1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tính đến ngày 15/8/2010, cả nước đã gieo cấy được 1445,9 nghìn ha lúa mùa, bằng 98,8% cùng kỳ năm trước; bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 1153,8 nghìn ha, bằng 98,6%, trong đó các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã kết thúc gieo cấy; các địa phương phía Nam gieo cấy 292,2 nghìn ha, bằng 99,5%. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa. ở các tỉnh phía Bắc, bà con nông dân đang tiến hành làm cỏ, bón phân lượt hai cho các trà lúa mùa sớm và chính vụ, hiện hai trà lúa sớm đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, trà chính vụ đang giai đoạn đẻ nhánh rộ.
Cả nước đã thu hoạch được 1338,6 nghìn ha lúa hè thu, bằng 109,4% cùng kỳ năm 2009. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được 1246,1 nghìn ha, chiếm 74% diện tích gieo cấy và bằng 111,6% cùng kỳ năm trước, trong đó một số tỉnh đã thu hoạch trên 95% diện tích gieo cấy như: An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa hè thu năm 2010 ước đạt 47,7 tạ/ha, xấp xỉ vụ hè thu năm trước, sản lượng ước đạt 10,1 triệu tấn, tăng 56 nghìn tấn; trong đó năng xuất lúa hè thu vùng đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 47,8 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 8,05 triệu tấn, tăng 165 nghìn tấn. Quyết định mua lúa tạm trữ của Chính phủ (từ ngày 15/7 đến 15/9/2010) đã đẩy giá lúa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 300-800đ/kg. Cụ thể, Tại An Giang, vựa lúa lớn nhất nước, lúa hạt dài tăng từ 4.000 đồng/kg lên 4.300 đồng/kg; lúa IR 50404 từ 3.800lên 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ở mức giá này lợi nhuận của nông dân không đủ để trang trải cuộc sống của họ.
Đến trung tuần tháng 8, các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đã gieo cấy được 221,6 nghìn ha lúa thu đông. Một số tỉnh có tiến độ gieo trồng nhanh hơn so với cùng kỳ như: Đồng Tháp 55,6 nghìn ha, tăng 24%, An Giang 14,0 nghìn ha, tăng 85% so cùng kỳ, Hậu Giang 48,3 nghìn ha, tăng 55,0%.
Sâu bệnh vẫn xẩy ra ở rộng khắp các địa phương trên cả diện tích lúa và rau màu, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn. Một số bệnh chủ yếu vẫn là bệnh rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ.
Về một số cây hàng năm khác:Đến trung tuần tháng 8, cả nước đã gieo trồng được 936,1 nghìn ha ngô, bằng 112,5% cùng kỳ năm 2009; 122,7 nghìn ha khoai lang, bằng 104,6%; 175,6 nghìn ha đậu tương, bằng 104,6%; 220,0 nghìn ha lạc, bằng 93,4%; 666,5 nghìn ha rau, đậu các loại, bằng 108,5%.
b)Chăn nuôi: Đàn trâu, đàn bò ước tăng nhẹ so cùng kỳ. Đàn lợn ước giảm nhẹ so cùng kỳ năm trước do dịch tai xanh đang lan rộng tại các tỉnh miền Nam gây tâm lý lo ngại khi mở rộng đàn tại các địa phương.
Đàn gia cầm tiếp tục tăng khá so cùng kỳ năm trước do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất các loại hình trang trại, gia trại, khả năng đàn gia cầm phát triển tốt trong những tháng tiếp theo.
Tình hình dịch bệnh: Dịch cúm gia cầm và dịch Lở mồm long móng đã được không chế. Đến ngày 23/8/2010, cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm và dịch Lở mồm long móng. Hiện nay, cả nước có 26 tỉnh là Nghệ An, Cao Bằng, Sóc Trăng, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Hậu Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau và Kon Tum có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày
2. Lâm nghiệp
Tháng 8 năm 2010 có mưa trên phạm vi cả nước nên thuận lợi cho công tác trồng và chăm sóc rừng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 25,5 nghìn ha, tăng 4,5%, so cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 13,4 triệu cây, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 407,8 nghìn m3, tăng 6%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 140 nghìn ha, tăng 4,1% so cùng kỳ năm 2009; một số tỉnh có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Quảng Ninh 12,6 nghìn ha, Hà Giang 9,7 nghìn ha, Bắc Cạn 9,5 nghìn ha, Tuyên Quang 13,8 nghìn ha, Yên Bái 11 nghìn ha, Sơn La 5,5 nghìn ha, Hòa Bình 7 nghìn ha, Nghệ An 4 nghìn ha...; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 137,1 triệu cây, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 2.494,2 nghìn m3, tăng 6 %.
Tình hình thiệt hại rừng:Trong kỳ đã có mưa nhiều nên tình hình cháy rừng đã giảm hẳn so với các tháng trước, tình hình chặt phá rừng cũng được hạn chế nhiều. Theo báo cáo của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 66 vụ cháy và phá rừng, với diện tích bị thiệt hại là 30,7 ha. Trong đó, xảy ra 8 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 3,7 ha; 58 vụ chặt phá rừng với diện tích bị phá 27 ha. Tính chung 8 tháng đầu năm diện tích rừng bị cháy và bị phá là 7.763 ha, gấp 2,74 so cùng kỳ năm 2009; trong đó diện tích rừng bị cháy 6.707,6 ha, tăng 4,43 lần, diện tích rừng bị phá 1.055,4 ha, bằng 80,33%.
3. Thuỷ sản
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 8 ước đạt 454.4 nghìn tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá 327 nghìn tấn tăng3,6%, tôm 74,7 nghìn tấn, tãng 7%.
a) Nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 266 nghìn tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 182 nghìn tấn tăng 3,4%, tôm 65 nghìn tấn tăng 8,3%. Nuôi trồng thuỷ sản tăng khá do đang vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, ngoài ra, nuôi các loài cá và thủy sản khác với nhiều hình thức kết hợp vẫn tiếp tục phát triển khá đều trên cả nước, đặc biệt là trên các vùng nước như ruộng trũng kết hợp trồng lúa, nuôi biển, hồ đập thuỷ lợi…
Nuôi cá tra không còn tình trạng ứ đọng cá quá lứa như các năm trước, tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu của các nhà máy chế biến đang diễn ra gay gắt. Tuy nhiên thời gian gần đây giá thức ăn thủy sản tăng, người nuôi khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, giá bán cá tra ra xấp xỉ giá thành sản phẩm, nên chưa khuyến khích được các hộ khôi phục nuôi trở lại. Sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng Tám ở các địa phương nuôi nhiều phần lớn vẫn thấp hơn hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước như: An Giang thu hoạch 18 nghìn tấn, giảm 21%; Cần Thơ 10,5 nghìn tấn, giảm 30%; Bến Tre 6,5 nghìn tấn, giảm 6%; Đồng Tháp 22,8 nghìn tấn, tăng 1,9%. Trước tình hình này dự báo sản xuất cá tra sẽ không đủ đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Nuôi tôm sú tương đối ổn định, mưa nhiều làm biến đổi các yếu tố môi trường (PH, độ mặn,…) dẫn đến tôm chết trên một bộ phận diện tích thả nuôi. Hiện nay đang vào thu hoạch chính vụ, giá thu mua tôm sú nguyên liệu khá cao tạo tâm lý phấn khởi cho người nuôi.
b) Khai thác thuỷ sản: Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 8 ước đạt 188,4 nghìn tấn, tăng 3,7 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 168,8 nghìn tấn, tăng 5,2%. Thời tiết biển thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước; số tàu thuyền khai thác thuỷ sản bám biển tăng làm sản lượng thuỷ sản khai thác tăng khá.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 3347,6 nghìn tấn, tăng 4,6% so cùng kỳ năm trýớc; trong đó sản lượng cá đạt 2557,4 nghìn tấn, tăng 4,4%, tôm 348,7 nghìn tấn, tăng 5,7%; sản lýợng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1760,3 nghìn tấn, tãng 4,9%, sản lượng thuỷ sản khai thác ðạt 1587,3 nghìn tấn, tãng 4,2% (trong đó khai thác biển 1471,6 nghìn tấn).
4. Tình hình giá cả thị trường nông sản
Nhìn chung giá cả nông sản tháng 8 tương đối ổn định. Giá lúa gạo ít biến động so với tháng 7 năm 2010: lúa tẻ thường phổ biến ở mức 3600-5300 tùy loại, giảm nhẹ khoảng 200đ/kg, lúa Jasmine mới khoảng 5200đ/kg-5300đ/kg (đứng giá) nên giá gạo cũng không tăng. Mặt hàng thịt lợn tăng giá so với tháng 7 năm 2010: lợn hơi khoảng 32.000-34.000đ/kg (tăng 2000đ/kg. Các loại thực phẩm khác nhìn chung ổn định. Giá các loại rau củ quả ổn định so với tháng trước do nguồn cung dồi dào: Cải xanh 5000đ/kg (đứng giá); rau cải ngọt 4000đ/kg (tăng 500đ/kg), rau muống 4000đ/kg (giảm 1000đ/kg), xà lách 8000đ/kg (đứng giá). Giá phân bón trong nước không có biến động: Giá urê Trung Quốc khoảng 6600đ/kg (đứng giá), giá Urê Phú Mỹ sản xuất 7000đ/kg (đứng giá), Urê Liên Xô 6800đ/kg (đứng giá); phân DAP (Philipin nhập khẩu) 10600đ/kg (đứng giá), DAP Trung Quốc 9600đ/kg (đứng giá).
5. Thiên tai
Từ đầu năm đến nay trong cả nước đã xuất hiện 3 cơn bão và một số trận mưa, lũ quét, lũ ống.
Ngày 18/7/2010 bão số 1 đã đổ bộ vào tỉnh Thái Bình, TP. Hải Phòng và các tỉnh Bắc Bộ làm chết: 01 người, mất tích 17 người, bị thương 03 người;Nhà bị tốc mái: 726 nhà (Quảng Ninh 351, Hải Phòng 375); Tàu bị đắm, vỡ: 43 tàu (Quảng Ninh 27; Hải Phòng 08; Quảng Ngãi 07; Hà Tĩnh 01); Lồng bè bị vỡ: 21 chiếc (Quảng Ninh 20; Hải Phòng 01).
Ngày 23/7/2010 bão số 2 đổ bộ vào Trung Quốc, gần biên giới Việt-Trung, chưa gây thiệt hại gì. Do ảnh hưởng của cơn bão số 1 và số 2, các vùng trong cả nước đều có mưa, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, tình hình khô hạn đã được cải thiện trên phạm vi cả nước, các hồ chứa đã tăng dung tích, kịp thời phục vụ chống hạn và phát điện.
Chiều ngày 23/8, bão Mindulle (mạnh cấp 9) đã tiến nhanh vào đất liền, bắt đầu gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão tăng một cấp so với sáng nay, đạt cấp 9, giật cấp 10-11. Đến 16h chiều 23/8, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi khoảng 120 km về phía đông đông bắc, mạnh cấp 9-10. Trong 12 giờ tới, bão theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 km mỗi giờ, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Thanh Hoá.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLBTW, thiệt hại do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm 2010 khoảng 620 tỷ đồng, trong đó: Lũ quét 104 tỷ đồng; lốc, sét, mưa khoảng 350 tỷ đồng, mưa lũ 54 tỷ đồng, bão số 1 khoảng 74 tỷ đồng, bão số 2 khoảng 38 tỷ đồng.
6. Kiến nghị một số giải pháp trong 4 tháng cuối năm
Để thực hiện tốt kế hoạch năm 2010, trong 4 tháng cuối năm cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
(1) Đẩy mạnh sản xuất lúa vụ Mùa và vụ Thu Đông, bố trí cơ cấu trà lúa hợp lý để có điều kiện phát triển mạnh cây vụ Đông ở miền Bắc.
(2) Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng, đặc biệt là dịch tai xanh đang bùng phát ở phía Nam. Triển khai các biện phápkỹ thuật kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.
(3) Khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đối với vùng bị ảnh hưởng của mưa, lũ và cơn bão số 1, số 2 và só 3 gây ra. Chủ động phòng, chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại về sản xuất, người, tài sản.
(4) Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nhất là hệ thống phơi sấy cho vụ hè thu, hệ thống kho chứa lúa, thủy sản hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ chế biến để giúp nông dân giảm thất thoát và tiêu thụ hiệu quả nông sản.
(5) Tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiệm vụ trồng rừng thuộc Dự án 661 nhằm thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao theo Nghị quyết 73/2006/QH11.
(6) Tổ chức tốt việc triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, 200 nghìn tấn cà phê và 200 nghìn tấn muối để bình ổn giá cả thị trường một số nông sản có sản lượng dư thừa lớn, giá giảm, đảm bảo cho nông dân sản xuất có lãi. Điều quan trọng là làm thế nào để sự hỗ trợ mua tạm trữ có tác dụng tích cực, mang lại lợi ích cho người nông dân, chứ không phải các đầu nậu thu mua nông sản.
(7) Tổ chức tốt việc thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa để phát triển thuỷ sản, kết hợp bảo vệ an ninh tổ quốc./.
File đính kèm: BCNongnghiepT8.10.pdf
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư