng cho người dân trong bối cảnh giá hàng hóa leo thang từ sau Tết đến nay. Nguyên nhân giá gas tháng 5 giảm là nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu bình quân đạt 855 USD một tấn, giảm 95 USD so với tháng trước do thời tiết ấm lên khi vào hè khiến nhu cầu nhiên liệu, khí đốt nhiều khu vực trên thế giới giảm xuống, giúp giá gas thế giới hạ nhiệt. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Ngày 23/5/2022, giá xăng được điều chỉnh tăng 680 đồng mỗi lít xăngE5 RON 92, có giá là 29.630 đồng mỗi lít, tăng 670 đồng xăng RON 95 và giáxăng RON 95-III đã lập đỉnh mới, lên 30.650 đồng một lít. Đối với dầu hỏa là24.400 đồng một lít, giảm 760 đồng, dầu diesel là 25.550 đồng, giảm 1.100đồng. Dầu mazut lần này hạ 970 đồng, về mức 20.590 đồng một kg. Nguyênnhân tăng là do thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động lớn trước những bất ổn địa chính trị và việc EU đưa ra đề xuất cấm vận với xăng dầu từ Nga và OPEC + không tăng sản lượng như đề xuất của EU. Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô tăng sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua 60 triệu thùng để bổ sung cho kho dự trữ khẩn cấp. Các yếu tố này đẩy giá xăng dầu thành phẩm tăng cao nên các doanh nghiệp kinh doanh trong nước buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng của thế giới. Giá xăng dầu đã điều chỉnh tăng 3 lần trong tháng đã tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng mạnh 2,72% so tháng trước và tăng 20,42% so với bình quân 5 tháng cùng kỳ.

Giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng cao đã làm chỉ số giá nhóm này tăng 1,72% từ đó tác động làm tăng chỉ số giá chung lên 0,22%. Tại nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Cần Thơ, giá nhiều loại vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá, xi măng, thép… tăng ít nhất từ 10 - 30% và đang ở mức rất cao. Tuy giá thép đã được nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm nhưng vẫn đang ở mức khá cao do chi phí đầu vào tăng. Giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng không chỉ do giá các loại nguyên vật liệu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng mà còn do ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển tăng, nhất là gần đây giá xăng dầu đã tăng lên ở mức rất cao. Ngoài ra, còn do nguồn cung giảm khi nhiều địa phương siết chặt quản lý việc khai thác cát, đá. Mặc dù, giá tăng nhưng hiện sức tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng vẫn đang rất mạnh do thời điểm này nhiều người dân có nhu cầu xây cất nhà và nhiều công trình đầu tư xây dựng của Nhà nước cũng đang thi công xây dựng.

Giá điện sinh hoạt tăng 1,05%, giá nước sinh hoạt tăng 2,87% đã tác động làm tăng chỉ số giá chung trong tháng của nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,22% so với tháng trước. Nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng bởi ảnh hưởng yếu tố thời tiết nắng nóng.

Chỉ số giá vàng tháng Nămgiảm 0,95% so với tháng trước, tăng 5,39% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,11% so với tháng 12 năm trước. Giá vàng trong nước giảm do áp lực từ đồng USD tăng mạnh, dưới tác động của triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tích cực tăng lãi suất. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/5/2022 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 5.505.000 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹtăng 0,69%so với tháng trước, tăng 0,11% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,91% so với tháng 12 năm trước. Giá đô la Mỹ tăng do lo ngại các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát gia tăng sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, theo đó làm giảm tâm lý rủi ro và thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm đồng tiền trú ẩn an toàn. Ngoài ra, đồng bạc xanh còn được hưởng lợi khi nhà đầu tư muốn trú ẩn an toàn khi cuộc xung đột quân sự ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Giá đô la Mỹ ngày 21/5/2022 dao động quanh mức 23.310 đồng/USD.

6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Hoạt động vận tải vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định, song hành giữa công tác phòng chống dịch và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, Tháng 5/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát, tăng 1,91% so tháng trước, tăng 6,10% so cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát, ước tính tháng 5 năm 2022 đạt 278,35 tỷ đồng,tăng 1,91% so tháng trước, tăng 6,10% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát các hoạt động vận tải dần được phục hồi, các công ty vận tải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh, để khai thác có hiệu quả các tuyến vận tải trong nước. Doanh thu vận tải hành khách tăng 6,14% so với cùng kỳ, cho thấy kết quả đầy lạc quan của công tác vận tải hành khách ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Thành phố đã đầu tư xây dựng Bến xe khách trung tâm và khu quản lý bán vé với thiết kế hiện đại, nhiều tiện ích dịch vụ đi kèm. Các doanh nghiệp vận tải cũng đầu tư thêm một số phương tiện mới, và mở thêm các tuyến hoạt động. Công tác bố trí hoạt động từ phương tiện, con người và xây dựng giá cả hợp lý để đảm bảo bình ổn giá vé và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Một số doanh nghiệp trước đây do ảnh hưởng của dịch xin tạm ngừng hoạt động nay đã hoạt động trở lại.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 1.274,06 tỷ đồng, tăng 5,53% so với cùng kỳ, cụ thể: Vận tải hành khách đạt 253,78 tỷ đồng, giảm 3,43% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa đạt 761,29 tỷ đồng, tăng 9,99%; dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 233,08 tỷ đồng, tăng 2,60%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 25,91 tỷ đồng, tăng 2,92%.

Vận tải hành khách:Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 5/2022 ước đạt 1.743,50 nghìn hành khách, tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ lần lượt là 5,38%; 5,00%. Số lượt hành khách luân chuyển đạt 62.521,96 nghìn hành khách.km, tăng 2,47% so tháng trước, tăng 5,09% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 14.582,52 nghìn hành khách, giảm 0,35% so với cùng kỳ. Số lượt hành khách luân chuyển đạt 332.176,89 nghìn hành khách.km, giảm 1,96% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 5/2022, ước đạt 810,91 nghìn tấn, tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ lần lượt là 6,19%; 5,87%. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 132.196,91 nghìn tấn.km, tăng 7,98% so tháng trước, tăng 7,39% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 4.597,29 nghìn tấn, tăng 11,29% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 715.528,05 nghìn tấn.km, tăng 7,76% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông: Thẩm định, cấp Giấy phép Bưu chính nội tỉnh cho Công ty Đại Thiên Ngọc. Phối hợp với Bưu điện thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê số bài viết tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2021. Thẩm định vị trí xây dựng 30 trạm BTS của Viettel Cần Thơ và 05 trạm BTS của VNPT. Thẩm định chi phí di dời trạm BTS của Viettel Cần Thơ, chi phí di dời tuyến cống bể của VNPT Cần Thơ trong dự án tuyến nối Quốc lộ 91 với tuyến tránh thành phố Long Xuyên. Triển khai các biện pháp xử lý rác viễn thông (SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hình thức: Viết bài tuyên truyền; văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai giải pháp kỹ thuật và tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng.

7. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 5 năm 2022 đạt 6.174,45 tỷ đồng, bằng 36,62% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 13,57% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa đạt 4.624,64 tỷ đồng, bằng 43,56% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 74,90% tổng thu và giảm 2,20% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 677,69 tỷ đồng, đạt 52,49% dự toán, tăng 3,32% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 957,84 tỷ đồng, đạt 46,05% dự toán, giảm 3,63% so với cùng kỳ; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 406,36 tỷ đồng, đạt 39,26% dự toán, giảm 20,06% so với cùng kỳ.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 81,35 tỷ đồng, bằng 16,27% so với dự toán HĐND thành phố giao, chiếm 1,32% tổng thu và giảm 48,53% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 5 năm 2022 đạt 5.370,31 tỷ đồng, bằng 30,96% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 29,02% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Chi cho đầu tư phát triển đạt 2.985,79 tỷ đồng, đạt 28,77% dự toán, chiếm 55,60% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 41,53% so với cùng kỳ.

- Chi thường xuyên đạt 2.382,06 tỷ đồng, bằng 36,74% dự toán, chiếm 44,36% tổng chi ngân sách địa phương và tăng 16,15% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 830,37 tỷ đồng, bằng 33,80% so với dự toán và tăng 0,54% so với cùng kỳ; chi cho sự nghiệp y tế đạt 149,16 tỷ đồng, bằng 40,11% so với dự toán và tăng 7,05% so với cùng kỳ.

b) Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch Covid-19. Mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ, lãi suất cho vay trong tháng ổn định. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đến cuối tháng 5/2022 đều tăng khá cao so với đầu năm, tăng cao hơn cùng kỳ năm 2021. Nợ xấu chiếm 1,51% trên tổng dư nợ cho vay, giảm so với đầu năm.

Vốn huy động:Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thực hiện đến cuối tháng 5/2022, ước đạt 98.900 tỷ đồng, tăng 0,56% so với đầu tháng, tăng 6,38% so với đầu năm, trong đó:

- Vốn huy động VNĐ là 97.200 tỷ đồng, chiếm 98,28%, tăng 0,52%, ngoại tệ là 1.700 tỷ đồng, chiếm 1,72%, tăng 2,60% so với đầu tháng.

- Tiền gửi tiết kiệm là 60.000 tỷ đồng, chiếm 60,67%, tăng 0,40%, tiền gửi thanh toán là 37.200 tỷ đồng, chiếm 37,61%, tăng 0,42%, phát hành giấy tờ có giá là 1.700 tỷ đồng, chiếm 1,72%, tăng 9,82% so với đầu tháng.

Tổng dư nợ cho vay:Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 5/2022, ước đạt 132.700 tỷ đồng, tăng 0,48% so đầu tháng, tăng 10,02% so với đầu năm. Nợ xấu là 2.000 tỷ đồng, chiếm 1,51% tổng dư nợ cho vay.

Theo loại tiền: Cho vay VNĐ 125.200 tỷ đồng, chiếm 94,35%, tăng 0,44% so với đầu tháng, dư nợ cho vay ngoại tệ 7.500 tỷ đồng, chiếm 5,65% tổng dư nợ cho vay, tăng 1,17% so với đầu tháng.

Theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn 77.000 tỷ đồng, chiếm 58,03%, tăng 0,52% so với đầu tháng, dư nợ cho vay trung dài hạn 55.700 tỷ đồng, chiếm 41,97% tổng dư nợ cho vay, tăng 0,44% so với đầu tháng.

8. Các vấn đề xã hội

a) Giáo dục và Đào tạo

Triển khai đến các cơ sở giáo dục về các văn bản hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Thành ủy và UBND thành phố, phối hợp cung cấp thông tin đăng tải tại Hội sách trực tuyến chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất; truyền thông về “Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4”, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.

Phát động Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng thành phố Cần Thơ lần thứ 11 năm 2022; Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”; tham gia Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022.

Triển khai thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học, chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú. Phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động, học sinh, phụ huynh sử dụng chức năng phản ánh thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn) trong trường hợp sai sót thông tin tiêm chủng COVID-19. Triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tính đến thời điểm báo cáo có 15.901/126.732 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục đã tiêm vắc xin phòng COVID19, đạt tỷ lệ 12,5%.

Tổng kết Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp THCS năm học 2021-2022, tổ chức thành công Kỳ thi chọn học sinh giỏi lý thuyết THCS cấp thànhphố năm học 2021-2022. Năm 2022, thành phố Cần Thơ có 01 học sinh được tuyển chọn vàoĐội tuyển học sinh cấp quốc gia tham dự Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế.

Chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT nămhọc 2022-2023 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/5/2022, ghi nhận179trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng73 trường hợp so với tháng trước (106trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận410trường hợp mắc, không có tử vong, giảm 48trường hợp so cùng kỳ (458trường hợp); tay chân miệng ghi nhận29trường hợp mắc,tăng26trường hợp so với tháng trước (03trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận83trường hợp mắc, không có tử vong, giảm855trường hợp so cùng kỳ (938trường hợp); tiêu chảy812trường hợp, tăng103,5% so với tháng trước.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19:

Thành phố Cần Thơ đã thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể:

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 12/01/2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 21/01/2022 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thể mới (Omicron) của SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố và Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 về việc ban hành Chiến lược y tế phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Thực hiện đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Bộ Y tế và trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Triển khai điều chỉnh xác định ca bệnh COVID-19, biện pháp cách ly và khám chữa bệnh sau mắc COVID-19. Tiếp tục chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện nghiêm công tác quản lý cách ly, điều trị F0 tại nhà. Triển khai Công văn số 2118/BYT-DP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Bộ Y tế về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19.

Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 15/4/2022 về việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi tại thành phố Cần Thơ. Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi từ ngày 21/4/2022. Triển khai tài liệu Hướng dẫn chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tính đến ngày 14/5/2022, có 2.863.149 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 102,3% số liều được phân bổ), tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm đạt 21,74%; tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm đạt 100% (93,56% tiêm đủ 02 mũi); tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đạt 98,93% (97,97% tiêm đủ 02 mũi); tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 82,75% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 6.988trường hợp. Trong đó, tử vong 2.574trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.414trường hợp. Điều trị ARV cho 4.505trường hợp, điều trị Methadone cho 317 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

c) Văn hóa, thể dục, thể thao

- Văn hóa:Tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt độngcủa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỷ niệm ngày lễ, sự kiện của đất nước và thành phố. Đặc biệt, Chào năm mới; kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) và “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Nhâm Dần” 2022; ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) và 76 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3); khánh thành Đền thờ Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ, Giỗ tổ Hùng Vương, Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ IX năm 2022; kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022).

Thực hiện Chủ đề năm 2022 của thành phố: “Tập trung kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; thích ứng an toàn, linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội thành phố”.

- Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Dự Lễ công bố xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. Họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ; xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh.

- Thư viện: Hệ thống thư viện công cộng toàn thành phố bổ sung 10.483 bản sách, đạt 36% kế hoạch năm; phục vụ 1.327.394 lượt người, đạt 45% kế hoạch năm; phục vụ 2.630.191 lượt thông tin tài liệu. Tổ chức Hội Báo Xuân và Cuộc thi Ấn phẩm Xuân Nhâm Dần 2022 thành phố Cần Thơ.

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Thực hiện tổ chức các hoạt động văn hóa. Tổ chức phục vụ khách tham quan thu hút 160.237 lượt khách, đạt 80,12% kế hoạch năm.

- Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Dự tổng kết Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả: thành phố Cần Thơ đạt huy chương vàng (HCV) toàn đoàn, 01 HCV tiết mục, 02 huy chương bạc (HCB) tiết mục. Phối hợp tổ chức và tham gia Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử, kết quả đạt 01 HCV chương trình Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử, 03 HCV tiết mục, 01 HCV trình bày và trình diễn không gian Đờn ca tài tử và 02 HCB tiết mục, 02 giải cá nhân.

- Nhà hát Tây Đô: Tổ chức 40 suất, đạt 80% kế hoạch năm và phục vụ khoảng 13.400 lượt người xem, đạt 53,6% kế hoạch năm.

- Thể dục, thể thao: Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao thành phố Cần Thơ lần thứ IX năm 2022.

Thể thao thành tích cao: Cử 38 huấn luyện viên, 309 vận động viên (118 nữ) tham dự 18 giải thể thao quốc gia, đạt 96 huy chương các loại (39 HCV - 25 HCB - 32 huy chương đồng (HCĐ), trong đó đạt 03 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ tại Giải vô địch Taekwondo vô địch Đông Nam Á).

Ban hành Kế hoạch dự Lễ khai mạc, dự khán các trận đấu và cổ động tinh thần huấn luyện viên, vận động viên thành phố Cần Thơ thi đấu tại Seagames 31 năm 2022.

d) Chính sách lao động - xã hội

- Lĩnh vực lao động: Thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm5.785lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 49người). Lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho26.465lao động, đạt52,5% kế hoạch, tăng34,26% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung tâm đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 17.493lượt; giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho1.477lượt, cung ứng lao động trong và ngoài nước176người;thông qua các hình thức như: người lao động đến liên hệ trực tiếp tại Trung tâm, gián tiếp qua email, tổng đài điện thoại, nhóm quản trị nhân sự Cần Thơ, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, Cổng thông tin Việc làm Cần Thơ, trực tiếp tại Ngày gặp gỡ nhà tuyển dụng thứ Hai hàng tuần; đồng thời, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức Ngày hội việc làm cho sinh viên năm 2022, tham gia Buổi Hội thảo giải quyết việc làm và khởi nghiệp cho Hội viên phụ nữ bị ảnh hưởng sau dịch COVID-19 trên địa bàn quận Cái Răng, phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm cho người lao động trong Lễ Phát động tháng công nhân - tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2022 được tổ chức tại Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Thốt Nốt tổ chức Điểm tư vấn việc làm, học nghề, kỹ năng tại phường Tân Lộc. Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện thu thập 1.769 vị trí việc làm trống của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông qua khảo sát, cập nhật từ các kênh tuyển dụng của các doanh nghiệp; thu thập thông tin của 342 lượt lao động có nhu cầu tìm việc vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động.

Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo là 1.368 hồ sơ, giảm 7,07% so với tháng báo cáo liền trước đó (1.472 hồ sơ), tăng 0,88% so với tháng cùng kỳ năm 2021 (1.356 hồ sơ).

-Thực hiện chính sách Người có công: Hiện có 5.534 Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 29 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng.

- Công tác Bảo trợ xã hội: Chi trả trợ cấp xã hội cho 42.095 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng với tổng số kinh phíhơn 21 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19trên địa bàn thành phố Cần Thơ(tại Nghị quyết số 68/NQ-CP)

Tính đến ngày 17/5/2022, toàn thành phốđã phê duyệt hỗ trợ3.835 người sử dụng lao động,737.678 lượt người, kinh phí trên1.361 tỷ đồng;đãchihỗ trợ cho3.835người sử dụng lao động,655.598người vớitổng kinh phí trên 1.239tỷ đồng, đạt 88,87% so với số lượng được duyệt, cụ thể:

- Nhóm chính sách Bảo hiểm xã hội(gồm các chính sách 1, 2, 3 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP):Đã hoàn thành hỗ trợ 3.807 người sử dụng lao động với 101.782 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào qũy hưu trí và tử tuất với số tiền trên 45,9 tỷ đồng.

-Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt(gồm các chính sách 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP):Đã phê duyệt 594.162 lượt người, kinh phí trên 1.154 tỷ đồng; đến nay đã chi hỗ trợ cho 512.082 lượt người, kinh phí trên 1.032 tỷ đồng, đạt 86,19% so với số lượng được phê duyệt (Trong đó, chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố: đã phê duyệt 428.643 người, kinh phí trên 854 tỷ đồng; đã chi hỗ trợ cho 413.334 người với tổng kinh phí trên 823 tỷ đồng, đạt 96,43% so với số lượng được duyệt).

-Nhóm chính sách vay vốn(chính sách 11 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP):Đã giải ngân cho 28 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 41.734 lượt người lao động với số tiền cho vay trên 160,9 tỷ đồng.

đ) Tình hình tai nạn giao thông

Từ ngày 15/4/2022 đến 14/5/2022, theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ đã xảy ra7vụ tai nạn giao thông, tăng 03 vụ so với cùng kỳ, chết 07người, tăng 03người và 01 người bị thương, giảm 03 người so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng, số vụ tai nạn giao thông đường bộ 27 vụ, đường thủy 01 vụ, 28 người chết, 4 người bị thương.

Tình hình cháy nổ tháng 5/2022 (từ ngày 15/4/2022 - 14/5/2022) trên địa bàn thành phố Cần Thơ không xảy ra vụ cháy, nổ. So với tháng trước giảm 02 vụ (0/2). Lũy kế 5 tháng số vụ cháy là 08 vụ cháy./.


Website Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

  • Tổng số lượt xem: 387
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)