Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 25/06/2022-14:24:00 PM
Tình hình kinh tế xã hội tháng 6 năm 2022 thành phố Cần Thơ


Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022, tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, hầu hết các lĩnh vực đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ như: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định và tăng trưởng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được khơi thông, mở rộng; sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, tháng 6 tăng 8,20% so với tháng trước và tăng 20,25% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng, tăng 12,68% so với cùng kỳ; hoạt động thương mại và dịch vụ từng bước trở nên sôi động trở lại, phục vụ nhu cầu vui chơi, mua sắm của người dân; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 53,17%, tính chung 6 tháng tăng 24,74% so với cùng kỳ năm trước;chỉ số giá tiêu dùng tăng0,49% so với tháng trước, tăng 3,47% so với cùngkỳnăm trước,bình quân 6 tháng tăng 3,13% so với bình quân cùng kỳ.Thu ngân sáchđạt 48,92% dự toán Trung ương và HĐND thành phố giao. …

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình khu vực và thế giới diễn biến khó lường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là xăng, dầu tăng cao, tác động từ tình hình xung đột Ukraine, từ chính sách của các quốc gia sau dịch COVID-19, giải ngân đầu tư công chưa được cải thiện, đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn; thiên tai, sạt lở, giông lốc diễn biến phức tạp. Nguy cơ xuất hiện một số dịch bệnh mới như đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính ở trẻ em,…Trước tình hình đó, Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Kết quả thực hiện một số lĩnh vực kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 như sau:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022, ước tính tăng 8,04% (quý I tăng 6,21%, quý II tăng 9,95%) so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất của thành phố trong vòng 3 năm nay, từ khi Tổng cục Thống kê bắt đầu công bố GRDP 6 tháng cho các tỉnh, thành phố trên cả nước. Với những nỗ lực của thành phố trong thời gian qua, đồng thời với việc triển khai đồng loạt các kế hoạch và chương trình thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, kinh tế thành phố ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi tích cực với mức tăng trưởng GRDP sơ bộ quý I năm 2022 tăng 6,21%. Tiếp nối kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục khởi sắc trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả khả quan. Cung cầu hàng hóa được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 3,28% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,37%, quý II tăng 3,09%), đóng góp 0,34 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đã phát triển trở lại; ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm không ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý II, 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so cùng kỳ, sản lượng thịt gia súc, gia cầm ước 6 tháng đạt 15.987 tấn, tăng 5,52% so cùng kỳ; nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, giá cá tra đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, sản lượng thủy sản ước 6 tháng đạt 104.730 tấn, tăng 7,05% so cùng kỳ.

Khu vực công nghiệp và xây dựng: Ước tính 6 tháng đầu năm 2022 tăng 11,80%so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 10,57%, quý II tăng 11,03%),đóng góp 3,56 điểm % vào mức tăng GRDP của Thành phố.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng rất ấn tượng với mức tăng 14,45% so cùng kỳ nhờ những nỗ lực khắc phục khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các doanh nghiệp chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng đều đặn qua các tháng, khẳng định tính ổn định trong hoạt động sản xuất, từ đó tạo niềm tin cho kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Các mặt hàng sản xuất công nghiệp chủ lực của thành phố đều tăng trưởng khả quan. Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tình đến tháng 6/2022 cũng có bước khởi sắc, đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Thủy sản tăng 10,10%; gạo tăng 24,69%; hàng may mặc xuất khẩu tăng 18,26%; nông sản và NSTP chế biến tăng 15,18%; sắt, thép tăng 9,37%; phân bón, hóa chất tăng 9,31%…

Ngành xây dựng có những chuyển biến tích cực hơn do khởi động lại các dự án, công trình trọng điểm cả công và tư sau dịch; một số dự án nâng cấp, cải tạo mặt đường đang chuẩn bị hoàn thành; một số dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục ban đầu sẽ triển khai trong các quý sau, với mức tăng trưởng 4,88% so cùng kỳ.

Khu vực dịch vụ:Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ mở cửa và sôi động trở lại với mức tăng 6 tháng đầu năm 2022, ước tăng 7,62% so với cùng kỳnăm trước (quý I tăng 5,26%, quý II tăng 9,93%),đóng góp 3,95 điểm % vào mức tăng GRDP.Đóng góp của một sốngành dịch vụcótỷtrọng lớn vào mức tăng của khu vực dịch vụnhư:Bán buôn, bán lẻtăng 7,73%; dịch vụlưu trú vàăn uống tăng 13,56%; hoạtđộng tài chính, ngân hàng vàbảo hiểm tăng 8,48%; y tếvàhoạtđộng trợgiúp xãhội tăng 8,25%,…Tuy nhiên vẫn cómột sốlĩnh vực tăng trưởng chậm hoặc giảm so cùng kỳnhư: Hoạtđộngvận tải, kho bãi tăng 3,31%; hoạtđộng nghệthuật, vui chơi, giải trígiảm 0,24%.

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022:Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnchiếm tỷ trọng 8,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,71%; khu vực dịch vụ chiếm 51,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,18%.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi có dịch. Tuy nhiên tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là thiếu hụt nhiên liệu, tiêu thụ các sản phẩm, giá cả biến động tăng ở một số mặt hàng chiến lược… Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố đạt được mức tăng trưởng khá trên các lĩnh vực, nhờ sự chỉ đạo điều hành kịp thời, thích ứng, an toàn, linh hoạt của thành phố, của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân để phục hồi kinh tế - xã hội. Với mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, ước tăng 8,04% là mức tăng trưởng cao và đứng thứ 2 so với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ thấp hơn so với Hải Phòng (+11,10%), nhưng cao hơn so với Hà Nội (+7,79%), Đà Nẵng (+7,23%) và thành phố Hồ Chí Minh (+3,82%). Cung cầu hàng hóa được bảo đảm, các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu tăng cao; sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng trưởng tốt khẳng định chuyển dịch cơ cấu ngành có hiệu quả, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hoạt động dịch vụ trở lại trạng thái bình thường đáp ứng được yêu cầu về tiêu thụ các sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, kiểm soát được giá cả và ổn định thị trường.

2. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Mặc dù tình hình nộp ngân sách nhà nước (NSNN) những tháng đầu năm của các đơn vị còn thấp do vừa phục hồi sau dịch bệnh đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thu NSNN, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành thành phố và quận, huyện nên kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm đảm bảo theo yêu cầu kế hoạch đề ra và vượt tiến độ thu bình quân.

Thu ngân sách nhà nước:Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 6 năm 2022 đạt 6.910,05 tỷ đồng, bằng 40,99% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 5,47% so với cùng kỳ. Một số nguồn thu phát sinh lớn trong các tháng đầu năm vượt tiến độ và tăng mạnh như: Thuế thu nhập doanh nghiệp; thu thuế thu nhập cá nhân (vượt 0,57% so kế hoạch và tăng 45,13% so cùng kỳ), nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh thu đột biến so với cùng kỳ nên kết quả thu từ các khu vực kinh tế đạt khá, dự kiến vượt tiến độ bình quân chung.

Thu nội địa: Tình hình thu ngân sách chịu ảnh hưởng giảm thu từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế của Quốc hội, Chính phủ như: Thực hiện miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nộp thuế được trừ vào số phải nộp năm 2022; quy định giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịchCOVID-19 theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính kể từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022; tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ kể từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022 theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 đối với các dòng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Mặt khác, các loại thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường tiếp tục giảm theo các Nghị định, Nghị quyết khác của Trung ương. Lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 6 năm 2022 đạt 5.334,44 tỷ đồng, bằng 50,24% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 1,04% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 741,65 tỷ đồng, đạt 57,45% dự toán, tăng 1,62% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 1.044,23 tỷ đồng, đạt 50,20% dự toán, giảm 0,42% so với cùng kỳ; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 479,64 tỷ đồng, đạt 46,34% dự toán, giảm 16,79% so với cùng kỳ.

Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 6 năm 2022 đạt 104,10 tỷ đồng, bằng 20,82% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 55,05% so với cùng kỳ. Nguồn thu thuế trên địa bàn thành phố Cần Thơ phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng xăng dầu và nguyên liệu pha chế xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 6422/BCT-TTTN ngày 28 tháng 8 năm 2020 về việc đảm bảo cân đối nguồn cung xăng dầu trong nước, do đó doanh nghiệp ưu tiên sử dụng xăng dầu nội địa từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đã tác động không nhỏ đến kế hoạch nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu khiến số thu từ mặt hàng này giảm đáng kể. Đồng thời, việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với các loại mặt hàng nhập khẩu ảnh hưởng mạnh đến thu ngân sách.

Chi ngân sách địa phương:Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 6 năm 2022 đạt 6.220,67 tỷ đồng, bằng 35,98% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 26,83% so với cùng kỳ. Trong đó:

Chi cho đầu tư phát triển đạt 3.362,82 tỷ đồng, đạt 32,59% dự toán, tăng 39,76% so với cùng kỳ.

Chi thường xuyên đạt 2.851,79 tỷ đồng, bằng 43,99% dự toán, tăng 14,22% so với cùng kỳ.

b) Tín dụng ngân hàng

Các tổ chức tín dụng (TCTD) đang quyết liệt triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh. Ðồng thời đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đơn giản hóa và rútngắn quy trình, thủ tục, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại các TCTD, tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.Đến cuối tháng 6/2022, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều tăng khá cao so với đầu năm. Nguồn vốn huy động tăng 6,92%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ; dư nợ cho vay tăng 10,43%, tương đương mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2021;tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ở mức thấp, chiếm 1,50% trên tổng dư nợ cho vay, giảm nhẹ so với đầu năm,góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19.

Các TCTD trên địa bàn đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, đồng thời, thông qua các giải pháp cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịchCOVID-19, các giải pháp hỗ trợ chi phí hay các giải pháp cho vay mới với nhiều ưu đãi đã tích cực đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh sau tác động tiêu cực của dịchCOVID-19, góp phần vào sự phục hồi và phát triển của kinh tế địa phương.

Ước đến cuối tháng 6/2022, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ đã được cơ cấu và miễn, giảm lãi lũy kế từ ngày 13/3/2020 là 5.300 tỷ đồng cho hơn 5.000 khách hàng, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến cuối tháng 6/2022 đạt 98.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay mới là 23.000 tỷ đồng cho hơn 8.000 khách hàng vay.

Vốn huy động:Đến cuối tháng 6/2022, vốn huy động ước đạt 99.400 tỷ đồng, tăng 6,92%so với đầu năm, trong đó vốn huy động trên 12 tháng là 29.900 tỷ đồng, chiếm 30,08% trên tổng vốn huy động, tăng 6,92% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động đáp ứng 74,62% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

Tổng dư nợ cho vay:Đếncuối tháng 6/2022,tổng dư nợ cho vay ước đạt 133.200tỷ đồng, tăng 10,43% so đầu năm. Nợ xấu là 2.000 tỷ đồng, chiếm 1,50% tổng dư nợ cho vay.Các TCTD trênđịa bàn quan tâm tập trung vốn cho các lĩnh vựcưu tiên, tháo gỡkhókhănđối với doanh nghiệp. Cụthể:

Cho vay phát triển nông nghiệp,nông thôn:Dưnợlà38.200 tỷđồng, chiếm 28,68% tổng dưnợ, tăng 10,91% so vớiđầu năm.

Cho vay xuất khẩu:Dưnợlà13.300 tỷđồng, chiếm 9,98% tổng dưnợ, tăng 9,75% so vớiđầu năm.

Cho vay hỗtrợdoanh nghiệp nhỏvàvừa:Dưnợlà31.200 tỷđồng, chiếm 23,42% tổng dưnợ, tăng 7,85% so vớiđầu năm.

Cho vay công nghiệp hỗtrợ:Dưnợlà220 tỷđồng, chiếm 0,17%, tăng 1,85% so vớiđầu năm.

Cho vay nuôi trồng vàthu mua, chếbiến thủy sản:Dưnợlà9.200 tỷđồng, chiếm 6,91%, tăng 7,26% so vớiđầu năm, trongđódưnợcho vay nuôi trồng, chếbiến cátra là4.800 tỷđồng, tăng 10,07% so vớiđầu năm.

Cho vay thu mua lúa, gạo:Dưnợlà16.300 tỷđồng, chiếm 12,24%, tăng 31,57% so vớiđầu năm.

3. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Do ảnh hưởng của giá xăng dầu, nhiều mặt hàng hóa thiết yếu tiêu dùng đang có xu hướng tăng mạnh, khiến cho người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn trong việc mua sắm. Cùng với giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, nhiều chi phí sản xuất khác như vận tải, logistics, nhân công… cũng tăng đáng kể, một số sản phẩm sản xuất dựa vào nguyên liệu nhập khẩu đã tăng giá thành do khan hiếm nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng... nên nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã có động thái điều chỉnh tăng giá hàng hóa. Việc tăng giá của hầu hết các mặt hàng hiện nay là xu hướng chung của thị trường nhất là khi giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, từ đó người tiêu dùng có xu hướng gói gém chi tiêu.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):Tháng 6 năm 2022,tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 3,47% so với cùngkỳ năm trước, tăng 2,11% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,13% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,68%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,75%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; giao thông tăng 3,94%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,80%;may mặc, mũ nón, giày dép giảm 2,04%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,11%. Nhóm Bưu chính viễn thông và nhóm Giáo dục giữ mức ổn định so với tháng trước.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 6 năm 2022:Nguyên nhânchủ yếu tác động đến chỉ số giá CPI trong tháng tăng 0,49% so với tháng trước là do sự tăng giá mạnh của nhóm giao thông tăng 3,94%, mặt hàng tăng chủ yếu là nhóm Nhiên liệu tăng 7,49% do giá xăng dầu tăng mạnh qua 3 lần điều chỉnh trong tháng. Tính chung trong tháng giá xăng E5 tăng 1.670 đồng có giá bình quân là 30.766 đồng/lít, xăng A95 tăng 2.220 đồng có giá bình quân là 32.143 đồng/lít, dầu diesel tăng 4.460 đồng có giá bình quân là 28.149 đồng/lít. Nguyên nhân giá xăng dầu tăng là do nguồn cung xăng dầu thế giới khan hiếm bởi lệnh cấm dầu Nga của EU, tồn kho dầu tại Mỹ thấp; sản lượng gia tăng của OPEC+ không đủ bù đắp nguồn cung giảm từ Nga. Đồng thời do nhu cầu ở Trung Quốc sắp phục hồi, làm khan hiếm hơn nữa thị trường dầu toàn cầu. Đặc biệt, Nga đổ quân vào Ukraine, trong khi đó, nước này và các nước phương Tây lại đưa ra hàng loạt trừng phạt với Moscow khiến nguồn cung dầu khó khăn hơn. Do giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh nên giá bán lẻ xăng, dầu trong nước buộc phải điều chỉnh tăng theo tại các kỳ điều hành.

Chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng 0,68% chủ yếu do tác động tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày như dầu ăn, nước mắm, mì gói, bột ngọt… do chi phí sản xuất đầu vào và chi phí vận chuyển tăng bởi giá xăng dầu liên tục tăng cao trong thời gian qua.

Chỉ số nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,75% đã tác động tăng lên chỉ số giá chung của thành phố. Nguyên nhân do một số mặt hàng tiêu dùng trong gia đình tăng giá bán khi chi phí, nguyên vật liệu sản xuất cộng với cước phí vận chuyển tăng buộc các doanh nghiệp sản xuất phải nâng giá thành sản phẩm để bù đắp chi phí.

Chỉ số giá tiêu dùng quý II/2022,tăng 0,94% so với quý trước, tăng 3,16% so với quý cùng kỳ và tăng 7,89% so với kỳ gốc 2019. So với quý trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,02%;đồ uống và thuốc lá tăng 0,64%;nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,73%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,11%; giao thông tăng 7,13%; giáo dục tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,20%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,60%. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm, gồm: May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,21%;bưu chính viễn thông giảm 0,40%.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI quý II năm 2022: Giá nhiên liệu liên tục tăng là nguyên nhân chính đã tác động đến giá CPI chung của quý II tăng 0,94% so với quý trước kéo theo hàng loạt các mặt hàng như lương thực, thực phẩm và các nhóm hàng phi lương thực, thực phẩm đồng loạt tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới trong bối cảnh các chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển và các loại chi phí khác không ngừng tăng. Do nhiều yếu tố khác nhau, giá nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và trong giai đoạn thị trường gặp khó khăn về sức mua, không đơn vị nào muốn tăng giá thành sản phẩm, nhưng do phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng bắt buộc phải cơ cấu lại mặt bằng giá cả. Thêm vào đó, sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại nên nhu cầu tăng rất cao cộng với xung đột giữa Nga và Ukraine cũng làm cho giá lương thực, năng lượng tăng cao, nhất là giá xăng dầu tiếp tục gia tăng gây tác động tới giá cả một số dịch vụ, hàng hóa khác như giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải…

Giá gas trong quý II có 1 tháng điều chỉnh tăng 14.000 đồng/bình 12 kg và có 2 tháng được điều chỉnh giảm với mức giảm chung là 60.000 đồng/bình 12 kg, trong khi quý I có 1 tháng điều chỉnh giảm 10.000 đồng/bình 12 kg và có 2 tháng điều chỉnh tăng với mức tăng chung là 58.000 đồng/bình 12 kg. Nguyên nhân là do giá gas tăng mạnh trong tháng 4, tại thời điểm giá gas bán lẻ tại các cửa hàng là 516.000 đồng/bình 12 kg bởi do nhu cầu mạnh mẽ từ nước ngoài do cuộc khủng hoảng năng lượng gia tăng do chiến tranh ở Ukraine đã khiến hàng tồn kho thấp hơn mức trung bình và số hàng tồn kho tăng trên thị trường trong khi nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

Giá khí đốt tự nhiên tăng cao trong bối cảnh lo lắng kéo dài về nguồn cung năng lượng toàn cầu tăng lên do cuộc chiến ở Ukraine trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng. Giá vật liệu xây dựng trong quý II tăng 4,51% so với quý I/2022.

Đặc biệt là mặt hàng xi măng, thép và các loại vật liệu xây dựng khác liên quan. Nguyên nhân tăng là do giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới do chiến sự thế giới khiến nguồn cung đứt gãy dẫn đến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Đồng thời mặt hàng xăng dầu cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều loại hàng hóa nên khi giá xăng dầu tăng đã tác động lên giá thành sản phẩm khiến giá đầu ra tăng cao.

Chỉ số giá vàng: Tháng 6/2022 giảm 1,22% so với tháng trước, tăng 3,12% so với cùng tháng năm trước, tăng 4,81% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá quý II/2022 tăng 2,40% so với quý trước và tăng 5,74% so với quý cùng kỳ năm trước. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/6/2022 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 5.475.000 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹ:Tháng 6/2022 tăng 0,71% so với tháng trước, tăng 0,99% so với cùng tháng năm trước, tăng 1,62% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá quý II/2022 tăng 1,18% so với quý trước, tăng 0,15% so với quý cùng kỳ năm trước. Giá đô la Mỹ ngày 21/6/2022 dao động quanh mức 23.380 đồng/USD.

4. Đầu tư và xây dựng

a) Đầu tư và phát triển

6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ đầu năm đến nay ổn định; những dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm nay, đơn vị thi công quyết liệt thực hiện,tập trung nhân lực, nguồn lực để công trình sớm hoàn thành đúng theo kế hoạch.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn quý II/2022, ước đạt 8.419,31 tỷ đồng, tăng 20,43% so với quý I và tăng 18,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước đạt 1.074,42 tỷ đồng, tăng 8,08%; vốn ngoài nhà nước đạt 6.920,40 tỷ đồng, tăng 20,95%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 424,48 tỷ đồng, tăng 2,70 lần so với cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, ước đạt 15.481,12 tỷ đồng, tăng 19,23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước đạt 2.025,48 tỷ đồng, giảm 1,89%; vốn ngoài nhà nước đạt 12.519,77 tỷ đồng, tăng 22,10%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 935,86 tỷ đồng, tăng 2,61 lần so với cùng kỳ.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý: Ước 6 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch năm. Một số công trình chuyển tiếp từ năm trước khởi công muộn, việc triển khai xây dựng, khởi công công trình mới còn chậm, nguyên nhân là do: Việc lập và giao kế hoạch vốn chưa sát thực tế, công tác thực hiện các thủ tục ban đầu, giai đoạn chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác triển khai thi công còn chậm; năng lực chủ đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đề ra; đơn vị thi công thiếu năng lực (năng lực tài chính, năng lực chuyên môn); việc trậm trễ trong khâu giải phóng phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án; giá cả nguyên liệu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi cơ chế vận hành quản lý của các cấp, các ngành liên quan còn chậm, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, nhà thầu thi công.

Nguồn vốn nhà nước do Trung ương quản lý: Dự án nâng cấp, kiểm soát, cải tạo nguồn nước, thủy lợi trên các hệ thống kênh rạch chính trên địa bàn thành phố, giúp tàu thuyền dễ dàng di chuyển trên hệ thống kênh rạch liên tỉnh cũng như chống tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do tàu thuyền di chuyển gây ra; dự án nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022 với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA; ngoài ra còn nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thành phố đầu tư mua sắm tài sản cố định và xây dựng lắp đặt nhà xưởng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn ngoài nhà nước: Chủ yếu từ các nguồn doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng trên địa bàn đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, bổ sung vào nguồn vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh; vốn hộ dân cư chủ yếu là đầu tư xây dựng, sửa chữa lại nhà ở; vốn từ những dự án do liên doanh giữa những tổng công ty, tập đoàn trong nước được cấp phép đầu tư, xây dựng trên địa bàn thành phố; vốn từ các dự án xây dựng nhà máy, trụ sở làm việc, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố.

Một số công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngoài nhà nước đang triển khai thực hiện trên địa bàn: (1) Dự án xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt tại quận Ô Môn, do Công ty Cổ phẩn cấp nước Trà Nóc - Ô Môn làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022; (2) Dự án mở rộng nhà xưởng sản xuất do Công ty Cổ phẩn Seavina làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong quý 2/2022; (3) Dự án xây dựng nhà máy chế biến Collagen do Công ty TNHH Amicogen Nam Việt làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư trên 88 tỷ đồng, dự án dự tính sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022.

Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn Thành phố:

Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), dự án có tổng mức đầu tư 7.843,19 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban Quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.032,65 tỷ đồng. Từ khi khởi công đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình và hạng mục công trình như đường Trần Hoàng Na nối dài, cầu Quang Trung nguyên đơn 1 và nguyên đơn 2, dự án Hồ Bún Xáng. Tuy nhiên, dự án vẫn còn một số gói thầu chậm tiến độ đề ra, cụ thể: dự án xây dựng cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ, được khởi công vào tháng 9/2020, thời gian hoàn thành như trong hợp đồng đã ký kết là tháng 6/2022, nhưng hiện tại đơn vị thi công đạt khoảng 60% kế hoạch, chậm tiến độ gần 37%, ban quản lý dự án ODA đang thực hiện các thủ tục xin gia hạn đến cuối tháng 5/2023.

Dự án đường Vành đai phía tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, dự án do Sở Giao thông Vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.494,7 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến trên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Hiện nay, dự án đang tiến hành rà soát danh sách các hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án đi qua và triển khai các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bàn các quận/huyện có dự án đi qua. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 6/2022.

Dự án xây dựng cầu Vàm Xáng và đường nối từ cầu Vàm Xáng đến quốc lộ 61C (huyện Phong Điền), dự án có tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, công trình có tổng chiều dài tuyến hơn 3,29 km. Công trình khánh thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 5/2022 vừa qua. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang thực hiện các hạng mục còn lại của công trình và tiến hành thực hiện 1 tuyến đường mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển từ đường tỉnh 923 và đường dẫn lên cầu.

Dự án xây dựng cầu Tây Đô, dự án có tổng mức đầu tư là 208 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 30 tỷ đồng, dự án có chiều dài trên 140 m, gồm 2 nguyên đơn, 4 làn xe. Đơn vị thi công đã chia làm 2 mũi để thi công công trình và đã gác dầm xong nguyên đơn 1, tuy nhiên, nhà thầu cũng gặp khó khăn do chủ đầu tư chưa bàn giao hết mặt bằng để nhà thầu thi công.

Dự án kè chống sạt lở, chống xâm nhập mặn, ứng phó biến đổi khí hậu khu vực rạch Cái Sơn, có tổng mức đầu tư hơn 314,9 tỷ đồng, do Chi cục Thủy lợi thành phố làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 2.284,4 m, dự án khởi công vào năm 2020, kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện của dự án đến thời điểm hiện tại còn khá chậm, do thiếu mặt bằng thi công.

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Vnsat), dự án nhằm tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế, đổi mới phương thức canh tác bền vững, nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, dự án có tổng mức đầu tư là 298,9 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao hơn 2,6 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2022.

Công tác giải ngân: Nguồn vốn ngân sách khá thấp điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đối ứng thực hiện từ đơn vị thi công, đến ngày 17/6/2022 đã giải ngân 1.371,80 tỷ đồng đạt 17,30% kế hoạch năm, trong đó ngân sách địa phương 1.282,92 tỷ đồng đạt 17,50%.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):Trong 6 tháng/2022 ước cấp mới 02 dự án FDI, vốn đăng ký thực hiện khoảng 161 triệu USD; chấm dứt hoạt động 02 dự án với tổng vốn đăng ký 0,505 triệu USD; lũy kế đến cuối tháng 6/2022, có 85 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.214 triệu USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 22% tổng vốn đăng ký.

b) Hoạt động xây dựng

Tình hình thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc giá cả nguyên liệu chưa ổn định, vẫn đang biến động tăng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động ngành xây lắp.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý II/2022 (theo giá hiện hành) ước đạt 4.737,41 tỷ đồng, tăng 11,01% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1.636,07 tỷ đồng, tăng 16,59%, khu vực loại hình khác đạt 3.087,36 tỷ đồng, tăng 8,09% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý II/2022 (theo giá so sánh) ước đạt 2.876,63 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cùng kỳ. Trong đó, công trình nhà ở đạt 1.911,20 tỷ đồng, tăng 3,32%; công trình nhà không để ở đạt 439,15 tỷ đồng, tăng 2,70%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 451,25 tỷ đồng, giảm 2,50%, hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 75,02 tỷ đồng, tăng 45,68% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm 2022, ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 8.715,07 tỷ đồng, tăng 15,63% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 2.871,56 tỷ đồng, tăng 15,92%, khu vực loại hình khác đạt 5.824,68 tỷ đồng, tăng 15,29% so với cùng kỳ. Ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh) đạt 5.291,61 tỷ đồng, tăng 7,28% so với cùng kỳ. Trong đó, công trình nhà ở đạt 3.550,51 tỷ đồng, tăng 7,71%, công trình nhà không để ở đạt 804,76 tỷ đồng, tăng 34,08%, công trình kỹ thuật dân dụng đạt 801,81 tỷ đồng, giảm 12,38%, hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 134,53 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cùng kỳ.

5. Tình hình hoạt động doanh nghiệp

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng 6/2022, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 106 doanh nghiệp, tăng 7,07% so với tháng cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 820,54 tỷ đồng, giảm 55,90%; thực hiện thủ tục giải thể 12 doanh nghiệp, giảm 33,33%; 47 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 95,83%; 21 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 40%.

Lũy kế tính đến ngày 22/6/2022, Cần Thơ có 910 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 19,27% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 5.336,62 tỷ đồng, giảm 53,71%; thực hiện thủ tục giải thể 84 doanh nghiệp, tăng 1,20%; 396 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 54,09%; 236 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 28,96%.

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 so với quý trước cho thấy: Có 43,14% số doanh nghiệp đánh giá tốt lên và 20,59% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; 36,27% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh không thay đổi. Dự kiến quý III/2022 so với quý hiện tại, có 49,02% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 15,69% số doanh nghiệp đánh giá tình hình vẫn còn khó khăn và 35,39% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh vẫn không thay đổi.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất cây lúa và cây màu vụ đông xuân; tình hình chăn nuôikhông xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tổng sản lượng thủy sản tăng 7,05% so với cùng kỳ, sản lượng cá tratăng cao do một số hộ nuôi không còn vốn để thả nuôi lại vì năm 2021 bị thua lỗ, dẫn đến thiếu nguồn cung cho thị trường xuất khẩu, doanhnghiệp nâng giá thu mua lên, nông hộ xuất bán cá ồ ạt để tranh thủ với giá đang cao.

a) Nông nghiệp

Cây lúa: Tổng diện tích xuống giống đạt 161.364 ha, tăng 5,90% so cùng kỳ; đang duy trì tổ chức sản xuất 136 “cánh đồng lớn” với tổng diện tích 33.576 ha, có 24.055 hộ tham gia.

Lúa đông xuân đã thu hoạch dứt điểm 76.039 ha diện tích, ước năng suất đạt 74,17 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 564.007 tấn, giảm 1,97% so cùng kỳ. Trong vụ đông xuân 2021-2022, diện tích lúa liên kếtbao tiêu sản phẩm với tổng diện tích 16.428 ha/33.576 ha “cánh đồng lớn”,chiếm tỷ lệ 49%, cao hơn so với cùng kỳ 1.200 ha. Giá bao tiêu cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg đối với lúa hàng hóa và 500-700 đồng/kg đối với lúa giống.Từ đó,việctham gia vào mô hình cánh đồng lớn giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 2,2-2,6 triệu đồng/ha.

Lúa hè thu đã xuống giống 73.506 ha, đạt 97,76% so với cùng kỳ, cao hơn 0,08% so với kế hoạch,đã thu hoạch 51.229 ha,năng suất ước đạt 54,5 tạ/ha. Trong tháng 6/2022, giá lúa tươi giảm 6-8% so với cùng kỳ 2021 (tương đương 317-450 đồng/kg).

Lúa thu đông đã xuống giống được 11.819 ha sớm so với cùng kỳ 2021, do đa số nông dân không giãn vụ, sau khi thu hoạch lúa hè thu xong họ tiến hành cải tạo đất để gieo sạ tiếp tục. Ngành nông nghiệp khuyến cáo đối với các trà lúa mới gieo sạ cần theo dõi chặt chẽ rầy di trú ngoài đồng ruộng, khi phát hiện thấy rầy di trú, nếu có điều kiện cần đưa nước vào ngập thân cây lúa để che chắn. Diện tích lúa thu đông 2022 nhiễm dịch hại 59 ha, cao hơn 59 ha so với cùng kỳ.

Cây hàng năm khác: Đến giữa tháng 6/2022, tổng diện tích gieo trồng rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày là 11.375ha thấp hơn406ha so với cùng kỳ. Trong đó, rau đậu các loại gieo trồng được 8.186 ha, giảm 0,33% so với cùng kỳ; cây ngô (bắp) gieo trồng được634ha,thấp hơn so với cùng kỳ114ha, đã thu hoạch được 394ha, ước sản lượng đạt 2.174 tấn.

Cây lâu năm: 6 tháng đầu năm 2022, tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 25.211 ha, tăng 3,99%so cùng kỳ 2021.Trong đó, diện tích cây ăn quả 23.683 ha, chiếm 93,94%, tăng 4,19% so cùng kỳ năm 2021. Diện tích cây ăn quả tăng là do thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ được các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hỗ trợ đầu tư đê bao khép kín bảo vệ vườn cây ăn quả, vận động nông dân cải tạo vườn tạp và đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang phát triển vườn cây ăn tráiđể tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Hiện tại Cần Thơ đang vào mùa trái cây: Dâu, chôm chôm, nhãn, măng cụt, sầu riêng… đều chín rộ trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8. Đây cũng là thời điểm để các nhà vườn có thể khai thác làm điểm tham quan phục vụ cho du khách đến Cần Thơ thăm những vườn trái cây trĩu quả.

Tổng sản lượng cây lâu năm ước đạt 98.744 tấn (+14,41%) tăng 12.439 tấn so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng cây ăn quả là 93.359 tấn tăng 12.284 tấn so cùng kỳ 2021. Sản lượng 6 tháng đầu năm tăng cao là do: Những diện tích trồng mới, chuyển đổi từ đất trồng màu sang cây ăn quả từ các năm trước (diện tích cho sản phẩm ước đạt 19.284 ha, tăng 12,47% so với 6 tháng đầu năm 2021), hiện tại đã vào giai đoạn thu hoạch rộ, bà con nông dân được ngành Nông nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên ngày càng tiếp cận được các kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó còn do bà con phun thuốc kích thích cho trái mùa nghịch nhiều vụ trong năm nên sản lượng tăng mạnh hơn cùng kỳ năm 2021.

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phốkhông xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.Ước 6 tháng đầu năm 2022, tổng đàn lợn hiện có 137.750 con, giảm 0,30% so với cùng kỳ, nguyên nhân do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng cao, một số hộ nuôi không dám tái đàn vì chi phí quá cao; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 11.525 tấn, tăng 4,13%, so với cùng kỳ; đàn trâu hiện có 280 con, tăng 7,28%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 23 tấn, tăng 4,55%; đàn bò hiện có 4.441 con, giảm 0,45% so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 155 tấn, tăng 9,15%; đàn gia cầm 2.263 con, tăng 11,59%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 4.284 tấn, tăng 9,31% so với cùng kỳ, do giá cả gia cầm trên thị trường ổn định nên bà con tái đàn trở lại.

b) Lâm nghiệp và thủy sản

Lâm nghiệp: Diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn, bà con nông dân trồng cây phân tán, ước tính 6 tháng đầu năm 2022 đã trồng được 401 nghìn cây phân tán, tăng 3,62% so với cùng kỳ 2021; sản lượng gỗ khai thác đạt 2 nghìn m3, tăng 0,60%; sản lượng củi khai thác đạt 28 nghìn ster, tăng 3,06% so với cùng kỳ.

Thủy sản: 6 tháng đầu năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 2.520 ha, tăng 11,65% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 716 ha, tăng 21,15%, các loại cá khác lũy kế thả nuôi ước tính 1.788 ha, tăng 8,43% so cùng kỳ 2021.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 104.730 tấn, tăng 7,05% so với cùng kỳ. Chia ra:

Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Uớc đạt 102.932 tấn, tăng 6,87% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thu được từ cá nuôi nước ngọt ước đạt 102.588 tấn, tăng 6,79%, chiếm 99,67% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng nội địa; sản lượng các loại thủy sản khác ước đạt 339 tấn (+95 tấn) so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hai năm bị tác động bởi đại dịch COVID-19 khiến nông dân thua lỗ rất nhiều, một số người không tiếp tục thả nuôi mới, trong khi số còn lại cũng không phát triển được; điều này đã dẫn đến lượng cá nguyên liệu cung cấp cho thị trường không nhiều. Trong khi đó, thị trường đang có nhu cầu cao đối với cá tra, đặc biệt là Mỹ. Cá tra nguyên liệu loại dưới 1 kg/con được doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu với giá rất cao. Từ tháng 3/2022, các doanh nghiệp mua cá tra nguyên liệu với giá 30.000 đồng/kg để bán sang thị trường Mỹ (Công ty Thủy sản Biển Đông thu mua với giá 30.000 đồng/kg, loại với loại từ 850 - 900 gram/con), từ đó các hộ nuôi tranh thủ thúc bán cá để kịp giá đang tăng cao.

TheoVASEP,sau khi giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long lập đỉnh vào cuối quý I/2022, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra fillet đông lạnh sang hầu hết các thị trường cũng tăng mạnh. Thị trường cá tra thế giới đang có chiều hướng tốt, đơn hàng tăng nhưng cá nguyên liệu đang thiếu.Dự báo tình trạng khan hiếm nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới ít nhất là hết quý III/2022.

Sản lượng thủy sản khai thác: Ước đạt 1.798 tấn, tăng 18,20% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.493 tấn, tăng 17,14%, chiếm 83,01% tổng sản lượng thủy sản khai thác; sản lượng thủy sản khác ước đạt 300 tấn, tăng 23,75% so với cùng kỳ.

7. Sản xuất công nghiệp

Các doanh nghiệp hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh khá tốt, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp bước đầu sản xuất kinh doanh đạt hơn 50% so với kế hoạch đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 12,68% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Ước tháng 6/2022 tăng 8,20% so với tháng trước và tăng 20,25% so với cùng kỳ. Trong đó,ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,18%; ngành phân phối điện tăng 9,85%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý chất thải tăng 15,63% so với cùng kỳ. Ước quý II/2022, IIP tăng 18,02% so với quý trước, tăng 14,90% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,41%; ngành phân phối điện tăng 6,41%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 8,36% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, IIP ước tăng 12,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,18%; ngành phân phối điện tăng 4,58%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 6,03%.

Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ như: Phi lê đông lạnh tăng 15,61%; tôm đông lạnh tăng 8,07%; thủy hải sản đã được chế biến bảo quản khác tăng 35,04%; dầu thực vật thô tăng 51,67%; sản phẩm xay xát (như sản phẩm gạo và gia công xay xát lúa gạo) tăng 32,89%; sản phẩm thức ăn cho gia súc tăng 12,62%; nước ngọt (cocacola, 7 up,..) tăng 36,52%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 20,46%; đế giày tăng 30,92%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 9,74%; dược phẩm dạng viên tăng 32,04%; thùng chứa, bể chứa dung tích trên 300 lít bằng plastic tăng 55,21%; sản phẩm đinh, đinh mủ, đinh vít tăng 66,21%;… Theo báo cáo của công ty sản xuất đinh, năm 2022 công ty đã phát triển thêm một số thị trường tiêu thụ sản phẩm mới, số lượng đơn đặt hàng đã ký ngày một nhiều, công ty đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất để có đủ hàng hóa cung ứng cho đối tác như đã ký kết. Bên cạnh đó, 2 công ty sản xuất sản phẩm ngành may mặc cũng đang tổ chức sản xuất các đơn hàng xuất khẩu đến tháng 10/2022.

Tình hình sản xuất sản phẩm gạo đang tăng trưởng tốt, tuy nhiên đây là sản phẩm gạo xay xát gia công, sản lượng đạt cao nhưng giá trị đạt thấp. Theo nhận định của các công ty sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp từ đây đến cuối năm sẽ thuận lợi hơn, một số doanh nghiệp đang tập trung sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết, và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng cho những tháng cuối năm.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm sản xuất giảm so với cùng kỳ, cụ thể như: sản phẩm bia đóng lon giảm 9,65% so với cùng kỳ, sản phẩm thuốc lá giảm 13,50% (việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều cửa hàng không bán được hàng hóa do,người dân đã nhận thức được tác hại của thuốc lá; sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) giảm 4,57%; phân khoáng hoặc phân hóa học chứa 3 nguyên tố nitơ, photpho và kali (NPK) giảm47,85%, thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng giảm 5,13%; sản phẩm gia dụng bằng plastic giảm 28,27%; sản phẩm sắt thép giảm 3,15%; các loại mền chăn, các loại chăn nhồi lông giảm 16,17% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước tháng 6 năm 2022 tăng 75,51% so với tháng cùng kỳ và tăng 13,67% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ ước tăng 55,55% so với cùng kỳ. Nhiều ngành có mức tiêu thụ tăng cao, cụ thể: Chế biến, bảo quản thủy sản tăng 15,10% so với cùng kỳ; xay xát và sản xuất bột thô tăng 126,36%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 30,45%; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng tăng 85,12%; sản xuất thuốc tây tăng 31,71%; sản xuất sắt thép tăng 26,85%; sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu tăng 64,30%;… Các chỉ số trên cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của một số ngành sản xuất công nghiệp tăng cao, tình hình xuất khẩu hàng hóa thuận lợi cũng nâng cao giá trị tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, một số doanh nghiệp xay xát xuất khẩu sản phẩm gạo sang các thị trường Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan như hợp đồng đã ký kết; một số doanh nghiệp nhờ áp dụng các phương pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng nhiều chính sách bảo hành thỏa đáng, tăng kích cầu tiêu dùng, từ đó tăng mức tiêu thụ hàng hóa của đơn vị.

Một số ngành có mức tiêu thụ giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất bia ước giảm 12,27% so với cùng kỳ; sản xuất thuốc lá giảm 4,29%; in ấn giảm 18,54%; sản xuất phân bón giảm 55,87%; sản xuất sản phẩm từ plastic giảm 23%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 58,29%;...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tại thời điểm 01/6/2022 giảm 60,43% so với tháng cùng kỳ và giảm 0,75% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ như: Chế biến, bảo quản thủy sản giảm 54,95% so với cùng kỳ; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản giảm 78,97%; sản xuất thuốc lá giảm 78,95%; sản xuất xi măng giảm 77,78%; sản xuất sắt thép giảm 86,71%;…

Hiện nay, nhiều công trình dự án đang quyết liệt thi công để kịp tiến độ, điều này cũng góp phần tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm ngành xây dựng, giảm lượng hàng tồn kho đáng kể tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép; đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công ty chỉ sản xuất khoảng 50% công suất để giải phóng lượng hàng tồn kho tại đơn vị; đa số các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn có nguồn nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc, việc khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm sản xuất vì thiếu nguyên liệu, điều này cũng đã góp phần giải phóng lượng hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Bên cạnh những sản phẩm có chỉ số tồn kho thấp vẫn còn một số ngành chỉ số tồn kho còn nhiều như: Xay xát lúa gạo; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất giày dép; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động;… Hiện nay, đang vào thời điểm sau thu hoạch vụ lúa đông xuân, hè thu nhiều doanh nghiệp xay xát đã đẩy mạnh mua lúa thô từ nông dân và thương lái, vì vậy lượng tồn kho sản phẩm ngành lúa gạo tăng cao vào thời điểm cuối mùa thu hoạch. Một số doanh nghiệp sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục), đang phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt với những công ty sản xuất cùng ngành trong nước lẫn nước ngoài, một số khách hàng lớn của doanh nghiệp đã chuyển sang đặt hàng của công ty đối thủ có giá cả cạnh tranh hơn, tiêu thụ sản phẩm của đơn vị giảm đáng kể, vì vậy tồn kho sản phẩm ngành này vẫn ở mức cao.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: Ước tháng 6/2022 tăng 1,26% so với tháng trước và tăng 22,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng nhẹ 0,04%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,03% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1,75% so với tháng trước. Tình hình lao động tại các doanh nghiệp ước tháng 6/2022 ổn định so với tháng trước, hầu hết các doanh nghiệp đã tuyển dụng được lao động theo đúng yêu cầu sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 18,95% so với cùng kỳ năm trước.

8. Thương mại, dịch vụ

a) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Với việc kiểm soát tốt dịch COVID-19, đã tạo niềm tin, sự an tâm cho người dân, doanh nghiệp để tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động văn hóa, du lịch dần trở lại như trước góp phần kích cầu tiêu dùng, nâng giá trị thương mại của thành phố. Đồng thời, thành phố diễn ra sôi nổi nhiều sự kiện lớn trong tháng Tư, thu hút đông đảo khách du lịch đến thành phố.

Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố có sự phục hồi tốt trong điều kiện thành phố đã vận dụng linh hoạt, có hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tháng 6 năm 2022, tổng mức bán ra hàng hóa và dịch vụ ước đạt 16.494,93 tỷ đồng, giảm 2,16% so với tháng trước và tăng 34,26% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, ước đạt 92.152,18 tỷ đồng, tăng 19,97% so với cùng kỳ.

Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2022, ước tính đạt 10.392,62 tỷ đồng, tăng 5,48% so với tháng trước và tăng 53,17% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 29.667,95 tỷ đồng, tăng 7,84% so với quý trước và tăng 37,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 22.012,27 tỷ đồng, tăng 6,34% so quý I/2022 và tăng 32,41% so cùng kỳ; lưu trú, ăn uống ước đạt 3.180,01 tỷ đồng, tăng 11,66% so quý I/2022 và tăng 99,48% so cùng kỳ; du lịch lữ hành ước đạt 102,16 tỷ đồng, tăng 127,09% so quý I/2022 và tăng 449,30% so cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 4.373,51 tỷ đồng, tăng 11,60% so quý I/2022 và tăng 30,50% so cùng kỳ.

Hiện tất cả các chợ đã hoạt động trở lại, các hoạt động lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại, du lịch từng bước trở nên sôi động trở lại, phục vụ nhu cầu vui chơi, mua sắm của người dân. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 57.179,79 tỷ đồng, tăng 24,74% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của hoạt động bán lẻ hàng hóa.

Bán lẻ hàng hóa: Tháng 6/2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 7.727,68 tỷ đồng, tăng 5,12% so tháng trước và tăng rất cao so với cùng kỳ, tăng 45,63%. Ước quý II/2022 đạt 22.012,27 tỷ đồng, tăng 6,34% so với quý I/2022 và tăng 32,41% so với quý II/2021. Ước tính 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42.712,06 tỷ đồng, tăng 22,29% so với cùng kỳ năm trước, với các nhóm ngành hàng tăng cao so với cùng kỳ như: Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 32,45%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 32,48%; ô tô các loại tăng 40,49%; phương tiện đi lại tăng 29,08%; xăng dầu tăng 20,73%; hàng hóa khác tăng 26,26%; sửa chữa xe có động cơ tăng 49,76%. Do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, trong đó giá xăng dầu, gas tăng cao nên đã làm giá một số mặt hàng tăng theo, vì thế doanh thu tăng mạnh.

Lưu trú, ăn uống: Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống trải qua một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng từ sau Tết đến nay hầu hết các khách sạn nhà hàng đều hoạt động bình thường trở lại nên doanh thu ngành lưu trú, ăn uống tăng mạnh. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 6/2022 ước đạt 1.093,22 tỷ đồng, tăng 5,51% so tháng trước và tăng 195,89% so cùng kỳ.Ước tính quý II/2022đạt 3.180,01 tỷ đồng, tăng 11,66% so quý I/2022 và tăng 99,48% so cùng kỳ. Ước tính 6 đầu năm 2022 đạt 6.028,07 tỷ đồng, tăng 52,14% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 476,21 tỷ đồng, tăng 141,02% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 5.551,86 tỷ đồng, tăng 47,47% so với cùng kỳ.

Du lịch lữ hành: Những tháng đầu năm nay, thành phố diễn ra nhiều sự kiện lớnvới nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí hấp dẫn và các chuyến bay nội địa đã được mở trở lại, các công ty du lịch lữ hành bắt đầu hoạt động trở lại nên nhu cầu du lịch, đi lại của người dân tăng mạnh. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 6/2022, ước đạt 42,86 tỷ đồng, tăng 27,57% so tháng trước.Ước tính quý II/2022đạt 102,16 tỷ đồng, tăng 127,09% so quý I/2022 và tăng 449,30% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, ước đạt 147,15 tỷ đồng, tăng 183,90% so với cùng kỳ. Du lịch xanh, du lịch sinh thái là một trong những xu hướng được yêu thích hiện nay, nhất là sau đại dịch COVID-19, loại hình du lịch sinh thái là thế mạnh và đang thu hút lượng lớn du khách trong các ngày lễ, nhất là trong dịp hè sắp tới.

Dịch vụ khác: Hầu hết các cơ sở dịch vụ đã hoàn toàn phục hồi mạnh mẽ sau khi thành phố đã kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 12/2021. Tất cả các ngành dịch vụ đều đã hoạt động lại, doanh thu tăng dần theo từng tháng, tăng mạnh nhất là tháng Tư và tháng Sáu. Doanh thu dịch vụ khác tháng 6/2022 ước đạt 1.528,85 tỷ đồng, tăng 6,73% so tháng trước và tăng 37,83% so cùng kỳ. Ước quý II/2022 đạt 4.373,51 tỷ đồng, tăng 11,60% so quý I/2022 và tăng 30,50% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản quý II/2022 ước đạt 1.198,30 tỷ đồng, tăng 22,70% so với quý I/2022, do thị trường bất động sản (BĐS) tại Cần Thơ sôi động rõ nét, hoạt động tại các sàn giao dịch BĐS, văn phòng công chứng đông đúc hơn, lượng giao dịch sản phẩm thành công tăng đáng kể; dịch vụ giáo dục và đào tạo ước quý II/2022 đạt 135,80 tỷ, tăng 75,10% so với quý trước, do các trường học, trung tâm dạy thêm đã hoạt động lại từ đầu tháng 02/2022; dịch vụ vui chơi giải trí doanh thu ước quý II/2022 đạt 1.270 tỷ, tăng 6,75% so với quý trước, do nhiều khu vui chơi giải trí đã hoạt động đón khách tăng mạnh trong các ngày Lễ. Tính chung 6 tháng năm 2022 doanh thu dịch vụ khác ước đạt 8.292,51 tỷ đồng, tăng 20,21% so với cùng kỳ năm 2021.

b) Vận tải và bưu chính chuyển phát

Từ đầu năm đến nay ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động vận tải dần được phục hồi, các công ty vận tải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh, để khai thác có hiệu quả các tuyến vận tải trong nước. Trong tháng 6/2022, doanh thu vận tải hành khách có tốc độ tăng cao nhất so với các hoạt động vận tải khác (+20,13%), nhưng lại có dấu hiệu giảm hơn so với tháng trước (-4,19%).

Các doanh nghiệp vận tải đã đầu tư thêm một số phương tiện mới, và mở thêm các tuyến hoạt động. Một số doanh nghiệp trước đây do ảnh hưởng của dịch xin tạm ngừng hoạt động nay đã hoạt động trở lại.

Trong tháng 6/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 275,90 tỷ đồng, tăng 6,26% so tháng trước và tăng 8,93% so cùng kỳ. Ước tính quý II/2022 đạt 808,69 tỷ đồng, tăng 11,92% so quý trước và tăng 5,55% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.531,26 tỷ đồngtăng 6,15% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 6/2022 ước đạt 1.475,09 nghìn hành khách, giảm 1,83% so với tháng trước và tăng 12,70% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2022, số lượt hành khách vận chuyển đạt 8.285 nghìn lượt hành khách, tăng 10,02% so với quý trước và tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 15.816,63 nghìn hành khách, tăng 2,35% so với cùng kỳ.

Số lượt hành khách luân chuyển đạt 65.789,40 nghìn hành khách.km, giảm 4,95% so tháng trước, tăng 15,12% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2022, số lượt hành khách luân chuyển đạt 211.974 nghìn lượt hành khách.km, tăng 10,01% so quý trước và tăng 14,06% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số lượt hành khách luân chuyển đạt 404.660,96 nghìn hành khách.km, tăng 3,27% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 6/2022, ước đạt 915,05 nghìn tấn, tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ lần lượt là 7,85%; 5,33%. Ước tính quý II/2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 2.857 nghìn tấn, tăng 6,10% so với quý trước và tăng 3,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 5.549,86 nghìn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.

Trong tháng 6/2022, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 154.327,31 nghìn tấn.km, tăng 9,06% so tháng trước, tăng 5,48% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2022, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 452.362 nghìn tấn.km, tăng 5,99% so với quý trước và tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 879.160,67 nghìn tấn.km, tăng 8,49% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông: Thực hiện cấp 11 giấy phép, xác nhận hoạt động bưu chính. Tham gia Đoàn Kiểm tra của BTTTT, kiểm tra 02 doanh nghiệp bưu chính và bưu chính KT1. Thực hiện thẩm định vị trí xây dựng 30 trạm BTS của Viettel Cần Thơ, 39 trạm BTS của Viễn thông Cần Thơ để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng lưới trên địa bàn thành phố (thống nhất xây dựng mới 33 trạm, yêu cầu khảo sát dùng chung 36 trạm, đạt tỷ lệ dùng chung 52%). Thẩm định chi phí di dời trạm BTS của Viettel Cần Thơ; chi phí di dời tuyến cống bể của VNPT Cần Thơ trong dự án tuyến nối Quốc lộ 91 với tuyến tránh thành phố Long Xuyên. Thực hiện 01 cuộc kiểm tra định kỳ năm 2022 về việc quản lý, đăng ký sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước đối với 03 doanh nghiệp thông tin di động trên địa bàn thành phố và 07 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Triển khai các biện pháp xử lý rác viễn thông (SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo).

Tổ chức 01 cuộc kiểm tra về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện năm 2022 đối với 05 đơn vị là doanh nghiệp có sử dụng tần số VTĐ (có 01 đơn vị vi phạm về sử dụng sai tần số được cấp phép). Tham gia cùng Đoàn kiểm tra do Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực IV tổ chức, đã thực hiện kiểm tra việc sử dụng tần số của 02 tổ chức trên địa bàn quận Ninh Kiều và Cái Răng.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Lực lượng lao động (LLLĐ) của thành phố Cần Thơ trong quý I/2022 là 635.199 lao động, ước quýII/2022 tăng khoảng 2% tương đương tăng khoảng 12.704 lao động so với quýI/2022. Thị trường lao động việc làm tại Cần Thơ sẽ có nhiều thay đổi, sau khi dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đã được kiểm soát và thích ứng an toàn, người lao động trở về từ miền Đông Nam Bộ, cụ thể như: TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai có thể tìm được công việc khác tại địa phương trong bối cảnh mới và cả lực lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đang tìm kiếm việc làm tại địa phương. Thành phố cũng xây dựng chính sách tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp; phát triển tổng hợp các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa quan hệ thị trường và đối tác hợp tác với sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực công nghiệp, thương mại, phối hợp chặt chẽ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nắm thông tin nhu cầu sử dụng lao động ở các đơn vị để tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho các lao động trong thành phố và từ các địa phương khác về thành phố để cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp.

Lao động có việc làm của Thành phố trong quý I/2022 là 596.989 lao động, ước quý II/2022 tăng khoảng 3% tương đương 17.910 lao động. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp Cần Thơ đến tháng 5/2022 là 43.129 lao động (42.305 lao động chính thức, 824 lao động thời vụ), tăng 7.220 lao động so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tổng số lao động của các doanh nghiệp FDI là 20.227 lao động.

2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

a) Đời sống dân cư

Khi dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân dần trở lại bình thường tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn do chịu ảnh hưởng sự tăng giá của nhiều loại nguyên vật liệu đầu vàophục vụ sản xuất, nguồn vốn giải quyết việc làm còn hạn chế đã tác động trực tiếp đến thu nhập của đại đa số người lao động. Mặc dù còn có những khó khăn, Thành phố đã triển khai các giải pháp quan trọng để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định đời sống người dân.

6 tháng đầu năm 2022,nhìn chung đời sống cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tuy đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, hỗ trợ về đời sống, nhưng giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao như hiện nay, thì thu nhập của đại đa số người lao động vẫn còn tương đối khó khăn.

Giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật liên tục "lập đỉnh" đã tác động lớn đến thu nhập của đời sống dân cư khu vực nông thôn. Người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Để hỗ trợ phần nào cho đời sống của cán bộ, công chức và người lao động thì các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo trong dịp Tết và các ngày lễ lớn tạo không khí phấn khởi trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tất cả đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn đều rất phấn khởi khi cấp độ dịch được kiểm soát tốt ở mức bình thường mới; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khu vui chơi giải trí, điểm du lịch,… dần hồi phục, từng bước thích ứng với diễn biến của dịch bệnh, đảm bảo việc làm ổn định.

Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện chi trả lương tháng 02/2022 cho CNVCLĐ trước Tết Nguyên đán và thưởng lương tháng 13 cho CNVCLĐ. Hiện nay thu nhập bình quân của người lao động là 6.500.000 đồng/người/tháng, tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng CNLĐ luôn gương mẫu trong lao động sản xuất, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, mong muốn có nhà lưu trú cho công nhân, có việc làm ổn định, thu nhập tăng đảm bảo cuộc sống.

Các cấp Công đoàn đã tổ chức 106 cuộc “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” tại công đoàn các cấp; thực hiện các chế độ chính sách chăm lo cho cán bộ, CNVCLĐ, đặc biệt hỗ trợ đoàn viên, CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnhCOVID-19và đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, vui Xuân đón Tết với tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Qua đó, Liên đoàn Lao động thành phố và các cấp công đoàn đã tặng 23.823 suất quà với tổng trị giá 12,807 tỷ đồng; Đến thăm và tặng quà Tết cho 09 CNLĐ bị tai nạn lao động nặng mỗi phần 1 triệu đồng, tổng số tiền 09 triệu đồng. Tổ chức thăm và tặng 50 phần quà cho đoàn viên, công nhân lao động không có điều kiện về quê ăn Tết tại các Tổ Tự quản Khu Nhà trọ công nhân trong đêm giao thừa, trị giá 300.000 đồng/người (tiền mặt) tổng trị giá 15 triệu đồng.

Dịp này Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng 200 phần quàcho đoàn viên, người lao động là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, người nhiều năm không có điều kiện về quê đón Tết, người khó khăn do bị ảnh hưởngCOVID-19trên địa bàn thành phố, với tổng số tiền là 250 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnhCOVID-19theo Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với số tiền gần 1,357 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn đã vận động đóng góp Quỹ XHTT Tấm Lòng vàng số tiền 2,230 tỷ đồng. Ban quản lý Quỹ Tấm lòng vàng trợ cấp khó khăn cho 05 đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo, với số tiền 13 triệu đồng. Bàn giao 13 Mái ấm công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở tổng trị giá 520 triệu đồng. Trao tặng 05 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, tổng trị giá 7,5 triệu đồng. Trao 02 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho 02 em học sinh có cha, mẹ mất vì COVID-19từ nguồn xã hội hóa.

b) Công tác an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo: Hỗ trợ 1000 phần quà (trị giá 300.000 đồng/phần) và tiền mặt mỗi hộ 300.000 đồng/hộ cận nghèo với tổng kinh phí 600 triệu đồng cho 1000 hộ cận nghèo khó khăn trên địa bàn; tham mưu dự thảo thảo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch năm 2022 và xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025 ở quận, huyện, và tham gia Đoàn thanh tra diện rộng chính sách giảm nghèo huyện Vĩnh Thạnh.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh năm 2022 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Bảo trợ xã hội: Trợ cấp thường xuyên cho hơn 250.000 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí hơn 120 tỷ đồng.

Phối hợp cùng các quận, huyện chi trả trợ cấp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các đối tượng thụ hưởng, bao gồm: 43.096 đối tượng BTXH sống tại cộng đồng; 317 đối tượng sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; 1.349 đối tượng sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập; 2.901 hộ nghèo; 207 người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên, với tổng số kinh phí hơn 43,163 tỷ đồng. Tham mưu Lãnh đạo Sở thành lập Đoàn thăm, chúc Tết Nguyên đán năm 2022 tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập. Tổ chức thành công Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2022.

Phối hợp, kết nối, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức quan tâm hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nổi bật như kết nối cùng Nhóm Những người yêu Sài Gòn tham gia sự kiện xem đá bóng và gala giao lưu với tuyển thủ Nguyễn Quang Hải; trao 90 sổ tiết kiệm (trong đó có 50 sổ trị giá 8 triệu đồng và 40 sổ trị giá 4 triệu đồng) và quà cho 90 trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn; phối hợp Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Cần Thơ và Quỹ Mái ấm hạnh phúc trao 49 suất hỗ trợ (mỗi suất trị giá 5 triệu đồng tiền mặt) cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn.

3. Giáo dục và đào tạo

Sở đã triển khai văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục tuyên truyền, giáo dục khai thác, sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; hướng dẫn sử dụng chức năng Phản ánh thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn) trong trường hợp sai sót thông tin tiêm chủng COVID-19; tuyên truyền việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi (tính đến thời điểm báo cáo, có 49.395/126.732 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, đạt tỷ lệ 38,98%).

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngànhGiáo dục và Đào tạo thành phố hỗ trợ cho công chức, viên chức, người lao động và học sinhcó hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo với tổng số tiền là 173.500.000 đồng.

Kết quả Kỳ thi chọn HS giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2021-2022: Đạt 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 11 giải Ba và 12 giải Khuyến khích. Năm 2022, thành phố Cần Thơ có 01 HS (em Đỗ Trọng Phước Nguyên, HS lớp 11 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng) được tuyển chọn vào Đội tuyển HS cấp quốc gia tham dự Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế. Đây là năm thứ hai liên tiếp, học sinh thành phố Cần Thơ vinh dự góp mặt trong Đội tuyển cấp quốc gia dự thi cấp quốc tế.

Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022- 2023, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023: Tổ chức Hội thảo định hướng lựa chọn môn học trong nhóm môn học lựa chọn đối với cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 cho cán bộ quản lý, GV trường THCS, THPT, lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; tập huấn công tác tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023; tư vấn trực tuyến Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022: Tổ chức Hội thảo chuyên môn Lịch sử cấp THPT chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Hội nghị hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT (10 môn thi) cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học với nội dung: đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, giới thiệu đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD&ĐT, qua đó định hướng nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Tổ chức tập huấn phần mềm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các viên chức các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX và Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Bồi dưỡng nhà giáo, đặc biệt lưu ý điểm mới về kỹ thuật đăng ký trực tuyến.

4. Y tế

Từ ngày 15/5/2022 đến ngày 14/6/2022, ghi nhận451trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng272trường hợp so với tháng trước (179trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận984trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 461trường hợp so cùng kỳ (523trường hợp); tay chân miệng ghi nhận401trường hợp mắc,tăng372trường hợp so với tháng trước (29trường hợp), không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận702trường hợp mắc, không có tử vong, giảm313trường hợp so cùng kỳ (1.015trường hợp); tiêu chảy812trường hợp, tăng103,5% so với tháng trước.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19:

Thành phố Cần Thơ tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Số ca bệnh mắc trong cộng đồng và số ca tử vong giảm sâu.

Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể:

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 12/01/2022 về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 21/01/2022 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thể mới (Omicron) của SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố và Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 về việc ban hành Chiến lược y tế phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Chương trình số 10/CTr-UBND ngày 18/4/2022 về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trường học thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; hướng dẫn trường học xử lý các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 phát sinh từ trong trường học.

Thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại; thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc xin, tổ chức tiêm an toàn, đảm bảo tiến độ; đồng thời thực hiện rà soát, vận động và triển khai tiêm cho các trường hợp chưa tiêm, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động hoặc đến tận nhà để tiêm vắc xin cho người yếu thế, người gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi từ ngày 21/4/2022. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 31/5/2022 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tính đến ngày 14/6/2022, có 2.937.296 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 95,4% số liều được phân bổ), tỷ lệ trẻ từ 5- dưới 12 tuổi được tiêm đạt 67,5% (trong đó 6,17% được tiêm 2 mũi); tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm đạt 100% (trong đó 93,95% tiêm đủ 02 mũi); tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đạt 98,94% (trong đó 99,08% tiêm đủ 02 mũi); tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 84,01% dân số từ 18 tuổi trở lên. Hiện thành phố đang triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 6.988trường hợp. Trong đó, tử vong 2.574trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.414trường hợp. Điều trị ARV cho 4.505trường hợp, điều trị Methadone cho 317 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

5. Văn hóa, thể thao

Văn hóa: Tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt độngvăn hóa thể thaovà du lịch kỷ niệm ngày lễ, sự kiện của đất nước và thành phố. Đặc biệt, kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022).

Thực hiện Chủ đề năm 2022 của thành phố: “Tập trung kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; thích ứng an toàn, linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội thành phố”.

Thư viện: Hệ thống thư viện bổ sung 1.689 bản sách, phục vụ 370.090 lượt người, phục vụ 747.128 lượt thông tin tài liệu.Lũy kế06 tháng đầu năm thư viện bổ sung 12.172 bản sách (đạt 42% kế hoạch năm), phục vụ 1.753.255 lượt người (đạt 59% kế hoạch năm), phục vụ 3.473.367 lượt thông tin tài liệu.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ thu hút: 169.952 lượt khách. Thực hiện công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường năm học 2021 - 2022: hướng dẫn 6.020 lượt học sinh, sinh viên, đoàn viêntham quan, học tập tại di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy và Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ.

Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Tham gia Hội thi Múa không chuyên toàn quốc năm 2022, tại tỉnh An Giang, kết quả đạt 01 huy chương vàng (HCV) chương trình, 02 HCV tiết mục và 02 huy chương bạc (HCB) tiết mục.

Nhà hát Tây Đô: Tổ chức biểu diễn 06 suất và phục vụ khoảng 1.900 lượt người xem.

Thể dục, thể thao: Tính đến tháng 6 năm 2022, chỉ tiêu người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 427.861 người, đạt 99,6% kế hoạch năm; số gia đình thể thao: 94.467 hộ, đạt 99,8% kế hoạch năm, số câu lạc bộ thể dục thể thao: 1.310 câu lạc bộ, đạt 97% kế hoạch năm.

Chuẩn bị tổ chức: Đại hội Thể dục thể thao thành phố Cần Thơ lần thứ IX năm 2022; Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình và kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6). Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền thành phố Cần Thơ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2021 - 2025.Thể thao thành tích cao: Thành phố Cần Thơ có 03 huấn luyện viên (HLV), 17 vận động viên (VĐV) tham gia Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 năm 2021 và cử 15 trọng tài các môn tham gia điều hành Seagames 31, kết quả đạt 06 HCV, 03 HCB, 02 HCĐ.

Tính đến ngày 15 tháng 6, đoàn thể dục thể thao thành phố đã cử 70 HLV, 490 VĐV (200 nữ) tham dự 32 giải thể thao quốc gia, đạt 110 huy chương các loại (46 HCV - 28 HCB - 36 HCĐ, trong đó đạt 06 HCV, 03 HCB, 02 HCĐ tại Seagames 31 năm 2022; 03 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ tại Giải vô địch Taekwondo vô địch Đông Nam Á).

6. Chính sách lao động - xã hội

Lĩnh vực lao động: Thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm 4.972lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là143người). Lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho31.437lao động, đạt62,38% kế hoạch, tăng53,11% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung tâm Dịch vụ việc làmđã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 17.937 lượt; giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho 1.271 lượt, cung ứng lao động trong và ngoài nước 200 người; thông qua các hình thức như: người lao động đến liên hệ trực tiếp tại Trung tâm, gián tiếp qua email, tổng đài điện thoại, nhóm quản trị nhân sự Cần Thơ, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, Cổng thông tin Việc làm Cần Thơ, trực tiếp tại Ngày gặp gỡ nhà tuyển dụng thứ Hai hàng tuần; đồng thời, tham gia Ngày hội việc làm - Giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long năm 2022; phối hợp các Trung tâm Dịch vụ việc làm trong khu vực tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố lân cận. Thực hiện thu thập 1.220 vị trí việc làm trống của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông qua khảo sát, cập nhật từ các kênh tuyển dụng của các doanh nghiệp; thu thập thông tin của 349 lượt lao động có nhu cầu tìm việc vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động. Đào tạo nghề cho 59 người, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng cho 863 lượt.

Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo là 1.459 hồ sơ, tăng 6,65% so với tháng báo cáo liền trước đó (1.368 hồ sơ), giảm 13,36% so với tháng cùng kỳ năm 2021 (1.684 hồ sơ).

Thực hiện chính sách Người có công: Hiện có 5.515Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 28Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng.Tổ chức thành công dẫn Đoàn Mẹ Việt Nam Anh hùng và Người có công với cách mạng tiêu biểu đi tham quan Thủ đô Hà Nội viếng Lăng Bác và gặp Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ(tại Nghị quyết số 68/NQ-CP)

Tính đến ngày 20/6/2022, toàn thành phốđã phê duyệt hỗ trợ3.835 người sử dụng lao động,737.959 lượt người, kinh phí trên1.357 tỷ đồng;đãchihỗ trợ cho3.835người sử dụng lao động,687.568người vớitổng kinh phí trên 1.295tỷ đồng, đạt93,17% so với số lượng được duyệt, cụ thể:

Nhóm chính sách Bảo hiểm xã hội(gồm các chính sách: 1, 2, 3 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): đã hoàn thành hỗ trợ 3.807 người sử dụng lao động với 101.782 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 45,9 tỷ đồng.

Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt(gồm các chính sách: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP):Đã phê duyệt 594.443 lượt người, kinh phí trên 1.150 tỷ đồng; đến nay đã chi hỗ trợ cho 544.052 lượt người, kinh phí trên 1.088 tỷ đồng, đạt 91,52% so với số lượng được phê duyệt (Trong đó, chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố: đã phê duyệt 424.468 người, kinh phí trên 848 tỷ đồng; đã chi hỗ trợ cho 414.530 người với tổng kinh phí trên 829 tỷ đồng, đạt 97,66% so với số lượng được duyệt).

Nhóm chính sách vay vốn(chính sách 11 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): Đã giải ngân cho 28 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 41.734 lượt người lao động với số tiền cho vay trên 160,9 tỷ đồng.

7. Tình hình tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Tai nạn giao thông và phòng chống cháy nổ: Từ ngày 15/5/2022 đến 14/6/2022, theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ đã xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông, giảm 02 vụ so với cùng kỳ, chết 04 người, tăng 01 người và 01 người bị thương, giảm 05 người với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, số vụ tai nạn giao thông đường bộ 31 vụ, đường thủy 01 vụ, 32 người chết, 5 người bị thương. Tình hình cháy nổ tháng 6/2022 (từ ngày 15/5/2022 - 14/6/2022) trên địa bàn Thành phố xảy ra 01 vụ cháy, nổ ở huyện Cờ Đỏ, so với tháng trước tăng 01 vụ (0/1 vụ), không thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 triệu đồng, lũy kế 06 tháng số vụ cháy là 09 vụ cháy, thiệt hại tài sản thống kê được 1.215 triệu đồng.

Bảo vệ môi trường: Trong tháng 6 không phát hiện số vụ vi phạm về môi trường, số vụ đã xử lý là 01 vụ của tháng 5 chuyển sang với số tiền xử phạt là 309 triệu đồng. So với tháng trước, số vụ vi phạm đã phát hiện giảm 05 vụ và giảm 02 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế đến hết tháng báo cáo số vụ vi phạm đã phát hiện là 22 vụ, số vụ đã xử lý là 14 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 372 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ vi phạm đã phát hiện giảm 29 vụ.

Tình hình thiên tai:Trong tháng 6 năm 2022 trên địa bàn thành phố Cần Thơ xảy ra 03 vụ mưa lớn làm sập 01 căn nhà; tốc mái, ảnh hưởng 03 căn nhà, ước thiệt hại khoảng 75 triệu đồng; 07 vụ lốc kèm theo gió làm sập 02 căn nhà; tốc mái, ảnh hưởng 06 căn nhà, ước thiệt hại khoảng 107 triệu đồng; 04 vụ sạt lở làm sạt hoàn toàn 01 căn nhà; 07 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại ước khoảng 750 triệu đồng. So với tháng trước, số vụ mưa lớn tăng 01 vụ, số vụ lốc tăng 07 vụ; số vụ sét giảm 01 vụ và số vụ sạt lở tăng 03 vụ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ mưa lớn tăng 02 vụ; số vụ lốc tăng 03 vụ, số vụ sạt lở giảm 06 vụ. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ xảy ra 06 vụ mưa lớn, 08 vụ lốc, 01 vụ sét và 07 vụ sạt lở bờ sông.

Đối với công tác phòng, chống sạtlở bờ sông: Ban hành văn bản chỉ đạo chủ động ứng phó với sạtlở bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Công văn số 07/PCTT-TKCN ngày 31/3/2022 về việc chủ động tăng cường công tác phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố. Đồng thời phối hợp cùng địa phương, tổ chức các đoàn đi khảo sát thực địa, kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở cao để chủ động phòng chống. Trong năm 2022, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi, Chi cục Thủy lợi đã phối hợp với các địa phương thực hiện gia cố 480m kè chống sạt lở bằng các giải pháp dân gian, truyền thống (cừ dừa, cừ bạch đàn, cừ tràm kết hợp rọ đá và vãi địa kỹ thuật) với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.

III. ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP

Để tiếp tục đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2022, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh tế năm 2022 thành phố cần triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trong Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 của thành phố.

Hai là, tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo nội dung kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, không mất cảnh giác, lơ là, chủ quan.

Ba là, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tích cực khai thác nguồn thu, đôn đốc thu nộp kịp thời đối với các khoản phải nộp vào ngân sách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt và vượt dự toán năm 2022 đã được Bộ Tài chính giao; tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định.

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá về kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế thành phố, hỗ trợ cho các ngành sản xuất khác./.


Website Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

    Tổng số lượt xem: 887
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)