Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006 - 2020
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông
Cửu Long và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc
biệt là xóa đói, giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa;
tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy vai trò của
khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn
đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình quân của
Vùng và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).
Tập trung đầu tư phát triển toàn diện và hoàn
thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh
trong thời kỳ Quy hoạch.
Khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, huy động tối đa
nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nhanh khoa học - công
nghệ, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ đời sống nhân
dân và mở rộng xuất khẩu.
Thực hiện
chiến lược con người thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - văn
hóa - xã hội; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; không ngừng cải
thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu và các đối tượng chính sách;
tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
kết hợp với giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Với lợi
thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã
hội, Hậu Giang có vai trò quan trọng về trung chuyển, luân chuyển và giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, Bắc bán
đảo Cà Mau về các lĩnh vực phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao,
các dịch vụ đào tạo, y tế, vận tải hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến
nông sản, thủy sản, súc sản.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,
giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng Hậu
Giang trở thành tỉnh có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an
ninh quốc phòng được giữ vững, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh trong
khu vực và cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trường kinh tế
(GDP) bình quân 12,6%/năm thời kỳ 2006 - 2010, 13,6%/năm thời kỳ 2011 - 2015,
14,4%/năm thời kỳ 2016 - 2020.
- Cơ cấu kinh tế :
+ Giai đoạn 2006 - 2010 chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp;
+ Giai đoạn 2011 - 2015 chuyển dần theo hướng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp;
+ Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển mạnh theo hướng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
chiếm khoảng 40%, dịch vụ 48% và nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản 12% GDP toàn Tỉnh).
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 942 triệu USD vào
năm 2020, tăng bình quân 12,8%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt
694 USD, năm 2015 đạt 1.214 USD và năm 2020 đạt 2.153 USD.
b) Về xã hội:
- Chỉ số HDI năm 2020 đạt 0,875.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%
vào năm 2020.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho 20.000 -
25.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động bình quân từ 2.000 - 3.000 người.
Đến năm 2020 số lao động chưa có việc làm ổn định còn dưới 5%; giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn mới còn dưới 10% vào năm 2020.
- Tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lên 99% năm
2020, trong đó hộ nông thôn 95%; tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tập trung
lên 87,4% vào năm 2020, trong đó hộ dân đô thị 100%, hộ nông thôn 80%.
- Phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt
những chỉ tiêu chủ yếu về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo Vùng đồng
bằng sông Cửu Long qua các chỉ tiêu: hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ
thông (năm 2010), các tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh trong độ
tuổi tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh được đào
tạo trung học chuyên nghiệp. Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực theo
quy hoạch, đến năm 2020 số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi
chiếm khoảng 41,6%.
- Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
giảm còn dưới 10%.
- Phấn đấu đến năm 2020
đạt 98% gia đình văn hóa và trên 75% phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn
hóa, góp phần quan trọng đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Vùng I (Vùng ven sông Hậu): diện tích tự
nhiên 36.000 ha, dự kiến dân số đến năm 2020 tăng lên 387.000 người, mật độ dân
số 1.075 người/km2. Với lợi thế phát triển dọc theo quốc lộ I và
sông Hậu, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, là địa bàn phát triển công nghiệp
trọng điểm và dịch vụ.
2. Vùng II (Vùng trung
tâm): diện tích tự nhiên 124.800 ha,
dự kiến dân số đến năm 2020 tăng lên 615.000 người, mật độ dân số 493 người/km2,
là Vùng có khả năng phát triển nhanh theo hướng thương mại - dịch vụ và công
nghiệp.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1.
Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
Phấn
đấu giai đoạn 2006 - 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân 6,6%/năm, góp phần bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
và xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh cây trồng ổn định, đặc biệt là
các loại cây trồng chủ lực: lúa, mía, khóm (dứa), cây ăn quả, thực hiện thâm
canh, ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất,
sản lượng, hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển nhanh đàn heo, đàn bò lai sind,
phục hồi đàn gia cầm, từng bước nghiên cứu, đưa vào chăn nuôi các vật nuôi có
giá trị khác. Phát triển việc nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm phát huy tối
đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, giảm dần khai thác nội địa để bảo vệ
nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng
cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Cải tiến hình thức quản lý, chuyển đổi
mô hình khai thác Khu Bảo tồn thiên nhiên ngập nước Lung Ngọc Hoàng, trồng mới
rừng tập trung, trồng cây phân tán ở những nơi có điều kiện. Xây dựng khu nông
nghiệp kỹ thuật cao và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật nông
nghiệp gắn kết với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển
bền vững.
2. Công nghiệp - xây dựng
Phấn
đấu đạt mức tăng trưởng các ngành công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2006 - 2020
bình quân 15,2%/năm. Phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sắp
xếp, củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, ưu tiên đầu tư công nghệ
mới, công nghệ nguồn, công nghệ sau thu hoạch.
Tập trung phát triển công nghiệp phục vụ nông
nghiệp và nông thôn, nhằm chế biến và tiêu thụ hết nông, lâm, thủy sản cho nông
dân. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, chiếm tỷ trọng lớn,
thu hút nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu đã có như chế biến nông, thủy
sản. Tăng nhanh tỷ trọng các ngành được xác định mũi nhọn trong thời kỳ quy
hoạch như: cơ khí phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vật liệu mới, hàng
tiêu dùng, da giày, dệt may...; tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế, đồng
thời từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao đạt tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế; phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các ngành
tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
3. Các ngành dịch vụ
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
hoạt động thương mại, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị
trường nông thôn, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, thúc đẩy giao lưu kinh tế.
Tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức thương mại, các tỉnh trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước để trao đổi hàng hóa, sản phẩm nhằm kích
cầu cho sản xuất phát triển. Đầu tư phát triển thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp
trở thành trung tâm thương mại tiểu vùng Tây sông Hậu và Bắc bán đảo Cà Mau.
Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du
lịch sinh thái, kết hợp với tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, phát huy ưu
thế sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, giải trí, an dưỡng... Từng bước liên kết kinh doanh du lịch trong khu vực
và liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tu bổ, tôn tạo và
bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, các điểm du lịch hiện có; xây dựng các
khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp.
Phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân khu vực III
(các ngành dịch vụ) thời kỳ 2006 - 2020 đạt 18%/năm.
4. Kinh tế đối ngoại
Thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại năng
động trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tiến hành liên doanh,
liên kết nhằm từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng chương trình xuất khẩu trên cơ sở phát huy ưu
thế về đất đai, lao động để từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh
vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thông tin,
sản xuất vật liệu mới… sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ưu tiên cho các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, đáp ứng nhu cầu của tỉnh mới thành lập, huy động
tối đa nguồn lực FDI, NGO và các nguồn vốn nước ngoài khác, xem đây là nguồn
lực quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Đẩy nhanh tiến độ và cơ bản hoàn thành xây
dựng các dự án lớn, quyết định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc
biệt trong 10 năm đầu của thời kỳ Quy hoạch. Cụ thể là:
- Giao thông: xây dựng mới Quốc lộ 61B nối thị
xã Vị Thanh với thành phố Cần Thơ, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn (phần đi qua tỉnh
Hậu Giang), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu; nâng cấp hoàn chỉnh
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61 lên đường cấp II đồng bằng; xây dựng mới và nâng cấp các
trục đường tỉnh huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu vùng phát
triển. Xây mới, nâng cấp hệ thống các tuyến đường huyện, đường nội thị, hệ
thống bến xe, các cầu cống, hệ thống giao thông đường thủy; xây dựng mới các
tuyến đường ô tô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có. Kết hợp hoàn thiện
hệ thống thủy lợi với phát triển giao thông thủy, bộ, nhất là giao thông nông
thôn, sớm xây dựng hệ thống cầu để phục vụ giao lưu kinh tế - xã hội với các
tỉnh lân cận trong khu vực.
- Đô thị: nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng đô
thị trung tâm thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp, các đô thị huyện lỵ, thị trấn
khác bằng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Cấp nước: xây dựng và mở rộng nhà máy nước thị
xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp, nhà máy nước các huyện lỵ còn lại và hệ thống cấp
nước sinh hoạt nông thôn.
Thoát nước và xử lý rác thải: xây dựng hệ
thống thoát nước và bãi rác cho các thị xã Vị Thanh, Tân Hiệp, các trung tâm
huyện lỵ, thị trấn. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải cho các khu, cụm công
nghiệp, cơ sở y tế cần theo quy trình riêng.
- Công nghiệp: đặc biệt ưu tiên đầu tư để sớm
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp tập trung Sông Hậu, Cụm công nghiệp
Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp Vị Thanh; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
ở các huyện, thị xã.
- Nông nghiệp: hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng
có hiệu quả Trại Giống nông nghiệp Tỉnh, đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng
cao, vùng mía, khóm (dứa) nguyên liệu, vùng nuôi thủy sản, vùng cây ăn quả tập
trung theo quy hoạch.
Thủy lợi: hoàn chỉnh các dự án thủy lợi lớn
được Trung ương đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh tu bổ kinh mương, xây dựng bờ bao
tiểu vùng kết hợp làm đường giao thông nông thôn để sử dụng có hiệu quả tài
nguyên nước trên địa bàn, phục vụ sản xuất và giảm nhẹ thiên tai. Khai thác có
hiệu quả tuyến đường thuỷ xuyên đồng bằng sông Cửu Long qua kênh Xà No.
- Điện: đầu tư hoàn thiện
hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Du lịch, thương mại: đầu tư hoàn chỉnh một
số điểm, tuyến du lịch có tiềm năng và thế mạnh, xúc tiến đẩy nhanh xây dựng
các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối.
- Sắp xếp, xây dựng các khu dân cư, tái định
cư tập trung phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bố trí lại dân
cư.
- Bưu chính, viễn thông: xây dựng hoàn chỉnh
tuyến cáp quang, mở rộng tuyến cáp treo truyền tín hiệu, nâng cấp Bưu điện
trung tâm. Từng bước thực hiện chiến lược phát triển viễn thông với tốc độ cao,
hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.
- Y tế: xây dựng mới Bệnh
viện đa khoa Tỉnh quy mô 500 giường và các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh với
công nghệ, kỹ thuật cao; nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở y tế cấp huyện, thị
xã và xã, phường, thị trấn. Ưu tiên xây dựng mới các trung tâm y tế huyện, trạm
y tế xã ở những địa phương còn thiếu do mới chia tách; tăng cường số lượng và
chất lượng cán bộ y tế các cấp.
- Giáo dục, văn hóa - xã hội: xây dựng Trường
Dạy nghề của Tỉnh, các Trung tâm Dạy nghề ở huyện, thị xã, Trường Cao đẳng cộng
đồng, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm Thể thao, Trung tâm văn hóa, nghệ
thuật, Nhà bảo tàng truyền thống, thư viện, Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh
và các công trình quan trọng khác do Trung ương và Tỉnh đầu tư.
- Bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho
người nghèo, cộng đồng người nghèo và xã nghèo: cải tạo, nâng cấp, mở rộng và
xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu như thủy lợi nhỏ, trường học,
trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, bưu điện
văn hóa xã, nhà hội họp…, bảo đảm 100% xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu
vào năm 2010 .
- Xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010 theo
hướng hiện đại hóa.
6.
Giáo dục, đào tạo
Thực
hiện định hướng tiếp tục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao) và thu hút, bồi dưỡng nhân tài. Chú trọng đào
tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao. Tăng cường đầu tư xây dựng trường học,
phòng học, trang thiết bị, phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ các trường đều đạt
chuẩn quốc gia.
7. Y tế, văn hóa, thể thao và xã hội
Thực hiện tốt nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, từng bước xã hội hóa và nâng cao chất
lượng các dịch vụ y tế. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở gắn với chương trình phát
triển nông thôn và đô thị hóa. Từng bước nâng cao năng lực và y đức của đội ngũ
bác sĩ, nhân viên y tế, đi đôi với nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị
của ngành. Làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đi đôi với công tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Tiếp tục thực hiện tốt
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư”, mở rộng
công tác tuyên truyền nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Duy trì và bảo tồn, trùng tu các công trình văn hóa, di tích lịch sử và
giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc.
Thực hiện xã hội hóa các
hoạt động thể dục - thể thao, tổ chức các phong trào thể thao truyền thống và
quần chúng, lựa chọn để phát triển các môn thể thao phù hợp với đặc thù của địa
phương.
Về giải quyết việc làm và
thực hiện các chính sách xã hội: đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang
lao động công nghiệp, thương mại dịch vụ, tạo việc làm cho người nghèo. Tiếp
tục thực hiện tốt các chính sách đền ơn, đáp nghĩa và các chính sách xã hội
khác. Khuyến khích làm giàu chân chính, nhân rộng mô hình giúp nhau vượt khó,
xóa đói, giảm nghèo.
8. Phát triển đô thị và
xây dựng nông thôn:
Căn cứ vào Quy hoạch tổng
thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
hình thành hành lang phát triển đô thị trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, 61B,
bao gồm nâng cấp, mở rộng thị xã Vị Thanh lên đô thị loại III, thị xã Tân Hiệp
lên đô thị loại IV theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, văn minh,
hiện đại, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái bền vững để phát
huy vai trò của đô thị trung tâm, có sức lan tỏa của hành lang đô thị. Thực
hiện nhiệm vụ lập lại trật tự kiến trúc và xây dựng đô thị, chủ động kiểm soát
phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Tập trung chỉ đạo công
tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đai, tăng cường công
tác quản lý, sử dụng đất đô thị. Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020
khoảng 37%.
Về xây dựng nông thôn:
tiếp tục đẩy nhanh đầu tư xây dựng các thị trấn, nhất là các thị tứ vùng sâu,
vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn. Hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, 100% các xã có đường
ô tô đến trung tâm, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, vệ sinh
môi trường, cơ sở giáo dục, y tế, các điểm sinh hoạt văn hóa - thể dục thể
thao; từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề phù hợp với đặc thù lao
động nông thôn. Hoàn chỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm, tuyến dân cư theo
chương trình của Chính phủ để ổn định dân cư vùng lũ.
9. Khoa học và công nghệ
Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học công nghệ là:
đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa
học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng
các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Ưu tiên hỗ trợ phát triển
các lĩnh vực công nghệ sinh học, bảo quản chế biến sau thu hoạch, cơ khí, vật
liệu xây dựng và xây dựng…; từng bước có kế hoạch phát triển công nghệ tự động
hóa. Tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa
phương.
10. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững
Nghiên cứu, dự báo và đề xuất các giải pháp
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
thông tin khoa học công nghệ về môi trường phục vụ mọi đối tượng; đề xuất những
giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.
Coi phát triển bền vững là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đưa giáo dục môi
trường vào trường học, thành lập các tổ chức bảo vệ môi trường; tăng cường
tuyên truyền và giám sát thực hiện Luật Môi trường đến từng cơ sở và cá
nhân.
11. Củng cố quốc phòng và an ninh
Nhiệm vụ chủ yếu về quốc phòng, an ninh trong
trong thời kỳ quy hoạch là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20
tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng Vùng đồng bằng sông Cửu
Long thời kỳ 2001 - 2010 và các nghị quyết, quyết định, chỉ thị khác của Đảng
và Chính phủ, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; coi đây
là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
V. CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để hoàn thành các mục tiêu của Quy hoạch này,
phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong
Tỉnh và thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Trên cơ sở đó, Tỉnh xây dựng phương án huy động
nguồn lực cho từng giai đoạn và có giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Tiếp
tục nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ (những vấn đề
vượt thẩm quyền) ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát
triển của Tỉnh trong từng giai đoạn,
nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Xây dựng các cơ chế, chính sách đòn bẩy về :
sử dụng đất đai; đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài; phát triển khoa học
- công nghệ; thị trường, lưu thông phân phối, dịch vụ; về quản lý doanh nghiệp
và cổ phần hoá; cải cách hành chính và điều chỉnh chính sách vĩ mô, nâng cao
năng lực quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đô thị của các cấp chính quyền và
phân cấp quản lý.
Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội trọng điểm và phân kỳ đầu tư các dự án được xác định ưu tiên trong Quy
hoạch để làm định hướng phát triển phù hợp với từng giai đoạn.
Điều 2. Quy hoạch này là cơ sở cho việc lập, trình
duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên
địa bàn Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang căn cứ phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy
hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo việc lập, trình
duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các
huyện, thị xã, Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy
hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các
ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu
cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn
lực để thực hiện Quy hoạch.
- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn, các chương trình phát triển trọng điểm,
các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ
trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên;
nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính
sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai
đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có tầm ảnh hưởng
liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã được
quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều
chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình,
dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn
đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
THỦ
TƯỚNG
Phan Văn Khải
DANH MỤC
Các dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2006 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng
5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
_______
I. Nông - lâm - ngư nghiệp:
1.
Phát triển kinh tế vườn.
2.
Cơ giới hóa nông nghiệp.
3.
Phát triển chăn nuôi.
4.
Phát triển thủy sản.
5.
Xây dựng thủy lợi.
6.
Đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao, vùng mía, khóm (dứa) nguyên liệu,
vùng nuôi thủy sản, vùng cây ăn quả tập trung theo quy hoạch.
7.
Xây dựng mới Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Trại Giống nông nghiệp tỉnh.
II.
Công nghiệp - xây dựng:
1.
Nhà máy đông lạnh thủy sản.
2.
Cơ sở sơ chế rau quả.
3.
Nhà máy nước trái cây cô đặc.
4.
Nhà máy sản xuất rượu.
5.
Nhà máy chế biến súc sản.
6.
Nhày máy giết mổ gia súc, gia cầm.
7.
Nhà máy dệt bao PP.
8.
Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông.
9.
Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF.
10.
Nhà máy quần áo may sẵn.
11.
Nhà máy gia công giày xuất khẩu.
12.
Nhà máy sản xuất dược phẩm.
13.
Nhà máy sản xuất kem đánh răng cao cấp.
14.
Nhà máy sản xuất dầu gội đầu cao cấp.
15.
Nhà máy sản xuất tôn các loại.
16.
Nhà máy sản xuất máy móc các loại.
17.
Nhà máy sản xuất thiết bị điện.
18.
Nhà máy sản xuất dụng cụ điện và dây điện.
19.
Xây dựng Công ty in Hậu Giang.
20.
Nhà máy sản xuất ống nhựa.
21.
Nhà máy sản xuất sơn các loại.
22.
Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi thủy sản.
23.
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.
24.
Nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh.
25.
Nhà máy sản xuất bao bì giấy.
26.
Nhà máy sản xuất thuốc thú y.
27.
Xây dựng cụm công nghiệp sông Hậu.
28.
Xây dựng Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh.
29.
Xây dựng Khu công nghiệp Vị Thanh.
30. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị
Thanh
31.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Long Mỹ.
32.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Châu Thành A.
33.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Thủy.
34.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phụng Hiệp.
35.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cây Dương.
36.
Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Kinh cùng.
III.
Thương mại - dịch vụ:
1.
Cải thiện phương tiện vận tải.
2.
Phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
3.
Đầu tư hoàn chỉnh một số điểm, tuyến du lịch có tiềm năng.
4.
Phát triển hệ thống dịch vụ.
IV.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
1.
Cảng Vị Thanh.
2.
Cảng sông Hậu.
3.
Cảng Phụng Hiệp.
4.
Bến tàu 7 huyện, thị.
5.
Nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, tuyến Nam sông Hậu.
6.
Xây dựng quốc lộ 61B, Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn.
7.
Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường tỉnh, huyện huyết mạch.
8.
Nâng cấp và xây dựng mới đường giao thông nông thôn.
9.
Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường các nội thị.
10.
Xây dựng mới các tuyến đường ô tô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có.
11.
Nâng cấp và xấy dựng bến xe 7 huyện, thị xã.
12.
Nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy.
13.
Xây dựng mới và cải tạo hệ thông lưới điện trung thế và hạ thế.
14.
Hoàn chỉnh hệ thống hạ thế nhằm gia tăng tỷ lệ điện khí hóa.
15.
Mở rộng công suất các nhà máy nước huyện, thị xã, thị trấn; mở rộng mạng lưới
cấp nước nông thôn.
16.
Các khu dân cư, tái định cư tập trung.
17.
Xây dựng các bưu điện, bưu cục trung tâm; mở rộng dung lượng, đường truyền.
18.
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải cho các thị xã, hệ thống
thoát nước mưa cho các thị trấn.
19.
Xây dựng bãi rác và hệ thống xử lý rác thải cho các khu vực đô thị.
20.
Nâng cấp, xây dựng mới trường, lớp phổ thông và giáo dục thường xuyên.
21.
Xây dựng Trường Dạy nghề của tỉnh, các Trung tâm Dạy nghề ở huyện, thị xã.
22.
Xây dựng Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Dân tộc nội trú.
23.
Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình
(Trung tâm Thể thao, Trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nhà bảo tàng truyền thống,
thư viện, phát thanh truyền hình cấp tỉnh…).
24. Xây dựng mới bệnh viện đa khoa Tỉnh quy mô 500
giường, các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi, bệnh viện
y học dân tộc, trung tâm chẩn đoán và điều trị.
25. Xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở y tế
cấp huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
26.
Các dự án bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng
người nghèo và xã nghèo (cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công
trình hạ tầng thiết yếu như thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao
thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, bưu điện văn hóa xã, nhà hội
họp…).
27. Xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan đảng, nhà
nước và các đoàn thể hoàn thành trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010./.
____________________________
* Ghi chú: về vị
trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu
trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và
trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động
vốn đầu tư của từng thời kỳ.