Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 8 năm 2013
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa mùa, lúa thu đông; thu hoạch lúa hè thu và phòng trừ các loại dịch bệnh trên cây trồng. Tính đến 15/8/2012, cả nước đã gieo cấy được 1431,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 100,5% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1151,9 nghìn ha, bằng 101%; các địa phương phía Nam gieo cấy 279,5 nghìn ha, bằng 98,4%.
Tình hình gieo trồng lúa mùa: Tính đến 15/8/2013, cả nước đã gieo cấy được 1467,7 nghìn ha lúa mùa, bằng 102,5% cùng kỳ năm trước. Trong đó: các địa phương phía Bắc cơ bản kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1179,3 nghìn ha, bằng 102,4%; các địa phương phía Nam gieo cấy 288,4 nghìn ha, bằng 103,2%. Hiện nay, lúa mùa đang ở giai đoạn đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ, một số diện tích cấy sớm đang thời kỳ phân hoá đòng. Để chăm sóc lúa trong thời kỳ này, bà con nông dân nên tích cực bón thúc kịp thời, kết hợp làm cỏ sục bùn, điều tiết nước hợp lý và chủ động theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh cho lúa đạt hiệu quả cao.
Thu hoạch lúa Hè thu: Song song với công tác gieo cấy lúa mùa, cả nước đã thu hoạch được 1094,9 nghìn ha lúa hè thu, tương đương cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương Phía Nam. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được 1094,9 nghìn ha, chiếm 64% diện tích gieo cấy và 100,5% cùng kỳ. Theo báo cáo ước tính, năng suất lúa hè thu năm 2013 cả nước đạt 52,2 tạ/ha, giảm so vụ hè thu năm trước 0,5 tạ/ha do thời tiết vụ hè thu năm nay không thuận lợi; mưa bão ngập úng, dịch bệnh phát sinh đúng vào thời kỳ lúa trỗ bông và thu hoạch nên phần nào làm giảm sản lượng lúa. Sản lượng lúa hè thu toàn quốc ước tính 11,2 triệu tấn, giảm hơn 80 nghìn tấn.
Gieo trồng lúa thu đông: trên những chân ruộng đã thu hoạch xong lúa Hè thu và màu Xuân hè, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân tiếp tục sản xuất vụ lúa Thu Đông 2013. Tính đến 15/8/2013, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy được 367,6 nghìn ha lúa thu đông, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão 1,2,3 và 2 đợt áp thấp kéo dài trên biển Đông gây mưa lớn kéo dài, ngập úng cục bộ, làm hơn 15 nghìn ha lúa Thu đông chết phải gieo xạ lại.
Gieo trồng rau màu nhìn chung khá hơn cùng kỳ năm trước do các cây trồng vụ Đông Xuân thu hoạch sớm, đảm bảo lịch thời vụ và thời tiế thuận lợi cho các loại rau màu phát triển. Cụ thể như sau: Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước đã gieo trồng được 963,1 nghìn ha ngô, bằng 106,6% cùng kỳ năm trước; 124,2 nghìn ha khoai lang, bằng 109,6%; 109,4 nghìn ha đậu tương, bằng 111,3%; 196,2 nghìn ha lạc, bằng 101,4%; 826,6 nghìn ha rau, đậu, bằng 105,7%.
Tình hình thiên tai, dịch bệnh: cuối tháng 7 đầu tháng 8 là khoảng thời gian mà thời tiết, thủy văn và sâu bệnh phức tạp nhất trong năm. Đặc biệt do ảnh hưởng của hoàn lưu của các cơn bão số 1,2,3 và 2 đợt áp thấp nhiệt đới vào cuối tháng 7 dầu tháng 8 gây mưa vừa, mưa to đến rất to, gió lốc giông tố làm hơn 60 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập úng cục bộ, trong đó gần 26 nghìn mất trắng, phải gieo trồng lại.
Các địa phương đang tích cực phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để ngăn chặn sự lây lan trên diện rộng, đồng thời theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đến kết quả sản xuất.
b) Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò của cả nước 8 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012 do diện tích chăn thả thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi thấp nhưng không chịu thiệt hại nhiều do thiên tai và dịch bệnh. Đàn bò sữa phát triển tương đối tốt và có xu hướng tăng lên về số đầu con do một số doanh nghiệp mở rộng qui mô chăn nuôi và giá sữa ổn định. Uớc tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 2,5%; bò giảm 3% so với cùng kỳ năm 2012.
Chăn nuôi lợn 6 tháng đầu năm 2013 gặp nhiều khó khăn do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán lợn hơi giảm và ở mức thấp (giá bán sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2013 giảm 9% so với 6 tháng đầu năm 2012), người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư tái đàn. Từ tháng 7 đến nay, giá lợn hơi đang tăng trở lại, chăn nuôi lợn bắt đầu có lãi là động lực giúp người chăn nuôi đầu tư tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường những tháng cuối năm 2013. Tuy nhiên thực tiễn sản xuất cho thấy giá bán lợn ở nước ta thường bị chi phối nhiều bởi thị trường Trung Quốc, mỗi khi thị trường này nhập nhiều thì giá lợn trong nước lập tức tăng lên sau đó và ngược lại cho nên người chăn nuôi cần lưu ý để tránh tình trạng khi giá lên thì ồ ạt nuôi còn giá giảm dẫn đến thua lỗ lại phải treo chuồng như thời gian vừa qua.
Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp nhưng đang có dấu hiệu phục hồi do giá bán sản phẩm gia cầm tăng trong thời gian gần đây. Giá bán tăng kết hợp với thời gian quay vòng ngắn đã kích thích nhiều hộ chăn nuôi gia cầm trước đây bỏ trống chuồng bắt đầu nuôi trở lại. Dịch cúm gia cầm tuy đã được khống chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp do thời tiết đang trong mùa mưa bão, môi trường ẩm ướt nên có nguy cơ bùng phát cao. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước giảm khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2012.
2. Lâm nghiệp
Năm 2013 sản xuất lâm nghiệp gặp những khó khăn nhất định do đầu vụ gặp thời tiết rét đậm, sau đó khô hạn kéo dài tại nhiều nơi, ngoài ra ở một số địa phương nguồn vốn dự án đầu tư cho công tác trồng và nuôi rừng được giải ngân chậm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất. Tuy nhiên năm nay do điều kiện thời tiết có mưa sớm hơn nên các địa phương đã triển khai trồng rừng đảm bảo thời vụ, đến nay các tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc đã trồng rừng tập trung đạt trên 80% kế hoạch cả năm; tình hình khai thác gỗ và lâm sản khác nhìn chung đều tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu ước tính tháng tám đạt được như sau:Diện tích rừng trồng mới tập trung 10,9 nghìn ha ha, bằng 78% so cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 14,2 triệu cây (+3,6%); sản lượng gỗ khai thác 506,3 nghìn m3 (+6,3%); sản lượng củi khai thác 2,7 triệu ste (+1%).
Tính chung tám tháng đầu năm 2013: Diện tích rừng trồng mới tập trung 110 nghìn ha, tăng 10,3% so cùng kỳ năm trước; Số cây lâm nghiệp trồng phân tán 142 triệu cây (+2,3%); sản lượng gỗ khai thác 3312,9 nghìn m3 (+6,7%); sản lượng củi khai thác 20 triệu ste (+1,9%).
Sản lượng gỗ khai thác tăng khá cao do diện tích rừng sản xuất đã được phát triển liên tục với quy mô tương đối lớn trong nhiều năm qua. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất đã làm tăng năng suất thu hoạch của rừng trồng. Mặt khác thị trường tiêu thụ ổn định cũng là nguyên nhân thúc đẩy sản xuất. Trong bảy tháng đầu năm giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước tăng 12,3%, trong khi đó giá trị nhập khẩu lại giảm 5% nên cũng góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước
Tình hình thiệt hại rừng: Thời tiết những tháng đầu năm khô hạn nên một số nơi đã xảy ra cháy rừng, tuy nhiên vào cuối quý II và quý III có mưa nhiều nên không còn cháy rừng, trong kỳ chỉ xảy ra 191 vụ phá rừng, diện tích bị phá 29,7 ha. Tính chung từ đầu năm diện tích rừng bị thiệt hại 1415 ha (giảm 45,6%), trong đó cháy rừng 868,8 ha (-54,6%); cháy rừng 546,2 ha (-0,3%)
3. Thủy sản
Sản lượng thủy sản tháng Tám ước đạt 506,9 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 346,2 nghìn tấn, tăng 1,9 %; tôm đạt 91,8 nghìn tấn, tăng 4,3% nâng tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm lên 3789,8 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
a. Nuôi trồng thuỷ sản
Trong tháng Tám, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính 294,6 nghìn tấn, tăng 3,5%, trong đó cá đạt 187,5 nghìn tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 74,7 nghìn tấn, tăng 5,1%.
Tám tháng đầu năm, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2074,1 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 1543,7 nghìn tấn, giảm 0,7%; sản lượng tôm nuôi đạt 355,2 nghìn tấn, tăng 4,7%.
Tình hình nuôi tôm khá ổn định, các địa phương đang trong thời kỳ kết thúc vụ thu hoạch chính. Dịch bệnh trên tôm nuôi có xảy ra nhưng gây thiệt hại không nhiều so với năm trước. Trong 8 tháng, sản lượng tôm sú thu hoạch tại Bến tre ước đạt 46,4 nghìn tấn, tăng 29,48%; Trà Vinh 53 nghìn tấn, tăng 11,62%; Sóc trăng đạt 59 nghìn tấn, tăng 46%.
Nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn kéo dài do đại bộ phận nông dân sản xuất thiếu vốn, giá đầu vào tiếp tục tăng trong khi đầu ra sản phẩm, giá cả không ổn định, sản xuất liên tục bị lỗ, từ đó nhiều hộ không còn khả năng đầu tư nuôi. Sản lượng cá tra thu hoạch trong 8 tháng của các địa phương đều giảm : An Giang 244 nghìn tấn, (-4,8%); Cần Thơ 87 nghìn tấn (-9%); Bến Tre 152 nghìn tấn, (-3,66%)... Tuy nhiên, nuôi các loại cá khác như cá lóc, cá rô phi, diêu hồng... thu hoạch được khá nên tổng sản lượng cá nuôi không giảm so cùng kỳ.
Nuôi các loại thủy sản khác phát triển gắn với việc thực hiện chủ chương chuyển đổi và mở rộng các diện tích và lồng bè nuôi trên vùng biển với các loài hải sản có giá trị kinh tế cao kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững của ngành nông lâm thủy sản tế như cá mú, cá giò, tu hài, cá chim, cá hồng, ốc hương, rong biển….
b. Khai thác thủy sản
Tháng Tám, thời tiết biển gặp mưa bão nhiều cùng với giá xăng dầu lên dẫn tớinhiều tàu phải nằm bờ. Sản lượng thủy sản khai thácước đạt 212,3nghìn tấn, tăng chậm hơn so với các tháng trước, bằng 1,7 % so cùng kỳ; trong đó khai thác biển đạt 192,1 ngàn tấn, tăng 1,9% .
Tám tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác ước tính 1715,7 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Các địa phương tích cực nâng cao năng lực khai thủy sản như nâng cấp và đóng mới tàu thuyền có công suất cao để khai thác xa bờ. Trong những tháng đầu năm, nhiều nghề đạt sản lượng khá, như: vây thưa, câu hố, nghề giã cào, cá nục, câu cá ngừ ….
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÁC THÁNG CUỐI NĂM
- Thực hiện tốt việc sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để rút ra các bài học kinh nghiệm, làm định hướng bổ sung, sửa đổi các chính sách mới và phát huy, nhân rộng các chính sách và mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai
- Rà soát, phấn đấu điều chỉnh giảm 200.000 ha lúa vụ Thu Đông ở ĐBSCL và vụ Mùa ở miền Bắc chuyển sang cây trồng khác như ngô, đỗ tương...có nhu cầu thị trường và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Thực hiện quyết liệt đối với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn triệt để nhập lậu gia súc, gia cầm, thủy sản (cá tầm, cá trắm...) và các thực phẩm không rõ nguồn gốc để tạo lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước, nâng cao sức mua, tạo đầu ra cho sản xuất trong nước;
- Đàm phán và tiến hành các biện pháp pháp lý cần thiết để giải quyết, tránh các vụ kiện bán phá giá và các rào cản kỹ thuật khác của các thị trường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, như kiện chống trợ cấp, phá giá của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng tôm và cá tra của Việt Nam.
- Sớm ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất (đặc biệt là đối với các lĩnh vực có tiềm năng phát triển như chế biến nông sản, chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi thủy sản xa bờ...): Chính sách liên kết các thành phần kinh tế ở nông thôn, chính sách hỗ trợ sau thu hoạch, tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Kiến nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương cân đối ngân sách để thực hiện chính sách này.
ƯỚC MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM NGHIỆP CHỦ YẾU 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Tên sản phẩm
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện 8 tháng đầu năm 2012
|
Ước tính 8 tháng đầu năm 2013
|
8 tháng 2013 so 8 tháng 2012 (%)
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=2/1
|
1. Trồng rừng tập trung
|
1000 Ha
|
99,7
|
110,0
|
110,3
|
2. Cây lâm nghiệp trồng phân tán
|
Triệu cây
|
138,8
|
142,0
|
102,3
|
3. Gỗ khai thác
|
1000 m3
|
3 104,9
|
3 312,9
|
106,7
|
4. Củi khai thác
|
Triệu ste
|
19,6
|
20,0
|
101,9
|
5. Thiệt hại rừng
|
Ha
|
2 600,0
|
1 415,0
|
54,4
|
- Cháy rừng
|
Ha
|
1 915,0
|
868,8
|
45,4
|
- Phá rừng
|
Ha
|
685,0
|
546,2
|
79,7
|
ƯỚC TÍNH SẢN LƯỢNG THỦY SẢN 8 THÁNG NĂM 2013
Đơn vị: 1000 tấn
|
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
So với cùng kỳ (%)
|
|
Tháng 8
|
Cộng dồn từ đầu năm
|
Tháng 8
|
Cộng dồn từ đầu năm
|
Tháng 8
|
Cộng dồn 8 tháng
|
A. Tổng số
|
493,5
|
3720,8
|
506,9
|
3789,8
|
102,7
|
101,9
|
- Cá
|
339,6
|
2810,6
|
346,2
|
2840,9
|
101,9
|
101,1
|
- Tôm
|
88,0
|
443,8
|
91,8
|
461,8
|
104,3
|
104,1
|
- Thuỷ sản khác
|
65,9
|
466,4
|
68,9
|
487,1
|
104,6
|
104,4
|
I. Thuỷ sản nuôi trồng
|
284,7
|
2059,4
|
294,6
|
2074,1
|
103,5
|
100,7
|
- Cá
|
183,6
|
1554,6
|
187,5
|
1543,7
|
102,1
|
99,3
|
- Tôm
|
71,1
|
339,4
|
74,7
|
355,2
|
105,1
|
104,7
|
- Thuỷ sản khác
|
30
|
165,4
|
32,4
|
175,2
|
108,0
|
105,9
|
II.Thuỷ sản khai thác
|
208,8
|
1661,4
|
212,3
|
1715,7
|
101,7
|
103,3
|
- Cá
|
156,0
|
1256,0
|
158,7
|
1297,2
|
101,7
|
103,3
|
- Tôm
|
16,9
|
104,4
|
17,1
|
106,6
|
101,2
|
102,1
|
- Thuỷ sản khác
|
35,9
|
301,0
|
36,5
|
311,9
|
101,7
|
103,6
|
+ Khai thác biển
|
188,5
|
1540,1
|
192,1
|
1592,8
|
101,9
|
103,4
|
File đính kèm: BCKTNongnghiepT8.13.txt.pdf
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đâu tư