1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng Bảy diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, nông nghiệp ở trình độ cao,đưa công nghệ sạch vào sản xuất,đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất giống cho các sản phẩm chủ lực của thành phố gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo thành chuỗi giá trị khép kín.
a) Nông nghiệp
Cây lúa:Tổng diện tích gieo trồng được 210.349 ha, giảm 2,05% so cùng kỳ. Lúa đông xuân đã thu hoạch dứt điểm 76.039 ha diện tích, ước năng suất đạt 74,17 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 564.007 tấn, giảm 1,97% so cùng kỳ. Lúa hè thu gieo trồng được 73.506 ha, giảm 2,24% so cùng kỳ, đã thu hoạch được 71.048 ha, ước năng suất đạt 60,20 tạ/ha, cao hơn 0,53 tạ/ha so cùng kỳ. Lúa thu đông gieo trồng được 60.804 ha, giảm 1.552 ha (-2,50%) so cùng kỳ, chủ yếu trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây hàng năm khác: Lũy kế 7 tháng/2022, đã gieo trồng được 13.496 ha, đạt 87% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ, ước diện tích thu hoạch 8.765 ha, đã hình thành vùng chuyên canh rau màu tập trung 229 ha, ước sản lượng đạt 28.390 tấn.
Cây lâu năm: Tổng diện tích ước đạt25.211 ha, tăng 3,99%so cùng kỳ 2021.Trong đó, diện tích cây ăn quả 23.683 ha, chiếm 93,94% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 4,19% so cùng kỳ. Diện tích cây ăn quả tăng là do thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ được các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ đầu tư đê bao khép kín bảo vệ vườn cây ăn quả, vận động nông dân cải tạo vườn tạp và đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang phát triển vườn cây ăn tráiđể tăng thêm hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi:Từ đầu năm đến nay, trênđịa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; ngành Nông nghiệp thực hiện tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh; theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; chỉ đạo phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững; rà soát, thống kê, thực hiện tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm đợt 2/2022.
Tháng 7/2022, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau: Đàn trâu hiện có270 con, tăng 7,57% so cùng kỳ; đàn bò 4.360 con, giảm 1,74%so với cùng kỳ; tổng đàn heo 129.750 con, giảm 6,09% so cùng kỳ; đàn gia cầm 2.268 nghìn con, tăng 12,50% so cùng kỳ.
Lũy kế 7 tháng/2022, sản lượng thịt heo xuất chuồng ước đạt 14.196 tấn, tăng 3,47% so cùng kỳ; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 5.163 tấn, tăng 8,26% so cùng kỳ năm 2021.Sản lượng chăn nuôi của thành phố cung ứng 50-70% nhu cầu thị trường, số lượng còn lại nhập từ các tỉnh thành khác để cung ứng đủ cho người tiêu dùng.
b) Lâm nghiệp
Diện tích trồng cây lâm nghiệp tập trung không còn, bà con nông dân chỉ trồng cây phân tán ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ước tính đến tháng7/2022, toàn thành phố đã trồng được 481 nghìn cây phân tán.
c) Thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản lũy kế đến tháng 7/2022 (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 3.069ha (tăng 19,23% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 741 ha, tăng 21,28%, các loại cá khác thả nuôi ước tính2.311ha, tăng18,82% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản lũy kế đến tháng 7/2022, ước đạt 125.496 tấn, tăng 9,21% so cùng kỳ, bao gồm sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 2.262 tấn, tăng 14,47% so cùng kỳ; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 123.233 tấn, tăng 9,11% so cùng kỳ.
2. Sản xuất công nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn đang tiếp tục phục hồi và khởi sắc, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với trạng thái bình thường mới. Các biện pháp sản xuất kinh doanh thích ứng tình hình mới, tại các doanh nghiệp đã phát huy được hiệu quả tích cực. Tính chung 7 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,93% so cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tháng 7/2022, tăng6,07% so tháng trước và tăng 57,08% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 72,42%; ngành phân phối điện tăng14,15%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 12,84% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng/2022, IIP tăng 16,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,39%, ngành phân phối điện tăng 2,99%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 3,72%.
Ước 7 tháng/2022, có nhiều sản phẩm tăng đáng kể so với cùng kỳ, như: Phi lê đông lạnh tăng 17,56% so với cùng kỳ; tôm đông lạnh tăng 13,68%; sản phẩm xay xát tăng 36,07%; nước ngọt (cocacola, 7 up,..) tăng 33,84%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 11,01%; dược phẩm dạng viên tăng 48,57%;sản phẩm đinh, đinh mủ,ghim dậptăng 78,66%;… Tiếp tục đà tăng trưởng, Việt Nam dần mở cửa trong hoạt động giao thương quốc tế, các doanh nghiệp đã tranh thủ thời cơ mở rộng thị trường tiêu thụ khi các công ty đối thủ ở những quốc gia khác vẫn còn bị giới hạn để đảm bảo an toàn bởi dịch bệnh. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất để kịp tiến độ giao hàng cho công ty đối tác như đã ký kết, vì vậy các sản phẩm nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh.
Bên cạnh những sản phẩm tăng, cũng còn một số sản phẩm phải đối mặt với nguy cơ, thách thức từ thị trường, sản xuất giảm so với cùng kỳ, cụ thể như: Sản phẩm bao và túi dùng để đóng gói hàng từ nguyên liệu dệt khác giảm 5,52%; các loại mền chăn, các loại chăn nhồi lông giảm 11,64%; sản phẩm in khác giảm 11,30%; thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng giảm 3,87%; sản phẩm gia dụng bằng plastic giảm 21,34%; bao và túi (kể cả loại hình nón) từ plastic khác giảm 16,70%… Thời gian qua, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn khi Việt Nam mở cửa, người dân và các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tuy nhiên việc khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào là điều các doanh nghiệp khó tránh khỏi, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu nhập khẩu, như sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất chăn mền từ lông vũ, hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.
Chỉ số tiêu thụtoàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạoướctháng7/2022 tăng 156,56% so với tháng cùng kỳ.Tính chung 7 tháng/2022, chỉ số tiêu thụtăng 65,80% so với cùng kỳ. Nhiều ngành có mức tiêu thụ tăng cao, cụ thể: chế biến, bảo quản thủy sản tăng 18,06% so với cùng kỳ; xay xát và sản xuất bột thô tăng 146,32%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 37,61%; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng tăng 68,17%; sản xuất thuốc tây tăng 48,86%; sản xuất sắt thép tăng 21,24%; sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu tăng 77,08%;… Cũng có mộtsốngành có mức tiêu thụ còn hạn chế như: Sản xuất bia tiêu thụ giảm 12,63% so với cùng kỳ; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 5,98%; in ấn giảm 17,69%; sản xuất phân bón giảm 4,33%; sản xuất sản phẩm từ plastic giảm 18,31%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 20,65%;... Việc khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí lưu kho, vận chuyển cũng tăng, dẫn đến giá bán sản phẩm cũng tăng, điều này đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/7/2022 giảm 59,85% so với tháng cùng kỳ và tăng 3,9% so với tháng trước. Sau thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh, lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp đã được giải phóng đáng kể. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ như: Chế biến, bảo quản thủy sản giảm 55,70% so với cùng kỳ; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản giảm 89,90%; sản xuất thuốc lá giảm 49,90%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 74,23%; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giảm 93,39%; sản xuất xi măng giảm 77,78%; sản xuất sắt thép giảm 41,49%. Bên cạnh vẫn còn một số ngành có chỉ số tồn kho còn nhiều như: xay xát lúa gạo; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động;…
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tháng 7/2022tăng0,85% so với tháng trước,trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ 0,55%;doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng0,89% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 0,96%.
3. Đầu tư
Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý từ đầu năm đến nay đạt thấp, một số dự án mới dự định khởi công trong năm vẫn chưa được khởi công, vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục ban đầu.
a) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồnngân sách nhà nước do địa phương quản lýước tháng 7/2022 đạt 426,55 tỷ đồng, tăng 68,99% so cùng kỳ năm trước, bao gồm:Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 270,04 tỷ đồng, tăng 64,51%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 156,51 tỷ đồng, tăng 77,33% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 2.315,39 tỷ đồng, bằng 31,66% kế hoạch năm và tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: (1) Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.402,79 tỷ đồng, bằng 25,01% kế hoạch năm, tăng 2,60% so với cùng kỳ; (2) Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 912,60 tỷ đồng, bằng 53,50% kế hoạch năm, tăng 36,67% so với cùng kỳ năm trước.
Tiến độ thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý từ đầu năm đến nay vẫn còn khá chậm so với kế hoạch đề ra. Một số dự án chuyển tiếp từ năm trước được nhà thầu và đơn vị thi công triển khai chậm sau khi bước sang năm mới; một số dự án mới đã có vốn kế hoạch từ đầu năm vẫn chưa được khởi công; một số nhà thầu, đơn vị giám sát năng lực thi công, năng lực tài chính còn khá yếu, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công hoàn thành gói thầu; các dự án đầu tư, xây dựng tái định cư cho các hộ phải di dời, giải tỏa do ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công giải phóng bằng ở những dự án khác liên quan; một số dự án phải điều chỉnh lại thiết kế và đang chờ kết quả thẩm định, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung cho toàn dự án. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu xây dựng vẫn đang biến động tăng, đã gây khó khăn, ảnh hưởng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị thi công, trúng thầu các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách.
Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn Thành phố:
Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), Dự án có tổng mức đầu tư 7.843,19 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.032,65 tỷ đồng. Hiện nay, chủ đầu tư đang thực hiện những thủ tục cần thiết để triển khai gói thầu xây dựng Âu thuyền Cái Khế (thuộc dự án 3); dự án còn hơn 10 gói thầu xây lắp đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt thiết kế. Tiến độ thực hiện của tổng dự án đến thời điểm hiện tại đạt khoảng hơn 50%, dự án vẫn đang gặp nhiều khó khăn do vướng mặt bằng thi công, một số gói thầu hoàn thành xong thủ ban đầu nhưng nhà thầu và đơn vị thi công vẫn chưa triển khai.
Dự án đường Vành đai phía Tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, dự án do Sở Giao thông Vận tải thành phố làm chủ đầu tư,có tổng mức đầu tư 3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.494,7 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến trên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Hiện nay, các địa phương có dự án đi qua đã hoàn tất việc cấm mốc lộ giới và đang hoàn tất việc lập danh sách các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng để có phương án bồi hoàn và bố trí tái định cư. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 6/2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được triển khai.
Dự án xây dựng cầu Tây Đô, dự án có tổng mức đầu tư là 208 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 30 tỷ đồng, dự án có chiều dài trên 140 m, gồm 2 nguyên đơn, 4 làn xe. Đơn vị thi công đang quyết liệt thực hiện, đã chia làm 2 mũi để thi công công trình, tăng cường nhân lực thi công cả 3 ca/ngày (sáng, chiều, tối) theo hình thức cuốn chiếu, mặt bằng đến đâu thì thi công đến đó, chủ đầu tư và nhà thầu đang phấn đấu thực hiện để hoàn thành nguyên đơn 1 vào cuối tháng 10/2022.
Dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 923, dự án có tổng mức đầu tư hơn 576 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao 110 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến là 13,8 km, điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ nối dài thuộc huyện Phong Điền, điểm cuối giao với quốc lộ 91 đoạn thuộc quận Ô Môn. Đến nay, dự án đã ký hợp đồng thi công nhiều gói thầu xây dựng đường và cầu với các đơn vị thi công.
Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư là 1.727,9 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA do Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 592,78 tỷ đồng. Đến nay, tiến độ thực hiện dự án đạt khoảng 20%, đây là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố, UBND thành phố đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án kéo dài đến ngày 11/7/2025.
b) Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tháng 7, thành phố chưa có dự án mới được thu hút. Lũy kế 7 tháng/2022, cấp mới 01 dự án FDI, vốn đăng ký 1,26 triệu USD; chấm dứt hoạt động 02 dự án với tổng vốn đăng ký 0,505 triệu USD; lũy kế đến hết tháng 7/2022, có 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.055 triệu USD, vốn thực hiện chiếm hơn 25% tổng vốn đăng ký.
c) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng 7/2022, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 92 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký hơn 1.552,340 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng/2022 cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.054 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 7.144,311 tỷ đồng, đạt 75,28% KH về số lượng doanh nghiệp và đạt 44,65% KH về vốn, tăng 20,04% về số lượng doanh nghiệp và giảm 43,1% về vốn so cùng kỳ năm 2021.
4. Thương mại, dịch vụ, du lịch
Trong bối cảnh mở cửa với điều kiện bình thường mới phù hợp với việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, thành phố Cần Thơ là một trong số các địa phương có mức độ phục hồi kinh tế khá nhanh, đã hoàn toàn lấy lại tăng trưởng trong quý II/2022. Lĩnh vực lưu trú, ăn uống và du lịch phục hồi tích cực và bứt phá nhiều khu, điểm du lịch đón được lượng khách lớn.
Tháng 7/2022, Tổng mức bán ra hàng hóa vàdịch vụướcđạt 16.885,32 tỷđồng, giảm 1,35% so với tháng trước vàtăng 93,29% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022,ướcđạt 109.658,28 tỷđồng, tăng 28,18% so với cùng kỳ.
Trong đó,Tổng mức bán lẻhàng hóa vàdoanh thu dịch vụtiêu dùng tháng 7/2022,ướcđạt 10.372,53 tỷđồng, tăng 2,18% so với tháng trước vàtăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022,ướcđạt 67.310,83 tỷđồng, tăng 32,23% so với cùng kỳ. Chia theo ngành hoạtđộng:
Bán lẻ hàng hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính tháng 7/2022 đạt 7.802,24 tỷ đồng, tăng 3,36% so với tháng trước và tăng 80,76% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2022, ước đạt 50.334,97 tỷ đồng, tăng 28,26% so với cùng kỳ. Doanh thu của tất cả các nhóm ngành hàng trong tháng 7 và 7 tháng năm 2022 đều tăng cao và tăng rất cao so với cùng kỳ, do cùng kỳ năm 2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tập trung tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh.
Trong tháng 7/2022, có 3 nhóm mặt hàng tăng rất cao so với cùng kỳ: Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng gấp 9,25 lần; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng hơn 5,6 lần; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng hơn 4,4 lần so với cùng tháng năm trước. Mặt khác, do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, trong đó giá xăng dầu, gas tăng cao nên đã làm giá một số mặt hàng tăng theo, vì thế doanh thu tăng mạnh trong 7 tháng năm 2022, cụ thể nhóm ngành hàng có doanh thu tăng cao hơn mức tăng chung của ngành bán lẻ hàng hóa như sau: Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 71,50%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 57,85%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 47,92%; ô tô các loại tăng 46,34%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 39,56%; hàng hóa khác tăng 35,23% so với cùng kỳ.
Lưu trú, ăn uống: Từ đầu năm 2022 đến nay hầu hết các khách sạn, nhà hàng đều hoạt động bình thường trở lại nên doanh thu ngành lưu trú, ăn uống tăng rất mạnh. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 7/2022 ước đạt 1.122,32 tỷ đồng, tăng 6,06% so tháng trước và tăng hơn 8,5 lần so cùng kỳ.Tính chung 7 tháng năm 2022 đạt 7.115,36 tỷ đồng, tăng 73,83% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 611,53 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 6.503,83 tỷ đồng, tăng 67,22% so với cùng kỳ.
Du lịch lữ hành: Hoạtđộng của cácđơn vịlữhànhđang vào mùa caođiểm trong năm, cùng lúc nhu cầu tăng trởlại sau thời gian dài“đóng băng”vìdịch bệnh Covid-19. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 7/2022, ước đạt 54,36 tỷ đồng, tăng 11,06% so tháng trước và tăng đột biến so với cùng kỳ, do cùng thời điểm này năm 2021 nhiều địa điểm tham quan du lịch ngừng hoạt động không phát sinh doanh thu. Tính chung 7 tháng năm 2022, ước đạt 207,59 tỷ đồng, tăng 4 lần so với cùng kỳ. Thành phố đã tổ chức triển khai chuỗi các sự kiện văn hóa du lịch, các doanh nghiệp, khu điểm tham quan du lịch hình thành các sản phẩm triển khai chương trình kích cầu thu hút du khách. Tínhđến nay, sau 2 thángđi vào hoạtđộng, tuyến phốđi bộNinh Kiều nhậnđược sựhưởngứng tích cực củađôngđảo người dân tạiđịa phương cũng nhưdu khách trong vàngoài nước. Các chuyến bay nộiđịađãđược mởtrởlại vàođầu năm 2022, các công ty Lữhành cũngđưa ra nhiều tour du lịch mới với chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn đểđápđứng nhu cầu du lịch nộiđịa mùa hènăm 2022 vàtạo thêm sựthuận lợi cho hành khách.
Dịch vụ khác: Tình hình kinh doanh của các cơsởdịch vụtừđầu năm 2022đến các dịp Lễ30/4 và 01/5, bước vào dịp hè2022đang phục hồi mạnh mẽ. Các cơ sở kinh doanh karaoke, massage, vũ trường, quán bar hoạt động sôi động trở lại.Doanh thu dịch vụ khác tháng 7/2022 ước đạt 1.393,62 tỷ đồng, giảm 6,82% so tháng trước và tăng hơn gấp 2 lần so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 9.652,92 tỷ đồng, tăng 28,45% so với cùng kỳ năm 2021. Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành chiếm tỷ trọng doanh thu cao đang sôi động rõ nét so với cùng kỳ, nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát hiệu quả, lượng giao dịch sản phẩm thành công tăng đáng kể, cụ thể doanh thu tháng 7/2022 ước đạt 392,19 tỷ đồng, tăng 1,51% so với tháng trước và tăng 67,08% so với cùng kỳ; 7 tháng năm 2022 ước đạt 2.552 tỷ đồng, tăng 22,28% so với cùng kỳ 2021. Các chủđầu tưtrong ngành BĐS cũngđãbắtđầu khảo sát vàtìm hiểuđịa bàn thành phốCần Thơnhằm triển khai các dựán lớn trong tương lai (dựán tuyếnđường cao tốc nối liền TP.HCM vàTP Cần Thơ, tuyếnđường cao tốc Cần Thơđi các tỉnh An Giang, CàMau vàSóc Trăng, các dựán nâng cấp mởrộngđường tỉnh 917, 918, 921, 923, các kênh cầu Kênh Ngang, cầu TâyĐô, cầu Vàm Xángđi vào hoạtđộng, dựánđường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ...). Bên cạnhđó, hệthống cơsởhạtầng giao thông của Thành phố nói riêng vàkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung không ngừngđược hoàn thiện cũng nhưnhu cầu khách hàng không ngừng tăng, từđótạo ra nhiều cơhội mới cho thịtrường bấtđộng sảnởCần Thơtăng trưởng bứt phá.
5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Tình hình giá cả, hàng hoá thị trường gần đây chịu sự tác động mạnh củagiá xăng dầu, bởi xăng dầu vốn là chi phí đầu vào của hầu hết ngành sản xuấthàng hóa và dịch vụ nên khi giá xăng dầu tăng có tác động rất lớn đến mặt bằnggiá cả thị trường,hiện giá cả thực phẩm leo thang tăng từ 5-10% do giá nhậpkhẩu, chi phí vận chuyển tăng cao. Trong tháng, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm không chỉgóp phần hỗ trợ người tiêu dùng trong việc chi tiêu hàng ngày mà còn hỗ trợdoanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việcgiảm giá mặt hàng này sẽ trực tiếp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp,đồng thời góp phần làm giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, giảm chi phí trongkhâu vận chuyển, từ đó giảm chi phí sản xuất… Tuy nhiên, việc giá xăng dầugiảm không có nghĩa là giá các loại hàng hoá phải giảm ngay theo mà phải có độtrễ và lộ trình nhất định. Do đó, đa số các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong thángvẫn duy trì ở mức cao và tăng so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2022 tăng 0,20% so với thángtrước; tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,32% so với tháng 12 nămtrước; chỉ số giá bình quân 7 tháng tăng 3,07% so với bình quân cùng kỳ nămtrước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính,có7nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá so với tháng trước, cụ thể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng1,37%;đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%; giáo dục tăng 0,07%; văn hoágiải trí và du lịch tăng 0,14%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,47%. Có 4nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá giảm so với thángtrước: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,08%; thuốcvàdịch vụ y tế giảm 0,04%;giao thông giảm 3,61%;bưu chính viễn thông giảm0,06%.
Cácnguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 7 năm 2022
Giá nhiều loại mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, thiết bị đồ dùng…tăng trong tháng là do do nhu cầu thị trườngtăng, do nguồn cunggiảmvà khigiá xăng dầu vẫn neo ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất đầu vào khiến giácả nhiều loại hàng hóa leo thang.
Bên cạnh đó, trong tháng giá gas và giá xăng được điều chỉnh giảm cũnggóp phần tác động đến chỉ số giá chung của toàn thành phố, cụ thể từ ngày 01/7, mỗibình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tiếp tục giảm 7.000 đồng, ngườidùng sẽ tiết kiệm được 583 đồng cho mỗi kg gas (tương đương 7.000 đồng mộtbình 12 kg) so với tháng trước. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá nhiên liệu nàyđiều chỉnh giảm, tính cả ba tháng 5,6và7, giá gas giảm tổng cộng 67.000 đồngmột bình 12 kg. Giá nhiên liệu này đi xuống giúp giảm phần nào áp lực tiêudùng cho người dân trong bối cảnh giá hàng hóa leo thang từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân giá gas tháng 7 giảm là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiênliệu bình quân đạt 725 USD một tấn, giảm 25 USD so với tháng trước. Hiện giágas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chủ độngđược khoảng 60% mức tiêu thụ. Thời tiết nóng lên vào mùa hè khiến nhu cầunhiên liệu, khí đốt nhiều khu vực trên thế giới giảm xuống, giúp giá gas thế giớihạ nhiệt đồng thời tác động làm giá gas trong nước cũng giảm theo.
Đối với giá xăng dầu, tại 03 kỳ đều được điều chỉnh giảm là do giá xăngdầu thành phẩm thế giới giảm và thuế bảo vệ môi trường giảm kịch khung còn1.000 đồng/lít. Và do thị trường xăng dầu thế giới thời gian qua tăng giảm đanxen nhưng xu hướng chung là giảm. Giá xăng dầu diễn biến tăng giảm đan xendo lo ngại về nguồn cung tiếp tục gặp trở ngại vì các lệnh cấm vận. Bên cạnh đó,những dự báo và lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu cùng với việc biến chủngmới của dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại một số quốc giađã tác động đến nhu cầu xăng dầu, nên giá xăng dầu đã có xu hướng giảm.
Chỉ số giá vàng giảm 2,41% so với tháng trước, tăng 3,20% so với cùngtháng năm trước, tăng 2,29% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá vàng giảmdo đồng đô la Mỹ mạnh lên đã làm ảnh hưởng đến giá vàng, kéo giá kim loạiquý xuống mức thấp làm cho vai trò trú ẩn an toàn bị mất đi. Giá vàng nhẫn SJCtrên địa bàn thành phố ngày 21/7/2022 dao động quanh mức 5.245.000đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹtăng 0,51% so với tháng trước, tăng 1,51% so vớicùng tháng năm trước, tăng 2,15% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá đô laMỹ tăng do nhận được sự hỗ trợ từ đà phục hồi mạnh mẽ của lợi suất trái phiếukho bạc kỳ hạn 10 năm, hơn nữa chỉ số giá đô la Mỹ tăng là nhờ vị thế của mộttài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn nên đồng bạc xanh có xuhướng tăng. Giá đô la Mỹ ngày 21/7/2022 dao động quanh mức 23.560đồng/USD.
6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
Giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian vừa qua đã gây áp lực lớn đến hoạt động kinh doanh ngành vận tải. Tuy nhiên, số lượng hàng hoá cũng như số hành khách vận chuyển trong 7 tháng tiếp tục tăng, do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao, nên từ tháng 4/2022 nhiều đơn vị vận tải đã có mức tăng doanh thu đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 7/2022, tổngdoanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 289,05 tỷ đồng, giảm 8,92% so tháng trước và tăng 61,35% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng ước đạt 1.861,75 tỷ đồng,tăng 14,80% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 7/2022 ước đạt 1.600,15 nghìn hành khách, tăng 4,86% so với tháng trước và tăng 74,69% so với cùng kỳ; số lượt hành khách luân chuyển đạt 87.667,37 nghìn hành khách.km, tăng 6,51% so tháng trước, tăng 73,70% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng/2022, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 17.467,68 nghìn hành khách, tăng 10,08% so với cùng kỳ; số lượt hành khách luân chuyển đạt 508.850,46 nghìn hành khách.km, tăng 15,04% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 7/2022, ước đạt 838,85 nghìn tấn, giảm 1,46% so với tháng trước và tăng 54,82% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 140.404,20 nghìn tấn.km, giảm 4,15% so tháng trước, tăng 57,26% so với cùng kỳ.Tính chung 7 tháng /2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 6.324,93 nghìn tấn, tăng 14,14% so với cùng kỳ;khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt1.011.727,04nghìn tấn.km, tăng12,46% so với cùng kỳ.
Bưu chính, viễn thông:Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng 7/2022 ước đạt 5,77 tỷ đồng, tăng 13,80% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022, doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 37,59 tỷ đồng, tăng 7,47% so cùng kỳ năm trước.Thực hiện cuộc kiểm tra việc chấp hành các quyđịnh của pháp luật vềkiểmđịnh trạm gốc diđộng mặtđấtđối với 05 doanh nghiệp viễn thôngđang hoạtđộng trênđịa bàn thành phố, qua kiểm tra, nhắc nhở01 doanh nghiệp chưa chấp hànhđúng Thông tưsố08/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 của BộTTTT ban hành Danh mục vàQuy trình kiểmđịnh thiết bịviễn thông,đài vô tuyếnđiện bắt buộc kiểmđịnh.
7. Tài chính, ngân hàng
a) Thu, chi ngân sách
Thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Thuế thường xuyên theo dõi diễn biến, tình hình thu, các nguồn thu, xác định các nguồn thu tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý thu hiệu quả, kiến nghị với các cấp chỉ đạo phối hợp thực hiện.
Thu ngân sách nhànước:Tổng thu ngân sách nhànước lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng7năm 2022đạt 8.014,92 tỷđồng, bằng 47,54% dựtoán HĐND thành phố giao, tăng 4,16% so với cùng kỳ. Cụthểmột sốkhoản thu chính như sau:
Thu nộiđịa đạt 6.388,66 tỷ đồng, bằng 60,17% so với dựtoán HĐND thành phố giao, chiếm 79,71% tổng thu vàtăng 2,47% so với cùng kỳ. Trongđó: Thu từdoanh nghiệp nhànước đạt 830,57 tỷđồng,đạt 64,34% dựtoán, tăng 1,28% so với cùng kỳ; thu từkhu vực ngoài nhà nước đạt 1.240,29 tỷđồng,đạt 59,63% dựtoán, giảm 1,45% so với cùng kỳ;thu từkhu vực đầu tư nước ngoài đạt 536,10 tỷđồng, đạt 51,80% dựtoán, giảm 17,90% so với cùng kỳ.
Thu cân đối từhoạtđộng xuất, nhập khẩu đạt 154,73 tỷ đồng, bằng 30,95% so với dựtoán HĐND thành phố giao, chiếm 1,93% tổng thu vàgiảm 56,70% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng7năm 2022đạt 7.260,48 tỷđồng, bằng 41,92% dựtoán HĐND thành phố giao, tăng 28,03% so với cùng kỳ. Trongđó:
Chi cho đầu tưphát triển đạt 3.839,94 tỷđồng,đạt 37,10% dựtoán, chiếm 52,89% tổng chi ngân sáchđịa phương vàtăng 50,95% so với cùng kỳ.
Chi thường xuyên đạt 3.364,35 tỷđồng, bằng 51,90% dựtoán, chiếm 46,34% tổng chi ngân sáchđịa phương vàtăng 12,79% so với cùng kỳ. Trongđó: Chi cho sựnghiệp giáo dục,đào tạo vàdạy nghềđạt 1.190,14 tỷđồng, bằng 48,44% so với dựtoán vàtăng 2,49% so với cùng kỳ; chi cho sựnghiệp y tếđạt 224,80 tỷđồng, bằng 60,45% so với dựtoán vàgiảm 1,02% so với cùng kỳ.
b) Tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố chỉ đạo các tài chính tín dụng (TCTD) trên địa bàn tăng cường các giải pháp huy động vốn và mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ, lãi suất cho vay trong tháng ổn định. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đến cuối tháng 7/2022 đều tăng khá cao so với đầu năm, tăng cao hơn cùng kỳ năm 2021. Nợ xấu chiếm 1,61% trên tổng dư nợ cho vay.
Vốn huy động:Đến cuối tháng7/2022, vốn huy động ước đạt 102.200 tỷ đồng, tăng 0,68% so với đầu tháng, tăng 9,93% so với đầu năm, trong đóvốn huy động ngắn hạn từ 12 tháng trở xuốngđạt70.700 tỷ đồng, chiếm 69,18%, tăng 0,70%; vốn huy động trên 12 thángđạt31.500 tỷ đồng, chiếm 30,82%, tăng 0,64% so với đầu tháng. Nguồn vốn huy động đáp ứng 74,65% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.
Tổng dư nợ cho vay: Đếncuối tháng7/2022, tổng dư nợ cho vay ước đạt 136.900 tỷ đồng, tăng 0,55% so đầu tháng, tăng 13,50% so với đầu năm. Nợ xấu là 2.200 tỷ đồng, chiếm 1,61% tổng dư nợ cho vay.Cụthể: Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thônchiếm 28,63% tổng dưnợ; cho vay xuất khẩuchiếm 11,10% tổng dưnợ; cho vay hỗtrợdoanh nghiệp nhỏvàvừa chiếm 23,01% tổng dưnợ; cho vay công nghiệp hỗtrợchiếm 0,13%;cho vay doanh nghiệpứng dụng công nghệcaochiếm 0,07%; cho vay nuôi trồng vàthu mua, chếbiến thủy sảnchiếm 7,09%;cho vay thu mua lúa, gạo chiếm 11,83%tổng dưnợ.
8. Các vấn đề xã hội
a) Giáo dục và Đào tạo
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2022-2023 được tổ chức tại 28 Hội đồng coi thi với 14.117 thí sinh (TS) đăng ký dự thi (tăng 1.037 TS so với năm học 2021-2022), huy động gần 2.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, công an tham gia. Kết quả, có 11.425 TS trúng tuyển vào các trường THPT công lập năm học 2022-2023, đạt 99,37% so với chỉ tiêu kế hoạch. Thí sinh không trúng tuyển vào các trường THPT sẽ tiếp tục học THPT ở các trường tư thục, trung tâm GDNN-GDTX hoặc tham gia học nghề. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Trung tâm GDNN-GDTX tăng cường phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng mở các lớp vừa đào tạo nghề, vừa học văn hóa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại thành phố Cần Thơ được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế thi. Tổng số TS đăng ký dự thicó12.244; bình quân tỷ lệ TS dự thi từng bài thi đạt trên 99%. An ninh, an toàn trong và xung quanh 25 Điểm thi được đảm bảo. Các Điểm thi và TS tham dự Kỳ thi nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cha mẹ HS trong suốt Kỳ thi khoảng 800 lượt tình nguyện viên; trên 600 TS dự thi và trên 60 cán bộ coi thi được hỗ trợ chỗ nghỉ trưa miễn phí; trên 300 suất học bổng tiếp sức mùa thi đã được trao cho TS có hoàn cảnh khó khăn; trên 4.500 suất ăn miễn phí, 1.464 thùng nước uống các loại, 2.650 chai sữa chua, 5.000 khăn ướt, 250 hộp khẩu trang, hàng chục nghìn phần bánh kẹo và các vật phẩm bút mực, bút chì, thước cho TS; thành lập các đội hình đưa rước TS miễn phí, đội xe cứu hộ các TS bị hỏng xe hoặc gặp sự cố trên đường.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân
Tình hình dịch bệnh: Tính từ ngày 16/6/2022 đến ngày 14/7/2022, Thành phố Cần Thơ ghi nhận1.082 trường hợp mắcsốt xuất huyết, tăng 631 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.044 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 1.386 trường hợp so cùng kỳ năm 2021; tay chân miệng ghi nhận 530 trường hợp mắc, tăng 129 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.182 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 79 trường hợp so cùng kỳ năm 2021; sởi và sốt phát ban nghi sởi ghi nhận 01 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong; tăng 01 trường hợp so với tháng trước. Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 01 trường hợp mắc, không có tử vong, không tăng giảm so cùng kỳ năm 2021; tiêu chảy 1.269 trường hợp, giảm 4,59% so với tháng trước.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19:Tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19, khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội.Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ban hành kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn thành phố cần Thơ. Tính đến ngày 14/7/2022, có 3.245.297 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 101,1% số liều được phân bổ), tỷ lệ trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi được tiêm đạt 86,06% (trong đó 66,65% được tiêm 2 mũi); tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm đạt 100% (trong đó 95,87% tiêm 02 mũi); tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đạt 98,98% (trong đó 99,17% tiêm 02 mũi); tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 89,40% dân số từ 18 tuổi trở lên. Hiện thành phố đang triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) đạt 146.434 liều.
Công tác y tế dự phòng khác: Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thuốc, trang thiết bị, đường dây nóng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng; chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh và thông tin, báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác y tế tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và tổ chức đoàn kiểm tra các đơn vị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS:Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 7.042 trường hợp. Trong đó, tử vong 2.581 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.461 trường hợp. Điều trị ARV cho 4.573 trường hợp, điều trị Methadone cho 317 trường hợp.
Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.
c) Văn hóa, thể dục, thể thao
Văn hóa: Tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỷ niệm ngày lễ, sự kiện của đất nước và thành phố. Đặc biệt, kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Châu Văn Liêm (29/6/1902-29/6/2022); 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2022); Ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” lần thứ VI năm 2022, hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (09/7).
Tổ chức Hội nghị sơ kết công tác VHTTDL và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 6 tháng đầu và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Hệ thống thư viện công cộng toàn thành phố bổ sung 4.473 bản sách, phục vụ 346.809 lượt người và 677.595 lượt thông tin tài liệu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, các di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ, thu hút tổng cộng 44.650 lượt khách.
Nhà hát Tây Đô: Tổ chức biểu diễn 08 suất và phục vụ khoảng 5.447 lượt người xem.
Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Châu Văn Liêm (29/6/1902-29/6/2022) tại huyện Thới Lai. Tham gia Hội diễn Tiếng hát 9 dòng sông tại tỉnh Bến Tre (đạt 01 Huy chương vàng (HCV) và 02 Huy chương bạc (HCB)); Hội diễn “Công nhân, người lao động năm 2022” tại tỉnh Bắc Ninh (đạt 01 HCV tiết mục, 01 HCB chương trình và 02 HCB tiết mục).
Thể dục, thể thao (TDTT): Thể dục, thể thao quần chúng,tính đến tháng 7/2022, chỉ tiêu người tập luyện TDTT thường xuyên 428.045 người, đạt 99,7% kế hoạch năm; số gia đình thể thao 94.510 hộ, đạt 99,9% kế hoạch năm, số câu lạc bộ TDTT 1.313 CLB, đạt 97,3% kế hoạch năm.
Tổ chức Giải Bóng chuyền hơi, ngày 24/6/2022, tại nhà thi đấu Futsal Trung tâm TDTT thành phố Cần Thơ, thu hút 60 VĐV (35 nữ) của 08 quận, huyện, các sở ngành trên địa bàn thành phố tham dự.
Thể thao thành tích cao: Theo dõi Kế hoạch tập huấn, thi đấu của các đội tuyển thể thao tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022; kiểm tra, tuyển chọn, nâng tuyến và đào thải huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao thành tích cao theo quy định. Tính đến ngày 12/7/2022, cử 70 HLV, 490 VĐV (200 nữ) tham dự 32 giải thể thao quốc gia, đạt 145 huy chương các loại (67 HCV-37 HCB-41 HCĐ), trong đó đạt 06 HCV, 03 HCB, 02 HCĐ tại Seagames 31 năm 2022; 03 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ tại Giải vô địch Taekwondo vô địch Đông Nam Á).
d) Chính sách lao động - xã hội
Lĩnh vực lao động: Thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm4.875lao động. Lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho 36.312 lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 172 người), đạt 72,05% kế hoạch, tăng 57,90% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 18.108 lượt; giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho 2.308 lượt, cung ứng lao động trong và ngoài nước 154 người. Đồng thời, Trung tâm tổ chức Ngày hội việc làm tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, điểm tư vấn nghề nghiệp, việc làm, học nghề cho lao động tại phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, Điểm tư vấn việc làm, học nghề, kỹ năng cho lao động nữ trên địa bàn thành phố Cần Thơ tại Ngày hội Phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp tại Nhà Văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều, phối hợp các Trung tâm Dịch vụ việc làm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố lân cận tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Nam sông Hậu - Đồng bằng sông Cửu Long - Đông Nam Bộ.
Thực hiện khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của đơn vị sử dụng lao động năm 2022, trong tháng Trung tâm đã tổ chức đến trực tiếp thăm và khảo sát nhu cầu tuyển dụng của 25 doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đang có nhu cầu tuyển số lượng lớn lao động của Cần Thơ. Thu thập 887 vị trí việc làm trống của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông qua khảo sát, cập nhật từ các kênh tuyển dụng của các doanh nghiệp; thu thập thông tin của 345 lượt lao động có nhu cầu tìm việc vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động. Tổ chức 05 lớp kỹ năng mềm miễn phí cho sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ theo hình thức trực tiếp, thu hút 1.119 lượt sinh viên tham dự.
Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo là 1.067 hồ sơ, giảm 26,87% so với tháng báo cáo liền trước đó (1.459 hồ sơ), giảm 21,72% so với tháng cùng kỳ năm 2021 (1.363 hồ sơ).
Thực hiện chính sách Người có công: Hiện có 5.486Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 28 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng.
Công tác Bảo trợ xã hội: Chi trả trợ cấp xã hội cho hơn 42.000 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng với tổng số kinh phí hơn 21 tỷ đồng. Chủ trì, phối hợp các Ngành liên quan tổ chức thành công Diễn đàn trẻ em cấp thành phố Cần Thơ năm 2022, thu hút 105 trẻ em đến từ các quận, huyện, cơ sở trợ giúp xã hội trong thành phố tham gia. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Pháp luật đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới” nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ(tại Nghị quyết số 68/NQ-CP)
Tính đến ngày 22/7/2022, toàn thành phốđã phê duyệt hỗ trợ3.835 người sử dụng lao động,736.466 lượt người, kinh phí trên1.357 tỷ đồng;đãchihỗ trợ cho3.835người sử dụng lao động,714.780lượtngười vớitổng kinh phí trên 1.323tỷ đồng, đạt97,06% so với số lượng được duyệt, cụ thể:
Nhóm chính sách Bảo hiểm xã hội(gồm các chính sách 1, 2, 3 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): Đã hỗ trợ 3.807 người sử dụng lao động với 101.782 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 45,9 tỷ đồng.
Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt(gồm các chính sách 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): Đã phê duyệt hỗ trợ 592.939 lượt người, kinh phí trên 1.150 tỷ đồng; đến nay đã chi hỗ trợ cho 571.264 lượt người, kinh phí trên 1.116 tỷ đồng, đạt 96,34% so với số lượng được phê duyệt (Trong đó, thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố:Đã phê duyệt hỗ trợ 426.057 người, kinh phí trên 848 tỷ đồng;đã chi hỗ trợ cho 415.800 người với tổng kinh phí trên 828 tỷ đồng, đạt 97,59% so với số lượng được duyệt).
Nhóm chính sách vay vốn (chính sách 11 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): Đã giải ngân cho 28 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 41.734 lượt người lao động với số tiền cho vay trên 160,9 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ(tại Nghị quyết số 08/2022/NQ-TTg)
Tính đến ngày 11/7/2022, toàn thành phố có 285 doanh nghiệp đã đề nghị hỗ trợ cho 20.316 lượt người lao động,với kinh phí 10,455 tỷ đồng, đến nay thành phố đã phê duyệt 96 doanh nghiệp, 14.079 lượt người lao động với kinh phí 7,268 tỷ đồng.
đ) Tình hình tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ (từ ngày 15/6/2022 đến 14/7/2022) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 08 vụ tai nạn giao thông đường bộ, tăng 01 vụ so cùng kỳ; chết 08 người, tăng 02 người so với cùng kỳ; số người bị thương giảm 02 người.
Tình hình cháy nổ tháng 7/2022 (từ ngày 15/6/2022 đến ngày14/7/2022) trên địa bàn thành phố Cần Thơ không xảy ra vụ cháy, nổ. So với tháng trước giảm 01 vụ (0/1 vụ). Lũy kế 7 tháng số vụ cháy là 09 vụ cháy, thiệt hại tài sản thống kê được 1.215 triệu đồng./.
Website Cục Thống kê Thành phố Cần thơ