Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 23 tháng 10 năm 2013.
1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt.
Sản xuất nông nghiệp trong tháng 10/2013 tập trung chủ yếu vào thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa hè thu, thu đông và gieo cấy lúa mùa tại các địa phương phía Nam.
Tính đến 15/10/2013, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch được 847 nghìn ha lúa mùa, chiếm 71,4% diện tích gieo cấy và tăng 21,2% cùng kỳ năm 2012. Theo thống kê chung, năng suất lúa mùa đã thu hoạch các tỉnh phía Bắc năm nay giảm từ 1-1,5 tạ/ha so với vụ mùa năm trước do mưa bão nhiều khi cây lúa sắp trỗ và sắp thu hoạch làm ngập, đổ nhiều diện tích, giảm năng suất đáng kể (Thanh Hóa giảm 1,5 tạ/ha, Hưng Yên giảm 1 tạ/ha, Hải Dương giảm 1,4 tạ/ha).
Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía Nam gieo cấy được 804,6 nghìn ha lúa mùa, tăng 11,7% so cùngkỳ chủ yếu tăng do đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa – tôm; chuyển đổi từ diện tích nuôi tôm sú không hiệu quả, diện tích trồng màu dưới chân ruộng sang gieo trồng lúa vụ Thu đông – mùa nhằm đạt hiệu quả cao trên 1 ha đất (cấy lúa trên đất nuôi tôm sẽ cải thiện được môi trường nước, cân bằng hệ sinh thái, hạn chế dịch bệnh và giảm rủi ro cho tôm nuôi).
Cùng với việc gieo cấy và thu hoạch lúa mùa, cả nước đã thu hoạch được 2483 nghìn ha lúa hè thu và thu đông, chiếm 89,5% diện tích gieo trồng và bằng 112,2% cùng kỳ năm trước. Tổng kết toàn vụ lúa Hè thu năm nay, diện tích gieo trồng đạt 2146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha (tương đương +0,7%); năng suất đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha (tương đương -1,4%), sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 triệu tấn (tương đương -0,7%). Năng suất lúa hè thu giảm do nắng hạn cục bộ đầu vụ, mưa cuối vụ đã làm đổ ngã nhiều diện tích; Lúa Thu đông đã bắt đầu cho thu hoạch. Hiện nay mực nước lũ tại các tỉnh ĐBSCL đang lên nhanh, có khả năng ảnh hưởng đến diện tích lúa thu đông chưa thu hoạch (An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ)
Cùng với thu hoạch vụmùa, tiến độ gieo trồng một số cây vụ đông năm nay tương đương cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 15/10, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 102,6 nghìn ha, bằng 100%; khoai lang đạt 21,1 nghìn ha, bằng 101,9%; rau đậu đạt 85,9 nghìn ha, bằng 106,8%; đậu tương đạt 32 nghìn ha, bằng 81% cùng kỳ năm trước do những ngày vừa qua mưa bão liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung, nhiều diện tích gieo trồng đậu tương bị ngập úng hoặc đất quá ẩm ướt, không thể xuống giống được.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò không có biến động nhiều do thiên tai và dịch bệnh. Uớc tính số lượng trâu, bò của cả nước tháng 10 năm 2013 giảm khoảng 2-3% so với cùng kỳ năm 2012.
Chăn nuôi lợn: Giá lợn hơi trong tháng bắt đầu tăng nhẹ trong khi người chăn nuôi đang tập trung chuẩn bị nguồn cung thịt cho thị trường tiêu dùng những tháng cuối năm. Mặc dù giá lợn hơi tăng nhưng mức độ đầu tư tái đàn không nhiều do người chăn nuôi vẫn còn lo ngại giá cả thị trường không ổn định như thời gian qua; đồng thời giá thức ăn chăn nuôi vẫn còn ở mức cao. Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay heo giống đang có dấu hiệu khan hiếm cũng là nguyên nhân gây cản trở không nhỏ đến việc đầu tư tái đàn của người chăn nuôi. Ước tính số lượng lợn của cả nước tháng 10 năm 2013 đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2012.
Chăn nuôi gia cầm: Phát triển khá ổn định, người chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn thịt cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 10 năm 2013 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.
2. Lâm nghiệp
Theo báo cáo sơ bộ trong tháng Mười diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 47,1 nghìn ha, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 7 triệu cây, tăng 0,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 534 nghìn m3, tăng 4,9%; sản lượng củi khai thác đạt 2,9 triệu ste, tăng 1,4%. Tính chung mười tháng diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước đạt 175,7 nghìn ha, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2012; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 174,6 triệu cây, tăng 2,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.179,5 nghìn m3, tăng 6,4%; sản lượng củi khai thác đạt 25,3 triệu ste, tăng 1,9%.
Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng Mười là 20 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 8,7 ha, riêng tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra 4 vụ cháy rừng thiệt hại 8 ha; diện tích rừng bị chặt phá là 11,3 ha,. Tính chung mười tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.466,8 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 877,5 ha; diện tích rừng bị chặt phá là 589,3 ha.
3. Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản tháng 10 ước đạt 506,3 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 375,2 nghìn tấn, tăng 1,8 %; tôm đạt 58,5 nghìn tấn, tăng 5,4% nâng tổng sản lượng thủy sản 10 tháng đầu năm lên 5002,5 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ.
a. Nuôi trồng thuỷ sản
Ước tính sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 271 nghìn tấn, tăng 2,2%, trong đó cá đạt 208,2 nghìn tấn, tăng 1%; tôm đạt 42,4 nghìn tấn, tăng 6%làm cho sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 2624,3 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 1972,1 nghìn tấn, tăng 0,4%; sản lượng tôm nuôi đạt 404,4 nghìn tấn, tăng 7,8%.
Trong tháng, giá cá tra đang tăng trở lại ở mức 22.000đ/kg (tăng từ 1000-2.000đ/kg so với các tháng trước đó) do giá xuất khẩu tăng, tuy nhiên do tình trạng nuôi cá tra bị “treo ao” kéo dài vì các hộ sản xuất liên tục bị lỗ dẫn tới tình trạng thiếu cá nguyên liệu chế biến, một số doanh nghiệp đã tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra trong các tháng 10,11. Sản lượng cá tra thu hoạch nhìn chung tiếp tục giảm so với cùng kỳ: Trong tháng 10, An Giang thu hoạch 18 nghìn tấn, (-9%); Cần Thơ 15,5 nghìn tấn (-19%); Bến Tre 152 nghìn tấn, (-3,66%); Đồng tháp 35 nghìn tấn, tăng 0,4%;... Bên cạnh đó tình hình nuôi các loại cá khác như cá lóc, cá rô phi, diêu hồng... thu hoạch được khá nên tổng sản lượng cá nuôi không giảm so cùng kỳ.
Tình hình nuôi tôm phát triển khá theo xu hướng tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, giảm diện tích nuôi tôm sú do nôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao và ít dịch bệnh hơn. Trong 10 tháng, sản lượng tôm thu hoạch tại Bạc Liêu đạt 56.800 tấn, tăng 12,8% so với cùng kỳ; Trà Vinh 19 nghìn tấn, tăng 90%; Sóc trăng đạt 57,5 nghìn tấn, tăng 51%....
Nuôi các loại thủy sản khác phát triển gắn với việc thực hiện chủ chương chuyển đổi và mở rộng các diện tích và lồng bè nuôi trên vùng biển với các loài hải sản có giá trị kinh tế cao kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững của ngành nông lâm thủy sản như cá mú, cá giò, tu hài, cá chim, cá hồng, ốc hương, rong biển….
b. Khai thác thủy sản
Thời tiết khu vực biển Miền Trung và Bắc bộ bị ảnh hưởng nhiều nhiều bởi cơn bão số 10, 11 nhiều tàu phải nằm bờ, tuy nhiên tại khu vực biển phía Nam, các tàu ra khơi đạt sản lượng khá. Trong tháng sản lượng thủy sản khai thácước đạt 235,3 nghìn tấn, tăng 3,1 % so cùng kỳ; trong đó khai thác biển đạt 213,9 nghìn tấn, tăng 3,1%(Cà Mau tăng 4, 35%, Bạc liêu tăng 4,38%, Tiền Giang 13,4%...).
Mười tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác ước tính 2378,2 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Các địa phương tích cực nâng cao năng lực khai thủy sản như nâng cấp và đóng mới tàu thuyền có công suất cao để khai thác xa bờ. Trong những tháng đầu năm, nhiều nghề đạt sản lượng khá, như: vây thưa, câu hố, nghề giã cào, cá nục, câu cá ngừ ….Tuy nhiên, do nhận thức của ngư dân chưa cao nên chưa có ý thức bảo vệ nguồn lợi khai thác dẫn tới chất lượng khai thác biển chưa cao.
4. Tình hình phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
Trong tháng, tại khu vực Bắc Trung Bộ xuất hiện 2 cơn bão mạnh là bão số 10 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, trung tâm của là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và nam Hà Tĩnh từ ngày 29-30/9/2013; báo số 10 đổ bộ vào khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đây là những cơn bão mạnh có cường độ gió cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, sóng biển cao từ 2-3m, trong đất liền và ngoài khơi các tỉnh mưa to và rất to gây ngập lụt nhiều địa phương.
Do ảnh hưởng bởi bão lũ, hệ thống cõ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại lớn. Thống kê sơ bộ, gần 4500 ha lúa; 25,2 nghìn ha hoa màu; 1600 ha cây ăn quả; 16,3 ha cây công nghiệp bị ngập và hư hại; gần chục nghìn tấn lúa đã thu hoạch bị ngập trong nước hoặc bị nước lũ cuốn trôi.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của triều cường đã làm nhiều khu vực trong và ven TP.HCM bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông; các tỉnh như Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre khu vực trũng thấp, ven sông bị ngập lụt ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nhằm phòng chống và khắc phục thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều công điện chỉ đạo các bộ, ngành địa phương thực hiện các phương án phòng ứng phó. Hiện nay, người dân trong vùng thiệt hại cơ bản đã được hỗ trợ đủ lương thực và nhu yếu phẩm khác. Cả nước đã phát động phong trào ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt để đồng bào sớm khắc phục thiên tai và khôi phục sản xuất./.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
|
Đến ngày 15/10/2013
|
|
Thực hiện
|
Thực hiện
|
So với
|
15/10/2012
|
15/10/13
|
cùng kỳ (%)
|
1 . Thu hoạch lúa Mùa
|
|
|
|
Trong đó: -Miền Bắc
|
699.1
|
847.0
|
121.2
|
2. Thu hoạch lúa hè thu
|
2 212.6
|
2 147.0
|
97.0
|
Trong đó: -Miền Bắc
|
172.9
|
173.0
|
100.0
|
- Miền Nam
|
2 039.7
|
1 974.1
|
96.8
|
Trong đó:Đồng bằng sông Cửu Long
|
1 655.0
|
1 706.6
|
103.1
|
3. Gieo cấy lúa thu đông ĐBSCL
|
527.4
|
627.2
|
118.9
|
4. Thu hoạch lúa thu đông sớm ĐBSCL
|
232.0
|
336.0
|
144.8
|
5. Gieo trồng một số cây vụ đông
|
|
|
|
Trong đó: -Ngô
|
102.5
|
102.6
|
100.0
|
-Khoai lang
|
20.7
|
21.1
|
101.9
|
-Đậu tương
|
39.4
|
32.0
|
81.0
|
- Lạc
|
5.0
|
5.4
|
106.9
|
- Rau, đậu các loại
|
80.5
|
85.9
|
106.8
|
Ước tính sản lợng thuỷ sản tháng 10 năm 2013
Đơn vị: 1000 tấn
|
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Sovới cùng kỳ (%)
|
|
Tháng 10
|
Cộng dồn 10 tháng
|
Tháng 10
|
Cộng dồn 10 tháng
|
Tháng 10
|
Cộng dồn 10 tháng
|
A. Tổng số
|
493,4
|
4871,0
|
506,3
|
5002,5
|
102,6
|
102,7
|
- Cá
|
368,4
|
3641,2
|
375,2
|
3709,8
|
101,8
|
101,9
|
- Tôm
|
55,5
|
502,1
|
58,5
|
533,8
|
105,4
|
106,3
|
- Thuỷ sản khác
|
69,5
|
727,8
|
72,6
|
758,9
|
104,5
|
104,3
|
I. Thuỷ sản nuôi trồng
|
265,2
|
2570,7
|
271,0
|
2624,3
|
102,2
|
102,1
|
- Cá
|
206,1
|
1963,9
|
208,2
|
1972,1
|
101,0
|
100,4
|
- Tôm
|
40,0
|
375,2
|
42,4
|
404,4
|
106,0
|
107,8
|
- Thuỷ sản khác
|
19,1
|
231,6
|
20,4
|
247,8
|
106,8
|
107,0
|
II.Thuỷ sản khai thác
|
228,2
|
2300,3
|
235,3
|
2378,2
|
103,1
|
103,4
|
- Cá
|
162,3
|
1677,2
|
167,0
|
1737,7
|
102,9
|
103,6
|
- Tôm
|
15,5
|
126,9
|
16,1
|
129,4
|
103,9
|
102,0
|
- Thuỷ sản khác
|
50,4
|
496,2
|
52,2
|
511,1
|
103,6
|
103,0
|
+ Khai thác biển
|
207,5
|
2144,6
|
213,9
|
2210,4
|
103,1
|
103,1
|
- Cá
|
147,0
|
1566,6
|
151,4
|
1618,9
|
103,0
|
103,3
|
- Tôm
|
14,3
|
116,0
|
14,9
|
116,8
|
104,2
|
100,7
|
- Thuỷ sản khác
|
46,2
|
462,0
|
47,6
|
474,7
|
103,0
|
102,7
|
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư