Trong tháng, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; người dân tập trung xuống giống vụ hè thu, diện tích gieo trồng đạt khá so với cùng kỳ. Trong chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi vẫn còn cao. Hoạt động trồng rừng chưa được triển khai. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ.
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Trồng trọt
1.1.Cây hàng năm
- Sản xuất vụ đông xuân 2021-2022:Kết thúc sản xuất vụ đông xuân, tổng diện tích gieo trồng đạt 51.027,6 ha, tăng 8,5% (tăng 4.014,6 ha) so với cùng kỳ năm2021.Cây lương thực đạt 42.464,9 ha, tăng 6,6%. Trong đó cây lúa đạt 39.456,5 ha, tăng 8%; năng suất đạt 67,2 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 265.228,9 tấn, tăng 8,2%; cây bắpđạt 3.008,4 ha,giảm 8,7%;năng suất đạt 85,6 tạ/ha, tăng 0,2%;sản lượng đạt 25.762 tấn,giảm 8,5%. Nhóm cây chất bột diện tích đạt 131,3 ha, giảm 3,9%; năng suất đạt 59,9 tạ/ha và sản lượng là 787 tấn. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm: cây đậu phộng diện tích đạt 1.779 ha, tăng 51,5%; cây mè diện tích đạt 96,5 ha, tăng 83,1%. Cây rau, đậu các loại và hoa diện tích đạt 6.048,9 ha, tăng 12,6%.
Trong vụđông xuânnăm2021 - 2022 đã chuyển đổi 3.592 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác gồm: 1.199 ha bắp, 714 ha đậu phộng, 696 ha rau các loại, 617 ha đậu các loại, 100 ha dưa hấu... Các địa phương tiếp tục chú trọng triển khai chương trình xã hội hoá giống lúa, diện tích xã hội hóa giống lúa vụ đông xuân thực hiện được 609 ha.
- Tiến độ sản xuất vụ Hè thu:Với điều kiện thuận lợi, nguồn nước đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, một số huyện như Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh đã triển khai xuống giống sớm, đồng loạt, phù hợp cho từng khu vực, từng cánh đồng. Ước đến ngày 15/5/2022 toàn tỉnh diện tích xuống giống đạt 25.085,1 ha, tăng gấp 6,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó cây lúa đạt 16.063 ha, tăng gấp 6,7 lần; cây bắp đạt 2.586,4 ha, tăng 6,2 lần; cây đậu phụng đạt 1.300,2 ha, tăng 5,9 lần.
1.2.Cây lâu năm:
Trong tháng người dân chủ yếu tập trung chăm sóc diện tích cây lâu năm hiện có; việc phát triển diện tích trồng mới các loại cây lâu năm trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng giá phân bón, xăng dầu tăng cao.
- Thanh long:Hiện đang bước vào thu hoạch vụ chính, trong tháng giá thanh long tăng trở lại; việc chong đèn cho hoa trái vụ nhưng gặp mưa không hiệu quả cùng với đó là chi phí phân, thuốc tăng. Tính đến ngày 15/5/2022 toàn tỉnh có 12.296,8 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó Hàm Thuận Nam 7.522,5 ha, Hàm Thuận Bắc 3.581,8 ha, Bắc Bình 714,4 ha, Phan Thiết 101,3 ha, Hàm Tân 116,3 ha, La Gi 177,1 ha, Tuy Phong 83,4 ha).
- Cao su:Sắp kết thúc mùa thay lá, một số diện tích bắt đầu cho sản lượng thu hoạch; nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước vẫn chưa có chuyển biến tích cực, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước; giá mủ cao su tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới có tăng nhưng không cao.
-Cây điều:Hiệngần kết thúc vụ thu hoạch, do ở thời điểm ra hoa gặp mưa trái mùa nên năng suất nhìn chung thấp hơn so với cùng kỳ.
- Cây tiêu:Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch, trong những năm gần đây giá tiêu vẫn đang duy trì ở mức thấp; hiện tại có tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng do giá vật tư cao, bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu vẫn phải được phòng ngừa thường xuyên làm tăng chi phí sản xuất, người trồng không có lời, do đó đầu tư vào cây tiêu ít được người trồng quan tâm.
- Các loại cây lâu năm còn lại được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.
1.3. Tình hình dịch bệnh:Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát,công tác dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh được theo dõi, triển khai thường xuyên.Một số bệnh phổ biến như:
-Cây lúa:Bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 696 ha; sâu đục thân (bông bạc) 287 ha; bệnh bạc lá (cháy bìa lá) 427 ha; chuột phá hoại 257 ha; bệnh đốm nâu 274 ha; rầy nâu 117 ha.
-Cây thanh long:Bệnh đốm nâu diện tích nhiễm 2.048 ha; bệnh nám vàng cành 1.701 ha; bệnh thối rễ tóp cành 1.243 ha; rệp sáp 282 ha.
-Cây điều:Bệnh thán thư diện tích nhiễm 380 ha; bọ xít muỗi 294 ha.
1.4. Tình hình thiệt hại do thiên tai:
Trong tháng đã xảy ra 05 vụ mưa lớn kéo dài gây sạt lở và ngập lụt tại hai huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh; gây thiệt hại 475 ha lúa (từ 05 ngày đến 20 ngày tuổi); lúa ngập trôi giống khoảng trên 300 ha; 1.081 ha hoa màu, rau các loại và sạt lở 100m đường giao thông nội đồng.
1.5 Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất:Tính đến ngày 05/5/2022 diện tích cấp nước sản xuất (lúa và thanh long) vụ hè thu được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện 25.580 ha, đạt 48,3% so với kế hoạch. Trong đó cây lúa, cây màu 4.490 ha, đạt 14,1%; cây thanh long, cây ăn quả 21.090 ha, đạt 100% kế hoạch.
2. Chăn nuôi(thời điểm 15/5/2022)
Trong tháng chăn nuôi phát triển ổn định, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao. Chăn nuôi lợn phát triển khá, giá đầu ra ổn định; số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đầu tư trên địa bàn tỉnh có khuynh hướng tăng. Chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi. Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng không xảy ra.
- Chăn nuôi trâu, bò:Ước đàn trâu có8.480 con, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm. Chăn nuôi bò phát triển, thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán thịt bò hơi gần đây giảm nhẹ, toàn tỉnh có 173.800 con, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.
- Chăn nuôi lợn:Ước đàn lợn có323.600 con, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đósố lượng đàn lợn của doanh nghiệp là 148.095 con chiếm 45,8% trong tổng đàn; còn lại 175.505 con là của nông hộ, trang trại, chiếm 54,2%. So với năm trước đàn lợn có khuynh hướng giảm dần ở nông hộ và tăng dần ở doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn; nguyên nhân do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá, các hộ chăn nuôi lợn nằm trong khu dân cư, ô nhiễm nên một số địa phương như Phan Thiết, La Gi nghỉ dần; mặt khác chăn nuôi hộ dễ phát sinh bệnh dịch, không chủ động được đầu ra, dễ bị thua lỗ mỗi khi rớt giá; ngược lại ở các trang trại, doanh nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, kiểm soát được bệnh dịch, từ khâu chăn nuôi đến khi tiêu thụ, sản xuất sản phẩm từ thịt được thực hiện theo dây chuyền khép kín, chủ động được nguồn cung nên không bị ảnh hưởng nhiều về giá đầu ra.
- Chăn nuôi gia cầm:Ước đàn gia cầm có4.890ngàn con, tăng16,2% so với cùng kỳ năm 2021;trong đó đàn gà3.730ngàn con, tăng23,9%. Số trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng đàn; với việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất, kiểm soát được bệnh dịch và đặc biệt là bảo đảm được đầu ra sản phẩm, chăn nuôi công nghệ cao chiếm ưu thế vượt trội, xóa bỏ dần tập quán chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cao.
* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật
Trong tháng trên địa bàn toàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm; một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.
-Công tác tiêm phòng vắc xin:Trong tháng đã tổ chức tiêm phòng 1.868,8 ngàn liều (trong đó trâu, bò 14,9 ngàn liều; lợn 40 ngàn liều; gia cầm 1.812,7 ngàn liều). Lũy kế 5 tháng đầu năm đã tiêm phòng 9.348,3 ngàn liều (trong đó trâu, bò 127,8 ngàn liều; lợn 230,3 ngàn liều; đàn gia cầm 8.980 ngàn liều).
- Kiểm dịch động vật:Trong thángđã kiểm dịch 109,1 ngàn con lợn; 549 con trâu bò; 289,9 ngàn con gia cầm; 378,8 tấn thịt các loại; 4,3 triệu quả trứng gia cầm; 48,7tấn thịt sơ chế. Lũy kế 5 tháng đầu năm đã kiểm dịch619,8ngàn con lợn;1,9 ngàncon trâu bò;2.064,2con gia cầm;1.454,6tấn thịt các loại;19,4 triệuquả trứng gia cầm;244,7tấn thịt sơ chế.
- Kiểm soát giết mổ:Trong thángđã kiểm soát giết mổ 215 con trâu bò; 3,5 ngàn con lợn; 1,1 ngàn con gia cầm; 211 con dê.Lũy kế 5 tháng đầu nămđã kiểm soát 860 con trâu bò; 18,1 ngàn con lợn; 12,3 ngàn con gia cầm; 847 con dê.
3. Lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng:Trong tháng hoạt động trồng rừng chưa triển khai, chủ yếu gieo tạo giống cây rừng, đã gieo tạo được 1.489 nghìn cây keo lai, bạch đàn. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp đạt 133.235,8 ha.
- Công tác phòng chống chữa cháy rừng:Tính đến ngày 08/5/2022 xảy ra 05 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng, với diện tích 4,8 ha;các trường hợp cháy được phát hiện sớm và được chữa cháy kịp thời, không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng:Ngành chức năng đã tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét; chú trọng theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình hình tại vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và các vùng trọng điểm nội tỉnh kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm luật lâm nghiệp. Trong tháng đã phát hiện và lập hồ sơ34vụ viphạm; lũy kế 5 tháng đầu năm (tính đến ngày 10/5/2022) đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý vi phạm 104 vụ; trong đó phá rừng trái pháp luật 14 vụ, diện tích 5,8 ha;khai thácgỗ và lâm sản khác 29 vụ; mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật 30 vụ; vi phạm khác 31 vụ. Đã và đang xử lý vi phạm hành chính 79 vụ; lâm sản tịch thu gồm 54 m3gỗ các loại; giá trị lâm sản ngoài gỗ 35,7 triệu đồng.
4. Thuỷ sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản:Tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, thời tiết thuận lợi. Diện tích nuôi trồng trong tháng ước đạt 261,3 ha, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 1.184,6 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó diện tích nuôi cá đạt 837 ha, tăng 3,2%; diện tích nuôi tôm đạt 342,2 ha, tăng 3,4%).
- Sản lượng nuôi trồng:Trong tháng ước đạt 805,1 ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế5thángđầu nămước đạt4.644,5tấn, tăng2,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó cá các loại ước đạt1.620tấn, tăng2,5%; tôm nuôi nước lợ ước đạt3.007tấn, tăng 2,1%).Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào phục hồi, ổn định; các mô hình chăn nuôi công nghệ cao đang được khuyến khích mở rộng.
- Sản lượng khai thác:Trong thángthời tiếtngư trườngkhôngthuận lợi cho hoạt động khai thác biển; giá nguyên liệu xăng dầu tăng cao, một số tàu công suất lớn tạm nghỉ khai thác. Các nghề khác như lưới rê nổi ven bờ, lặn hải đặc sản, lưới kéo, vay ngày,... hoạt động hiệu quả thấp. Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước đạt 19.282,5 tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2021,trong đó khai thác biển ước 19.251 tấn, tăng 0,1%. Lũy kế 5 tháng đầu năm sản lượng khai thác ước đạt 83.710,7 tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2021,trong đó khai thác biển ước đạt 83.479,2 tấn, tăng 0,5%.
- Sản xuất giống thuỷ sản:Công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản, nhất là giống tôm bố mẹ luôn được tăng cường. Sản lượng tôm giống sản xuất trong tháng đạt khá, ước đạt 2 tỷ con, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 9,6 tỷ con, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:Trong tháng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; công tác đăng kiểm tàu cá được thực hiện thường xuyên. Địa phương tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa; tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, giám sát môi trường, phòng trừ dịch bệnh tại các vùng nuôi thuỷ sản. Về vi phạm nguồn lợi thủy sản trong 05 tháng đầu năm đã phát hiện và xử phạt 120 trường hợp vi phạm với các hành vi: tàng trữ công cụ kích điện, ngư cụ cấm sử dụng để khai thác, thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên, không đăng ký tàu cá.
II.Công nghiệp; đăng ký kinh doanh;đăng ký đầu tư
1.Công nghiệp
Trong tháng bước vào đầu vụ cá nam, cùng với thời tiết tương đối thuận lợi nên hoạt động của ngư dân trên biển dễ dàng hơn, góp phần cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản tăng cao. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như: May mặc, giày dép, hạt điều, giấy dính cao cấp, khoáng sản, vật liệu xây dựng,… có sự tăng trưởng ổn định.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 ước so với cùng kỳ tăng 2,44%. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 35,36%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 15,01%;ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,22%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2%.
Lũy kế5 tháng đầu năm2022 chỉsố sản xuất công nghiệp (IIP)ước so với cùng kỳ tăng2,44%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 35,36%;ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 15,01%;ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,22%;ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 5 ước đạt 3.462,71 tỷ đồng, tăng 4,68% so với tháng trước và tăng 16,75% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 16.161,01 tỷ đồng, tăng 7,75% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, công nghiệp khai khoáng 879,44 tỷ đồng, tăng 36,51%; công nghiệp chế biến chế tạo 7.690,23 tỷ đồng, tăng 16,09%; sản xuất và phân phối điện 7.470,91 tỷ đồng, giảm 1,91%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 120,42 tỷ đồng, tăng 6,02%.
* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
-Sản phẩm thủy sản:Dự ước tháng 5 mực đông lạnh ướcsản lượng sản xuất đạt 1.223 tấn tăng 11,73% so với tháng trước và tăng 30,01% so với cùng kỳ, luỹ kế5thángđầu nămước đạt 5.051 tấn tăng 54,46% so với cùng kỳ; Thịt cá đông lạnh ước tháng 5 sản lượng sản xuất đạt 908,5 tấn giảm 10,6% so với tháng trước và tăng 35,14% so với cùng kỳ, luỹ kế5 tháng đầu nămước đạt 3.976 tấn tăng 18,54% so với cùng kỳ.
- Thức ăn gia súc: Dự ước tháng 5 sản lượng đạt 38,56 ngàn tấn, tăng 2,44% so với tháng trước và tăng 9,23% so với cùng kỳ; luỹ kế 5 tháng đầu năm sản lượng đạt 186,7 ngàn tấn, tăng 21,79% so với cùng kỳ, do nhu cầu cung cấp thức ăn đàn gia súc.
- Sản phẩm trang phục: Áo sơ mi dự ước tháng 5 sản lượng đạt 2,07 triệu cái, tăng 10,69% so với tháng trước và tăng 29,3% so với cùng kỳ, luỹ kế 5 tháng đầu năm ước đạt 8,66 triệu cái, tăng 48,03% so với cùng kỳ; bộ Com-lê 2 (Jacket) ước tháng 5 sản lượng đạt 0,82 triệu cái, tăng 14,87% so với tháng trước và tăng gấp 3,08 lần so với cùng kỳ, luỹ kế 5 tháng đầu năm ước đạt 3,78 triệu cái, tăng 2,55 lần so với cùng kỳ.
- Nước khoáng: Nước khoáng có ga dự ước tháng 5 sản lượng đạt 2,15 triệu lít, tăng 2,16% so với tháng trước và giảm 11,29% so với cùng kỳ, luỹ kế 5 tháng đầu năm sản lượng đạt 8,5 triệu lít, tăng 0,61% so với cùng kỳ; Nước khoáng không có ga dự ước tháng 5 sản lượng đạt 7,02 triệu lít, giảm 9,68% so với tháng trước và tăng 12,68% so với cùng kỳ, luỹ kế 5 tháng đầu năm sản lượng đạt 33,12 triệu lít, tăng 8,15% so với cùng kỳ.
- Điện sản xuất: Dự ước tháng 5 sản lượng đạt 2.873 triệu kwh, tăng 7,74% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ, luỹ kế 5 tháng đầu năm ước đạt 12.357 triệu kwh, giảm 1,13% so với cùng kỳ.
- Sản phẩm cao su sản xuất theo mùa vụ nên trong tháng các nhà máy không sản xuất.
* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như may mặc, giày dép, gỗ, cơ khí, hạt điều, thủy sản, giấy dính cao cấp, khoáng sản, vật liệu xây dựng,... đảm bảo được sự tăng trưởng.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đến hết tháng 4 năm 2022 ước đạt 2.020 tỷ đồng, tăng 21,68% so với cùng kỳ, đạt 29,93 kế hoạch; xuất khẩu ước đạt 48,5 triệu USD, tăng 27,6%; nộp ngân sách ước đạt 38,5 tỷ đồng, tăng 15%. Tính đến 17/5/2022, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được gần 90 dự án, trong đó có 63 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, bao gồm 40 dự án vốn trong nước và 23 dự án vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 5 ước đạt 342,2 tỷ đồng, tăng 37,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 5 tháng đầu năm ước đạt 1.159,4 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 23,9% kế hoạch năm 2022. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 977,7 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 23,6% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 162,3 tỷ đồng, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 25,8% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 19,4 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 23,8% kế hoạch năm (Trong đó vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 358,8 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) 16,5 tỷ đồng và vốn xổ số kiến thiết 302,3 tỷ đồng).
3. Đăng ký kinh doanh
Tháng 5 (từ ngày 15/4-14/5/2022), có 173 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 86 đơn vị trực thuộc), tăng 41,8% so với năm 2021; tổng vốn đăng ký mới847,58 tỷ đồng, tăng gấp 4,8 lần; số doanh nghiệp đã giải thể 22 doanh nghiệp (trong đó có 12 đơn vị trực thuộc), tăng 83,3% so với cùng kỳ; tạm ngừng hoạt động 19 doanh nghiệp (trong đó có 02 đơn vị trực thuộc), bằng so với năm 2021; đăng ký thay đổi loại hình 171 doanh nghiệp (trong đó có 47 đơn vị trực thuộc), tăng 52,7%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 14 doanh nghiệp (trong đó có 03 đơn vị trực thuộc), giảm 12,5%.Trong tháng, đã thông báo cảnh báo 20 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án).
Lũy kế 5 tháng(tính đến ngày 14/5/2022), có 579 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 241 đơn vị trực thuộc), tăng 19,4% so với cùng kỳnăm 2021; vốn đăng ký 3.367,84 tỷ đồng, giảm 30,3%; có 168 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 36 đơn vị trực thuộc) tăng 24,4%;tạm ngừng hoạt động 249 doanh nghiệp (trong đó có 48 đơn vị trực thuộc), tăng 44,8%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 538 doang nghiệp (trong đó có 122 đơn vị trực thuộc), tăng 14%; chuyển đổi loại hình 38 doanh nghiệp, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đã giải thể 142 doanh nghiệp (trong đó có 97 đơn vị trực thuộc), tăng 44,9%.
4. Đăng ký đầu tư
Trong tháng,trên địa bàn tỉnhkhôngcó dự án được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Lũy kế 5 tháng đầu năm có 10 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với diện tích 88,7 ha và nguồn vốn 543 tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.601 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất 50.058 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 331.836 tỷ đồng.
Tính đến ngày 15/5/2022, không có dự án khởi công và cũng không có dự án bị thu hồi. Lũy kế 5 tháng đầu năm có 02 dự án khởi công và 04 dự án thu hồi. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.
III. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông
1. Thương mại, giá cả
Tình hình thương mại trong tháng tương đối ổn định, sức mua của người dân tiếp tục tăng so với tháng trước. Thị trường hàng hoá luôn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của người dân và du khách; không xảy ra biến động thị trường, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá.Nhu cầu người dân tập trung vào những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cá nhân và gia đình; tại địa phương công tác kích cầu tiêu dùng được tăng cường nhiều mặt, các hệ thống siêu thị, cửa hàng điện máy, siêu thị tiện ích thường xuyêncó các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều mặt hàng khuyến khích nhu cầu mua sắm của người dân.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 5.803,2 tỷ đồng, tăng 3,01% so với tháng trước và tăng 21,64% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt4.028,4tỷ đồng, tăng 2,04% so với tháng trước và tăng 18,75% so với cùng kỳ năm2021.Nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 1.974,2 tỷ đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 19,63% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hoá khác dự ước 200,8 tỷ đồng,tăng 2,25% so với tháng trước và tăng 19,38% so với cùng kỳ năm 2021; đây là hai nhóm hàng có mức tăng trưởng cao so với nhóm khác và cũng là nhóm hàng thiết yếu phục vụ thường xuyên trong đời sống của người dân.Lũy kế 5tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 27.853,6 tỷ đồng, tăng 12,46% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 19.810 tỷ đồng, tăng 13,22%.
Chỉ số giá tiêu dùng(CPI)tháng 5/2022 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,86% so với tháng 12 năm trước;CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 3,65% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng tăng giá: Giao thông tăng 2,46%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,62%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,39%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,05%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; Thuốc và dịch vụ y tế 0,02%; Giáo dục 0,02%. Có 1 nhóm hàng giảm giá: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,19%. Có 1 nhóm hàng ổn định: Bưu chính viễn thông 100%.
* Công tác quản lý thị trường
Công tác quản lý thị trường được tăng cường, đẩy mạnh nhằm kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Trong tháng 4/2022 đã kiểm tra 76 vụ, phát hiện và xử lý 41 vụ vi phạm (trong đó 16 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm trong kinh doanh và 24 vụ vi phạm khác); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 353,5 triệu đồng. Luỹ kế 4 tháng đầu năm đã kiểm tra 219 vụ, phát hiện và xử lý 96 vụ vi phạm (trong đó 01 vụ hàng cấm; 30 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 08 vụ vi phạm trong kinh doanh phẩm và 56 vụ vi phạm khác); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 1.128,8 triệu đồng.
2.Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch đang trên đà khôi phục, doanh thu lẫn lượng khách tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.Trong tháng ngoài yếu tố thuận lợi về thời tiết thì Bình Thuận còn có nhiều điểm du lịch mới như khu đô thị nghỉ dưỡng, giải trí, thương mại Novaworld (Tiến Thành, Phan Thiết), Khu du lịch The Happy Ride Glamping (Mũi Né, Phan Thiết) và trang trại công nghệ cao Bình An (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) đã thu hút nhiều du khách đến tham quan; tuyến du lịch đảo Phú Quý được các tour du lịch khai thác hiệu quả, lượng du khách đến ngày một đông hơn.Trong tháng,trên địa bàn tỉnhđã đăng cai đêmchung kết cuộc thiHoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu diễn ra ngày 21/5/2022 tại Nhà hát Làng Chài - Phan Thiết đã thu hút nhiềudu khách từ nhiều nơi về tham dự;đây cũng là cơ hội để du lịch Bình Thuận quảng bá hình ảnh của mình đến các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Hiện nay khách du lịch không chỉ đến vào những dịp nghỉ lễ, ngày cuối tuần mà hầu như tất cả các ngày trong tuần; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống luônsẵn sàng phục vụ,đảm bảo an toàn thực phẩm. Hoạt động lữ hành có chuyển biến tốt, tăng trưởng khả quan hơn năm trước, các tour du lịch phục vụ du khách ngày càng tăng hơn. Các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác hoạt động ổn định, tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Khách du lịch trong tháng ước đạt474,5 ngàn lượt khách, tăng 6,07% so tháng trước và tăng 97,49% so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 856,1 ngàn ngày khách, tăng 8,86% so với tháng trước và tăng 95,54% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm2022lượt khách du lịch ước đạt 1.888,8 ngàn lượt khách, tăng 17,12% so với cùng kỳ năm 2021, ngày khách du lịch ước đạt 3.258,5 ngàn ngày khách, tăng 18,35% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 857,5 tỷ đồng tăng 3,18% so với tháng trước và tăng 65,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm2022ước đạt 3.602,6 tỷ đồng, tăng 3,13% so với cùng kỳ năm 2021.
* Tình hình khách quốc tế:Sau thời gian dài vì dịch Covid-19 lượng khách quốc tế đến Bình Thuận dần được phục hồi trở lại, tiếp tục tăng so với những tháng trước. Lượng khách quốc tế trong tháng ước đạt 5,6 ngàn lượt khách, tăng 9,3% so với tháng trước và tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ dự ước đạt 21,8 ngàn ngày khách, tăng 11,88% so với tháng trước và tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 19,9 ngàn lượt khách, tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 76,8 ngàn ngày khách, tăng 6,97 % so với cùng kỳ năm 2021.
3. Xuất nhập khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 65,63 triệu USD, tăng 3,39% so với tháng trước và tăng 33,24% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 25,11 triệu USD, giảm 1,53% so với tháng trước và tăng 90,86% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,47 triệu USD, tăng 4,14% so với tháng trước và giảm 17,54% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hóa khác ước đạt 39 triệu USD, tăng 6,8% so với tháng trước và tăng 13,77% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 308,9 triệu USD, tăng 30,53% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 101,91 triệu USD, tăng 65,03%; nhóm hàng nông sản đạt 6,5 triệu USD, giảm 17%; nhóm hàng hóa khác đạt 200,4 triệu USD, tăng 20,01%.
+ Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 306,61 triệu USD, tăng 31,54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 187,39 triệu USD, tăng 25,30%; xuất đi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin. Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 30,84 triệu USD, tăng 19,14% sovới cùng kỳ năm 2021 (xuất đi các nước như Anh, Đan Mạch, Italia, Bỉ, Đức, Hà Lan); xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 85,64 triệu USD, tăng 53,92% sovới cùng kỳ năm trước (xuất đi các nước như Mỹ, Canada, Belizo).
Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như: Tôm thẻ chân trắng xuất đi Mỹ, Nhật, Đức, Anh; mực tươi đông lạnh xuất đi Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ; thủy sản khác xuất đi Nhật Bản, Côlômbia, Mỹ, Đan Mạch; các loại quặng xuất đi Trung Quốc; các sản phẩm may mặc xuất đi Nhật Bản; giày dép các loại xuất đi Mỹ, Hà Lan, Canada, Italia.
+ Ủy thác xuất khẩu lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 2,2 triệu USD, giảm 36,08% so với cùng kỳ năm 2021.
- Nhập khẩu trong tháng ước đạt 101,15 triệu USD, giảm 4,36% so với tháng trước và giảm 38,73% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 514,21 triệu USD, tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất như hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy các loại.
4. Hoạt động vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ ổn định đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá. Thời tiết thuận lợi, tuyến vận tải Phan Thiết - Phú Quý và ngược lại hoạt động thường xuyên, liên tục đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách.
- Vận tảihành khách:
+ Ước tháng 5 vận chuyển 1.504,89 nghìn hành khách, tăng 6,15% so với tháng trước và tăng 48,37% so vớicùng kỳnăm trước;luân chuyển 84,19 triệu hk.km, tăng 2,73% so với tháng trước và tăng 75,89% sovới cùng kỳnăm trước. Luỹ kế 5 tháng đầu năm vậnchuyển 7.822,86 nghìnhành khách, tăng 18,1%so vớicùng kỳ năm 2021 và luân chuyển 417,05 triệu hk.km, tăng 33%socùng kỳ năm 2021.
+ Xét theo lĩnh vực, tháng 5 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.483,20 nghìn hành khách,tăng6,52% so với tháng trước và tăng47,68% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 7.704,79 nghìn hành khách, tăng 17,09% so với năm cùng kỳ năm 2021.Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 5,47 nghìn hành khách, giảm 41,02% so với tháng trước; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 41,87 nghìn hành khách. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 16,22 nghìn hành khách,tăng1,36% so với tháng trước và tăng63,3% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 76,20 nghìn hành khách, tăng 73,68% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 79,9 triệu hk.km, tăng 5,32% so với tháng trước và tăng 70,81% so với cùng kỳ; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 391,02 triệu hk.km, tăng 26,62% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường sắt đạt 2.858 nghìn hk.km, giảm 39%; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 18.963,53 nghìn hành khách.km. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,43 triệu hk.km, tăng 1,93%so với tháng trước và tăng 31,64% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 7,06 triệu hk.km, tăng 48,62% so với cùng kỳ năm 2021.
- Vận tải hàng hoá:
+ Ước tháng 5 vận chuyển hàng hoá đạt 830,34 nghìn tấn,tăng7,63% so với tháng trước và tăng31,07%so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hàng hoá đạt 43,39 triệu tấn.km,tăng5,6% so với tháng trước và tăng26,51%so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 5 tháng đầu năm đã vận chuyển 3.695,88 nghìn tấn hàng hoá, tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển hàng hoá đạt 254,68 triệu tấn.km, tăng 33,89% so với cùng kỳ năm 2021.
+ Xét theo lĩnh vực, tháng 5 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 824,12 nghìn tấn,tăng7,85% so với tháng trước và tăng30,19% so với cùng kỳ năm 2021;luỹ kế 5 tháng đạt 3.663,09 nghìn tấn, tăng 4,04% so với cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 5,63 nghìn tấn, giảm 19,12% so với tháng trước; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 29,79 nghìn tấn. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,59 nghìn tấn,tăng11,32% so với tháng trước,tăng 17,26% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 3,01 nghìn tấn, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 2021.Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 38,49 triệu tấn.km,tăng13,85% so với tháng trước và tăng12,44% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 229,26 triệu tấn.km, tăng 20,73% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 4.828 nghìn tấn.km, giảm 33,09%; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 25.087,97 nghìn tấn.km. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 64 nghìn tấn.km,tăng10,82% so với tháng trước,tăng 8,69% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 5 tháng đầu năm đạt 325,36 nghìn tấn.km, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2021.
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 5 đạt 199,71 tỷ đồng, tăng 9,28% so với tháng trước và tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2021.Luỹ kế 5 tháng đầu năm ước đạt 926,3 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2021;trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 378,02 tỷ đồng, tăng 44,19%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 506,24 tỷ đồng, tăng 9,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 39,91 tỷ đồng, tăng 2,51 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 2,13 tỷ đồng.
5.Bưu chính, viễn thông
Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.260 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở.Số thuê bao điện thoại cố định: 30.000 thuê bao; điện thoại di động trả sau: 33.210 thuê bao. Tổng số thuê bao Internet các loại 160.450 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) đạt 67,65%.
V.Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng
1. Thu, chi ngân sách
Ước thu ngân sách tháng 5 đạt 500 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm, ước đạt 4.642,47 tỷ đồng, đạt 54,69% dự toán năm và giảm 19,59% so vớicùng kỳ năm 2021; trong đó thu nội địa đạt 4.218,99 tỷ đồng, đạt 58,69% dự toán năm, giảm 15,61%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 3.833,35 tỷ đồng, đạt 64,88% dự toán năm, giảm 3,86%; thu tiền nhà, đất 385,64 tỷ đồng, đạt 30,13% dự toán năm, giảm 61,91% (trong đó thu tiền sử dụng đất 313,85 tỷ đồng, đạt 28,53% dự toán năm, giảm 64,30% so với cùng kỳ năm 2021); thu thuế xuất nhập khẩu 423,49 tỷ đồng, đạt 32,58% dự toán toán năm và giảm 45,27%.
Tổng chi ngân sách trong tháng 5 ước thực hiện 450 tỷ đồng; lũy kế 5tháng đầu nămước đạt 6.876,22 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 2.824,40 tỷ đồng, chi thường xuyên 2.461,36 tỷ đồng.
2. Hoạt động tín dụng
Tính đến 30/4/2022, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 639,27 tỷ đồng/6.207 khách hàng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/01/2020 đến 30/4/2022 là 2.847 tỷ đồng/14.809 khách hàng. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng với tổng số tiền 161,23 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm lãi là 5,86 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay với số tiền lãi đã hạ là 155,37 tỷ đồng; Vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/4/2022 là 57.978 tỷ đồng/102.853 khách hàng.
Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 2,9-4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 3,7-6,9%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 4,4-7%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9-11,5%/năm.
Vốn huy động ước đến 30/4/2022 đạt 54.863 tỷ đồng, tăng 12,09% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 4,23%). Ước đến 31/5/2022, nguồn vốn huy động đạt 55.208 tỷ đồng, tăng 12,8% so với đầu năm.Đến 30/4/2022, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 773 tỷ đồng, chiếm 1,03% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,19% so với đầu năm.
Đến 30/4/2022, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 75.271 tỷ đồng, tăng 1,45% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 2,89%). Trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 74.068 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 44.662 tỷ đồng, chiếm 59,4% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 6,7% tổng dư nợ, lãi suất từ 7-9%/năm chiếm 32,6% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 53,2% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 4% tổng dư nợ. Ước đến 31/5/2022, tổng dư nợ đạt 76.198 tỷ đồng, tăng 2,7% so với đầu năm.
Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và Địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt41.449 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 299 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 570 tỷ đồng, chiếm 0,76% tổng dư nợ; dư nợ cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừađạt 16.324 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng dư nợ.
Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ(nội bảng) 820,2tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 257,6tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 559,9tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu2,7tỷ đồng). Nợ xấu (nội bảng) là 51,8 tỷ đồng/5 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 218,4 tỷ đồng/93 tàu.Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.510 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 84,3 tỷ đồng/231 hộ.
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến 31/3/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay 45.891 triệu đồng cho 11 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 13.981 người lao động, trong đó cho vay để trả lương ngừng việc do tạm ngừng hoạt động với số tiền 250 triệu đồng/04 doanh nghiệp/78 người lao động và cho vay để trả lương cho lao động để phục hồi sản xuất với số tiền 45.641 triệu đồng/07 doanh nghiệp/13.903 người lao động.
Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định.Doanh số mua bán ngoại tệ 04 tháng đầu năm 2022 đạt 204 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 48 triệu USD.Đến30/4/2022, trên địa bàn có 193máy ATM, tăng 06máy so với đầu năm và 1.534máy POS,giảm 48máy so với đầu năm(do các ngân hàng thực hiện rà soát, sắp xếp lại việc lắp đặt máy cho hiệu quả, tránh trùng lắp, một số máy POS được thu hồi nhưng chưa triển khai lắp đặt lại tại nơi khác), các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
VI. Lĩnh vực Văn hoá- Xã hội
1.Hoạt động văn hóa-Thể dục thể thao
1.1. Hoạt động Văn hóa
Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tiếp tục được tăng cường,tuyên truyềnkỷ niệm47 năm giải phóng Bình Thuận (19/4); 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); Ngày Quốc tế lao động 01/5; tuyên truyền công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; biển đảo và công tác biên giới trên đất liền năm 2022; kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu;kỷ niệm 132 năm Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh;Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022…Biểu diễn văn nghệ tuyên truyền và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện. Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanhbiểu diễn phục vụ chính trị 18 suất; biểu diễn nghệ thuật giao lưu hoán đổi chỉ tiêu biểu diễn chính trị đối với 02 Đoàn nghệ thuật (Đoàn Cải lương Long An và Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên); biểu diễn phục vụ Lễ Giỗ tổ Hùng 3 Vương tại Đền thờ Thị trấn Phan Rí Cửa; Tết Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni huyện Bắc Bình.
Hoạt động Thư viện:Cấp 70thẻ (thiếu nhi38thẻ), 215.353lượt bạn đọc (truy cập website201.324lượt, tại thư viện447lượt (thiếu nhi152 lượt), qua youtube5.174lượt, khai thác sách trực tuyến483lượt, truy cập Fanpage2.971lượt)); luân chuyển239.633lượt sách, tài liệu (lượt tài liệu tại thư viện907lượt (thiếu nhi 357lượt), tài liệu qua website201.324lượt). Sưu tầm 195 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 20 bản sách mới trên website, 196 tài liệu tuyên truyền; bổ sung 1.350 bản sách; xử lý kỹ thuật 555 bản; nhập dữ liệu 250 biểu ghi; số hóa 1,699 trang/277 tài liệu bài trích báo, tạp chí; thực hiện 02 video sách nói; đóng 30 tập báo, tạp chí.
Hoạt động bảo tồn, bảo tàng:Đãđón 14.796 lượt khách (150 lượt khách quốc tế).Triển lãm ảnh tư liệu, ảnh nghệ thuật trong dịp kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề: Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Phan Thiết xưa, ảnh nghệ thuật Sắc màu Bình Thuận.
1.2. Hoạt động thể thao
Hoạt động thể dục thể thao quần chúng:Tổ chức giải Đua xe đạp thành phố Phan Thiết mở rộng năm 2022 - Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận; tổ chức giải Bóng đá tứ hùng các đội mạnh năm 2022 (Hàm Thuận Bắc); tổ chức giải Billiards carom 3 băng tỉnh Bình Thuận mở rộng tranh Cúp 86 Luxury năm 2022, giải Cầu lông Lê Hoàng lần 1 - năm 2022,giải Cờ tướng tỉnh Bình Thuận năm 2022; tổ chức môn Futsal, ba môn phối hợp “bơi, chạy, trượt đồi cát”, đua xe đạp trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ IX năm 2022. Tham gia trọng tài điều hành môn Bóng bàn, tập huấn trọng tài quốc gia môn môn Bơi - Lặn làm nhiệm vụ tại SEA Games 31.
Hoạt động thể thao thành tích cao: Khen thưởng đột xuất huấn luận viên, vận động viên có thành tích tốt tại giải Taekwondo vô địch Đông Nam Á, giải vô địch Taekwondo sinh viên thế giới. Cử các đội tuyển Karate, Điền kinh, Taekwondo, tham gia các giải thể thao do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức. Tháng 4/2022, các đội thể thao (Karate, Điền kinh, Taekwondo) đã tham gia 05 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế đạt 12 huy chương (05 huy chương vàng, 02 huy chương bạc, 05 huy chương đồng).Trong tháng 5/2022, đã cử03vận động viênthi đấu tại SEA Games31:Môn Taekwondo02 huy chương vàng nội dungquyền đồng đội nữ sáng tạovà đồng đội nữ tiêu chuẩn;Môn Kurash:01 huy chương bạcđối kháng nam hạng cân <66kg.
2. Giáo dục và Đào tạo
Trong tháng, đã tổ chức thi thử Tốt nghiệp Trung học phổ thông và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10.
Triển khai bồi dưỡng, phụ đạo, ôn tập cho học sinh lớp 12 và chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp năm học 2021-2022.
3.Y tế
Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã chủ động thực hiện tốt công táccấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.Các bệnh viện tiếp tục thực hiện tốtcông tác phân luồng phòng lây nhiễm dịch Covid-19 trongcấp cứu, khám và điều trị bệnh nhân.Trong tháng,số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 51.233 lượt, số bệnh điều trị nội trú 7.197, số bệnh nhân chuyển viện 739, số bệnh nhân tử vong 32. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt từ 43,6% đến 102,95%.
Từ ngày 15/4-14/5/2022,toàn tỉnh có 70 cas mắc sốt xuất huyết, không có ca mắc sốt rét; lũy kế 5 tháng đầu nămghi nhận 328 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 02 trường hợp mắc sốt rét và không có cas tử vong. Có10 cas mắc tay chân miệng, 01 cas tử vong; lũy kế 5 tháng đầu nămghi nhận 13 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong.
Số bệnh nhân mắc bệnh phong 06 bệnh nhân, 02 bệnh nhân phát hiện mới, 385 bệnh nhân đang quản lý và có 01 bệnh nhân phong mới tàn tật độ II.
Công tác phòng chống Lao: Có 789 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 152. Số bệnh nhân lao phổi AFB(+)mới 93.
Số nhiễm HIV mới phát hiện 09 cas (tích luỹ 1.682 cas); có 04 cas chuyển AIDS mới (tích luỹ 1.096 cas); có 01 cas tử vong (tích luỹ 539 cas).
Công tác phòng, chống dịch bệnhđã triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tình hình dịch cúm AH5N1, H7N9, Ebola, Zika đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc.Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực, trong tháng không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tínhtừ 27/4/2021 đến 18 giờ ngày22/5/2022, toàntỉnh đã ghi nhận52.431ca mắc Covid-19(Phan Thiết9.031, Tánh Linh8.604, Hàm Thuận Bắc6.285, Hàm Thuận Nam6.105, Tuy Phong5.119, La Gi4.228, Hàm Tân 4.119, Đức Linh 3.522, Phú Quý 2.733,Bắc Bình 2.685). Trong đó có 36 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 51.948 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 475 ca tử vong (28 ca tử vong ngoài tỉnh). Có 902.752 người đã tiêm vắc xin mũi 1 (100%); 902.752 người tiêm vắc xin mũi 2 (100%) và 525.554 tiêm vắc xin mũi 3 (58,2%); số trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm vắc xin đã hoàn thành 100% theo kế hoạch. Hiện đang tiếp tục tiêm cho trẻ từ 12 tuổi (bổ sung trẻ sinh năm 2010, dự kiến khoảng 13.459 người): Tiêm mũi 1: tích lũy 10.196/13.459, đạt tỷ lệ 75,7%; tiêm mũi 2: tích lũy 10.059/13.459, đạt tỷ lệ 74,7%. Tiêm cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi: tiêm mũi 1: 223 người, tích luỹ 28.270/126.860, đạt tỷ lệ 22,3%; mũi 2 tích lũy 301/126.860, đạt tỷ lệ 0,24%.
4.Lao động -xã hội
Trong tháng (tính đến ngày 10/5/2022) đã giải quyết việc làm cho 2.752lao động.Luỹ kế 5 tháng đầu năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 8.591 lao động, đạt 42,96% so với kế hoạch năm; cho vay vốn giải quyết việc làm 1.982 lao động, đạt 141,57% so với kế hoạch năm (1.982/1.400).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệptuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho1.712 người, nâng tổng số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp từ đầu năm đến ngày 10/5/2022 lên 5.326 người đạt 53,26% so với kế hoạch năm và bằng 116,14% (5.326/4.586) so với cùng kỳ năm 2021.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩavận động1,671 tỷ đồng/6 tỷ đồng, đạt 27,9% so với kế hoạch năm vàtăng43,6% so với cùng kỳ năm 2021. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động 83 triệu đồng; nâng tổng số tiền vận động đến nay là 136 triệu đồng, đạt 6,8% so kế hoạch năm và bằng 21,04% so với cùng kỳ năm 2021.
Công tác chính sách người có công: Tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và biểu dương người có công với cách mạng. Tổ chức đưa 130 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Bến Tre (Tính đến nay, đã tổ chức điều dưỡng tập trung cho 340 người có công tại 02 tỉnh Bến Tre và thành phố Đà Lạt).
Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 19 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Trợ cấp mai táng phí cho 59 trường hợp. Quyết định chế độ ưu đãi giáo dục đối với con của người có công với cách mạng đến niên hạn hoặc khóa học cho 06 trường hợp; phê duyệt người có công đến niên hạn được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho 01 trường hợp; đổi người thờ cúng liệt sĩ cho 13 trường hợp, tiếp nhận 03 hồ sơ từ tỉnh ngoài chuyển đến.
Trên địa bàn tỉnh có3.275 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý; trong đó: đang quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 207/02 nữ; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 363 người; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 604 người; 2.101 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục. Có109/124 xã, phường, thị trấncó người sử dụng trái phép chất ma tuý(chiếm 87,9%)số xã, phường, thị trấn có người nghiện.
5. Hoạt động bảo hiểm
Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch.
Tính đến 30/4/2022, toàn tỉnh có 91.927 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 0,3% so với cùng kỳ; có 83.207 người tham gia BHTN, tăng 0,3% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 11.592 người, tăng 10,6% so với cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 1.005.908 người(bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.161 người), giảm 0,7% so với cùng kỳ. Đã xét duyệt, giải quyết cho 18.684 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 237 lượt người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 4.694 lượt người;hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức-phục hồi sức khỏe 10.692 lượt người.Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 87,1% dân số.
Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đến cuối tháng 4 là 16.998 người. Tính đến 30/4/2022, tổng số thu 834,18 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 153,39 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
6.Tai nạn giao thông(từ 15/4 - 14/5/2022)
Trong tháng, xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông (không có đường sắt), giảm 05 vụ so với tháng trước và giảm 06 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 5 tháng đầu năm đã xảy ra 107 vụ (trong đó có 03 vụ đường sắt), so với cùng kỳ năm 2021 giảm 27 vụ.
Số người bị thương 11 người, giảm 01 người so với tháng trướcvà giảm 05 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 5 tháng đầu năm có 55 người (trong đó đường sắt 01 người), giảm 23 người so với cùng kỳ năm 2021.
Số người chết 15 người, giảm 03 người so với tháng trước và tăng 01 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 5 tháng đầu năm có 76 người chết (trong đó đường sắt 02 người), so với cùng kỳ năm trước giảm 13 người.
Trong tháng, công táckiểm tra, kiểm soátvà xử lý nghiêm các phương tiện, không xảy ra ùn ứ, ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyên đường và tại các Trạm thu phí BOT, đặt biệt không xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều do người điều khiển xe mô tô tham gia giao thông không chấp hành tốt các quy định pháp luật vê trật tự an toàn giao thông.
7. Thiên tai, cháy nổ,vi phạm môi trường
-Thiên tai:Trong tháng xảy ra 07 vụ:02 vụ do sét đánh làm 2 người chết ở Huyện Đức Linh (Đức TàivàVõ Xu);5vụ mưa lớn kéo dài gây sạt lở và ngập lụt tại3huyện Bắc Bình,Hàm Thuận Bắcvà Tánh Linhlàm thiệt hại: 475 ha lúa từ05 ngày đến 20 ngày tuổi;300 ha lúa ngập trôi giống;1.081 ha hoa màu, rau các loại; 1 con bò bị cuốn trôi;ngập 50 căn nhà;sạt lở 15 m đường quốc lộ 28B, 100m đường giao thông nội đồng; nước lũ sạt lở,sụp 01 cống kết cấu xi măng đá chẻ,cuốn trôi02 tường cánh thượng lưu 01 cống lấy nước; ước thiệt hại 700 triệu đồng.Lũy kế5 thángđầu năm(tính đến 21/5/2022),xảy ra 14đợt thiên tai, ước tổng giá trị thiệt ban đầu3.234,40 triệu đồng.
-Cháy nổ:Trong tháng xảy ra 04 vụ cháy (giảm 08 vụ so với cùng kỳ),không thiệt hại về người, không xảy ra nổ, ước thiệt hại 650 triệu đồng.Luỹ kế 5 tháng đầu nămxảy ra 14 vụ cháy (giảm 19 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 3.401,8 triệu đồng.
-Vi phạm môi trường:Trong tháng đã phát hiện 02 vụ, bằng với cùng kỳ năm trước; đã xử phạt 977,24 triệu đồng (vi phạm về khoáng sản: Khai thác vượt công suất cho phép; Vi phạm về đất đai: chiếm đất).Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022xảy ra 15 vụ (tăng 01 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 2.593,85 triệuđồng./.
Website Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận