Trong tháng, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; vụ đông xuân đến nay cơ bản đã kết thúc, hiện đang vào thời điểm thu hoạch. Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển ổn định. Thời tiết ngư trường không thuận lợi và giá xăng dầu ở mức cao nhiều tàu cá nằm bờ, dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản giảm so với cùng kỳ năm trước.
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Trồng trọt
*Cây hàng năm:Tính đến ngày 15/4/2022, diện tích gieo trồng vụ đông xuân đạt 51.027,6 ha, tăng 8,54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó cây lúa đạt 39.456,5 ha, tăng 8,04%; cây bắp đạt 3.008,4 ha, giảm 8,7%; cây rau các loại đạt 3.407 ha, tăng 8,15%; cây đậu các loại đạt 2.611,7 ha, tăng 19,2%; cây công nghiệp ngắn ngày đạt 1.879,5 ha, tăng 53,1%(nguyên nhân cây công nghiệp ngắn ngày tăng do người dân chuyển một phần diện tích trồng bắp, cây trồng khác sang trồng đậu phộng, mè đem lại hiệu quả cao); cây hàng năm khác đạt493,2ha, tăng 1,6%.
Để phát huy hiệu quả sử dụng đất, tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới và hạn chế sâu bệnh, vụ đông xuân năm 2021-2022 đã chuyển đổi 3.592 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác gồm: 1.199 ha bắp, 714 ha đậu phộng, 696 ha rau các loại, 617 ha đậu các loại, 100 ha dưa hấu… Các địa phương tiếp tục chú trọng triển khai chương trình xã hội hoá giống lúa, diện tích xã hội hóa giống lúa vụ đông xuân thực hiện được 609 ha.
* Cây lâu năm:Trong tháng chủ yếu tập trung chăm sóc diện tích cây lâu năm hiện có; giá phân bón tăng cao trong khi giá đầu ra của một số sản phẩm cây lâu năm giảm.
- Thanh long:Hiện thanh long đang chuẩn bị cho thu hoạch chính vụ; từ cuối tháng 3 đến nay giá thanh long tăng trở lại, tuy nhiên đa phần người trồng không có sản phẩm để bán, một số hộ dân tiếp tục chong đèn, do thời tiết có mưa và là vụ trái mùa nên khả năng đạt sản lượng thấp. Tính đến thời điểm 15/4/2022, toàn tỉnh có 12.397,2 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
- Cao su:Đang trong mùa thay lá non, người trồng tập trung dọn vườn chống cháy và phun thuốc ngừa bệnh trên lá. Nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc giảm; tuy nhiên sản lượng cao su tiêu thụ trong nước có khuynh hướng tăng, dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ.
-Cây điều:Đang trong giai đoạn đậu trái và một số nơi đang bắt đầu thu hoạch; trong tháng có mưa nên ảnh hưởng đến việc thụ phấn của cây điều, làm tăng khả năng giảm năng suất thu hoạch cho mùa sau.
- Cây tiêu:Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch; trong những năm gần đây giá tiêu vẫn đang duy trì ở mức thấp, giá vật tư cao, tình hình sâu bệnh khá phức tạp làm tăng chi phí sản xuất, người trồng không có lời, do đó đầu tư vào cây tiêu ít được người dân quan tâm.
- Các loại cây lâu năm còn lại được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.
* Tình hình dịch bệnh:Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát,công tác dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh được theo dõi, triển khai thường xuyên.Một số bệnh phổ biến như:
-Cây lúa:Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 960 ha, sâu đục thân (bông bạc) 513 ha, bệnh bạc lá (cháy bìa lá) 427 ha, chuột gây hại 405 ha, bệnh đốm nâu 274 ha, rầy nâu 117 ha.
-Cây thanh long:Diện tích nhiễm bệnh nám vàng cành 2.255 ha, bệnh thối rễ tóp cành 1.154 ha, bệnh đốm nâu 554 ha, rệp sáp 282 ha.
-Cây khoai mì:Bệnh khảm lá virus diện tích nhiễm 700 ha.
-Cây điều: Diện tích nhiễm bệnh thán thư 353 ha, bọ xít muỗi 327 ha.
*Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất:Tăng cường khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước, nhất là nguồn nước xả của thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi để phục vụ sản xuất. Triển khai kế hoạch cấp nước sinh hoạt, sản xuất vụ hè thu năm 2022 và công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ. Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2021-2022 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện đạt 53.944 ha, đạt 100,3% so với kế hoạch. Trong đó cây lúa và cây màu 32.443 ha, đạt 100,6% kế hoạch; cây thanh long và cây ăn quả đạt 21.090 ha, đạt 100% kế hoạch.
2. Chăn nuôi(thời điểm 15/4/2022)
Trong tháng chăn nuôi phát triển ổn định; chăn nuôi lợn phát triển khá;tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, số trang trại, doanh nghiệp nuôi gà công nghệ cao có khuynh hướng tăng.
- Chăn nuôi trâu, bò:Ước đàn trâu có8.510 con, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021, chăn nuôi bò phát triển, thị trường tiêu thụ ổn định, chi phí thức ăn thấp nên người chăn nuôi có lãi, toàn tỉnh có 173.600 con, tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2021.
- Chăn nuôi lợn:Ước đàn lợn có317.900 con, tăng 5,44% so với cùng kỳ năm 2021.Đàn lợn có khuynh hướng giảm dần ở nông hộ và tăng dần ở doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi công nghệ cao. Nguyên nhân do chăn nuôi nông hộ dễ phát sinh bệnh dịch, không chủ động được đầu ra, dễ bị thu lỗ mỗi khi rớt giá, trong khi chi phí về thức ăn, thuốc thú y tăng, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ít tái đàn; ngược lại các trang trại, doanh nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, kiểm soát được bệnh dịch, từ khâu chăn nuôi đến khi tiêu thụ, sản xuất sản phẩm từ thịt được thực hiện theo dây chuyền khép kín, chủ động được nguồn cung nên không bị ảnh hưởng nhiều về giá đầu ra.
- Chăn nuôi gia cầm:Ước đàn gia cầm có 4.830 ngàn con, tăng19,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đàn gà 3.500ngàn con, tăng25,85%. Đàn gà đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần nuôi nhỏ lẻ ở hộ sang quy mô công nghiệp. Với việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất, kiểm soát được bệnh dịch và đặc biệt là bảo đảm được đầu ra sản phẩm, chăn nuôi công nghệ cao chiếm ưu thế vượt trội.
* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm; viêm da nổi cục trâu, bò; lở mồm long móng ở gia súc; bệnh tai xanh trên heo; tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh tại xã Nghị Đức - huyện Tánh Linh, tổng số lợn bị tiêu hủy là 273 con (trọng lượng 18,5 tấn), lũy kế đến ngày 04/04/2022 tổng số lợn tiêu hủy là 894 con (trọng lượng 48 tấn).
-Công tác tiêm phòng vắc xin:Đã tổ chức tiêm phòng 2.325,1 ngàn liều (trong đó đàn trâu, bò 31,3 ngàn liều; lợn 38,8 ngàn liều; gia cầm 2.254 ngàn liều). Lũy kế 4 tháng đầu năm đã tiêm phòng 7.479,6 ngàn liều (Trong đó đàn trâu, bò 112,8 ngàn liều; lợn 190,3 ngàn liều; đàn gia cầm 7.167,3 ngàn liều).
- Kiểm dịch động vật:Đã kiểm dịch 158,2 ngàn con lợn; 589 con trâu bò; 389,6 ngàn con gia cầm; 346,8 tấn thịt các loại; 4.200 ngàn quả trứng gia cầm; 56,7ngàntấn thịt sơ chế.Lũy kế 4 tháng đầu năm đã kiểm dịch510,7ngàn con lợn;1,4 ngàncon trâu bò;1.774,3ngàn con gia cầm;1.075,8tấn thịt các loại;15.066ngàn quả trứng gia cầm;196,1ngàn tấn thịt sơ chế.
- Kiểm soát giết mổ:Đã kiểm soát giết mổ168 con trâu bò; 4,1 ngàn con lợn; 1 ngàn con gia cầm; 190 con dê.Lũy kế 4 tháng đầu nămđã kiểm soát 645 con trâu bò; 14,7 ngàn con lợn; 11,2 ngàn con gia cầm; 636 con dê.
3. Lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng:Trong tháng hoạt động trồng rừng chưa được thực hiện; việc gieo tạo cây giống được đẩy mạnh, đã gieo tạo được 400 ngàn cây keo lai, bạch đàn. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp đạt 133.235,8 ha.
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng:Tính đến ngày 08/4/2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng, với diện tích 2,6 ha; tất cả các trường hợp cháy được phát hiện sớm và được chữa cháy kịp thời, không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng:Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, chống lấn chiếm đất rừng được thực hiện nghiêm túc. Tính đến ngày 10/4/2022 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý vi phạm 70 vụ: Phá rừng trái pháp luật 06 vụ, diện tích 3,3 ha;khai thácgỗ và lâm sản khác 22 vụ; mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật 20 vụ; vi phạm khác 22 vụ. Đã và đang xử lý vi phạm hành chính 58 vụ; lâm sản tịch thu gồm 42,2m3gỗ các loại; giá trị lâm sản ngoài gỗ 35,7 triệu đồng.
4. Thuỷ sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản:Tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, thời tiết thuận lợi. Diện tích nuôi trồng trong tháng ước đạt 267,7 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 923,3 ha, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó nuôi cá đạt 645 ha, tăng 3,2%; nuôi tôm đạt 273,7 ha, tăng 3,6%).
-Sản lượng nuôi trồng:Sản lượng trong tháng ướcđạt 812,1 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế4thángđầu nămước đạt3.839,4tấn, tăng2,37% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó cá các loại đạt1.422tấn, tăng2,2%; tôm nuôi nước lợ đạt2.402tấn, tăng 2,5%).
- Sản lượng khai thác:Trong tháng ngư trường không thuận cho hoạt động khai thác biển,một số tàu công suất lớn tạm nghỉ khai thác, các nghề khác như lưới rê nổi ven bờ, lặn hải đặc sản, lưới kéo, lồng bẫy... hoạt động hiệu quả thấp.Sản lượng thủy sản khai thác ướcđạt17.699,5 tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳnăm 2021(trong đókhai thác biển ướcđạt17.665 tấn, giảm 1,9%). Lũy kế 4 tháng đầu năm sản lượng khai thác ước đạt 64.572,5 tấn, tăng 0,83% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó khai thác biển ước đạt 64.372,5 tấn, tăng 0,8%).
- Sản xuất giống thuỷ sản:Công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản được tăng cường, nhất là giống tôm bố mẹ. Công tác kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất được tổ chức thực hiện, ươm dưỡng giống thủy sản.Sản lượng tôm giống sản xuất trong tháng đạt khá, ước đạt 2,1 tỷ con, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 7,6 tỷ con, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2021.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:Trong tháng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 29 trường hợp với các hành vi: không đăng ký lại tàu cá theo quy định, tàng trữ ngư cụ cấm, sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá được tiếp tục thực hiện; công tác đăng kiểm tàu cá được thực hiện thường xuyên. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa; phối hợp với các địa phương tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, giám sát môi trường và chú ý phòng trừ dịch bệnh tại các vùng nuôi thuỷ sản.
II.Công nghiệp; đăng ký kinh doanh;đăng ký đầu tư
1.Công nghiệp
Trong tháng, hoạt động công nghiệp tiếp tụccó sự tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như may mặc, giày dép, gỗ, cơ khí, hạt điều, thủy sản, giấy dính cao cấp, khoáng sản, vật liệu xây dựng,... có sự tăng trưởng cao.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước so với cùng kỳ tăng 8,57%. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 33,57%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,62%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí hoạt động ổn định và tăng 5,50%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,99%.
Lũy kế đến tháng 4đầu năm2022 chỉsố sản xuất công nghiệp (IIP)ước so với cùng kỳ tăng 2,46%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 20,87%;ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 18,12%;ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,49%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 4 ước đạt 3.684,48 tỷ đồng, tăng 12,98% so với tháng trước và tăng 17,04% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 13.074,82 tỷ đồng, tăng 8,64% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, công nghiệp khai khoáng 606,44 tỷ đồng, tăng 22,82%; công nghiệp chế biến chế tạo 6.223,94 tỷ đồng, tăng 20,10%; sản xuất và phân phối điện 6.149,90 tỷ đồng, giảm 1,91%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 94,55 tỷ đồng, tăng 6,01%.
* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
-Thức ăn gia súc: Dự ước tháng 4 sản lượng đạt 38,56 ngàn tấn, giảm 0,66% so với tháng trước và tăng 20,29% so với cùng kỳ; luỹ kế4 tháng đầu nămsản lượng đạt 149,1 ngàn tấn, tăng 26,32% so với cùng kỳ, do nhu cầu cung cấp thức ăn đàn gia súc nên nhà máy sản xuất tăng để đáp ứng.
-Nước khoáng: Nước khoáng có ga dự ước tháng 4 sản lượng đạt 2,03 triệu lít, tăng 17,09% so với tháng trước và tăng 10,18% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămsản lượng đạt 6,3 triệu lít, tăng 4,43% so với cùng kỳ. Nước khoáng không có ga dự ước tháng 4 sản lượng đạt 8,43 triệu lít, tăng 3,98% so với tháng trước và tăng 3,52% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămsản lượng đạt 26,76 triệu lít, tăng 9,72% so với cùng kỳ.
-Sản phẩm thủy sản: Mực đông lạnh ước tháng 4 sản lượng sản xuất đạt 1.330 tấn tăng 17,21% so với tháng trước và tăng 54,17% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămước đạt 4.064 tấn tăng 74,43% so với cùng kỳ. Thịt cá đông lạnh ước tháng 4 sản lượng sản xuất đạt 718,1 tấn tăng 15,00% so với tháng trước và giảm 13,59% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămước đạt 2.768 tấn, tăng 3,22% so với cùng kỳ.
-Sản phẩm trang phục: Áo sơ mi dự ước tháng 4 sản lượng đạt 1,92 triệu cái, tăng 15,73% so với tháng trước và tăng 35,34% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămước đạt 6,62 triệu cái tăng 55,94% so với cùng kỳ. Bộ Com-lê (Jacket) ước tháng 4 sản lượng đạt 0,86 triệu cái, giảm 2,46% so với tháng trước và tăng 6,64% so với cùng kỳ, luỹ kế4 tháng đầu nămước đạt 3,1 triệu cái, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.
-Điện sản xuất: Dự ước tháng 4 sản lượng đạt 2.844 triệu kwh, tăng 18,14% so với tháng trước và tăng 5,76% so với cùng kỳ, luỹ kế đến cuối tháng 4 năm 2022 ước đạt 9.662 triệu kwh giảm 1,4% so với cùng kỳ,giảm chủ yếu ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.
-Sản phẩm cao su sản xuất theo mùa vụ nên trong tháng các nhà máy không sản xuất.
*Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như may mặc, giày dép, gỗ, cơ khí, hạt điều, thủy sản, giấy dính cao cấp, khoáng sản, vật liệu xây dựng,.. đảm bảo được sự tăng trưởng.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đến hết tháng 3 năm 2022 ước đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 21,48% kế hoạch; xuất khẩu ước đạt33,5 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, đạt 16,5% kế hoạch; nộp ngân sách ước đạt 27,5 tỷ đồng, tăng 7,8%, đạt 25% kế hoạch năm.
2. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 4 ước đạt 246,9 tỷ đồng, tăng 9% so với tháng trước và tăng 7,1% so với tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 4 tháng đầu năm ước đạt 815,2 tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,8% kế hoạch năm 2022. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 696,7 tỷ đồng, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,8% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 106,1 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,9% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 12,4 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 15,3% kế hoạch năm (Trong đó vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 222 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) 23,5 tỷ đồng và vốn xổ số kiến thiết 222,6 tỷ đồng).
3. Đăng ký kinh doanh
Tháng 4 (từ ngày 15/3-14/4/2022), có 125 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 39 đơn vị trực thuộc), giảm 17,22% so với năm 2021; tổng vốn đăng ký mới 1.231,85 tỷ đồng, giảm 37,36%; số doanh nghiệp đã giải thể 19 doanh nghiệp (trong đó có 13 đơn vị trực thuộc), giảm 13,64% so với cùng kỳ; tạm ngừng hoạt động 21 doanh nghiệp (trong đó có 05 đơn vị trực thuộc), bằng so với năm 2021; đăng ký thay đổi loại hình 113 doanh nghiệp (trong đó có 23 đơn vị trực thuộc), giảm 23,13%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 17 doanh nghiệp (trong đó có 05 đơn vị trực thuộc), tăng 30,77%.Trong tháng, đã thông báo cảnh báo 24 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án).
Lũy kế 4 tháng(tính đến ngày 14/4/2022), có 401 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 151 đơn vị trực thuộc), tăng 10,47% so với cùng kỳnăm 2021; vốn đăng ký 2.519,27 tỷ đồng, giảm 42,11%; có 154 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 33 đơn vị trực thuộc) tăng 28,33%;tạm ngừng hoạt động 230 doanh nghiệp (trong đó có 46 đơn vị trực thuộc), tăng 50,33%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 363 doang nghiệp (trong đó có 73 đơn vị trực thuộc), tăng 0,83%; chuyển đổi loại hình 26 doanh nghiệp, tăng 23,81% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đã giải thể 119 doanh nghiệp (trong đó có 85 đơn vị trực thuộc), tăng 38,37%.
4. Đăng ký đầu tư
Trong tháng,trên địa bàn tỉnh có01dự án được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tưvới tổng vốn đăng ký300tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.599 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất 50.047 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 331.820 tỷ đồng.
Tính đến ngày 15/4/2022, không có dự án khởi công và cũng không có dự án bị thu hồi. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.
III. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông
1. Thương mại, giá cả
Tình hình thương mại và dịch vụ ổn định, sức mua của người dân tăng so với tháng trước; hàng hoá phong phú, đa dạng; nguồn cung đồi dào đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của người dân, không xảy ra đột biến thị trường. Nhu cầu tiêu dùng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, đồ dùng cá nhân gia đình và hàng hoá khác.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 5.683,1 tỷ đồng, tăng 5,11% so với tháng trước và tăng 19,22% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.020,5 tỷ đồng, tăng 4,16% so với tháng trước và tăng 18,96% so với cùng kỳ năm 2021. Nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 1.963,7 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 19,58% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng hoá khác dự ước 199 tỷ đồng, tăng 4,91% so với tháng trước và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm 2021; đây là 2 nhóm hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương và phục vụ cho du khách du lịch. Lũy kế 4tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 22.099,8 tỷ đồng, tăng 10,51% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.854,4 tỷ đồng, tăng 12,41%.
Chỉ số giá tiêu dùng(CPI)tháng 4tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,23% so với tháng 12 năm trước;CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 7 nhóm hàng tăng giá: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,41%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,23%;%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; Giáo dục 0,03%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; Thuốc và dịch vụ y tế 0,02%. Có 3 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 0,57%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,04%; May mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,04%. Có 1 nhóm hàng ổn định: Bưu chính viễn thông.
* Công tác quản lý thị trường:Trong tháng 3/2022 đã kiểm tra 54 vụ, phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm, trong đó 01 vụ hàng cấm; 02 vụ hàng nhập lậu, 02 vụ vi phạm trong kinh doanh và 10 vụ vi phạm khác; xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 298,5 triệu đồng. Luỹ kế 3 tháng đầu năm đã kiểm tra 143 vụ, phát hiện và xử lý 55 vụ vi phạm, trong đó 01 vụ hàng cấm, 14 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 07 vụ vi phạm trong kinh doanh phẩm và 32 vụ vi phạm khác; xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 775,3 triệu đồng.
2. Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động, lượng khách đến tăng mạnh so với tháng trước do nhiều yếu tố thuận lợi như trong tháng ngày nghỉ lễ nhiều, thời tiết tốt, giao thông thuận lợi, nhiều gói tour khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách từ các tỉnh đến tham quan, du lịch. Tuyến du lịch Phú Quý được các đơn vị lữ hành khai thác, thiết kế tour và giới thiệu đến du khách hướng về biển - đảo, hoạt động kinh doanh du lịch nơi đây từng bước khởi sắc. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm, niêm yết giá không “chặc chém” du khách theo chỉ đạo của tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu địa phương và khách du lịch trong dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương, ngày giải phóng Bình Thuận 19/4 vàgiải phóng Miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động 01/5và các ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài ra tỉnh đang kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh, các hoạt động chào mừng được diễn ra như: lễ hội ẩm thực, đua xe đạp, chạy đồi cát, lướt ván buồm, lướt ván diều và các hoạt động thể thao khác đã thu hút nhiều vận động viên và du khách từ các tỉnh về tham dự do vậy doanh thu và lượt khách đến tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Khách du lịch trong tháng ước đạt 413,1 ngàn lượt khách, tăng 15,29% so tháng trước và tăng 23,29%so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ ước đạt 709,5 ngàn ngày khách, tăng 17,21% so với tháng trước và tăng 26,59% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm lượt khách du lịch ước đạt 1.380,1 ngàn lượt khách, tăng 0,56% so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách ước đạt 2.325,4 ngàn ngày khách, tăng 0,43% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 744 tỷ đồng, tăng 14,89% so với tháng trước và tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 2.704 tỷ đồng, giảm 9,08% so với cùng kỳ năm 2021.
* Tình hình khách quốc tế:DoViệt Nam đã chính thức mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch đối với cả khách nội địa và khách nước ngoài do đó tình hình khách quốc tế dần hồi phục trở lại. Lượt khách quốc tế trong tháng ước đạt 2,2 ngàn lượt khách, tăng 29,35% so với tháng trước và giảm 51,92% so với cùng kỳ năm 2021; ngày khách phục vụ dự ước đạt 8,7 ngàn ngày khách, tăng 31,19% so với tháng trước và giảm49,46% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 11,5 ngàn lượt khách, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm 2921; ngày khách phục vụ ước đạt 44,3 ngàn ngày khách, giảm 29,21% so với cùng kỳ năm 2021.
3. Xuất nhập khẩu
-Kim ngạch xuất khẩuhàng hoá trongthángước đạt 70,45 triệu USD, tăng 2,54% so với tháng trước và tăng 31,46% so với cùng kỳnăm 2021; trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 21,82 triệu USD, tăng 6,06% so với tháng trước và tăng 67,99% so với cùng kỳnăm 2021; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,07 triệu USD, tăng 18,06% so với tháng trước và giảm 57,8% so với cùng kỳnăm 2021; nhóm hàng hóa khác ước đạt 47,56 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 24,93% so với cùng kỳnăm 2021.Lũy kế4tháng đầu năm ước đạt249,5triệu USD, tăng33,17% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 72,96 triệu USD, tăng 50,15%; nhóm hàng nông sản đạt 4,16 triệu USD, giảm 31,67%; nhóm hàng hóa khác đạt 172,37 triệu USD, tăng 29,92%.
+Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 4tháng đầu nămước đạt 247,58 triệu USD,tăng33,68% so với cùng kỳ năm2021. Trong đóxuất sang thị trường Châu Á ước đạt 157,96 triệu USD,tăng 31,72%(tăng ở thị trường Nhật Bản:bạch tuộc, mực, áo sơ mi, quần;Đài Loan:bộ quần áo, mực tươi;Hàn Quốc:cá tươi, cá khô;Campuchia:nguyên liệu thức ăn chăn nuôi).Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 25,32 triệu USD, tăng 28,76%(tăng chủ yếu ở thị trường Anh: tôm thẻ; Đan Mạch: thủy sản khác; Bỉ: đồ gỗ nội thất).Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 61,85 triệu USD, tăng 39,32%(tăng ở thị trường Mỹ: giày dép, tôm thẻ; Belizơ: đế giày).
+ Ủy thác xuất khẩu lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 1,9 triệu USD, giảm 10,73% so với cùng kỳ năm 2021.
- Nhập khẩu trong tháng ước đạt 95,2 triệu USD, giảm 8,4% so với tháng trước và tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 402,5 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021. Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong nhập khẩu như: Hàng thủy sản (chiếm 11,61), nguyên liệu dệt may, da giày (chiếm 13,74%), nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (chiếm 24,65%), hàng hóa khác (chiếm 46,33%).
4. Hoạt động vận tải
Tình hìnhhoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với tháng trước. Hiện nay tình hình dịch bệnh tại tỉnh được kiểm soát tốt, thị trường du lịch đang dần hồi phục trở lại. Trong tháng, các ngày nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Giải phóng quê hương Bình Thuận 19/4, ngày Giải phóng Miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động 01/5 trùng vào dịp cuối tuần, thời gian nghỉ được kéo dài nên nhu cầu đi lại vui chơi của người dân tăng cao. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng hơn so với tháng trước.
- Vận tảihành khách:
+ Ước tháng 4 vận chuyển 1.486,37 nghìn hành khách, tăng 5,63% so với tháng trước và tăng27,36% so vớicùng kỳnăm trước;luân chuyển 69,48 triệu hk.km, tăng 18,56% so với tháng trước và tăng 32,59% sovới cùng kỳnăm trước. Luỹ kế 4 tháng đầu năm vậnchuyển 6.386,66 nghìnhành khách, tăng 13,85%so vớicùng kỳ năm 2021 và luân chuyển 320,38 triệu hk.km, tăng 20,58%socùng kỳ năm 2021.
+ Xét theo lĩnh vực, tháng 4 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.456,22 nghìn hành khách,tăng 5,24% so với tháng trước và tăng 26,18% so với cùng kỳ; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 6.285,40 nghìn hành khách, tăng 12,73% so với năm cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 11,36 nghìn hành khách, tăng 81,58% so với tháng trước; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 38,49 nghìn hành khách. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 18,80 nghìn hành khách,tăng 9,49% so với tháng trước và tăng 44,76% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 62,77 nghìn hành khách, tăng 84,95% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 61,63 triệu hk.km, tăng 14,04% so với tháng trước và tăn 20,75% so với cùng kỳ; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 296,87 triệu hk.km, tăng 13,30% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 6.051 nghìn hk.km, tăng 7,65%; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 17.471,53 nghìn hành khách.km. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,81 triệu hk.km, tăng 9,39%so với tháng trước và tăng 31,90% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 6,03 triệu hk.km, tăng 64,77% so với cùng kỳ năm 2021.
- Vận tải hàng hoá:
+ Ước tháng 4 vận chuyển hàng hoá đạt 986,46 nghìn tấn,tăng9,47% so với tháng trước và tăng 42,26%so với cùng kỳ năm 2021; luân chuyển hàng hoá đạt 42,55 triệu tấn.km,tăng1,79% so với tháng trước và tăng19,32%so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 4 tháng đầu năm đã vận chuyển 3.080,37 nghìn tấn hàng hoá, tăng 6,58% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển hàng hoá đạt 212,75 triệu tấn.km, tăng 36,45% so với cùng kỳ năm 2021.
+ Xét theo lĩnh vực, tháng 4 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 979,07 nghìn tấn,tăng 9,55% so với tháng trước và tăng 41,31% so với cùng kỳ năm 2021;luỹ kế 4 tháng đạt 3.053,9 nghìn tấn, tăng 5,75% so với cùng kỳ năm 2021. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 7,17 nghìn tấn, giảm 0,29% so với tháng trước; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 24,37 nghìn tấn. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,22 nghìn tấn,tăng 0,45% so với tháng trước, giảm 60,68% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 2,10 nghìn tấn, giảm 5,95% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 37,80 triệu tấn.km,tăng 8,73% so với tháng trước và tăng 6,18% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 194,75 triệu tấn.km, tăng 25,11% so với cùng kỳ năm 2021. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 4.730 nghìn tấn.km, giảm 32,58%; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 17.773,97 nghìn tấn.km. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 23,98 nghìn tấn.km,tăng 0,84% so với tháng trước, giảm 62,98% so với cùng kỳ năm2021; luỹ kế 4 tháng đầu năm đạt 227,59 nghìn tấn.km, giảm 60,05% so với cùng kỳ năm 2021.
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 4 đạt 198,70 tỷ đồng, tăng 8,97% so với tháng trước và tăng 36,44% so với cùng kỳ năm 2021.Luỹ kế 4 thángđầu năm ước đạt 742,55 tỷ đồng, tăng 22,50% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 297,56 tỷ đồng, tăng 35,08%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 411,84 tỷ đồng, tăng 10,39%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 31,32 tỷ đồng, tăng 2,44 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 1,81 tỷ đồng.
5.Bưu chính, viễn thông
Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.260 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở.Số thuê bao điện thoại cố định: 30.000 thuê bao; điện thoại di động trả sau: 33.200 thuê bao. Tổng số thuê bao Internet các loại: 158.360 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) đạt 67,32%.
V.Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng
1. Thu, chi ngân sách
Ước thu ngân sách tháng 4 đạt 550 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, ước đạt 3.562,86 tỷ đồng, đạt 41,98% dự toán năm và giảm 23,75% so vớicùng kỳ năm 2021; trong đó thu nội địa (trừ dầu) đạt 3.348,76 tỷ đồng, đạt 46,59% dự toán năm, giảm 19,31%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 3.046,46 tỷ đồng, đạt 51,56% dự toán năm, giảm 6,62%; thu tiền nhà, đất 302,29 tỷ đồng, đạt 23,62% dự toán năm, giảm 65,94% (trong đó thu tiền sử dụng đất 243,59 tỷ đồng, đạt 22,14% dự toán năm, giảm 69,20% so với cùng kỳ năm 2021); thu thuế xuất nhập khẩu 214,11 tỷ đồng, đạt 16,47% dự toán toán năm và giảm 59%.
Tổng chi ngân sách trong tháng 4 ước thực hiện 500 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 450 tỷ đồng); lũy kế4 tháng đầu năm 2022ước đạt 5.675,97 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 4.458,32 tỷ đồng); trong đó chi đầu tư phát triển 2.562,38 tỷ đồng, chi thường xuyên 1.895,93 tỷ đồng.
2. Hoạt động tín dụng
Tính đến 31/3/2022, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 658,36 tỷ đồng/6.603 khách hàng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/01/2020 đến 31/3/2022 là 2.772,6 tỷ đồng/12.983 khách hàng. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng với tổng số tiền 157,84 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm lãi là 5,86 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay với số tiền lãi đã hạ là 151,98 tỷ đồng; cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra: Doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/3/2022 là 56.364 tỷ đồng/102.453 khách hàng.
Tình hình thực hiện lãi suất:Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 2,9-4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 3,7-6,7%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 4,4-6,9%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9-11,5%/năm.
Hoạt động huy động vốn ước đến 31/3/2022: Vốn huy động đạt 53.111 tỷ đồng, tăng 8,51% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 1,3%). Ước đến 30/4/2022, vốn huy động đạt 53.348 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.Đến 31/3/2022, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 1.047 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,56% so với đầu năm.
Hoạt động tín dụng:Đến 31/3/2022, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 74.919 tỷ đồng, tăng 0,98% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 2,21%). Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 73.713 tỷ đồng, chiếm 98,39% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 44.356 tỷ đồng, chiếm 59,2% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 6,6% tổng dư nợ, lãi suất từ 7-9%/năm chiếm 34,5% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 50,8% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 3,8% tổng dư nợ. Ước đến 30/4/2022, tổng dư nợ đạt là 76.049 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm.
Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và Địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt40.867 tỷ đồng, chiếm 54,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 296 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 558 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ; dư nợ cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừađạt 16.540 tỷ đồng, chiếm 22,1% tổng dư nợ.
Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ(nội bảng) là 821,58tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 257,58 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 559,93tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu4,05tỷ đồng). Nợ xấu (nội bảng) là 63,5 tỷ đồng/8 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 211 tỷ đồng/90 tàu.Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.431 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đạt 83,6 tỷ đồng/231 hộ.
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến 04/3/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay 45.891 triệu đồng cho 11 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 13.981 người lao động, trong đó cho vay để trả lương ngừng việc do tạm ngừng hoạt động với số tiền 250 triệu đồng/04 doanh nghiệp/78 người lao động và cho vay để trả lương cho lao động để phục hồi sản xuất với số tiền 45.641 triệu đồng/07 doanh nghiệp/13.903 người lao động.
Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định.Doanh số mua bán ngoại tệ 03 tháng đầu năm 2022 đạt 146,8 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 37,7 triệu USD.Đến31/3/2022, trên địa bàn có 189máy ATM, tăng 02máy so với đầu năm và 1.518máy POS,giảm 64máy so với đầu năm(do các ngân hàng thực hiện rà soát, sắp xếp lại việc lắp đặt máy cho hiệu quả, tránh trùng lắp, một số máy POS được thu hồi nhưng chưa triển khai lắp đặt lại tại nơi khác), các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
VI. Lĩnh vực Văn hoá- Xã hội
1.Hoạt động văn hóa-Thể dục thể thao
1.1. Hoạt động Văn hóa
Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tiếp tục được tăng cường,tuyên truyền chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2022, 76 năm Ngày truyền thống Ngành Thể thao Việt Nam; 91 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương; kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu,47 năm giải phóng quê hương Bình Thuận…Tập luyện và tham gia Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử lần thứ III năm 2022 tại Cần Thơ. Biểu diễn văn nghệ tuyên truyền và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện với 143 buổi.Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh: Biểu diễn phục vụ chính trị 25 suất.
Hoạt động Thư viện:Cấp 74 thẻ (thiếu nhi 24 thẻ), 203.514 lượt bạn đọc (truy cập website 197.215 lượt, tại thư viện 282 lượt (thiếu nhi 72 lượt), qua youtube 3.991 lượt, khai thác sách trực tuyến 525 lượt, truy cập Fanpage 1.501 lượt)); luân chuyển 198.372 lượt sách, tài liệu (lượt tài liệu tại thư viện 1.153 lượt (thiếu nhi 636 lượt), tài liệu qua website 197.215 lượt). Sưu tầm 155 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 19 bản sách mới trên website, 146 tài liệu tuyên truyền; xử lý kỹ thuật 694 bản, nhập dữ liệu 289 biểu ghi; Số hóa 1.415 trang/233 tài liệu bài trích báo, tạp chí; sản xuất 04 video sách nói.
Hoạt động bảo tồn, bảo tàng:Đãđón 10.443 lượt khách (29 lượt khách quốc tế), kiểm tra các di chỉ khảo cổ, khảo sát và sưu tầm 10 hiện vật(05 rìu đá và 05 bàn mài). Phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp thông tin tư liệu xây dựng Bảo tàng ảo tương tác 3D đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận; tổ chức trưng bày, triển lãm tranh với chủ đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương”.
1.2. Hoạt động thể thao
Hoạt động thể dục thể thao quần chúng:Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thể thao Việt Nam;tổ chức các giải Stop And Run Marathon Bình Thuận BTV 2022, thu hút gần 1.000 VĐV tham gia với các cự ly: 5km, 10km, 21km, 42km.
Hoạt động thể thao thành tích cao:Cử các đội tuyển Karate, Bóng đá U19, Điền kinh, Canoeing tham gia các giải thể thao do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức và cử 02 vận động viên môn Taekwondo tham dự giải Vô địch quyền Taekwondo thế giới năm 2022, giải Vô địch Taekwondo Đông Nam Á lần thứ 15 năm 2022 (04 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 01 huy chương đồng). Trong tháng 3, các đội thể thao (KickBoxing, Taekwondo, Bơi - Lặn, Karate, Vovinam, Điền kinh, Canoeing, Judo, Bóng đá) đã tham gia 11 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế đạt 35 huy chương (05 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 16 huy chương đồng).
2. Giáo dục và Đào tạo
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3/2022, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh có 03 học sinh đạt giải khuyến khích (so với năm học 2020-2021 giảm 07 giải, cụ thể giảm 03 giải ba, 04 giải khuyến khích).
Tính đến thời điểmcuối tháng3/2022 toàn tỉnh có tổng cộng 273 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 52 trường Mầm non, 127 trường Tiểu học, 80 trường THCS, 14 trường THPT; tính riêng trong năm 2022, có thêm 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
3.Y tế
Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã chủ động thực hiện tốt công táccấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.Các bệnh viện tiếp tục thực hiện tốtcông tác phân luồng phòng lây nhiễm dịch Covid-19 trongcấp cứu, khám và điều trị bệnh nhân.Thực hiện tốt các nhiệm vụ thu dung, điều trị các trường hợp bệnh nhân nhiễm virut Covid-19, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, bảo hộ, thuốc, hóa chất phòng chống dịch sẵn sàng hỗ trợ khi có bệnh nhân nặng hoặc có biến chứng cần can thiệp.
Trong tháng,số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 51.189 lượt, số bệnh điều trị nội trú 7.784, số bệnh nhân chuyển viện 645, số bệnh nhân tử vong 61. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt từ 50,2% đến 79,6%.
Từ ngày 15/3-15/4/2022,toàn tỉnh có 56 cas mắc sốt xuất huyết, 01 ca mắc sốt rét và 03 cas mắc tay chân miệng, tất cả đều không có cas tử vong. Số bệnh nhân mắc bệnh phong 04 bệnh nhân, 01 bệnh nhân phát hiện mới, 383 bệnh nhân đang quản lý và không có bệnh nhân phong mới tàn tật độ II.
Công tác phòng chống Lao: Có 566 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 113. Số bệnh nhân lao phổi AFB(+)mới 75.
Số nhiễm HIV mới phát hiện 06 cas (tích luỹ 1.673 cas); có 03 cas chuyển AIDS mới (tích luỹ 1.092 cas); không có cas tử vong (tích luỹ 538 cas).
Công tác phòng, chống dịch bệnhđã triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh,các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tình hình dịch cúm AH5N1, H7N9, Ebola, Zika đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc.Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực, trong tháng không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tínhtừ 27/4/2021 đến 18 giờ ngày21/4/2022, toàntỉnh đã ghi nhận52.112ca mắc Covid-19(Phan Thiết9.016, Tánh Linh8.540, Hàm Thuận Bắc6.245, Hàm Thuận Nam6.085, Tuy Phong5.111, La Gi4.163, Hàm Tân 4.046, Đức Linh 3.508, Phú Quý 2.731,Bắc Bình 2.667). Trong đó có 469 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 51.197 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 472 ca tử vong (26 ca tử vong ngoài tỉnh). Có 902.752 người đã tiêm vắc xin mũi 1 (100%); 902.752 người tiêm vắc xin mũi 2 (100%) và 512.396 tiêm vắc xin mũi 3 (56,76%); số trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm vắc xin đã hoàn thành 100% theo kế hoạch. Hiện nay tiếp tục tiêm cho trẻ từ 12 tuổi (bổ sung trẻ sinh năm 2010, dự kiến khoảng 13.459 người): Tiêm mũi 1: tích lũy 9.553/13.459, đạt tỷ lệ 71,0%; tiêm mũi 2: tích lũy 9.456/13.459, đạt tỷ lệ 70,2%. Tiêm cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi: tiêm mũi 1: 100 người, tích luỹ 100/126.860, đạt tỷ lệ 0,08%.
4.Lao động -xã hội
Trong tháng (tính đến ngày 08/4/2022) đã giải quyết việc làm cho 1.846lao động.Luỹ kế 4 tháng đầu năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 5.839 lao động, đạt 29,2% so với kế hoạch năm (5.839/20.000) và bằng 95,36% so với cùng kỳ năm 2021 (5.839/6.123); trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm cho 1.145 lao động, đạt 81,79% so với kế hoạch năm (1.145/1.400).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệptuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho1.412 người, nâng tổng số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp từ đầu năm đến ngày 08/4/2022 lên 3.614 người đạt 36,14% so với kế hoạch năm và bằng 99,53% (3.614/3.631) so với cùng kỳ năm 2021.
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động 53 triệu đồng, đạt 2,65% so kế hoạch năm.Phối hợp với Bảo hiểm nhân thọ AIA trao tặng 30 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Thành phốPhan Thiết; hỗ trợ đột xuất cho 01 trẻ em bị bệnh hiểm nghèo với kinh phí là 10 triệu đồng.
Công tác chính sách người có công:Tổng hợp danh sách Người có công đến niên độ điều dưỡng tập trung và tại nhà năm 2022 và ban hành quyết định điều dưỡng tại nhà năm 2022; tổ chức điều dưỡng 140 người có công đợt 1/2022 tại 02 tỉnh Bến Tre và thành phố Đà Lạt.
Trợ cấphàng tháng, trợ cấp một lầncho 25 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Trợ cấp mai táng phí cho 58 trường hợp; Quyết định chế độ ưu đãi giáo dục đối với con của Người có công đến niên hạn hoặc khóa học cho 01 trường hợp, đổi người thờ cúng liệt sĩ cho 18 trường hợp. Ngoài ra, thực hiệntiếp nhận 03 hồ sơ liệt sĩ từ tỉnh ngoài chuyển đến, di chuyển 01 hồ sơ liệt sĩ đến tỉnh ngoài, di chuyển 01 hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.
Trên địa bàn tỉnh có3.262 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý; trong đó: đang quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 194/02 nữ; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 363 người; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 604 người; 2.101 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục. Có109/124 xã, phường, thị trấncó người sử dụng trái phép chất ma tuý(Chiếm 87,9%)số xã, phường, thị trấn có người nghiện.
*Kết quả thực hiệnNghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ(tính đến ngày 31/03/2022):
-Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã đã hoàn thành việc giảm mức đóng (bằng 0%) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.188 đơn vị, doanh nghiệp/86.400 lao động thuộc diện giảm đóng từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022 (12 tháng), với tổng số tiền giảm đóng 27,94 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: BHXH tỉnh giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 14 doanh nghiệp/4.212 lao động, tổng số tiền tạm dừng đóng đến tháng 12/2021 là 24,97 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề duy trì việc làm cho người lao động: Chưa phát sinh hồ sơ.
-Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Đã phê duyệt hỗ trợ cho 506 doanh nghiệp/11.780 lao động/46,64 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 380 người/380 triệu đồng; lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 4.138 người/4,138 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: Đã phê duyệt hỗ trợ cho 61 doanh nghiệp/2.539 lao động/3,624 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 136 người/136 triệu đồng; lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 949 người/949 triệu đồng.
-Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Phê duyệt hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 366 người/1,47 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 4 người/4 triệu đồng; hỗ trợ thêm cho lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 111 người/111 triệu đồng.
-Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế: Đã phê duyệt hỗ trợ tiền ăn cho 23.327 người (F0)/25,61 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn cho 35.433 người (F1)/37,866 tỷ đồng; hỗ trợ thêm cho 13.002 trẻ em (F0, F1)/13 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: Phê duyệt hỗ trợ cho 26 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 96,46 triệu đồng; cho 86 người lao động là hướng dẫn viên du lịch với số tiền 319,06 triệu đồng.
-Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Đã phê duyệt hỗ trợ cho 5.025 hộ kinh doanh/15,075 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 07 doanh nghiệp/2.521 người/8,548 tỷ đồng.
-Chính sách hỗ trợ lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và đối tượng đặc thù khác theo điểm 12, mục II Nghị quyết số 68 của Chính phủ: Đã phê duyệt hỗ trợ cho 86.110 người/129,165 tỷ đồng.
5. Hoạt động bảo hiểm
Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch.
Tính đến 31/3/2022, toàn tỉnh có 90.756 người tham gia BHXH bắt buộc, giảm 1,4% so với cùng kỳ; có 82.070 người tham gia BHTN, giảm 1,6% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 11.068 người, tăng 8,8% so với cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 1.000.775 người(bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.161 người), giảm 0,8% so với cùng kỳ. Đã xét duyệt, giải quyết cho 11.199 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 16,2% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 189 lượt người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 3.124 lượt người; hưởng chế độ BHXH ngắn hạn 5.861 lượt người; hưởng trợ cấp BHTN 2.025 lượt người. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 86,7% dân số.
Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đến cuối tháng 3 là 21.626 người. Tính đến 31/3/2022, tổng số thu 648,33 tỷ đồng, tăng 3,01% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 141,60 tỷ đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ.
6.Tai nạn giao thông(từ 15/3 - 14/4/2022)
Số vụ tai nạn giao thông 25 vụ (trong đó có 01 vụ đường sắt), so với tháng trước tăng 06 vụ và so với cùng kỳ năm 2021 tăng 10 vụ. Luỹ kế 4 tháng đầu năm đã xảy ra 87 vụ (trong đó có 03 vụ đường sắt), so với cùng kỳ năm 2021 giảm 21 vụ.
Số người bị thương 12 người bằng so với tháng trước và tăng 03 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 4 tháng đầu năm có 44 người (trong đó đường sắt 01 người), giảm 18 người so với cùng kỳ năm 2021.
Số người chết 18 người (trong đó đường sắt 01 người), tăng 03 người so với tháng trước và tăng 10 người so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 4 tháng đầu năm có 61 người chết (trong đó đường sắt 02 người), so với cùng kỳ năm trước giảm 14 người.
Trong tháng, công táckiểm tra, kiểm soátvà xử lý nghiêm các phương tiện, không xảy ra ùn ứ, ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyên đường và tại các Trạm thu phí BOT. Đặt biệt không xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều do người điều khiển xe mô tô tham gia giao thông không chấp hành tốt các quy định pháp luật vê trật tự an toàn giao thông.
7. Thiên tai, cháy nổ,vi phạm môi trường
-Thiên tai:Trong tháng xảy ra 04 vụ:01 vụ do sét đánh làm01 người chết (tại xã Nam Chính, huyện Đức Linh); 02 vụ sạt lỡ cát, đất(huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết)làm ảnh hưởng đến phần đất 3 hộ dân khu vực cuối tuyến cống ở phường Hàm Tiến, hư hỏng hoàn toàn một nhà vệ sinh, một tường rào dài 5m; 01 vụ lốc xoáy làm tốc mái tôn một chuồng nuôi bò, làm ngã đổ trụ điện trung thế(huyện Hàm Thuận Bắc),ước giá trị thiệt 142 triệu đồng.Luỹ kế 4 tháng đầu nămxảy ra07đợt thiên tai, ước tổng giá trị thiệt ban đầu334,4 triệu đồng.
-Cháy nổ:Trong tháng xảy ra 02 vụ cháy (giảm 05 vụ so với cùng kỳ), một vụchưa thống kê thiệt hại; không thiệt hại về người, không xảy ra nổ, ước thiệt hại 10 triệu đồng.Luỹ kế 4 tháng đầu năm08 vụ cháy (giảm 06 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 2.751,8 triệu đồng.
-Vi phạm môi trường:Trong tháng đã phát hiện 02 vụ, giảm 02 vụ so với cùng kỳ năm trước; đã xử phạt 670,2 triệu đồng (vi phạm về đất đai: chiếm đất).Luỹ kế 4 tháng đầu năm13 vụ (tăng 01 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 1.615,5 triệu đồng.
Website Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận