Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 3 năm 2014
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 165 nghìn tỷ đồng, tăng 2,43% so với quý I năm 2013, trong đó nông nghiệp đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,01%; lâm nghiệp đạt 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%; thuỷ sản đạt 32,6 nghìn tỷ đồng tăng 3,71% (thấp hơn mức tăng Quý I/2013: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I năm 2013 tăng 2,59% so với quý I năm 2012, trong đó nông nghiệp tăng 2,48%; lâm nghiệp tăng 5,8%; thuỷ sản tăng 2,47%).
1. Nông nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của ngành nông nghiệp trong quý I năm 2014 là tập trung thu hoạch các loại hoa màu còn lại của vụ Đông tại các tỉnh phía Bắc, đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo trồng lúa và cây trồng khác vụ Đông xuân trên cả nước.
a. Trồng trọt
Lúa vụ Đông xuân
Tính đến 15/3/2014, cả nước đã gieo cấy được 3062,3 nghìn ha lúa Đông xuân, bằng 99% so cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1112,7 nghìn ha, bằng 100,1% (tăng 1,1 nghìn ha); các địa phương phía Nam gieo cấy 1949,7 nghìn ha, bằng 98,4% (giảm 30,9 nghìn ha).
Ở phía Bắc, do ảnh hưởng thời tiết đầu vụ không thuận lợi, rét đậm rét hại liên tục xảy ra ở thời điểm gieo cấy lúa, gây khó khăn cho việc gieo cấy và chăm sóc lúa Đông xuân. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các địa phương đã hoàn thành cấy dặm lúa Xuân bị thiệt hại, đảm bảo diện tích gieo cấy theo kế hoạch và trong khung thời vụ. Từ đầu tháng 3 thời tiết ấm dần, thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển, các địa phương đang tập trung bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh.
Tại các địa phương phía Nam, tiến độ gieo cấy và thu hoạch lúa Đông xuân 2014 đều chậm hơn so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng lúa năm nay dự báo không cao hơn so cùng kỳ, trong đó đồng bằng sông Cửu Long ước tính diện tích đạt 1.564,3 nghìn ha, giảm 1,6 nghìn ha.Hiện nay,Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo và xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi diện tích sang cây trồng khác cho giá trị cao hơn.
Tính đến trung tuần tháng Ba, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 725,3 nghìn ha, bằng 64,6% cùng kỳ, trong đó vùng đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu bước vào thu hoạch rộ, đạt trên 702 nghìn ha, chiếm 45% diện tích xuống giống và bằng 64,4% cùng kỳ. Theo ước tính của các tỉnh, năng suất lúa vụ Đông xuân vùng này đạt khá, tăng 0,9 tạ/ha so (+1,3%); sản lượng đạt trên 10,8 triệu tấn, tăng trên 126 nghìn tấn (+1,2%) so vụ Đông xuân 2013.
Một số tỉnh duyên hải Nam trung bộ và Đông nam bộ đang phải đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới khi lúa đang làm đòng, sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.
Tiêu thụ lúa Đông xuân tại ĐBSCL: Tình hình tiêu thụ lúa Đông xuân đầu vụ tương đối thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 đến nay giá lúa giảm mạnh (tới 400-500 đồng/kg), dao động ở mức 4.400 - 5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500 - 5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao; lúa IR50404 tươi có giá dao động chỉ từ 4.000 - 4.100 đồng/kg. Nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do Thái Lan xả hàng tồn kho với số lượng gạo rất lớn với giá thấp. Để hỗ trợ cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 20/9/2014 nên giá lúa đang tăng nhẹ.
Cây hàng năm khác
Cùng với việc gieo cấy lúa Đông xuân, tính đến giữa tháng Ba, cả nước đã gieo trồng được 350 nghìn ha ngô, bằng 102,8% cùng kỳ năm trước; 78,9 nghìn ha khoai lang, bằng 98,7%; 51,3 nghìn ha đỗ tương, bằng 94,4%; 126,6 nghìn ha lạc, bằng 93%; 486,4 nghìn ha rau đậu, bằng 108,3%. Một số tỉnh có diện tích cây trồng giảm như: Hà Nội ngô giảm 7% (630 ha), đậu tương giảm 3% (222 ha); Vĩnh Phúc ngô giảm 6% (700 ha); Nghệ An ngô giảm 11% (2,6 nghìn ha), lạc giảm 34% (16 nghìn ha).
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò Quý I năm 2014 chịu ảnh hưởng tương đối lớn do rét đậm, rét hại đặc biệt là đàn trâu, bò của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Theo số liệu tổng hợp của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT thì rét đậm, rét hại đã làm chết hơn 2000 con trâu, bò (chủ yếu là trâu, bò già và bê nghé non). Ước tính hiện tại đàn trâu, bò của cả nước giảm khoảng 1,5-2%; bò giảm khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng Quý I ước giảm khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung khôi phục sản xuất sau tết Nguyên đán 2014. Dịch lợn tai xanh đã được khống chế, trong khi dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh đã làm cho người tiêu dùng lo lắng chuyển sang sử dụng thịt lợn nhiều hơn nên giá lợn hơi có dấu hiệu tăng trong thời gian gần đây. Tuy vậy, do lo ngại giá cả bấp bênh và dịch lợn tai xanh bùng phát trở lại nên phần lớn người chăn nuôi chưa dám mạnh dạn đầu tư tái đàn nhiều. Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quý I năm 2014 ước tăng 1-1,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Chăn nuôi gia cầm: Rét đậm, rét hại, mưa phùn kéo dài ở miền Bắc; nguy cơ lây lan virus cúm H7N9 và H10N8 từ Trung Quốc vào Việt Nam và đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát mạnh đã gây cản trở lớn đến hoạt động chăn nuôi gia cầm trong nước Quý I năm 2014. Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay đã có 32 tỉnh thành trong cả nước xuất hiện dịch cúm gia cầm với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là hơn 140 nghìn con, tiêu hủy hơn 160 nghìn con. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh là do thời tiết ẩm thấp, công tác tiêm phòng và thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi tại mội số địa phương không được thực hiện thường xuyên và việc gia tăng đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân trong dịp tết Nguyên đán vừa qua tăng cao đã làm lây lan, phát tán mầm bệnh. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước hiện tại giảm khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.
Tính đến ngày 21/3/2014 cả nước còn 13 tỉnh là Cà Mau, Khánh Hòa, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên, Đồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam, Bến Tre và Bình Thuận có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
2. Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp những tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, triển khai trồng rừng vụ Xuân và trồng cây phân tán trong dịp Tết Giáp Ngọ; đồng thời tăng cường công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Tình hình sản xuất trong kỳ tương đối thuận lợi, một số địa phương do có mưa ngay từ đầu vụ nên công tác trồng rừng được triển khai sớm, chủ yếu các tỉnh khu vực miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc; khai thác lâm sản và thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu cũng thuận lợi nên kết quả sản xuất đạt khá cao so cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng trồng tập trung ba tháng đầu năm ước tính đạt 11,5 nghìn ha, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có diện tích trồng rừng nhiều là: Nghệ An 2400 ha; Quảng Ninh 2230 ha; Quảng Ngãi 2445 ha; Quảng Nam 1100 ha; Yên Bái 1036 ha; Phú Thọ 944 ha...; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 64,2 triệu cây (+0,3%); sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1190 nghìn m3 (+5,2%). Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng khá cao như: Tuyên Quang tăng 68%, Thanh Hóa (+64%), Quảng Nam (+10%), Quảng Ngãi (+10,3%), Bình Định (+12,9%)... ; sản lượng củi khai thác đạt 7,6 triệu ste (+2,7%).
Thời tiết đang trong mùa khô hạn nên nhiều địa phương có nguy cơ cháy rừng cao; tính đến trung tuần tháng Ba diện tích rừng bị thiệt hại ước tính 600 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 508 ha, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước.
3. Thủy sản
Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản quý I ước đạt 1185,2 nghìn tấn, tăng 3% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó cá ước đạt 870,8 nghìn tấn, tăng 1,6%; tôm ước đạt 118,2 nghìn tấn, tăng 8,6%.
Nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng quý I ước đạt 497,9 nghìn tấn; giảm 0,4% so cùng kỳ, trong đó cá ước đạt 346,8 nghìn tấn, giảm 4%; tôm ước đạt 87,5 nghìn tấn, tăng 10,1%.
Nuôi cá tra vẫn liên tục bị thua lỗ do giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp, cộng thêm các khó khăn khủng hoảng đầu ra trước đây và giá thức ăn thường xuyên tăng cao, việc tiếp cận vốn thuận lợi, lãi xuất ngân hàng có giảm so với trước nhưng không khuyến khích hộ đầu tư cho lĩnh vực này, sản lượng nuôi cá tra liên tục giảm cụ thể sản lượng thu hoạch trong quý tại Bến Tre đạt 24 nghìn tấn, giảm 46%; Vĩnh Long đạt 26,1 nghìn tấn, giảm 7%; Cần Thơ đạt 20,4 nghìn tấn, giảm 24%; An Giang đạt 45 nghìn tấn, giảm 6,3%.
Nuôi tôm thay đổi cơ cấu nhanh theo hướng giảm diện tích nuôi tôm sú, tăng mạnh diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của nước ta tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng tôm thẻ chân trắng của các nước nhập khẩu tăng. Do đó, người nuôi thu lời nhiều nhờ bán được giá cao, bên cạnh đó nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao, ít dịch bệnh và có thể nuôi từ 2-3 vụ/năm trong khi nuôi tôm sú chỉ nuôi được 1 vụ chính. Vì vậy, trong những tháng đầu năm 2014 nhiều hộ dân tập trung thả giống tôm chân trắng, diện tích thả nuôi tăng nhanh. Cụ thể, các tỉnh có diện tích tăng nhiều là: Sóc Trăng, diện tích thả nuôi là 6.113 ha, tăng 167%; Bạc Liêu 1.573 ha, tăng 118%; Cà Mau 3.704 ha tăng gấp 4 lần; Trà Vinh 1.828 ha, tăng hơn 3 lần; Long An 1338 ha, tăng 65%.
Hiện nay, việc bùng nổ diện tích nuôi tôm thẻ cũng đang bộc lộ nhiều bất cập vì tôm thẻ phát triển quá nhanh chủ yếu do người dân tự làm nên ngành chức năng không đầu tư kịp về thủy lợi và và quản lý được môi trường nước. Bên cạnh đó, nguồn giống, thức ăn, thuốc hóa chất chưa đảm bảo chất lượng, cùng với thời tiết thay đổi, do đó dịch bệnh có thể phát sinh mạnh khi diện tích nuôi tăng lên.
Khai thác thuỷ sản
Sản lượng khai thác trong quý ước đạt 687,3 nghìn tấn, tăng 5,6% so cùng kỳ; trong đó cá ước đạt 524 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm ước đạt 30,7 nghìn tấn, tăng 4,8 %. Khai thác biển ước đạt 648,9 nghìn tấn, tăng 6%.
Trong quý I/2014, do thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi. Nhìn chung các chuyến ra khơi đạt sản lượng khá và có lãi, tạo không khí phấn khởi cho ngư dân. Đặc biệt vào những ngày đầu tháng 2 lượng cá cơm xuất hiện nhiều với mật độ rất dày và kích thước lớn hơn hẳn so các năm trước làm cho sản lượng khai thác biển đạt khá. Ninh Thuận đạt 37,8 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, Kiên Giang 112 nghìn tấn, tăng 13%; Sóc trăng 13 nghìn tấn, tăng 7,2%. Riêng khai thác cá ngừ đại dương trong kỳ giảm mạnh do mùa khai thác trước bị thua lỗ nhiều, ngư dân chuyển sang làm nghề khác: Phú yên đạt 1226 tấn, giảm 40,3 %; Bình Định đạt 1700 tấn, giảm 40,4 %, Khánh Hòa đạt 502 tấn, giảm 3,5%.
2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
a. Về phòng chống dịch bệnh
- Tổ chức tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng chống dịch cúm gia cầm trên toàn quốc.
- Các bộ, ngành và địa phương tổ chức kiểm tra đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch, kịp thời thông tin dịch bệnh, xác định và giám sát chủng virus để xác định chủng vác xin phù hợp; xây dựng bản đồ dịch tễ của bệnh để làm căn cứ chỉ đạo phòng chống dịch.
- Tăng cường thông tin đến người dân để chủ động phòng chống dịch nhưng không làm hoang mang trong tâm lý người dân, dẫn đến giảm sút tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân tái đàn với số lượng phù hợp, đề phòng các nguy cơ suy giảm nguồn cung, dẫn đến tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi tái phát.
- Về phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Để đảm bảo phát triển nuôi trổng thủy sản bền vững, các địa phương cần khẩn trương lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là việc giám sát và dự báo dịch bệnh), lịch thả nuôi cho vụ nuôi tiếp theo nhằm đảm bảo chủ động, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, triển khai việc hướng dẫn người nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho người dân về bệnh, các quy định trong công tác phòng chống dịch nhằm tạo sự chủ động cho người dân khi dịch bệnh xảy ra.
b. Về tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn
Tiếp tục thực hiện xây dựng Chương trình cho vay phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ với các nội dung sau:
Về thủ tục và điều kiện cho vay
- Chính sách tín dụng phải hỗ trợ và phục vụ hiệu quả chính sách tái cơ cấu đầu tư ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Về hạn mức cho vay: Nâng mức cho vay tối đa không có bảo đảm bằng tài sản đối với các hộ nuôi các loại thủy sản chủ lực như tôm sú, cá tra, tôm thẻ chân trắng và đối với hợp tác xã, chủ trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Về cơ chế bảo đảm tiền vay: Bổ sung cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các cá nhân, hộ gia đình phát triển ngành nghề hoặc ngư dân, trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng có nhu cầu vay để phát triển ngành nghề hoặc tiêu dùng.
- Về thời hạn cho vay: Cần quy định cho vay trung và dài hạn theo chu kỳ của sản phẩm nông nghiệp, chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay hợp lý, phải đủ độ dài của sản xuất nông nghiệp.
- Bổ sung thêm các lĩnh vực cho vay: Xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng; xây dựng các trạm bơm điện tưới tiêu trong nông nghiệp; hoạt động tiếp nhận, chuyển giao các dự án phát triển giống trong nông nghiệp; kiểm dịch, kiểm nghiệm chất lượng hàng nông sản, các dự án liên quan đến lâm nghiệp (trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt). Cần tách riêng lĩnh vực cho vay khai thác hải sản và dịch vụ khai thác hải sản và có cơ chế đảm bảo tiền vay, điều kiện vay và cơ chế xử lý rủi ro riêng cho lĩnh vực này.
- Đối tượng cho vay: Mở rộng đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi đến cả những đơn vị, cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn khu vực đô thị, nhưng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong HTX, liên hiệp HTX (theo Luật HTX năm 2012).
-Thủ tục vay vốn: Tiếp tục cải tiến theo hướng đơn giản hóa, dễ thực hiện, phù hợp với các hộ, trang trại, gia trại, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác...
- Kéo dài thời hạn cho vay đối với người sản xuất lúa với lãi suất ưu đãi (không theo mùa vụ); Khoanh nợ và cho nông dân vay để không phải bán lúa sớm.
- Xem xét bảo lãnh khoanh, dãn nợ cho các hộ dân và doanh nghiệp đang nuôi đồng thời tiếp tục cho vay dựa trên giá trị nuôi và chuyển hình thức cho vay nuôi từ ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn.
- Có chính sách đặc thù riêng cho vay tín chấp đối với các hộ nuôi trước kia đã nuôi cá tra (hiện không nuôi) nếu các hộ dân này có phương án sản xuất nuôi tốt và có được doanh nghiệp liên kết đảm bảo tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện một số chương trình cho vay ưu đãi
- Cho vay để sản xuất và kinh doanh lúa, gạo; Cho vay để thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; Tái canh cà phê
- Cho vay hỗ trợ sản xuất chăn nuôi: Tiếp tục triển khai và tháo gỡ các khó khăn chính sách cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản theo công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
- Cho vay phát triển sản xuất theo hình thức liên kết, hợp tác: Cho vay phát triển sản xuất theo chuỗi được quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
- Cho vay qua các hợp tác xã, tổ chức đại diện của nông dân trong liên kết, hợp tác sản xuất quy mô lớn: các HTX, tổ chức đại diện đứng ra làm trung gian, chịu trách nhiệm pháp lý để thực hiện việc vay vốn.
- Cho vay hỗ trợ bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch: Triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg của Chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch, đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để mua máy móc thiết bị.
c. Một số kiến nghị về đầu tư
- Chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa: Trong năm 2013, Thủ tướng đã đồng ý nguyên tắc hỗ trợ một số công trình an toàn hồ chứa nước theo tiêu chí hỗ trợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có tiêu chí NSTW hỗ trợ tối đa không quá 15 tỷ đồng dự án. Với 97 dự án hỗ trợ theo công văn 1383/TTg-KTTH ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ mới được hỗ trợ 525 tỷ đồng (bình quân 5,5 tỷ đồng/dự án) từ nguồn tạm ứng NSTW. Số vốn cần hỗ trợ bổ sung theo định mức là khoảng 800 tỷ.
Tại Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, Quốc hội đã giao cho Chính phủ “Trong năm 2014 tổ chức đánh giá tổng thể các đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện trong cả nước; có kế hoạch, giải pháp và bố trí đủ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa có nguy cơ gây mất an toàn”
Vì vậy kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố nguồn hoàn ứng số vốn đã tạm ứng theo công văn số 1383/TTG-KTTH, bổ sung kinh phí hoàn thành dứt điểm các công trình dở dang và tiếp tục hỗ trợ cho các công trình mới, từng bước khắc phục tình trạng mất an toàn của hệ thống hồ đập hiện nay, đảm bảo tính mạng, an ninh chính trị, phát triển sản xuất của nhân dân vùng dưới đập.
Kinh phí đề nghị bổ sung: 1.500 tỷ đồng (không bao gồm khoản hoàn ứng, từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương năm 2013 hoặc dự phòng NSTW năm 2014).
- Xây dựng, củng cố kè, ven sông, ven biển, chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống của dân. Hiện nay, nhu cầu của các công trình kè cấp bách khoảng 20.000 tỷ, trong đó có các công trình đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép trích từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương năm 2013 hoặc dự phòng NSTW năm 2014 khoảng 1.000 tỷ đồng để tiếp tục hỗ trợ một số công trình dở dang hoặc đã có chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ./.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
|
Đến ngày 15/03/2014
|
|
|
|
|
Thực hiện
15/03/13
|
Thực hiện
15/03/14
|
Thực hiện so với cùng kỳ (%)
|
1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước
|
3092,2
|
3062,3
|
99,0
|
Chia ra: - Miền Bắc
|
1111,6
|
1112,7
|
100,1
|
- Miền Nam
|
1980,6
|
1949,7
|
98,4
|
2. Thu hoạch lúa đông xuân ở Miền Nam
|
1123,3
|
725,3
|
64,6
|
Trong đó: Đồng bằng sông Cửu Long
|
1090,7
|
702,0
|
64,4
|
3. Gieo trồng lúa Hè thu sớm ở ĐBSCL
|
301,1
|
186,1
|
61,8
|
4. Gieo trồng một số cây mầu
|
|
|
|
- Ngô
|
340,5
|
350,0
|
102,8
|
- Khoai lang
|
79,9
|
78,9
|
98,7
|
- Đậu tương
|
54,4
|
51,3
|
94,4
|
- Lạc
|
136,2
|
126,6
|
93,0
|
5. Gieo trồng rau, đậu các loại
|
449,1
|
486,4
|
108,3
|
ƯỚC GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN QUÝ I NĂM 2014
|
(Theo giá so sánh năm 2010)
|
Tỷ đồng
|
|
2013
|
2014
|
2014/2013
(%)
|
|
Toàn ngành NLTS
|
161 049,93
|
164 967,24
|
102,43
|
Chia ra
|
|
|
|
1. Nông nghiệp
|
124 214,58
|
126 705,89
|
102,01
|
1.1. Trồng trọt
|
84 708,11
|
86 778,34
|
102,44
|
1.2.Chăn nuôi
|
37 173,53
|
37 553,98
|
101,02
|
1.3. Dịch vụ
|
2 332,94
|
2 373,57
|
101,74
|
2. Lâm nghiệp
|
5 398,90
|
5 658,00
|
104,80
|
3. Thủy sản
|
31 436,45
|
32 603,35
|
103,71
|
3.1. Nuôi trồng
|
14 881,64
|
15 350,69
|
103,15
|
3.2. Khai thác
|
16 554,81
|
17 252,66
|
104,22
|
ƯỚC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU LÂM NGHIỆP QUÝ I NĂM 2014
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
2013
|
2014
|
Tốc độ phát triển so với năm trước (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
1. Trồng rừng tập trung
|
1000 ha
|
8,4
|
11,5
|
136,9
|
2. Trồng cây lâm nghiệp phân tán
|
triệu cây
|
64
|
64,2
|
100,3
|
3. Gỗ khai thác
|
1000 m3
|
1130,7
|
1190,0
|
105,2
|
4. Củi khai thác
|
triệu ste
|
7,4
|
7,6
|
102,7
|
5. Thiệt hại rừng
|
ha
|
459,8
|
600,2
|
130,5
|
- Cháy rừng
|
ha
|
403,9
|
508,1
|
125,8
|
- Phá rừng
|
ha
|
55,9
|
92,1
|
164,8
|
ƯỚC TÍNH SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUÝ I NĂM 2014
Đơn vị: 1000 tấn
|
Quý I/2013
|
Quý I/2014
|
Tốc độ phát triển so với năm trước (%)
|
Tổng số
|
1151,1
|
1185,2
|
103,0
|
- Cá
|
857,5
|
870,8
|
101,6
|
- Tôm
|
108,8
|
118,2
|
108,6
|
- Thủy sản khác
|
184,8
|
196,2
|
106,2
|
2. Nuôi trồng thủy sản
|
500,0
|
497,9
|
99,6
|
- Cá
|
361,2
|
346,8
|
96,0
|
- Tôm
|
79,5
|
87,5
|
110,1
|
- Thủy sản khác
|
59,3
|
63,6
|
107,3
|
1. Khai thác thủy sản
|
651,1
|
687,3
|
105,6
|
- Cá
|
496,3
|
524,0
|
105,6
|
- Tôm
|
29,3
|
30,7
|
104,8
|
- Thủy sản khác
|
125,5
|
132,6
|
105,6
|
+ Khai thác thủy sản biển
|
612,4
|
648,9
|
106,0
|
- Cá
|
466,9
|
494,9
|
106,0
|
- Tôm
|
27,6
|
29,0
|
105,1
|
- Thủy sản khác
|
117,9
|
125,0
|
106,0
|
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư