Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 28/02/2011-10:36:00 AM
Báo cáo tình hình một số vấn đề nổi lên trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tháng 2 năm 2011
1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp trong tháng hai tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và các các cây mầu vụ đông xuân trên cả nước.
Tính đến ngày 15/02, các địa phương miền Bắc gieo cấy đạt 673,9 ngàn ha, bằng 76,2% so với cùng kỳ, trong đó các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đều đã gieo cấy đạt gần 300 ngàn ha, so với cùng kỳ năm trước tương ứng bằng 73,2% và 89,2%. Nhìn chung, tiến độ gieo cấy lúa của các địa phương đều chậm hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do rét đậm kéo dài, một số diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết rét phải gieo trồng thay thế hoặc dặm tỉa; nguồn nước phục vụ đổ ải, làm đất phần lớn phụ thuộc vào các đợt xả nước theo lịch của ngành điện.
Các địa phương miền Nam đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa đông xuân, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, lúa tiếp tục được giá đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích. Tính đến ngày 15/02, các địa phương đã xuống giống lúa vụ đông xuân đạt tổng diện tích hơn 1,9 triệu ha, tăng 2,6% so với cùng kì năm trước, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt trên 1,57 triệu ha, tăng 2,4% so với vụ này năm trước.
Đồng thời với việc gieo trồng và thu hoạch lúa đông xuân, tính đến ngày 15/02, các địa phương trên toàn quốc đã gieo trồng cây màu vụ đông xuân đạt 414,7 ngàn ha, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Diện tích gieo trồng ngô đạt 246 ngàn ha, bằng 93,2% so với cùng kỳ; khoai lang đạt 63,8 ngàn ha, bằng 93%; sắn đạt 97,2 ngàn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ.
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt 263,7 ngàn ha, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích đậu tương đạt 89 ngàn ha, tăng 5%, diện tích lạc đạt gần 95 ngàn ha, bằng 96% cùng kỳ. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại đạt 320 ngàn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
b) Chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu, bò: Ước tính trong số lượng đàn trâu, bò giảm nhẹ so cùng kỳ do số lượng trâu, bò thịt tiêu dùng phuc vụ cho dịp tết nguyên đán và số trâu, bò chết do rét đậm, rét hại. Trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua khoảng 65 nghìn con trâu, bò chủ yếu là trâu bò già và bê nghé bị chết rét ở các vùng núi cao.
Chăn nuôi lợn: Đàn lợn ước tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước do dịch bệnh tai xanh cơ bản được khống chế và giá lợn thịt xuất chuồng đang có lợi cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm tiếp tục phát triển nhanh trong những tháng đầu năm do giá thịt hơi đang ở mức cao, người chăn nuôi có lãi. Ước tính đàn gia cầm tăng khoảng 7-10% so với cùng kỳ năm trước.
2. Lâm nghiệp
Trong kỳ điều kiện thời tiết vẫn còn tiếp tục rét đậm đồng thời khô hạn nên đến nay nhìn chung các tỉnh/thành phố chưa triển khai trồng rừng tập trung vụ Xuân 2011. Các đơn vị/cơ sở đang tích cực phòng chống rét, chăm sóc cây giống và chuẩn bị cơ sở vật chất cho trồng rừng vụ Xuân. Trong dịp Tết Nguyên đán 2011, thực hiện Tết trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ, các địa phương đã chú trọng phát động phong trào tới toàn dân nên đạt kết quả khá so cùng kỳ năm 2010.
Tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu ước tính tháng 2/2011đạt được như sau: Trồng rừng tập trung, mới chỉ có một số địa phương thực hiện, diện tích đã trồng khoảng 1000 ha; Số cây lâm nghiệp trồng phân tán 29,2 triệu cây, tăng 4,2% so cùng kỳ năm 2010; sản lượng gỗ khai thác 233 nghìn m3, tăng 5,9%; sản lượng củi khai thác 2.440 nghìn ste, tăng 1,6%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2011 trồng rừng tập trung ước đạt 1000 ha, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 29,76 triệu cây, tăng 4,1%. Một số tỉnh có số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt khá như: Quảng Ninh 250 nghìn cây, Ninh Bình 185 nghìn cây, Tuyên Quang 374 nghìn cây, Lào Cai 366 nghìn cây, Lạng Sơn 495 nghìn cây, Thanh Hóa 543 nghìn cây, Quảng Bình 1.873 nghìn cây…; Sản lượng gỗ các loại khai thác ước đạt 533 nghìn m3, tăng 6,6%; Sản lượng củi khai thác 4.820 nghìn ste tăng 2,5%.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng và thiệt hại rừng: Trong kỳ do thời tiết khô hạn kéo dài trên phạm vi rộng nên nhiều địa phương có nguy cơ cháy rừng cao, theo thông tin cảnh báo cháy rừng đến ngày 20/2 của Cục Kiểm Lâm 12 tỉnh có khu vực nguy cơ cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm (Bắc Giang, Ninh Bình, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh…) và 7 tỉnh có khu vực nguy cơ cháy rừng đang ở cấp IV, cấp nguy hiểm. Các địa phương đã tập trung triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2010 - 2011, tăng cường kiểm tra tại khu vực trọng điểm, đặc biệt các khu rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng đầu nguồn xung yếu. Các cấp, các ngành phối hợp tuyên truyền vận động các chủ rừng thực hiện quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy rừng; Củng cố, kiện toàn các Ban chỉ huy, tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng; Kiểm tra, quản lý các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phân công trực ở các đơn vị để chủ động đối phó khi có cháy rừng xảy ra. Tổng hợp thiệt hại trong kỳ, diện tích rừng bị mất do cháy rừng, phá rừng là 24,6 ha (cháy rừng 6,6 ha, phá rừng 18 ha); Tính chung 2 tháng đầu năm diện tích rừng bị thiệt hại 50,7 ha (cháy rừng 6,6 ha, phá rừng 44,1 ha).
3. Thuỷ sản
Tổng sản lượng thuỷ sản trong tháng ước đạt 355,4 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 277,3 nghìn tấn tăng 2,2%, sản lượng tômđạt 27,2 nghìn tấn tăng 6,3% sản lượng thuỷ sản khác đạt 50,9 nghìn tấntăng 1,0%.
a) Nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 143 nghìn tấn, tăng 5,1%; chủ yếu vẫn là từ cá và tôm: cá nuôi ước đạt 112 nghìn tấn tăng 4,7%; tôm nuôi đạt 16,5 nghìn tấn tăng 10%.
Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục tăng khá song tốc độ tăng chậm hơn so với tháng trước do cá tra trong kỳ tiếp tục tăng (giá cá tra nguyên liệu trên thị trường hiện lên tới gần 24.000 đ/kg, tăng 1000 đ/kg so với tháng trước), các hộ đang tiến hành nuôi thúc để xuất bán, tuy nhiên sản lượng thu hoạch không đủ làm nguyên liệu cho các Nhà máy chế biến (An Giang dự kiến thu hoạch 36 nghìn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ; Đồng Tháp 14 nghìn tấn tăng 3,52% ...). Mặc dù nuôi có lãi tới 4000đ/kg cá tra nhưng giá chi phí đầu vàocao, các hộ nuôi vẫn chưa thực sự an tâm nuôi lại vì e ngại giá cả không ổn định, ngân hàng cũng chưa mạnh dạn đầu tư cho vay vốn (hoặc cho vay với lãi suất cao) để phát triển trở lại… Tình hình thiếu cá nguyên liệu sẽ diễn ra trong thời gian tới. Nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng cũng được giá cao và tiêu thụ mạnh nhưng hiện nay không phải chính vụ, Sản lượng tôm thu hoạch chủ yếu trên các diện tích nuôi tỉa thưa, thả bùvà nuôi trái vụ (Kiên Giang thu được 1500, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ; Bạc Liêu thu được 2787 tấn, tăng 15%,...) . Giá tôm đang ở mức cao nên người nuôi có xu hướng đầu tư mở rộng diện tích nuôi.
Trong tháng, các hộ nuôi đang bắt đầu xuống giống thủy sảncho vụ Itại các địa phương. Do thời tiết còn lạnh nên các ngành chức năng đã khuyến cáo lịchthả nuôi tôm muộn hơn so năm trước.
b) Khai thác thủy sản: Sản lượng thuỷ sản khai thác ước tính tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước: đạt 212,4 nghìn tấn, tăng 0,6; trong đó cá 165,3 nghìn tấn tăng 0,7%, tôm đạt 10,7 nghìn tấn tăng 0,9%. Do thời tiết biển lạnh,gió mùa thổi mạnh, giá xăng dầu tăng cao nên nhiều tàu tthuyền chưa muốn ra khơi sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
Tính chung cả 2 tháng đầu năm, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 711,8 ngàn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước - trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 304,5 ngàn tấn, tăng 5,1%; sản lượng khai thác đạt 407,3 ngàn tấn, giảm 1,4%.
4. Giá cả nông sản
- Lương thực: giá lúa hiện nay đang ở xu hướng giảm, cụ thể lúa IR50404 khoảng 5433đ/kg tuy nhiên vẫn ở mức cao so với tháng trước (tăng khoảng 500đ/kg), lúa OM2514 là 5700đ/kg, giá lúa nguyên liệu loại I giảm kéo theo giá gạo nguyên liệu giảm theo, phổ biến ở mức 7250đ/kg, giá gạo thành phẩm 5% tấm hiện khoảng 9000đ/kg, gạo 25%tấm ở mức 8200đ/kg. Giá gạo uất khẩu 5% tấm hiện ở mức 495USD/tấn, loại 25% tấm ở mức 464USD/tấn.
- Thực phẩm: Các loại thực phẩmvào sau Tết tiếp tục tăng mạnh. Thịt lợn hơi tăng khoảng 2500-3500đ/kg, và cao hơn từ 2000-6000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Giá các loại thịt gà, bò, tôm, cá cụ thể như sau: giá thịt lợn đùităng khá mạnh với mức tăng 7000đ/kg, nên có mức tăng khá mạnh: thịt lợn thăn 95.000đ/kg (tăng khoảng 20.000đ/kg so với tháng 1 năm 20110), ba chỉ 85.000đ/kg; giá thịt bò thăn khoảng 200.000 đ/kg (tăng 20.000đ/kg so tháng 1 năm 2011), tôm sú khoảng 300.000/kg (tăng 50.000đ/kg); mực ống 120.000- 140.000đ/kg.
- Rau các loại: Do ảnh hưởng của thời tiết giá lạnh và nhu cầu sau Tết vẫn ở mức cao, các mặt hàng rau, củ quả tăng giá khá mạnh, nhiều mặt hàng tăng từ 67-100% so với tháng trước. Cụ thể: cà chua 12000/kg, dưa leo 11000đ/kg, đậu co ve 15000đ/kg, khoai tây 35000đ/kg, xà lách 25000đ/kg; giá các loại củ quả cũng tăng nhất định nhưng biên độ tăng không lớn so với tháng trước, mức tăng khoảng 1000-5000đ/kg tùy loại.
- Vật tư nông nghiệp: thị trường tháng qua diễn biến ổn định không có đột biến về giá cả và nguồn cung.
5. Thiên tai dịch bênh
a) Thiên tai: Từ đầu năm đến nay chua có thiên tai gì lớn xảy ra trong cả nước. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết, nguồn nước từ những tháng cuối năm 2010 đến nay không thuận lợi đối với sản xuất và đời sống của các tỉnh Bắc bộ, nhất là khu vực trung du đồng bằng Bắc bộ. Các hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn dung tích trữ đạt bình quân 80% mức thiết kế, nhiều hồ chứa thấp hơn từ 40-50% mức thiết kế,… Dự báo xu thế thời tiết, thủy văn những tháng đầu năm 2011, tình hình thiếu nước và hạn hán vụ ĐX 2010-2011 tại các vùng được cảnh báo như sau: Các tỉnh Miền núi phía bắc thiếu nước vào giai đoạn cuối vụ đông xuân (tháng 4, 5/2011), diện tích bị hạn sẽ tập trung ở các công trình thủy lợi nhỏ như phai, dập dâng... lấy nước ở suối, khe lạch và các huyện vùng cao. Các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ thiếu nước vào giai đoạn đổ ải đại trà, chủ yếu là các diện tích tưới bằng cống tự chảy, vùng cuối hệ thống thủy lợi, bán sơn địa các tỉnh, tp Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình... Các tỉnh Miền trung thiếu nước tưới vụ Hè thu, Mùa 2011. Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thiếu nước vào cuối vụ đông xuân, nhất là các diện tích tưới bằng hồ chứa nhỏ miền núi. Các tỉnh ĐBSCL thiếu nước vào cuối vụ đông xuân và đầu vụ hè thu. Hiện tại còn nhiều diện tích chưa gieo xạ (do mưa cuối năm 2010 làm ngập úng nên mất thời gian bơm rút nước để xạ bổ sung và xạ lại).
b) Dịch bệnh: Đến hết ngày 21/02/2011 cả nước còn 03 tỉnh là Lạng Sơn, Nam Định và Kon Tum có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Dịch Lở mồm long móng (LMLM): Còn 18 tỉnh là: Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Giang, Kon Tum, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Yên Bái, Phú Thọ, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và Lào Cai có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Cả nước không còn tỉnh nào có dịch Tai xanh./.
Chỉtiêu
Đơnv
tính
Thực hin
15/02/10
Thực hin
15/02/11
%sovới cùngk
1.Gieocấylúađôngxuâncảnưc
1000ha
2.742,7
2.580,7
94,1
Chiara: +MiềnBc
"
884,9
673,9
76,2
Trongđó:-VùngĐngbngsôngHồng
"
409,9
299,8
73,2
-VùngDuyênhảiBcTrungbộ
"
335,0
298,6
89,2
+MiềnNam
"
1.857,8
1.906,8
102,6
Trongđó: ĐngbằngsôngCửuLong
"
1.530,0
1.566,4
102,4
2.ThuhoạchlúađôngxuânởminNam
1000ha
268,0
377,1
140,7
Trongđó: ĐngbằngsôngCửuLong
"
268,0
367,4
137,1
3.Gieotrồngmàulươngthực
1000ha
428,3
414,7
96,8
Trongđó:- Ngô
"
263,7
245,8
93,2
-Khoailang
"
68,5
63,8
93,0
-Sắn
"
95,8
97,2
101,4
4.Gieotrồngcâycôngnghiệpngắnngày
1000ha
247,2
263,7
106,7
Trongđó:- Đutương
"
85,0
89,1
104,8
-Lc
"
99,3
95,1
95,7
5.Gieotrồngrau,đucácloi
"
310,2
320,0
103,2
6.Tngsảnlưngthủysn
1000tấn
770
790,4
102,6
Trongđó:Sảnlưngkhaithác
430
442,4
102,9
Snlưngni trồng
340
348
102,4
7.Gtrịxutkhu
Tr.USD
2.386
3.596
150,7
Trongđó:Nôngsảnchính
1.278
2.013
157,5
Thysản
541
835
154,4
Lâm snchính
501
594
118,6
Cácmthàngnônglâmsảnkhác
62
154
230

File đính kèm:
BCKTNongnghiepT2.11.pdf

Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1476
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)